Chuyên đề Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 . Khái niệm, hoạt động chủ yếu NHTM 3

1.1.1. Khái niệm NHTM: 3

1.1.2. Hoạt động chủ yếu của NHTM: 3

1.2. Các hình thức huy động vốn của NHTM: 5

1.2.1. Nhận tiền gửi: 5

1.2.2. Nguồn đi vay: 6

1.2.3. Huy động khác 8

1.2.4 Ưu và nhược điểm của các hình thức 8

1.3. Vai trò của huy động vốn đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội và hoạt động kinh doanh của NHTM 10

1.3.2. Huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM 11

1.4- Các yếu tố ảnh hưởng tới huy động vốn của NHTM: 12

1.4.1- Nhân tố chủ quan: 12

1.4.2- Nhân tố khách quan 14

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH HÀ THÀNH 15

2.1. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành: 15

2.2- Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành: 15

2.2.1. Diễn biến quy mô vốn huy động, tín dụng và các hoạt động khác: 15

2.2.2.Cơ cấu vốn huy động: 28

2.2.3. Phân tích hiệu quả huy động vốn 31

2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành: 32

2.3.1. Thành công: 32

2.3.2- Hạn chế: 33

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 34

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH HÀ THÀNH 37

3.1. Định hướng hoạt động của BIDV: 37

3.1.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: 37

3.1.2 Định hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành 38

3.2. Các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành: 47

3.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phân tích thị trường” 47

3.2.2. Xây dựng chính sách linh hoạt và phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau. 48

3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Ngân hàng 49

3.2.4. Tăng cường khả năng hoạt động tín dụng để đẩy mạnh huy động vốn : 51

3.2.5. Nâng cao chất lượng dịch vụ và các công tác cơ bản khác 51

3.2.6. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 52

3.3. Kiến nghị: 52

3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 52

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 53

KẾT LUẬN 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

 

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2554 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển khai sản phẩm mới: Tích cực triển khai cổng thanh toán trực tuyến với các Công ty Chứng khoán. Đến nay chi nhánh đã kết nối thành công cổng thanh toán trực tuyến với 4 Công ty chứng khoán: Công ty Chứng khoán Bảo Việt, Công ty Chứng khoán Artex, Công ty Chứng khoán Gia Anh, Công ty chứng khoán Alpha. Tuy nhiên, do hoạt động của các Công ty chứng khoán trong năm 2008 gặp nhiều khó khăn, đồng thời cũng chưa có các chế tài cụ thể đối với việc thực hiện theo đúng tinh thần của Quyết định 27/QĐ-BTC, phần lớn các Công ty đều lừng chừng trong việc chuyển tài khoản tiền của nhà đầu tư sang ngân hàng quản lý, do vậy việc triển khai sản phẩm này chưa đạt được kết quả như mong muốn. Chất lượng dịch vụ của Chi nhánh luôn được khách hàng đánh giá cao về phong cách chuyên nghiệp, xử lý nhanh chóng, chính xác, an toàn với một đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, năng động tạo hình ảnh một ngân hàng hiện đại thể hiện ở doanh số thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế tăng gấp 2 lần năm 2007 và đứng thứ 2 của khối các Chi nhánh. Chỉ tiêu cơ cấu và an toàn hoạt động Năm 2008, Chi nhánh Hà Thành cũng như toàn hệ thống gặp không ít khó khăn trong hoạt động tín dụng. Sức ép về nâng cao chất lượng hoạt động hướng tới chuẩn mực quốc tế kèm theo tác động của nền kinh tế hấp thụ vốn kém, lãi suất cho vay tăng cao khiến cho dư nơ tín dụng những tháng đầu năm sụt giảm, đồng thời, kế hoạch thu nợ ngoại bảng được nêu ra rất cấp thiết. Để giải quyết những vấn đề này, chi nhánh đã đề ra nhiều biện pháp, chính sách khách hàng để thúc đẩy hoạt động theo đúng chỉ đạo và định hướng của hệ thống. Kết quả là: Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh duy trì dưới mức 1.3% tổng dư nợ, nằm trong giới hạn cho phép của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là 2%. Đây là nỗ lực to lớn của chi nhánh trong tình hình tỷ lệ nợ xấu của các TCTD hiện nay tăng cao Thu nợ hạch toán ngoại bảng của Chi nhánh hoàn thành chỉ tiêu Hội sở chính giao. Cơ cấu tín dụng theo đúng kế hoạch được giao và dần theo định hướng ngân hàng bán lẻ: Tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn/Tổng dư nợ đạt dưới 20% luôn thấp hơn KH HSC giao. Tỷ lệ dư nợ ngoài quốc doanh/Tổng dư nợ đạt trên 90% luôn cao hơn KH được giao. Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo/Tổng dư nợ đạt trên 75% luôn lớn hơn KH được giao. Hoạt động đầu tư: Năm 2008, dưới tác động tiêu cực của các nhân tố trên thế giới và nhân tố trong nước, thị trường chứng khoán Việt nam diễn biết rất không thuận, chỉ số Vnindex giảm gần 70% so với thời điểm đầu năm 2008, do vậy công tác đầu tư tại Chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện tại, Chi nhánh nắm giữ 07 cổ phiếu với giá trị đầu tư đạt 107 tỷ VND với thu nhập từ cổ tức đạt 1.945 triệu VND. Mặc dù thị trường chứng khoán năm 2008 gặp nhiều khó khăn, nhưng Chi nhánh Hà thành vẫn là Chi nhánh đầu tiên trong hệ thống thực hiện thành công cơ theo cơ chế đầu tư mới - đầu tư cổ phiếu niêm yết (thu lãi hơn 321 triệu đồng), tuy lãi thu về không lớn nhưng đây là hướng đi mới trong công tác đầu tư tại Chi nhánh nói riêng cũng như tại BIDV nói chung. Biểu 3: Tăng trưởng vốn huy động trong giai đoạn 2006 – 2008 Đơn vị : Tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Vốn huy động cuối kỳ 3113 4888 5004.8 Chênh lệch so với năm trước +350 +1775 +116.8 Tốc độ tăng trưởng 25% 48.88% 34.3% Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kinh doanh tháng 12/2008 Số liệu ở bảng trên cho thấy: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động tăng nhanh qua các năm, vốn huy động năm sau tăng hơn năm trước. Năm 2006 nguồn vốn huy động chỉ là 3113 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2008 số vốn mà ngân hàng huy động được đã là 5004,8 triệu, tức là sau hai năm vốn huy động đã tăng 1791,8 tỷ đồng (tăng gần 93%). Đóng góp vào sự tăng trưởng chung của vốn huy động là các nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế và dân cư nhưng chủ yếu vẫn là tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Biểu 4: Tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2006 - 2008. ĐV: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007 so với 2006 2008 so với 2007 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối HĐV 3113 4888 5004.8 1775 48.88% 894 34.3% HĐVTCKT 1858 3254 2852.8 1396 97.1% 61 88.4% TGTK 1255 1634 1895 384 30.4% 528 31.9% Nguồn: Phòng Nguồn vốn kinh doanh Ta thấy nguồn vốn huy động tăng trưởng rất mạnh, đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2006 - 2008. Ngân hàng đã tạo được uy tín trên thị trường ở địa bàn, nên đã thu hút được nguồn vốn còn nhàn rỗi trong xã hội, đặc biệt là trong khu vực dân cư, tạo được một nguồn vốn ổn định và không ngừng tăng trưởng, thị phần huy động vốn từ năm 2006 đến năm 2008 đã tăng 568 tỷ đồng. Thành công nhất trong khâu huy động vốn là huy động từ dân cư tăng từ 1255 tỷ đồng năm 2006 lên 1634 tỷ đồng năm 2007 và sang năm 2008 đạt 1895 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn huy dồi dào nhất là do năm 2008 kinh tế gặp nhiều khó khăn nên nguồn vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế lớn ko được đầu tư nhiều,làm giảm huy động vốn từ các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế nên Ngân hàng huy động được chủ yếu từ dân cư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy tốc độ tăng tỷ trọng qua các năm chưa cao, năm 2008 so với năm 2007 tăng 1775 tỷ đồng (tăng 48.88%). Năm 2008 so với năm 2007 tăng 894 tỷ đồng (tăng 34.3%). Đây là nguồn vốn khá ổn định vì người dân chủ yếu gửi tiền vào Ngân hàng để hưởng lãi, họ không đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế khác. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm một con số khá cao trong tổng nguồn vốn huy động được, năm 2006 chiếm 1858 tỷ đồng, sang năm 2007 là 2852 tỷ đồng, đến năm 2008 là 3254 tỷ đồng. Đây là sự tăng trưởng tương đối cao, năm 2007 so với năm 2006 tăng 994 tỷ đồng tăng 97,1%, năm 2007 so với năm 2006 tăng 402 tỷ đồng tăng 88,4%. Có được sự tăng trưởng mạnh này là do trên địa bàn thủ đô đang có nhiều dự án hợp tác giữa các doanh nghiệp, công ty tư nhân đang làm ăn có hiệu quả, có nhiều nguồn vốn nhãn rỗi đã gửi vào ngân hàng. Như đã đề cập ở phần trên, đối tượng khách hàng chính của Ngân hàng là các Công ty xây dựng, Công ty Điện lực, Công ty bảo hiểm, Bưu điện, Công ty xăng dầu...Hoạt động chính của Ngân hàng cần một lượng vốn rất lớn. Nguồn vốn huy động có tốc độ tăng trưởng cao chính là cơ sở để mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao uy tín trên thị trường, nâng cao sức cạnh tranh. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành đã duy trì nguồn vốn huy động với tốc độ tăng trưởng cao trong suốt giai đoạn 2006 - 2008. Để đạt được thành quả trên là do Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn, sử dụng nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn trong dân cư, tiếp cận một số doanh nghiệp có uy tín và có số dư tiền gửi lớn như đã nêu trên. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác về nguồn vốn huy động ta còn phải xem xét kết cấu của từng loại so với tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động so với tổng nguồn vốn kinh doanh... 2.2.2.Cơ cấu vốn huy động: Những năm qua nguồn vốn huy động không ngừng tăng trưởng với tốc độ khá cao, bên cạnh đó cơ câú nguồn vốn cũng được chuyển dịch theo hướng ngày càng hợp lý hơn. Biểu 5: Kết cấu nguồn vốn huy động Đơn vị : tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Huy động vốn 3113 4888 5004.8 Tốc độ tăng trưởng 25% 48.88% 34.3% Nguồn: Phòng nguồn vốn kinh doanh Huy động vốn năm 2006 là 3113 tỷ đồng, năm 2007 là 4888 tỷ đồng, năm 2008 là 5004.8 tỷ đồng. Những con số này đã chứng minh tỷ trọng của nguồn vốn huy động so với tổng nguồn vốn tăng lên qua các năm, năm 2005 là 25%, năm 2006 là 48.88%, năm 2007 là 34.3%. Vốn huy động chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn là cơ sở để ngân hàng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, mở rộng thị phần, chủ động trong thanh toán và các hoạt động khác. Mặt khác, nguồn vốn huy động được chi phí thấp sẽ giúp ngân hàng linh hoạt hơn trong việc đưa ra quyết định liên quan đến vấn đề tài chính. Trong giai đoạn 2006 - 2008, nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế tăng nhanh qua các năm. Năm 2008 nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế là 1858 tỷ đồng (Chiếm 45,44% tổng vốn huy động) nhưng đến năm 2008 số vốn huy động đã được là 2852 triệu đồng (Chiếm 64.11% tổng vốn huy động). Tuy nhiên, tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ dân cư và đặc biệt là phát hành giấy tờ có giá lại giảm. Đến năm 2008, vốn huy động được từ việc phát hành giấy tờ có giá chỉ còn chiếm 4.17% tổng vốn huy động. Năm 2008, vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm dân cư đã giảm 9.73% so với năm 2006. * Cơ cấu huy động vốn phân theo nguyên tệ đã quy đổi Biều 6: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo nguyên tệ đã quy đổi Đơn vị tính: tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tổng vốn huy động 3113.000 100% 4888.000 100% 5004.800 100% VNĐ 2890.922 96,86% 4532.447 94.56% 4672.200 92.28% USD 222.078 3,14% 335.921 5.2% 359.587 7.39% EUR 0 0% 632 0.24% 1.213 0.33% Nguồn: Báo cáo kết quả huy động vốn của BIDV Hà Thành Tỷ trọng vốn huy động bằng VND qua các năm có xu hướng giảm. Nếu năm 2006, vốn huy động bằng VND chỉ đạt 2890,922 tỷ đồng (Chiếm tỷ trọng 96,86% tổng vốn huy động) thì đến năm 2007 chỉ chiếm 94,56% tổng vốn huy động và trong năm 2008, tỷ trọng vốn huy động VND chỉ chiếm 92.28%. Mặc dù trước sự biến động và có xu hướng mất giá của đồng USD nhưng vốn huy động bằng USD và EUR tăng qua các năm. Nếu như năm 2006, vốn huy động bằng USD chỉ là 222.078 tỷ đồng (Chiếm 3,14), thì đến năm 2007 con số này đã tăng lên 335.921 tỷ đồng (Chiếm 5,2%) và vốn huy động bằng EUR là 632 tỷ động (Chiếm 0,24%). Đến năm 2008, vốn huy động bằng USD đã tăng đáng kể, đạt 359.587 tỷ đồng (Chiếm 7,39%) và bằng EUR là 1.213 tỷ đồng (Chiếm 0,33%) Như vậy, nguồn vốn huy động bằng VND chiếm tỷ trọng chủ yếu ngoại tệ không nhiều, do đó Ngân hàng cần tăng cường, mở rộng hoạt động nhận tiền gửi và cho vay bằng ngoại tệ, có như vậy mới phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để làm được điều đó, Ngân hàng cần phải bám sát sự biến động của tỷ giá đồng USD và VND. * Cơ cấu vốn huy động phân theo thời hạn Cơ cấu thời hạn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của nguồn vốn huy động. Biểu 7: Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn Đv: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tổng vốn huy động 3113 100% 4888 100% 5004.8 100% Ngắn hạn 2680.6 86.11% 4066.816 83.20% 3864.7 77.22% Dài hạn 432.4 13.88% 821.184 16.8% 1140.1 22.78% Nguồn: Báo cáo kết quả huy động vốn của BIDV Hà Thành Ơ Nguồn vốn ngắn hạn có xu hướng tăng lên qua các năm cả về số lượng và tỷ trọng. Nếu năm 2006, vốn ngắn hạn chỉ đạt 2680.6 tỷ đồng (chiếm 86.11%) thì đến năm 2008 vốn ngắn hạn đã tăng lên 3864.7 tỷ đồng (chiếm 77.22%). Trong giai đoạn 2006 - 2008, vốn ngắn hạn đã tăng 1184.1 tỷ đồng. Nguồn vốn dài hạn lại có xu hướng giảm về tỷ trọng mặt dù số lượng vẫn tăng qua các năm. Năm 2006, vốn dài hạn là 432.4 tỷ đồng (Chiếm 13.88%), nhưng đến năm 2008 đã tăng lên 1140.1 tỷ đồng (Chiếm 22.78%). Nguyên nhân là do trong thời gian này trên địa bàn có nhiều dự án lớn, tổ chức kinh tế lớn đang hình thành nên cần một lượng vốn dài hạn để hoạt động. 2.2.3. Phân tích hiệu quả huy động vốn Trong giai đoạn 2006 - 2008, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành đã huy động được vốn lớn đáp ứng tốt nhu cầu cho vay, tốc độ tăng trưởng vốn huy động tăng nhanh qua các năm, vốn huy động năm sau tăng hơn năm trước. Năm 2008 vốn huy động tăng 200% so với năm 2006. Nguồn vốn huy động dồi dào nhất trên địa bàn là nguồn vốn huy động từ dân cư, năm 2008 nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 1895 tỷ đồng (Chiếm 59.72% tổng nguồn vốn huy động). Trong khi đó nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm một con số khá khiêm tốn (Chiếm 36.11% tổng nguồn vốn huy động) do trên địa bàn chỉ có doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nguồn vốn huy động bằng VND vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2008, nguồn vốn huy động bằng VND là 4672 tỷ đồng. Trong khi đó nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, cụ thể nguồn vốn huy động bằng USD chiếm 7,39% tổng nguồn vốn huy động, còn nguồn vốn huy động bằng UER chỉ chiếm 0,33% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động trong ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với nguồn vốn huy động dài hạn. Năm 2007, nguồn vốn huy động dài hạn chiếm 77,22% còn nguồn vốn huy động dài hạn chiếm 22,78% tổng nguồn vốn huy động. Có thể nói rằng trong giai đoạn 2006-2008, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành đã đạt được những hiệu quả nhất định trong công tác huy động vốn. Nguồn vốn huy động ngắn hạn và dài hạn đều đáp ứng tốt nhu cầu cho vay ngắn hạn và dài hạn. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành đã tạo được uy tín trên địa bàn nên đã thu hút được một lượng vốn lớn trong dân cư. Mặt dù vậy, vẫn còn nhiều việc cần phải thực hiện để nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư của chi nhánh.Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động bằng USD còn quá thấp nên không đáp ứng được nhu cầu cho vay. 2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành: 2.3.1. Thành công: Công tác huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành từ năm 2006 đến năm 2008 đạt kết quả tốt, năm sau cao hơn năm trước. Doanh số huy động lớn nhiều doanh số tín dụng, nhưng nguồn vốn huy động luôn có tốc độ tăng trưởng khá cao. Trong giai đoạn 2006-2008, nguồn vốn huy động cuối kỳ đã tăng 92,5%. Tỷ trọng huy động trong tổng nguồn vốn cũng đã tăng đều qua các năm, năm 2006 tỷ trọng huy động vốn huy động là 76%, năm 2007 là 88%, năm 2008 là 92%. Sự tăng lên đáng kể của vốn huy động đã giúp Chi nhánh chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. - Nguồn vốn chuyển dịch theo cơ cấu ngày càng hợp lý hơn về thời hạn và loại tiền tệ, nguồn vốn dài hạn tăng dần qua các năm, qua đó làm tăng tỷ trọng của nguồn vốn dài hạn trong tổng vốn động. - Ngân hàng đã sử dụng nhiều hình thức huy động: các loại tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi... - Trình độ chuyên môn của cán bộ CNV ngày càng được nâng cao. - Công tác kế toán thanh toán bước đầu đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế. - Các năm trước năm 2006, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành chủ yếu tập trung vào các kỳ hạn chính như 3 tháng; 6 tháng; 9 tháng; 12 tháng, chưa có nhiều loại hình huy động vốn và các kỳ hạn, lãi suất đa dạng. Từ tháng 9/2005, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành triển khai Dự án Hiện đại hoá, theo đó đã đa dạng hoá các loại hình huy động với các kỳ hạn và lãi suất linh hoạt dựa trên nền tảng dự án Hiện đại hoá như: Tiết kiệm hưởng lãi theo ngày, tuần, tháng; hưởng lãi theo thời gian thực gửi, Tiết kiệm gửi một lần rút dần chi tiêu; Tiết kiệm bậc thang (số tiền gửi càng lớn thì lãi suất càng cao); Tiết kiệm trả lãi trước, lãi sau…Bên cạnh đó tích cực thực hiện các chương trình khuyến mại trong huy động vốn nhân dịp kỷ niệm thành lập BIDV, khuyến mãi BIC- BẢO AN đối với sản phẩm tiền gửi, tích cực vận động khách hàng tham gia mở tài khoản và phát hành thẻ ATM, miễn phí trả lương cho các đơn vị thực hiện trả lương tự động qua tài khoản cho cán bộ CNV hưởng lương từ NSNN và các khách hàng Doanh nghiệp….đã thu hút được đông đảo khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, đó là những thành công lớn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành trong công tác huy động vốn. 2.3.2- Hạn chế: - Thị phần huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành còn thấp, chiếm 40% so với các TCTD trên địa bàn - Chiến lược marketing còn hạn chế, thực chất là mới chỉ bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng, công tác tiếp thị để khách hàng hiểu sâu, cặn kẽ về các tiện ích của các sản phẩm còn hạn chế. Công tác marketing chưa chuyên nghiệp, chưa hình thành một bộ phận chuyên trách marketing, cán bộ marketing kiệm nhiệm, trình độ marketing còn yếu, vừa giao dịch, vừa kết hợp đi tiếp thị khách hàng không thường xuyên, chưa có kế hoạch cụ thể định kỳ. - Chi phí huy động cao do nguồn vốn huy động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành tập trung chủ yếu ở tiền gửi dân cư, nguồn tiền gửi này luôn chiếm tỷ trọng bình quân là 74%/tổng nguồn vốn huy động. - Chiến lược khách hàng còn nhiều bất cập, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành chưa xây dựng được một chính sách huy động vốn riêng biệt, phân loại, chấm điểm khách hàng, để từ đó có thể áp dụng chính sách khách hàng phù hợp với từng loại hình khách hàng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành. - Trong quan hệ với khách hàng chưa thực sự tạo ra mối quan hệ bình đẳng, đôi khi ngân hàng còn quá chú trọng về đảm bảo an toàn cho hoạt động của mình, chưa gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng với ngân hàng. - Nguồn vốn huy động tại chi nhánh còn phụ thuộc nhiều vào nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các TCKT, đặc biệt là nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các Công ty chứng khoán, đây là cơ hội song đồng thời nó là thách thức khi thị trường chứng khoán ảm đạm. Vì vậy, trong năm 2008, nguồn vốn của Chi nhánh tăng trưởng chậm so với năm 2007. - Hoạt động tín dụng trong thời gian qua tuy phát triển theo đúng định hướng NHĐT&PT TW đề ra và đảm bảo an toàn trong giới hạn, song dư nợ tín dụng tăng trưởng còn chậm. - Dư nợ cho vay bán lẻ của Chi nhánh chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ trong khi cho vay bán lẻ là xu hướng phát triển tất yếu trong thời gian tới. - Công tác triển khai dịch vụ mới chưa thực sự được trú trọng, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ dành cho cá nhân như: BSMS, DirectBanking… - Thu dịch vụ có sự tăng trưởng mạnh so với năm 2007, nhưng so với một số Chi nhánh trong cụm Động lực phía Bắc như SGD 1, Chi nhánh Bắc Hà Nội, Chi nhánh Hà Nội, Chi nhánh Quang Trung, thu từ Bảo lãnh, Kinh doanh ngoại tệ, Tài trợ thương mại chưa có sự đột phá do nền khách hàng tại Chi nhánh đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu không đáng kể. 2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan a. Chất lượng cho vay còn thấp Trong những năm gần đây do tăng trưởng tín dụng nóng và đại công trường ở Hà Giang dẫn đến công tác thẩm định khách hàng chưa chặt chẽ, các điều kiện bảo đảm tín dụng không có tính pháp lý, dẫn đến chất lượng cho vay còn thấp nên gia tăng nợ quá hạn tại chi nhánh. b. Chiến lược Marketing chưa thích hợp Trong Marketing ngân hàng, chiến lược tạo sự khác biệt trên thị trường là chiến lược nhấn mạnh hơn so với marketing trong các ngành sản xuất chế tạo do tính vô hình và tính tương đồng về các dịch vụ thanh toán. Mặt khác, sự nới lỏng các quy định đã làm nhoà ranh giới truyền thống về dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung cấp với các định chế tài chính khác, tính dễ bị sao chép làm cho ưu thế về dịch vụ của ngân hàng khó tồn tại lâu dài. Do đó, việc tạo lập, duy trì và phát triển một hình ảnh riêng biệt, độc đáo dưới con mắt khách hàng phải được quan tâm thường xuyên. Việc tạo lập hình ảnh riêng biệt phải dựa trên thuộc tính quan trọng nào đó nằm trong đầu óc khách hàng trong tương quan so sánh với ngân hàng cạnh tranh: dịch vụ cung cấp hoàn hảo đa dạng hơn, chất lượng dịch vụ cao hơn, nhân sự có trình độ chuyên môn cao hơn, mức lãi suất và giá cả hợp lý. Mặc dù Chi nhánh đã chú trọng đến công tác khách hàng, song chiến lược này vẫn chưa được Chi nhánh đầu tư thoả đáng. Chi nhánh đã có phòng Quản lý khách hàng nhưng do thời gian hoạt động chưa dài, lượng khách hàng lớn nên thông tin về Chi nhánh chưa đến được với đông đảo quần chúng. Chi nhánh chưa xây dựng được hình ảnh khác biệt trong tâm trí khách hàng, chưa tạo được nét đặc thù và độc đáo trong các sản phẩm dịch vụ thanh toán của mình. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp mới thành lập còn chưa biết nhiều về ngân hàng và hoạt động của Chi nhánh và khi đến giao dịch ban đầu chưa tạo được ấn tượng ngay. c. Công tác kế toán thanh toán còn quá phức tạp Quy trình giao dịch tiền gửi, rút tiền cửa Ngân hàng mặc dù đã được cải tiến bởi quy trình giao dịch một cửa, tuy nhiên đứng về phía khách hàng thủ tục vẫn còn rất nhiều rườm rà, thực hiện qua nhiều khâu, mỗi lần khách hàng có nhu cầu rút tiền hay gửi tiền phải qua nhiều bước và mất nhiều thời gian. Quy trình giao dịch còn mang nặng quan điểm hạch toán kế toán. Quy trình giao dịch được thực hiện với việc thanh toán viên chịu trách nhiệm giao dịch với khách hàng đồng thời chịu trách nhiệm về định khoản các giao dịch phát sinh trong ngày. Mỗi một thanh toán viên chịu trách nhiệm về tài khoản mình đã định khoản, do đó, có sự ràng buộc chặt chẽ giữa nghiệp vụ kế toán và nghiệp vụ thanh toán. Điều này làm chậm tiến trình giao dịch với khách hàng khi một giao dịch có 4-5 định khoản và các thanh toán viên phải xác nhận định khoản đúng hay sai trước khi hạch toán. Các chứng từ giao dịch thường khách hàng phải ghi nhiều liên (3-4 liên), vừa mất nhiều thời gian và không tiết kiệm chi phí giấy tờ in ấn. Hệ thống máy tính đã được trang bị đầy đủ nhưng thỉnh thoảng vẫn sảy ra sự cố, do đó vấn đề cập nhật thông tin khách hàng kém, đôi khi làm chậm quá trình giao dịch nếu có một số trục trặc cần phải xác minh lại thông tin về họ. Mặt khác, do sự phát triển của công nghệ thông tin với tốc độ như vũ bão, vì vậy các máy tính và thiết bị tin học nhanh bị lạc hậu và lỗi thời, không đáp ứng được các phần mềm kế toán hiện địa, từ đó làm hạn chế khả năng ứng dụng những phần mềm mới vào hoạt động kế toán, làm cho hiệu quả không đạt như mong muốn. d. Trình độ cán bộ chưa đồng đều. Nhân tố con người là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến khả năng kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành có khoảng 80% nhân viên có trình độ Đại học trở lên. Song nhân viên có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm lại còn thiếu rất nhiều. Đặc biệt là cán bộ chuyên trách thẩm định các dự án cho vay có trình độ chưa cao nên việc thẩm định, lựa chọn dự án cho vay không đạt hiệu quả cao, qua đó khiến cho hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. 2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan a. Tình hình kinh tế xã hội diễn biến phức tạp Tình hình kinh tế thế giới có nhiều sự biến động, sự sụt giảm kinh tế của Mỹ, kéo theo đó là sự mất giá của đồng USD so với các ngoại tệ khác. Bên cạnh đó là sự tăng nhanh chóng của giá dầu và giá lương thực, giá vàng thì biến động bất thường ... Nền kinh tế Việt Nam cũng có nhiều biến động, kinh tế tăng trưởng không đạt mức cao như các năm trước do tình hình kinh tế thế giới có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự tăng giá dầu, giá lương thực và giá vàng. Đồng USD trên thế giới tiếp tục mất giá, trong khi trong nước, đồng USD lại tăng giá, có những thời điểm 1 USD = 17.500 VNĐ. Cán cân thương mại nghiêng hẳn về nhập khẩu, Việt Nam đã tăng mức nhập siêu (năm 2007, nước ta nhập siêu 12 tỷ USD). Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát ở mức rất cao (năm 2007, tỷ lệ lạm phát là 12,63%, còn 5 tháng đầu năm 2008 tỷ lệ lạm phát nước ta đã là 15,1%). Đứng trước tình hình đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành cũng đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong công tác huy động vốn do tỷ lệ lạm phát quá cao. b. Tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng qúa gay gắt Nhằm thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ, các ngân hàng đã đua nhau tăng mức lãi suất huy động, đồng thời đưa ra các hình thức khuyến mãi hấp dẫn nên vẫn diễn ra tình trạng người dân rút tiền gửi từ ngân hàng này gửi ngân hàng khác khi có các đợt tăng lãi suất hoặc có các đợt khuyến mại, phát hành Tiết kiệm dự thưởng với các giải thưởng hấp dẫn...mặt khác, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành tuy đã phát triển nhưng vẫn chưa đủ lớn, CHƯƠNG III GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH HÀ THÀNH 3.1. Định hướng hoạt động của BIDV: 3.1.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: Xây dựng BIDV thành một tập đoàn tài chính- tín dụng đa năng (đa khách hàng, đa thị phần, đa thị trường, đa sở hữu trong đó sở hữu Nhà nước là chủ đạo). Với mô hình tổ chức phù hợp, có Trung tâm điều hành và các đơn vị thành viên hợp lý – tổ chức theo nhóm khách hàng lớn, theo nhóm sản phẩm ở những địa bàn cần thiết Quản trị điều hành hoạt động Ngân hàng theo đúng pháp luật, từng bước theo thông lệ (theo các nguyên lý quản lý Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng liên tục phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước, có cơ cấu hợp lý và bảo đảm an toàn hệ thống. Tiếp tục phát huy kinh nghiệm, Ngân hàng truyền thống theo đòi hỏi của cơ chế thị trường, phục vụ đắc lực cho đầu tư phát triển. Phát huy nội lực và truyền thống, tranh thủ sự hợp tác chặt chẽ toàn diện cùng phát triển và hội nhập của hệ thống Ngân hàng trong và ngoài nước, đổi mới mạnh mẽ để hội nhập. Mục tiêu-Phương châm kinh doanh: “Chất lượng – Tăng trưởng bền vững – Hiệu quả - An toàn” Chất lượng: Nâng cao chất lượng hoạt động thông qua việc thực hiện phân loại nợ xấu, phấn đấu trích đủ dự phòng rủi ro đối với dư nợ Tín dụng thương mại; Tăng cường kiểm soát và hạn chế nợ xấu phát sinh. Nâng cao chất lượng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21427.doc
Tài liệu liên quan