Chuyên đề Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn Hà Nội theo hướng bền vững về kinh tế

MỤC LỤC 1

Danh mục từ viết tắt 4

Danh mục bảng biểu 5

LỜI MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG VỀ KINH TẾ. 9

1.1 Khái quát về Khu công nghiệp tập trung. 9

1.1.1 Khái niệm 9

1.1.2 Đặc điểm, vai trò của KCNTT 10

1.1.2.1 Đặc điểm KCN 10

1.1.2.2 Vai trò của KCN 12

1.1.3 Phân loại KCNTT 17

1.2 Cơ sở lý luận phát triển các khu công nghiệp tập trung theo hướng bền vững về kinh tế 18

1.2.1 Khái niệm về phát triển bền vững 18

1.2.2 Cơ sở lý luận phát triển các khu công nghiệp tập trung theo hướng bền vững về kinh tế. 20

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững về kinh tế của các khu công nghiệp tập trung. 27

1.2.3.1 Điều kiện tự nhiên, địa lý, quy mô đất xây dựng. 27

1.2.3.2 Cơ sở hạ tầng kinh tế của vùng 28

1.2.3.3 Các trung tâm kinh tế và đô thị. 28

1.2.3.4 Cơ chế chính sách. 29

1.2.3.5 Môi trường chính trị, pháp luật. 29

1.2.3.6 Chất lượng cơ sở hạ tầng KCN. 30

1.2.3.7 Chất lượng các dịch vụ 30

1.2.3.8 Khả năng vốn đầu tư 31

1.2.3.9 Năng lực của các ngành công nghiệp phụ trợ. 31

1.2.3.10 Nguồn lao động 31

1.2.3.11 Khả năng thị trường trong nước. 32

1.2.3.12 Tổ chức quản lý điều hành các KCN. 32

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác sử dụng KCN. 33

1.2.4.1 Tỷ lệ diện tích đất công nghiệp trên diện tích đất tự nhiên, tỷ lệ lấp đầy. 33

1.2.4.2 Số dự án đầu tư. 34

1.2.4.3 Tổng số vốn đầu tư. 34

1.2.4.4 Tỷ lệ vốn đầu tư trên một diện tích đất công nghiệp 35

1.2.4.5 Tổng số lao động. 35

1.2.4.6 Tỷ lệ vốn đầu tư trên một công nhân 35

1.2.4.7 Tỷ lệ % đóng góp GDP 36

1.2.4.8 Hiệu quả sản xuất kinh doanh trên diện tích đất công nghiệp. 36

1.2.4.9 Giá trị sản xuất bình quân của công nhân. 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ KINH TẾ CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÀ NỘI. 38

2.1 Giới thiệu về Hà Nội 38

2.1.1 Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của Hà Nội. 38

2.1.2 Giới thiệu về Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội 43

2.1.3 Tình hình phát triển công nghiệp của Hà Nội. 44

2.2 Thực trạng phát triển bền vững về kinh tế của các KCNTT Hà Nội. 46

2.2.1 KCN Nội Bài 47

2.2.2 KCN Sài Đồng B. 49

2.2.3 KCN Nam Thăng Long 51

2.2.4 KCN Hà Nội – Đài Tư 53

2.2.5 KCN Thăng Long. 54

2.3 Đánh giá chung sự phát triển bền vững của các KCNTT Hà Nội về kinh tế. 58

2.3.1 Những thành tựu đã đạt được. 60

2.3.1.1 Tỷ lệ lấp đầy của các KCN Hà Nội khá cao 60

2.3.1.2 Tình hình thu hút đầu tư : 60

2.3.1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 61

2.3.1.4 Giải quyết việc làm và kéo theo sự phát triển của các dịch vụ xung quanh KCN. 64

2.3.2 Hạn chế. 64

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên 68

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KCNTT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG VỀ KINH TẾ 70

3.1 Định hướng phát triển công nghiệp và phân bố công nghiệp của Hà Nội trong thời gian tới. 70

3.1.1 Định hướng phát triển công nghiệp và các KCNTT 70

3.1.2 Danh mục dự án kêu gọi đầu tư phát triển vào các KCN Hà Nội từ nay đến năm 2010. 72

3.2 Một số giải pháp phát triển bền vững về kinh tế của các KCNTT trên địa bàn Hà Nội. 73

3.2.1 Huy động vốn đầu tư vào các KCN 73

3.2.2 Nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp 75

3.2.3 Về nguồn nhân lực. 77

3.2.4 Về quy hoạch các KCN. 78

3.2.5 Về chính sách tăng cường nội địa hoá. 79

3.2.6 Tăng cường quản lý nhà nước của BQL các KCN&CX Hà Nội 81

3.2.7 Về công tác đền bù, giải phóng mở rộng các KCN 82

3.2.8 Các chính sách marketing và công tác xúc tiến đầu tư. 84

3.3 Một số kiến nghị hỗ trợ các KCN phát triển bền vững về mặt kinh tế 86

KẾT LUẬN 91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

 

 

 

doc92 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2230 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn Hà Nội theo hướng bền vững về kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tố này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tại Hà Nội có cơ hội tiếp cận với thị trường thuận lợi hơn, có nguồn thông tin thị trường đầy đủ và nhanh chóng hơn và vì thế dễ có những phản ứng thích hợp và kịp thời khi xuất hiện những biến động trên thị trường. Nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghiệp. Khoa học và công nghệ ngày nay đã trở thành nhân tố quyết định cho sự nghiệp phát triển kinh tế. Là một trung tâm khoa học của cả nước, Hà Nội có số lượng cơ sở nghiên cứu, đào tạo nhiều nhất trong cả nước. Đây là một yếu tố quan trọng để Hà Nội có thể nhanh chóng nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào trong sản xuất kinh doanh. Cơ sở hạ tầng phát triển và là đầu mối giao thông trong nước và quốc tế Hà Nội có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và phát triển. Nhiều KCN, KCX và sân bay quốc tế Nội Bài chỉ cách trung tâm thành phố 40km. Cảng Hải Phòng và Cảng Cái Lân (gần vịnh Hạ Long- khu Di sản văn hóa thế giới) là hai cảng container được đầu tư hoàn chỉnh phục vụ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Với vị trí đầu mối giao thông của cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không, các doanh nghiệp tại Hà Nội có thuận lợi rất lớn trong việc cung ứng và tiêu thụ các sản phẩm của mình. Ngày nay, trong môi trường internet, sự giao tiếp hầu như không còn khoảng cách về không gian, tuy vậy vị trí địa lý vẫn còn giữ vai trò quan trọng. Xét riêng về điều kiện vận chuyển, thời gian vận chuyển hàng hóa từ các KCN Hà Nội đến sân bay quốc tế Nội Bài như sau: KCN Nội Bài: 10 phút; KCN Thăng Long: 20 phút và KCN Sài Đồng B là 50 phút (theo trả lời của các doanh nghiệp trong các KCN). Hiện nay, ở khu vực phía Bắc, Nội Bài là sân bay quốc tế duy nhất. Do vậy với các nhà đầu tư thì Hà Nội và các địa phương lân cận là sự chọn thông minh giúp họ giảm thời gian và chi phí vận chuyển bằng hàng không. Điều đáng lưu ý là hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp lớn trong nước đều tham gia hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường hàng không: Từ các ngành sản xuất có hàm lượng công nghệ cao như: Điện tử, tin học đến những ngành sản xuất có tính thời vụ như may mặc, giầy dép… Ông Tổng giám đốc KCN Thăng Long còn khẳng định rằng hầu hết các hoạt động vận tải của các doanh nghiệp trong KCN này là bằng đường không, bao gồm cả việc mua nguyên vật liệu và bán hàng hóa. Một điển hình khác là một lãnh đạo của một công ty may (100% vốn Trung Quốc chuyên sản xuất áo vét và các loại quần áo khác cho thị trường Hoa Kỳ và EU) ở Nam Sách, Hải Dương cũng cho biết tất cả các sản phẩm của họ đều được vận chuyển bằng đường hàng không qua sân bay quốc tế Nội Bài. Do vậy, có thể khẳng định khả năng tiếp cận cảng hàng không là một lợi thế quan trọng của Hà Nội. Ngoài ra, với cơ sở hạ tầng về điện và viễn thông chất lượng cao, các doanh nghiệp Hà Nội cũng có lợi thế hơn các địa phương khác trong giao dịch và kinh doanh. Nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động có tay nghề cao so với các địa phương khác.. Nguồn lao động Việt Nam dồi dào về số lượng nhưng còn non kém về chất lượng so với trình độ của thế giới. Tuy vậy, Hà Nội lại có ưu thế hơn hẳn so với những điạ phương khác bởi tỷ lệ tương đối cao về lao động có tay nghề. Bên cạnh đó, với số lượng lớn các cơ sở nghiên cưú và đào tạo tại Hà Nội, Hà Nội có khả năng cung cấp nhiều lao động có tay nghề trong thời gian tới. Cuối năm 2007, Thủ đô Hà Nội có 2,17 triệu người trong độ tuổi làm việc, bao gồm 1,94 triệu người làm thuê, khoảng 0,54 triệu người làm việc cho doanh nghiệp Nhà nước, Cổ phần và công ty tư nhân, khoảng 0,34 triệu người làm việc cho các cơ quan Nhà nước và lực lượng quân đội. Giới thiệu về Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 758/TTg ngày 20/11/1995 của Thủ tướng chính phủ, là cơ quan trực tiếp quản lý các khu công nghiệp , khu chế xuất và cụm công nghiệp theo cơ chế “Một cửa”. Bộ máy tổ chức của Ban gồm có: Trưởng ban Các phó trưởng ban, bao gồm 1Phó trưởng ban thường trực và 2 Phó trưởng ban. Các phòng chức năng chuyên môn, gồm có: Văn phòng Ban quản lý. Phòng Quản lý đầu tư. Phòng Quản lý quy hoạch môi trường. Phòng Quản lý lao động. Phòng Quản lý doanh nghiệp. Phòng Quản lý xuất nhập khẩu Đại diện BQL tại các khu công nghiệp. Các đơn vị sự nghiệp. Trung tâm Dịch vụ việc làm. Ban quản lý các dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Tình hình phát triển công nghiệp của Hà Nội. Năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng trưởng cao, tăng 21,4% so với năm 2006. Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Nội qua các năm như sau: 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Cả nước 336100,3 395809,2 476350 620067,7 808958,3 991049,4 1167715,4 1367968 Hà Nội 23610,7 26495,2 37054 50751,0 64390,9 77496,5 90670,9 110074,5 Chiếm tỷ lệ 7,02% 6,69% 7,78% 8,18% 7,97% 7,82% 7,76% 8,04% Đơn vị: tỷ đồng Nguồn: Sở công nghiệp Hà Nội Bảng 1: Giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Nội tính theo giá thực tế Mức tăng trưởng này phụ thuộc chủ yếu vào khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với mạng lưới các Khu công nghiệp trên khắp các tỉnh thành trong cả nước, hiện nay Hà Nội có 5 KCNTT và 18 CCN vừa và nhỏ, góp phần quan trọng phát triển ngành công nghiệp của cả nước nói chung và của Thủ đô nói riêng. 5 KCNTT bao gồm: KCN Nội Bài, KCN Nam Thăng Long, KCN Sài Đồng B, KCN Hà Nội – Đài Tư, KCN Thăng Long. 18 CCNVVN cho hiệp hội các doanh nghiệp trong nước bao gồm: KCN tập trung VVN Vĩnh Tuy- huyện Thanh Trì GĐ KCN tập trung VVN Phú Thị- Gia Lâm GĐ1 KCN tập trung VVN Từ Liêm GĐ 1 Cụm TTCN & CN nhỏ Quận Cầu Giấy Cụm TTCN Quận Hai Bà Trưng CCN VVN Đông Anh GĐ1 CCN Ngọc Hồi GĐ1 CCN thực phẩm Hapro CCN Phú Thị- Gia Lâm GĐ 2 CCN VVN Từ Liêm GĐ 2 CCN Ninh Hiệp CCN Phú Minh CCN VVN Vĩnh Tuy GĐ 2 CCN Ngọc Hồi GĐ 2 CCN Đông Anh GĐ2 CCN Lâm Giang Kiêu Kỵ- Gia Lâm CCN Mai Đình CCN Sóc Sơn Tổng diện tích xây dựng của 18 Cụm khoảng 766,56 ha, đáp ứng nhu cầu đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. 5 KCNTT và 18 CCN vừa và nhỏ trên đã chiếm tỷ trọng lớn giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Nội. Thực trạng phát triển bền vững về kinh tế của các KCNTT Hà Nội. Từ khi KCNTT đầu tiên của Hà Nội được quyết định thành lập (KCN Nội Bài) năm 1994, đến nay trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có 5 KCNTT. Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, các KCN đã đóng vai trò quan trong vào sự phát triển của Thủ đô Hà Nội. 5KCNTT của Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên là 543,11ha, phân bố ở phía đông Hà Nội, dọc theo quốc lộ 5 có KCN Sài Đồng B và KCN Hà Nội –Đài Tư; và phía Tây Bắc Hà Nội, dọc theo con đường cao tốc Thăng Long- Nội Bài có KCN Nam Thăng Long, Thăng Long, Nội Bài. TT Tên KCN Tổng vốn đầu tư DT tự nhiên (ha) DT đất CN có thể cho thuê (ha) Tỷ lệ đất CN Triệu USD Tỷ VNĐ Nội Bài 29,95 100 66 66% Sài Đồng B 120,36 97,11(trừ lô C,D) 78,38 80,7% Nam Thăng Long 61 32 17,3 56,11% Hà Nội-Đài Tư 12 40 32 80% Thăng Long 76,846 274 183 66,28% Tổng 118,796 181,36 543,11 376,68 Nguồn: Phòng quản lý đầu tư( Ban quản lý các KCN&CX Hà Nội) Bảng 2: Tình hình triển khai các khu công nghiệp KCN Nội Bài Thông tin chung Chủ đầu tư là liên doanh giữa tổng công ty phát triển hạ tầng đô thị và tập đoàn Renong Malaysia. Tỷ lệ góp vốn là bên VN 30%, phía Malaysia 70%. Diện tích :100 ha. Được phát triển làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 chiếm 50 ha được thực hiện từ 8/1995 và sẵn sàng cho thuê. giai đoạn 2 chiếm 50ha. KCN Nội Bài đáp ứng rất linh động các nhu cầu đất khác nhau và có thể lựa chọn các khu đất có kích thước từ 0,25 đến 1 ha. Nếu có nhu cầu lớn hơn có thể thuê các lô liền kề nhau. Tổng vốn đầu tư : 29,95 triệu USD vốn pháp định 11,667triệu USD Thời gian hoạt động : 50 năm (đến năm 2044) Địa điểm : Xã Quang Tiến –huyện Sóc Sơn – Hà Nội * Cơ sơ hạ tầng: Hệ thống đường trong KCN được quy hoạch hoàn chỉnh. Hệ thống cấp nước : 7500m3/ngày đêm, nước được khoan từ các giếng trên khu vực, có khoảng 9 giếng trong đó có 2 giếng dự phòng, đường kính 400mm. Nước ngầm hút lên được qua các trạm xử lý: lắng, lọc, phun khí và khử trùng. Lượng nước dự trữ đảm bảo 30% nhu cầu 1 ngày để phòng cháy và phòng hỏng, tắc hệ thống cấp nước. Nước dùng sẽ được bơm trực tiếp từ nhà máy xử lý nước theo hệ thống. Hệ thống thông tin liên lạc ở KCN đặt ngầm dười lòng đất gồm 2000 đường dây cáp quang. Hệ thống xử lý nước thải hiện đại được sử dụng phương pháp xử lý sinh học, được xử lý ngay tại mỗi nhà máy cho đến khi đảm bảo yêu cầu về môi trường được thoát ra hệ thống. Trong KCN có 3 loại đường: đường chính rộng 40m, đường thu gom hàng hóa 30m, đường phục vụ kỹ thuật 20m. Về hệ thống cung cấp điện: trạm cung cấp điện 220KV, công suất 40MVA. *Thông tin chi phí đầu tư: Giá thuê đất 45USD/m2 đến năm 2044. Phí hạ tầng 0,08 USD/m2/năm Giá điện 0,08USD/Kwh Giá nước 0,4USD Giá lao động phổ thông 55USD/tháng. Tình hình hiện nay của khu: Hiện nay KCN Nội Bài đã có 40 doanh nghiệp vào đầu tư, với tổng số vốn đầu tư là 216,525 triệu USD.(vốn pháp định là 49,597 triệu USD). Với diện tích đất công nghiệp là 66ha, tỷ lệ lấp đầy là 100%, thì tỷ lệ vốn đầu tư của các doanh nghiệp tình bình quân trên 1ha là 3,2765triệu USD/ha. Tỷ lệ vốn đầu tư bình quân công nhân là 0,0282 triệu USD/CN Phần lớn các doanh nghiệp trong KCN sản xuất các thiết bị cho xe máy, ôtô như Credit Up( trục biên xe máy), Yamazaki Technical( tai biên xe máy và đĩa nén khí trong điều hoà ôtô), Broad Bring Sakura( ống bô xe máy), Filtech VN( bầu lọc gió xe máy), NCI( đề can xe máy), United Motor…chủ yếu cung cấp cho Yamaha(KCN Thăng Long), Honda( Vĩnh Phúc), và xuất khẩu. Nguyên liệu chủ yếu là sắt, thép, silicon nhập khẩu từ các nước Nhật, Đài Loan, Singapo. Đa số nguyên liệu nhập là bán thành phẩm. KCN Sài Đồng B. Thông tin chung: Chủ đầu tư là công ty điện tử Hà Nội( Hanel), là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội( 100% vốn đầu tư trong nước). Thời gian hoạt động: 47 năm( hết năm 2047) Địa điểm: thị trấn Sài Đồng –huyện Gia Lâm – Hà Nội *Cơ sở hạ tầng: Đường chính trong KCN rộng 26m, đường phụ rộng 20,5m. Điện 220KV, công suất 50MVA được đặt ngầm dưới lòng đất. Hệ thống cấp nước có thể cung cấp 10.000m3 nước đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN. Hệ thống thông tin liên lạc ở trong KCN được tổng công ty bưu chính viễn thông( VNPT) quản lý và điều hành. Các chủ thuê đất sẽ ký hợp đồng trực tiếp với VNPT. Tình hình hiện nay của khu Tổng diện tích là 97,11 ha. Tổng vốn đầu tư : 120,360 tỷ VN Đ KCN Sài Đồng có tất cả 30 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư là 411,064 triệu USD và 145,717 tỷ VND, trung bình tỷ lệ vốn đầu tư trên diện tích đất công nghiệp là 5,36triệu USD/ha, vốn đầu tư bình quân công nhân là 0,028triệuUSD/CN. Diện tích đất công nghiệp là 78,38ha, tỷ lệ lấp đầy của khu đạt 100%. Ngoài các nhà máy sản xuất thiết bị điện tử như tivi, tủ lạnh…hay sản xuất khuôn đúc, xốp nhựa, dây cáp(dùng trong ôtô, xe máy)…thì trong KCN còn có các nhà máy chế biến nông sản, sản xuất mỹ phẩm, hương liệu, trang sức, may mặc, bánh kẹo, sản xuất thức ăn gia súc, ga … Việc bố trí các mặt hàng sản xuất khác nhau trong KCN sẽ kém hiệu quả. Thường thì trong một KCN, các nhà máy được bố trí kinh doanh các mặt hàng đồng bộ nhằm giảm chi phí vận chuyển, và hơn nữa là chất thải sản xuất sẽ là các loại chất thải tương tự nhau, nên KCN dễ dàng xử lý cùng loại chất thải. Tuy nhiên, trong KCN Sài Đồng có khá nhiều các nhà máy sản xuất các mặt hàng khác nhau, như nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm New Hope đặt trong KCN, chất thải do nhà máy thải ra chưa được xử lý đúng mức, gây nên những ảnh hưởng xấu cho môi trường KCN. Mặt khác, từ năm 1997 đã có kế hoạch cho phần mở rộng diện tích KCN, tiến hành triển khai lô C và lô D. Tuy nhiên, cho đến nay thì hai lô này vẫn chưa được tiến hành giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng. Nguyên nhân là do chưa giải quyết được vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng. Trong thời gian tới, có thể hai lô này vẫn chưa được mở rộng. Hiện nay thành viên lớn nhất của KCN Sài Đồng là nhà máy sản xuất bóng đèn hình Orion-Hanel đang bên bờ vực phá sản. Đây là một trong hai doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn nhất vào các KCN của Hà Nội(cùng với Canon). Trong các năm đầu, nhà máy là thành viên tiêu biểu nhất của KCN Sài Đồng cũng như của các KCN Hà Nội với doanh thu cao. Tuy nhiên, các năm gần đây giá trị xuất khẩu và doanh thu của công ty ngày càng giảm nhanh. Và hơn một tháng nay, công ty đã ngừng sản xuất. Nguyên nhân chính là do sản phẩm bóng đèn hình của Orion ngày càng trở nên lạc hậu, công nghệ không được đổi mới, trong khi đó các sản phẩm đèn hình của các hãng khác trên thế giới ngày càng được đổi mới không ngừng về mẫu mã và chất lượng, công nghệ hiện đại. Sản phẩm của Orion không thể cạnh tranh được với các sản phẩm khác. Mặt khác, khi số nợ của công ty này lên quá nhiều, công ty Orion-metal đã không cung cấp sản phẩm của mình cho Orion-hanel nữa, do đó Orion-hanel đã không thể tiếp tục sản xuất. KCN Nam Thăng Long Thông tin chung Chủ đầu tư là Công ty TNHH phát triển hạ tầng – Hiệp hội công thương VN (100% vốn đầu tư trong nước). Quyết định thành lập số 3711/QĐ-UB ngày 25/7/2000. Thời gian hoạt động 50 năm(đến năm 2051) Tổng vốn đầu tư: 61 tỷ đồng Diện tích: diện tích đất tự nhiên 120 ha được phát triển làm 3 giai đoạn. Diện tích giai đoạn 1 có thể cho thuê là 30,38ha. Địa điểm: xã Liên Mạc, Thuỵ Phương, Cổ Nhuế, Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội. Tình hình hiện nay của khu: Hiện nay của KCN Nam Thăng Long mới triển khai được giai đoạn 1, với diện tích là 32 ha, diện tích đất công nghiệp là 17,3 ha. Hiện nay đã có 17 doanh nghiệp vào khu kinh doanh sản xuất với tổng số vốn đầu tư là 23,356 triệu USD, tỷ lệ lấp đầy vào khoảng trên 60%, tương đương 10,5ha. Tỷ lệ vốn đầu tư của các doanh nghiệp trên diện tích đất công nghiệp là 2,22 triệu USD/ha. Tỷ lệ vốn đầu tư bình quân công nhân là 0,017 triệu USD/CN. Các chỉ số này thấp hơn nhiều so với chỉ số của các Khu Thăng Long, Nội Bài, Sài Đồng. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp ở đây là các doanh nghiệp đầu tư trong nước, trình độ công nghệ thấp, sử dụng nguồn lực con người nhiều. Các doanh nghiệp trong KCN là các doanh nghiệp tư nhân trong nước, tập trung rất nhiều các mặt hàng sản xuất tại đây như: sản xuất ga và lắp ráp bếp ga, cơ khí, dệt vải, lắp ráp máy giặt, lắp ráp sản phẩm nội thất, các sản phẩm in, gốm sứ, tã giấy trẻ em, sản xuất van công nghiệp, phụ kiện về nước, sản xuất bánh kẹo, sản xuất chỉ y tế… KCN được đầu tư theo hình thức cuốn chiếu: vừa đầu tư hạ tầng, vừa mời gọi thu hút đầu tư vào KCN. Diện tích giai đoạn 1 của KCN đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, KCN Nam Thăng Long được thành lập đã lâu nhưng thu hút đầu tư rất chậm. KCN nằm giữa cánh đồng, cách đường quốc lộ 32 khoảng 3-4km, đường đi lại chỉ là các nhánh nhỏ, rất khó khăn, nhỏ và xấu. Đặc biệt là các xe tải có trọng lượng lớn không thể đi lại. Các dịch vụ trong KCN cũng thiếu thốn. Mới chỉ xây dựng một số hạng mục hạ tầng trong KCN như hàng rào xung quanh KCN, nhà điều hành sản xuất ,hệ thống cống ngầm thoát nước, hệ thống cấp nước, điện,… chưa có trạm xử lý nước thải, các công trình như cây xanh, bưu điện, nhà ăn, trạm y tế chưa có. KCN nằm giữa cánh đồng, tách biệt với khu dân cư, nếu không cung cấp đầy đủ các dịch vụ thì sẽ khó thu hút được các nhà đầu tư, và đời sống người lao động sẽ gặp khó khăn. Chính vì thu hút đầu tư chậm nên giai đoạn 2 và 3 của dự án chưa được triển khai xây dựng. Các doanh nghiệp đăng ký đầu tư nhưng tiến độ triển khai dự án rất chậm KCN Hà Nội – Đài Tư Thông tin chung: Chủ đầu tư là công ty liên doanh giữa bên Việt Nam (công ty TNHH Nam Hoà và công ty TNHH Đầu tư và phát triển hạ tầng Nam Đức) và bên nước ngoài( công ty cổ phần hữu hạn phát triển Hà Nội – Đài Tư). Tổng vốn đầu tư là 12,2 triệu USD. Vốn pháp định là 7,15 triệu USD. Trong đó bên Việt Nam góp 70% và bên nước ngoài 30%. Diện tích: 40ha. Trong đó đất xây dựng nhà máy kho tàng là 31,2 ha chia thành 31 lô, đất xây dựng công trình công cộng bao gồm 1 ha đất giao thông và 4,8 ha làm bến bãi, đất xây dựng các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật là 1,9ha. Số giấy phép: 1358/GP ngày 23/8/1995 Thời gian hoạt động 50 năm(tới năm 2045) Địa điểm: thị trấn Sài Đồng – Gia Lâm – Hà Nội. * Cơ sở hạ tầng: Hệ thống đường trong KCN được quy hoạch hoàn chỉnh. Đường chính rộng 24m, đường nhánh phụ rộng 12m. Hệ thống cấp nước 3200 m3/ ngày đêm. Hệ thống thông tin liên lạc ở KCN có 9-11 đường Hệ thống xử lý nước thải hiện đại 2560m3/ ngày đêm Tình hình hiện nay của khu: Sau nhiều năm ngưng hoạt động thì hiện nay KCN này đã bắt đầu thu hút trở lại các nhà đầu tư . Diện tích đất công nghiệp là 32 ha, đã có 17 doanh nghiệp vào khu với tổng vốn đầu tư là 8,949 triệu USD và 55,848 tỷ VND, tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 50%. Tỷ lệ vốn đầu tư trên đơn vị đất công nghiệp là vào khoảng 0,78 triệu/ha. Tỷ lệ vốn đầu tư bình quân công nhân là 0,0126 triệu USD/CN KCN Hà Nội-Đài tư tuy có vị trí địa lý rất thuận lợi, nằm ngay trên đường quốc lộ 5, nhưng rất kém thu hút đầu tư. Nguyên nhân là do trong các năm qua, các công ty hạ tầng nảy sinh nhiều mâu thuẫn, hoạt động của KCN trì trệ. Mặt khác, cơ sở hạ tầng của khu kém, nhưng giá thuê đất lại cao. Trong thời gian gần đây, hoạt động của KCN đã bắt đầu khôi phục, đã thu hút được các nhà đầu tư. Nhưng các công ty đầu tư vào KCN này chủ yếu là các công ty của Đài Loan, Trung Quốc, sản xuất rất nhiều các mặt hàng khác nhau, chủ yếu là sử dụng nhiều lao động, công nghệ không cao, do đó đặt ra nhiều vấn đề về chất thải và môi trường. KCN Thăng Long. Thông tin chung Chủ đầu tư là công ty liên doanh giữa công ty cơ khí Đông Anh và Summit Global Management II B.V- Hà Lan. Tỷ lệ góp vốn Việt Nam 42%, nước ngoài 58% Thời gian hoạt động: 50 năm( đến năm 2047) Tổng vốn đầu tư: 90.329.271 USD. Vốn pháp định 24.474.264 USD Diện tích: 302 ha và được phát triển làm 3giai đoạn. Địa điểm: xã Kim Chung, Võng La, Hải Bối, Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội. *Cơ sở hạ tầng: Đường chính trong KCN rộng 37m đến 42m, với 6 làn đường. Hệ thống đường phụ rộng 26m với 1 làn đường mỗi phía trên tổng số 2 làn đường. Điện 220KV, công suất 50MVA, được đặt ngầm dưới lòng đất cho phép mở rộng để đáp ứng nhu cầu truyền tăng lên về truyền dữ liệu tốc độ cao. Về xử lý chất thải công nghiệp: nước thải của các đơn vị thuê đất sẽ được thu hồi bằng hệ thống ống ngầm và được xử lý trước khi cho chảy vào kênh chạy qua các KCN. Tình hình hiện nay của KCN Thăng Long: KCN Thăng Long là KCN hiện đại và thành công nhất của Hà Nội. Quy họạch trong và ngoài KCN hoàn chỉnh, với hệ thống giao thông và các công trình phụ trợ đồng bộ và hiện đại, các dịch vụ được cung cấp đầy đủ. Là KCN duy nhất đạt chứng chỉ 14001 về chất lượng quản lý môi trường. Các nhà máy sản xuất trong KCN 100% là các công ty của Nhật, vốn đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến, sản xuất các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao, giá trị xuất khẩu lớn. Diện tích KCN đến thời điểm ngày 31/12/2007 là 274 ha với tổng vốn đầu tư là 76,846 triệu USD, đã hoàn thiện cở sở hạ tầng giai đoạn 3 và tiếp đón các doanh nghiệp vào đầu tư. Tổng số doanh nghiệp hiện nay là 76 doanh nghiệp, tổng vốn đầu tư là 1022,164 triệu USD, diện tích đất công nghiệp là 183 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 100%. Tỷ lệ vốn đầu tư trên diện tích đất công nghiệp là 5,59triệu USD/ha. Tỷ lệ vốn đầu tư bình quân một công nhân là 0,03triệuUSD/CN Ngoài xuất khẩu thì các sản phẩm của các doanh nghiệp trong KCN Thăng Long phần lớn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, như Canon có các công ty vệ tinh:Kanepackage, Chiyoda, Packer processing, Sato, SWCC, Spindex...sản phẩm của Kein Hing cũng cung cấp cho Panasonic; Spindex cung cấp cho Canon, Suncall; Japan Seidai cung cấp các phần mềm bàn phím( điện thoại, máy tính, điều khiển…) cho Canon, Sato, Brother và Phúc Điền(Hải Dương) và xuất sang Malaixia... Nói chung, các doanh nghiệp trong KCN Thăng Long phần lớn có mối quan hệ với nhau về đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất. Do đó sự phát triển của các doanh nghiệp cũng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, như tập đoàn Canon nếu như có tốc độ tăng trưởng cao thì sẽ kéo theo sự tăng trưởng của các công ty vệ tinh. Do vậy, sự phát triển của các doanh nghiệp là có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Nguyên liệu sản xuất trong KCN Thăng Long chủ yếu là nhập khẩu từ các nước Nhật, Thái Lan. Hiện nay, KCN Thăng Long là KCN đứng đầu về thu hút vốn FDI, tốc độ thu hút đầu tư và các lợi ích mang lại trong hệ thống các KCN của Hà Nội. Tính đến hết năm 2007, KCN Thăng Long đã thu hút được tổng vốn FDI lên tới 1,2 tỷ USD, chiếm 2,5% vốn FDI của cả nước và 5,38% vốn FDI của Hà Nội. Thu hút được khoảng 35 ngàn lao động. Bài học từ 2 mô hình KCN của Hà Nội cho thấy hiệu quả của mô hình KCN chuyên ngành hơn hẳn so với KCN tổng hợp. Cụ thể KCN Thăng Long được xây dựng theo mô hình KCN chuyên ngành( máy móc, điện tử) đã chứng minh được hiệu quả kinh tế khi các doanh nghiệp đa phần đều có tình hình sản xuất ổn định, doanh thu ngày càng cao, thu hút được các dự án đầu tư lớn. Ưu điểm của KCN chuyên ngành là các công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, các sản phẩm có thể cung cấp trao đổi với nhau, ví dụ như mô hình dưới đây thể hiện mối quan hệ trong sản xuất của công ty Canon với các công ty khác trong KCN: Packer processing (TL) Canon Spindex (NB) Sato(TL) SWCC (TL) Kane Package (TL) Chiyoda (TL) Japan Seidai(NB) Xuất khẩu Trong nước và xuất khẩu Sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Mối quan hệ này sẽ giúp cho các các công ty tạo được một mối liên kết trong sản xuất, không những tiết kiệm chi phí sản xuất vì các công ty trong cùng KCN không phải tốn chi phí vận chuyển, mà còn kết hợp được sức mạnh hợp tác của các công ty. Vì sự phát triển của các công ty là liên quan chặt chẽ với nhau, các công ty vệ tinh cung cấp thiết bị tốt, sẽ góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm công ty mẹ, sản phẩm của công ty mẹ tiêu thụ tốt lại thúc đẩy sự phát triển của các công ty vệ tinh. Trong khi đó, KCN Sài Đồng B được xây dựng theo mô hình KCN tổng hợp với rất nhiều các mặt hàng sản xuất khác nhau. Việc hình thành rất nhiều các mặt hàng trong KCN sẽ không tạo được sự liên kết với nhau, ngoại trừ một số ít nhà máy trong KCN Sài Đồng có mối liên kết với nhau như Orion-metal, Orion-Hanel, Daewoo-Hanel, Sil-Hanel…Ngoài ra, các mặt hàng sản xuất trong KCN Sài Đồng hầu hết là các mặt hàng không liên quan đến nhau như: may mặc, thức ăn gia súc, sản xuất đồ trang sức, bánh kẹo…thì các công ty không thể hợp tác lẫn nhau, không phát huy được sức mạnh hợp tác của các công ty. Hơn nữa các mặt hàng sản xuất khác nhau trong KCN còn gây sự khó khăn phức tạp khi phải xử lý nhiều loại chất thải khác nhau. Trước kia, KCN Sài Đồng là KCN có nhiều thành công, nhưng sau đó KCN Thăng Long ra đời và ngày càng chứng tỏ được sự đúng đắn trong việc xây dựng một KCN chuyên ngành, vươn lên là KCN thành công và hiện đại nhất cả về mặt kinh tế và môi trường. Ngòai KCN Thăng Long thì KCN Nội Bài cũng đã và đang đạt được nhiều thành công trong việc xây dựng KCN chuyên ngành, các sản phẩm của các công ty đa phần là cung cấp cho ngành xe máy, ôtô. Do đó, KCN chuyên ngành có những ưu điểm sau so với KCN tổng hợp: Tiết kiệm chi phí sản xuất Tăng cường sự gắn kết cùng phát triển giữa các công ty với nhau. Chi phí về môi trường sẽ giảm do chất thải của các nhà máy là như nhau, do đó xử lý chất thải sẽ dễ dàng hơn. Đánh giá chung sự phát triển bền vững của các KCNTT Hà Nội về kinh tế. TT Tên KCN tổng số DN tỷ lệ lấp đầy tổng vốn đầu tư của các DN Số lao động ước tính triệu USD tỷ VNĐ Nội Bài 40 100% 216,525 7660 Sài Đồng B 30 100% 411,064 145,717 15090 Nam Thăng Long 17 60% 23,356 1370 Hà Nội-Đài Tư 17 50% 8,949 55,484 985 Thăng Long 76 100% 1022,164 35000 Tổng 180 1682,058 201,201 60105 Nguồn: BQL các KCN&CX Hà Nội Bảng 3: Số liệu đầu tư của các doanh nghiệp vào các KCN TT KCN Tỷ lệ vốn đầu tư trên 1ha(triệu USD/ha) Tỷ lệ vốn đầu tư trên CN (triệu USD/CN) Nội Bài 3,2765 0,0282 Sài Đồng B 5,36 0,028 Nam Thăng Long 2,22 0,017 Hà Nội-Đài Tư 0,78 0,0126 Thăng Long 5,59 0,03 Bảng 4: Tỷ lệ vốn đầu tư của các KCN Nói chung các KCN ở Hà Nội đều có vị trí và giao thông rất thuận lợi. KCN Sài Đồng B và KCN Hà Nội-Đài Tư nằm ngay trên quốc lộ 5, cùng với các tuyến đường sắt Hà Nội-Hải Phòng và tuyến đường sắt quốc tế Hà Nội-Lạng Sơn-qua biên giới Việt-Trung. Hai KCN này nằm trong tam giác công nghiệp Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, dọc quốc lộ 5 có rất nhiều các công ty lớn của nước ngoài cũng như các KCN được hình thành của Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng…Thêm nữa, hai khu n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn Hà Nội theo hướng bền vững về kinh tế.DOC