Chuyên đề Một số giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Ý Yên - Nam Định

MỤC LỤC

PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN II. NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN 3

I. KHÁI NIỆM - BẢN CHẤT. 3

- Tư tưởng của C.Mác và Ph - Anggen. 3

- Tư tưởng của V.L.Lênin: 4

- Tư tưởng của A.V.Traianôp. 4

- Tư tưởng của Frank Elliss: 5

- Quan điểm của Liên Hợp Quốc: 5

II. VAI TRÒ ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 7

1. Vai trò của kinh tế hộ nông dân. 7

2. Đặc điểm của kinh tế nông hộ nông dân 14

2.1. Hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ đang quá độ sang sản xuất hàng hoá. 14

2.2. Cơ cấu sản xuất của hộ nông dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. 16

2.3. Kinh tế hộ nông dân có khả năng điều chỉnh theo sự vận động của cơ chế thị trường, dưới sự quản lý của nhà nước. 16

III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN. 17

1. Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân. 17

1.1. Nhân tố thời tiết khí hậu. 17

1.2. Nhân tố về đất đai. 18

2. Nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân. 19

2.1. Dân số và lao động 19

2.2. Nhân tố về vốn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân. 19

2.3. Nhân tố về thị trường ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân 20

2.4. Nhân tố xã hội. 21

2.5. Nhân tố về chính sách vĩ mô của nhà nước. 21

3. Nhân tố khoa học công nghệ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân. 23

IV. KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ NƯỚC TA BÀI HỌC KINH NGHIỆM GÌ CHO KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở VIỆT NAM. 23

1. Sự phát triển kinh tế hộ nông dân ở một số nước trên thế giới. 23

2. Sự phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta. 26

3. Những bài học kinh nghiệm rút ra. 31

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN Ý YÊN - NAM ĐỊNH 33

I. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN Ý YÊN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN. 33

1. Đặc điểm tự nhiên có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Ý Yên. 33

2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện. 35

a. Dân số và lao động. 35

b. Cơ sở hạ tầng. 35

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN Ý YÊN. 39

1. Các loại hình hộ nông dân 39

2. Thực trạng đất đai của hộ nông dân. 41

3. Thực trạng về lao động của kinh tế hộ nông dân ở huyện Ý Yên. 42

4. Thực trạng về vốn của kinh tế hộ nông dân ở huyện hiện nay. 43

5. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ nông dân trong huyện 45

6. Đánh giá chung 47

a. Thành tựu 47

b. Khó khăn: 48

CHƯƠNG III. 50

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN Ý YÊN 50

I. PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG 50

II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỤ THỂ. 50

1. Giải pháp về nguồn nhân lực. 50

2. Phát triển cơ sở hạ tầng. 51

3. Giải pháp về đất đai. 52

a. Giải quyết quan hệ ruộng đất trong nông thôn phù hợp với cơ chế thị trường. 52

b. Cần hoàn thiện phân vùng qui hoạch sử dụng đất đai. 52

c. Khuyến khích tập trung ruộng đất 52

d. Tiến hành kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đảm bảo sử dụng đúng mục đích. 53

4. Giải pháp về vốn. 53

5. Giải pháp về khoa học công nghệ. 54

6. Chính sách của Đảng và Nhà nước. 55

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7764 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Ý Yên - Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất chỉ sản xuất những gì mà thị trường cần: nếu sản phẩm nong nghiệp được thị trường chấp nhận với số lượng lớn mà cung nông sản nhỏ hơn thì người sản xuất bán được giá cao và thu được nhiều lợi nhuận, nó thúc đẩy sự phát triển ngày càng tăng về chiều rộng cũng như chiều sâu nhưng nếu sản phẩm nông sản không được thị trường chấp nhận hoặc tiêu thụ trên thị trường chậm thì giá nông sản thấp hơn giá thành bị thua lỗ khiến cho người trực tiếp sản xuất bắt buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chuyển đổi ngành nghề. Mặt khác thị trường còn có ảnh hưởng đến giống loài cây trồng và vật nuôi cần để nuôi trồng. Ngoài việc căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kỹ thuật phù hợp người sản xuất còn căn cứ vào sở thích, thói quen đa số người tiêu dùng trên thị trường để quyết định sản xuất nông sản cho thị trường. 2.4. Nhân tố xã hội. Nhóm nhân tố xã hội là những nhân tố tập quán sản xuất, thói quen tiêu dùng.v.v. Tập quán sản xuất mà tích cực thì sẽ đẩy mạnh sự phát triển sản xuất nông sản nhưng nếu tập quán sản xuất lạc hậu tiêu cực thì sẽ kìm hãm sự phát triển sản xuất nông sản. Chẳng hạn như tập quán sản xuất của các hộ nông dân nước ta vẫn có tư tưởng sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất chủ yếu là phục vụ hộ là chủ yếu dư thừa mới mang bán nó hạn chế cho sự phát triển sản xuất nông sản theo hướng hàng hoá. Thói quen tiêu dùng ảnh hưởng đến xu hướng sản xuất cụ thể là ở sản xuất nông nghiệp. Ví dụ: Thói quen tiêu dùng của người dân Mỹ về hàng hoá nông sản là thích những sản phẩm đã qua chế biến như uống nước cam thì 1 cốc nước cam cần nhiều quả cam nên nó cũng khuyến khích sản xuất phát triển. Song đối với nước ta lại thích ăn những nông sản tươi nên cũng hạn chế phát triển. 2.5. Nhân tố về chính sách vĩ mô của nhà nước. Ngành nông nghiệp là một bộ cấu thành nền kinh tế quốc dân được vận hành theo cơ chế thị trường nên cần có sự quản lý nhà nước là tác động để phát triển. Chính phủ quản lý vĩ mô ngành nông nghiệp bằng cách định ra các mục tiêu chung của nền kinh tế, hệ thống công cụ quản lý nhà nước là toàn bộ phương tiện được nhà nước sử dụng để tác động vào sản xuất kinh doanh nông sản nhằm thúc đẩy phát triển theo hướng nhất định. Trong cơ chế thị trường, kế hoạch hoá kinh tế quốc dân đối với ngành nông nghiệp là một công cụ quan trọng của nhà nước nhằm định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tầm vĩ mô, để trên đó mà ngành nông nghiệp bố trí, huy động các nguồn lực cho sản xuất nông sản một cách hợp lý nhất để khai thác triệt để lợi thế so sánh của nông nghiệp nước ta nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, ý tưởng mà sự phát triển nông nghiệp cần đạt tới, phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước. Nhưng trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây, kế hoạch kinh tế quốc dân có tính chất pháp lệnh và chỉ đạo theo phương thức giao nhận và chấp hành kế hoạch còn hiện nay, kế hoạch hoá kinh tế quốc dân có tính chất hướng dẫn, chỉ đạo theo định hướng của kế hoạch hoá. Hệ thống công cụ chính sách kinh tế giúp nhà nước điều khiển hoạt động của các chủ thể kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân…). Nhờ các chính sách kinh tế mà chủ thể kinh tế trong ngành nông nghiệp đã hành động phù hợp với lợi ích chung của xã hội, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm nông nghiệp. Thế chấp hoá pháp luật và các chính sách kinh tế là điều kiện cần thiết để đưa chúng vào thực tiễn phát triển nông sản hàng hoá, ví dụ như luật đất đai thực hiện vào cuộc sống nó thể hiện quyền sử dụng đất đối với hộ nông dân tạo điều kiện tập trung ruộng đất để sản xuất nông sản hàng hoá. Pháp luật kinh tế trong nông nghiệp tạo ra hành lang pháp lý cho doanh nghiệp bảo vệ quyền tự do cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế nông nghiệp phát triển. Tóm lại chính sách của nhà nước có ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất nông sản hàng hoá. Nếu có phù hợp giữa các chính sách vĩ mô của nhà nước và điều kiện cần thiết để sản xuất hàng hoá thì sẽ tạo điều kiện tốt cho phát triển nông sản hàng hoá, ngược lại nếu không phù hợp thì sẽ kìm hãm sự phát triển sản xuất nông sản hàng hoá. 3. Nhân tố khoa học công nghệ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân. Công nghệ về giống cây trồng và vật nuôi có ảnh hưởng trực tiếp quyết định đến năng xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Nếu công nghệ giống cây trồng và vật nuôi tốt không những tạo ra nhiều về số lượng nông sản mà còn tạo ra chất lượng nông sản tốt hơn. Ngược lại, nếu giống cây trồng và vật nuôi không tốt, thái hoá, bệnh tật thì sẽ gây khó khăn cho sự phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Như vậy công nghệ giống có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển sản xuất kinh doanh nông sản. Công nghệ sau thu hoạch là công nghệ chế biến bảo quản và vận chuyển nông sản cũng ảnh hưởng đến giá trị nông sản. Nếu trình độ và quy mô công nghệ sau thu hoạch lớn hiện đại thì sẽ nâng cao được giá trị nông sản và đa dạng hoá nông sản phẩm đáp ứng phong phú nhu cầu của thị trường. Như vậy tạo điều kiện cho sản xuất nông sản hàng hoá phát triển. Nếu trình độ và quy mô của công nghệ sau thu hoạch nhỏ bé và lạc hậu thì sản lượng nông sản cũng như chất lượng không đáp ứng yêu cầu của thị trường làm không khuyến khích sản xuất nông sản phát triển, khi công nghệ chế biến kém phát triển thì sản phẩm nông sản làm ra đơn thuần. IV. KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ NƯỚC TA BÀI HỌC KINH NGHIỆM GÌ CHO KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở VIỆT NAM. 1. Sự phát triển kinh tế hộ nông dân ở một số nước trên thế giới. Kinh tế hộ nông dân đã tồn tại từ rất sớm trong lịch sử và trải qua nhiều bước thăng trầm cùng với các hình thái kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ ở ba thế kỷ trở lại đây khi mà các cuộc cách mạng khoa và công nghệ đã tạo ra hàng loạt những công nghệ, kỹ thuật và công cụ sản xuất mới, tạo ra bước đột phát trong nền nông nghiệp của thế giới. Hộ nông dân cho đến nay đã tồn tại phổ biến trên thế giới, ở tất cả các nước có sản xuất nông nghịp. Nhưng chủ yếu nó đang tồn tại ở dạng hộ nông dân sản xuất hàng hoá và kinh tế trang trại. Sau đây, để giúp cho việc nghiên cứu và việc định hướng phát triển cho kinh tế hộ nông dân ở nước ta phù hợp với quy luật phát triển nông nghiệp nói chung, chúng ta sẽ xem xét tình hình phát triển kinh tế hộ , kinh tế trang trại ở một số nước trên thế giới. Từ đó chúng ta có thể rút ra được những kinh nghiệp và xu hướng phát triển của kinh tế hộ nông dân. - Vương quốc Hà Lan. Là một đất nước nhỏ bé với diện tích 41500km2, dân số 14806000 người trong đó số lao động nông nghiệp chỉ chiếm 5,7% dân số, nhưng hàng năm đã sản xuất ra một lương lương thực - thực phẩm không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu 48,3 tỷ Gulden sản phẩm nông nghiệp năm 1990. Mỗi một lao động nông nghiệp ở Hà Lan có thể nuôi được 112 người. Toàn bộ sản xuất nông nghiệp ở Hà Lan được tổ chức chủ yếu theo nông trại. Năm 1960 có 300 nghìn nông trại thì đến năm 1985 chỉ còn 138 nghìn. Các nông trại tổ chức gọn với diện tích trung bình khoảng 10ha đất canh tác, sử dụng lao động gia đình là chính. Các nông trại được trang bị đầy đủ mọi dụng cụ, máy móc cần thiết, số nông trại chăn nuôi chiếm 17%. - Ở Pháp: Đơn vị sản xuất phổ biến trong nông nghiệp là nông trại gia đình. Năm 1956 đã có khoảng 2,5 triệu nông trại với 4 triệu lao động canh tác trên diện tích 32 triệu ha. Quy mô canh tác bình quân của một nông trại đây là 15 đến 20ha, nay tăng lên 20 đến 50ha. Có 70% nông trại chăn nuôi từ 20 bò sữa trở lên. Nông trại ở Pháp chủ yếu sử dụng lao động và công cụ máy móc của gia đình. - Ở Mỹ: Hoa Kỳ là nước từ nhiều năm nay dẫn đầu thế giới về sản xuất nông nghiệp. Năm 1987, xuất khẩu nông phẩm của Hoa Kỳ đạt 46 tỷ đôla, đó là con số cực kỳ lớn nói lê vị trí dẫn đầu của họ. Ngoài điều kiện thiên thuân lợi, kết quả ấy còn do yếu tố tổ chức sản xuất hợp lý mang lại. Người Mỹ thường nói "nông trại gia đình là linh hồn, là tế bào của nền nông nghiệp Hoa Kỳ" và quả thực đúng như vậy. Năm 1976, toàn Mỹ có 28 triệu nông trại với khoảng 4,4 triệu lao động nhưng đến năm 1987 con số này chỉ còn 2.176 nghìn nông trại với 3,208 triệu lao động (chưa đầy 2% dân số). Do quy mô và năng suất lao động tăng nên số nông trại và số lao động nông nghiệp ngày càng giảm. Trong số 1.733.683 nông trại loại nhỏ có 1.721.816 nông trại gia đình (99,3%) do kỹ thuật ngày càng hiện đại nên quy mô trung bình của một nông trại cũng không ngừng tăng lên: 1940 là 40ha; 1950 là 80ha; 1960 là 120 ha; những năm 80 từ 150 đến 200 ha và hiện nay khoảng 217 ha. Các nông trại gia đình sở hữu 228.576.692 ha đất canh tác, nhưng canh tác tới 362.430.000 ha. Những nông trại lớn, những tập đoàn sản xuất có trên 10 triệu lao động chỉ có 1.797 đơn vị, sở hữu 4.527.466 ha, canh tác 5.811.539 ha. Ở Hoa Kỳ các nông trại chủ yếu chỉ sử dụng lao động gia đình. Tuy nhiên họ được hỗ trợ bởi một hệ thống công cụ và thiết bị vô cùng hiện đại. Hàng năm, một số nông trại bị phá sản, có khoảng 50.000 chủ đất bị vỡ nợ. - Ở một số nước Châu Á: Nhìn chung quy mô nông trại ở các nước Châu Á vào loại thấp có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do Châu Á chủ yếu canh tác lúa nước nên quy mô khoảng 1,5 đến 2 ha là hợp lý và hiệu quả. Qua tìm hiểu các nước phát triển và đang phát triển về kinh tế hộ nông dân, ta có thể rút ra một số nhận xét sau đây: - Nông trại gia đình tuy quy mô không lớn và phân tán ở nông thôn nhưng nó đã tạo ra năng suất, sản lượng nông sản cao và tập trung. Sự tồn tại và phát triển lâu dài của nông trại là do tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp quy định. - Các nông trại trong nền sản xuất hàng hóa lực lượng sản xuất hàng hoá chủ yếu trong nông nghiệp, sản xuất là hướng ra thị trường nó khác hẳn với kinh tế tiểu nông. - Cơ cấu sản xuất kinh doanh của các nông trại rất đa dạng có nông trại chuyên sản xuất 1 – 2 loại sản phẩm ngũ cốc hoa quả, cà phê, cao su hay chăn nuôi bò, lợn, gà… có nông trại sản xuất kinh doanh tổng hợp, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi với nghề rừng hoặc với các ngành phi nông nghiệp. - Đa số các nông trại chỉ sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, số nông trại thuê lao động không nhiều, nếu có chủ yếu chỉ thuê theo thời vụ và số lượng thuê không nhiều. Vì là nông trại gia đình nên có nông trại gồm nhiều thế hệ. - Phần lớn nông trại canh tác trên ruộng đất của riêng, cha truyền con nối. Cũng có một phần nông trại canh tác ruộng đất thuê dài hạn của nhà nước hay tư nhân. Quy mô của các nông trại tuỳ vào trình độ trang bị tiến bộ khoa học kỹ thuật mà có sự khác nhau. Diễn biến về quy mô và số lượng diễn ra từ từ trong một thời gian dài và không ảnh hưỏng tới sản xuất, năng xuất ngày càng được nâng lên. - Hình thức sử dụng công cụ lao động cũng có sự khác nhau, có nông trại tự bỏ vốn mua riêng máy móc tự sản xuất cũng có nông trại sử dụng hình thức hợp tác hoặc đi thuê. 2. Sự phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta. Trong hơn một thập kỳ vừa qua, cùng với quá trình đổi mới và sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, nông nghiệp nước ta đã có một bước tiến dài trên con đường phát triển của mình. Đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt. Góp phần vào những thành tựu to lớn đó, kinh tế hộ nông dân Việt Nam đang dần khẳng định vai trò và vị trí của mình đối với đất nước. Tuy nhiên, không phải dễ dàng mà chúng ta có những thành tựu này, đó là cả một quá trình mà kinh tế hộ nông dân đã phải trải qua, có những lúc khó khăn, gian khổ, tưởng chừng không thể thay đổi, nhưng chúng ta vẫn vượt qua để có ngày hôm nay. Sau đây chúng ta sẽ đề cập đến và phân tích từng quá trình mà kinh tế hộ nông dân nước ta đã phải trải qua. a. Hộ nông dân Việt Nam dưới chế độ phong kiến, thực dân. Theo số liệu thống kê trước cách mạng tháng tám - 1945, nông dân chiếm 97% tổng số nông hộ, nhưng chỉ có 36% diện tích ruộng đất. Khoảng 40% số hộ nông dân có chút ít ruộng tư, còn lại 1/2 (ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ) và 2/3 số hộ (ở Nam Kỳ) không có lấy một "mảnh đất cắm dùi". Theo số liệu tổng kết của tài liệu "Nông nghiệp Việt Nam, qua các thời kỳ" thì số bình quân ruộng đất trên một hộ nông dân dưới chế độ phong kíên thực dân là: - Ở Bắc Kỳ số hộ có dưới 0,36ha chiếm 61,5% người có ruộng, số có từ 0,36 đến 1,8h chiếm 28,8%. - Ở Trung Kỳ số hộ có dưới 0,5ha chiếm 68,5% có ruộng, có 0,5 đến 2,5ha là 25,3% tổng số chủ ruộng. - Ở Nam Kỳ số hộ có dưới 1 ha chiếm 33,6%, còn số hộ có 1 đến 3 ha là 38%. Như vậy phần lớn nông dân có ruộng ở Việt Nam thời kỳ này chỉ có dưới 1 ha, mà số này lại không đông, tầng lớp nhân dân trong xã hội bị phân hoá thành nhiều thành phần. Trong thời kỳ phong kiến và thực dân này đời sống của người nông dân vô cùng cực khổ, kinh tế hộ nông dân không có cơ may phát triển. Tô cao, tức nặng, sưu thuế chồng chất làm cho người nông dân không đủ nuôi sống mình và càng không có điều kiện cải tiến công việc đồng áng. Ruộng đất manh mún, công cụ sản xuất cũ kỹ, lạc hậu như ngàn năm trướ, phần lớn bằng tre, gỗ, ít cái bằng kim loại nên vừa nặng nền, vừa mau hỏng. Người ta dụng trâu bò để kéo cầy, không có trâu bò thì người kéo thay. Các khâu của quá trình sản xuất vô cùng lạc hậu nhất là các vùng núi và dân tộc ít người. Đã thế, những năm mưa thuận giá hoà thì ít những năm có bão lụt, sâu bệnh … thì nhiều áp bức bóc lột cùng với sự tàn phá của thiên nhiên đã kìm hãm nghê nghớm sức sản xuất của hàng triệu nông dân lao động. Năng xuất cây trồng lao động rất thấp, trung bình lúa chỉ đạt 10-12 tạ /ha. Tóm lại, dưới chế độ thực dân phong kiến, nông dân nước ta rơi vào cảnh "một cổ đôi ba tròng". Họ bị các tầng lớp ăn bám trong xã hội là đế quốc, phong kiến và tư sản sâu xé. Làm việc cực nhọc mà không được hưởng kết quả do mình làm ra, cuộc sống vô cùng khó khăn và vất vả. b. Kinh tế hộ nông dân Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945. Cách mạng tháng 8 năm 1945 là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự thay đổi cơ bản của xã hội Việt Nam, đồng thời là sự đổi đời của nông dân Việt Nam, tạo lên một tiề đề quan trọng cho sự phát triển của kinh tế hộ nông dân nước ta. - Từ sau cach mạng tháng 8, Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á đã từng bước giải quyết những vấn đề ruộng đất theo khẩu hiệu "người cầy có ruộng" của Đảng cộng sản, giảm tô, xoá nợ… - Từ năm 1958 đến 1980, chủ trương hợp tác hoá thực chất là tập thể hoá nông nghiệp đã làm lu mờ dần vai trò kinh tế hộ nông dân. Toàn bộ công việc từ sản xuất tới phân phối sản phẩm đều do HTX nông nghiệp điều hành. - Từ năm 1981 đến 1987. Cùng với sự ra đời của chỉ thị 100 của Ban bí thư trung ương Đảng, nông nghiệp nước tađã có sự khởi sắc bước đầu. Hộ nông dân đã đảm nhận một số khâu công việc trong quá trình sản xuất. Gắn quyền lợi và trách nhiệm của người nông dân với kết quả cuối cùng nên đã đạt được một số thành tựu to lớn: Thời kỳ 1981 - 1985 so với thời kỳ 1976 - 1980, sản lượng lương thực quy thóc tăng 27% năng suất lúa tăng 23,8%, diện tích cây công nghiệp tăng 62,1%, đàn bò tăng 33,2%, đàn lợn tăng 22,1%, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng 5%/năm sản lượng lương thực bình quân tăng 4,83%/năm, lượng lương thực bình quân đầu người liên tục tăng qua đời sống của người nông dân đã được cải thiện một bước đáng kể. Mặc dù vậy nhưng tính tích cực của cơ chế thoáng 1000 chỉ phát huy được trong một thời gian ngắn, có nhiều tiêu cực xảy ra và cần có sự sửa đổi. - Thời kỳ 1988 tới nay: Đứng trước tình hình đó, tháng 4 năm 1988, Bộ chính trị đã ra Nghị quyết số 10 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, xác lập vị trí tự chủ cho hộ nông dân ở nước ta. Sản xuất nông nghiệp nước ta đã có những chuyển biến quan trọng, ở các địa phương ruộng đất đã được giao cho hộ nông dân sử dụng lâu dài. Quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cùng với quyền sở hữu tư liệu sản xuất khác là nguồn gốc tạo ra động lực mới thúc đẩy hộ nông dân chăm lo sản xuất, đồng thời khắc phục tình trạng vô chủ trong quản lý sử dụng đất đai và các tư liệu sản xuất khác trong nhiều năm ở nông thôn. Hiện nay ở nước ta có trên 10 triệu hộ nông dân với 70% lao động cả nước và 84% lao động ở nông thôn. Theo số liệu điều tra của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp tại 26 huyện thuộc các vùng khác nhau trong cả nước cho thấy thực trạng kinh tế hộ nông dân năm 2001 ta có các số liệu sau: + Bình quân nhân khẩu lao động của mỗi hộ ở các vùng có sự khác nhau. ở trung du và miên núi phía Bắc trung bình một hộ nông dân có từ 4 đến 5 nhân khẩu và từ 2 đến 3 lao động thì ở đồng bằng sông Hồng và khu 4 cũ các con số này tương ứng là 4 đến 5 và 1 đến 3, ở Duyên hải trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long là 6 đến 7 và 3 đến 4; 70 đến 80% chủ hộ là nam giới. Trình độ văn hoá trung bình ở đồng bằng sông Hồng là lớp 6 đến 7; ở khu 4 cũ, trung du miền núi phía Bắc và Duyên hải trung bộ là lớp 5 đến 6; đồng bằng sông Cửu Long là lớp 3 đến 4. + Diện tích canh tác trung bình của một hộ: ở phía Bắc: 0,3 - 0,4ha. Duyên hải trung bộ: 0,4 - 0,6ha. Đồng bằng sông Cửu Long: 0,6 - 1ha. + Công cụ lao động của hộ nông dân chủ yếu là thô sơ, số cơ giới hoá, có máy móc phục vụ sản xuất rất ít. + Hiện nay cả nước chúng ta có: 14,8% số hộ nông dân nghèo (khoảng 1,5 - 1,6 triệu hộ) đang còn ở trrình độ sản xuất tiểu nông tự cấp tự túc, nhiều khi không đủ ăn. 62,8% số hộ nông dân trung bình (khoảng 6,3 - 6,5 triệu hộ) chủ yếu là sản xuất tự túc, đủ ăn, có một ít nông sản hàng hoá không đáng kể. 22,4% số hộ khá và giàu (khoảng 2,2 - 2,3 triệu hộ), bước đầu vượt ra khỏi quỹ đạo của nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc để đi vào sản xuất hàng hoá với các mức độ khác nhau. Đến nay cả nước chúng ta có trên 100.000 trang trại các loại. Con số này tuy không lớn đối với một số nước trên thế giới nhưng đối với chúng ta nó là một sự thành công ghi nhận sự phát triển bước đầu lên sản xuất lớn, sản xuất hàng hoá của hộ nông dân Việt Nam. Kinh tế trang trại đang được quan tâm phát triển trên khắp cả nước, số trang trại ngày càng nhiều, hiệu quả mang lại ngày càng cao. Chúng ta có quyền hy vọng vào một tương lai tươi sáng của nền nông nghiệp nước nhà. Qua thực tế phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta hiện nay, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau đây: - Hộ nông dân sản xuất nhiều nông sản hàng hoá xuất hiện ở hầu hết các địa phương. Kinh tế trang trại đang dần khẳng định vai trò vị thế của mình. - Các hộ sản xuất hàng hoá bao gồm nhiều dân tộc ở khắp mọi miền của tổ quốc. - Các hộ sản xuất nhiều hàng hoá có cơ cấu sản xuất đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau. Có hộ sản xuất chuyên canh nhưng cũng có những hộ sản xuất tổng hợp. - Quy mô sản xuất của các hộ nông dân nước ta nói chung là nhỏ, kể cả về ruộng đất, vốn liếng cũng như khối lượng sản phẩm và thu nhập. - Lao động của hộ nông dân nước ta bình quân là 2 lao động chính với trình độ văn hoá có nơi còn rất thấp. - Khả năng phát triển sản xuất hàng hoá của các hộ nông dân nước ta là rất cao. Như vậy, kinh tế hộ nông dân nước ta đang phát triển từ kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc lên kinh tế trang trại sản xuất hàng hoá, phù hợp với quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường và xu hướng phát triển của nền nông nghiệp thế giới. 3. Những bài học kinh nghiệm rút ra. Qua tìm hiểu thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân của một số nước trên thế giới và tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân của Việt Nam trong nhiều năm. Em rút ra được một số kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ nông dân như sau: - Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức cơ sở trong nông nghiệp. Được phát triển phổ biến và nó cần tạo điều kiện để phát triển vì kinh tế hộ nông dân có nhiều ưu điểm mà các hình thức sản xuất khác không có được. - Không thể áp đặt phương pháp sản xuất công nghiệp vào nông nghiệp, nghĩa là không thể tách quản lý sản xuất ra khỏi sản xuất, các chủ hộ sẽ vừa là người quản lý, vừa là người lao động trực tiếp và vừa là người kinh doanh. Để quản lý nông trại hiện đại, người chủ hộ phải có những kiến thức rộng, phải có năng lực và đặc biệt là phải có thái độ người chủ đồng thời là người thân thiết gần gũi đối với đất đai, vật nuôi, cây trồng. - Con đường phát triển kinh tế hộ nông dân tự cấp tự túc lên kinh tế trang trại không phải là quy luật riêng của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa mà là quy luật phát triển chung của nền nông nghiệp thế giới, là một tất yếu khách quan trong quá trình chuyển từ nông nghiệp tự nhiên sang nông nghiệp hàng hoá. - Hộ nông dân chuyển từ sản xuất tiểu nông lên sản xuất hàng hoá, tất yếu phải phát triển theo quy mô trang trại gắn với hình thức hợp tác cần thiết. Nhà nước đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế hộ bằng cơ chế, chính sách, biện pháp hỗ trợ cho người nông dân của mình. - Tư liệu sản xuất là điều tối cần thiết đối với kinh tế hộ đặc biệt là đất đai và vốn sản xuất. - Các hộ nông dân chủ yếu sử dụng lao động gia đình kết hợp với phương tiện hiện đại mọi xu hướng đi ngược đều không mang lại hiệu quả cao. - Quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân phải gắn liền với quá trình tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật trong nông nghiệp. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN Ý YÊN - NAM ĐỊNH I. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN Ý YÊN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN. Huyện Ý Yên nằm ở phía Tây - Bắc tỉnh Nam Định (thuộc khu vực Trung tâm của Đồng bằng Sông Hồng). - Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam. - Phía Nam giáp Tây giáp tỉnh Ninh Bình - Phía Đông giáp huyện Nghĩa Hưng và huyện Vụ Bản (tỉnh Nam Định) Toàn huyện có 31 xã và 1 thị trấn, diện tích tự nhiên là 23.996ha, dân số 246.057 người. Trung tâm huyện Ý Yên cách thành phố Nam Định 25km, cách thị xã Ninh Bình 9km với một vị trí địa lý như trên, cùng với mạng lưới giao thông tốt là huyện có nhiều thuận lợi để hộ nông dân cung cấp các sản phẩm đầu ra của mình cũng như dễ dàng được đáp ứng khi có nhu cầu về các yếu tố đầu vào như máy móc, phân bón, giống… Do đó việc nghiên cứu qui hoạch định hướng phát triển kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá của huyện Ý Yên trong 10 năm tới là cần thiết, nhằm phát huy hết tiềm năng sẵn có của địa phương, hoà nhập chung với tốc độ phát triển kinh tế của cả nước. 1. Đặc điểm tự nhiên có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Ý Yên. a. Đất đai: Diện tích tự nhiên toàn huyện: 23.996 (chiếm 14,7% diện tích tỉnh Nam Định). Trong đó: · Đất phù sa không được bồi, trung tính ít chua: diện tích là 15.193 ha (phân bố ở tất cả các xã trong huyện). · Đất phù sa ven sông: 659 ha ven sông Sắt. · Đất gralit( đất gò đôi): 65ha, phân bố ở 2 xã phía Bắc: Yên Lợi và Yên Tân. Như vậy toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của huyện là 15852 ha dẫn đến bình quân đất nông nghiệp của hộ nông dân là rất thấp khoảng 0,14ha trên một hộ đó cũng là hạn chế nếu như hộ nông dân ở huyện muốn tập trung đất đai để đưa ra những qui mô sản xuất lớn hơn. b. Sông ngòi: Trên địa bàn huyện có 2 sông lớn chảy ở phía Tây và Nam huyện Ý Yên: - Sông Đào : Dài 10km - Sông Đáy: Dài 30 km Trong hệ thống sông Đáy trên địa phận huyện Ý Yên có 2 sông nhỏ, đó là: - Sông Mỹ Đô: dài 15km (phía Bắc huyện). - Sông Sắt: Dài 20km (phía Nam huyện). Đó là một thuận lợi về nguồn nước để phục vụ tưới tiêu cho quá trình sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân được đáp ứng. c. Khí hậu: Huyện ý Yên nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa thuộc khu vực đồng bằng Sông Hồng. · Với Nhiệt độ Trung bình cả năm: 230C, trung bình tháng cao nhất (tháng 7): 30,20C, trung bình tháng thấp nhất (tháng 11): 170C, và lượng mưa bình quân cả năm: 1.750mm, trung bình tháng cao nhất (tháng 8): 242mm, trung bình tháng thấp nhất (tháng 12): 17mm, độ ẩm: Trung bình cả năm 86%, số giờ nắng cả năm: 1.358giờ, · Bão: Hàng năm vào tháng 8 và 9 có một số cơn bão ảnh hưởng đến vụ mùa phù hợp cho nhiều loại cây trồng vật nuôi thuộc địa bàn huyện phát triển tốt và cũng có những sản phẩm đặc trưng riêng của vùng mà hộ nông dân ở huyện đang sản xuất tuy nhiên cũng có những ảnh hưởng không tốt như vào tháng 8, tháng 9 là lúc sắp sửa thu hoạch mùa vụ do đó cần phải huy động tốt các nguồn lực nhân lực để kịp thời thu hoạch tránh ảnh hưởng xấu của thời tiết, vào những lúc nông nhàn lại dư thừa lao động. 2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện. a. Dân số và lao động. Ý Yên là một huyện đông dân, dân số toàn huyện năm 2000 là: 246.057 người, mật độ dân số 1.010 người/km2. Dân số nông thôn chiếm 95,8% tổng dân số, tỷ lệ tăng dân số bình quân 1,2%năm. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm nhanh từ 13,8%(năm 1994) xuống 7,5% (năm 2000). · Lao động: Huyện ý Yên có 131.372lao động, trong đó: - Lao động trong độ tuổi: 115.822người (chiếm 88,2% số lao động hiện có), lao động ngoài độ tuổi vẫn tham gia sản xuất: 18.550 người(chiếm 11,8% tổng số lao động hiện có) ·Cơ cấu lao động: - Lao động nông nghiệp: 83,4%, lao động công nghiệp - TTCN: 7,2%, dịch vụ và ngành khác: 9,4%. Như vậy: Ta thấy huyện Ý Yên là một huyện đông dân với dân số nông thôn chiếm một tỉ trọng lớn 95,8% tổng số dân toàn huyện và với cơ cấu lao động phần lớn tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp có ảnh hưởng hai mặt đến sự phát triển kinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Ý Yên - Nam Định.doc
Tài liệu liên quan