Chuyên đề Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh ở Nghệ An đến năm 2020

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG 2

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN 2

1. Khái niệm, đặc điểm của ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản 2

1.1. Khái niệm ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản 2

1.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản 3

1.2.1. Giá vật phẩm biến đổi ở phạm vi lớn 3

1.2.2. Trình độ công nghệ và nhu cầu lao động 4

1.2.3. Có nhiều loại quặng trên một mỏ 4

2. Khái niệm, đặc điểm ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng 5

2.1. Khái niệm ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng 5

2.2. Đặc điểm ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng 5

2.2.1. Địa điểm khai thác 5

2.2.2. Quy trình khai thác 6

2.2.3. Ngành công nghiệp KT & CB đá vôi trắng có lợi nhuận cao 7

2.2.4. Ngành công nghiệp KT & CB đá vôi trắng có tác động lớn đến môi trường 8

II. VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG 9

1. Đóng góp vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 9

2. Tạo việc làm và nâmg cao trình độ chuyên môn cho lao động tại địa phương nơi có khoáng sản đá vôi trắng 9

3. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ 10

4. Thúc đẩy phát triển xã hội 10

PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002 - 2009 11

I. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH NGHỆ AN 11

1. Điều kiện tự nhiên 11

2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh 11

2.1. Về kinh tế 11

2.2. Về xã hội 12

II. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG Ở TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002 – 2009 12

1.Tiềm năng đá vôi trắng tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 – 2003 12

1.1. Số lượng, chất lượng, trữ lượng thăm dò đá vôi trắng của Nghệ An từ 2000 - 2003 12

1.1.1. Mỏ đá vôi trắng Châu Hồng 12

1.1.2. Mỏ đá vôi Châu cường 13

1.1.3. Mỏ đá vôi Châu Quang 13

1.2. Đặc điểm khoáng sản đá vôi trắng 14

1.2.1. Một số thuật ngữ liên quan đến đá vôi trắng của liên đoàn địa chất Bắc trung Bộ 14

1.2.2. Đặc điểm chung của các thân khoáng 15

1.3. Phân loại đá vôi trắng 15

1.3.1. Phân loại đá vôi trắng của liên đoàn địa chất Bắc Trung Bộ 15

1.3.2. Dự báo tài nguyên đá vôi trắng phân theo cấp đá năm 2006 15

2. Thực trạng về công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh Nghệ An. 18

2.1. Về công tác thăm dò các mỏ đá vôi trắng 18

2.1.1. Điều tra điạ chất và khoáng sản 18

2.1.2. Quá trình điều tra nghiên cứu đá vôi trắng ở Nghệ An từ năm 1994 đến nay 18

2.2. Về khai thác và sơ chế đá vôi trắng ở tỉnh Nghệ An thời gian qua 23

2.2.1. Thực trạng về cấp giấy phép cho các doanh nghiệp thăm dò và khai thác đá vôi trắng 23

2.2.2. Thực trạng về khai thác và sơ chế đá vôi trắng ở tỉnh Nghệ An thời gian qua 25

2.3. Về chế biến đá vôi trắng ở tỉnh Nghệ An thời gian qua 28

2.4. Về trình độ công nghệ khai thác và chế biến đá vôi trắng ở tỉnh Nghệ An thời gian qua. 30

2.4.1. Trình độ công nghệ khai thác 30

2.4.2. Trình độ công nghệ chế biến 33

2.5. Về tác động môi trường và an toàn lao động 34

2.6. Về thị trường và tiêu thụ sản phẩm 38

III. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TỈNH NGHỆ AN 39

1. Những kết quả đạt được 39

2. Những mặt còn tồn tại 41

2.1. Sản lượng khai thác còn rất khiêm tốn 41

2.2. Tình trạng khai thác đá vôi trắng còn diễn ra nhiều nơi 41

2.3. Công tác thăm dò, quy hoạch dài hạn chưa tốt 41

2.4. Các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, tự phát 41

2.5. Công nghệ khai thác còn thủ công 41

2.6. Khai thác và chế biến đá vôi trắng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng 42

2.7. Quy trình khai thác thực hiện chưa tốt 42

3. Nguyên nhân của những tồn tại 42

3.1. Nguyên nhân khách quan 42

3.2. Nguyên nhân chủ quan 43

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 44

I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG Ở TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 44

1.1. Quan điểm phát triển 44

1.2. Mục tiêu phát triển 44

1.2.1. Mục tiêu tổng quát 44

1.2.2. Mục tiêu cụ thể 45

2. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi tắng tỉnh Nghệ An đến năm 2020 45

2.1. Quan điểm phát triển 45

2.2. Mục tiêu phát triển 46

2.2.1. Mục tiêu dài hạn 46

2.2.2. Mục tiêu ngắn hạn 46

2.3. Định hướng phát triển ngành công nghiệp KT & CB đá vôi trắng 47

2.3.1. Dự báo nhu cầu thị trường 47

2.3.2. Phân vùng tài nguyên đá vôi trắng 49

2.3.3. Định hướng phát triển ngành công nghiệp KT & CB đá vôi trắng 50

 

II. Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh Nghệ An đến năm 2020 53

1. Giải pháp hạ tầng cơ sở 53

1.1. Phát triển hạ tầng cơ sở phần cứng 53

1.2. Phát triển hạ tầng cơ sở phần mềm 53

2. Giải pháp, chính sách về thu hút vốn đầu tư 54

3. Giải pháp về thiết bị công nghệ 56

4. Giải pháp về đào tạo nghề 56

5. Giải pháp bảo vệ môi trường 56

6. Giải pháp về thị trường 57

7. Giải pháp tổ chức thực hiện 57

7.1. UBND tỉnh 57

7.2. Sở tài nguyên môi trường 57

7.3. Sở công thương 58

7.4. Sở kế hoạch và đầu tư 58

7.5. Công an tỉnh 58

7.6. UBND cấp huyện 58

7.7. UBND cấp xã 59

KẾT LUẬN 60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

PHỤ LỤC 62

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2568 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh ở Nghệ An đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số 36: Thân khoáng dạng lưỡi liềm, dài 200m, rộng trung bình130m, dày trung bình 10m; Thân khoáng lộ ở độ cao tuyệt đối 372 – 378m. Thân khoáng nằm lộ thiên, thành phần chủ yếu là đá vôi trắng, phía trụ la lớp đá vôi xám dày 25m. Thành phần hóa học: CaO 55,48 %, MgO 0,23 %, SiO2 0,26 %, Ai2O3 0,03 %, Fe2O3 0,03 %, Wb 91,90 %. TNDB của thân khoáng P1 = 631,8 ngàn tấn. Thân khoáng số 37: Thân khoáng dài 1100m, rộng 89m, dày 72m, nằm nổi lên trên bề mặt địa hình thành 3 khối núi. Phủ trực tiếp lên chúng là rải rác các tập đá vôi calcit màu xám dày từ 5 – 80m, một số nơi đá vôi trắng lộ thiên. Trong thân khoáng thỉnh thoảng chứa các lớp kẹp mỏng đá vôi kém chất lượng. Nằm dưới thân khoáng là đá vôi xám. Thành phần thân khoáng chủ yếu gồm đá vôi trắng, hạt tung bình đến lớn, đôi nơi có ít sọc dài nhỏ màu xám. Độ nguyên khối tốt. Thành phần hóa học: CaO 55,47 %, MgO 0,29 %, SiO2 0,20 %, Al2O3 0,02 %, Fe2O3 0,02 %, Wb 93,92 %. Trữ lượng và TNDB của thân khoáng C2 = 11.385,7 ngàn tấn, P1 = 7.056,7 ngàn tấn. Thân khoáng số 43: Thân khoáng có dạng chữ V, dài 400m, rộng trung bình 94m, dày trung bình 17m, nằm lộ thiên ở độ cao tuyệt đối 366m – 393m. Lớp trụ phía dưới là đá vôi xám. Thành phần hoá học: CaO 55,34 %, MgO 0,27 %, SiO2 0,10 %, Al2O3 0,01%, Fe2O3 0,01 %, Wb 94,60 %. TNDB của thân khoáng P1 = 1.555.200 ngàn tấn. Thân khoáng số 44: Thân khoáng dài 400m, rộng trung bình 210m, dày trung bình 38m, lộ ở độ cao tuyệt đối 461 – 490m .Nằm trên và dưới thân khoáng là các lớp đá vôi xám dày từ 20 – 50m. Thành phần hoá học: CaO 55,59 %, MgO 0,32 %, SiO2 0,12 %, Ai2O3 0,02 %, Fe2O3 0,02 %, Wb 93,26 %. TNDB của thân khoáng P1 = 7.776 ngàn tấn. Thân khoáng số 45: Thân khoáng có dạng chữ V, dài 800m, rộng trung bình 78m, dày trung bình 56m, lộ ở độ cao tuyệt đối 225 – 257m. Trên và dưới là các lớp đá vôi xám. Thành phần hoá học: CaO 55,25 %, MgO 0,32 %, SiO2 0,22 %, Al2O3 0,03 %, Fe2O3 0,02 %, Wb 94,22 %.TNDB của thân khoáng P1 = 8.164,8 ngàn tấn. Thân khoáng số 48: Thân khoáng dài 400m, rộng 78m, dày 16m, lộ ở độ cao tuyệt đối 415m ( chân khối ), 420m (đỉnh khối ), tạo thành sườn tương đối thoải. Nằm trên và dưới thân khoáng là các lớp đá vôi xám. Thành phần hoá học: CaO 55,41 %, MgO 0,25 %, SiO2 0,27 %, Al2O3 0,04 %, Fe2O3 0,03 %, Wb 94,03 %.TNDB của thân khoáng P1= 2.916,0 ngàn tấn. Khu đông bắc Châu Cường có 7 thân khoáng phân bố tương đối tập trung, có quy mô ở mức trung bình đến lớn, chất lượng quặng đáp ứng yêu cầu chỉ tiêu công nghiệp. Tuy nhiên cấu trúc địa chất và điều kiện giao thông ít thuận lợi hơn so với Châu Hồng và Châu Tiến. Phần lớn các thân quặng nằm sát với rừng phòng hộ. Do đó khu đông bắc Châu Cường chỉ nên đầu tư đánh giá ở mức hạn chế và chưa nên thăm dò trong tương lai gần. Quá trình thăm dò các mỏ đá vôi trắng có thể được tóm tắt như sau: Trước năm 1994: Hoàn thành công tác lập bản đồ địa chất và khoáng sản, nghiên cứu và phát hiện đá vôi trắng. Năm 1994: Tiến hành thăm dò và đánh giá trữ lượng hơn 2,1 triệu m3 tương đuơng với 5,523 triệu tấn. Năm 1998: Đánh giá trữ lượng cấp C1 + C2 là 58,7 triệu tấn, trong đó cấp C1 là 10 triệu tấn, cấp C2 là: 48,7 triệu tấn. Năm 2001 – 2002: Đánh giá tổng trữ lượng 55,503 triệu tấn, trong đó cấp B là: 5,443 triệu tấn, cấp C1 là: 15,710 triệu tấn, cấp C2 là: 34,320 triệu tấn. Năm 2003: Đánh giá tổng trữ lượng 18,939 triệu tấn, trong đó cấp B là: 1,597 triệu tấn, cấp C1 là: 12,235 triệu tấn, cấp C2 là: 5,107 triệu tấn. Năm 2006: Đánh giá tổng trữ lượng là: 59,8376 triệu tấn, trong đó cấp C1 : 16,6607 triệu tấn C2 : 43,1769 triệu tấn. Và tài nguyên dự báo P1 là: 109,8064 triệu tấn. 2.2. Về khai thác và sơ chế đá vôi trắng ở tỉnh Nghệ An thời gian qua 2.2.1. Thực trạng về cấp giấy phép cho các doanh nghiệp thăm dò và khai thác đá vôi trắng Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An, đến tháng 9/2007 trên địa bàn đã cấp 53 giấy phép thăm dò và khai thác đá xây dựng, trong đó có 29 giấy phép thăm dò và khai thác đá trắng. Trong các đơn vị khai thác chỉ có công ty liên doanh Việt Nhật (hiện nay là công ty đá vôi YABASHI) được cấp mỏ dài hạn với diện tích 51 ha, công ty khoáng sản Nghệ An do bộ công nghiệp (nay là bộ công thương) cấp, công ty hợp tác Quân khu 4 thăm dò 30 ha đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép, các đơn vị còn lại khác do tỉnh cấp tận thu với thời hạn khoảng 3 – 5 năm. Ngoài ra, đến tháng 6 năm 2008 có thêm 6 cỏ sở sản xuất kinh doanh được Bộ Tài nguyên Môi trường cấp phép thăm dò đá trắng với thời gian thực hiện từ 6 đến 24 tháng ở các địa điểm Thung Xén, Thung Nậm, Thung Hẹo, Thung Dên của huyện Quỳ Hợp và khu vực Lèn Bút huyện Tân Kỳ. Chúng ta có thể tổng hợp tình hình cấp phép thăm dò và khai thác đá vôi trắng cho các doanh nghiệp qua bảng sau: Bảng 3: Cấp phép thăm dò và khai thác đá vôi trắng ở tỉnh Nghệ An năm 2008 TT Tên đơn vị Diện tích cấp (ha) Thời gian cấp Nơi cấp 1 Cty Bê tông đá hoa 4,5 25/1/2005 Tỉnh Nghệ An 2 Cty LD Việt Nhật 51,0 20/3/2005 Tỉnh Nghệ An 3 Cty LD DMC 49,0 3/5/2005 Tỉnh Nghệ An 4 Cty TNHH Toàn Thắng 3,0 16/5/2005 Tỉnh Nghệ An 5 Cty TNHH Tân Đại Thành 7,0 16/5/2005 Tỉnh Nghệ An 6 Cty TNHH Lam Hồng 6,0 11/6/2006 Tỉnh Nghệ An 7 Cty TNHH Thành Trung 3,5 16/6/2006 Tỉnh Nghệ An 8 DNTN Quang Sơn 2,6 5/9/2006 Tỉnh Nghệ An 9 DNTN Hải Hà 2,0 22/9/2006 Tỉnh Nghệ An 10 DNTN Anh Tuấn 3,0 28/9/2006 Tỉnh Nghệ An 11 HTX Tứ Lộc 4,5 4/10/2006 Tỉnh Nghệ An 12 HTX Liên Hợp 2,0 15/10/2006 Tỉnh Nghệ An 13 HTX Hợp Thịnh 2,0 23/10/2006 Tỉnh Nghệ An 14 HTX Thành Công 6,0 7/11/2006 Tỉnh Nghệ An 15 HTX Đồng Tiến 4,0 30/11/2006 Tỉnh Nghệ An 16 HTX Thanh An 3,0 3/4/2007 Tỉnh Nghệ An 17 Cty CP Tân An 2,0 4/5/2007 Tỉnh Nghệ An 18 Cty TNHH Quang Tiến 6,0 4/5/2007 Tỉnh Nghệ An 19 Cty TNHH Hợp Hưng 4,5 6/5/2007 Tỉnh Nghệ An 20 Cty Kim Loại Màu 13,0 14/5/2007 Tỉnh Nghệ An 21 Cty Khoáng sản 7,7 7/6/2007 BộCôngThương 22 Cty CP Trung Đức 5,0 15/6/2007 Tỉnh Nghệ An 23 Cty Hợp tác Quân khu 4 30,0 27/6/2007 Bộ TN & MT 24 Cty TNHH Quyết Thắng 7,2 3/7/2007 Tỉnh Nghệ An 25 HTX Quyết Thành 15,0 15/7/2007 Tỉnh Nghệ An 26 Cty TNHH Thuận Thành 6,0 15/7/2007 Tỉnh Nghệ An 27 Cty TNHH Vinh An 8,0 14/8/2007 Tỉnh Nghệ An 28 Cty TNHH Hương Liệu 4,0 26/10/2007 Tỉnh Nghệ An 29 Hộc cá thể Võ Duy Trưng 7,4 21/12/2007 Tỉnh Nghệ An 30 LHSX TP Hồ Chí Minh 15,6 16/1/2008 Bộ TN & MT 31 Cty TNHH Chính Nghĩa 29,0 28/3/2008 Bộ TN & MT 32 Cty CP Sơn Nam 12,0 22/4/2008 Bộ TN & MT 33 Cty TNHH Phú Thương 7,2 29/5/2008 Bộ TN & MT 34 Cty CP Hoàng Gia 19,5 22/6/2008 Bộ TN & MT 35 Cty TNHH Hoài Danh 17,6 26/10/2008 Bộ TN & MT Cộng 369,8 Nguồn: Liên đoàn điạ chất Bắc Trung Bộ Như vậy, tính đến năm 2008 trên địa bàn đã cấp phép thăm dò và khai thác đá vôi trắng cho 35 đơn vị, với diện tích được cấp là 369,8 ha. Nhưng chỉ có 30 đơn vị đi vào hoạt động, còn 5 đơn vị vẫn đang đầu tư đó là: Cty TNHH Chính Nghĩa, Cty CP Sơn Nam, Cty TNHH Phú Thương, Cty CP Hoàng Gia, Cty TNHH Hoài Danh. 2.2.2. Thực trạng về khai thác và sơ chế đá vôi trắng ở tỉnh Nghệ An thời gian qua Gần đây việc khai thác đá vôi trắng diễn ra khá rộng rãi trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trên địa bàn hiện đã phát hiện được 90 thân khoáng đá vôi trắng, phân bố chủ yếu ở huyện Quỳ Hợp có 75 thân khoáng, ở Tân Kỳ 14 thân và Quỳ Châu 1 thân với tổng trữ lượng địa chất được dự báo vào khoảng 700 triệu tấn ( trữ lượng thăm dò 133 triệu tấn ). Các thân quặng đá vôi trắng thường ở thể núi, chủ yếu khai thác khấu suốt lộ thiên, chọn lọc thủ công. Vì vậy thường để lại nhiều cộn chân núi và khai thác dàn trải, gây tổn hại đến môi trường và cảnh quan môi trường. Trong những năm qua thì các doanh nghiệp đã tiến hành khai thác và đạt được kết quả như sau: Biểu đồ 1 : Sản lượng khai thác đá vôi trắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2002 – 2009 Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường Nghệ An Qua biểu đồ trên ta thấy sản lượng khai thác đá vôi trắng của các doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể qua các năm. Nếu như năm 2002 sản lượng đá vôi trắng khai thác được mới chỉ là 68.380 tấn thì đến năm 2003 tăng lên là 131.500 tấn. Như vậy là chỉ sau một năm nhưng sản lượng khai thác đá vôi trắng đã tăng lên gấp đôi. Đến năm 2009 thì sản lượng này đạt 552.300 tấn. Và tổng cộng sản lượng đá vôi trắng khai thác được từ năm 2002 – 2009 đạt 2,157180 tiệu tấn. Tuy nhiên con số này còn khá khiêm tốn so với tiềm năng đá vôi trắng ở tỉnh Nghệ An. Theo đánh giá của liên đoàn địa chất Bắc Trung Bộ thì tổng trữ lượng đá vôi trắg thăm dò năm 2006 là 59,8376 triệu tấn. Như vậy sản lượng khai thác đá vôi trắng trong thời gian qua ở Nghệ An mới chỉ đạt được khoảng 3,5 % so với trữ lượng thăm dò. Không chỉ khai thác mà trong thời gian qua thì các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu tiến hành sơ chế đá vôi trắng. Tính đến năm 2008 toàn tỉnh có 30 đơn vị hoạt động khai thác và tiến hành sơ chế đá vôi trắng. Tình hình khai thác và sơ chế đá vôi trắng của các doanh nghiệp năm 2008 được tổng hợp qua bảng số liệu sau: Bảng 4: Tổng hợp tình hình khai thác và sơ chế đá vôi trắng của các đơn vị năm 2008 TT Tên doanh nghiệp Sản phẩm sơ chế Đá hộc (m3) Bột đá trắng (tấn) Đá granito (tấn) Đá ốp lát ( m2) 1 Cty Bê tông đá hoa 0 500 60 13000 2 Cty LD Việt Nhật 0 0 50000 0 3 Cty LD DMC 0 15000 0 0 4 Cty TNHH Toàn Thắng 0 14000 160 5000 5 Cty TNHH Tân Đại Thanh 0 0 180 15000 6 Cty TNHH Lam Hồng 0 0 0 41807 7 Cty TNHH Thành Trung 0 0 0 2600 8 DNTN Quang Sơn 0 0 2000 0 9 DNTN Hải Hà 0 0 1758 0 10 DNTN Anh Tuấn 0 60 30 7000 11 HTX Tứ Lộc 0 0 0 5390 12 HTX Liên Hợp 450 0 230 6430 13 HTX Hợp Thịnh 0 0 2000 5000 14 HTX Thành Công 3000 0 5000 9000 15 HTX Đồng Tiến 0 0 245 4398 16 HTX Thanh An 0 297 1290 5550 17 Cty CP Tân An 8000 0 0 0 18 Cty TNHH Quang Tiến 0 13000 0 0 19 Cty TNHH Hợp Hưng 0 1950 0 3500 20 Cty Kim Loại Màu 3760 0 0 0 21 Cty Khoáng sản 44000 26000 0 0 22 Cty CP Trung Đức 0 15830 0 0 23 Cty TNHH Quyết Thắng 0 1500 0 0 24 HTX Quyết Thành 0 8000 4000 0 25 Cty TNHH Thuận Thành 0 0 7500 0 26 Cty TNHH Vinh An 0 2000 3000 0 27 Cty TNHH Hương Liệu 0 1800 600 0 28 Hộc cá thể Võ Duy Trưng 0 1200 3600 0 29 LHSX TP Hồ Chí Minh 0 300 0 0 30 DNTN Lê Đình Âu 0 200 0 0 Cộng 59.216 101.643 81.653 123.675 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An Như vậy, chỉ riêng trong năm 2008 vừa qua các doanh nghiệp hoạt động khai thác và sơ chế đá vôi trắng đã đạt được kết quả đáng kể: sản phẩm đá hộc đạt 59.216 m3, bột đá trắng đạt 101.643 tấn, đá granito đạt 81.653 tấn và đá ốp lát đạt 123.675 m2. Tuy nhiên kết quả này vẫn còn khá khiêm tốn so với trữ lượng thăm dò đá vôi trắng ở Nghệ An. 2.3. Về chế biến đá vôi trắng ở tỉnh Nghệ An thời gian qua Công tác chế biến giữ vai trò hết sức quan trọng, có vị trí quyết định trong việc nâng cao giá trị cuả tài nguyên khoáng sản, vì vậy tỉnh Nghệ An đã có chủ trương khuyến khích đầu tư chế biến hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô hoặc xuất bán nguyên liệu. Qua khảo sát 30 đơn vị sản xuất kinh doanh đá vôi trắng trên địa bàn tỉnh hiện có 6 đơn vị chế biến bột siêu mịn, 3 đơn vị tạc tượng, 4 đơn vị chuyên xẻ cưa mài mòn còn lại các đơn vị khác đang ở dạng chế biến thô, sản phẩm chủ yếu là bột đá thô, bột đá ngô ( granito ). Vì vậy sản phẩm sản xuất ra thường bán với giá rất rẻ 50.000 – 180.000 đồng/tấn trong khi đó sản phẩm bột đá siêu mịn giá bán từ 58 – 300 USD/tấn. Các cơ sở chế biến chủ yếu tập trung ở vùng Thung Khuộc - thị trấn Quỳ Hợp và rải rác ở các điểm mỏ, dọc trục đường giao thông vào mỏ, còn lại nằm ở đồng bắng Diễn Châu, khu công nghiệp Nam Cấm, Nghi Khánh – Nghi Lộc và tập trung nhiều vùng Trung Đô, Bến Thuỷ. Có 6 doanh nghiệp chế biến rải rác ở trong dân, vùng kho cảng Bến Thuỷ ảnh hưởng lớn đến môi trường và trật tự xã hội gây khó khăn cho công tác quản lý. Kết quả chế biến đá vôi trắng đạt được trên địa bàn tỉnh qua các năm như sau: Bảng 5: Sản lượng chế biến đá vôi trắng tỉnh Nghệ An giai đoạn 2002 – 2009 Năm Sản phẩm chế biến Bột đá mịn và siêu mịn (1000 tấn) Tốc độ tăng (%) Đá hộc + đá xay + đá blok (1000 tấn) Tốc độ tăng (%) Đá ốp lát + đá xẻ (1000 m2) Tốc độ tăng (%) 2002 40 50 90 2003 60 50 78 56 123 36,7 2004 68 13,3 89 14,1 158 28,5 2005 80 17,6 120 34,8 160 1,3 2006 100 25 140 16,7 220 37,5 2007 150 50 150 7,1 280 27,3 2008 250 66,7 220 46,7 300 7,1 2009 500 100 400 81,8 340 13,3 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An Từ bảng số liệu cho ta thấy sản lượng của tất cả các sản phẩm chế biến đá vôi trắng đều có sự tăng lên đáng kể qua các năm. Đặc biệt là đối với sản phẩm bột đá mịn và siêu mịn, nếu như năm 2004 tốc độ tăng chỉ đạt 13,3 % so với năm 2003 thì đến năm 2009 đạt 100 % so với năm 2008. Đối với sản phẩm đá hộc + đá xay + đá blok thì có sự biến động tăng giảm khác nhau qua các năm, năm 2004 tốc độ tăng là 14,1 % thì đến năm 2005 tăng lên 34,8 % nhưng từ năm 2005 – 2007 giảm xuống chỉ còn 7,1 % và đến năm 2009 đã tăng lên đến 81,8 % . Còn đối với sản phẩm đá ốp lát + đá xẻ thì tốc độ tăng lại có xu hướng giảm đi, năm 2006 tốc độ tăng là 37,5 % nhưng đến năm 2009 giảm xuống còn 13,3 %. Điều này cũng phù hợp với xu hướng trong tương lai. Các doanh nghiệp sẽ chú trọng đầu tư vào chế biến sản phẩm bột đá mịn và siêu mịn để thu được lợi nhuận cao hơn. Thế nhưng kết quả chế biến đá vôi trắng ở Nghệ An trong thời gian qua vẫn còn hết sức khiêm tốn so với tiềm năng to lớn của tài nguyên trên địa bàn. 2.4. Về trình độ công nghệ khai thác và chế biến đá vôi trắng ở tỉnh Nghệ An thời gian qua. 2.4.1. Trình độ công nghệ khai thác Về trình độ công nghệ khai thác thì hiện chỉ có công ty đá vôi YABASH có dây chuyền khai thác khá hiện đại, đầu tư khai thác mang tính chất công nghiệp lớn, chất lượng thiết bị tốt nhưng công suất sử dụng thiết bị còn thấp và mới sản xuất đến đá nghiền thô, làm nguyên liệu xuất khẩu để nghiền bột siêu mịn ở các nước khác. Ba đơn vị được Bộ Công Nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép thăm dò là công ty liên doanh Việt Nhật ( 2km2 ở khu vực Châu Cường ); công ty TNHH khoáng sản Nghệ An (1km2 ở khu vực Châu Tiến ) và công ty Hơp tác Quân khu 4 ( 30 ha ở Châu Quang ). Các đơn vị này đã đầu tư các dây chuyền khai thác, chế biến tương đối dồng bộ. Việc chế biến sâu đến bột siêu mịn vì nhiều lý do khác nhau, nhưng chủ yếu là vì lý do thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp, nên chưa phát triển mạnh. Các doanh nghiệp Việt Nam còn lại khai thác theo hình thức tận thu, đầu tư nhỏ lẻ, không đồng bộ, thiết bị chủ yếu của Trung Quốc và Việt Nam. Sản phẩm chủ yếu là đá hộc, đá block, đá xay sản xuất granito, đá ốp lát hoặc đá nghiền thô cỡ hạt 20 mm. Chỉ có Liên hợp săn xuất xuất nhập khẩu thành phố Hồ Chí Minh có dây chuyền công nghệ chế biến hiện đại, sản xuất bột siêu mịn với cỡ hạt từ 2 – 7mm với công suất khoảng 80.000 tấn/năm và mới đây là Công ty cổ phần Trung Đức với công suất 20.000 – 40.000 tấn/năm Nhìn chung các cơ sở khai thác đá vôi trắng, do tính chất đan xen của tài nguyên và điều kiện điều tra điạ chất không đầy đủ, thường tiến hành sản xuất lẫn lộn đồng thời cả 3 nhóm sản phẩm, gồm đá block, đá tạc tượng, đá nguyên liệu để xay nghiền đá trắng, đá vật liệu xây dựng thông thường.... Qua khảo sát các đơn vị khai thác đá vôi trắng trên địa bàn thì chỉ có công ty YABASHI có trình độ khai thác tương đối tốt, tính đồng bộ cao còn lại các đơn vị khác ở mức trung bình và kém. Bảng 6: Trình độ công nghệ các doanh nghiệp khai thác đá năm 2008 TT Tên doanh nghiệp Khoan nổ mìn Đập vỡ Bốc xếp, VC Nghiền CB khác Cấp điện nước Tính đồng bộ 1 Công ty CP An Sơn Bán cơ giới Thủ công Bán cơ giới 0 Bán cơ giới Có Trung bình 2 Công ty TNHH Tân Đại Thành Bán cơ giới Thủ công Bán cơ giới 0 Bán cơ giới Có Khá 3 Công ty TNHH Toàn Thắng Bán cơ giới Thủ công Bán cơ giới 0 Bán cơ giới có Trung bình 4 C/ty TNHH Thành Trung Bán cơ giới Thủ công Bán cơ giớ 0 Bán cơ giới có Trung bình 5 DN tư nhân Quang Sơn Bán cơ giới Thủ công Bán cơ giới 0 Bán cơ giới có Trung bình 6 HTX Hợp Thịnh Bán cơ giới Thủ công Bán cơ giới 0 Bán cơ giới có Trung bình 7 HTX Đồng Tiến Bán cơ giới Thủ công Bán cơ giới 0 Bán cơ giới có Trung bình 8 HTX Thành Công Bán cơ giới Thủ công Bán cơ giới 0 Bán cơ giới có Khá 9 HTX Liên Hợp Bán cơ giới Thủ công Bán cơ giới 0 Bán cơ giới có Trung bình 10 HTX Thanh An Bán cơ giới Thủ công Bán cơ giới Cơ khí Bán cơ giới có Trung bình 11 Công ty Liên doanh Việt Nhật Cơ giới Cơ giới Cơ giới + Thủ công Cơ giới Không Tốt Tốt Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An 2.4.2. Trình độ công nghệ chế biến Về trình độ công nghệ chế biến: Qua khảo sát 12 đơn vị chế biến thô trên địa bàn thì chỉ có Liên doanh khoáng sản Việt - Nhật có trình độ khai thác chế biến tương đối tốt, tính đồng bộ cao, ba cơ sở chế biến đá ốp lát có trình độ công nghệ khá là Công ty đá hoa xuất khẩu, Công ty TNHH Tân Đại Thành và HTX Thành Công, còn các doanh nghiệp khác chỉ ở mức trung bình. Hiện nay, Nghệ An có 06 doanh nghiệp chế biến đá mịn và siêu mịn là Liên doanh DMC, công ty CP khoáng sản Nghệ An, Công ty TNHH 1 TV Kim loại màu Nghệ Tĩnh; Công ty CP Trung Đức; Liên hiệp sản xuất XNK Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty cổ phần Địa Thạch. Trong đó Liên Hợp sản xuất XNK thành phố Hồ Chí MInh là tính đồng bộ thiết bị khá cao, Liên doanh DMC và Công ty CP Trung Đức ở mức khá, còn lại đều ở mức trung bình.Qua khảo sát 6 đơn vị trên thì: Hệ thống cấp liệu: Chỉ có 1 đơn vị cơ giới là Công ty liên doanh DMC. Hệ thống nghiền: 1 đơn vị tốt là Liên hiệp sản xuất XNK thành phố Hồ Chí Minh, còn 2 đơn vị khá là: Liên doanh DMC và công ty CP Trung Đức. Hệ thống đóng gói: Có 2 đơn vị cơ giới là Liên hiệp sản xuất XNK thành phố Hồ Chí Minh và Liên doanh DMC, còn lại đóng gói thủ công. Hệ thống thông gió, hút bụi điều khiển: 1 đơn vị tốt là Liên hiệp sản xuất XNK thành phố Hồ Chí Minh, 1 đơn vị khá là là liên doanh DMC, còn lại là trung bình. Từ đó chúng ta có biểu đánh giá trình độ công nghệ thiết bị chế biến đá trắng siêu mịn của các doanh nghiệp như sau: Bảng 7: Trình độ công nghệ thiết bị DN chế biến đá trắng siêu mịn năm 2008 TT Tên doanh nghiệp HT cấp liệu HT nghiền Đóng gói,VC Thông gió, hút bụi HT điều khiển Tính đồng bộ 1 Liên doanh DMC Cơ giới Khá Cơ gới Khá Khá Trung bình 2 Công ty CP Trung Đức Thủ công Khá Thủ công Trung bình Trung bình Khá 3 Công ty khoáng sản Nghệ An Thủ công Khá Thủ công Trung bình Trung bình Trung bình 4 LHSX .XNK TP. Hồ Chí Minh Thủ công Tốt Cơ giới Tốt Tốt Tốt 5 Công ty kim loại màu Nghệ Tĩnh Thủ công Trung bình Thủ công Trung bình Trung bình Trung bình 6 Công ty CP Điạ Thạch Thủ công Trung bình Thủ công Trung bình Trung bình Trung bình Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An Qua biểu trên ta thấy hầu hết các trang thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp đều ở dạng thủ công. Chính vì vậy mà việc đầu tiên các nhà đầu tư cần quan tâm là phải thay đổi trang thiết bị công nghệ hiện đại cho các cơ sở sản xuất đá vôi trắng siêu mịn để cho ra những sản phẩm có chất lượng ngày càng cao và có giá trị trên thị trường. 2.5. Về tác động môi trường và an toàn lao động Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có hơn 30 mỏ đá vôi trắng đang được khai thác, tuy nhiên dây chuyền công nghệ khai thác và chế biến đá tại phần lớn các cơ sở này đều cũ và lạc hậu, không được trang bị hút bụi tại nhiều công đoạn nên đã gây ô nhiễm môi trường tại khu vực lân cận. Nồng độ bụi do các cơ sở này thải ra gấp nhiều lần co phép, thậm chí có những khu vực nồng độ bụi cao gấp 9 lần tiêu chuẩn cho phép như nghiền, sàng...Bên cạnh đó, các cơ sở này còn thải ra môi trường một lượng lớn khí độc hại như CO, SO2... đây là những khí rất độc hại đối với môi trường và người lao động chính cơ sở này. Mức độ tiếng ồn của các cơ sơ này cũng luôn cao hơn nhiều lần tiêu chuẩn cho phép do tiếng mịn nổ. Nguyên nhân là do công nghệ khai thác đá của các cơ sở này chủ yếu là nổ mìn kết hợp với lao động thủ công, không được trang bị những thiết bị hút bụi tiên tiến, trong khi đó hầu hết các công đoạn của quá trình khai thác và chế biến đá đều phát sinh bụi từ nổ mịn, khoan phá đá, nghiền sàng, chuyên chở..... Để từng bước giảm bớt nồng độ bụi, khí thải và tiếng ồn do các cơ sở khai thác và chế biến đá gây ra, Bộ xây dựng đã có văn bản yêu cầu các cơ sở bên cạnh việc áp dụng những công nghệ tiên tiến trong khai tháccũng như đầu tư lắp đặt hệ thống hút bụi tại tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất, cần thực hiện một số giải pháp hạn chế sự lan toả bụi và tiếng ồn ra môi trường xung quanh như tưới rửa hệ thống đường vận chuyển nội bộ, trồng cây xanh, các xe vận chuyển nguyên vật liệu phải được che kín...Bộ xây dựng cũng khuyến khích các cơ sở sử dụng thuốc nổ an toàn giảm rung động và ít phát sinh khí độc hại vào môi trường, sử dụng chất phụ gia bổ sung vào nhiên liệu xăng dầu nhằm tiết kiệm nhiên liệu và giảm thiểu các chất thải khí gây ô nhiễm môi trường như CO, HC, SO2... Tuy nhiên, việc chỉ có văn bản yêu cầu của Bộ xây dựng có thể chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm trong các đơn vị khai thác và chế biến đá. Bộ chủ quan và đơn vị cấp phép nên chẳg quy định chỉ cấp phép cho các cơ sở dùng công nghệ loại nào, đầu tư vốn bao nhiêu để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường về tiếng ồn và khói bụi. Qua kiểm tra đánh giá cho thấy các đơn vị khai thác hầu hết đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường, có bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc bản kê các hoạt động có ảnh hưởng môi trường và trong báo cáo đánh giá tác động môi trường các tổ chức doanh nghiệp đã đưa ra các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường để khống chế, phòng ngừa giảm thiểu một cách tối đa. Song việc thực hiện chỉ có công ty Liên doanh Việt Nhật là tương đối nghiêm túc còn lại các đơn vị không thực hiện chế độ giám sát, quan trắc; Một số cơ sở có giải pháp xử lý nhưng mang tính tạm thời không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật xử lỹ ô nhiễm, thậm chí còn có cơ sở không có thủ tục cấp phép đã khai thác dẫn đến phá vỡ cảnh quan môi trường, nhất là hệ sinh thái rừng. Hầu hết các cơ sở chưa ký quỹ môi trường, chưa có kế hoạch đầu tư sau khi được cấp phép khai thác mỏ, chưa làm thủ tục thuê đất hoặc có một số trường hợp huyện xã cũng cấp phép khai thác. Đối với các cơ sở chế biến: Nhìn chung các cơ sở chế biến đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường và các thủ tục cấp giấy phép sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đã đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường khá chi tiết và đầy đủ nhất là chế độ tự quan trắc, giám sát môi trường về nước thải, không khí, chất thải rắn và đều có cam kết thực hiện các điều đã đăng ký trong bản đăng ký đảm bảo môi trường. Song trong thực tế có một số đơn vị đã không thực hiện đầy đủ, đúng như đã cam kết trong bản đăng ký. Nhiều đơn vị do sản xuất trong khu dân cư đã dẫn đến nhiều đơn như như khiếu nại của nông dân nhất là khu vực Trung Đô, Bến Thuỷ của Thành phố Vinh. Hầu hết các đơn vị sản xuất bột đá chưa có hệ thống xử lý bụi đạt yêu cầu, chủ yếu vẫn là dây ống lọc bụi, có nơi không có, còn chế độ phun nước thì hầu như không có đơn vị nào làm. Về công tác đảm bảo an toàn đối với khai thác và chế biến đá vôi trắng: Hầu hết các doanh nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng chưa khai thác theo đúng thiết kế, trang bị bảo hộ lao động còn thiếu thốn, các biện pháp phòng chống cháy nổ còn yếu và nội quy an toàn lao động vẫn chưa được chấp hành một cách đầy đủ. Sau đây chúng ta có biểu đánh giá an toàn lao động của các đơn vị khai thác - chế biến đá vôi trắng trên địa bàn. Bảng 8: Biểu đánh giá ATLĐ các đơn vị khai thác - chế biến năm 2008 TT Tên DN KT-CB KT-CB theo thiết kế Trang bị BHLD Giảm ô nhiễm Biện pháp PCC Nội quy ATLĐ Tốt TB Yếu Tốt TB Yếu Tốt TB yếu Tốt TB Yếu Tốt TB Yếu 1 Cty TNHH Toàn Thắng + + + + + 2 Cty TNHH Tân Đại Thành + + + + + 3 Cty TNHH Thành Trung + + + + + 4 Cty TNHH Lam Hồng + + + + + 5 DN tư nhân Quang Phú + + + + + 6 DN tư nhân Hải Hà + + + + 7 Cty CP An Sơn + + + + 8 HTX Tứ Lộc + + + + + 9 HTX Hợp Thịnh + + + + + 10 HTX Liên Hợp + + + + + 11 HTX Thành Công + + + + + 12 HTX Đồng Tiến + + + + + 13 HTX Thanh An + + + + + 14 Cty TNHH Tân An + + + + + 15 Liên Doanh Việt Nhật + + + + + 16 Liên Doanh DMC + + + + + 17 Cty TNHH Trung Đức + + + + + Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An 2.6. Về thị trường và tiêu thụ sản phẩm Đá vôi trắng trong công nghiệp hiện nay là một trong những vật liệu được sử dụng nhiều trên thế giới. Các ngành sử dụng đá vôi trắng chủ yếu là ngành công nghiệp hoá chất ( 34% ), công nghiệp giấy ( 30% ), lĩnh vực môi trường ( 28% ), ngành xây dựng ( 8% ). Trong những năm qua ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng phát triển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25701.doc
Tài liệu liên quan