Chuyên đề Một số giải pháp phát triển sản xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ

I . Tổng quan về cây chè

1. Vị trí cây chè trong nền kinh tế quốc dân

1.1 Chè là một thức uống lý tưởng và có nhiều giá trị về dược liệu, phòng và chữa được nhiều loại bệnh:

1.2 Chè là một cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài, mau cho sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao.

1.3 Ở nước ta, chè là một trong những cây có giá trị xuất khẩu cao.

1.4 Phát triển sản xuất chè giúp sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên và tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn.

2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của cây chè

2.1 Điều kiện đất đai và địa hình

2.2 Điều kiện độ ẩm và lượng mưa

2.3 Điều kiện nhiệt độ không khí

2.4 Điều kiện ánh sáng

2.5 Không khí

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè

3.1 Nhóm nhân tố tự nhiên

3.2 Nhóm nhân tố thị trường

3.3 Cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật

3.4 Tiến bộ khoa học công nghệ

3.5 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất chè

4.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất

4.1.1 Các chỉ tiêu hiện vật

4.1.2 Các chỉ tiêu giá trị

4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất chè

II . Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới và ở Việt Nam

1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới

1.1 Tình hình sản xuất

1.2. Tình hình tiêu thụ

2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở Việt Nam

2.1 Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam

2.2 Tình hình tiệu thụ, xuất khẩu chè ở Việt Nam

2.2.1 Đối với thị trường trong nước

2.2.2 Đối với thị trường nước ngoài

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ Ở THÁI NGUYÊN

I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè

1. Điều kiện tự nhiên

1.1 Vị trí địa lý

1.2 Địa hình

1.3 Đất đai

1.3 Khí hậu thủy văn

1.3.1 Khí hậu

1.3.2 Thủy văn

2 Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên

2.1 Điều kiện kinh tế

2.2 Dân số và lao động

2.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật

2.3.1 Giao thông vận tải

2.3.2 Hệ thống thủy lợi

2.3.3 Hệ thống điện

3. Đánh giá chung những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển sản xuất chè ở Thái Nguyên

3.1 Thuận lợi

3.2 Khó khăn

II. Thực trạng sản xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên

1.Thực trạng phát triển diện tích, sản lượng chè ở tỉnh Thái Nguyên

1.1 Về diện tích

1.2 Về sản lượng

2. Tình hình thâm canh sản xuất chè ở Thái Nguyên

2.1 Các vùng chuyên canh trong tỉnh

2.2 Tình hình sử dụng phân bón cho chè

2.3 Giống chè và nguồn cung cấp

2.3.1 Giống chè

2.3.2 Nguồn cung cấp giống và công tác quản lý chất lượng giống

3. Tình hình thu hái và chế biến chè

4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm chè ở tỉnh Thái Nguyên

III. Đánh giá chung tình hình sản xuất chè ở Thái Nguyên

1. Kết quả và hiệu quả sản xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên trong thời gian vừa qua

1. Hạn chế và nguyên nhân của thực trạng phát triển sản xuất chè

2.1 Hạn chế

2.1.1 Về sản xuất chè nguyên liệu

2.1.2 Chế biến chè

2.1.3 Tiêu thụ chè

1.2. Nguyên nhân của thực trạng sản xuất chè

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ Ở THÁI NGUYÊN

I. Phương hướng, mục tiêu phát triển sản xuất chè trong thời gian tới của tỉnh Thái Nguyên

1. Các quan điểm phát triển sản xuất chè ở Thái Nguyên

1.1 Phát triển sản xuất chè nhằm phát huy thế mạnh và khai thác tốt tiềm năng về tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh

1.2 Phát triển sản xuất chè theo hướng tập trung, thâm canh cao, đưa sản xuất chè trở thành sản xuất hàng hoá

1.3. Phát triển sản xuất chè góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý

1.4 Phát triển sản xuất chè nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp

2. Phương hướng phát triển ngành chè Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2015, định hướng đến năm 2020

2. Mục tiêu phát triển sản xuất chè của tỉnh giai đoạn 2010 – 2020

II. Giải pháp phát triển sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2020

1. Quy hoạch, tổ chức sản xuất hình thành vùng sản xuất tập trung phù hợp với khả năng phát triển của vùng sản xuất và nhu cầu thị trường

1.1 Giải quyết các vấn đề ruộng đất

1.2 Tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp thâm canh tăng năng suất chè

1.2.1 Cải tạo và thiết kế đồi vườn trồng chè:

1.2.2 Tuyển chọn giống chè và nâng cao năng suất chất lượng

1.2.3 Sử dụng phân bón, hóa chất hợp lý và tăng cường các biện pháp thủy lợi hóa, cơ giới hóa nông nghiệp

1.2.4 Các biện pháp thu hái và chế biến chè

1.3 Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến công

2. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm chè

2.1 Thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất chè

2.2 Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại

2.3 Tổ chức hợp lý hệ thống kênh tiêu thụ các sản phẩm chè

2.4 Phát huy sức mạnh của mối liên kết 4 nhà trong việc tiêu thụ sản phẩm chè

3. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật

4. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chè

5. Sản xuất sản phẩm chè sạch, an toàn

6. Xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất chè

6.1 Đối với các doanh nghiệp sản xuất chè

6.2 Đối với những người trồng chè

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7635 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phát triển sản xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t chiếm 70% điện cho sản xuất còn rất thấp thể hiện ngành nghề trong nông thôn kém phát triển. 3. Đánh giá chung những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển sản xuất chè ở Thái Nguyên 3.1 Thuận lợi Thái Nguyên có những thuận lợi để phát triển sản xuất chè như sau: - Thái Nguyên nằm giáp với Hà Nội, là cầu nối giữa các tỉnh biên giới phía Bắc với Đồng bằng sông Hồng, có 18 trường đại học, cao đẳng, trung học trên địa bàn, có tuyến Quốc lộ 3 chạy qua nối Hà Nội với các tỉnh biên giới phía Bắc. Đây là một lợi thế so sánh quan trọng của tỉnh về thị trường tiêu thụ nông sản. - Tỉnh hiện còn khoảng 35 ngàn ha đất chưa sử dụng, trong đó có thể khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp khoảng 24 - 25 ngàn ha. - Khí hậu cho phép phát triển tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú có lợi thế hơn các tỉnh đồng bằng trong việc phát triển nông lâm nghiệp tổng hợp và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hoá. Đặc biệt điều kiện thời tiết khí hậu và đất đai của tỉnh thích hợp với việc phát triển sản xuất chè. - Những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá cao, có ý nghĩa thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh ở mức cao trong những năm tới. - Tỉnh có nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm trong sản xuất chè từ lâu đời. - Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông liên lạc, điện, thuỷ lợi… đang được cải thiện, hệ thống cung ứng dịch vụ vật tư nông nghiệp đang được mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng. - Cây chè được xác định là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh nên được tỉnh quan tâm đầu tư phát triển. 3.2 Khó khăn Mặc dù có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất chè song phát triển sản xuất chè cũng gặp một số khó khăn sau đây: - Địa hình chia cắt mạnh, đất dốc dẫn đến sản xuất phân tán, tỷ suất đầu tư chưa cao và dễ gây thoái hoá đất nếu không có giải pháp canh tác hợp lý. - Hạ tầng cơ sở đặc biệt là ở nông thôn miền núi còn yếu kém làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế. - Trình độ lao động nông nghiệp ở nông thôn còn thấp, đây là một trở ngại lớn trong sản xuất nông nghiệp hàng hoá. - Thu nhập của một bộ phận dân cư còn thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao sẽ gây nhiều khó khăn trong đầu tư thâm canh. Hệ thống sản xuất cung ứng giống còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu giống tại chỗ cho sản xuất của địa phương. Hệ thống bảo quản chế biến sản phẩm sau thu hoạch còn ít và lạc hậu. Diễn biến thời tiết thất thường, mùa mưa hay bão lụt, mùa khô thường hạn gây thiếu nước tưới. II. Thực trạng sản xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông lâm nghiệp. Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là sản phẩm nổi tiếng trong cả nước từ lâu. Toàn tỉnh hiện có trên 16.000 ha chè, đứng thứ 2 trong cả nước, với hơn 40 cơ sở chế biến chè lớn nhỏ rải đều trên khắp địa bàn tỉnh. Căn cứ vào điều kiện đất đai và khí hậu của tỉnh, vùng chè nguyên liệu được chia làm hai vùng. Vùng nguyên liệu để chiến biến chè xanh bao gồm các huyện: Thành phố Thái Nguyên, Đại từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Sông Cầu, Võ Nhai, với diện tích 12.400 ha, chiếm 73% diện tích chè của cả tỉnh. Trong đó, chè xanh đặc sản có gần 4.000 ha, với các địa danh nổi tiếng như Tân Cương, Phúc Xanh, Phúc Trìu (T.P Thái Nguyên), La Bằng, Khuôn Gà-Hùng Sơn (Đại Từ), Tại Cài-Minh Lập, Sông Công (Đồng Hỷ) và Phúc thuận (Phổ Yên). Vùng chè nguyên liệu để chế biến chè đen bao gồm phần lớn chè của Định Hóa, Phú lương với diện tích 4.000 ha, chiếm 27% diện tích chè toàn tỉnh. Chè Thái Nguyên được tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài nước, trong đó thị trường nội địa chiếm 70% với sản phẩm là chè xanh, chè xanh đặc sản Cây chè đã được tỉnh Thái Nguyên xác định là cây công nghiệp chủ lực, có lợi thế trong nền kinh tế thị trường, là cây xoá đói giảm nghèo và làm giầu của nông dân. Tỉnh có chủ trương phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, khai thác tiềm năng và thế mạnh của cây chè, góp phần xoá đói, giảm nghèo và làm giầu cho phần lớn nông dân trồng chè trong tỉnh. Trong những năm gần đây tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và thực hiện Đề án phát triển chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010. Đến nay về diện tích trồng chè, năng suất và sản lượng chè tăng đáng kể. Thái Nguyên khuyến khích các dự án đầu tư chế biến sản phẩm chè cao cấp tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là vấn đề an toàn sản phẩm gặp nhiều khó khăn chưa giải quyết được Thực trạng phát triển diện tích, sản lượng chè ở tỉnh Thái Nguyên 1.1 Về diện tích Chè được trồng ở tất cả các huyện và thị xã của tỉnh Thái Nguyên. Nhìn vào bảng 2.1 ta có thể thấy diện tích trồng chè phân bố không đều giữa các huyện, 3 huyện có diện tích trồng chè ít nhất là huyện Phú Bình, huyện Võ Nhai và thị xã Sông Công. Huyện tập trung chè nhiều nhất là huyện Đại Từ, đó là do đất đai và khí hậu, điều kiện tự nhiên của huyện phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè, mặt khác người dân ở Đại Từ cũng có kinh nghiệm, truyền thống trồng chè từ lâu đời. Trong những năm qua, tỉnh không ngừng xây dựng, phát triển những khu công nghiệp, hệ thống thương mại dịch vụ như siêu thị, khách sạn, nhà hàng ngày càng nhiều, tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng, mặt khác quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ vì vậy diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị hạn chế. Tuy vậy, diện tích trồng chè vẫn tăng lên hàng năm do tỉnh xác định cây chè là cây công nghiệp chủ lực. Trong giai đoạn 2004 – 2006, diện tích trồng chè của tỉnh tăng mạnh. Năm 2005 so với 2004, diện tích trồng chè của tỉnh tăng 3,96% tương đương với 607 ha. Năm 2006 so với 2005, diện tích tăng 435 ha (2.73%). Trong đó, diện tích tăng mạnh nhất phải kể đến các huyện: Phú Lương chiếm 21,72% tổng diện tích toàn tỉnh, huyện Đại Từ chiếm 30,72% tổng diện tích (năm 2006) Bảng 2.1: Diện tích trồng chè phân theo huyện / thành phố / thị xã Đơn vị : ha Năm Huyện, thị xã 2004 2005 2006 2007 2008 Ha Tỷ trọng (%) Ha Tỷ trọng (%) Ha Tỷ trọng (%) Ha Tỷ trọng (%) Ha Tỷ trọng (%) Thành phố Thái Nguyên 1.031 6,73 1.125 7,06 1.094 6,68 1.134 6,78 1.158 6,81 Thị xã Sông Công 465 3,03 480 3,01 485 2,96 500 2,98 505 2,97 Huyện Định Hoá 1.906 12,44 1.942 12,19 1.966 12,01 1.996 11,93 2.026 11,92 Huyện Võ Nhai 417 2,72 465 2,92 497 3,03 538 3,22 560 3,29 Huyện Phú Lương 3.370 21,99 3.451 21,66 3.554 21,72 3.604 21,55 3.650 21,47 Huyện Đồng Hỷ 2.391 15,6 2.493 15,65 2.538 15,5 2.571 15,37 2.609 15,35 Huyện Đại Từ 4.721 30,8 4.871 30,57 5.028 30,72 5.098 30,47 5.152 30,32 Huyện Phú Bình 96 0,63 96 0,6 96 0,58 96 0,57 101 0,59 Huyện Phổ Yên 927 6,06 1.008 6,34 1.108 6,8 1.189 7,13 1.233 7,28 Tổng số 15.324 100 15.931 100 16.366 100 16.726 100 16.994 100 (Nguồn: Phòng trồng trọt - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên) Trong giai đoạn 2007 – 2008, diện tích trồng chè của tỉnh vẫn tăng nhưng tốc độ tăng giảm so với giai đoạn 2004 – 2006. Năm 2007 so với 2006 diện tích trồng chè tăng 2,2% (360 ha). Năm 2008 so với 2007 diện tích trồng chè tăng 1,6% (268 ha). Nguyên nhân là do quỹ đất nông nghiệp của tỉnh có hạn, không thể phát triển diện tích mãi được. Mặt khác, phương hướng chính của giai đoạn này là nâng cao chất lượng. Do vậy, tỉnh không phát triển thêm diện tích chè, mà chủ yếu là trồng thay thế, trồng lại bằng giống mới. Từ năm 2007, tỉnh thực hiện chủ trương cải tạo diện tích chè kém chất lượng, từ nguồn vốn khuyến nông quốc gia. Theo đó, các giống mới, năng suất cao, chịu bệnh tốt sẽ được thay thế cho các giống cũ năng suất thấp. Việc thay thế này được thực hiện dần. Nghĩa là, cây mới lên đến đâu thì mới phạt dần cây cũ đến đó. Làm như vậy có 2 cái lợi: Một là, trong thời gian chờ chè mới lên, người dân vẫn tận thu được từ chè cũ để đảm bảo cuộc sống. Hai là, giải phóng dần tâm lý e ngại của người dân. Qua đó sẽ thay đổi nhận thức của nhiều người dân trong vùng, rằng việc thay thế giống chè cũ là hướng đi hoàn toàn đúng đắn. Hiện nay, cơ cấu giống mới đạt trên 20% diện tích; mỗi năm trồng mới 600 ha, trong đó có 400 ha là trồng giống mới. Tuy nhiên, cái khó khăn nhất hiện nay là, dù diện tích chè của tỉnh đứng thứ 2 cả nước (sau Lâm Đồng) nhưng không tập trung, vẫn còn manh mún, tức là 8/9 huyện, thành, thị trồng rải rác, và số hộ tham gia sản xuất chè rất đông (66.000 hộ) nên số hộ có quy mô vài héc-ta không nhiều. 1.2 Về sản lượng Do chủ trương giảm diện tích chè của tỉnh để tập trung vào sản xuất các giống chè mới có chất lượng cao và nâng cao năng suất chất lượng cây chè nên sản lượng chè cũng giảm đáng kể. Điều này có thể thấy rõ qua hai giai đoạn như trong bảng 3. Giai đoạn 2004 – 2006 sản lượng chè tăng dần qua các năm: Năm 2005 sản lượng chè búp tươi toàn tỉnh là 110.636 tấn, tăng 13.373 tấn (13.75%) so với năm 2004. Năm 2006 sản lượng chè là 129.913 tấn, tăng 19.277 (17,42%) tấn so với năm 2005. Bảng 2.2: Sản lượng chè búp tươi phân theo huyện/thành phố/ thị xã: Đơn vị: tấn Năm Huyện, thị xã 2004 2005 2006 2007 2008 Tấn Tỷ trọng (%) Tấn Tỷ trọng (%) Tấn Tỷ trọng (%) Tấn Tỷ trọng (%) Tấn Tỷ trọng (%) Thành phố Thái Nguyên 6.120 6,29 8.477 7,66 9.632 7,41 10.846 7,74 12.211 8,18 Thị xã Sông Công 2.450 2,52 2.840 2,56 3.531 2,72 3.871 2,76 4.241 2,84 Huyện Định Hoá 11.500 11,82 13.640 12,33 15.228 11,72 16.170 11,54 16.877 11,31 Huyện Võ Nhai 1.080 1,11 1.738 1,57 2.247 1,73 2.602 1,85 2.827 1,89 Huyện Phú Lương 20.035 20,59 23.117 20,89 29.039 22,35 31.010 22,12 32.170 21,55 Huyện Đồng Hỷ 12.267 12,61 14.763 13,34 20.004 15,39 22.563 16,09 23.750 15,91 Huyện Đại Từ 35.921 36,93 37.376 33,78 41.154 31,68 43.223 30,83 46.124 30,9 Huyện Phú Bình 410 0,42 450 0,4 600 0,46 656 0,46 662 0,44 Huyện Phổ Yên 7.480 7,71 8.236 7,47 8.478 6,54 9.241 6,61 10.393 6,98 Tổng số 97.263 100 110.636 100 129.913 100 140.182 100 149.255 100 (Nguồn: Phòng trồng trọt - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên) Tuy nhiên đến giai đoạn 2007 – 2008, tốc độ tăng của sản lượng chè giảm so với giai đoạn 2004 – 2006. Năm 2007, sản lượng chè đạt 140.182 ha, tăng 10.269 tấn (7,9%) so với năm 2006. Năm 2008, sản lượng chè toàn tỉnh đạt 149.255 tấn, tăng 9073 tấn (6,47%) so với năm 2007. Huyện Đại Từ là huyện có sản lượng chè lớn nhất toàn tỉnh qua các năm. Năm 2008, sản lượng chè của huyện đạt 46.124 tấn, chiếm 30,9% sản lượng chè toàn tỉnh. Là huyện trung du miền núi, nhờ có điều kiện khí hậu và đất đai được thiên nhiên ưu đãi nên nhìn chung rất thích hợp với sự phát triển của cây chè. Do đó trong cơ cấu các cây trồng của huyện, chè được xác định là cây trồng tiềm năng thế mạnh của Huyện - Là cây trồng xoá đói giảm nghèo tiến tới làm giàu trong việc phát triển kinh tế của Huyện vì vậy diện tích chè hàng năm không ngừng tăng nhanh. Huyện đã xây dựng quy hoạch vùng chè, mạnh dạn đưa các giống chè mới có chất lượng và năng suất cao thay thế dần cho cây chè Trung du lá nhỏ, Chủ yếu là giống chè nhập nội, chè lai cho năng suất và chất lượng cao. Nhờ có những cơ chế chính sách đúng đắn phù hợp để quy hoạch phát triển sản xuất chè, đồng thời nhân dân trong huyện có truyền thống canh tác, sản xuất chè, ham học hỏi và ứng dụng KHKT vào sản xuất, thâm canh, chế biến chè.. đã hình thành nên nhiều vùng sản xuất có sản phẩm chè đặc sản thơm ngon nổi tiếng trong và ngoài tỉnh như chè La Bằng, Hoàng Nông, Hùng Sơn, Quân Chu… chuyên sản xuất những loại chè có uy tín và giá trị kinh tế cao. 2. Tình hình thâm canh sản xuất chè ở Thái Nguyên 2.1 Các vùng chuyên canh trong tỉnh Phát triển sản xuất có hai hình thức: quảng canh và thâm canh. Trong đó, quảng canh là hình thức sản xuất nhằm tăng sản lượng nông sản bằng cách mở rộng diện tích đất đai với cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém, trình độ sản xuất lạc hậu, chủ yếu dựa vào việc sử dụng sử dụng độ phì nhiêu tự nhiên của ruộng đất. Thâm canh là hình thức sản xuất tiên tiến nhằm mục đích tăng sản lượng nông sản bằng cách tăng độ phì nhiêu của đất thông qua đầu tư thêm vốn và kỹ thuật vào sản xuất. Vốn là cây trồng chủ lực của tỉnh, để phát triển sản xuất chè theo hướng sản xuất hàng hoá thì việc đầu tư thâm canh sản xuất chè là cần thiết bao gồm đầu tư về vốn, giống, kỹ thuật chăm sóc…để nâng cao năng suất, chất lượng. Các vùng chuyên canh chè lớn trong tỉnh bao gồm: huyện Đại Từ, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ, huyện Định Hoá. Huyện Đại Từ: Khai thác thế mạnh của huyện miền núi về kinh tế đồi rừng, tập trung vào phát triển chăn nuôi gia súc, phát triển cây chè, cây ăn quả, trồng rừng, cải tạo và thâm canh chè v.v... năm 2009, trồng mới và trồng phục hồi 158 ha; Cải tạo 316 ha chè xuống cấp và thâm canh trên 1.300 ha. Xác định được thế mạnh của cây chè huyện đã xây dựng quy hoạch vùng chè, mạnh dạn đưa các giống chè mới có chất lượng và năng suất cao thay thế dần cho cây chè Trung du lá nhỏ, Chủ yếu là giống chè nhập nội, chè lai cho năng suất và chất lượng cao như giống chè: TRI777; 1A; LDP1; Bát Tiên; Kim Tuyên; Keo am tích, Phúc Vân Tiên, Hùng Đỉnh Bạch......  Đến nay toàn huyện có 5.054 ha chè. Năng suất bình quân đạt 97 tạ/ha. Hàng năm sản lượng chè búp tươi thu hoạch đạt 48.520 tấn, chủ yếu tập trung ở các xã: thị trấn Quân Chu, xã Quân Chu, Cát Nê, Mỹ Yên, Hoàng Nông, La Bằng, Phú Xuyên, Yên Lãng, Phú Cường, Phú Lạc, Minh Tiến, Tân Linh, Phục Linh, Hà Thượng, Phục Linh, Hùng Sơn, Tân Thái. Huyện Đồng Hỷ: Hiện nay, huyện Đồng Hỷ có gần 2.600ha chè, tập trung chủ yếu ở một số xã như Khe Mo, Minh Lập, Hòa Bình và thị trấn Sông Cầu… Xác định cây chè là cây kinh tế mũi nhọn nên những năm qua, huyện rất quan tâm phát triển cây chè. Xã Khe Mo hiện có trên 250ha chè, trong đó diện tích chè cành giống LDP1, TRI 777… chiếm khoảng 20%. Cùng với việc chuyển đổi các diện tích cho năng suất thấp sang trồng các giống chè cành năng suất, chất lượng cao, người dân nơi đây đã mạnh dạn đầu tư thâm canh diện tích chè kinh doanh hiện có nên năng suất chè bình quân của xã đã tăng từ 80 tạ/ha năm 2006 lên 95 tạ/ha hiện nay. Bên cạnh đó, bà con còn tích cực sản xuất chè vụ đông ở những diện tích thuận tiện nước tưới nên thu nhập từ chè đã và đang trở thành nguồn thu nhập chính của 1.000/1.469 hộ dân trong xã.   Không chỉ Khe Mo mà xã Văn Hán cũng đang phát triển rất mạnh cây chè. Từ năm 2005 trở lại đây, mỗi năm xã trồng mới, trồng lại khoảng 5-10ha bằng các giống chè cành nên đến nay, diện tích chè của toàn xã là 300ha. Với năng suất trung bình đạt trên 90 tạ/ha, mỗi năm, Văn Hán cung cấp cho các nhà máy chế biến chè khoảng trên 200 tấn chè búp tươi. Đầu ra của cây chè ổn định, đời sống người dân trồng chè ở Văn Hán đã được cải thiện rất nhiều.   Để nâng cao năng suất, chất lượng, huyện đã chỉ đạo các xã tích cực đưa các giống chè cành như LDP1, Tri 777, Phúc Vân Tiên, Am Tích… vào trồng mới, trồng thay thế những diện tích chè trung du đã thoái hóa, xuống cấp; tạo mọi điều kiện cho người dân được vay vốn từ các ngân hàng để đầu tư thâm canh cũng như mua máy móc phục vụ chế biến chè… Từ năm 2001 đến nay, Đồng Hỷ đã trồng mới được 600 ha chè cành các loại; tập trung đầu tư thâm canh trên 2.000 ha chè kinh doanh nên năng suất chè bình quân hiện tại của huyện đã đạt gần 98 tạ/ha, tăng hàng chục tạ/ha so với cách đây 5 năm. Khi năng suất chè ngày càng tăng, bà con đã chuyển từ chế biến chè thủ công sang chế biến bằng các loại máy móc. Đến nay, toàn huyện đã có trên 1.000 tôn sao chè quay tay, hơn 5.200 tôn sao chè động cơ, 5.600 máy vò chè và 34 máy hái chè, góp phần giảm công lao động và nâng cao chất lượng chè thành phẩm. Để cây chè ngày càng phát triển, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân, năm 2010, huyện Đồng Hỷ phấn đấu trồng mới, trồng lại 50 ha chè, năng suất đạt 100 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 24,2 nghìn tấn. Nhằm thực hiện được mục tiêu này, huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, các hộ cá nhân làm vườn ươm nhân giống chè cành tại chỗ, cân đối lượng giống, chủng loại giống chè phục vụ nhu cầu của người dân trong huyện. Theo đó, hướng dẫn bà con thiết kế nương chè, chuẩn bị đất, bón phân từ đầu năm; rà soát các nương chè đã già cỗi xuống cấp để trồng lại; mở các lớp tập huấn về trồng, chăm bón chè… cho người dân tham gia; duy trì các mô hình trình diễn về sản xuất, thâm cành chè an toàn… Huyện Phú Lương: Xác định cây chè là cây kinh tế mũi nhọn tạo ra sản phẩm hàng hóa vừa xuất khẩu vừa nội tiêu ở địa phương. Trong 3 năm (2006- 2008), Phú Lương đã chuyển đổi diện tích chè già cỗi kém hiệu quả, mở rộng và trồng mới bằng các giống chè cành mới: LDP1, TRI777, Phúc Vân Tiên… nâng tổng diện tích chè lên 4.233,8 ha, trong đó chè kinh doanh là 3.900 ha, năng suất bình quân đạt trên 80 tạ búp tươi/ha, sản lượng đạt 32.300 tấn, giá trị kinh tế đạt 50 triệu đồng/ha/năm. 2.2 Tình hình sử dụng phân bón cho chè Hiện nay, để trồng chè có hiệu quả kinh tế, đòi hỏi phải sử dụng phân bón trên tất cả các loại đất, về nguyên tắc toàn bộ chất dinh dưỡng đưa vào, kể cả các khoáng vật từ đất và chất hữu cơ, nên tương đương lượng chất dinh dưỡng cây đã lấy đi trong quá trình thu hoạch sản phẩm, cần phải tính toán cả lượng được tổng hợp từ rễ của cây trồng che phủ đất hoặc trồng xen, lượng tồn tại trong cơ thể của cây chè Trong quá trình cân đối đạm (N), việc bón đạm dạng vi sinh, hoặc dưới dạng đạm hữu cơ cần phải được chú ý ở mức cao nhất kết hợp bổ sung phân vi lượng sẽ luôn làm tăng hiệu quả của việc sử dụng đạm, lân và ka li cũng như các chất dinh dưỡng khác. Trong hai năm (2007-2008), người trồng chè Thái Nguyên đã sử dụng tổng số 20 loại chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật. Trong các chế phẩm đã sử dụng chủ yếu là chế phẩm thuộc nhóm thuốc hóa học, mỗi năm có 9 chế phẩm thuộc nhóm thuốc hóa học. Các chế phẩm còn lại thuộc nhóm điều hoà sinh trưởng, thuốc thảo mộc, thuốc có nguồn gốc sinh học (mỗi nhóm có 1 loại). Có 3 loại chế phẩm là hỗn hợp giữa các hoạt chất với nhau: 2 loại là hỗn hợp giữa hoạt chất hóa học với hoạt chất có nguồn gốc sinh học và chỉ có 1 loại chế phẩm là hỗn hợp giữa hoạt chất có nguồn gốc sinh học với vi sinh vật gây bệnh côn trùng. Như vậy, hiện nay người trồng chè ở Thái Nguyên đã sử dụng chủ yếu thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm chế phẩm hóa học để phòng chống sâu bệnh. Chung cho 2 năm 2007-2008, có 14 chế phẩm hóa học được sử dụng trong tổng số 20 chế phẩm. Rất ít chế phẩm sinh học và thảo mộc được sử dụng trong sản xuất chè. Một điều đáng lưu ý là hầu hết người trồng chè không tuân thủ thời gian cách ly. Kết quả phỏng vấn cho thấy hầu hết người trồng chè hiện nay chỉ để thời gian cách ly khoảng 7-10 ngày. Hầu hết người trồng chè ở Thái Nguyên ít chú ý tới bảo hộ lao động. Nhiều hộ nông dân sau phun thuốc đã không thu gom bao bì đựng thuốc, mà bỏ trên nương chè, nhất là các nương chè không gần nhà ở. 2.3 Giống chè và nguồn cung cấp 2.3.1 Giống chè Thực hiện đề án Phát triển chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006- 2010. Mỗi năm Thái Nguyên tổ chức trồng mới và trồng lại 600 ha chè. Việc tổ chức trồng lại chè thực hiện đối với những diện tích chè Trung Du già cỗi được phá đi trồng thay thế bằng các giống chè mới có năng suất chất lượng cao. Từ năm 2006 đến hết năm 2009 đã trồng mới 1.259 ha và trồng lại (thay thế) 813 ha chè, toàn bộ diện tích này đều dược trồng bằng các giống mới nhân bằng phương pháp giâm cành (Năm 2010 kế hoạch trồng mới và trồng lại 600 ha chè). Trước năm 2001 hầu hết diện tích chè của tỉnh Thái Nguyên là giống chè Trung Du trồng bằng hạt. Từ sau năm 2001, thực hiện Đề án phát triển chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001- 2005 và giai đoạn 2006- 2010, cùng với Dự án phát triển chè và cây ăn quả của Bộ Nông nghiệp bằng nguồn vốn ADB, hầu hết các giống mới có năng suất, chất lượng cao đều đã có trồng tại Thái Nguyên. Giống chủ lực được chuyển đổi là giống chè LDP1, bên cạnh đó là các giống chè như TRI777, Keo Am Tích, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, PT95, Bát Tiên... Đến nay cơ cấu giống chè tại Thái Nguyên như sau: Giống Trung Du: chiếm 72%, LDP1, LDP2, TRI777: 25,5%, Các giống nhập nội (Keo Am Tích, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, Hùng Đỉnh Bạch, PT95....): 2,5%, trong đó chủ yếu là giống Phúc Vân Tiên (180 ha), giống Kim Tuyên (25 ha). Việc chuyển đổi cơ cấu giống chè đã đem lại hiệu quả cao trong sản xuất, góp phần đưa năng suất chè từ 59,22 tạ/ha (Năm 2001) lện 66,3 tạ/ha (Năm 2005) và lên đến 94,89 tạ/ha (Năm 2008). Chuyển đổi cơ cấu giống chè cũng đã làm tăng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích. Năm 2005 giá trị sản xuất bình quân đạt 16 triệu đồng/ha (tính theo búp tươi), 36,5 triệu đồng/ha (tính theo giá chè khô), đến năm 2008 giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân đạt 46 triệu đồng/ha, có đơn vị đạt đến 91 triệu đồng/ha (TP Thái Nguyên). Các giống chè mới được chuyển đổi đã thúc đẩy khả năng đầu tư thâm canh theo hướng hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Về chính sách hỗ trợ: Hàng năm tỉnh bố trí kinh phí để tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ cho nông dân trồng chè, đặc biệt là các kiến thức về giống. Hỗ trợ giá giống đối với diện tích trồng mới và trồng thay thế bằng các giống mới được nhân bằng phương pháp giâm cành. Mức hồ trợ thay đổi qua các năm. Cụ thể: từ năm 2001-2003 hỗ trợ 50%, năm 2004-2007 hỗ trợ 30%, năm 2008 chỉ hỗ trợ giá đối với diện tích chuyển đổi sang tròng các giống chè nhập nội. Tổng kinh phí trợ giá giống chè chuyển đổi từ năm 2001 đến năm 2009 là 4.500 triệu đồng. Bảng 2.3 : Tổng hợp diện tích chè nhập nội đến năm 2009 TT Huyện Giống Tổng cộng LDP1 LDP2 TRI777 KAT PVT Ktuyên TNgọc Btiên PT95 NNkhác Nhật PH1 1 Định hóa 350 208 8 100 666 2 Đồng hỷ 309 153 24 72 48 11 37 20 20 694 3 Đại Từ 700.3 160.87 12.18 89.35 31.1 6.15 999.95 4 Sông công 184 4 12 200 5 Phổ yên 471.33 37.6 20.13 529.06 6 Phú lương 275.8 158.9 4 37 5 5.1 0.1 0.1 486 7 Võ Nhai 200 4 110 10 324 8 TPTN 155 120 2 48 20 3 6 354 Tổng cộng 2645.4 4 952.37 62.31 276.35 104.1 8.1 12.25 11.1 37 20 120 4253.01 Đơn vị : ha 2.3.2 Nguồn cung cấp giống và công tác quản lý chất lượng giống Về nguồn cung cấp giống: Năm 2001-2002 giống chè nhân bằng phương pháp giâm cành trồng ở Thái Nguyên chủ yếu được mua từ tỉnh Phú Thọ. Từ năm 2003 đến nay, để chủ động lượng giống cho diện tích trồng mới và trồng lại hàng năm (600 ha/năm) tỉnh có chủ trương sản xuất giống tại chỗ, quy mô hộ với các giống chè LDP1, TRI777 và một số giống khác như LDP2, Shan, Keo am tích, Phúc Vân tiên, Bát tiên... Lượng giống sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh. Tỉnh có chủ trương mở rộng sản xuất giống chè tại địa phương nhưng chưa có quy hoạch, do đó các cơ sở sản xuất giống chè không tập trung, quy mô nhỏ, số lượng vườn ươm quá nhiều. (Năm 2007, toàn tỉnh có 135 vườn ươm giống chè, số hom 1.714 vạn, trong đó có 40% số vườn có số lượng cây giống dưới 5 vạn). Số lượng, qua mô vườn ươm thay đổi qua các năm. Các chủ vườn ươm hầu hết đều không đăng ký kinh doanh giống, chỉ có một đơn vị là Trạm Giống Gia Sàng thuộc Trung tâm giống cây trồng tỉnh có đăng ký hoạt động trong lĩnh vực giống, tuy nhiên các cơ sở sản xuất giống này đều được tập huấn kỹ thuật về sản xuất giống chè. Về nguồn hom giống: Những năm trước, hom giống chè chủ yếu mua từ tỉnh Phú Thọ, tuy nhiên chỉ một lượng nhỏ được mua từ viện nghiên cứu chè, có quyết định công nhận của sở Nông nghiệp Phú Thọ, một lượng lớn mua của các hộ dân xung quanh viện, không có quyết định công nhận nguồn giống. Từ năm 2005 trở lại đây, hom giống chè được lấy từ những vườn chè kinh doanh kết hợp với làm giống tại địa phương. Lượng hom này được sở tổ chức đánh giá chất lượng trước khi cắt hom theo tiêu chuẩn 10TCN 447-2001 nhưng không có quyết định công nhận nguồn hom giống. Về chất lượng giống chè: Hàng năm sở Nông nghiệp và PTNT thành lập hội đồng kiểm định, đánh giá chất lượng giống đối với các vườn ươm theo Tiêu chuẩn 10 TCN 446-2001. Các vươn ươm giống chè đủ tiêu chuẩn được sở ra quyết định công nhận lượng giống đủ tiêu chuẩn trồng trong năm. Việc chứng nhận chất lượng giống chè thực hiện hàng năm không thu phí, kinh phí thực hiện được dự án chè ADB hỗ trợ. Thực hiện Quyết định số 64/2008/QĐ-BNN ngày 23/5/2008 về Quy định về quản lý sản xuất kinh doanh giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, năm 2008 ngành đã chỉ định 1 đơn vị làm tổ chức chứng nhận giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, hiện tổ chức này đang hoạt động để chứng nhận chất lượng giống cho 50 vườn ươm giống chè với 948 vạn hom. Hoạt động này có thu phí theo Quyết dịnh só 11/2008/QD-BTC của Bộ Tài chính. Sở cũng đã cấp chứng nhận cho 16 vườn cây chè đầu dòng để cung hom cho các vườn ươm giống chè trên địa bàn. 3. Tình hình thu hái và chế biến chè Thái Nguyên có những vùng chè nổi tiếng như Tân Cương (T.P Thái Nguyên), Minh Lập (Đồng Hỷ) và Tức Tranh (Phú Lương). Với tổng diện tích 16.726 ha, trải khắp địa bàn các huyện, thị và thành phố, trong đó 15.118 ha chè đang ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp phát triển sản xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên.doc
Tài liệu liên quan