Chuyên đề Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính trong công tác thanh toán quốc tế tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp Phẩm Hà Nội (TOCONTAP)

MỤC LỤC

 Trang

Lời nói đầu 4

Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TÁC THANH TOÁN QUỐC TẾ

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ

TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP

KHẨU 7

1. Khái niệm về thanh toán quốc tế . 7

2. Vai trò của công tác thanh toán quốc tế trong hoạt động

kinh doanh xuất nhập khẩu . 7

3. Bản chất và đặc trưng của công tác thanh toán quốc tế 9

II. RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TÁC THANH TOÁN

QUỐC TẾ . 10

1. Khái niệm về rủi ro . 10

2. Rủi ro tài chính trong công tác thanh toán quốc tế . 11

3. Vai trò của việc phòng ngừa rủi ro tài chính trong công

tác thanh toán quốc tế . 13

Chương II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI

CHÍNH TRONG CÔNG TÁC THANH TOÁN QUỐC TẾ

 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XNK TẠP PHẨM (TOCONTAP)

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP

 KHẨU TẠP PHẨM (TOCONTAP) . 14

1. Những vấn đề chung về công ty . 14

2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty . 25

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI

CHÍNH TRONG CÔNG TÁC THANH TOÁN QUỐC TẾ

CỦA CÔNG TY TOCONTAP 30

1. Tình hình thanh toán quốc tế của công ty trong những

năm gần đây 30

2. Thực trạng rủi ro tài chính trong công tác thanh toán của

TOCONTAP . 32

3. Những giải pháp phòng ngừa rủi ro trong công tác thanh

toán quốc tế mà công ty đã thực hiện 35

4. Đánh giá về hoạt động quản trị rủi ro tài chính trong công

tác thanh toán quốc tế tại công ty TOCONTAP 37

 

Chương III MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI

 CHÍNHTRONG CÔNG TÁC THANH TOÁN QUỐC TẾ

 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNXNK TẠP PHẨM TOCONTAP

 HÀ NỘI

I. PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU KINH DOANH CỦA CÔNG

TY TOCONTAP 40

1. Phương hướng kinh doanh của công ty trong thời gian tới . 40

2. Sự cần thiết của hoàn thiện công tác thanh toán và phòng

ngừa rủi ro tài chính trong công tác thanh toán quốc tế

tại TOCONTAP . 41

3. Quan điểm phòng ngừa rủi ro tài chính trong công tác

thanh toán quốc tế tại TOCONTAP . 42

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH

TRONG CÔNG TÁC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI

TOCONTAP 44

1. Sử dụng các giải pháp chuyên môn quản trị rủi ro tài

chính trong công tác thanh toán quốc tế . 44

2. Các giải pháp hỗ trợ trong nội bộ công ty . 48

3. Các giải pháp hỗ trợ ngoài doanh nghiệp 49

4. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong quá trình thực hiện

các quy trình nghiệp vụ của các phương thức thanh toán

quốc tế 50

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG CÔNG TÁC THANH TOÁN

QUỐC TẾ 53

1. Kiến nghị với cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nước 53

2. Kiến nghị với các ngân hàng . 55

KẾT LUẬN . 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2261 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính trong công tác thanh toán quốc tế tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp Phẩm Hà Nội (TOCONTAP), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u là các công ty nước ngoài. Công ty đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài với nhiều công ty ở nhiều quốc gia trên thế giới và gây được uy tín lớn tạo điều kiện ngày càng có nhiều đối tác tìm đến thiết lập qua hệ buôn bán với công ty. Đối thủ cạnh tranh: Trong xu thế phát triển kinh tế ngày càng có nhiều các doanh nghiệp lớn bé được thành lập, kinh doanh nhiều mặt hàng, tất cả các công ty kinh doanh trên thị trường thế giới đều phải qua tâm tới vấn đề cạnh tranh. Có nhiều loại đối thủ cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh gián tiếp, đối thủ canh tranh về ngành hàng, nhóm hàng, về chủng loại hàng hóa và loại hàng, về kiểu cách hàng hóa. Do đặc thù kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty là tổng hợp các mặt hàng nên việc cạnh tranh là không tránh khỏi. Với đội ngũ cán bộ kinh doanh có trình độ và nghiệp vụ cũng như có kinh nghiệm công ty đã và đang từng bước khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế và đạt được nhiều thành tựu to lớn đưa công ty trở thành đơn vị kinh doanh lớn mạnh. Đặc điểm thị trường: Trong cơ chế kế hoạch hóa, Công ty chủ yếu thực hiện các đơn đặt hàng của các nước, thị trường tập trung chủ yếu ở các nước XHCN như Liên Xô(cũ), CHDC Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Bungari, Thụy Điển, Angiêri. Thế nhưng do sự sụp đổ của Liên Xô cũ và Đông Âu, hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăc, kim ngạch XNK giảm mạnh. Mặc dù vậy, được sự giúp đỡ của Bộ thương mại cùng với sự cố gắng của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã ổn định và phát triển trở lại. Kim ngạch tuy không đạt được mức cao như trước nhưng liên tục tăng trưởng và hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước. Qua hơn 50 năm hoạt động và phát triển, Công ty đã thiết lập được một mạng lưới kinh doanh quốc tế, quan hệ hợp tác với các tổ chức, các công ty ở trên 70 quốc gia trên thế giới. Do công ty có quan hệ buôn bán với rất nhiều nước, lãnh thổ trên thế giới nên đặc điểm thị trường của Công ty rất đa dạng rải khắp các châu lục. Trong đó thị trường Châu Mỹ trong những năm qua đã thực sự giữ vai trò chủ đạo. Tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này luôn chiếm trên 50%(năm 2004 là 53,48%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Được như vậy là do những hợp đồng xuất khẩu dài hạn và ổn định mặt hàng chổi quét sơn sang Canada. Tiếp đến là thị trường Châu Á, tỷ trọng xuất khẩu cũng tương đối cao(năm 2004 là 34,43%) với những thị trường quen thuộc như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Tuy số lượng các nước mà Công ty có quan hệ buôn bán khá nhiều song lượng xuất khẩu nhỏ, kim ngạch thấp mang tính chất cầm chừng, không ổn định, một phần cũng do những yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật, hạn ngạch của các nước thuộc liên minh Châu Âu thuộc khu vực này. 2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty trong những năm gần đây được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau: Bảng 1: Báo cáo các kết quả chi tiêu tài chính của công ty TOCONTAP Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2006 Số tiền Tỷ trọng trong doanh thu(%) Số tiền Tỷ trọng trong doanh thu(%) Số tiền Tỷ trọng trong doanh thu(%) 1. Doanh thu 580.052 - 621.369 - 678.865 - 2. Nộp ngân sách - Thuế GTGT - Thuế XNK - Thuế TTĐB - Thuế TNDN 69.455 11,79 72.368 11,65 81.056 11,93 34.415 5,93 25.842 4,16 31.559 4,65 29.852 5,15 31.353 5,05 33.484 4.94 4.214 0,73 4.873 0,78 3.548 0,52 9.860 0,17 10.300 1,66 12.465 1,82 3. Phí trực tiếp 15.743 2,71 17.786 2,86 20.092 2,95 4. Phí quản lý 3.418 0,59 4.772 0,77 5.440 0,801 5. Lợi nhuận 3.442 0,59 3.723 0,6 3.954 0,62 (Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2005-2007) Nhìn chung doanh thu của công ty CP XNK Tạp phẩm chủ yếu phụ thuộc vào kinh doanh XNK hàng hóa từ dịch vụ nhận ủy thác xuất nhập khẩu. Mặc dù phải chịu sự cạnh tranh gay gắt cùng với những biến động của nhu cầu thị trường nhưng doanh thu của công ty tăng lên liên tục qua các năm. Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh chung cho thấy sau giai đoạn cổ phần hóa công ty đang có chiều hướng đi lên một cách tích cực và mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh. Trong thời kỳ đổi mới của đất nước, công ty TOCONTAP đã gặp không ít khó khăn. Qua nhiều lần tách nhỏ bạn hàng của công ty ít dần, thị trường bị co hẹp. Mặt khác do cơ chế mới của nhà nước cho phép mọi thành phần kinh tế được trực tiếp tham gia XNK những mặt hàng không thuộc diện cấm. Cơ chế này đặt công ty trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đơn vị kinh doanh khác, thậm chí ngay cả bạn hàng có mối quan hệ lâu năm với công ty, kim ngạch XNK thấp, kinh doanh gặp khó khăn, thu nhập của người lao động thấp, nội bộ công ty không ổn định. Qua nhiều năm tự đổi mới, áp dụng phương pháp kinh doanh mới, nâng cao tinh thần trách nhiệm và trọng dụng nhân tài, kết quả là những năm gần đây, kim ngạch XNK tăng, kinh doanh nội địa cũng phát triển. Thị trường xuất nhập khẩu chính của công ty Bảng 4: Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu chính của công ty năm 2007 Đơn vị: USD Thị trường Tổng kim ngạch XK 6.722.131 USD Kim ngạch (USD) Tỷ trọng (%) Châu Á 2.746.563 40,53 Nhật bản 53.487 0,79 Philipin 274.811 4,06 Lào 495.400 7,32 Trung Quốc 1.912.295 28,24 ... ... ... Châu Âu 810.970 11,97 Anh 339.352 5,01 Đức 80.617 1,2 Nga 216.431 3,2 CH Séc 85.922 1,3 ... ... ... Châu Mỹ 3.244.598 47,91 Chi Lê 347.329 5,13 Achentina 453.015 6,67 Canada 2.198.166 32,46 ... ... ... (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác các năm 2005-2007) Thị trường Tổng kim ngạch NK 38.865.326USD Kim ngạch (USD) Tỷ trọng (%) Châu Á 26.291.638 67,65 Nhật Bản 3.455.339 8,89 Trung Quốc 9.470.615 24,37 Singapore 7.012.100 18,04 Hàn Quốc 2.442.619 6,28 Đài Loan 813.013 2,09 Malaysia 1.317.198 3,39 ... ... ... Châu Âu 7.455.841 19,18 Anh 982.966 2,53 Đức 1.197.695 3,08 Nga 895.952 2,31 Pháp 832.645 2,14 Italia 2.989.260 7,69 ... ... ... Châu Mỹ 5.117.847 13,17 Chi Lê 786.864 2,02 Achentina 672.528 1,73 Canada 2.772.565 7,13 Mỹ 838.082 2,16 ... ... ... (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2007) Trong những năm vừa qua thị trường kinh doanh của công ty có nhiều xáo động, duy chỉ có thị trường Canada với mặt hàng chổi quét sơn là vẫn ổn định. Cụ thể tại các thị trường như: Thị trường Châu Á: Những năm gần đây trở thành khu vực kinh doanh xuất nhập khẩu chủ yếu của công ty. Điều đó thể hiện ở tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu sang thị trường này rất cao. Năm 2007 chiếm đến 67,65% trong tổng kim ngạch nhập khẩu và chiếm 40,11 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngoài những thị trường cũ như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, trong năm 2007 công ty đã mở rộng thị trường sang Lào và Philipin. Nhìn chung thị trường Châu Á đang ngày càng hứa hẹn nhiều cơ hội, môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng. Thị trường Châu Âu: Tuy số lượng các nước mà TOCONTAP có quan hệ xuất nhập khẩu ở khu vực này khá nhiều song kim ngạch thấp, họat động không ổn định, một phần cũng là do những yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật, hạn ngạch... của các nước thuộc liên minh Châu Âu ở khu vực này. Thị trường Châu Mỹ những năm qua thực sự đã giữ vai trò chủ đạo trong họat động xuất khẩu của công ty. Được như vậy là do những hợp đồng xuất khẩu dài hạn mặt hàng chổi quét sơn sang Canada. Với những thành tựu đạt được trong một nửa chặng kế hoạch có thể dự đoán rằng đây vẫn là thị trường chính của công ty trong những năm tới. II - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TÁC THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY TOCONTAP 1. Tình hình thanh toán quốc tế của công ty trong những năm gần đây Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng của một quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, vì vậy nếu như công tác thanh toán quốc tế được tổ chức tốt thì giá trị của hàng hóa mới được thực hiện. Với sự tiến bộ của hệ thống ngân hàng trong những năm gần đây thì tình hình thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của công ty TOCONTAP nói riêng đã được thực hiện dễ dàng hơn, nhanh gọn và ít rủi ro hơn. TOCONTAP là một công ty lớn, chính vì vậy số lượng giao dich cũng như số lượng tiền giao dịch cũng là rất lớn. Các phương thức thanh toán quốc tế mà công ty thường áp dụng như: chuyển tiền, nhờ thu và phương thức tín dụng chứng từ. Trong đó thanh toán bằng phương pháp tín dụng chứng từ(thanh toán bằng L/C) chiếm phần lớn trong số thương vụ buôn bán quốc tế của công ty bởi những ưu điểm của nó là an toàn nhất và tương đối công bằng trong buôn bán quốc tế. Bảng 5: Các phương thức thanh toán mà công ty TOCONTAP sử dụng Đơn vị tính: triệu USD Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%) Phương thức chuyển tiền 0,96 22,87 3,75 10,22 0,97 14,33 4,93 12,69 Phương thức nhờ thu D/A 0,27 6,43 1,6 4,36 0,41 6,06 2,24 5,76 Phương thức nhờ thu D/P 0,268 6,38 1,81 4,94 0,37 5,46 1,955 5,03 Phương thức TDCT 2,7 64,31 29,52 80,48 5,02 74,15 29,74 76,52 Tổng 4,198 100 36,68 100 6,77 100 38,865 100 (Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp) Nhìn vào bảng trên ta thấy phương thức thanh toán mà công ty sử dụng nhiều nhất là phương thức tín dụng chứng từ. Với tư cách là nhà sản xuất(người hưởng lợi) thì tỷ trọng thanh toán bằng thư tín dụng năm 2006 chiếm 64,31%, năm 2007 chiếm 74,15% trong tổng các phương thức thanh toán. Còn với tư cách là nhà nhập khẩu thì công ty đã thanh toán tiền hàng bằng phương thức tín dụng chứng từ năm 2006 chiếm tỷ trọng 80,48% và năm 2007 chiếm 76,52% trong tổng các phương thức thanh toán. Tuy nhiên khi công ty sử dụng phương thức tín dụng chứng từ với tư cách là nhà nhập khẩu thì sẽ phải trả thêm một khoản phí cho ngân hàng. Một điều dễ hiểu lý do công ty thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ chiếm phần lớn các thương vụ buôn bán quốc tế là vì ưu điểm của phương thức này là sòng phẳng đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu. Bên xuất khẩu được ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền, còn bên nhập khẩu được ngân hàng đứng ra xem xét kiểm tra chứng từ trước khi trả tiền. Mặc dù vậy, thanh toán bằng L/C không phải là không có nguy cơ rủi ro mà thực tế công ty cũng đã gặp phải. Nhưng công ty vẫn thu được một số kết quả nhất định, cụ thể là: tổng lợi nhuận năm 2005 là 3,442 tỷ đồng, năm 2006 là 3,723 tỷ đồng năm 2007 là 3,954 tỷ đồng. Điều đó chứng tỏ công ty đã bước đầu quan tâm đến công tác quản trị rủi ro tài chính đối với các khoản phải thu, phải trả của công ty góp phần làm giảm thiểu rủi ro tài chính trong công tác thanh toán quốc tế của công ty. 2. Thực trạng rủi ro tài chính trong công tác thanh toán của TOCONTAP Thanh toán quốc tế là nghiệp vụ qua trọng, phức tạo trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Một trong những lo ngại lớn nhất của các doanh nghiệp là rủi ro trong thanh toán. Môi trường kinh doanh của TOCONTAP vẫn còn gặp nhiều khó khăn do bạn hàng của TOCONTAP ở rất nhiều thị trường khác nhau trên thế giới như Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ nên công ty luôn phải đối đầu với những biến động chính trị đa dạng, sự biến động về tỷ giá của các đồng tiền thanh toán, sự bất cập của hệ thống pháp luật quốc tế gây khó khăn trong công tác thanh toán quốc tế. Mặt khác, trong tình hình kinh tế thế giới hiện nay, lãi suất và tỷ giá hối đoái luôn luôn thay đổi và biến động rất phức tạp đã gây nên sự bất định trong quá trình thanh toán của công ty, ảnh hưởng đến các khoản phải thu, phải trả của TOCONTAP. Thức tế buôn bán quốc tế ngày nay, gần 80% hợp đồng thương mại mà công ty đã lựa chọn đồng đô la Mỹ là đồng tiền tính toán và thanh toán. Việc cả thế giới phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ trong thanh toán quốc tế và dự trữ ngoại tệ đã tiềm ẩn một nguy cơ rủi ro cao. Mức độ rủi ro ở đây sẽ phụ thuộc vào nền kinh tế Mỹ, vào sự ổn định của đồng đô la Mỹ. Một khi nền kinh tế Mỹ suy thoái, đồng đô la mất giá sẽ làm xáo động cả giới kinh doanh toàn cầu. Những rủi ro tín dụng cũng ngày càng trở nên phức tạp, chẳng hạn khi công ty tài trợ tín dụng cho đối tác đã giao hàng cho họ nhưng đến thời hạn thanh toán lại không nhận được tiền do đối tác không có khả năng thanh toán hoặc do cố tình có hành vi lừa đảo. Vì vậy để hạn chế những rủi ro trong việc thanh toán cho hàng hóa xuất nhập khẩu, công ty cần phải điều tra kỹ đối tác của mình và lựa chọn những phương thức thanh toán nào mà có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình để phòng ngừa và hạn chế rủi ro khi đối tác không thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã thỏa thuận. Điều này đòi hỏi nhà quản trị sẽ phải nhận dạng kỹ lưỡng và lựa chọn các giải pháp phòng tránh nguồn rủi ro tài chính này. Trong vòng 5 năm trở lại đây phòng XNK6 của công ty TOCONTAP đã gặp phải một số các rủi ro tài chính sau: Rủi ro hối đoái Ngày 26/3/2005, một hợp đồng xuất khẩu lô hàng cao su butyl "Power" trị giá FOB 119.000 USD được ký kết giữa công ty TOCONTAP và công ty PAN-PIONEER của Đài Loan. Thời hạn giao hàng trong vòng 135 ngày sau khi nhận được 10% giá trị hợp đồng cho tiền đặt cọc. Phương thức thanh toán là L/C at sight. Vào thời điểm ký kết hợp đồng ,tỷ giá bán ra của ngân hàng ngoại thương là 1USD =15.875VND.Theo đó ,khoản thu dự kiến của công ty về hang hoá xuất khẩu lá: 15.875 VND/USD * 119.000 USD=1.889.125.000 VND Ngày 10/4/2005 , công ty nhận được khoản tiền đặt cọc 11.900 USD. Với tỷ giá bán ra vào ngày này là 1 USD = 15.826 VND thì số VND mà công ty bán ra vào ngày này là 1USD = 15.826 VND thì số VND mà công ty nhận được là: 15.826 VND/USD * 11.900 USD = 188.329.400 VND 90% trị giá hợp đồng còn lại (107.100 USD) được bên mua trả cho công ty ngày 2/7/2005. Nhưng tỷ giá bán ra vào ngày này lại giảm xuống còn 1 USD =15.809 VND khiến cho khoản phải thu còn lại tính bằng VND giảm xuống chỉ còn : 15.809 VND/USD * 107.100 USD = 1.693.143.900 VND Vậy, tổng khoản phải thu thực tế của công ty TOCONTAP là: 188.329.400 + 1.693.143.900 = 1.881.473.300 VND Như vậy, khoản thu thực tế của công ty nhỏ hơn khoản thu dự kiến, làm cho lãi dự kiến giảm đi một khoản là: -1.881.473.300 = 7.651.700 VND Điều này làm cho lợi nhuận có được từ việc bán hang xuất khẩu của công ty đã bị giảm đi 7.651.700 VND so với dự kiến ban đầu .Và dễ dàng thấy rằng .nếu như tỷ giá biến động càng lớn thí mức độ rủi ro mà công ty gặp phải càng cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Rủi ro tín dụng Vào ngày 20/3/2001,TOCONTAP đã ký một hợp đồng trị giá 170000 USD bán 500 MT gạo trắng loại 5% tấm cho công ty Philipin với giá là 340 USD\MT FOB cảng Haiphong,thanh toán bằng LC không huỷ ngang ,thời hạn thanh toán sau ba tháng .Nhưng vào thời điểm đó ,công ty này đã từ chối thanh toán vì lý do gạo họ nhập về có chất lượng không tốt nên không bán được .Vì vậy ,họ hẹn 5 tháng sau họ sẽ thanh toán số tiến trên.Trong trường hợp này TOCONTAP đã phải gánh chịu thiệt hại do công ty trên đã cố tính chiếm dụng vốn và điều này đã ảnh hưởng tới sự quay vòng vốn kinh doanh của công ty . Rủi ro lãi suất Không riêng gì TOCONTAP mà đối với bất kì một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu nào cũng vậy , để mở rộng và duy trì được tình hình kinh doanh đối hang hoá xuất nhập khẩu thì công ty không chỉ đơn thuần tìm kiếm nguồn tài trợ tín dụng thương mại từ các đối tác má trong một số trường hợp công ty cũng phải chấp nhận cấp tín dụng thương mại cho.Nếu không có thể duy trì được mức bán ra, thậm chí trong một vài trường hợp có thể sẽ bị mất khách hang váo tay đối thủ cạnh tranh .Trong điều kiện đó rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng trong quá trình tái trợ là không thể bỏ qua. Đối với công ty, trong quá trính thực hiện hoạt động kinh doanh thì ngoài vốn tự có công ty còn phải huy động từ bên ngoài. Trong một số thương vụ TOCONTAP tài trợ tín dụng cho đối tác của mình, nếu đến thời hạn thanh toán má họ từ chối không thanh toán hoặc thanh toán không đúng theo thoả thuận thì một mặt công ty sẽ bị tồn đọng vốn ,mặt khác sẽ phải gánh chịu thêm một khoản tiền lãi do sự trì hoãn thanh toán từ đối tác , đó là chưa tính đến sự biến động của lãi biến động của tỷ giá hối đoái . Tóm lại, trong công tác thanh toán quốc tế ,thì sự xuất hiện của rủi ro tài chính là rất đa dạng và phong phú .Trên đây chỉ là một trong những trường hợp cụ thể mà công ty đã gặp phải .Vì vậy để hạn chế những rủi ro tài chính có thể xảy ra trong công tác thanh toán quốc tế đòi hỏi công ty phải có những giải pháp hữu hiêụ để phòng ngừa nó sao cho những tổn thất gây ra là thấp nhất . 3.Những giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính trong công tác thanh toán quốc tế mà công ty đã thực hiện . Các phòng kinh doanh của công ty TOCONTAP được tổ chức như một công ty thu nhỏ, hoạt động độc lập với nhau. Hoạt động phòng ngừa rủi ro tài chinh, và các giải pháp khắc phục khi gặp phải rủi ro tài chính là do các phòng tự làm. Chính vì thế, các hoạt động phòng ngừa rủi ro tài chính của mỗi phòng ban là không giống nhau, sau đây là cách thức thực hiện công việc này của phòng XNK6 do chú Phạm Văn Quế - trưởng phòng thực hiện. Để hạn chế các rủi ro tài chính, phòng XNK 6 thường sử dụng các cách sau: Rủi ro hối đoái: Điều kiện về tiền tệ thoả thuận trong hợp đồng :Khi công ty khẩu sang thị trường châu Âu thì đồng tiền thanh toán thường được chọn đồng EUR.Vì đồng EUR là một ngoại tệ mạnh có khả năng tăng giá so với đồng bản tệ .Còn khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá ở các thị trường khác công ty thường sử dụng đồng USD vì đồng tiền này rất an toàn sử dụng phổ biến vì nó ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác. Một giải pháp nữa mà công ty thường sử dụng để phòng tránh rủi ro hối đoái là khi thanh toán tiền hàng nhập khẩu cho đối tác của mình bằng một ngoại tệ nào đó (đồng USD chẳng hạn ) thì khi vay ngân hàng công ty không bao giờ vay ngoại tệ mà thường vay VND rồi sau đó mới chuyển sang ngoại tệ để thanh toán cho nhà xuất khẩu . Rủi ro tín dụng: Một giải pháp mà phòng thường dùng để phòng tránh rủi ro tín dụng đó là chỉ cấp tín dụng cho những bạn truyền thống của mình.Tuy nhiên ,trong một số trường hợp vẫn còn gặp rủi ro do đối tác mất khả năng thanh toán khi đến hạn. Trong thực tế,vẫn có những trường hợp phòng XNK6 gặp phải rủi ro tín dụng dó là: khi tài trợ tín dụng cho một bạn hàng là một công ty Hàn Quốc có mối quan hệ mật thiết với mình,thời hạn cấp tín dụng là ba tháng .Nhưng đến thời hạn đó,do làm ăn thua lỗ nên công ty trên đã không thanh toán tiền hàng cho TOCONTAP mà đến một năm sau họ mới gửi đủ lại số tiền đó hàng cho công ty,Mặc dù bị chiếm dụng vốn trong khoảng thời gian là một năm nhưng công ty vẫn nhận lại được số tiến mà công ty đã bán hàng. Điều này cũng chính là một may mắn cho công ty. Ta tự hỏi rằng ,nếu người mua trên không phải là bạn hang lâu năm của công ty thì liệu họ có tiến hành thanh toán cho công ty như công ty trên hay không trong trường hợp công ty đó dang trên dà đi xuống. Rủi ro lãi suất: Đối với TOCONTAP thì trong hoạt động kinh doanh công ty chỉ quan tâm đến lãi suất tài trợ kinh doanh xuất nhập khẩu của các ngân hang thương mại và đến lãi suất tài trợ kinh donh xuất nhập khẩu của các nhân hang thương mại và các chế độ ưu dãi chứ công ty chưa thực sự lo lắng vé rủi ro lãi suất ảnh hưởng tới giá trị các hợp đồng xuất nhập khẩu khi cấp tín dụng cho bạn hang .Vì lẽ đó nên công ty chưa có những giải pháp cụ thể để phòng tránh rủi ro lãi suất trong công tác thanh toán quốc tế tại công ty. Trên đây là một số giải pháp mà phòng XNK6 áp dụng để phòng ngừa rủi ro tài chính trong công tác thanh toán quốc tế .Tuy nó chưa thực sự khắc phục được nhiều tổn thất do những rủi ro trên mang lại song đây cũng là một thành công đối với công ty trong bước đầu quan tâm tới quản trị rủi ri tài chính trong công tác thanh toán quốc tế .Trong tương lai nếu công ty cố gắng hơn nữa trong phòng tránh rủi ro tài chính chắc chắn công ty sẽ thu được kết quả tốt hơn.. Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, vấn đề phòng ngừa rủi ro cũng được hết sức lưu ý. Trong xuất khẩu : Để đảm bảo an toàn cho các khoản phải thu khi bán hàng xuất khẩu. Trong phương thức tín dụng chứng từ ,công ty thường sử dụng hình thức thanh toán là chiết khấu chứng từ ,công ty thường sử dụng hình thức thanh toán là chiết khấu chứng từ.Tức là sau khi chuyển hàng xong ,công ty sẽ chuẩn bị các chứng từ cần thiết đã được quy định trong L/C ,hối phiếu ký phát cho ngân hàng mở L/C bắng phương thức trả tiền ngay hoặc trả tiền sau rồi xuất trình tất cả các chứng từ trên cho ngân hàng giao dịch với mục đích là bán các hối phiếu của mình cho ngân hàng.Ngân hàng thông báo sau khi kiểm tra chứng từ xem có phù hợp với các điều khoản của L/C không, nếu c ác chứng từ trên phù hợp ,ngân hàng sẽ tiến hành mua lại (tức chiết khấu)các hối phiếu của công ty để nhận lại tiền thanh toán sau của ngân hàng mở L/C. Về phía công ty sẽ trích một tỷ lệ chiết khấu nào đó trả cho ngân hàng để thu được tiến nhanh hơn và an toàn hơn . Đây là một giải pháp mà công ty thường sử dụng để giảm rủi ro đối với các khoản phải thu từ khách hàng. Trong nhập khẩu: Để giảm thiểu rủi ro thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng, khi tiến hành nhập khẩu TOCONTAP thưòng tiến hành tìm hiểu về thực tế hoạt động của người cung cấp hang : liệu họ có phải là người trung thực hay lừa đảo, ngân hang thanh toán là ngân hang trong nước còn ngân hang phục vụ người mua là ngân hang có uy tín.Tuy nhiên ,do bạn hang của công ty rộng khắp trên thế giới, việc nhập khẩu hang hoá diễn ra ở các quốc gia khác nhau nên việc tìm kiếm thông tin về đối tác là hết sức hạn chế.Nguyên nhân là do trình độ cũng như khả năng tài chính của công ty nên không thể tránh khỏi những rủi ro khi nhập khẩu hàng hoá ở nứơc ngoài. 4. Đánh giá về hoạt động quản trị rủi ro tài chính trong công tác thanh toán quốc tế tại công ty TOCONTAP 4.1. Những kết quả đạt được : Tuy mới chỉ bước đầu thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro tài chính nhưng nhìn chung, công tác này đã đạt được những kết quả tốt. Cụ thể là đối với phòng XNK6, từ sau khi có các biện pháp phòng ngừa trước, các hợp đồng kinh doanh của phòng diễn ra một cách khá thuận lợi. Trên thực tế,trong từng hoạt động nghiệp vụ đơn lẻ như thương lượng ký kết hợp đồng ,lựa chọn các điều khoản thanh toán ,thăm dò thu thập thông tin về đối tác ,xúc tiến thương mại quốc tế ,công ty đã tích cực tìm kiếm thông tin để đạt được nhừng kết quả kinh doanh tốt nhất. 4.2.Những hạn chế : Từ phía công ty: Do việc nhận dạng ,phân tích và đo lường rủi ro tài chính trong công tác thanh toán quốc tế còn nhiều hạn chế nên các kỹ thuật công ty dung để kiểm soát rủi ro tài chính thưòng rất đơn giản và chủ yếu được triển khai dựa trên kinh nghiệm cũng như cảm tính của nhà quản trị trong công ty.Chứ thật ra TOCONTAP chưa có chương trình quản trị rủi ro tài chính cụ thể ,vì thế mà các kết quả thu được trong phòng tránh rủi ro tài chính trong công tác thanh toán quốc tế vẫn chưa được khả quan và điều này đã làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty. Do hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty còn nhiều khó khăn nên công ty chỉ biết được những thông tin sơ lược về bạn hang nước ngoài của mình thông qua ngân hàng hợăc một số bạn hàng trong nước.Vì vậy,trong một vài trường hợp dẫn đến công ty đã chọn nhầm đối tác kinh doanh. Từ phía ngân hàng: Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt thông tinvề các bạn hàng nước ngoài,điều này sẽ dẫn đến rủi ro cho cả ngân hàng và công ty. Ngân hàng chưa có những tư vấn kịp thờivà đúng đắn cho công ty về thủ tục pháp lý hay trong các trường hợp xảy ra tranh chấp. Việc đa dạng hoá và mở rộng các công cụ phòng ngừa cho doanh nghiệp còn yếu,công tác tư vấn cho doanh nghiệp lựa chọn công cụ phòng ngừa chưa hiệu quả va mức phí để phòng ngừa còn cao. Từ phía nhà nước: Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và cho hoạt động thanh toán nói riêng còn thiếu và chưa đồng bộ. Thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ được các ngân hàng trên thế giới thực hiện bằng phương thức tín dụng từ trên cơ sở UCP 500.Nhưng ở từng nước giao dịch này còn bị điều chỉnh và chi phối bởi hệ thống luật pháp quốc gia.Hai hệ thống pháp luật này đã tạo lập hành lang pháp lý cho giao dịch tín dụng chứng từ của các ngân hàng thương mại thế giới.Vì thế ở các nước có hai hệ thống luật pháp này thì lợi thế luôn luôn thuộc về công ty trong nước. Việc Việt Nam chưa có luật điều chỉnh các quan hệ trong thanh toán quốc tế đã dẫn đến rất nhiều thiệt thòi trong các vụ tranh chấp trong giao dịch tín dụng chứng từ. Các văn bản quy định về công tác xuất nhập khẩu,thuế quan,hải quan của Việt Nam chưa ổn định,thay đổi đột xuất đã gián tiếp ảnh hưởng tới công tác thanh toán quốc tế.Biểu thế quy định của nhà nước luôn luôn thay đổi làm cho các đơn vị xuất nhập khẩu không dự đoán được tình hình trong tương lai.Như vậy,tính ổn định của các chính sách kinh tế của nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có vai trò rất quan trọng trong thanh toán quốc tế. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TÁC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XNK TẠP PHẨM TOCONTAP HÀ NỘI I _ P

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26420.doc
Tài liệu liên quan