Chuyên đề Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Oai, Hà Tây

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm

1.1.2. Vai trò của Ngân hàng thương mại

1.1.3. Hoạt động của Ngân hàng thương mại

1.2. Những rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.

1.2.1. Rủi ro tín dụng

1.2.2. Rủi ro về nguồn vốn

1.2.3. Rủi ro lãi suất

1.2.4. Rủi ro thanh khoản

1.2.5. Rủi ro hối đoái

1.2.6. Rủi ro trong thanh toán

1.2.7. Các rủi ro thuần tuý

1.3. Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.3.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng

1.3.2. Những dấu hiệu nhận biết về rủi ro tín dụng

1.3.3. Tác động của rủi ro tín dụng

1.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

1.4.1. Nguyên nhân chủ quan

1.4.2. Nguyên nhân khách quan

1.5. Sự cần thiết phải phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG No&PTNT HUYỆN THANH OAI- HÀ TÂY

2.1. Một số nét khái quát về Ngân hàng No&PTNT huyện Thanh Oai

2.1.1. Khái quát xây dựng và trưởng thành của Ngân hàng No&PTNT huyện Thanh Oai

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng No&PTNT huyện Thanh Oai

2.2. Thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với nền kinh tế tại Ngân hàng No&PTNT huyện Thanh Oai

2.2.1. Thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với nền kinh tế tại Ngân hàng No&PTNT huyện Thanh Oai

2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng No&PTNT huyện Thanh Oai

2.2.3 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro đối với hoạt động cho vay tại Ngân hàng No&PTNT huyện Thanh Oai

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG No&PTNT HUYỆN THANH OAI- HÀ TÂY

3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thanh Oai

3.2. Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Thanh Oai

3.2.1. Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược khách hàng

3.2.2. Coi trọng quy trình cho vay

3.2.3. Thực hiện phân tán rủi ro

3.2.4. Tăng cường công tác thu nợ và quản lý nợ quá hạn

3.2.5. Thực hiện bảo hiểm tín dụng

3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của cán bộ tín dụng

3.2.7. Nâng cao chất lượng về trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của cán bộ Ngân hàng

3.2.8. Thực hiện tốt bảo đảm tiền vay

3.3. Một số kiến nghị

 

 

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2329 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Oai, Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thời gian càng dài thì rủi ro càng lớn. Chỉ cần một khoản tín dụng bị rủi ro với số vốn lớn thì các NHTM không những không thu được lãi mà có thể mất cả số vốn cho vay. Cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ của các nước Đông Nam Á đã cho ta thấy rõ về rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng của NHTM. Qua sự phân tích trên thấy rằng các Ngân hàng phải đánh giá, xem xét và có những biện pháp phòng ngừa để từ đó có thể hạn chế rủi ro đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng thương mại là một việc làm cần thiết. Việc đánh giá và xem xét rủi ro là trách nhiệm chính của Ngân hàng. Nhưng để làm được việc này là hết sức khó khăn bởi các NHTM thường đưa ra các quyết định tín dụng dựa vào thông tin mà khách hàng cung cấp (có thể là không đầy đủ hoặc không đúng sự thật) nên dẫn đến những sai lầm như hạn chế, khó thu hồi nợ hay chất lượng tín dụng kém. Trong khi đó, khách hàng của Ngân hàng thường bao gồm tất cả các thành phần kinh tế: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH... nên thật khó mà đánh giá và xác định được khách hàng nào có khả năng trả nợ chắc chắn, vì trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ cũng gặp nhiều rủi ro. Chính vì vậy mà Ngân hàng là “nơi gánh chịu rủi ro cho cả nền kinh tế xã hội”. Thường thì để hạn chế phần nào rủi ro của NHTM, khi kinh doanh tín dụng yêu cầu cần có tài sản cầm cố, thế chấp hay bảo lãnh... Song bản thân các tài sản đó đôi khi cũng khó phát mại do chất lượng của tài sản hoặc tình trạng lừa đảo... còn phần bảo lãnh nhiều khi còn thiếu trách nhiệm khi rủi ro xảy ra. Nếu như không có tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh thì rủi ro tín dụng =100%. Tỷ lệ tổn thất tín dụng được xác định theo công thức: Số vốn bị mất Tỷ lệ tổn thất = x 100% S số vốn cho vay Vì vậy để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng thì các Ngân hàng phải phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT HUYỆN THANH OAI - HÀ TÂY -------------------- 2.1 MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ NHNO&PTNT HUYỆN THANH OAI. 2.1.1 Quá trình xây dựng và trưởng thành của NHNo&PTNT huyện Thanh Oai. NHNo&PTNT huyện Thanh Oai trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây. Nằm trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, được thành lập từ năm 1988. Nhiệm vụ chủ yếu của NHNo&PTNT huyện Thanh Oai là hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng, dịch vụ Ngân hàng trong địa bàn huyện Thanh Oai đối với mọi thành phần kinh tế: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, thương mại, và chủ yếu là phục vụ chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn và nghị quyết TW Đảng lần thứ 5 khóa VII BCH Trung ương Đảng đã ra nghị quyết “Đảng đã chủ trương đổi mới quản lý nông nghiệp, nhằm thực hiện giải phóng sức lao động...” NHNo&PTNT huyện Thanh Oai đã tập trung vốn đầu tư trong nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng, đổi mới cơ cấu nông nghiệp hiện đại hóa nông thôn. Từ ngày thành lập đến nay NHNo&PTNT huyện Thanh Oai luôn luôn ổn định và phát triển vững chắc, toàn diện cả về tổ chức bộ máy, nhân sự và chuyên môn nghiệp vụ cụ thể. - Nguồn vốn kinh doanh tăng với tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Trong đó chủ yếu là vốn huy động tại chỗ. Vốn huy động được để phục vụ trực tiếp cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. - Doanh số cho vay, thu nợ đều tăng qua các năm. Dư nợ bình quân 1,0 tỉ đồng/1 cán bộ công nhân viên. - Doanh số thu chi tiền mặt qua các năm đều tăng thường xuyên đáp ứng nhu cầu chi tiêu tiền mặt cho các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn. - Trong suốt quá trình gần 16 năm xây dựng và trưởng thành NHNo&PTNT huyện Thanh Oai liên tục kinh doanh có lãi đảm bảo đạt hệ số lương tháng, năm theo quy định. Đời sống cán bộ công nhân viên trong cơ quan luôn ổn định và từng bước được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Làm tròn nghĩa vụ đối với Ngân hàng cấp trên và đối với ngân sách Nhà nước. - Cơ sở vật chất kỹ thuật lúc đầu chuyển đổi còn nghèo nàn và không phù hợp với hoạt động ngân hàng trong thời kỳ đổi mới, đến nay Ngân hàng trung tâm huyện đã được xây dựng bề thế, khang trang đáp ứng được mọi hoạt động trực tiếp, gián tiếp liên quan tới nghiệp vụ của Ngân hàng. Một số Ngân hàng loại 4 đã được xây dựng cải tạo nâng cấp các trang thiết bị phương tiện phục vụ cho nhiệm vụ kinh doanh và người lao động không ngừng được đổi mới, nâng cao trình độ nhận thức. Từng bước hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Có thể nói quá trình xây dựng và phát triển của NHNo&PTNT huyện Thanh Oai là quá trình phát triển vững chắc, ổn định và toàn diện. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của NHNo&PTNT huyện Thanh Oai: NHNo&PTNT huyện Thanh Oai có trụ sở giao dịch chính đóng trên địa bàn thị trấn Kim Bài huyện Thanh Oai. Màng lưới hoạt động từ 5 đến 7 xã có một ngân hàng loại 4 hoạt động giao dịch rất thuận lợi cho khách hàng có nhu cầu giao dịch và rất có hiệu quả cho hoạt động huy động vốn và cho vay của ngân hàng. NHNo&PTNT huyện Thanh Oai có 58 người. Trong đó: 1 người là Giám đốc ngân hàng loại 3 và 2 người là Phó giám đốc tham mưu cho Giám đốc và trực tiếp điều hành bộ phận kế toán tiền tệ, kho quỹ, bộ phận tín dụng, kế hoạch. + Phòng hành chính nhân sự có : 3 người. + Phòng kế toán ngân quỹ có : 7 người. + Phòng tín dụng kế hoạch : 3 người. + Phòng kiểm soát : 2 người. * Tổ chức màng lưới: - Có 3 ngân hàng loại 4 gồm có: 3 người là Giám đốc ngân hàng loại 4, có 3 người là Phó giám đốc ngân hàng loại 4, có 3 người là thủ quỹ, có 7 người kế toán ngân hàng loại 4. Số còn lại là 14 người làm cán bộ tín dụng. Về trình độ chuyên môn có 27/58 người có trình độ Đại học, Cao đẳng ngân hàng, số còn lại là trung cấp . - Khu vực trung tâm Ngân hàng gồm 22 người là cán bộ tín dụng do Phó giám đốc ngân hàng loại 3 trực tiếp chỉ đạo. 2.1.3 Hoạt động của NHNo&PTNT huyện Thanh Oai thời gian qua: Trong 3 năm 2001,2002,2003 hoạt động kinh doanh Ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn những năm trước. Bên cạnh những thiệt hại về thiên tai lũ lụt, đặc biệt dịch cúm gà xảy ra vào cuối năm 2003 nền kinh tế còn chịu sự tác động, chi phối của cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực Đông Nam Á, gây tâm lý bất ổn cho khách hàng dẫn đến co hẹp về sự hoạt động. Tuy nhiên hoạt động của NHNo&PTNT huyện Thanh Oai vẫn duy trì tốt trên các mặt: huy động vốn, mở rộng cho vay... Cùng với thắng lợi của toàn ngành Ngân hàng, những năm qua NHNo&PTNT huyện Thanh Oai đã thu được nhiều kết quả, tạo đà cho những bước phát triển mới trong tương lai. Năm 2003, nguồn vốn huy động tại chỗ đạt 45.620 triệu, tổng dư nợ hữu hiệu đạt 58.520 triệu, tỷ lệ nợ quá hạn 1,34%. Chúng ta thấy rằng tình hình kinh tế xã hội Việt Nam còn những tồn tại và khó khăn, song những năm gần đây đã đi vào thế ổn định và phát triển. Bên cạnh đó các chính sách tiền tệ được củng cố, luật Ngân hàng, luật tổ chức tín dụng đã được thực thi từ tháng 10/1998. Những vấn đề này là cơ sở cho sự đổi mới trong kinh doanh của các NHTM nói chung và cho NHNo&PTNT huyện Thanh Oai nói riêng. Từ khi chưa tách đến nay, các hoạt động nghiệp vụ của NHNo&PTNT huyện Thanh Oai được thể hiện như sau: Thứ nhất: Tình hình huy động vốn. Sau vài năm tái lập và đi vào hoạt động, việc huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn, tuy vậy vẫn thực hiện được sự tăng trưởng qua các năm. Tổng nguồn huy động đến 31/12/2003 đạt 45.620 triệu, so với năm 2001 tăng 29.410 triệu, tỷ lệ tăng 81,4%, đạt 228,00% kế hoạch đề ra, năm 2003 bình quân nguồn vốn huy động trên đầu người đạt 787 triệu. Biểu 1: Tình hình huy động vốn Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu 31/12/01 31/12/2002 31/12/2003 So sánh 2002/2001 2003/2002 ± % ± % Tổng ng.vốn huy động 16.210 18.150 45.620 1940 111,9 27470 151,3 I- Nguồn vốn nội tệ 16.210 18.150 45.620 1940 111,9 27470 151,3 1- Tiền gửi TCKT 6.401 5.349 27.711 -1052 -16,4 22.362 418 2- Tiền gửi tiết kiệm 6.545 11.448 17.909 4903 74,9 6461 56,4 3- Tiền kỳ phiếu 3.264 1.353 0 -1910 -58,5 -1.353 -100 (Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết năm 2001, 2002, 2003) Nhìn vào biểu 1 ta thấy, nguồn vốn huy động tại chỗ của NHNo&PTNT huyện Thanh Oai chỉ có huy động nguồn vốn nội tệ. Nguồn tiền gửi tiết kiệm năm 2003 là 17.909 triệu chiếm tỷ trọng 39,21%/tổng nguồn vốn huy động và tăng so với năm 2002 6.461 triệu, tỷ lệ tăng bình quân 56,4%. Nguồn tiền gửi TCKT là 27.711 triệu tăng so năm 2001 là 21.310 triệu, tỷ lệ tăng 29,8% và so với năm 2002 tăng 22,362 triệu, tỷ lệ tăng 418% và chiếm tỷ trọng 49% tổng nguồn vốn tự huy động. Nguồn vốn huy động tại chỗ của NHNo&PTNT huyện Thanh Oai còn chiếm tỷ trọng thấp so với tổng dư nợ, điều đó xuất phát từ điều kiện kinh tế của một huyện sản xuất hàng hóa chưa phát triển, tích luỹ trong dân cư thấp dẫn đến huy động vốn tại chỗ đạt thấp. Nhưng xét về tổng thể và so sánh với các địa bàn khác trong tỉnh Hà Tây thì việc huy động vốn tại địa phương đã đạt được kết quả khá tốt, từ đó đã góp phần cho đơn vị chủ động trong hoạt động kinh doanh và cải thiện tình hình tài chính. Để làm được điều đó NHNo&PTNT huyện Thanh Oai đã áp dụng lãi suất huy động vốn một cách hợp lý, thực hiện tốt các nguyên tắc giao dịch cũng như thái độ giao dịch với khách hàng, bên cạnh đó là sự nhiệt tình và trình độ, kinh nghiệm nghề nghiệp. Từ đó củng cố vững chắc chỗ đứng và uy tín của Ngân hàng trên địa bàn. Thứ hai: Về tình hình sử dụng vốn: Khi mới được tái lập, tổng dư nợ: 21.285 triệu = 9.346 khách hàng, đến 31/12/2003 tổng dư nợ đạt 58.520 triệu = 15.264 khách hàng, như vậy trong vài năm qua đã có sự tăng trưởng nhanh cả về dư nợ và số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng. Hầu hết khách hàng của NHNo&PTNT huyện Thanh Oai là hộ sản xuất , trên địa bàn huyện chỉ có duy nhất 1 DNNN và 2 DNTN, tất cả các doanh nghiệp này đều có quan hệ tín dụng với Ngân hàng. Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003 thì: doanh số cho vay trong năm đạt 49.850 triệu tăng 6.859 triệu, so với năm 2001 tỷ lệ tăng 15,9%. Trong đó doanh số cho vay đối với doanh nghiệp đạt 13.146 triệu tăng 2.273 triệu so với năm 2002 tỷ lệ tăng 20,90%. Ngoài ra, NHNo&PTNT huyện Thanh Oai còn làm tốt công tác kế toán, thanh toán, ngân quỹ, tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác nghiệp vụ kinh doanh trực tiếp, thực hiện tốt việc chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính... Cùng với công tác huy động vốn, Ngân hàng đã tuyên truyền, vận động, hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán, đến nay đã có vài chục khách hàng là doanh nghiệp, cá nhân mở tài khoản. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, mở tài khoản cá nhân... Về công tác ngân quỹ năm 2003 như sau: + Tổng thu tiền mặt, ngân phiếu trong năm là: 175.067 triệu tăng 1,2 lần so với năm 2001, trong đó thu ngân phiếu là 3.650 triệu. + Tổng chi tiền mặt, ngân phiếu trong năm là: 156.300 triệu tăng 1,3 lần so với năm 2002, trong đó chi ngân phiếu là 3.120 triệu. Tóm lại: Có thể nói rằng, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Thanh Oai trong thời gian qua đã thu được những kết quả tốt đẹp, nguồn vốn, dư nợ có tăng trưởng qua các năm, tài chính, thu nhập ổn định, đã giúp cho toàn thể cán bộ công nhân viên của đơn vị nhiệt tình hơn, tự tin hơn trong công việc, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương không ngừng phát triển. Ngoài ra, NHNo&PTNT huyện Thanh Oai còn làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghiệp vụ, qua đó phát hiện và chấn chỉnh những tồn tại, với mục đích ngăn chặn từ xa những tồn tại có thể phát sinh, tránh rủi ro và đảm bảo an toàn vốn, tài sản. Song bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, đó là vấn đề nợ quá hạn, đã làm trăn trở và gây nhiều khó khăn đối với lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ CNV của NHNo&PTNT huyện Thanh Oai, bởi vì nợ quá hạn càng gia tăng thì chất lượng tín dụng bị giảm sút, hiệu quả kinh doanh đạt thấp. Vậy thực chất của vấn đề trên như thế nào? và nguyên nhân nào đã dẫn đến nợ quá hạn của NHNo&PTNT huyện Thanh Oai? đây là những câu hỏi phải được trả lời. 2.2 THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ TẠI NHNO&PTNT HUYỆN THANH OAI. 2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với nền kinh tế tại NHNo&PTNT huyện Thanh Oai. 2.2.1.1 Tình hình hoạt động cho vay đối với nền kinh tế: Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế đã hòa nhập với công cuộc đổi mới của đất nước, đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trên thị trường, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước nói chung và của địa bàn huyện Thanh Oai nói riêng. Nhằm tạo điều kiện và khuyến khích mọi đối tượng thuộc mọi thành phần kinh tế, đang thiếu vốn sản xuất kinh doanh và có nhu cầu vay vốn tại NHNo&PTNT huyện Thanh Oai để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh hơn nữa. NHNo&PTNT huyện Thanh Oai đã thực hiện cho vay đối với khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, nghiệp vụ cho vay này thực hiện theo quyết định 180 của NHNo&PTNT Việt Nam, quyết định 67 của Thủ tướng Chính phủ, nghị định 178 của Chính phủ và các chỉ thị, nghị quyết, thông tư, văn bản hướng dẫn của Chính phủ, NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam... Hoạt động cho vay của NHNo&PTNT huyện Thanh Oai thời gian qua có nhiều biến chuyển, dư nợ tăng năm sau cao hơn năm trước, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng còn thấp. Bên cạnh việc mở rộng tín dụng là việc phân loại khách hàng để có chiến lược với từng nhóm khách hàng cho phù hợp. Cùng với sự ra đời và có hiệu lực của các văn bản, văn bản dưới luật, luật, các chính sách của Chính phủ... đã tạo thêm hướng đi và hành lang pháp lý cho hoạt động của Ngân hàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trên địa bàn, cơ cấu tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thanh Oai có sự thay đổi, doanh số cho vay được duy trì. Cụ thể như sau: Biểu 2: Tình hình cho vay đối với nền kinh tế. Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh 2002/2001 2003/2002 2003/2001 ± % ± % ± % Tổng doanh số cho vay 43.000 41.840 49.850 -1160 -2,69 +8010 +19,1 +6.850 +15,9 Trong đó: Ngắn hạn 12.365 12.413 16.938 +48 +0,38 +4525 +36,45 +4.573 +36,98 Trung hạn 30.635 29.427 32.912 -1208 -3,9 +3485 +11,8 +2.277 +7,4 (Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết năm 2001, 2002, 2003) Nhìn vào biểu 2 ta thấy: doanh số cho vay đối với nền kinh tế chủ yếu là cho vay trung hạn. Đây là một vấn đề hết sức có ý nghĩa trong việc ổn định kinh doanh, nhưng cũng là vấn đề cần phải lưu ý trong việc cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn trung hạn. Doanh số cho vay năm 2003 tăng so với năm 2001 và 2002 đó là một sự cố gắng lớn của NHNo&PTNT huyện Thanh Oai, do đó đã góp phần mở rộng và tăng trưởng tín dụng trên địa bàn, dư nợ năm 2003 so với các năm tăng trưởng khá hơn. Trong thời gian qua, NHNo&PTNT huyện Thanh Oai đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình cho vay đó là thay đổi về thủ tục, quy trình xét duyệt cho vay đảm bảo nhanh, gọn, chính xác, an toàn, có thái độ tốt với khách hàng, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Thực hiện phát động thi đua và cải thiện lề lối làm việc như: xây dựng phong cách tốt trong giao tiếp với khách hàng, thực hiện đúng, đủ quy trình nghiệp vụ... Để làm tốt vấn đề này là sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của Ban giám đốc và toàn thể CBCNV trong đơn vị, cùng nhau chung sức, chung lòng xây dựng một tập thể lớn mạnh trên nhiều phương diện. Qua biểu 2 ta thấy rằng doanh số cho vay ngắn hạn năm 2003 chiếm tỷ trọng 34% trên tổng doanh số cho vay, tăng 6.850 triệu so với năm 2001 và tăng 8.010 triệu so với năm 2002. Năm 2003 doanh số cho vay trung hạn là 32.912 triệu chiếm tỷ trọng 66% trên tổng doanh số cho vay, tăng 3.485 triệu so với năm 2002. Hiện tại dư nợ cho vay trung hạn chiếm khoảng 70% trên tổng dư nợ, nhưng các dự án vay vốn trung hạn còn khan hiếm, song để cân đối cơ cấu dư nợ với cơ cấu nguồn vốn cho phù hợp trong thời gian qua đã giảm đầu tư vốn trung hạn và tăng cường đầu tư vốn ngắn hạn. Tuy nhiên, thời hạn đầu tư phải được căn cứ vào đối tượng được đầu tư và bên cạnh đó là khả năng đáp ứng về vốn của Ngân hàng. Bên cạnh việc đầu tư vốn cho các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn, NHNo&PTNT huyện Thanh Oai đã chú trọng đến cho vay đối với các doanh nghiệp, hiện tại dư nợ cho vay doanh nghiệp chiếm xấp xỉ 10% trên tổng dư nợ của Ngân hàng. Để chi tiết hơn nữa ta xem biểu cho vay theo thành phần kinh tế. Biểu 3: Cho vay theo thành phần kinh tế. Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Số tiền Số tiền 2001 2002 % so 2001 2003 % so 2002 Tổng doanh số cho vay 43.000 41.840 -2,7 49.850 +19,14 1. DNNN 10.661 10.873 +1,98 13.146 +20,9 2. DN ngoài QD 200 300 +50 400 +33,3 3. Hộ SXKD 31.274 29.485 -5,7 34.684 +17,6 4. Cho vay khác 865 1.182 +36,6 1.620 +37 (Nguồn cung cấp số liệu: Báo cáo tổng kết năm 2001, 2002, 2003 ) Qua biểu 3: Doanh số cho vay đối với nền kinh tế năm 2003 là 49.850 triệu. Trong đó: cho vay đối với DNNN 13.146 triệu so với năm 2002 tăng 2.273 triệu và tăng 2.485 triệu so với năm 2001, cho vay DN ngoài QD là 400 triệu so với năm 2002 tăng 100 triệu, cho vay hộ sản xuất là 34,684 triệu, so với năm 2001 tăng 3.419 triệu tăng 5.199 so với năm 2002, cho vay khác (cầm cố, đời sống) là 1.620 triệu so với năm 2001 tăng 755 triệu và so với năm 2002 tăng 438 triệu. Đối với cho vay DNNN thì trên địa bàn chỉ có duy nhất một DNNN hiện đang có quan hệ tín dụng với Ngân hàng. Trong những năm qua, việc đầu tư cho DNNN khá ổn định, Ngân hàng đã đáp ứng đủ vốn lưu động cho doanh nghiệp trong quá trình SXKD, từ đó doanh nghiệp có điều kiện để duy trì, ổn định sản xuất, doanh nghiệp là một khách hàng có quan hệ thường xuyên và có tín nhiệm, không có nợ quá hạn và lãi tồn đọng. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn gồm 2 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Ngân hàng, tuy nhiên quy mô hoạt động SXKD của các doanh nghiệp này còn nhỏ, dẫn đến nhu cầu về vốn không lớn. Mặc dù vậy, thời gian qua nhờ có vốn vay Ngân hàng các doanh nghiệp này đã từng bước đứng vững và phát triển, thời gian tới Ngân hàng tiếp tục đầu tư với mục tiêu giúp cho doanh nghiệp mở rộng SXKD, nâng cao sản lượng sản xuất trong kỳ kế hoạch, đồng thời Ngân hàng cũng có thể đầu tư vốn lớn hơn và hiệu quả hơn so với những năm trước đây. Hộ sản xuất là khách hàng đông đảo nhất đối với NHNo&PTNT huyện Thanh Oai, với hình thức khách hàng này Ngân hàng đã đầu tư phần lớn số hộ có trên địa bàn, với dư nợ hiện tại chiếm khoảng 92% trên tổng dư nợ, đây là những khách hàng truyền thống và gắn liền với đặc thù của Ngân hàng nông nghiệp. Việc đầu tư vốn với hộ sản xuất rất hạn chế vì suất đầu tư thấp, khối lượng khách hàng lớn nên việc quản lý của CBTD gặp khó khăn, tuy nhiên lại có lợi thế là rủi ro trong cho vay hộ SX lại rất nhỏ. Bên cạnh các loại hình kinh tế trên, NHNo&PTNT huyện Thanh Oai còn thực hiện việc cho vay với các đối tượng khác (cho vay cầm cố, đời sống), đây là lĩnh vực mới được triển khai thực hiện, nhưng thời gian qua đã phát triển khá mạnh, đối với CBCNV trong các cơ quan, đơn vị có thu nhập ổn định sẽ được Ngân hàng cho vay vốn đời sống khi có nhu cầu, đã giúp cho họ có điều kiện để thực hiện mua sắm, trang trải các phương tiện, thiết bị, nhà ở... phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt đời sống trong điều kiện có thể thực hiện được. Bên cạnh việc cho vay, phải nói đến việc thu hồi nợ. Tình hình thu hồi nợ của NHNo&PTNT huyện Thanh Oai trong những năm qua được thể hiện qua biểu dưới đây: Biểu 4: Tình hình thu nợ qua các thời kỳ. Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu 31/12/2001 31/12/2002 31/12/2003 I. Nội tệ 28.850 35.220 37.970 1. Thu nợ ngắn hạn 11.040 18.500 20.250 2. Thu nợ trung hạn 17.450 16.720 17.720 (Nguồn cung cấp số liệu: BCTK công tác TD năm 2001, 2002, 2003) Nhìn vào biểu trên cho thấy: doanh số thu nợ gắn liền với cơ cấu dư nợ và phù hợp với thời hạn cho vay. Năm 2003, tổng doanh số thu nợ là 37.970 triệu, trong đó: thu nợ ngắn hạn là 20.250 triệu so với năm 2001 tăng 9.210 triệu và tăng 1.750 triệu so với năm 2002; doanh số thu nợ trung hạn năm 2003 là 17.720 triệu so với năm 2001 tăng 270 triệu và so với năm 2002 tăng 1.000 triệu. Qua số liệu về doanh số thu nợ như trên nó thể hiện việc chuyển dịch cơ cấu dư nợ, đó là việc tăng dư nợ trung hạn đồng thời giảm dư nợ ngắn hạn. Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chỉ tiêu dư nợ tín dụng là một trong những chỉ tiêu hàng đầu. Nó phản ảnh hoạt động tín dụng được mở rộng hay thu hẹp nhưng để tăng cường khả năng tài chính của mình bắt buộc các Ngân hàng phải mở rộng tín dụng. Vì thế bằng mọi biện pháp Ngân hàng phải mở rộng khối lượng tín dụng của mình thể hiện là việc tăng dư nợ. Tình hình dư nợ tại chi nhánh trong thời gian qua được chi tiết như sau: Biểu 5: Tình hình dư nợ qua các năm. Đơn vị: Triệu đồng . Chỉ tiêu 2001 % dư nợ 2002 % dư nợ 2003 % dư nợ I. Tổng dư nợ nội tệ 49.950 51.300 58.520 1. Dư nợ ngắn hạn 20.000 40 15.400 30 19.490 33 2. Dư nợ trung hạn 29.950 60 35.900 70 39.030 67 (Nguồn cung cấp số liệu: Báo cáo tổng kết năm 2001, 2002, 2003) Qua biểu 5 cho ta thấy: NHNo&PTNT huyện Thanh Oai không thực hiện cho vay ngoại tệ mà chỉ thực hiện cho vay nội tệ đối với các thành phần kinh tế. Dư nợ cho vay nội tệ đến 31/12/2003: 58.520 triệu tăng so với năm 2001 8.570 triệu, tỷ lệ tăng 17,1%; tăng so với năm 2002 là 7.220 triệu tỷ lệ tăng 14%. Như vậy tốc độ tăng trưởng so với năm 2001 và 2002 tương đối khá. Trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2003 là 19.490 triệu chiếm tỷ trọng 33% trên tổng dư nợ, so với 2002 tăng 4.090 triệu và giảm so với năm 2001 -510 triệu dư nợ trung hạn đến 3/12/2003 39.030 triệu chiếm tỷ trọng 66% trong tổng dư nợ so với 2002 tăng 3.130 triệu và so 2001 tăng 9.080 triệu. Về cơ cấu dư nợ tương đối phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của địa phương với dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng lớn thuận lợi cho hoạt động kinh doanh vì nó có tính ổn định, Ngân hàng có thời gian đề xử lý các tình huống có thể xảy ra. Tuy nhiên việc cho vay cũng phải cân đối cơ cấu dư nợ với cơ cấu nguồn vốn, tránh trường hợp có sự khác biệt giữa 2 cơ cấu trên dẫn đến khó có thể cân đối được khả năng thanh toán khi có tình huống xấu xảy ra và vấn đề rủi ro tín dụng không lường trước được đối với cho vay trung dài hạn, đó là tỷ lệ rủi ro lớn hơn cho vay ngắn hạn. 2.2.1.2 Thực trạng rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thanh Oai. Bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, có thể từ phía khách hàng, cũng có thể từ phía Ngân hàng... mà hiện nay nợ quá hạn trong hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT huyện Thanh Oai đang là vấn đề cần quan tâm. Đặc biệt từ khi có quyết định số 48/1999/QĐ-NHNN5 ngày 08/02/1999 của Thống đốc NHNN, các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam phải thực hiện việc phân loại tài sản “có”, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng của mình. Nguồn trích lập này lấy chính từ lợi nhuận ròng và tính vào chi phí. Đối với chi nhánh, mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn không cao (chiếm 1,34% trên tổng dư nợ) so với các Ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Hà Tây cùng hệ thống. Song nếu như cứ để tình trạng nợ quá hạn xảy ra và tăng lên thì nó sẽ làm giảm uy tín của Ngân hàng với khách hàng, đồng thời nó ảnh hưởng đến khả năng tài chính của đơn vị. Vì vậy xem xét tình hình nợ quá hạn tại NHNo&PTNT huyện Thanh Oai được biểu hiện qua số liệu sau: Biểu 6: Nợ quá hạn trong hoạt động cho vay qua các thời kỳ. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2001 %QH/S dư nợ 2002 %QH/S dư nợ 2003 %QH/S dư nợ S dư nợ quá hạn 513 1 506 0,98 786 1,34 Dư nợ QH ngắn hạn 167 0,83 125 0,81 225 1,15 Dư nợ QH trung hạn24,7 346 1,15 381 1,06 561 1,44 Tỷ trọng NQH ngắn hạn 32,5 24,7 28,6 Tỷ trọng NQH trung hạn 67,5 75,3 71,1 (Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết năm 2001, 2002, 2003) Qua số liệu trên ta thấy, nợ quá hạn gần phù hợp với cơ cấu dư nợ, trong đó nợ quá hạn trung hạn chiếm tỉ trọng lớn hơn. Dư nợ quá hạn năm 2003 786 triệu với năm 2001 tăng 273 triệu và so với năm 2002 tăng 280 triệu. Như vậy nợ quá hạn trong thời gian qua vẫn có xu hướng gia tăng cùng với sự tăng trưởng dư nợ. Nợ quá hạn ngắn hạn năm 2003là 225 triệu so với năm 2002 tăng 100 triệu và so với năm 2001 tăng 58 triệu. Nợ quá hạn trung hạn năm 2003: 561 triệu chiếm tỷ trọng 71,4% trên tổng dư nợ quá hạn. So với năm 2001 tăng 215 triệu tỷ lệ tăng 62,1% và so với năm 2002 tăng 180 triệu tỷ lệ tăng 47,2%. Để hiểu rõ hơn về nợ quá hạn của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thanh Oai, ta xét thêm một khía cạnh nữ đó là: nợ quá hạn phân theo các thành phần kinh tế qua biểu sau: Biểu 7: Nợ quá hạn trong cho vay theo thành phần kinh tế. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1.Tổng nợ quá hạn 513 506 786 2.Hộ SXKD 513 501 776 3.Khác 5 10 (Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết năm 2001, 2002, 2003) Từ biểu trên ta thấy rằng: nợ quá hạn được tập trung vào đối tượng hộ SXKD trên địa bàn, điều này cũng dễ hiểu bởi vì dư nợ đối với thành phần này chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ. Nhưng mặt khác phải thừa nhận việc cho vay đối với các thành phần kinh tế khác tại thời điểm này chất lượng tín dụng khá tốt. Hiện nay việc cho vay đối với các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn cần tháo gỡ của các cấp các ngà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1799.doc
Tài liệu liên quan