Chuyên đề Một số giải pháp tăng lợi nhuận của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 2

1. Lợi nhuận của doanh nghiệp 2

1.1. Khái niệm về lợi nhuận 2

1.2. Vai trò của lợi nhuận trong doanh nghiệp 4

1.3. Nguồn hình thành của lợi nhuận 6

2. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp 13

2.1. Chỉ tiêu tuyệt đối 13

2.2. Chỉ tiêu tương đối 14

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp 17

3.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp 17

3.2.Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí 20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NHỰA ĐÔNG Á 24

1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á 24

1.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á 24

1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á 25

1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 27

1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh 32

2. Tình hình lợi nhuận của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á 44

2.1. Nguồn hình thành lợi nhuận của công ty 44

2.2. Phân tích khả năng sinh lợi của công ty 57

3. Đánh giá lợi nhuận của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á 58

3.1. Những mặt đạt được 58

3.2. Những mặt hạn chế 60

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NHỰA ĐÔNG Á 63

1. Phương hướng phát triển của công ty giai đoạn 2010 – 2011 63

2. Các giải pháp tăng lợi nhuận của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á 64

2.1. Các giải pháp tăng doanh thu 65

2.2. Các giải pháp làm giảm chi phí 69

2.3. Các giải pháp khác 73

3. Một số kiến nghị 76

3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước 76

3.2. Kiến nghị đối với Bộ, Ngành chức năng liên quan 77

3.3. Kiến nghị đối với công ty 78

KẾT LUẬN 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1933 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp tăng lợi nhuận của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.8%). Năm 2009 tổng nguồn vốn của công ty tăng 12.7% so với năm 2008. Mức độ tăng ít như vậy là do một số cổ đông đã rút vốn đầu tư, tốc độ tăng nợ ngắn hạn giảm mạnh xuống còn 19.1%, nợ dài hạn và nguồn kinh phí và quỹ khác có tăng nhưng mức độ tăng không nhiều so với tổng nguồn vốn. Nợ phải trả năm 2008 tăng 39,871,942,048 đồng hay 96.6% so với năm 2007 là do nợ ngắn hạn tăng 176.2% trong khi đó nợ dài hạn lại giảm 17.2%. Năm 2009 so với năm 2008 nợ phải trả tăng 29,328,252,104 đồng hay 36.1% do nợ ngắn hạn tăng 12,795,090,168 đồng hay 19.1%; nợ dài hạn tăng 16,533,161,936 đồng hay 117.6%. Mức độ nợ phải trả tăng thấp là do mức độ tăng của nợ dài hạn không bằng mức độ giảm của nợ ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu năm 2008 so với năm 2007 tăng rất mạnh 265.8%, do các cổ đông đầu tư thêm vốn vào để xây dựng các khu công nghiệp. Năm 2009 nền kinh tế khủng hoảng khiến cho một số nhà đầu tư rút vốn nhưng mức giảm này không nhiều chỉ với 4.2%. Nhìn chung trong ba năm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả chênh lệch nhau không nhiều. Năm 2007 và 2009 tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn lớn hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn nhưng không nhiều. Điều này cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của công ty khá tốt. Đặc biệt trong năm 2008 các khoản nợ phải trả có thể được công ty bảo đảm bằng vốn chủ sở hữu. Từ những phân tích trên ta có thể nhận thấy được cơ cấu nguồn vốn của công ty khá hợp lý. Công ty đã tự chủ được vốn của mình trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nợ dài hạn năm 2009 tăng lên nhiều, như vậy lãi vay sẽ tăng, làm tăng chi phí của công ty, kéo theo lợi nhuận tăng chậm lại. Cơ cấu nguồn vốn khá hợp lý, tuy nhiên là việc sử dụng nguồn vốn để đầu tư vào tài sản vẫn còn chưa hợp lý. Khả năng thanh khoản của công ty thấp, trong khi đó đầu tư vào tài sản cố định nhiều mà không khai thác hết công suất của các tài sản này. Mặt khác, các khoản phải thu ngắn hạn chiểm tỷ trọng vẫn cao so với tổng tài sản, do vậy công ty đã bị khách hàng chiếm dụng vốn hoặc công tác thu nợ của công ty chưa thực sự quan tâm. Do đó, công ty cần phải có các biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của mình. Phân tích tình hình tài chính qua các hệ số tài chính đặc trưng Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính của công ty Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Bền vững về tài chính Nợ/ Tổng TS 57.3% 41.9% 50.7% Nợ/ VCSH 134.4% 72.2% 102.6% Quản lý khả năng thanh toán Tỷ lệ khả năng thanh toán chung 142.2% 147.3% 107.1% Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh 44.9% 93.4% 72.1% Tỷ lệ khả năng thanh toán tức thời 8.6% 5.5% 4.6% Hiệu quả hoạt động Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 91.1% 73.0% 93.1% Tỷ lệ lãi vay 1.4% 1.8% 3.2% Tỷ lệ chi phí bán hàng 0.0% 2.6% 6.4% Chỉ tiêu bền vững tài chính Nợ/ Tổng TS Chỉ tiêu này năm 2007 là 57.3%, điều này cho thấy trong cơ cấu tài sản của công ty thì được tài trợ bởi 57.3% là nợ, tức công ty phải phụ thuộc phần lớn vào chủ nợ. Con số này trong năm 2008 là 41.9%. Điều này cho thấy rằng công ty tài trợ cho tài sản của mình phần lớn là từ vốn chủ sở hữu, chứng tỏ công ty đã tự đảm bảo được về mặt tài chính. Năm 2009 tỷ số nợ/tổng TS là 50.7%, chỉ tiêu này cho thấy mức tài trợ cho tài sản của công ty bằng nợ nhiều hơn là bằng vốn chủ sở hữu. Mức độ chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và nợ trong cơ cấu nguồn vốn của công ty là không nhiều. Do vậy, công ty vẫn chủ động được nguồn tài chính của mình. Nợ/ VCSH Hệ số này cho biết cơ cấu nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, cứ một đồng tài sản tài trợ bằng vốn chủ sở hữu thì tương ứng với mấy đồng tài trợ bằng nợ phải trả. Năm 2007 tỷ số nợ/VCSH là 134.4%, con số này cho biết cứ một đồng tài sản tài trợ bằng vốn chủ thì tương ứng với 1.34 đồng tài trợ bằng nợ phải trả. Chỉ tiêu này trong năm 2008 giảm 62.2% xuống còn 72.2%, điều này cho thấy tài sản được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu nhiều hơn là được tài trợ bằng nợ, con số này cũng chứng tỏ một điều cơ cấu nguồn vốn của công ty đã thay đổi, vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn; đồng thời khẳng định khả năng tự chủ của công ty tăng lên. Trong năm 2009 chỉ số này lại tăng lên là 102.6%, con số này cho thấy cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu xấp xỉ bằng nhau, tỷ lệ nợ cao hơn vốn chủ sở hữu, điều này cho thấy khả năng tự chủ của công ty lại giảm xuống, công ty phải phụ thuộc vào chủ nợ. Quản lý khả năng thanh toán Tỷ lệ khả năng thanh toán chung Khả năng thanh toán chung của công ty năm 2007 là 142.2%, năm 2008 tăng lên là 147.3%, chứng tỏ khả năng thanh toán chung của công ty đã tốt hơn. Công ty có thể đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn của mình bằng tài sản lưu động. Năm 2009 chỉ tiêu này lại giảm xuống chỉ còn 107.1% nguyên nhân là do tài sản lưu động của công ty giảm xuống (13.5%), nợ của công ty lại tăng lên. Với con số này, chứng tỏ tài sản lưu động của công ty chỉ đủ khả năng để thanh toán cho các khoản nợ, mà không có sự dư thừa nào. Nhìn chung trong ba năm tài chính công ty đã đủ khả năng đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động của mình, nhưng mức độ đảm bảo này chưa cao, đặc biệt trong năm 2009. Bởi lẽ, nếu các khoản nợ này đến kỳ đáo hạn thì công ty sử dụng hết tài sản lưu động để trả cho các chủ nợ, như vậy phần tài sản lưu động còn lại thì quá ít và không đủ để công ty quay vòng sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2007 là 44.9%, con số này cho thấy công ty chỉ có khả năng trả 44.9% nợ ngắn hạn cho các chủ nợ bằng các khoản phải thu và tiền. Năm 2008, chỉ tiêu này tăng lên là 93.4%, nguyên nhân chủ yếu là các khoản phải thu trong năm này tăng lên gấp 5.66 lần so với năm 2007, trong khi đó nợ ngắn hạn chỉ tăng gấp 1.76 lần. Điều này cho thấy trong năm 2008 công ty đã cho nợ quá nhiều (chiếm 30.5% so với tổng tài sản), công ty đã bị khách hàng chiếm dụng vốn. Năm 2009 khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm xuống còn 72.1%, nguyên nhân là do các khoản phải thu giảm 8.5%, trong khi đó nợ ngắn hạn tăng nhẹ 19.1%. Con số này cho thấy năm 2009 công ty vẫn chưa đủ khả năng đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn của mình bằng tiền và các khoản phải thu ngắn hạn. Nhìn chung trong ba năm khả năng thanh toán nhanh của công ty còn thấp, khả năng đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản phải thu còn kém. Khi các khoản nợ đến hạn, trong đó các khoản phải thu chưa thu được thì công ty không đủ khả năng thanh toán cho các khoản nợ này. Chỉ tiêu này thấp khiến cho các ngân hàng cũng như các chủ nợ e ngại khi cho công ty vay vốn. Do đó, công ty cần phải đưa ra các biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của mình. Tỷ lệ khả năng thanh toán tức thời Khả năng thanh toán tức thời của công ty trong ba năm quá thấp và ngày càng giảm dần, năm 2007 là 8.6%, năm 2008 là 5.5% và năm 2009 là 4.6%. Điều này cho thấy khi các khoản nợ đến hạn thì công ty không có tiền trong ngân quỹ dùng để chi trả. Hơn nữa, mức tiền dự trữ này quá nhỏ năm 2007 là 2,080,553,460 đồng; năm 2008 là 3,709,113,921 đồng; năm 2009 là 3,710,758,720 đồng, chiếm lần lượt trong cơ cấu tổng tài sản là: 2.9%, 1.9%, 1.7%, điều này cho thấy khi có vấn đề phát sinh đột xuất thì công ty không có đủ nguồn tài chính để giải quyết. Do đó, công ty cần có kế hoạch điều chỉnh cho tỷ lệ này hợp lý hơn. Hiệu quả hoạt động Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Năm 2007 hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 91.1%, con số này cho biết cứ 100 đồng tài sản tạo ra được 91.1 đồng doanh thu cho công ty. Chỉ tiêu này trong năm 2008 giảm xuống còn 73.0%, nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của tài sản. Năm 2009 chỉ tiêu này tăng lên 93.1%, tức cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản công ty sẽ thu về được 93.1 đồng doanh thu, điều này là do tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản. Trong ba năm, hiệu suất sử dụng tài sản của công ty đều nhỏ hơn 100%, điều này cho thấy công ty chưa sử dụng hết công suất của tài sản. Đặc biệt là năm 2008 công ty đầu tư nhiều tài sản cố định mà không tận dụng được hết năng lực của các tài sản này, dẫn đến lãng phí, trong khi đó công ty vẫn phải tính khấu hao cho các tài sản này. Mặt khác, công ty còn có khả năng nâng cao doanh thu hơn nữa, kéo theo lợi nhuận của công ty cũng tăng lên nhưng công ty đã không khai thác hết ưu thế của mình. Năm 2009 công ty đã có những biện pháp sử dụng tài sản của mình một cách hợp lý hơn. Tuy nhiên việc khai thác này vẫn chưa đạt được hiệu quả tối đa. Do vậy, trong giai đoạn tới công ty cần phải có những chính sách sử dụng tài sản hợp lý hơn, hiệu quả cao hơn. Tỷ lệ lãi vay Tỷ lệ lãi vay của công ty tăng dần trong ba năm. Năm 2007 là 1.4%, năm 2008 là 1.8%, đặc biệt năm 2009 đã tăng lên tới 3.2%. Các con số này cho biết trong 100 đồng doanh thu công ty sẽ phải bỏ ra bao nhiêu đồng để chi trả cho lãi vay. Năm 2009 tỷ lệ lãi vay cao nhất trong ba năm, do chi phí trả lãi tăng kéo theo lợi nhuận của công ty sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, tỷ lệ lãi vay trong cả ba năm đều thấp. Điều này cho thấy công ty sử dụng ít vốn vay ngân hàng, mà nợ của công ty chủ yếu là nợ của các bạn hàng, các nhà cung cấp. Đồng thời,nó chứng tỏ công ty rất uy tín đối với bạn hàng, và công ty đang sử dụng vốn của họ để kinh doanh. Tỷ lệ chi phí bán hàng Năm 2007 chi phí bán hàng ở mức 0%, điều này chưa hẳn đã tốt. Nguyên nhân có thể là do trong năm 2007 công ty tập trung đầu tư xây dựng các cụm khu công nghiệp nên đã không chú trọng trong khâu bán hàng. Công ty đã tiết kiệm được chi phí trong khâu bán hàng. Tuy nhiên, việc không đầu tư vào khâu bán hàng làm cho sản lượng sản phẩm bán ra thấp, kéo theo đó doanh thu sẽ thấp. Hơn nữa, thương hiệu và uy tín của công ty chưa được nâng cao. Năm 2008 tỷ lệ chi phí bán hàng đạt 2.6%, nó cho thấy công ty đã quan tâm, chú ý hơn trong khâu bán hàng, điều này cũng đồng nghĩa với việc khách hàng cũng được quan tâm, chăm sóc hơn. Con số này cho biết cứ 100 đồng doanh thu công ty có được sẽ phải chi ra 2.6 đồng cho khâu bán hàng. Năm 2009, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, công ty cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy, để thúc đẩy tăng sản lượng tiêu thụ, công ty cũng tăng chi phí bán hàng lên mức 6.4%. Chi phí bán hàng tăng lên cũng làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống. Tuy nhiên, mức giảm xuống này là không đáng kể. Nhìn chung, trong ba năm tỷ lệ chi phí bán hàng của công ty vẫn ở mức thấp. Điều này được thể hiện rõ công ty không mất một đồng chi phí nào cho chi phí quảng cáo. Hơn thế nữa, chính sách đãi ngộ và chăm sóc khách hàng còn yếu. Do vậy, trong các năm tới công ty cần phải có biện pháp đưa ra mức chi phí hợp lý hơn trong khâu bán hàng, vì công ty bỏ ra một đồng trong khâu bán hàng có thể thu về nhiều đồng doanh thu hơn trong hiện tại. Hơn nữa, thương hiệu và uy tín của công ty sẽ được nâng cao. Qua phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty, ta thấy được mức độ bền vững về tài chính của công ty khá tốt, công ty đã tự chủ được nguồn vốn của mình. Tuy nhiên vẫn còn một số mặt hạn chế: khả năng thanh toán của công ty chưa tốt; công ty còn chưa tận dụng hết hiệu quả hoạt động của mình. Chính vì vậy, công ty cần đưa ra các giai pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tốt hơn, và sử dụng tài sản một cách hợp lý và hiệu quả hơn. 2. Tình hình lợi nhuận của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á 2.1. Nguồn hình thành lợi nhuận của công ty 2.1.1. Phân tích doanh thu của công ty Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của công ty Doanh thu của Công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á bao gồm có doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ; doanh thu từ hoạt động tài chính; doanh thu khác. Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu, ta lập được bảng sau: Bảng 2.5: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu giai đoạn 2007 - 2009 (Đơn vị:Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Kế hoạch Thực tế % thực hiện Kế hoạch Thực tế % thực hiện Kế hoạch Thực tế % thực hiện DTT BH & CCDV 66,000 65,574 99.4% 138,000 141,079 102.2% 208,800 202,858 97.2% DT HĐTC 12 11.9 99.2% 130 124.5 95.7% 170 153.5 90.3% DT khác 7.3 464.6 1,685 Tổng 66,012 65,593 99.4% 138,130 141,668 102.6% 208,970 204,697 98.0% Qua bảng số liệu ta thấy: Năm 2007, tổng doanh thu đạt 99.4% so với kế hoạch. Phần lớn là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt được. Vì doanh thu khác chiếm một tỷ lệ quá nhỏ khoảng 12 triệu, đồng thời doanh thu khác là khoản phát sinh ngoài dự tính nên công ty không lập kế hoạch cho hoạt động này. Như vậy, sản phẩm tiêu thụ xấp xỉ kế hoạch đề ra. Tại thời điểm năm 2007 công ty đã đi vào hoạt động và tung sản phẩm ra ngoài thị trường được 5 năm, và tại thời điểm này công ty đã đưa thử nghiệm ra thị trường một số sản phẩm mới và người tiêu dùng mới chú ý đến sản phẩm này. Tuy nhiên, lượng người biết đến còn ít. Vì vậy, doanh thu từ hoạt động bán hàng chưa vượt kế hoạch, nhưng đạt được mức 99.4%. Năm 2008 với sự đi vào hoạt động của các nhà máy sản xuất, công ty đã đưa ra ngoài thị trường một loạt các sản phẩm mới với mẫu mã phong phú, chất lượng tốt, giá cả hợp lý và tiện ích với người tiêu dùng như sản phẩm cửa Smartwindow với lõi thép gia cường chống mối mọt, chống ổn… với nhiều đặc tính hơn hẳn so với loại cửa làm từ chất liệu khác. Vì vậy, sản phẩm của công ty đã được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn. Chính vì thế doanh thu từ hoạt động bán hàng của công ty tăng lên 102.2%, nâng tổng mức doanh thu đạt vượt mức kế hoạch đề ra là 102.6%. Mặc dù, doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty chỉ chiếm một phần nhỏ trong doanh thu nhưng doanh thu từ hoạt động này của công ty không đạt được mức kế hoạch đầu năm, mà chỉ đạt được 95.7%. Doanh thu từ hoạt động khác công ty không lập kế hoạch do các hoạt động này phát sinh mang tính đột xuất. Tuy nhiên, năm 2008 doanh thu từ hoạt động này đạt 464,6 triệu đồng cũng đã góp phần giúp tổng doanh thu của công ty vượt mức kế hoạch đề ra. Năm 2009, tổng doanh thu đạt 98.0% so với kế hoạch đã đặt ra. Nguyên nhân là do doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính không đạt được chỉ tiêu mà công ty đặt ra. Điều này là do tình hình tài chính kinh tế của thế giới cũng như của Việt Nam đã tác động vào quá trình sản xuất của công ty, làm cho sản lượng bán ra thấp; hơn nữa tham gia vào thị trường tài chính lúc này thì rất ít có khả năng thu được lợi nhuận. Vì các vấn đề về lãi suất, thuế khóa, giá cả thay đổi hàng ngày, khiến cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động này. Như vậy, qua 3 năm tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của công ty là khá tốt. Tuy nhiên là năm 2007, 2009 doanh thu chỉ đạt được mức xấp xỉ kế hoạch. Việc hoàn thành được kế hoạch đề ra phần lớn là doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu từ hoạt động tài chính quá ít, do công ty mới đi vào hoạt động gần chục năm nay, đồng thời công ty đang chú tâm vào đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh; kết hợp với thị trường tài chính đang trong tình thế bấp bênh nên công ty đã không đầu tư vào lĩnh vực này. Doanh thu từ hoạt động khác không nhiều lắm, nhưng nó cũng góp phần vào việc nâng cao doanh thu của công ty, giúp công ty hoàn thành kế hoạch của mình. Phân tích tình hình doanh thu thực tế của công ty Để phân tích tình hình doanh thu thực tế của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á, ta có bảng doanh thu sau: Bảng 2.6: Tình hình doanh thu thực tế giai đoạn 2007 - 2009 (Đơn vị: VND) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) DTT BH & CCDV 65,573,895,160 141,079,826,989 202,858,880,105 75,505,931,829 115.1% 61,779,053,116 43.8% DT HĐTC 11,931,291 124,471,370 153,548,506 112,540,079 943.2% 29,077,136 23.4% DT khác 7,257,746 464,574,111 1,685,846,546 457,316,365 6301.1% 1,221,272,435 262.9% Tổng 65,593,084,197 141,668,872,470 204,698,275,157 76,075,788,273 116.0% 63,029,402,687 44.5% (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á) Qua bảng số liệu trên ta thấy: Năm 2008, doanh thu thực tế tăng 116% tương ứng với 76,075788,273 đồng so với năm 2007. Nguyên nhân tăng là do doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 115.1% với số tiền là 75,505,931,829 đồng. Ngoài ra, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác tăng một cách chóng mặt với 943.2% và 6301.1%. Tuy nhiên, doanh thu từ hai hoạt động này chiếm tỷ lệ quá nhỏ trong tổng doanh thu, vì vậy, phần lớn việc tăng này là do doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đem lại. Năm 2009, doanh thu tiếp tục tăng 63,029,402,687 đồng tức tăng 44,5%, Nguyên nhân doanh thu của công ty tăng chậm hơn tốc độ tăng của năm 2008 là do doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ tăng 61,779,053,116 đồng tức tăng 43.8%. Thêm vào nữa tốc độ tăng của doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ hoạt động khác tăng chậm hơn. Cụ thể doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 29,077,136 đồng tức tăng 23.4%; doanh thu khác tăng 1,221,272,435 đồng tức tăng 262.9%. Nhìn chung, với việc tăng doanh thu hàng năm cho thấy công ty hoạt động khá hiệu quả. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh thu của công ty năm 2009 thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng năm 2008. Điều này là do nền kinh tế bị rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính đã tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và công ty Nhựa Đông Á nói riêng. Trong khi đó, tài sản lưu động của công ty giảm, tài sản cố định lại tăng lên trong năm 2008, điều này cho thấy sự trì trệ trong quá trình sản xuất. Công ty vẫn chưa khai thác hết công suất của máy móc thiết bị, do vậy sản lượng sản phẩm thấp, làm cho doanh thu tăng chậm. Mặc dù vậy, doanh thu của công ty vẫn tăng trưởng hàng năm. Biểu đồ doanh thu qua các năm cho thấy rõ hơn nỗ lực của công ty trong khâu tiêu thụ, nâng doanh số bán ngày một cao hơn: Biểu đồ 1: Biểu đồ biểu diễn doanh thu qua các năm Ta có thể thấy rằng doanh thu của công ty đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng doanh thu giữa các năm không đều, thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2: Tốc độ tăng doanh thu 2.1.2. Phân tích chi phí của công ty Phân tích chi phí kế hoạch của công ty Để phân tích chi phí kế hoạch ta có bảng tổng hợp sau: Bảng 2.7: Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí giai đoạn 2007 - 2009 (Đơn vị:Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Kế hoạch Thực tế % thực hiện Kế hoạch Thực tế % thực hiện Kế hoạch Thực tế % thực hiện GVHB 62,000 61,671 99.5% 118,000 114,336 96.9% 160,000 164,135 102.6% Chi phí tài chính 1,000 980 98.0% 3,200 2,753 86.0% 6,000 7,499 125.0% + CP lãi vay 900 903 100.3% 3,000 2,611 87.0% 5,000 6,548 131.0% CP BH - 3,000 3,708 123.6% 12,000 13,034 108.6% CP QLDN 2,000 1,974 98.7% 9,000 8,189 91.0% 15,000 12,083 80.6% Chi phí khác - 275 1,532 Tổng 65,000 64,625 99.4% 133,200 129,261 97.0% 193,000 198,283 102.7% Qua bảng số liệu ta thấy: Năm 2007, tổng chi phí thực tế chiếm 99.4% chi phí dự kiến. Nguyên nhân không phải là do công ty cắt giảm sản lượng sản xuất, mà là do công ty đã cắt giảm được chi phí sản xuất. Tuy nhiên, mức cắt giảm này cũng không đáng kể, nhưng chứng tỏ việc quản lý của công ty chặt chẽ hơn. Cụ thể: + Giá vốn hàng bán giảm được 0.5% ( đạt mức 99.5% so với kế hoạch). Nguyên nhân giá vốn hàng bán giảm là công ty đã tìm được nguồn nguyên liệu đầu vào với giá rẻ, chất lượng tốt, kết hợp với tỷ giá ngoại tệ thấp ( phần lớn nguyên liệu đầu vào được nhập khẩu từ nước ngoài); điều này làm cho giá vốn hàng bán giảm. + Chi phí tài chính thực tế giảm 2% so với kế hoạch. Trong đó CP lãi vay có cao hơn kế hoạch 0.3%, tuy nhiên là không đáng kể. + Công ty không phải chịu chi phí cho khâu bán hàng và các hoạt động khác. + Chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế chiếm 98.7% so với kế hoạch. Như vậy, chi phí này cũng giảm được 1.3%. Nhìn chung năm 2007 công ty quản lý rất tốt các khoản chi phí của mình. Tuy nhiên, công ty đã không quan tâm chú ý tới khâu bán hàng, vì vậy sản lượng tiêu thụ vẫn còn hạn chế. Năm 2008, tổng chi phí đã giảm được 3.0% đạt mức 97.0% so với kế hoạch. Điều này chứng tỏ công ty quản lý tốt và sử dụng hiệu quả ngân quỹ của mình, nhằm cắt giảm được chi phí. Nguyên nhân cắt giảm được chi phí là do giá vốn hàng bán giảm 3.1%, chi phí tài chính giảm 14% đạt 86% so với kế hoạch. Nguyên nhân chi phí tài chính giảm là do chi phí lãi vay giảm, vì năm 2008 công ty đầu tư nhiều vào tài sản cố định để đưa hai khu công nghiệp Châu Sơn và Ngọc Hồi đi vào hoạt động, do đó trong kế hoạch công ty tăng mức vay vốn ngân hàng lên 3 tỷ, tuy nhiên công ty chỉ vay có 2,6 tỷ. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 9%. Chi phí bán hàng có tăng so với kế hoạch 23.6%. Điều này là do năm 2008 công ty mới bắt đầu có chính sách hỗ trợ cho khâu bán hàng, rất nhiều khoản phát sinh, vì vậy dự kiến chưa sát với thực tế. Nhưng chi phí cho hoạt động này chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng chi phí. Năm 2009, tổng chi phí của công ty vượt mức kế hoạch là 2.7%. Điều này cho thấy quản lý tài chính của công ty giảm sút, kết hợp với tác động của nền kinh tế nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí của công ty. Do lạm phát, tỷ giá thay đổi, giá cả hàng hóa tăng lên điều này làm cho giá vốn hàng bán tăng 2.6% so với dự kiến. Chi phí tài chính cũng tăng 25%; điều này là do lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng lên có thời điểm là 21%/năm làm cho chi phí lãi vay tăng lên. Chi phí bán hàng tăng 8.6% là do công ty phải tăng chi phí để hỗ trợ cho khâu bán hàng, vì với tình hình kinh tế khó khăn như vậy việc tiêu thụ sản phẩm rất khó khăn. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm dưới mức kế hoạch là 80.6%. Nhìn chung, trong ba năm thì năm 2007 và 2008 công ty thực hiện quản lý và tiết kiệm chi phí rất tốt. Nhưng năm 2009 do tác động nền kinh tế vĩ mô và một phần do quản lý của công ty chưa tốt vì vậy làm cho mức chi phí tăng vượt kế hoạch. Phân tích chi phí thực tế của công ty Để phân tích tình hình chi phí thực tế của công ty ta có bảng tổng hợp chi phí sau: Bảng 2.8: Tình hình chi phí thực tế giai đoạn 2007 - 2009 (Đơn vị: VND) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) GVHB 61,671,755,203 114,336,368,785 164,135,430,784 52,664,613,582 85.4% 49,799,061,999 43.6% CP tài chính 979,901,420 2,753,239,041 7,499,484,789 1,773,337,621 181.0% 4,746,245,748 172.4% + CP lãi vay 903,652,570 2,610,936,286 6,548,743,172 1,707,283,716 188.9% 3,937,806,886 150.8% CP BH - 3,708,468,879 13,034,608,758 3,708,468,879 9,326,139,879 251.5% CP QLDN 1,974,101,739 8,189,129,259 12,082,999,321 6,215,027,520 314.8% 3,893,870,062 47.5% Chi phí khác - 275,337,364 1,531,837,344 275,337,364 1,256,499,980 456.3% Tổng 64,625,758,362 129,262,543,328 198,284,360,996 64,636,784,966 100.0% 69,021,817,668 53.4% Tổng chi phí năm 2008 tăng đúng 100.0% so với năm 2007. Nguyên nhân là do chi phí tài chính tăng 181.0%, trong đó chi phí lãi vay tăng 188.9%. Điều này là vì năm 2008 công ty tăng tỷ lệ vốn vay ngân hàng, tuy nhiên mức độ vay ngân hàng không nhiều, do phần lớn nguồn vốn của công ty được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Năm 2008, hai nhà máy của công ty đi vào hoạt động, vì vậy công ty phải thuê thêm văn phòng, nhân viên…do đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên 314.8%. Thêm vào nữa trong năm này công ty cũng phải tăng thêm chi phí bán hàng và các khoản chi khác phát sinh. Đặc biệt năm 2008 giá vốn hàng bán tăng không nhiều bằng các khoản chi phí khác, tăng 85.4% mặc dù doanh thu của công ty vẫn tăng mạnh. Điều này cho thấy công ty đã tìm được nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ và chất lượng, đồng thời là việc quản lý hàng tồn kho, quản lý sản xuất của công ty rất chặt chẽ nên không gây ra tình trạng lãng phí, thất thoát nguyên vật liệu. Năm 2009, tổng chi phí của công ty tăng lên là 53.4% so với năm 2008. Nguyên nhân tăng ít như vậy là do nền kinh tế bị khủng hoảng tài chính, lạm phát, giá cả, lãi suất tăng cao…đã tác động không nhỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Vì phần lớn nguyên vật liệu được nhập khẩu từ nước ngoài, khi nền kinh tế lạm phát khiến cho tỷ giá tăng, do đó giá nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh. Lãi suất tăng làm cho chi phí lãi vay tăng 150.8%, đồng thời thị trường tài chính bị sụt giảm, công ty rút vốn từ hoạt động tài chính, do đó chi phí cho hoạt động này tăng 172.4%. Thêm vào nữa, giá cả các mặt hàng tăng khiến cho việc tiêu thụ hàng hóa giảm, công ty phải tăng thêm chi phí bán hàng là 251.5% so với năm 2008. Kinh tế khó khăn, công ty cắt giảm một số nhân lực, do đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng thấp (47.5%), nhưng một loạt các chi phí phát sinh khác tăng làm cho tỷ lệ này tăng 456.3% so với năm 2008. Nhìn chung, do tác động của nền kinh tế và các chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp tăng lợi nhuận của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á.doc
Tài liệu liên quan