Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội - Haicatex

Ngày 19/11/2008, Bộ Công Thương đã có quyết định số 42/2008/QĐ- BCT phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020. Theo đó: Quan điểm phát triển: phát triển ngành dệt may theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hoá, đảm bảo tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả; phát triển tối đa thị trường nội địa đồng thời với việc mở rộng thị trường xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho xuất khẩu của ngành; phát triển thị trường thời trang Việt Nam tại các đô thị, thành phố lớn. Chuyển dịch mạnh các cơ sở dệt may sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn.

Đa dạng hoá sở hữu, đa dạng hoá quy mô và loại hình doanh nghiệp; huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển ngành dệt may Việt Nam. Phát triển dệt may theo hướng đầu tư chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng của sản phẩm. Phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của ngành.

 

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1640 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội - Haicatex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p nhiều thuận lợi, doanh thu và lợi nhuận tăng cao. Năm 2008, tổng doanh thu đạt 304,7 tỷ đồng, tăng 13,8% so với năm 2007, nộp ngân sách 21,02 tỷ. Lợi nhuận đạt 3,2 tỷ đồng, tăng 10,67% so với năm 2007. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 18,8%. - Năm 2008 là năm kinh tế thế giới đứng trước cuộc khủng hoảng tài chính, giá các nguyên vật liệu đầu vào như dầu mỏ, thép.. tăng cao kéo theo giá của các nguyên liệu đầu vào của công ty bị ảnh hưởng không nhỏ. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến mức tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty giảm Năm 2009, tổng doanh thu đạt 320,2 tỷ, tăng 5.1% so với năm 2008. Lợi nhuận đạt 4.2 tỷ VND, tăng 32.2% so với năm 2008 1.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại Haicatex Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu của công ty Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay luôn tồn tại những cơ hội cũng như thách thức đối với Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Đối với hoạt động xuất khẩu của Haicatex cũng vậy, luôn tồn tại những cơ hội và thách thức chung của Việt Nam và riêng của bản thân công ty Thuận lợi Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho hoạt động xuất khẩu của công ty như: Sự gia tăng các luồng chuyển giao vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý với các nước tiên tiến trên thế giới Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, đặc biệt là đối với mặt hàng vải không dệt của công ty đang ngày càng được ưa chuộng trên nhiều thị trường như: Úc, Malaysia.. Mối quan hệ thân thiết của công ty với các nhà cung ứng nguyên vật liệu cũng là một điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của công ty Việc Ngân hàng nhà nước hạ giá đồng nội tệ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng Công ty là doanh nghiệp có uy tín lâu năm và giữ vị trí dẫn đầu về sản phẩm vải không dệt của Việt Nam Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ trẻ, có chuyên môn, trình độ và lòng nhiệt tình của công ty cũng là một lợi thế trong quá trình hội nhập của công ty Khó khăn Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, công ty cũng phải đối mặt với những khó khăn nhất định: Tình hình thị trường trong và ngoài nước biến động trong thời gian vừa qua, giá nguyên vật liệu đầu vào của công ty như: dầu mỏ, cao su, sợi… liên tục biến đổi tạo nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các công ty mới xuất hiện trong nước và đặc biệt là sự cạnh tranh khốc liệt của hàng Trung Quốc trên cả hai thị trường trong và ngoài nước. Không chủ động được nguồn nguyên vật liệu, phải nhập khẩu từ Trung quốc nên đối mặt với vấn đề về tốc độ giao hàng, chất lượng sợi và xơ PP của Trung Quốc không ổn định dẫn đến khó khăn trong phân luồng sợi sản xuất đối với các đơn hàng có yêu cầu chất lượng cao và ổn định Khó khăn về vốn dẫn đến khó khăn trong điều độ sản xuất và tiêu thụ của công ty. Tình hình xuất khẩu của công ty qua các năm Kim ngạch xuất khẩu qua các năm Trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu của công ty Haicatex ngày càng được mở rộng, các sản phẩm xuất khẩu của công ty, đặc biệt là mặt hàng vải không dệt đang ngày càng tạo được uy tín với các đối tác nước ngoài như: Úc, Newzealand, Malaysia… Điều đó được thể hiện qua việc kim ngạch xuất khẩu của công ty ngày càng tăng qua các năm. Đơn vị: nghìn USD Hình 1.3: Kim ngạch xuất khẩu qua các năm Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh Qua biểu đồ trên ta thấy: Năm 2006, là một năm nhiều biến động với hoạt động xuất khẩu của công ty. Sản phẩm vải mành của công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp của thị trường ngành cao su suy giảm do cơn sốt giá cao su tăng mạnh và tình hình nguyên vật liệu đầu vào không ổn định nên 8 tháng đầu năm công ty chủ yếu chỉ hoạt động cầm chừng theo từng đơn hàng. Tuy nhiên, mặt hàng vải không dệt của công ty ngày càng khẳng định được vị trí trên thị trường trong nước và nước ngoài. Vì thế, kim ngạch xuất khẩu của công ty vẫn đạt 850,1 nghìn USD, tăng 111% so với năm 2005. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của công ty là 1758.850 nghìn USD, tăng tuyệt đối là 908.75 nghìn USD, tăng 106,9% so với năm 2006. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng mạnh lên mức 3250 nghìn USD, tăng 84,8% so với năm 2007. Đạt được kết quả này là do công ty đã chú trọng công tác nghiên cứu thị trường, đặc biệt chú trọng vào mặt hàng vải không dệt; thị trường xuất khẩu của công ty được mở rộng sang các nước như Indonesia, Bangladesh.. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt 685.4 nghìn USD, giảm tuyệt đối là 2564.6 nghìn USD. Tuy nhiên, mức giảm này chỉ mang tính chất báo cáo do tháng 4/ 2009, xí nghiệp may được tách ra thành công ty con, nên mặt hàng may mặc xuất khẩu không được phản ánh vào kim ngạch xuất khẩu của công ty. Để thấy rõ hơn tình hình xuất khẩu của công ty, ta đi vào phân tích thực trạng xuất khẩu của công ty theo các khía cạnh sau Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng Hơn 35 năm SXKD Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội đã thành công, khẳng định uy tín, tên tuổi của mình trong lĩnh vực cung cấp các vật liệu vải cho ngành cao su, giầy vải, may mặc và các ngành công nghiệp khác…Hiện nay Haicatex là công ty hàng đầu trong cả nước về mặt hàng vải không dệt với sự đầu tư dây chuyền hiện tại của Đức. Các sản phẩm xuất khẩu của công ty đang từng bước tạo được uy tín trên thị trường thế giới. Đặc biệt mặt hàng vải không dệt được xác định là mặt hàng chủ lực của công ty trong thời gian tới. * Nhóm vải mành: HAICATEX đã sản xuất vải mành làm lốp xe đạp từ năm 1972 từ sợi cotton, PC, đến nay HAICATEX đã trở thành Nhà sản xuất vải mành Nylon6, Nylon66 hàng đầu của việt nam, sản phẩm có chất lượng tốt, sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại được chuyển giao từ Tây Âu và Mỹ, được các nhà sản xuất lốp trong và ngoài nước đặt hàng và đánh giá cao. Đơn vị: nghìn USD Hình 1.4: Kim ngạch xuất khẩu vải mành Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Theo biểu đổ trên ta thấy, kim ngạch vải mành xuất khẩu có xu hướng tăng theo các năm. Năm 2007, giá trị xuất khẩu vải mành đạt 10.653 nghìn USD. Năm 2008, đạt 17.586 nghìn USD, tăng tương đương 65.1%. Đến năm 2009, kim ngạch xuất khẩu vải mành tăng mạnh đat mức 78.127 nghìn USD, tăng 344.3% so với năm 2008. Đạt được kết quả này là do sản phẩm vải mành của công ty đã tạo được chỗ đứng trên thị trường trong nước, bên cạnh đó, công tác nghiên cứu thị trường của công ty được thực hiện tốt hơn, cộng với điều kiện nền kinh tế thế giới đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính đã tạo thêm nhiều cơ hội mới cho công ty. * Nhóm vải không dệt HAICATEX tự hào trở thành nhà sản xuất vải địa kỹ thuật không dệt đầu tiên của Việt nam, với dây chuyền thiết bị tiên tiến hàng đầu thế giới do Tập đoàn DILO - CHLB Đức chuyển giao và hệ thống thiết bị thí nghiệm hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn VILAS137. Năm 2006, vải không dệt của Haicatex được chọn sản phẩm chủ lực của thành phố Hà Nội và được coi là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty trong thời gian tới. Hình 1.5: Kim ngạch xuất khẩu vải không dệt Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Qua biểu trên ta thấy, tình hình xuất khẩu vải không dệt của công ty trong thời gian qua không ổn định. Năm 2007, giá trị xuất khẩu vải không dệt đạt 605.463 nghìn USD. Năm 2008, giá trị xuất khẩu vải không dệt tăng mạnh, đạt mức 1168.1 nghìn USD, tăng 92.9% so với năm 2007. Đạt được kết quả này là do công tác thị trường đã được công ty hết sức quan tâm, đã có những chính sách quyết liệt để giữ vững thị phần và không ngừng phát triển thêm. Bên cạnh đó, công ty đã đăng ký được độc quyền nhãn hiệu vải địa kỹ thuật DUX và tham gia vào hiệp hội vải địa quốc tế IGS đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước thành viên. Đến năm 2009, giá trị vải không dệt xuất khẩu giảm xuống còn 613.362 nghìn USD do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường Hiện tại, các sản phẩm của công ty chủ yếu được xuất khẩu sang ba thị trường chính là Úc, Malaysia và Newzealand. Trước năm 2007, thị trường xuất khẩu vải không dệt của công ty chủ yếu là thị trường Úc nhưng nay đã được mở rộng sang Malaysia, Newzealand và một số thị trường khác như: Indonesia, Bangladesh…. Trong đó: Thị trường Úc là thị trường truyền thống, có nhu cầu tiêu thụ tương đối ổn định và được rải đều trong năm. Hiện tại, công ty đã đặt được một đại lý tiêu thụ độc quyền ở Úc. Đại lý này nghiên cứu thị trường và gửi đơn đặt hàng về công ty để tiến hành sản xuất và xuất bán. Năm 2007, tổng sản lượng vải không dệt xuất khẩu sang thị trường Úc là 1,130,490 m2. Đến năm 2008, sản lượng xuất khẩu sang Úc là 764,880 m2 giảm 365,610 m2 so với năm 2007. Thị trường Malaysia được khai thác từ quý III năm 2007 nhưng sản lượng tiêu thụ không được ổn định. Quý III năm 2007, công ty xuất khẩu được 199440m2 vải không dệt sang Malaysia nhưng quý IV lại không có hợp đồng. Năm 2008, sản lượng xuất khẩu sang Malaysia tăng mạnh lên 1,435,590m2 và chiếm tới 63.7% tổng sản lượng xuất khẩu vải không dệt của công ty. 6 tháng đầu năm 2009, giá trị xuất khẩu sang Malaysia đạt 100,000USD. Số liệu cho thấy Malaysia là một thị trường có tiềm năng tiêu thu khá lớn. Tuy nhiên cũng cần phải thận trọng khi xuất khẩu sang Malaysia do đây là thị trường mới và có nhu cầu không đều trong năm. Thị trường Newzealand là một thị trường mới được thâm nhập vào quý IV năm 2008 nên sản lượng tiêu thụ chưa cao. Quý IV năm 2008 mới tiêu thụ được 47400m2 vải không dệt đạt 2.1% tổng sản lượng xuất khẩu. Ngoài ra, công ty cũng đang tiếp tục thăm dò và thâm nhập vào một số thị trường mới như Bangladesh. Đây là một thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng đối với công ty. Kênh phân phối Mạng lưới phân phối của Haicatex là kênh phân phối hỗn hợp, bao gồm cả phân phối qua các đại lý trung gian lẫn phân phối trực tiếp cho các nhà sản xuất có nhu cầu về sản phẩm. Đối với hoạt động xuất khẩu, công ty có chính sách cụ thể thâm nhập thị trường và lựa chọn kênh phân phối là đại lý tiêu thụ cho công ty. Trong đó, chủ yếu là đại lý độc quyền vì sản phẩm vải địa kỹ thuật xuất khẩu có tính ứng dụng cao và là sản phẩm được sử dụng cho các ngành công nghiệp giao thông, xây dựng… nên thông qua kênh bán buôn là hợp lý nhất. Haicatex hiện có những chính sách cụ thể và phù hợp để xúc tiến thương mại trực tiếp tại đại lý hoặc thị trường tiềm năng, cũng như thị trường hiện có. Nhờ vậy mà các đại lý của Haicatex luôn phát huy tốt hiệu quả của mình, SGS( với mạng lưới phân phối tại Melbourne và Sydney) năm 2008 doanh thu đạt gần 1 triệu USD tăng 35% so với năm 2007, JPS ( mạng lưới tiêu thụ tại Đông Nam Á và Châu phi) năm 2008 doanh thu đạt 715 nghìn USD tăng 28% so với năm 2007. Hiện tại, công ty đang nghiên cứu và có những xúc tiến tích cực đẻ thiết lập các đại lý tại châu Âu nhằm mở rộng thị trường. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu của Haicatex Kết quả đạt được Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế quốc tế như hiện nay, đặc biệt là từ khi đất nước gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đã đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với tất cả các doanh nghiệp. Muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện đó, mỗi doanh nghiệp đều phải phát huy tối đa các tiềm năng thế mạnh của mình để tận dụng tất cả các cơ hội của nền kinh tế toàn cầu mang lại. Để đạt được điều đó, bản than mỗi doanh nghiệp đều phải đáp ứng được các yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật và đặc biệt là đáp ứng về trình độ con người và trình độ quản lý. Cũng như mọi doanh nghiệp khác, Công ty Cổ phần Dệt Công nghiệp Hà Nội ( Haicatex) luôn phải nỗ lực thay đổi để thích ứng với điều kiện thị trường, tìm cách đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt là việc nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu ngày càng được công ty chú trọng phát triển. Vì thế, trong những năm vừa qua, công ty đã đạt được những thành tựu nhất định: Thứ nhất, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của công ty có xu hướng tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy hoạt động xuất khẩu của công ty ngày càng có hiệu quả. Việc này đã tạo điều kiện cho việc mở rộng sản xuất, tạo việc làm và tăng thu nhập cho đội ngũ lao động trong và ngoài công ty. Thứ hai, thị trường xuất khẩu của công ty ngày càng được mở rộng và phát triển. Nếu trước năm 2007, thị trường xuất khẩu của công ty chủ yếu là thị trường Úc thì đến nay, thị trường xuất khẩu của công ty đã được mở rộng ở ba thị trường chính là: Úc, Malaysia, New Zealand và một số thị trường khác như: Philipines, Indonesia, Bangladesh… Thứ ba, cơ sở vật chất của công ty được bổ sung, nâng cấp với hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó, sản phẩm công ty sản xuất ra chất lượng ngày càng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và quan trọng hơn là giữ được úy tín với khách hàng, nhận thêm nhiều hợp đồng mới. Chất lượng sản phẩm của công ty được khẳng định bằng việc đạt được các huy chương vàng, bạc tại các hội chợ triển lãm hàng công nghiệp, vải không dêt của công ty trở thành sản phẩm chủ lực của thành phố Hà Nội năm 2006, là doanh nghiệp tiêu biểu ngành Dệt May 2006 về phát triển mặt hàng có tính khác biệt cao… Thứ tư, việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng về thời gian, tiến độ giao hàng là khá tốt. Công ty có thể giao hàng ngay khi nhận được hợp đồng. Điều này chứng tỏ khả năng cạnh tranh của công ty về mặt tiến độ là khá cao Thứ năm, Công ty đã đạt được những kết quả khả quan trong việc hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Năm 2008, Công ty đã tham gia vào hiệp hội vải địa kỹ thuật quốc tế IGS, đã đăng ký và quảng bá được nhãn hiệu thương mại vải địa kỹ thuật DUX độc quyền trên thị trường nội địa và quốc tế. Những nhân tố ảnh hưởng tích cực đến hoạt động xuất khẩu của công ty: + Việt Nam gia nhập WTO mở ra những cơ hội xuất khẩu thành phẩm cũng như nhập khẩu nguyên vật liệu với thuế suất thấp. Thuế nhập khẩu nguyên liệu sợi giảm còn 5% tạo điều kiện giảm giá thành sản xuất. Thuế xuất khẩu giảm cũng góp phần khiến lượng xuất khẩu tăng mạnh và đem lại doanh thu đáng kể + Tỷ giá hối đoái tăng (đồng VND giảm giá) cũng là một nhân tố góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty. + Nhu cầu thị trường ngày càng lớn, đặc biệt là nhu cầu vải không dệt phục vụ các công trình xây dựng liên tục tăng. Hạn chế Bên cạnh những thành tựu đáng kể trên, công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau: Khả năng cạnh tranh về mặt chất lượng của công ty chưa cao. Nếu như đối với thị trường trong nước, chất lượng sản phẩm của công ty cơ bản là đáp ứng được nhu cầu, thì đối với thị trường nước ngoài, khả năng cạnh tranh về mặt chất lượng của công ty là chưa cao. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn phụ thuộc nhiều vào giá nguyên vật liệu chính ngoại nhập. Sự biến động của thị trường nguyên vật liệu đầu vào khiến công ty rơi vào thế bị động, giá thành sản phẩm tăng nhưng giá bán không thể tăng cùng mức. Trình độ tay nghề của công nhân còn chưa cao, còn thiếu vốn đầu tư nâng cấp dây chuyền. Thị trường của công ty là rất lớn nhưng khả năng quản lý kênh phân phối của công ty còn thấp, khả năng kiểm soát hoạt động giá đại lý của công ty còn kém. Nguyên nhân Nguyên nhân chủ quan Những nguyên nhân xuất phát từ phía bản thân công ty có thể kể đến như sau: - Biện pháp xúc tiến còn mờ nhạt, khó nâng cao được vị thế của công ty trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt - Công tác nghiên cứu thị trường còn yếu: hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty chủ yếu còn dừng lại ở việc nghiên cứu bàn giấy, thông qua các số liệu trung gian. - Chưa chủ động về vốn: Việc sản xuất kinh doanh chủ yếu còn phụ thuộc vào vốn vay nên công ty không được chủ động trong kinh doanh - Lao động trong nhà máy chủ yếu là lao động phổ thông. Nguyên nhân khách quan Những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến hoạt động cảu công ty có thể kể tới như sau: Cường độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt luôn là yếu tố gây khó khăn trong công tác chiếm lĩnh thị trường của Công ty Giá nguyên liệu đầu vào không ổn định, phụ thuộc vào biến động giá cả của thị trường thế giới Tác động của suy thoái kinh tế, lạm phát trong năm 2008 cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đồng nội tệ mất giá làm giảm khả năng cạnh tranh về giá của công ty CHƯƠNG 2: PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU TẠI HAICATEX ĐẾN NĂM 2015 2.1. Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu của Haicatex đến năm 2015 Là thành viên trực thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam ( Vinatex) công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội ( Haicatex) luôn gắn mục tiêu và phương hướng phát triển của mình trong mục tiêu chiến lược và phương hướng phát triển chung của ngành, điều này đã giúp công ty không những đảm bảo được hài hòa giữa lợi ích công ty và lợi ích chùng mà còn giúp cho công ty luôn có được hướng đi đúng đắn, gặt hái được nhiều thành tựu góp phần và thắng lợi chung của ngành dệt may Việt Nam. 2.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển ngành Dệt may Việt Nam Ngày 19/11/2008, Bộ Công Thương đã có quyết định số 42/2008/QĐ- BCT phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020. Theo đó: Quan điểm phát triển: phát triển ngành dệt may theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hoá, đảm bảo tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả; phát triển tối đa thị trường nội địa đồng thời với việc mở rộng thị trường xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho xuất khẩu của ngành; phát triển thị trường thời trang Việt Nam tại các đô thị, thành phố lớn. Chuyển dịch mạnh các cơ sở dệt may sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn. Đa dạng hoá sở hữu, đa dạng hoá quy mô và loại hình doanh nghiệp; huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển ngành dệt may Việt Nam. Phát triển dệt may theo hướng đầu tư chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng của sản phẩm. Phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của ngành. Phát triển ngành dệt may gắn với bảo vệ môi trường và xu thế chuyển dịch lao động nông nghiệp nông thôn; phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may. Mục tiêu phát triển: phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh. Đảm bảo cho các doanh nghiệp dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, quản lý hệ thống chất lượng, quản lý lao động và môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế. + Giai đoạn 2008- 2010, tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 16- 18%, tăng trường xuất khẩu bình quân đạt 20% và kim ngạch xuất khẩu đạt 12,0 tỷ USD vào năm 2010; + Giai đoạn 2011- 2015, tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 12- 14%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 15% và kim ngạch xuất khẩu đạt 18 tỷ USD vào năm 2015; + Giai đoạn 2016- 2020, tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 12- 14%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 15% và kim ngạch xuất khẩu đạt 25 tỷ USD vào năm 2020. 2.1.2. Định hướng SXKD chung của Haicatex trong thời gian tới. 2.1.2.1. Mục tiêu phát triển công ty Mục tiêu của công ty trong năm 2009 – 2010 được thể hiện rõ trong kế hoạch phát triển công ty: * Mục tiêu chung: Phát triển công ty theo phương châm vì sự phát triển bền vững, đảm bảo đáp ứng yêu cầu và mong muốn của khách hàng mọi lúc mọi nơi với chất lượng sản phẩm cao, tận tụy với khách hàng. Sản phẩm sản xuất rat hay thế hoàn toàn hàng ngoại nhập, tiến tới mở rộng thị trường xuất khẩu. * Mục tiêu cụ thể: - Sản xuất kinh doanh tăng trưởng bền vững, ổn định với tốc độ 15%. - Sản lượng xuất khẩu tăng 10% - Chú trọng phát triển vải không dệt, nhất là vải địa kỹ thuật - Đào tạo, đào tạo lại và đào tạo bổ sung, nâng cao tay nghề, trình độ cho cán bộ công nhân viên. - Tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh về giá thông qua tìm nguồn nguyên liệu có chất lượng và giá tốt. Đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra có thể cạnh tranh với hàng ngoại nhập 2.1.2.2. Định hướng phát triển * Định hướng chung - Đưa mô hình công ty mẹ/ con của tập đoàn Vinatex vào hoạt động ổn định, tạo ra những đổi mới căn bản nâng cao hiệu lực của công tác quản lý. Thực hiện chiến lược tăng trưởng thị trường gắn với hiệu quả. Khai thác tối đa năng lực sản xuất, bố trí hợp lý và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động. - Tìm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu, chủng loại hàng hóa, phương thức sản xuất. Khai thác tốt các thị trường xuất khẩu hiện có, mở rộng thị trường mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, hạ giá thành và tăng khả năng cạnh tranh. Tăng cường các hoạt động Marketing cho doanh nghiệp và sản phẩm - Tập trung đầu tư có trọng điểm theo hướng chuyên môn hóa, sản xuất những mặt hàng tương xứng với trình độ công nghệ của thiết bị đầu tư mới. * Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu của công ty - Tập trung mọi nguồn lực, đảm bảo nguyên vật liệu ( sợi, hóa chất..), đa dạng hóa nguồn cung cấp để có giá cạnh tranh, ổn định tiến độ và chất lượng phù hợp, đạt mục tiêu xuất khẩu. - Duy trì vững các thị trường hiện có và có những xúc tiến tích cực để mở rộng thị trường - Cải thiện phương thức đóng gói và vận tải ổn định để nhằm ổn định giá tăng tính cạnh tranh - Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh các hoạt động Marketing, các hoạt động bán hàng nhằm quảng bá hơn nữa hình ảnh của Haicatex - Chủ động tìm nguồn nguyên liệu trong nước có giá rẻ, hạn chế nguyên liệu ngoại nhập; tiết kiệm vật tư trong tất cả các khâu làm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm ra thị trường. - Sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, kiểm tra tính hiệu quả của dây chuyền thiết bị mới đầu tư. - Tiếp tục tăng cường công tác đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ công nhân viên công ty nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế trong điều kiện hội nhập. 2.2. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian tới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho Việt Nam nói chung và cho Haicatex nói riêng. Theo đó, trong thời gian tới, hoạt động xuất khẩu của Haicatex sẽ có những cơ hội và thách thức sau: 2.2.1. Cơ hội - Được tiếp cận với thị trường nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ rộng lớn với mức thuế xuất nhập khẩu đã được cắt giảm, không bị phân biệt đối xử. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty trong thời gian tới. - Có cơ hội để tiếp xúc và học hỏi những kinh nghiệm tiên tiến của các nước trên thế giới. - Cơ sở vật chất và dây chuyền kỹ thuật của công ty ngày càng được nâng cao theo chiều hướng đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường và chất lượng. Điều này tạo cơ hội đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng nhu cầu về hàng hóa chất lượng của các đối tác - Công ty đã có những nhận thức rõ ràng về kinh doanh quốc tế, đặc biệt là sự cần thiết phải thực hiện, triển khai các yêu cầu về công nghệ, quản lý điều hành sản xuất, đảm bảo quyền lợi người lao động, đảm bảo duy trì mối quan hệ bạn hàng, đáp ứng tốt nhất các yêu cẩu của đối tác,.. từ đó tạo ra cơ hội tiếp cận thị trường và tìm kiếm bạn hàng một cách hợp lý nhất 2.2.2. Thách thức - Công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn, trên nhiều bình diện hơn. Đây là sự cạnh tranh không chỉ giữa sản phẩm của công ty với sản phẩm của các công ty khác, nước khác trên thị trường thế giới mà còn là sự cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa khi thuế nhập khẩu được cắt giảm và hàng nhập khẩu đang tràn lan trong nước. Đặc biệt là trong điều kiện, tính cạnh tranh về chất lượng của công ty còn yếu so với các đối thủ nước ngoài. - Công ty còn thiếu đội ngũ Marketing, tìm kiếm và phát triển thị trường giỏi và hiệu quả… Điều này hạn chế khả năng xác định thị trường và giao dịch trực tiếp với đối tác của công ty. - Tiềm lực về vốn của công ty còn nhiều hạn chế. Điều này gây khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất, từ đó dẫn đến khó khăn trong việc đáp ứng về số lượng các đơn hàng lớn. 2.3. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại Haicatex đến năm 2015 2.3.1. Tăng cường nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường là một việc làm hết sức cần thiết đối với bất kỳ một công ty kinh doanh nào, đặc biệt là công ty có hoạt động xuất khẩu. Hiện tại, công tác nghiên cứu thị trường của công ty Haicatex còn khá yếu kém. Vì thế, để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường trong thời gian tới, công ty cần thực hiện các biện pháp sau: - Tăng cường nhân lực cho công tác nghiên cứu thị trường đối với những mặt hàng trọng điểm. Hiện nay, việc nghiên cứu thị trường của công ty chủ yếu do phòng kinh doanh đảm nhận nên kết quả đạt được chưa khả quan do khối lượng công việc quá nhiều so với số nhân viên của phòng. Vì thế, để đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường, công ty cần thành lập một phòng ban chuyên nghiên cứu thị trường, còn gọi là phòng Marketing, đồng thời Công ty phải tiến hành tuyển dụng them nhân viên và trang bị cho họ những hiểu biết về thị trường, sản phẩm và đối thủ cạnh tranh của công ty. - Phân đoạn thị trường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112234.doc
Tài liệu liên quan