Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 3

I. XUẤT KHẨU 3

1. Khái niệm 3

2. Các hình thức xuất khẩu 3

2.1 Xuất khẩu trực tiếp 3

2.2 Xuất khẩu gián tiếp 3

2.3 Buôn bán đối lưu 4

2.4 Gia công quốc tế 4

2.5 Tái xuất khẩu 4

2.6 Xuất khẩu theo Nghị định thư 4

3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 5

3.1 Xuất khẩu tạo ra nguồn thu ngoại tệ. 5

3.2 Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH - HĐH) đất nước. 5

3.3 Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. 5

3.4 Xuất khẩu góp phần giải quyết việc làm cho xã hội và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế trong quan hệ thương mại quốc tế. 6

3.5 Xuất khẩu là cơ sở để thực hiện phương châm đa dạng hoá và đa phương hoá trong quan hệ đối ngoại của Đảng. 6

II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 7

1. Luật pháp 7

2. Hệ thống các chính sách và công cụ kinh tế 8

2.1 Thuế quan hay thuế xuất nhập khẩu 8

2.2 Hạn ngạch (Quota) 9

2.3 Hàng rào phi thuế quan 9

2.4 Trợ cấp xuất khẩu 9

3. Công nghiệp 9

4. Đặc điểm kinh tế - xã hội 10

5. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ sau khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kì có hiệu lực 11

III. KINH NGHIỆM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 13

1. Trung Quốc 13

2. Hàn Quốc 14

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 16

I. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN MỸ 16

1. Thị trường tôm tại Mỹ 17

2. Thị trường cá da trơn tại Mỹ 18

II. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN VIỆT NAM 20

1. Tiềm năng thủy sản của Việt Nam 20

2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 21

III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 25

1. Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ 25

1.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu 26

1.2 Cơ cấu xuất khẩu 31

1.2.1 Cơ cấu mặt hàng 31

1.2.2 Mặt hàng tôm 34

1.2.3. Mặt hàng cá 35

1.2.4 Nhóm nhuyễn thể 35

2. Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ 36

2.1 Khó khăn về luật pháp và những rào cản kĩ thuật 36

2.2 Những vấn đề về nguồn nguyên liệu thuỷ sản 38

2.3 Những vấn đề khác 38

3. Những nguyên nhân chủ yếu 39

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 42

I. CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM 42

1. Quan điểm đề xuất chiến lược 42

2. Phương hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản trong giai đoạn tới 42

3. Mục tiêu phát triển xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020 42

3.1 Mục tiêu ngắn hạn 42

3.2 Mục tiêu dài hạn 45

4. Định hướng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Mỹ 45

II. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 47

1. Giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam 47

1.1 Tổ chức hệ thống thông tin phản ánh kịp thời sự thay đổi nhu cầu, thị hiếu 47

1.2 Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản cần hoàn thiện công tác thu mua, tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. 48

1.3 Các doanh nghiệp tăng cường đầu tư cho khâu chế biến. 49

1.4 Chú trọng áp dụng KH- KT nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản và hạ giá thành sản phẩm 50

1.5 Các doanh nghiệp phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thương mại và chú trọng việc giới thiệu sản phẩm khi xâm nhập vào thị trường Mỹ 52

1.6 Tăng cường liên doanh, liên kết với mục tiêu tăng sức cạnh tranh trên thị trường Mỹ. 53

1.7 Đẩy mạnh phát triển mạng lưới phân phối rộng rãi trên thị trường Mỹ 54

1.8 Các doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện phương thức xuất khẩu hàng thuỷ sản. 55

1.9 Phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp hội thuỷ sản Việt Nam 56

1.10 Luôn tiến hành công tác tổ chức nghiên cứu và nắm vững hệ thống luật pháp hiện hành của Mỹ 56

1.11 Các doanh nghiệp chú trọng công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách đào tạo và đào tạo lại 58

2. Một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nước 59

2.1 Tăng cường đầu tư và quản lý tốt việc đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. 59

2.2 Hoàn thiện cơ chế chính sách xuất khẩu cũng như thủ tục hành chính 61

2.3 Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại hàng thuỷ sản trên thị trường Mỹ. 63

2.4 Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống dịch vụ để tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy phát triển thương mại 64

2.5 Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ 64

KẾT LUẬN 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m đáng kể do đó hầu hết các nước xuất khẩu thuỷ sản kể cả Trung Quốc - nước đứng đầu về xuất khẩu thuỷ sản cũng giảm về tỉ trọng cũng như về giá trị đáng kể. Sang năm 2010, nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi nhanh chóng hứa hẹn một năm xuất khẩu thành công cho các mặt hàng trong đó có cả mặt hàng thuỷ sản. Đặc biệt giai đoạn gần đây giá trị kim ngạch có lúc tăng lúc giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng bình quân 9,08% trong giai đoạn này cho thấy tiềm năng của mặt hàng thuỷ sản Việt Nam ở thị trường Mỹ. Trong những năm tiếp theo, khi mà nên kinh tế Mỹ phục hồi thì chắc chắn rằng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ sẽ còn tăng gấp nhiều lần. Với tốc độ tăng trưởng đó Mỹ trở thành một trong những quốc gia nhập khẩu thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các nước nhập khẩu thuỷ sản lớn của thuỷ sản Việt Nam trong các năm tiếp theo. Biểu đồ 2.4: Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2000-2009 Dưới đây là biểu đồ đường thể hiện kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2000-2010 (dự báo đến hết năm 2010). Biểu đồ 2.5: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2000-2010 Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng thủy hải sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ là khoảng 677 triệu USD, đứng thứ tư về giá trị trong số những mặt hàng Việt Nam nhập vào Mỹ, sau hàng dệt may, đồ gỗ và giày dép. Việt Nam vẫn là một trong 10 nước có kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản lớn nhất sang Mỹ. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 10/2009 Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang Hoa Kỳ đạt trên 1 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch 10 tháng đầu năm lên  9.287.108.598 USD (giảm 7,27% so cùng kỳ năm 2008). 10 tháng năm 2009, mặt hàng dệt may xuất sang thị trường này đạt kim ngạch cao nhất với 4,1 tỷ USD, chiếm 44,33% tổng kim ngach. Đứng thứ hai là mặt hàng gỗ và sản phẩm với kim ngạch đạt 874,1 triệu USD, chiếm 9,41%. Thứ ba là mặt hàng giày dép với kim ngạch 851,2 triệu USD, chiếm 9,17%. Đứng thứ tư là mặt hàng thuỷ sản với kim ngạch 595,3 triệu USD, chiếm 6,4%.Tham khảo một số mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch trên 10 triệu USD trong 10 tháng năm 2009. Bảng 2.4: Kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ Mặt hàng Lượng (tấn) Trị giá (USD) Hàng dệt may 4.117.353.674 Gỗ và sản phẩm gỗ 874.168.050 Giày dép các loại 851.259.404 Hàng thuỷ sản 595.326.609 Dầu thô 930.187 397.427.872 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 358.769.636 Hạt điều 45.248 213.049.036 Túi xách, ví, va li, mũ ô dù 182.974.085 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 178.294.737 Cà phê 97.477 147.828.835 Phương tiện vận tải và phụ tùng 125.266.677 Sản phẩm từ chất dẻo 118.229.844 (Nguồn: Bộ Công thương) Tuy rằng giá trị kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng trong đó có cả mặt hàng thuỷ sản có giảm so với cùng kì năm 2008 song điều này cũng không đáng lo ngại do năm 2009 không chỉ nền kinh tế Mỹ mà toàn bộ nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính và kinh tế. Sang năm 2010, nền kinh tế thế giới cũng như kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi vì vậy theo dự báo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm nay sẽ đạt 4,7 tỉ USD trong đó thị trường Mỹ sẽ đạt 760,77 triệu USD tức là tăng khoảng 7,1% so với năm 2009. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2009 có 182 doanh nghiệp của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Công ty TNHH chế biến Thủy sản Minh Phát có kim ngạch lớn nhất và đạt 32 triệu USD, công ty đứng thứ 2 là Hùng Vương Vĩnh Long. Điều đáng chú ý là những công ty đứng đầu trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam như Hùng Vương, Vĩnh Hoàn, Nam Việt hay Minh Phú không phải là những công ty có kim ngạch xuất khẩu lớn vào Mỹ. Bảng 2.5 Danh sách các công ty có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ Như vậy bất chấp kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ đều suy giảm mạnh nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Mỹ vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá. Có thể nói đây là một điểm sáng đối với ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Nguyên nhân có thể do thủy sản được xem là một mặt hàng cơ bản, mặt dù thu nhập giảm sút nhưng sức mua của mặt hàng này giảm không nhiều, thậm chí một số loại còn tăng lên do người tiêu dùng chuyển sang sử dụng mặt hàng rẻ hơn. Theo nhận định của Bộ Công Thương xuất khẩu thủy sản vào những tháng cuối năm sẽ khả quan hơn khi kinh tế thế giới thoát khỏi tình trạng suy thoái. Thực tế trong những năm qua, những tháng cuối năm là thời điểm mà xuất khẩu thủy sản thường cao hơn đầu năm. Từ đó chúng ta có thể tin tưởng rằng, dù gặp một số rào cản và khó khăn nhất định nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Mỹ tiếp tục tăng. 1.2 Cơ cấu xuất khẩu 1.2.1 Cơ cấu mặt hàng Với số lượng mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ ngày càng được mở rộng, chủng loại càng phong phú hơn, kim ngạch cũng vì thế mà ngày càng tăng lên. Năm 2000, xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch toàn ngành theo mặt hàng cho thấy các mặt hàng là tôm đông lạnh, mực khô, cá đông lạnh, cá tra, cá basa. Tiếp theo là các mặt hàng như mực động lạnh, nghêu, ghẹ, ốc, cá ngừ, bạch tuộc đông lạnh. Hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ tập trung chủ yếu là tôm và cá. Cơ cấu hàng thuỷ sản xuất sang thị trường Mỹ phân theo mặt hàng, tôm vẫn là mặt hàng có giá trị lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ, kim ngạch 7 tháng năm 2009 đạt 185 triệu USD chỉ đứng sau thị trường Nhật Bản (242 triệu USD). Tôm xuất khẩu vào Mỹ chiếm 24.5% kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam. Điều này cho thấy Mỹ vẫn là một thị trường quan trọng đối với tôm xuất khẩu của Việt Nam. Sản phẩm từ cá tra và basa đứng thứ 2 trong số các mặt hàng thủy sản lớn nhất xuất khẩu vào Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt 88 triệu USD, chiếm 9.64% giá trị xuất khẩu của mặt hàng này. Kể từ sau vụ kiện chống bán phá giá “Cat fish” ở Mỹ năm 2002 đến này, kim ngạch xuất khẩu loại cá này không ngừng tăng và thị trường cũng được mở rộng rất nhiều nước. Thị trường Mỹ mặc dù không tăng mạnh như các thị trường khác nhưng vẫn đạt tốc độ tăng khả quan. Đây vẫn là một thị trường lớn cho xuất khẩu cá tra và basa lớn của Việt Nam dù cho tháng 6/2009, Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) vẫn quyết định duy trì thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra của Việt Nam. Ngoài tôm, cá tra và basa, các sản phẩm khác như cá ngừ, trứng cá và cua đều đạt kim ngạch trên 10 triệu USD, các sản phẩm còn lại trị giá 53 triệu USD. Biểu đồ 2.6: Giá trị các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu vào Mỹ trong đầu năm 2009 Nguồn: Bộ công thương và Vietstock tổng hợp Từ biểu đồ trên ta có biểu đồ cơ cấu giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ đầu năm 2009. Nhìn vào biểu đồ ta thấy mặt hàng tôm luôn chiếm phần lớn giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Với 48,8% giá trị kim ngạch tôm là mặt hàng thế mạnh của thuỷ sản Việt Nam. Bên cạnh đó, người Mỹ rất ưa chuộng mặt hàng này lên trong những năm tới cần thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn nữa mặt hàng này. Tiếp theo tôm là các sản phẩm cá bao gồm cá tra, cá basa, cá ngừ… những sản phẩm này cũng đóng góp một giá trị rất lớn vào tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản. Riêng cá ngừ chiếm tới 5,54% tổng giá trị kim ngạch thủy sản Việt Nam sang Mỹ; cá tra, cá basa chiếm tới 23,21% tổng giá trị kim ngạch. Có thể nói rằng hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ với hai mặt hàng thế mạnh là tôm và cá tra, cá basa. Biểu đồ 2.7: Cơ cấu giá trị xuất khẩu của các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ đầu năm 2009 1.2.2 Mặt hàng tôm Tôm là mặt hàng xuất khẩu có giá trị đối với Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường Mỹ rất ưa chuộng sản phẩm này. Có lẽ vì thế mà sản lượng cũng như giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị kim ngạch thủy sản xuất khẩu sang Mỹ. Trong năm 2008, Việt Nam đứng thứ 4 về xuất khẩu tôm sang Mỹ với 47.900 tấn, sau Thái Lan với 182.400 tấn, Indonesia 84.000 tấn và Ecuador là 56.300 tấn. Sang sáu tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã xuất sang thị trường này 15.191 tấn tôm trị giá trên 147,3 triệu USD tăng 18,3% về lượng và 2,1% về giá trị so với cùng kì năm 2008. Như vậy, chỉ sau ba tháng sụt giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ đã nhanh chóng phục hồi ngay từ tháng 4 và tiếp tục duy trì mức tăng trưởng 2 con số đến hết tháng 6/2009. Còn theo thống kê của Cục Nghề cá biển quốc gia Mỹ (NMFS), năm tháng đầu năm nay, tổng lượng nhập khẩu tôm vào Mỹ đạt 191.200 tấn, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong thời gian này lại tăng 10,9%. Như vậy năm 2009 là năm kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng nhưng xuất khẩu tôm vẫn đạt giá trị cao. Sang năm 2010, kinh tế Mỹ cũng như kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi là cơ hội cũng là thách thức đối với các DNXK thuỷ sản Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, xuất khẩu thuỷ sản trong 3 tháng đầu năm 2010 ước đạt 771 triệu USD, tăng 3% so với cùng kì năm trước. Trên thị trường, hầu hết các loại thuỷ sản vẫn đang xu hướng tăng và giá ở mức khá cao. Giá xuất khẩu một số mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ phổ biến ở mức: + Ghẹ lột đông lạnh Size  H có giá 14.10 USD/kg, Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh), CNF + Tôm chân trắng thịt đông lạnh size 41/50 có giá 2.65 USD/kg, Cảng Tiên sa (Đà Nẵng),CFR 1.2.3. Mặt hàng cá Được coi là thị trường có nhiều thách thức đối với cá tra Việt Nam với những rào cản thuế quan và kỹ thuật, nhưng Mỹ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng mạnh và ổn định về nhập khẩu mặt hàng này. Sản phẩm cá là nhóm sản phẩm nhiều năm nay trở thành thế mạnh trong xuất khẩu thủy sản. Đặc biệt, với sản phẩm cá tra và cá ba sa đã được người tiêu dùng không chỉ tại Mỹ ưa chuộng mà ngày càng thể hiện rõ ưu thế tại thị trường các nước trong khối EU. Tháng 9/2009, Mỹ đã nhập khẩu trên 4 nghìn tấn cá tra Việt Nam, trị giá 13,48 triệu USD, tăng 77% về lượng và 75% về giá trị so với cùng kỳ. 9 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra sang thị trường này tăng gần 63% về giá trị đạt trên 95 triệu USD. Trong các thị trường nhập khẩu, thị trường Mỹ tăng trưởng mạnh nhất về giá trị với 71,1%, thứ hai là Mê-hi-cô tăng 16,7%. Thực tế, thị trường Mỹ vẫn là thị trường chính của cá tra Việt Nam với sự gia tăng không ngừng về khối lượng và giá trị nhập khẩu. Đây là thị trường nhập khẩu cá tra ổn định nhất từ đầu năm đến nay xét cả về khối lượng và giá trị. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cá tra xuất khẩu sang Mỹ vẫn được giá. Đây là thị trường nhập khẩu cá tra ổn định nhất từ đầu năm đến nay, xét cả về khối lượng lẫn giá trị 1.2.4 Nhóm nhuyễn thể Các loài nhuyễn thể chân đầu ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới, trong khi sản lượng khó có thể gia tăng được do phụ thuộc vào khai thác tự nhiên. Nguồn mực của Việt Nam khá phong phú, chất lượng cao; nhiều doanh nghiệp đã chế biến các sản phẩm cao cấp từ mực, bạch tuộc như shushi, bánh nhân bạch tuộc… Nhóm nhuyễn thể hai vỏ đang trở thành một trong những mặt hàng thủy sản được ưa chuộng rộng rãi trên thế giới. Thực tế cho thấy việc xuất khẩu thuỷ sản nhóm nhuyễn thể hai vỏ đang là một trong những đối tượng sản xuất có hiệu quả cao ở nước ta cần được quan tâm phát triển trong những năm tới. 2. Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ Mỹ được xem là thị trường hấp dẫn đối với tất cả các nước có thế mạnh về lĩnh vực thủy sản trên thế giới nên ắt sẽ xảy ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt. Việt Nam chỉ mới thực sự xâm nhập thị trường Mỹ từ đầu năm 2002 khi Hiệp định thương mại song phương Việt- Mỹ có hiệu lực. Mặc dù được hưởng mức thuế phi MFN chênh lệch không lớn so với mức thuế MFN và luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam sang Mỹ ( có kim ngạch lớn nhất năm 2000 với 242,9 triệu USD), xuất khẩu thuỷ sản Viẹt Nam vẫn chưa tận dụng hết lợi thế của mình. Ngay cả khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ có hiệu lực, thì xuất khẩu thuỷ sản cũng khó phát huy hết tiềm năng nếu ngành thuỷ sản không thực hiện những biện pháp thiết thực. Trong khi đó, các đối thủ của Việt Nam đã có mối quan hệ bạn hàng và hệ thống phân phối ở thị trường Mỹ từ rất lâu. Đây chính là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam muốn xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường Mỹ. 2.1 Khó khăn về luật pháp và những rào cản kĩ thuật Thị trường Mỹ là thị trường đòi hỏi phải có sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chất lượng hàng, về giá cả và về thị hiếu khách hàng. Hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ quy định đặc thù và khi có hiệu lực pháp lý Hiệp định sẽ tạo nên rất nhiều điểm khác biệt so với những quy định của luật pháp trong nước. Đó là, những khác biệt hàm chứa trong các quy định của Hiệp định về chính sách thuế, về các khoản lệ phí liên quan đến xuất nhập khẩu, về cạnh tranh, về thương mại nhà nước, về giải quyết tranh chấp…Khó khăn chủ yếu hiện nay là các nước đang áp dụng các hành vi bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Như trường hợp Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang trong quá trình triển khai dự luật nông nghiệp 2008 (Farmbill), trong đó có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra của Việt Nam, dựa trên việc mở rộng định nghĩa catfish và đưa cá tra của Việt Nam vào danh sách này để chuyển đối tượng này từ US FDA sang USDA quản lý.Đặc biệt, các biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa của Mỹ ngày càng có chiều hướng gia tăng. Hàng thủy sản Việt Nam cũng đang vấp phải hàng rào bảo hộ này. Cụ thể, cá tra, cá ba sa và tôm đang phải chịu thuế chống bán phá giá từ 37 đến 64%. Bên cạnh đó hàng loạt các vụ kiện liên quan đến luật chống bán phá giá đã ảnh hưởng không tốt tới chất lượng cũng như giá trị kim ngạch thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này. Năm 2006, người nuôi tôm hùm ở bang Maine, Đông Bắc nước Mỹ, từng kiên quyết ngăn không cho các nhà hàng dùng chữ “tôm hùm langostino” (hay tôm hùm nhỏ) để gọi một loại tôm từ Chile. Thế là con tôm hùm của Chile khi sang đến Mỹ bị buộc phải gọi tên là con “cua”! Xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam vào Mỹ hiện nay vẫn đang phấp phỏng chờ cơ quan chức năng của Mỹ kết luận xem sản phẩm này có phải là cá  da trơn hay không. Bộ Nông nghiệp Mỹ thì cố  tình thúc cơ quan chức năng phải gọi những loài cá này là cá da trơn. Mặc dù 7 năm trước, chính Bộ Nông nghiệp Mỹ lại yêu cầu Quốc hội nước này ban hành luật cấm sản phẩm cá nhập từ Việt Nam được gắn nhãn “cá da trơn”. Tại sao lại có chuyện oái ăm như vậy? Vì cá da trơn ở Mỹ được bán rất đắt, trên 25 USD/kg. Năm 2002 trở về trước, cá tra, cá basa vào thị trường Mỹ, được thương lái Mỹ gắn nhãn cá da trơn, nhưng giá bán lại rẻ hơn nhiều. Người dân Mỹ rất ưa chuộng sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam vì ngon không kém các loại cá da trơn của Mỹ, mà giá lại rẻ chỉ bằng 1/5 lần. Vì lo cá của Việt Nam “đánh bạt” cá da trơn Mỹ, nên Bộ Nông nghiệp Mỹ yêu cầu không cho phép gọi cá này là cá da trơn. Tuy nhiên, mặc dù thành công trong việc ngăn cản cá tra Việt Nam được đóng nhãn cá da trơn, người nuôi cá ở Mỹ đã không thể ngăn cản loại cá từ Việt Nam này xuất hiện trong bữa ăn của người dân nước này. Theo hãng nghiên cứu thị trường Informa Economics, năm 2000 Mỹ chỉ nhập khẩu 10,7 triệu USD cá tra, basa từ Việt Nam. Đến năm 2008 đã tăng lên đến 77 triệu USD. Người nuôi cá da trơn Mỹ cho rằng loại cá thịt trắng nhập từ châu Á đang đe doạ ngành công nghiệp nuôi cá da trơn trị giá 400 triệu USD của Mỹ. Chính vì lo ngại, nước Mỹ đưa ra đạo luật chống bán phá giá, áp ngưỡng giá sàn đối với chủng loại cá da trơn. Bộ Nông nghiệp Mỹ vẫn tìm mọi cách ngăn cản cá của Việt Nam, bằng hành động ngược với trước kia, là đòi xếp cá của nước ta vào nhóm cá da trơn để áp thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên, trước khi trách người Mỹ, các doanh nghiệp thủy sản nước ta nên tự trách mình. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ cần bán được sản phẩm cho các đối tác ở Mỹ, không cần quan tâm sản phẩm đến với người tiêu dùng Mỹ với nhãn mác, tên gọi nào. Bởi vậy, phần lớn thủy sản Việt Nam được lưu thông trên thị trường Mỹ không mang nhãn mác của Việt Nam 2.2 Những vấn đề về nguồn nguyên liệu thuỷ sản Bên cạnh đó, giá bán các sản phẩm thủy sản tăng đã giúp cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản hồi phục nhanh trở lại. Tuy nhiên, dịch bệnh đang đe dọa các đầm tôm ở nhiều địa phương, khiến tôm nguyên liệu vẫn thiếu trầm trọng. Nguyên nhân tôm bị dịch là do chất lượng tôm giống không đảm bảo, bởi 75% tôm giống được nhập từ bên ngoài tỉnh về không qua kiểm dịch, mặt khác nguồn nước kênh cung cấp cho toàn vùng bị ô nhiễm do hóa chất từ nước thải các nhà máy.Thiếu nguyên liệu trong nước để sản xuất xuất khẩu trong khi thuế nhập khẩu ở mức cao 10-20%. Hiện nay, hầu hết các nhà máy chế biến thuỷ sản chỉ hoạt động được khoảng 70% công suất do thiếu nguyên liệu chế biến. Số nhà máy chế biến hải sản không ngừng tăng lên trong khi năng lực nuôi trồng , khai thác trong nước có hạn, cạnh tranh trở nên gay gắt. Để đáp ứng được các đơn hàng đã ký từ trước, nhiều doanh nghiệp buộc phải chọn giải pháp nhập khẩu nguyên liệu. Chỉ riêng cá hồi, bình quân mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 1.500 tấn từ các nước châu Âu. Theo dự báo của Bộ NN & PTNT, để đáp ứng đủ nhu cầu chế biến xuất khẩu, từ nay đến 2010, nhập khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sẽ tăng từ 81-10%/năm, với giá trị khoảng 200 triệu USD/năm. Con giống không đảm bảo, chất lượng thấp. 2.3 Những vấn đề khác Vấn đề lớn nhất đối với sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam hiện nay là sự mất cân đối về nhận thức cũng như hành động của các thành phần khác nhau trong chuỗi giá trị. Nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản về cơ bản vẫn được đặt trong chế độ “tiếp cận tự do”, việc quản lý chỉ là hành vi mang tính đối phó từng vụ việc. Nuôi trồng tự phát đã đe dọa đến môi trường và sự phát triển bền vững, thông tin thị trường không thông suốt, thiếu mối liên kết giữa các thành phần trong chuỗi hệ thống, gây nên nhiều trở ngại trong xuất khẩu như: nhiễm bẩn sản phẩm, dư lượng kháng sinh… Trong hệ thống bán lẻ thủy sản hiện nay chủ yếu thông qua các chợ thông thường. Ở đó, thủy sản được bán chung với rất nhiều loại thực phẩm khác. Cho đến nay chưa có một chợ bán buôn hay trung tâm đấu giá chuyên thủy sản, kể cả sản phẩm làm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu để tiêu dùng trong nước. Chính những lý do trên nên ngành thủy sản đã không ít lần gặp phải những trở ngại trên những thị trường nhập khẩu. 3. Những nguyên nhân chủ yếu Mỹ là  một thị trường rất đa dạng, có rất nhiều sự dị biệt so với thị trường chung trên thế giới. Những nhược điểm hiện tại của các doanh nghiệp xuất khẩu cá khô  của Việt Nam là, kỹ thuật in ấn bao bì quá kém, so với hàng hóa tại thị trường Mỹ dưới bao bì của các nước khác ở Đông Nam Á. Các doanh nghiệp ở Việt Nam chưa thấy hết tầm quan trọng của marketing, chưa có kế hoạch đầu tư đường dài khi tạo thị trường mới, chỉ chú trọng vào những lợi nhuận trước mắt mà không có kế hoạch lâu dài. Rất nhiều doanh nghiệp chưa nhìn thấy sự quan trọng của thương hiệu trong kinh doanh, không ít doanh nghiệp đã dùng giải pháp đổi tên nhãn mác, tên sản phẩm hay tên công ty mỗi khi họ bị phát hiện những hành vi phạm lỗi. Mỹ là một nước có hệ thống pháp luật chặt chẽ, đồ sộ và phức tạp nhất thế giới, ngoài hệ thống pháp luật của liên bang còn có hệ thống pháp luật của từng bang, nếu doanh nghiệp Việt Nam không nắm rõ hết hệ thống pháp luật của Mỹ thì rất dễ bị thua thiệt. Ngoài ra, các sản phẩm thủy sản muốn xâm nhập vào thị trường Mỹ phải tuân thủ hàng loạt các yêu cầu về các tiêu chuẩn và qui định mang tính kỹ thuật; các sản phẩm phải phù hợp với qui định về nhãn mác; phải kiểm soát được các hành vi gian lận thương mại; tuân thủ các qui định về xuất xứ hàng hóa; bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường… Đó đang là những thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam Doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm về thị trường, thị hiếu tiêu dùng tại Mỹ. Mỗi cộng dồng dân cư ở Mỹ có những sở thích và thói quen riêng trong tiêu dùng. Nguyên tắc của thị trường thực phẩm tiêu dùng tại Mỹ là người tiêu dùng mua những món họ thích chứ không phải mua thứ họ cần. Với một xã hội dư thừa về thực phẩm, bao bì bắt mắt, nhãn hiệu sản phẩm, tên gọi sản phẩm vô cùng quan trọng. Bởi vậy, khi xuất hàng vào Mỹ, cần phải uyển chuyển theo nhu cầu riêng của từng vùng, chứ không thể bán hàng theo thói quen cố hữu. Bên cạnh đó, các DNXK hang thuỷ sản còn chịu sự cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp xuất khẩu, bị đối tác lợi dụng đưa giá xuất khẩu xuống mức quá thấp với chất lượng thấp (tỷ lệ mạ băng cao, dùng hóa chất giữ nước...) không những làm tổn hại đến hiệu quả và lợi ích của người nuôi cá mà còn ảnh hưởng đến uy tín của cá tra Việt Nam, tạo cớ cho những thông tin không tốt của báo chí các nước, dẫn đến nguy cơ làm mất thị trường. Một nhân tố ảnh hưởng mang tính vĩ mô đó là các cơ chế chính sách mà nhà nước đã ban hành để khuyến khích thủy sản phát triển ,tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được đảm bảo quyền lợi và thực hiện tốt nghĩa vụ, đặc biệt là trong khâu đổi mới công nghệ và tiếp thị ,trong công tác qui hoạch nuôi trồng. Bộ thủy sản đã có những chủ trương đúng đắn , qui hoạch tổng thể phát triển ngành ,qui hoạch nuôi thủy sản ,qui hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản...Ngoài ra, Nhà nước còn có những chính sách ưu đãi đối với ngành thủy sản như chính sách về giá ,các chính sách nhằm huy động vốn cho ngành thủy sản ví dụ như tại 1 số địa phương tỉnh sẽ đứng ra xây dựng cơ sở hạ tầng ,sau đó người dân sẽ hoàn trả sau ,đặc biệt là hình thức phát hành trái phiếu cũng đã được tính đến nhằm huy động nguồn vốn dồi dào và dài hạn cho phát triển kinh tế thủy sản...Tuy vậy các chính sách này trong quá trình thực thi chưa đạt được hiệu quả cao như mong muốn đôi khi còn gây khó khăn cho các DNXK cũng như các hộ nuôi trồng thuỷ sản. Việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng và vay ưu đãi gặp khó khăn. Hiện nay, người dân nuôi trồng thuỷ sản phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao (trên 1%/tháng), thậm chí nếu vay ở ngoài có lúc lên tới 2%/tháng. Tồn tại lớn nhất của ngành thủy sản Việt Nam là chưa có chiến lược phát triển, nên việc quy hoạch còn tùy tiện dẫn tới chồng chéo. Ngoài ra, chưa có cách tiếp cận về nguồn lợi thủy sản dẫn đến tình trạng phát triển tự phát; năng lực quản lý điều hành không đúng thực tế, chậm tìm ra giải pháp tháo gỡ; sự tăng trưởng của nghề cá không đi đôi với việc thay đổi bộ mặt của đời sống ngư dân. Bên cạnh đó, nguyên liệu sản xuất thiếu trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu ở mức cao, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa vùng sản xuất với chế biến. Mặt khác, yếu kém trong khâu marketing và thiếu đội ngũ các nhà quản lý cũng như lao động có trình độ cũng là khó khăn đối với ngành thuỷ sản. Phát triển ngành thủy sản Việt Nam có tăng trưởng cao song hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng; nhiều nơi vẫn còn mang tính tự phát và luôn trong tình trạng "được mùa, rớt giá"; cơ sở hạ tầng kỹ thuật nghề cá chưa được đầu tư theo kịp nhu cầu phát triển, nhất là hạ tầng thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản; hệ thống cầu, cảng, khu neo đậu, tránh trú bão còn nhiều hạn chế; công tác quy hoạch còn nhiều bất cập. Chưa kể, hệ thống tổ chức quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản còn tồn tại nhiều vướng mắc như trong vấn đề chậm trễ cập nhật các văn bản pháp quy để phù hợp với các thị trường xuất khẩu, hệ thống cán bộ phần lớn chưa được đào tạo chuyên sâu, quản lý hàng thủy sản chưa được thực hiện bài bản... cũng tạo nhiều khó khăn, thách thức trong xuất khẩu thủy sản. Cơ sở hạ tầng yếu , thiếu sự đồng bộ của các yếu tố sản xuất (điện, nước, vốn, kĩ thuật…) tại các vùng nuôi trồng thuỷ sản. Công nghệ sau thu hoạch còn rất nhiều bất cập: máy móc thiết bị sản xuất còn sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, chế biến tiêu hao nhiều nguyên liệu nhưng chất lượng lại thấp. Tổ chức kinh doanh xuất khẩu còn yếu kém, không hiệu quả, lưu thông chồng chéo, tranh mua, tranh bán, gây tổn hại đến lợi ích chung trong kinh doanh xuất khẩu cũng như lợi ích người sản xuất. Việt Nam bước vào thị trường Mỹ chậm hơn so với các đối tác, khi mà thị trường đã ổn định về người mua, mối bán, thói quen sở thích sản phẩm thì đây cũng được coi là thách đố đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường này Qua phân tích những nguyên nhân cũng như những tồn tại trong việc xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ ta thấy những nhân tố tác động không thuận lợi có phần vượt trội so với nhóm nhân tố ảnh hưởng tich cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ. Một trong những khó khăn trong quá trình xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ của các DNXK Việt Nam là năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam còn rất thấp. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu, các cơ quan Nhà nước cũng như c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31606.doc