Chuyên đề Một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường EU

 

MỤC LỤC

CHƯƠNG I 1

LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH. 1

I.VAI TRÒ CỦA NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH. 1

1.Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 1

1.1. Khái niệm, vai trò năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 1

1.2. Các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 2

1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 5

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG EU 7

1.Đặc điểm thị trường. 7

1.1.EU là một thị trường có quy mô lớn. 7

1.2. EU là thị trường có thị hiếu và thói quen tiêu dùng tương đối tương đồng. 8

1.3 EU là thị trường khó tính. 9

1.4. EU là thị trường bảo vệ người tiêu dùng. 10

1.5 Hệ thống kênh phân phối chặt chẽ. 11

2. Chính sách thương mại của EU. 12

2.1 Thuế quan 12

2.2. Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật. 14

2.3 Các chính sách khác 15

CHƯƠNG II 16

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA HÀNG THUỶ SẢN 16

VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 16

I/ MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – EU VỀ MẶT HÀNG THUỶ SẢN. 16

1. Thuỷ sản_ mặt hàng xuất khẩu chủ lực có quy mô lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh 16

2. Thuỷ sản chiếm vị trí quan trọng với yêu cầu khắt khe trên thị trường EU 19

II/ THÀNH TỰU CỦA XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 20

1.Thành tựu 20

2/ Nguyên nhân 24

2.1. Nuôi trồng thuỷ sản 24

2.2 Phát triển ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản 24

2.3. Đào tạo đội ngũ cán bộ và công nhân kĩ thuật. 25

2.4. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ngành. 25

III. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM 26

1.Những hạn chế. 26

2. Nguyên nhân làm cho xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU bị hạn chế 27

2.1 Về phía thị trường 27

2.2. Về mặt sản xuất. 28

IV.TIỀM NĂNG CỦA THUỶ SẢN VIỆT NAM NAM SANG EU. 28

CHƯƠNG 3 31

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU 31

I. PHƯƠNG HƯỚNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM VÀO EU 31

1.Tăng thị phần trên thị trường EU. 31

2. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát hệ thống các tiêu chuẩn. 31

3.Đinh hướng phát triển thị trường xuất khẩu trong khối EU. 32

II . MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 32

1.Về phía nhà nước. 32

2. Về phía doanh nghiệp. 34

2.1.Về mặt sản xuất 34

2.2 Về mặt thị trường . 37

2.3 Về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. 38

2.4 Các chính sách liên quan khác. 38

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

 

 

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh sách ngoại thương của EU được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau: Không phân biệt đỗi xử minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này: 2.1 Thuế quan 2.1.1. Thuế nhập khẩu: Liên minh Châu Âu áp dụng thuế quan chung của EU dựa trên hệ thống hài hòa quốc tế về phân loại sản phẩm để có quyết định thuế suất cho một hàng hóa, việc phân loại rất quan trọng. Một khi hàng hóa được phân loại thì việc định giá cũng dễ dàng hơn, và nó cũng sẽ giúp cho các nước EU xem có nên áp dụng thuế chống phá giá hay không, có cần cấp phép nhập khẩu hay hưởng giảm thuế miễn thuế hay thuế ưu đãi ... áp dụng với từng hàng hóa cụ thể. Thuế suất hàng hóa sản xuất ngoài EU thường thấp và dựa trên giá CIF của hàng đến, giá CIF là giá hàng “thường là giá bán” bao gồm cả chi phí đóng gói, bảo hiểm, giá vận chuyển đến cảng. Hầu hết nguyên liệu nhập khẩu vào EU được miễn giảm thuế, trong các mặt hàng đông hải sản thực phẩm, thuế áp dụng cho các nước thành viên. Thuế suất khác nhau phụ thuộc vào loại hàng nhập khẩu và nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa hoặc phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm kinh tế của sản phẩm. Nguyên liệu và bán sản phẩm mà liên minh không sản xuất và cần để sản xuất thường được hưởng thuế suất thấp. Điều này khiến giá nguyên liệu rẻ và các nhà sản xuất trong nước có thể cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài. Liên minh thường xuyên điều chỉnh hệ thống thuế quan giống như một công cụ của chính sách ngoại thương cho phù hợp với biến động của nền kinh tế thế giới. Với các mặt hàng nhập khẩu, EU còn áp dụng thêm một số loại thuế khác nhằm đảm bảo việc nhập khẩu hàng hóa được ổn định. 2.1.2. Thuế giá trị gia tăng Thuế giá trị gia tăng được áp dụng cho tất cả các hàng hóa được bán ở EU. VAT dựa trên giá CIF cộng với thuế nhập khẩu vào các nước thuộc liên minh Châu Âu. EU đã công bố thuế giá trị gia tăng chuẩn mực tối thiểu là 15% từ tháng 1 năm 1993. Tuy nhiên, từng nước thành viên có thể giảm xuống mức thấp nhất đối với từng loại hàng hóa nhất định. 2.1.3. Thuế linh hoạt ưu đãi. Hàng nhập khẩu của Việt Nam sang Châu Âu được hưởng GSP ( chế độ ưu đãi thuế quan nhập khẩu) một công cụ quan trọng của EU để hỗ trợ các nước đang phát triển và chậm phát triển nhằm chống cạnh tranh không lành mạnh và bảo hộ sản xuất trong nước. Bằng cách này EU có thể làm cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam và các nước chậm phát triển được hưởng ưu đãi cao hơn các nhóm phát triển. Các biện pháp khuyến khích trong GSP của EU so với ưu đãi mà các nước và khu vực khác dành cho các nước đang phát triển vào loại thấp nhất. Trong hệ thống GSP của EU quy định: khuyến khích tăng thêm mức ưu đãi 10%, 20%, 35% với hàng nông hải sản và những trường hợp sau sẽ được hưởng ưu đãi thêm của GSP: Bảo vệ quyền của người lao động;Bảo vệ môi trường. Hàng của các nước đang và chậm phát triển, khi nhập vào thị trường EU muốn được hưởng GSP phải tuân thủ các quy định của EU về xuất xứ hàng hoá và phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A do cơ quan có thẩm quyền của các nước được hưởng GSP cấp. Quy định của EU về xuất xứ hàng hoá. Đối với sản phẩm được sản xuất tại lãnh thổ nước hưởng GSP. Ví dụ: hải sản, thuỷ sản đánh bắt tại lãnh hải và các hàng hoá sản xuất từ các sản phẩm đó được xem là có xuất xứ và được hưởng GSP. Đối với các sản phẩm có thành phẩm nhập khẩu: EU quy định hàm lượng trị giá sản phẩm sáng tạo tại nước hưởng GSP (tính theo gia xuất xưởng) phải đạt 60% tổng trị giá hàng liên quan. Tuy nhiên đối với một số nhóm hàng thì hàm lượng vàng thấp hơn, EU cũng quy định xuất xứ cộng gộp, theo đó hàng của một nước có thành phần xuất xứ từ một nước khác, trong cùng một tổ chức khu vực cùng được hưởng GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước liên quan. Hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) từ ngày 1/7/1996 đến nay. 2.2. Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật. Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng EU đã ra những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật như sau: 2.2.1. Tiêu chuẩn về chất lượng. Hệ thống quản lý ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU. Đây là hệ thống quản lý chất lượng hiện nay trên thế giới áp dụng rất phổ biến và cũng được áp dụng có hiểu quả trong các doanh nghiệp Việt Nam. Có thể nói ISO 9000 như “ngôn ngữ” xác định chữ tín của doanh nghiệp, là giấy thông hành để đi vào thương trường thế giới, một phương tiện cho thấy các nhà sản xuất nhập khẩu vào các khu vực mậu dịch cũng như sự khẳng định cam kết cung ứng sản phẩm tin cậy. 2.2.2. Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm. EU đòi hỏi các doanh nghiệp chế biến hàng thực phẩm xuất khẩu sang EU đòi hỏi phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ. Bên cạnh ISO 9000 là HACCP (Hazard Analysis critical control point)- hệ thống phân tích nguy cơ và kiểm soát các khâu trọng yếu trong quá trình chế biến thực phẩm và các ngành có liên quan đến thực phẩm ( chăn nuôi, nuôi trồng...), tập trung vào vấn đề vệ sinh và đưa ra một cách tiếp cận có hệ thống để phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ. Các doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hoá của mình vào EU thì cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn này. 2.2.3 Tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng EU thông qua quy định về an toàn chung của sản phẩm cho người sử dụng, các sản phẩm khi đưa đến tay người sử dụng phải đảm bảo an toàn, không gây ngộ độc cho người tiêu dùng. 2.2.4 Tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường. Các sản phẩm khi đưa ra sử dụng phải thoả mãn yêu cầu là không làm ô nhiễm môi trường, bao bì đóng gói phải được dán nhãn tái sinh hoặc sử dụng một lần. Các hoá chất được phếp sử dụng trong sản phẩm phải thoả mãn yêu cầu phân huỷ nhanh va không làm ô nhiễm môi trường. 2.3 Các chính sách khác 2.3.1 Chính sách hạn chế nhập khẩu Eu hạn chế nhập khẩu thông qua các biện pháp được đưa ra như là: Cấp phép nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu và hạn chế nhập khẩu bằng hạn ngạch. Với biện pháp này, nếu như quốc gia nào được EU ưu tiên nhập khẩu hàng hoá của họ thì đó là thuận lợi lớn cho nước xuất khẩu, và ngược lại, biện pháp này cũng hạn chế xuất khẩu hàng hoá từ các nước mà EU không ưu tiên. 2.3.2 Chính sách chống bán phá giá EU ra chính sách về chống bán phá giá nhằm đảm bảo cạnh tranh công bằng cho các nước xuất khẩu. Những quốc gia nào không áp dụng chính sách về bán phá giá sẽ nhận hình phạt đối với nước nhập khẩu, đây cũng là một biện pháp nhằm cạnh tranh lành mạnh trên thị trường hàng xuất khẩu thuỷ sản sang EU. Như vậy, với những đặc điểm về thị trường EU, các quốc gia muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của mình vào thị trường này cần có những chính sách phù hợp với các quy định của thị trường đó. Chương II Thực trạng xuất khẩu của hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU I/ Mối quan hệ Việt Nam – EU về mặt hàng thuỷ sản. 1. Thuỷ sản_ mặt hàng xuất khẩu chủ lực có quy mô lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh Thành công của ngành thủy sản việt Nam ngày hôm nay bắt đầu bằng quá trình đổi mới ngành suốt hai thập kỉ qua. Từng được đánh giá là lĩnh vực tiên phong trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường sớm hơn các ngành khác, thủy sản đã gặt hái được nhiều thành công vang dội trong xuất khẩu. Tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm qua đã đưa ngành kinh tế này lên một vị trí hoàn toàn mới. Từ chỗ ngành sản xuất nhỏ bé trong nông nghiệp, thủy sản đã vươn lên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, chiếm 4%-5% GDP và 9%-10% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước góp phần giải quyết việc làm cho hơn 4 triệu lao động. Thủy sản Việt Nam đã khẳng định được vị trí khá vững chắc của ngành tại nhiều thị trường kể cả những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa. Với cách tiếp cận năng động như chủ động đổi mới chất lượng và an toàn thực phẩm để đáp ứng yêu cầu thị trường, chủ động xúc tiến thương mại nên lĩnh vực xuất khẩu này đã phá được lệ thuộc vào thị trường truyền thống, tạo một cơ cấu thị trường hợp lí để có khả năng đối phó với những biến động xảy ra trên thị trường thế giới. Có thể thấy điều này qua bảng số liệu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn năm 1990-2003 như sau: Năm Kim ngạch XK Tr. USD Tốc độ tăng trưởng (%) 1990 239,1 119,4 1991 285,4 107,7 1992 307,3 139,1 1993 427,2 129,0 1994 551,2 112,7 1995 621,4 112,1 1996 696,5 111,5 1997 776,4 110,6 1998 870,0 113,1 1999 982,0 151,9 2000 1475,0 120,5 2001 1864,4 133,3 2002 2023,0 137,6 2003 2240,0 141,3 Nguồn: Bộ thủy sản và tổng cục thống kê Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy rằng giá trị kim ngạch xuất khẩu cuả thủy sản Việt Nam ngày một tăng, nếu như theo kế hoạch mà bộ thủy sản đề ra là xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2005 phải đạt 2,1 tỉ USD thì năm 2003 xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã đạt 2,24 tỉ USD, vượt kế hoạch đề ra của năm 2005 . Chỉ tính đến 8 tháng đầu năm 2004 giá trị xuất khẩu thủy sản việt Nam đã là hơn 1,4 tỉ USD. Điều này cho thấy khả năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ra thị trường thế giới ngày càng lớn mạnh. Các nhóm sản phẩm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam thông thường là : nhóm sản phẩm Tôm đạt giá trị cao nhất, tính riêng cho năm 2000 là 614,3 triệu USD, chiếm 47,1% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, và tốc độ tăng trưởng mạnh nhất với sự tham gia của 160 doanh nghiệp chế biến kinh doanh tôm trong cả nước. Nhóm sản phẩm cá tuy chỉ chiếm 14,9 % tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản với kim ngạch 193,787 triệu USD với 300/600 doanh nghiệp tham gia. Nhóm hàng thô có mức tăng trưởng cao nhất trong các nhóm sản phẩm thủy sản xuất khẩu đạt trị giá 184,5 triệu USD. Tiếp theo đó là các mặt hàng thực phẩm chế biến, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cua, ghẹ, đặc sản biển... cũng chiếm giá trị kim ngạch xuất khẩu cao. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu của Việt Nam năm 2000 như sau: Thị trường Giá trị Thị phần(%) Nhật 467,265 32,7 Mỹ 298,220 20,9 Trung Quốc Hồng Kông 291,792 20,4 EU 98,901 6,9 Các nước khác 271,303 19 So với năm 2000 thì năm 2002 lại có cơ cấu thay đổi cả về mặt sản phẩmvà thị trường. Về sản phẩm: tổng sản phẩm là 1,475 triệu USD trong đó Tôm chiếm 39%, cá đông 10%, mực 17%, thủy sản khô 5%, nhuyễn thể hai mảnh 1% và dạng khác là 28%. Trong khi đó cơ cấu thị trường cũng có sự thay đổi: Nhật Bản 41%, Mỹ 30%, Trung Quốc 16%, ASEAN 9%, EU 8%, Singapo 3%, các nước khác là 30%. Năm 2003 cơ cấu xuất khẩu thủy sản Việt Nam như sau: mặt hàng tôm vẫn chiếm vị trí cao nhất với 49% tổng sản lượng kim ngạch thủy sản xuất khẩu, cá động lạnh, cá khô, cá ngừ đạt 22% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản còn lại là các mặt hàng khác. Các thị trường xuất khẩu chính vẫn là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và EU. Mặt hàng thủy sản Việt Nam ngày càng được thị trường các nước trên thế giới biết đến không chỉ bởi chất lượng tốt mà còn giá rẻ. Giá cả hàng thủy sản của Việt Nam tại các thị trường tiêu thụ trên thế giới thường thấp hơn giá hàng thủy sản tại đó khoảng 20% nhưng chất lượng có thể như nhau. Đây chính là lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Sở dĩ như vậy bởi vì thủy sản Việt Nam có thuận lợi về nuôi trồng khai thác với điều kiện thiên nhiên ưu đãi và đội ngũ lao động đông đảo giúp cho chi phí chế biến thấp. Mặt khác, các hệ thống xúc tiến bán hàng và việc tổ chức các hội thảo, hội chợ giúp cho thương hiệu thủy sản Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng biết đến. Đồng thời ngành thủy sản Việt Nam cũng luôn cố gằng có những biện pháp bảo đảm cho việc xuất khẩu. Điều này càng làm tăng chỗ đứng vững chắc cho ngành thủy sản Việt Nam bước vào thị trường quốc tế. 2. Thuỷ sản chiếm vị trí quan trọng với yêu cầu khắt khe trên thị trường EU a) Nhu cầu về thuỷ sản của EU: là một trong 3 thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất thế giới. Mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người ở thị trường EU là 17kg/năm và tăng dần hàng năm khoảng 3%. Giá cả thuỷ sản ở thị trường EU cũng cao hơn các thị trường châu á trung bình từ 1,1 đến 1,4 lần và có tính ổn định. Thị trường thuỷ sản EU có tính đa dạng cao với nhiều nhóm dân cư có yêu cầu khác nhau trong tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản. Trong khi nhu cầu về thuỷ sản ngày càng gia tăng, Uỷ ban nghề cá của EU mới đây đã ra tuyên bố cắt giảm 1/3 sản lượng khai thác thuỷ sản từ năm 1997-2000 để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Chính điều này làm cho nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của EU đang ngày càng tăng cao. b)Thuỷ sản Việt Nam với thị trường EU. Theo thống kê của FAO (tổ chức Lương-nông của Liên Hợp Quốc) cho biết tính đến nay, thuỷ sản Việt Nam đã có mặt trên 49 nước và khu vực trong đó EU là một trong những thị trường chính, thuỷ sản Việt Nam tiếp cận ngày sâu vào thị trường EU. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng rất nhanh trong những năm gần đây (89%/năm) năm 1996 đạt 26,9 triệu USD năm 1997 đạt 63 triệu USD và năm 1998 là 92,5 triệu USD, hàng xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu của Việt Nam sang EU là tôm đông lạnh và cua. Hàng thuỷ sản Việt Nam trước năm 1991 xuất khẩu vào nước thành viên nào phải tuân thủ quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm riêng của nước đó, và không được tự do luân chuyển giữa các nước thành viên EU. Tuy nhiên, kể từ tháng 11/1999 trong khuôn khổ thị trường EU thống nhất và theo tinh thần của hiệp định hợp tác, các cơ quan chức năng đã cùng Bộ thuỷ sản kiểm tra điều kiện sản xuất. Cho tới tháng 7/2004 đã công nhận 153 doanh nghiệp Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thuỷ sản sang EU, và sẽ tiếp tục bổ sung các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn nữa. Việc công nhận này không những đảm bảo xuất khẩu ổn định hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường EU, mà còn tăng khả năng xuất khẩu của thuỷ sản vào các thị trường khác. Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam sang EU phải kể đến là: Bỉ (29%), Italia (17.2%), Hà Lan (15.9%), Đức (15.4%), Anh (9.9%), Pháp (5.1%), Tây Ban Nha (4.1%), Thuỵ Điển (0.8%), Đan Mạch (0.8%), Hy Lạp (0.6%), Bồ Đào Nha (0.2%), áo (0.1%). Tuy nhu cầu nhập khẩu của EU và kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU tăng trưởng cao trong những năm vừa qua, nhưng hàng thuỷ sản của ta chiếm thị phần vẫn nhỏ trên thị trường này. EU yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thực phẩm đối với mặt hàng này lại rất cao. Một số lô hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU còn không an toàn, chất lượng chưa ổn định. Do vậy EU chỉ nhập những sản phẩm từ 153 xí nghiệp chế biến thuỷ sản ở Việt Nam đã được cấp chứng chỉ đủ tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh. Các xí nghiệp chế biến thuỷ sản còn lại của Việt Nam chưa tiếp cận được thị trường này, vì thế muốn xâm nhập vào thị trường EU các doanh nghiệp thuỷ sản của ta cần có những biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất. II/ Thành tựu của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong những năm gần đây 1.Thành tựu Có thể nói, thành công nhất của ngành thuỷ sản nước ta trong những năm vừa qua là đã vượt qua nhiều khó khăn do tình hình kinh tế, chính trị có nhiều biến động lớn ( chiến tranh, dịch sars, các rào cản thương mại ), song vẫn tiếp tục tăng trưởng khá toàn diện, được thể hiện qua bảng sau: Năm 1999 2000 2001 2001 2003 Giá trị(tỉ USD) 0.93 1.478 1.8164 2.023 2.24 Nguồn: Bộ Thuỷ sản(2003) Nhìn vào bảng trên ta thấy giá trị xuất khẩu của thuỷ sản ra thị trường thế giới ngày một tăng. Năm 2000 ngành thuỷ sản đã là thành viên của những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn hơn 1 tỉ USD, đây là 1 thành công lớn. Cùng với sự tăng trưởng chung, các doanh nghiệp xuất khẩu Thuỷ sản cũng có bước tiến đáng kể là ngày càng thâm nhập sâu vào thị trường người tiêu dùng EU – một thị trường khó tính được thể hiện qua các số liệu sau: Năm 1999 2000 2001 2001 2003 Giá trị(triệu$) 89.1 100.3 90 72 153 Nguồn Thuỷ sản(2003) Năm 1996 xuất khẩu thuỷ sản sang EU mới chỉ là 26.9 triệu USD, năm1997 là 65 triệu USD, năm 1998 là 92.5 triệu USD và giá trị xuất khẩu ngày một tăng, nhưng năm 2001, 2002 giảm do biến động thị trường mà chủ yếu là sự kiện đồng Euro ảnh hưởng rất lớn tới xuất khẩu. Nhưng giá trị xuất khẩu năm 2003 đã tăng đột biến lên 153 triệu USD đã chứng tỏ các doanh nghiệp thuỷ sảnViệt Nam có những cố gắng lớn, và thị phần xuất khẩu thuỷ sản vào EU cũng được thể hiện qua bảng: thị trường tỷ lệ(%) năm 2001 tỷ lệ (%) năm 2004 Nhật Bản 26.9 26 Mỹ 25.3 35 Trung Quốc 12.8 18.2 EU 5.8 7.8 Thị trường khác 29.2 13 Nguồn: Bộ Thuỷ sản (2003) 29.2 5.8 12.8 25.3 26.9 Năm 2001 13 7.8 18.2 35 26 Năm 2004 Năm 2001, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU mới chỉ chiếm 5,8% lượng thuỷ sản cả nước xuất khẩu ra nước ngoài, chỉ tính đến 6 tháng đầu năm 2004 giá trị này là 7,8%. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, Hiệp hội chế biến Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam( VASEP ) cho biết: Chỉ sáu tháng đầu năm, xuất khẩu thuỷ sản sang EU đã tăng 84% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 123.77 triệu USD, kim nghạch xuất khẩu vào thị trường này dự kiến còn tăng trong những tháng cuối năm, do liên minh Châu Âu đã chính thức công nhận 53 doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản vào thị trường, nâng tổng số các đơn vị được cấp phép lên 153 doanh nghiệp , những công ty này nằm trong danh sách của EU về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây được coi là giấy thông hành để thuỷ sản Việt Nam vào thị trường EU- Thị trường tiềm năng trong chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, nhất là đối với mặt hàng Tôm khi EUđã mở rộng thêm 15 nước thành viên, đồng thời khi đã được phép xuất khẩu vào EU các thị trường khác cũng rất dễ dàng chấp nhận sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam. Cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu vào EU được các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam phân chia hợp lý. Điều này là dựa vào thị hiếu và thói quen tiêu dùng của mỗi quốc gia thuộc khối EU. Người EU có sở thích ăn nhiều hải sản nhưng lại được phân chia làm hai nhóm: nhóm thích ăn cá và nhóm thích ăn tôm, các nước đạo hồi thường thích nhập khẩu cá( nhưng nước này chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ), các nước còn lại thích nhập khẩu tôm, và tôm là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn ở thị trường này. Thị trường tôm EU phân chia theo tỉ lệ 88% là nhập khẩu và 12% là tôm đánh bắt trong nước. Trong số các nước xuất khẩu nhiều tôm đông lạnh vào EU thì Việt Nam đứng thứ ba chiếm 13,6% thị phần đứng sau Thái Lan chiếm 19,2% thị phần và Ân Độ chiếm 14,1% thị phần. Hầu hết tôm nhập khẩu vào EU là tôm nuôi có giá thành rẻ hơn nhiều so với tôm sản xuất tại các nước EU. Tôm của EU chủ yếu do đánh bắt tự nhiên mà nguồn này ngày càng cạn kiệt nên chi phí ngày càng cao. Trong khi đó tôm Việt Nam phần lớn là tôm nuôi nên chi phí thấp, vì vậy không thể so sánh giá tôm EU với tôm Việt Nam, và tôm của Việt Nam xuất khẩu vào EU thường có giá rẻ hơn giá tôm của EU từ 10%-20%. Điều này làm nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng thủy sản Việt Nam và đó chính là thành công lớn nhất trong xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam thời gian qua. 2/ Nguyên nhân Có được thành công trên, các doanh nghiệp Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, đó là trong việc đối phó với những hàng rào phi thuế quan, các quy định khắt khe về dư lượng kháng sinh trong xuất khẩu thuỷ sản. Sản xuất hàng thuỷ sản xuất khẩu vào EU, các doanh nghiệp đã chủ động đối phó với tác động của chiến tranh Iraq, dịch sars, quyết tâm đổi mới, nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm, tổ chức ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản thích hợp, nhằm đẩy mạnh công tác đẩy mạnh thị trường xuất khẩu. 2.1. Nuôi trồng thuỷ sản Thực tế cho thấy những năm qua công tác nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh trong cả nước về diện tích, năng suất và sản lượng. Chỉ tính riêng trong 10 tháng 2003, cả nước chuyển đổi trên 35.200 ha đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, phát triển nuôi tôm trên đất cát, nuôi tôm công nghiệp, nuôi thuỷ sản ruộng trũng, nuôi hải sản trên biển, đưa sản phẩm từ nghề nuôi tăng mạnh. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của cả nước 3 tháng đầu năm 2004 đạt khoảng 1 triệu ha, tăng 4,3% so với cùng kì năm 2003, nhiều tỉnh trong cả nước đang phát triển nuôi tôm với hình thức công nghiệp, bán thâm canh, nuôi sinh thái quảng canh cải tiến với các hình thức nuôi kết hợp tôm – lúa, tôm – rừng phù hợp với điều kiện sinh thái và môi trường, nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành thấp. Ngoài ra một số địa phương đã xây dựng cơ sở thức ăn, thuốc xử lí môi trường và thuốc phòng –trị bệnh thuỷ sản với chất lượng cao, nâng khả năng cạnh tranh và tăng hiệu quả cho người nuôi trồng thuỷ sản. Nuôi trồng thuỷ sản đang thực sự trở thành ngành sản xuất hàng hoá, là hướng chủ lực cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu thuỷ sản. 2.2 Phát triển ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp đã triển khai những chương trình mới để cải thiện công tác chế biến sản phẩm. Các doanh nghiệp đã phối hợp với từng địa phương, tích cực kiểm soát chặt chẽ đối với dư lượng kháng sinh và tạp chất trong nguyên liệu đầu vào, thông qua việc kí kết hợp đồng cung ứng có ràng buộc trách nhiệm giữa người sản xuất với người cung ứng. Hiện nay chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩmvới ngành thuỷ sản nói riêng và các ngành xuất khẩu nói chung là chìa khóa để mở cửa thị trường quốc tế. Với trang thiết bị hịên đại, hệ thống đảm bảo chất lượng tiên tiến, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đang tích cực đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu, phấn đấu đạt chứng chỉ HACCP( chứng chỉ quy định về tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm) và thực hịên các tiêu chuẩn ngành về an toàn thực phẩm, kiên quyết không mua các nguyên liệu bị bơm dính tạp chất. Đến nay cả nước đã có 153/332 cơ sở chế biến thuỷ sản được công nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của EU. 2.3. Đào tạo đội ngũ cán bộ và công nhân kĩ thuật. Cùng với sự phát triển của kĩ thuật cao trong nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, các doanh nghiệp thuỷ sản cũng đã có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân, các doanh nghiệp thuỷ sản đã thành lập quỹ hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng thêm trình độ cho công nhân chế biến thuỷ sản, còn đối với những kĩ sư có trình độ cao do số lượng ít và chưa đủ khả năng phân bổ nên các doanh nghiệp thuỷ sản đã linh động hơn trong cách xử lý này là hình thức thuê, hợp đồng với họ, các kỹ sư này sẽ trở thành các chuyên gia, tư vấn trong công tác nuôi trồng, chế biến của mỗi doanh nghiệp thuỷ sản. Đây là hình thức hoạt động trước mắt, nhằm giải quyết vấn đề khan hiếm cán bộ lành nghề của các doanh nghiệp thuỷ sản hiện nay ở Việt Nam. 2.4. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ngành. Để đưa sản phẩm thuỷ sản của mình ra thị trường thế giới, các doanh nghiệp thuỷ sản ở Việt Nam ngày càng quan tâm hơn tới các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Với ngành thuỷ sản, đó là các tiêu chuẩn ngành BAP do liên minh nuôi trồng thuỷ sản đề ra. Những cơ sở được chứng nhận là đạt tiêu chuẩn BAP, có thể sử dụng dấu chứng chỉ để quảng cáo và in dấu đó trên nhãn hàng hoá sản phẩm bán buôn cuả mình. Các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đã áp dụng các tiêu chuẩn về nuôi trồng, về môi trường, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc thuỷ sản. Nhờ đó chất lượng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam ngày một tăng và chiếm được thị phần lớn trên thị trường thế giới. III. Những hạn chế của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 1.Những hạn chế. Dù giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang EU vẫn tăng nhưng tỉ lệ tăng rất thấp, có thể thấy tốc độ tăng giá trị xuất khẩu thuỷ sản có xu hướng chậm dần, thể hiện qua các số liệu: Năm 2000 2001 2002 2003 Giá trị(tr.USD) 1478.5 1816.4 2023 2200 % tăng 51.8 22.85 11.37 8.7 Nguồn : Bộ Thuỷ sản Tính riêng cho quý I/2004 mới chỉ đạt 412.7 triệu USD tăng 3.2%. Tuy vậy, xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU cũng lại có sự tăng giảm không đều thể hiện qua bảng: Năm 1999 2000 2001 2002 2003 Giá trị(tr.USD) 89.1 100.3 90 72 153 Tổng TSXK(tr. Tấn) 9.2 6.8 5.1 3.6 6.95 Nguồn: Bộ Thuỷ sản Trong khi đó, mỗi năm EU nhập khẩu khoảng 20 tỉ USD mặt hàng thuỷ sản, tức là thị phần cảu Việt Nam chỉ chiếm chưa đầy 0.5% tại thị trường EU. Thế nhưng, để tăng mức xuất khẩu hàng thuỷ sản vào thị trường EU thì trước mắt còn không ít khó khăn phải vượt qua. Sự tăng giảm không đều của kim ngạch xuất khẩu hàng hải sản còn rất khiêm tốn vào thị trường EU. Nguyên nhân chủ yếu từ chính năng lực cạnh tranh của phía Việt Nam, trong đó có cả khía cạnh khôí lượng lẫn chất lượng sản phẩm. Đặc biệt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của EU rất cao, chẳng hạn vào cuối năm 2001 đầu năm 2002 EU đã kiểm tra và phát hiện nhiều lô hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam nhiễm dư lượng các chất kháng sinh. Ví dụ này cho thấy rằng, việc đảm bảo những điều kiện về chất lượng sản phẩm, nhãn mác, an toàn thực phẩm, trách nhiêm xã hội… cuả EU là những đòi hỏi tiên quyết bắt buộc mà các doanh nghiệp phải đáp ứng. Rõ ràng là từ điều kiện hiện tại của Việt Nam, việc cải thiện tình hình này còn đòi hỏi không những nhiều nỗ lực mà còn cần có một khoảng thời gian nhất định. 2. Nguyên nhân làm cho xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU bị hạn chế 2.1 Về phía thị trường Thứ nhất, hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam còn nghèo về chủng loại, chưa khai thác hết tiềm năng thuỷ sản của biển, phần lớn hàng xuấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33650.doc
Tài liệu liên quan