Chuyên đề Một số vấn đề đấu thầu trong đầu tư xây dựng ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 3

I.Vai trò và đặc điểm ngành xây dựng trong nền

kinh tế quốc dân 3

1. Khái niệm ngành xây dựng 3

 2. Vai trò của ngành xây dựng 3

3. Đặc điểm ngành xây dựng 5

II. Một vấn đề lý luận về đấu thầu trong đầu tư xây dựng 6

1.Khái niệm và sự cần thiết phải dấu thầu xây dựng 6

2. Một số thuật ngữ cơ bản thường dùng trong lĩnh vực đấu thầu 7

 3.Các hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu

 xây dựng 9

4.Các yêu cầu đối với bên mời thầu và bên dự thầu

 trong đấu thầu xây dựng 12

5.Nội dung của đấu thầu xây dựng 14

 5.1.Giai đoạn chuẩn bị đấu thầu 14

a.Xây dựng kế hoạch đấu thầu 14

b.Tổ chức nhân sự 15

c.Chuẩn bị hồ sơ mời thầu 16

d.tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu 17

5.2.Mời thầu và nộp hồ sơ dự thầu 18

 a.Mời thầu 18

b.Nộp hồ sơ dự thầu 19

5.3.Mở thầu , đánh giá xếp hạng hồ sơ dự thầu và

 lựa chọn đơn vị trúng thầu 20

a.Mở thầu 20

b.Đánh giá hồ sơ dự thầu 20

5.4.Thông báo kết quả trúng thầu, ký hợp đồng và

 triển khai thi công công trình 24

a.Thông báo trúng thầu 24

b.Ký hợp đồng và triển khai thi công công trình 24

III.Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 25

1.Singapo 25

2.Malaysia 25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐẤU THẦU TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA

I.Vài nét chung về sự phát triển ngành xây dựng nược ta 29

1.Một số đặc điểm lịch sử phát triển xây dựng qua các chế độ xã hội 29

2.Một số đặc điểm của lịch sử phát triển ngành xây dựng ở Việt Nam 30

II. Tình hình về đầu tư xây dựng trong thời gian vừa qua 32

1.Tình hình đầu tư xây dựng thời kỳ 1986 - 1995 32

2.Tình hình đầu tư xây dựng thời kỳ 1995 - 1998 35

III.Tình hình đấu thầu trong đầu tư xây dựng trong thời gian vừa qua 42

1.Tình hình vận dụng quy chế đấu thầu 42

2.Tình hình đấu thầu trong đầu tư xây dựng ở Việt Nam trong

 thời gian vừa qua 44

3.Tình hình thẩm định kết quả đấu thầu 55

IV. Những tồn tại cơ bản ảnh hưởng tới hiệu quả công tác

 đấu thầu xây dựng và nguyên nhân cửa chúng. 61

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số vấn đề đấu thầu trong đầu tư xây dựng ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc sang giai đoạn kháng chiến chống Mỷ cứu nước( 1966-1975) ngành có nhiệm vụ chủ yếu là di chuyển các nhà máy công nghiệp về nơi an toàn, bảo đảm giao thông thời chiến, sửa chữa các công trình bị bắn phá, xây dựng công nghiệp địa phương và phục vụ nông nghiệp. Công trình thuỷ điện Thác Bà và nhà máy Ninh Bình cũng được xây dựng trong thời gian này. Trong giai đoạn nàycũng tiến hành chuẩn bị cho việc xây dựng một số công trình lớn sau này. ở miền Nam dưới thời kỳ chống Mỹ chiếm đóng, ngành xây dựng đã có một số yếu tố kỹ thuật mới và màu sắc kinh doanh theo cơ chế thị trường của chủ nghĩa tư bản. Từ năm 1975 đến nay, ngành xây dựng bước sang một giai đoạn mới. Tuy nhiên sự biến chuyển trong cách quản lý xây dựng mới thật bắt đầu từ đại hội lần thứ VI. Những công trình xây dựng tiêu biểu cho trình độ xây dựng và nghệ thuật kiến trúc của Việt Nam trong thời gian qua đó là: Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, viện bảo tàng Hồ Chí Minh, cung văn hoá hữu nghị Việt Xô, một số công trình khách sạn và trụ sở làm việc, nhà cao tầng, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, cầu Thăng Long... có một số yêu cầu kỹ thuật đã có thể đáp ứng các yêu cầu của xây dựng nước ngoài. II. Tình hình thực hiện đầu tư xây dựng trong thời gian vừa qua 1. Tình hình thực hiện đầu tư xây dựng thời kỳ 1986-1990 và 1991-1995 Sau Đại Hội Đảng lần thứ VI, công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng nhất là từ năm 1989. Đây là những thời kỳ đánh dấu bước ngoặc trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta, đó là từ bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nến kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Thực hiện đường lối mới do Đảng đề ra với chủ trương sắp xếp lại sản xuất, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu vốn đầu tư xây dựng. Nguồn vốn đầu tư của nhà nước tập trung thoả đáng cho công trình trọng điểm, công trình quan trọng, đặc biệt tập trung cho đầu tư xây dựng. Cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi, nếu như trước năm 1990, nguồn vốn đầu tư xây dựng chủ yếu từ vốn ngân sách nhà nước và vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước. Đến năm 1995 vốn đầu tư nhà nước chiếm 36% so với tổng nguồn vốn toàn xã hội. xét về tỷ trọng thì vốn đầu tư nhà nước giảm khá lớn nhưng giá trị tuyệt đối của lượng vốn huy động thì tăng gấp 2,25 lần so với thời kỳ 1986- 1990. Tình hình thực hiện đầu tư xây dựng của 2 thời kỳ này như sau: Biểu 1: Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư xây dựng thời kỳ 1986-1990 và 1991-1995 Đơn vị: Tỷ đồng Thời kỳ (1986-1990) Thời kỳ (1991-1995) Vốn đầu tư thực hiện (giá hiện hành) Cơ cấu vốn (%) Vốn đầu tư thực hiện (giá hiện hành) Cơ cấu vốn (%) Tổng cộng 13407,9 100 193537,6 100 I.Vốn trong nước 11733,9 87,5 137305,6 70,9 A.Theo nguồn vốn 1.Vốn nhà nước 5441 40,5 70011,6 36,2 -Vốn ngân sách 3624,6 27 41376,8 21,3 Trong đó ODA - - 12755 7,7 -Vốn tín dụng - - 10920 5,6 -Vốn của DN 1816,4 13,5 4959 2,5 -Vốn khác - - 12755.8 6,6 2.Vốn ngoài quốc doanh 6292,9 46,9 67294 34,7 B.Theo cấp quản lý 1.Trung ương 3559,6 26,5 46390,4 23,9 -Trong đó vốn ngân sách 2584,8 19,2 27316,5 14,1 2.Địa phương 8174,3 60,9 90915.2 46,9 -Trong đó vốn ngân sách 1039,8 7,7 14060,3 7,2 II.Vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp FDI 1674 12,5 56232 29,1 (Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư) Qua biểu trên cho thấy, việc thực hiện vốn đầu tư thời kỳ 5 năm (1986-1990) vốn đầu tư ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất 46,9%, đối với vốn đầu tư từ khu vực nhà nước thì vốn ngân sách nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Vì thời kỳ này các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước ta chưa nhiều (năm 1988) mới bắt đầu nên vốn đầu tư xây dựng từ khu vực này chỉ có 1674 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng là 12,5%, nhưng tới thời kỳ 1991-1995 vốn đầu tư xây dựng nước ngoài đã lên tới từ 12,5%-29,1% tổng số vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội của nước ta. Và sự tăng lên của vốn đầu tư xây dựng trong thời kỳ này cũng có sự đóng góp đáng kể của vốn ODA, từ chỗ không có gì trong thời kỳ 1986-1990 lên 12755 tỷ đồng chiếm 8,69% trong tổng số. Sự tăng lên này thể hiện chủ trương cải tổ và hội nhập của Việt Nam đã được sự hưởng ứng của cộng đồng quốc tế và kết quả là Việt Nam đã nhận được sự tài trợ của quốc tế trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế. Trong thời kỳ này 1991-1995 chúng ta đã huy động vốn toàn xã hội để đưa vào xây dựng khoảng 165578 tỷ đồng, trong đó phần đóng góp của khu vực nhà nước là 70408 tỷ đồng chiếm 42,52%, vốn ngoài quốc doanh 502550 tỷ đồng chiếm 30,35% và còn lại vốn nước ngoài 44920 tỷ. Các nguồn vốn khác cũng được thực hiện tăng lên đáng kể nhất là vốn nhà nước để đầu tư vào những công trình lớn quan trọng của cả nước như những công trình thuộc ngành điện, giao thông, bưu điện nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược. 2. Tình hình thực hiện đầu tư xây dựng thời kỳ 1995-1999 Thời kỳ 1995-1999, đặc biệt là những năm 1996-1999 bước đầu thực hiện chương trình mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội được đặt ra trong kế hoạch 1996-2000. Tình hình kinh tế xã hội của đất nước có nhiều chuyển biến tích cực, đạt mức tăng tưởng kinh tế khá cao, liên tục và khá toàn diện. Nhưng từ giữa năm 1997 đến nay nền kinh tế phải đối mặt với những khó khăn mới rất gay gắt. Trong khi bản thân nền kinh tế còn nhiều yếu kém về hiệu quả và sức cạnh tranh, lại chịu sự tác động xấu cảu cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ lây lan và sự thiệt hại nặng nề của khí hậu toàn cầu đã làm chậm lại quá trình phát triển. Từ những đánh giá, nhận xét, những tồn tại trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng những năm trước đây đã rút ra những vấn đề cần khắc phục, được thể hiện trong kế hoạch đầu tư xây dựng thời kỳ này, trước hết chúng ta nghiên cứu tình hình thực hiện các nguồn vốn đầu tư xây dựng trong nền kinh tế quốc dân. Từ năm 1995 đến nay chúng ta có nhiều chủ trương, chính sách mới nhằm huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để phát triển kinh tế đất nước. Do vậy, tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện hàng năm đều tăng, nguồn vốn huy động được mở rộng. Vấn đề này được thể hiện rõ ở bảng biểu sau: Biểu 2: Các nguồn vốn đầu tư xây dựng thời kỳ 1995-1999 (Giá so sánh năm 1995) (Đơn vị tỷ đồng) Vốn đầu tư (tỷ đồng) Tốc độ phát triển định gốc (%) 1995 1996 1997 1998 Tổng số 1995 1996/1995 1997/1995 1998/1995 Tổng số 64.950 70.457 87.650 99.440 322.525 100 108,47 135,00 153,10 1.Vốn ngân sách NN 13.530 13550 16920 20.816 64.816 100 100,15 125,06 153,85 -Trong đó ODA 2200 4011 4498 5.660 16.369 100 182,32 204,45 257,27 2.Vốn tín dụng NN 3000 3100 3946 10.280 20.326 100 103,33 131,53 342,67 3.Vốn các DN NN 6030 10814 15424 23.300 55.568 100 179,34 255,79 386,40 4.Vốn của TN và dân cư 20000 18900 20192 23.364 82.456 100 94,5 100,96 116,82 5.FDI 22390 24086 31203 21680 99.482 100 107,57 139,36 96,83 (Nguồn Bộ kế hoạch và đầu tư ) Qua biểu 2 ta thấy rằng cùng với sự phát triển của đất nước, vốn đầu tư xây dựng của toàn xã hội tăng liên tục trong những năm qua từ 64950 tỷ đồng năm 1995 lên 70450 tỷ năm 1996, 87685 tỷ năm 1997, và đạt 99440 tỷ năm 1998, nhờ đó tốc độ phát triển định gốc tăng từ 108,47% năm 1996 lên 135% năm 1997, 153,10% năm 1998. Trong đó đặc biệt tăng mạnh nhất là vốn đầu tư xây dựng tự có của các doanh nghiệp nhà nước 6030 tỷ đồng năm 1995 tăng lên 10818 tỷ năm 1996, 15424 tỷ đồng năm 1997, 23300 tỷ đồng năm 1998, do đó nó là nguồn vốn có tốc độ phát triển định gốc vốn đầu tư xây dựng tăng nhanh nhất trong số các vốn đầu tư 179,34% năm 1996 và tăng vọt lên 386,40% năm 1998. Điều này đã phản ánh chính xác chủ trương của Đảng và nhà nước đó là giảm bao cấp trong đầu tư xây dựng nhất là đầu tư từ ngân sách nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước tự bỏ vốn đầu tư. Mặc dù có chủ trương nêu trên, nhưng do đóng vai trò quan trọng việc định hướng phát triển nền kinh tế nên vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong khu vực nhà nước và tăng liên tục trong những năm qua từ 13530 tỷ đồng năm 1995 lên 20816 tỷ đồng năm 1998 với tốc độ phát triển định gốc tăng từ 100,15% năm 1996 lên 153,85% năm 1998. Sự tăng lên này của vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có sự đóng góp rất lớn của ODA. Vốn ODA tăng từ 2200 tỷ đồng năm 1995 lên 5660 tỷ đồng năm 1998, do đó nó có tốc độ phát triển định gốc khá cao từ 182,32% năm 1996 lên 257,27% năm 1998. Vốn tín dụng tuy có quy mô nhỏ nhất trong số các nguồn vốn đầu tư xây dựng của khu vực nhà nước cũng như toàn xã hội, nhưng trong những năm gần đây nhà nước cũng bắt đầu chú trọng đến nguồn vốn này với một lượng vốn tín dụng đầu tư tăng từ 3000 tỷ đồng năm 1995 lên 3100 tỷ đồng năm 1996 và tăng vượt bậc lên 10280 tỷ đồng năm 1998. Sở dĩ có sự tăng đột biến năm 1998 là do có sự suy giảm đầu tư trực tiếp của nước ngoài nên nhà nước phải tăng nguồn vốn này để đảm bảo giữ vững được tốc độ phát triển kinh tế. Nhờ đó nguồn vốn này có tốc độ phát triển định gốc vốn đầu tư rất cao trong năm 1998 là 342,67%. Do những năm trước đây, mặc dù có luật khuyến khích đầu tư trong nước và luật đầu tư nước ngoài nhưng vì chúng có một số điểm còn hạn chế như: thủ tục hành chính, biểu giá thuê đất, thuế... nên vẫn chưa thu hút được những nhà đầu tư trong và ngoài nước. Do đó vốn đầu tư xây dựng từ khu vực ngoài quốc doanh tăng rất chậm. Như vốn đầu tư của tư nhân và dân cư từ 20000 tỷ đồng năm 1995 giảm xuống 18900 tỷ đồng năm 1996, sau đó tăng lên 20192 tỷ năm 1997 và 23364 tỷ đồng năm 1998 với tốc độ phát triển định gốc là 94,50% năm 1996; 100,96% năm 1997 và 116,82% năm 1998 so với năm 1995. Còn với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thì tuy có tăng liên tục trong 3 năm 1995-1997 với các con số tương ứng là: 22390 tỷ, 24086 tỷ và 31203 tỷ, do đó có tốc độ phát triển định gốc 2 năm 1996-1997 là 107,57% và 139,36%. Nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực châu á, cũng như sự tăng trưởng chậm của các nước khác mà trong năm 1998 nguồn vốn này có hiện tượng sút giảm xuống 21680 tỷ đồng với tốc độ phát triển định gốc là 96,83% tức là đầu tư thấp hơn năm 1995. Một chỉ tiêu khác phản ánh sự biến động của các nguồn đầu tư xây dựng thời kỳ này đó là tốc độ phát triển liên hoàn vốn đầu tư xây dựng thời kỳ 1995-1998. Biểu 3: Tốc độ phát triển liên hoàn các nguồn vốn đầu tư xây dựng thời kỳ 1995-1998. 1995 1996/1995 1997/1996 1998/1997 Tổng số 100 108,47 124,46 113,41 1.Vốn ngân sách nhà nước 100 100,15 124,87 123,03 -Trong đó ODA 100 182,32 112,14 125,83 2.Vốn tín dụng nhà nước 100 103,32 127,19 206,52 3.Vốn các doanh nghiệp NN 100 179,34 142,63 151,06 4.Vốn của tư nhân và dân cư 100 94,50 106,84 115,71 5.FDI 100 107,57 129,55 69,48 (Nguồn Bộ kế hoạch và đầu tư). Qua việc xem xét biểu trên ta nhận thấy, tuy vốn đầu tư tự có của các doanh nghiệp nhà nước có tốc độ phát triển định gốc nhanh nhất nhưng nó lại có sự suy giảm trong tốc độ phát triển liên hoàn: từ 179,34% năm 1996 xuống còn 142,63% năm 1997 và 151,06% năm 1998. Điều này đã phản ánh được hiện tượng thiếu vốn tự có để đầu tư xây dựng là tình trạng vẫn đang tồn tại ở các doanh nghiệp nhà nước. Do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính nên tốc độ phát triển liên hoàn vốn FDI giảm mạnh trong năm 1998 từ 107,57% năm 1996; 129,55% năm 1997 xuống còn 69,48% năm 1998. Hai nguồn vốn có tốc độ phát triển liên hoàn tăng qua các năm: đó là vốn tín dụng nhà nước từ 103,33% năm 1996 lên 260,52% năm 1996 và vốn tư nhân tăng từ 94,5% năm 1996 lên 106,84% năm 1997 và 115,71% năm 1998. Vốn ngân sách nhà nước tuy có tăng trong năm 1997 nhưng sang năm 1998 lại giảm. Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng theo nguồn vốn trong thời kỳ này thay đổi lớn, nếu trước năm 1990 vốn đầu tư xây dựng chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân sách nhà nước, đến năm 1995 vốn đầu tư ngân sách nhà nước chiếm 21,9%, năm 1998 là 20,13%. Vốn đầu tư của dân cư và tư nhân cũng tăng nhanh hơn nhiều so với vốn ngân sách nhà nước. Biểu 4: Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư xây dựng thời kỳ 1995-1998 (Đơn vị %) Tổng số 1995 1996/1995 1997/1996 1998/1997 100 100 100 100 1.Vốn ngân sách nhà nước 20,83 19,23 19,30 20,93 -Trong đó ODA 3,39 5,69 5,13 5,69 2.Vốn tín dụng nhà nước 4,62 4,40 4,50 10,34 3.Vốn của các DN nhà nước 9,28 15,35 17,59 23,43 4.Vốn tư nhân và dân cư 30,79 26,83 23,03 23,50 5.FDI 34,47 34,19 35,59 21,80 (Nguồn Bộ kế hoạch và đầu tư). Qua biểu trên ta thấy vì có tốc độ phát triển vốn đầu tư cao nên tỷ trọng vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên đáng kể, từ mức chỉ có 9,25% năm 1995 lên 23,43% năm 1998. Đối với vốn ngân sách nhà nước, mặc dù xét về quy mô thì vốn đầu tư vẫn tăng liên tục qua các năm nhưng tỷ trọng của nó giảm trong 3 năm từ 20,83% năm 1995 xuống 19,30% năm 1997, sau đó lại tăng lên 20,93% năm 1998. Sự tăng giảm thất thường này phản ánh những khó khăn trong quá trình chuyển đổi cơ cấu đầu tư đã tác động lên ngân sách nhà nước dành cho xây dựng. Mặc dù vậy, trong thời gian này vốn ngân sách nhà nước vẫn dành một tỷ lệ lớn cho giao thông vận tải-bưu điện (32-38%), thuỷ lợi (12-14%), giáo dục, đào tạo và y tế (mỗi ngành cũng chiếm khoảng 5-7%). Ngân sách tập trung của nhà nước và tỷ lệ các ngành này vẫn tăng lên. Sự tác động này cũng ảnh hưởng đến vốn ODA làm cho tỷ trọng của nó trong cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cũng thay đổi từ 3,39% năm 1995 tăng lên 5,69% năm 1996 sau đó giảm xuống còn 5,13% năm 1997, tăng lên 5,69% năm 1998. Nguồn vốn tăng tỷ trọng nhanh nhất là vốn tín dụng nhà nước, từ 4,62% năm 1995 lên 10,34% năm 1998. Sự gia tăng của các nguồn vốn này cho thấy quyết tâm chuyển đổi cơ cấu đầu tư của nhà nước đó là do tình hình ngân sách khó khăn, nhà nước không thể bao cấp cho các công trình đầu tư xây dựng mà chỉ có thể tập trung vào các công trình cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng có khả năng thu hồi vốn nhanh. Tỷ trọng vốn FDI năm 1998 giảm rõ rệt so với những năm trước chỉ còn 21,8% so với 34,48% năm 1995. Tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng của tư nhân và dân cư giảm từ 30,79% năm 1995 xuống còn 23,5% năm 1998. Sự suy giảm này chứng tỏ lĩnh vực đầu tư xây dựng chưa có những nét mới để thực sự thu hút vốn đầu tư. Do đó trong thời gian tới chúng ta cần có những biện pháp thích hợp để thu hút được nhiều vốn cho đầu tư xây dựng. III.Tình hình đấu thầu trong đầu tư xây dựng trong thời gian vừa qua 1. Tình hình vận dụng quy chế đấu thầu Sau khi quy chế đấu thầu được chính phủ ban hành ngày 16/7/1996, trên cơ sở phối hợp với các bộ ngành hữu quan. Bộ kế hoạch và đầu tư đã triển khai việc hướng dẫn thực hiện quy chế đấu thầu như: Ban hành các tài liệu hướng dẫn: thông tư liên bộ (kế hoạch và đầu tư - xây dựng - thương mại) số 02/TTLB ngày 25/02/1997. Thông tư hướng dẫn bổ sung 07 BKH/VPXT ngày 29/04/1997của Bộ kế hoạch và đầu tư đối với các dự án có sử dụng vốn đầu tư của nước ngoài. Tổ chức các hội nghị tập huấn về công tác đấu thầu trên cơ sở phối hợp với các bộ ngành, địa phương và cơ sở cũng như các tổ chức quốc tế như: WB, ADB... Nhiều bộ ngành và địa phương cũng đã tiến hành việc soạn thảo và ban hành các văn bản hướng dẫn theo quy chế đấu thầu trong phạm vi ngành và địa phương mình. Tuy nhiên, có một số văn bản hướng dẫn chưa phản ánh được đặc thù của ngành hoặc địa phương, hoặc chưa bám sát được yêu cầu của quy chế đấu thầu và thường có cách làm cũ là chờ có hướng dẫn mới triển khai thực hiện. Do vậy, tình trạng phổ biến hiện nay là nhiều cán bộ có liên quan về đấu thầu đặc biệt là ở một só địa phương chưa hiểu đúng và đầy đủ về quy chế đấu thầu cũng như các tài liệu hướng dẫn có liên quan. Do đó, khi triển khai các công việc như chuẩn bị đấu thầu và xét thầu...ở nhiều nơi còn lúng túng, gây cản trở và làm chậm trễ tiến độ thực hiện của dự án. Nói chung sau khi quy chế đấu thầu được ban hành, do xác định rõ tầm quan trọng cũng như hiệu quả áp dụng quy chế đấu thầu nên nhiều bộ ngành địa phương và cơ sở đã nghiêm chỉnh thực hiện và thật sự quan tâm đến công tác đấu thầu. Điển hình là năm 1997 có 46 đơn vị đã nghiêm chỉnh chấp hành và đã viết báo cáo cho Bộ kế hoạch và đầu tư về tình hình thực hiện công tác đấu thầu của đơn vị mình. Trong đó bao gồm 9 bộ và 8 tổng cục, 14 tổng công ty và 15 địa phương. Năm 1998 có 65 báo cáo gửi về của 20 bộ và tổng cục, 45 tổng công ty và địa phương. Trong đó điển hình là tỉnh Phú Thọ, Đà Nẵng, tổng công ty than Việt Nam, Tổng công ty thép Việt Nam, tổng cục Hải Quan, Bộ xây dựng, cục hậu cần Việt Nam, Hà Nội, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh đã vận dụng quy chế đấu thầu một cách nghiêm túc. Tuy nhiên còn một số tỉnh, bộ ngành, địa phương và cơ sở chưa vận dụng quy chế đấu thầu một cách nghiêm túc, còn nhiều hạn chế như: tại tỉnh Đắc Lắc đa số các dự án được thực hiện theo chỉ định thầu. Mặt khác ta thấy qua quá trình vận dụng của một số bộ ngành, địa phương và cơ sở trong một số trường hợp chưa thật phù hợp với các quy định hiện hành do trong một số văn bản pháp quy hiện còn những điểm chưa hợp lý. 2. Tình hình đấu thầu trong đầu tư xây dựng ở Việt Nam trong thời gian vừa qua Đất nước ta chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước. Đây là một bước ngoặt trong quá trình phát triển. Nhiều dự án có rất nhiều phương án thực hiện. Trên thị trường có rất nhiều đơn vị đủ năng lực để thực hiện một cách tốt nhất dự án đó. Vấn đề là chủ đầu tư chọn ai là người có thể thỏa mãn tối đa các yêu cầu của mình. Với nhu cầu đó của thị trường mà quy chế đấu thầu ra đời để hướng dẫn các bộ ngành, địa phương và cơ sở thực hiện công tác đấu thầu. Công tác đấu thầu tuy mới triển khai trong thời gian ngắn, nhưng đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Việc vận dụng các nguyên tắc và trình tự theo quy chế đấu thầu ban hành đã và đang được các bộ, ngành, địa phương và cơ sở hết sức quan tâm và quán triệt thực hiện. Nhờ vậy mà số gói thầu được thực hiện đấu thầu trong những năm qua có tăng. Vấn đề này được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau: Biểu 5: Tình hình đấu thầu thời kỳ 1996-1997 (phân theo lĩnh vực đấu thầu ) Đơn vị tỷ đồng Thời gian Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Theo lĩnh vực đấu thầu Số gói thầu Ước tính ban đầu Giá trị trúng thầu Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối (%) Số gói thầu Ước tính ban đầu Giá trị trúng thầu Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối (%) Số gói thầu Ước tính ban đầu Giá trị trúng thầu Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối (%) Tổng số 2476 9292 8068 1244 13,38 2508 9446 8202 1244 13,12 2528 9522 8268 1254 13,17 Đấu thầu tư vấn 164 615 535 80 13,00 167 620 546 75 12,1 168 632,8 2549,5 83,3 13,16 Đấu thầu xây lắp 1826 6852 5950 902 13,16 1850 6970 6040 930 13,34 1865 7024,73 6099,6 925,13 13,17 Đấu thầu mua sắm thiết bị 486 1825 1580 626 14,35 491 1858 1616 230 12,38 495 1864,5 1681,9 245,58 13,17 (Nguồn Bộ kế hoạch và đầu tư). Qua bảng số liệu ta thấy, số gói thầu năm 1997 tăng 32 gói thầu so với năm 1996 và năm 1998 có số gói thầu tăng 20 gói so với năm 1997. Sở dĩ các gói thầu tăng là vì các bộ ngành, địa phương thấy rõ được hiệu quả của công tác đấu thầu đem lại. Trước đây “chuyện thường ngày” ở các công trình xây dựng cơ bản là giá quyết toán vượt dự toán. Vượt mức đầu tư được duyệt ban đầu. Nhưng qua đấu thầu, nhờ tính toán kỹ lưỡng trong bước lập hồ sơ và có giá xét thầu khống chế, có sự cạnh tranh của các bên dự thầu nên giá trúng thầu chỉ bằng hoặc thấp hơn giá xét thầu. Qua mấy năm thực hiện đấu thầu ở nước ta, bình quân mỗi công trình tiết kiệm được cho ngân sách nhà nước khoảng 13% vốn ước tính ban đầu. Chỉ riêng năm 1997 con số này đã tới 1244 tỷ đồng, năm 1998 tiết kiệm được 1254 tỷ đồng. Đây là chỉ tiêu thể hiện rõ nhất của việc xem xét công tác đấu thầu. Nói chung trong thời gian nói qua, đặc biệt là từ khi Chính phủ ban hành nghị định 43/CP ngày 16/07/1996 về quy chế đấu thầu, hoạt động này diễn ra tương đối thuận lợi đảm bảo tính công bằng, khoa học và đạt được những yêu cầu về thể thức thủ tục, thời gian. Trên thực tế, hoạt động đấu thầu đã chứng tỏ sự cần thiết trong nền kinh tế thị trường, mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho các chủ đầu tư cũng như các nhà thầu thắng cuộc. Đồng thời cũng tiết kiệm được nguồn vốn cho xã hội. Điển hình là công trình xây dựng đường cao tốc Láng-Hoà Lạc, với sự tham gia của các nhà thầu trong nước, thực tế đã cho thấy tỷ lệ giảm chi phí đáng kể. Ví dụ: như gói thầu số 10 (km27-km30) cho kết quả cuối cùng với giá trúng thầu là 6,94 tỷ đồng trong khi giá ước tính ban đầu là 17,1 tỷ đồng. Nhìn chung những năm qua hoạt động đấu thầu tiết kiệm được nguồn vốn khá lớn. Mặt khác ta cũng thấy rằng công tác đấu thầu xây lắp chiếm một vai trò rất quan trọng trong công tác đấu thầu nói chung. Vai trò này được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau: Bảng 6: Cơ cấu các lĩnh vực đấu thầu thời 1996-1998 Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Số gói thầu Tỷ trọng (%) Số gói thầu Tỷ trọng (%) Số gói thầu Tỷ trọng (%) Tổng số 2476 100 2508 100 2528 100 Đấu thầu xây lắp 1826 73,74 1850 73,76 1865 73,77 Đấu thầu tư vấn 164 6,62 167 6,66 168 6,45 Đấu thầu mua sắm thiết bị 486 19,64 491 19,58 498 19,78 (Nguồn Bộ kế hoạch và đầu tư) Qua bảng số liệu ta thấy rằng cơ cấu của các lĩnh vực đấu thầu trong những năm qua tương đối ổn định.Đấu thầu tư vấn năm 1996 chiếm 6,62% thì năm 1998 tỷ lệ này vẫn chiếm 6,45% so với tổng số gói thầu. Đấu thầu mua sắm thiết bị năm 1996 chiếm 19,64%, năm 1997 chiếm 19,58% và năm 1998 chiếm 19,78%. Đấu thầu xây lắp năm 1996 chiếm 73,74%, năm 1997 chiếm 73,76% và năm 1998 chiếm 73,77%. Như vậy đấu thầu xây lắp chiếm vai trò rất quan trọng trong công tác đấu thầu nói chung. Hàng năm số gói thầu xây lắp chiếm khoảng 73-74% so với tổng số gói thầu. Mặc dù số gói thầu trong những năm qua tăng không đáng kể nhưng hàng năm tỷ lệ này liên tục tăng và có thể nói đây là một tỷ trọng khá lớn. Trong những năm qua số gói thầu xây lắp được đấu thầu ngày càng lớn. Chỉ riêng năm 1997 có 6024 công trình thì có 2508 gói thầu được tổ chức đấu thầu. Và thông qua đấu thầu xây lắp mà chúng ta đã tiết kiệm được một nguồn vốn khá lớn. Như năm 1996 tiết kiệm được 902 tỷ đồng. Năm 1997 tiết kiệm được 930 tỷ đồng. Năm 1998 tiết kiệm được 925,13 tỷ đồng. Qua đó ta thấy số tiền tiết kiệm được của năm 1997 tăng 28 tỷ đồng so với năm 1996 và năm 1998 lại giảm 4,87 tỷ đồng so với năm 1997. Sở dĩ năm 1998 có số gói thầu xây lắp lớn hơn năm 1997 là 15 gói thầu nhưng lượng vốn tiết kiệm được lại ít hơn năm 1997 là vì do quy mô của từng gói thầu và giá trị của từng gói thầu năm 1998 nhỏ hơn năm 1997. Nói chung, từ khi có quy chế đấu thầu ra đời thì công tác đấu thầu triển khai khá tích cực và nghiêm túc, đặc biệt là những dự án xây dựng thì công tác đấu thầu được điển hình về mặt thực hiện. Tuy nhiên trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, ngoài các yếu tố tiến bộ còn ẩn dấu những tiêu cực, phổ biến nhất là trường hợp bên A và bên B móc ngoặc với nhau. Công tác chuẩn bị đấu thầu thường mất nhiều thời gian. Công việc này nhiều đơn vị chuẩn bị chưa tốt nhiều ban quản lý dự án chưa đủ trình độ đảm bảo cho đấu thầu diễn ra khách quan. Đặc biệt khi bên A thuộc ngành quản lý văn hoá, giáo dục, xã hội. Đây là nguyên nhân dẫn đến một số dự án xây dựng được đấu thầu còn bé so với dự án xây dựng được đầu tư và số gói thầu xây dựng tăng chậm trong những năm qua. Hiện nay ở Việt Nam có ba hình thức đấu thầu . Đó là: Đấu thầu rộng rãi: hình thức này thường được áp dụng đối với những gói thầu lớn, ít phức tạp về công nghệ, kỹ thuật. Đấu thầu hạn chế : hình thức này thường được áp dụng đối với những gói thầu đồi hỏi tính chuyên môn, nghiệp vụ cao. Bên mời thầu chỉ mời đối với một số nhà thầu cảm thấy có đủ năng lực. Chỉ định thầu: đây là hình thức đặc biệt. Hình thức này chỉ được áp dụng đối với một số dự án sau: Dự án có tính chất nghiên cứu thử nghiệm. Dự án có tính cấp bách do thiên tai, dịch hoạ. Dự án có tính chất bí mật quốc gia, an ninh quốc phòng. Dự án có giá trị dưới 5000 triệu đồng. Dự án đặc biệt được thủ tướng chính phủ cho phép. Bên cạnh 3 hình thức đấu thầu, hiện nay có 2 phương thức đấu thầu đó là: phương thức đấu thầu một túi hồ sơ và phương thức đấu thầu hai giai đoạn. Trong những năm qua, việc vận dụng các hình thức và phương thức đấu thầu một cách khá hợp lý. Căn cứ vào tình hình thực tế của từng dự án mà trong thời gian vừa qua , việc vận dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu cũng như phương thức đấu thầu một cách hợp lý mà được nhiều bộ ngành và địa phương quan tâm thực hiện. Hầu hết các dự án xây dựng điều vận dụng hình thức đấu thầu rộng rãi và hình thức đấu thầu hạn chế. Rất ít dự án áp dụng hình thức chỉ định thầu. Vấn đề này được thể hiện rõ ở một số bộ ngành, địa phương. Điển hình là năm 1998: Bộ lao động thương binh xã hội thực hiện 12 gói thầu thì có 7 gói thầu được đấu thầu theo hình thức rộng rãi và 2 gói thầu đấu thầu theo hình thức hạn chế . Không có đấu thầu theo phương thức chỉ định thầu. Bộ thuỷ sản thực hiện 8 gói thầu thì có 7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34011.doc
Tài liệu liên quan