Chuyên đề Một số vấn đề về công tác tổ chức và quản lý tiền lương ở Công ty Sông Đà 11

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG 2

Chương II : THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY SÔNG ĐÀ 11 2

Chương III MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY SÔNG ĐÀ 11 2

CHƯƠNG 1 3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG 3

1. Bản chất , vai trò của tiền lương trong nền kinh tế thị trường 3

2. Nội dung của quản lý tiền lương trong doanh nghiệp : 7

2.1 Khái niệm tiền lương 7

2.2 Các khái niệm liên quan đến tiền lương trong 8

2.3.Nguyên tắc cơ bản của tiền lương : 9

2.4.Vai trò quản lý và tiền lương: 10

3. Các hình thức trả lương: 11

3.1 Trả lương theo sản phẩm 11

2. Chế độ trả lương theo thời gian : 16

CHƯƠNG II 19

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG 19

Ở CÔNG TY SÔNG ĐÀ 11 19

1. Một số đặc điểm khái quát về công ty 19

1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công Ty 19

1.2 Tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 1997 - 2001 20

1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty : 23

1.4 Tổ chức công tác kế toán tiền lương ở Công ty Sông Đà 11: 24

2. Tổ chức công tác kế toán tiền lương ở công ty Sông Đà 11 25

2.1 Quyết định của giám đốc công ty 25

2.2 Giám Đốc Công ty XLNL Sông Đà 11 quyết định 26

2.3 Quy chế trả lương gián tiếp của bộ máy quản lý từ công ty đến các đơn vị trực thuộc 26

I. Mục đích yêu cầu 26

II. Nguyên Tắc trả lương 26

II.1 Đối tượng áp dụng 26

II.2 Mức lương 27

II.3 Cán bộ đoàn thể 30

II.4 Các chế độ khác theo lương 31

II.5 Lương các chức danh: 31

III Tổ chức thực hiện 32

2.4 Bảo Hiểm xã hội, kinh phí công đoàn và các quỹ xã hội nhân đạovà bảo hiểm y tế: 36

2.5 Phụ cấp trách nhiệm cho các chức danh chuyên môn và lương, phụ cấp các chức anh Công đoàn trong Công ty 38

CHƯƠNG III 41

MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY SÔNG ĐÀ 11 41

1. Đánh giá, so sánh chung về Công ty Sông Đà 11 41

2. Những nhận xét, đánh giá về công tác tổ chức quản lý tiền lương tại công ty sông đà 11: 42

Kết luận 45

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số vấn đề về công tác tổ chức và quản lý tiền lương ở Công ty Sông Đà 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hứ i theo giờ. Lgi : Mức lương giờ của người thứ i Chế độ trả lương theo sản phẩm nhân gián tiếp : Chế độ trả lương này chỉ áp dụng cho những công nhân phụ (phục vụ, phụ trợ) mà công việc của họ có ảnh hưởng đến kết quả lao động của công nhân chính (trực tiếp sản xuất) hưởng lương theo sản phẩm. Do đó tiền lương sản phẩm của họ tuỳ thuộc vào kết quả sản xuất của các công nhân chính. Đơn giá tiền lương được tính như sau: Trong đó : DG : Đơn giá lương tính theo sản phẩm gián tiếp. L : Lương cấp bậc của côngnhân phụ. Q : Mức sản lượng của công nhân chính. M : Hệ số mức độ hoàn thnàh tiêu chuẩn sản phẩm. Tiền lương công nhân phụ được tính như sau: L = DG x Q Trong đó : Q : Số lượng sản phẩm phục vụ. Trả lương theo sản phẩm có thưởng : Chế độ trả lương này thực chất là các chế độ trả lương sản phẩm kể trên kết hợp với các hình thức tiền thưởng. Khi áp dụng chế độ tiền lương này toàn bộ sản phẩm được áp dụng theo đơn giá cố định, còn tiền thưởng căn cứ vào chế độ hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng mà chế độ tiền thưởng quy định. Tiền lương trả theo sản phẩm có thưởng tính theo công thức: Trong đó : L: Tiền lương trả theo sản phẩm với đơn giá cố định. m : % tiền thưởng cho 1% hoàn thành vượt chỉ tiêu thưởng. h : % hoàn thành vượt chcỉ tiêu thưởng Chế độ trả lương theo sản phẩm lũy tiến: Hình thức trả lương mà ngoài lương tính theo sản phẩm trực tiếp còn căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động để tính thêm tiền lương theo tỷ lệ luỹ tiến số lượng sản phẩm hoàn thành vượt định mức càng cao thì số tiền lương tính thêm càng nhiều. Nguồn tiền để trả thêm theo chế độ trả thêm này dựa vào tiền tiết kiệm chi phí sản xuất cố định. Tiền lương trả theo sản phẩm luỹ tiến có tác dụng kích thích mạnh mẽ việc tăng năng xuất lao động chế độ tiền lương này áp dụng ở những "khâu yếu" trong sản xuất góp phần quyết định vào sự hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp hoặc cân đối sản xuất, hoặc động viên công nhân phá vỡ định mức cũ. Việc áp dụng hình thức trả lương này đòi hỏi phải tổ chức quản lý tốt định mức lao động, kiểm tra nghiệm thu chặt chẽ số lượng và chất lượng sản phẩm, trả lương kịp thời và việc áp dụng hình thức này được tiến hành trong thời gian ngắn hoặc công việc có tính đột xuất. Tiền lương của công nhân được tính theo công thức sau : LIt = Qtt x Lđg + ( Qtt - Qđm ) x Lđg x KIt Trong đó : LIt : Tiền lương của công nhân hưởng theo sản phẩm lũy tiến Qtt : Sản lượng thực tế Qđm : Sản lượng sản phẩm định mức Lđg : Đơn giá cố định tính theo sản phẩm LIt : Hệ số kể đến mức độ lũy tiến Trong thực tế tính đơn giá lương còn phải kể đến tỷ lệ phần trăm phụ cấp các loại do nhà nước quy định. Chế độ trả lương khoán Chế độ trả lương khoán chủ yếu áp dụng cho việc xây dựng cơ bản và một số việc trong nông nghiệp. Có thể thực hiện khoán cho tập thể và cho cá nhân. Nếu khoán gọn một công trình thì tổng tiền lương khoán của công trình ấy thì chính là đơn giá khoán. Định mức và đơn giá tiền lương xây dựng cơ bản thường được ban hành kèm theo đơn giá vật liệu trong các văn bản của Nhà nước. Tiền lương cho công nhân được ghi trong phiếu giao khoán theo yêu cầu hoàn thành công việc (về thời gian, số lượng, chất lượng công việc) nếu đối tượng khoán là một tập thể, tổ nhóm thì tiền lương tính cho từng người trong tổ, nhóm được thực hiện như phương pháp tính theo sản phẩm tập thể. Chế độ trả lương này khuyến khích công nhân hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn, đảm bảo chất lượng công việc thông qua phiếu giao khoán. Tuy nhiên, đơn giá tính theo phương thức này rất phức tạp vì vậy cần phải tính chính xác không để thiệt hại cho người khoán và người nhận khoán 2. Chế độ trả lương theo thời gian : Hình thức trả lương có nhiều nhược điểm hơn so với hình thức trả lương theo sản phẩm vì nó chưa gắn thu nhập với kết quả lao động mà người công nhân đạt được trong thời gian làm việc. Vì vậy, nó được áp dụng trong những bộ phận không thể tiến hành định mức chặt chẽ chính xác. Hình thức trả lương theo thời gian gồm hai chế độ : Trả lương theo thời gian giản đơn và trả lương theo thời gian có thưởng. Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn : Tiền lương của mỗi người nhận được phụ thuộc vào cấp bậc công nhân cao hay thấp và thời gian làm việc nhiều hay ít. Có 3 loại tiền lương theo thời gian này : Lương giờ = lương cấp bậc giờ x giờ làm việc thực tế Lương ngày = lương cấp bậc giờ x ngày làm việc thực tế Lương tháng = lương cấp bậc tháng Chế độ trả lương này ít được áp dụng, do nó mang tính chất bình quân không khuyến khích người lao động làm việc hợp lý, ít chú trọng tiết kiệm nguyên liệu nâng cao công suất máy móc,tăng năng suất lao động. Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng Để khắc phục của chế độ trả lương theo thời gian giản đơn, áp dụng chế độ trả lương theo thời gian có thưởng. Nghĩa là, lương của người lao động ngoài phần theo chế độ, chính sách của nhà nước còn được cộng thêm một khoản tiền khác. Tuy nhiên, để thực hiện tốt chế độ trả lương này, cần quy định rõ ràng những chỉ tiêu rõ ràng về số lượng, chất lượng, an toàn kỷ luật lao động. Chế độ trả lương này không những phản ánh trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế mà nó còn gắn với thành tích công tác của từng người thông qua các chỉ tiêu xét thưởng đã đạt được. Bên cạnh các hình thức tiền lương, tiền thưởng cũng là các yếu tố quan trọng góp phần khuyến khích người lao động năng suất và chất lượng công việc, thúc đẩy quá trình sản suất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Một số hình thức tiền thưởng được áp dụng là : Thưởng tăng năng suất lao động Thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu Thưởng sáng kiến Thưởng theo quý Thưởng cuối năm Tiền lương dù dưới hình thức nào thì cũng phải đảm bảo một số yêu cầu sau : Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh. Phải có tác dụng tích cực Phải linh hoạt, mềm dẻo, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế đang trong thời kỳ phát triển kinh tế nhiều thành phần. Chế độ trả lương phải công bằng hợp lý Chế độ trả lương phải đơn giản Chế độ trả lương phải gắn với năng lực và thành tích của mỗi người lao động. Chế độ trả lương phải phụ thuộc vào khả năng và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chế độ trả lương phải căn cứ vào mức lương hiện hành trên thị trường. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho các hình thức tiền lương, tiền thưởng được hợp lý và phát huy hết tác dụng của mình, cần phải tuân thủ nguyên tắc sau : Trả lương ngang nhau cho lao động ngang nhau, nghĩa là : Không phân biệt giới, tuổi tác, dân tộc khi quy định chế độ tiền lương, tiền thưởng. Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn mức lương bình quân. Quy định này tạo cơ sở cho việc giảm giá thành sản phẩm, hạ giá cả và tăng tích lũy. Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân cần có chính sách đãi ngộ thích đáng đối với các ngành nghề có tính chất độc hại, nặng nhọc, những người lao động có kỹ thuật. Chương II Thực trạng tổ chức quản lý tiền lương ở công ty sông đà 11 Một số đặc điểm khái quát về công ty Qúa trình hình thành và phát triển của Công Ty Công ty Xây lắp năng lượng Sông Đà 11 là một doanh nghiệp Nhà nước thành viên của Tổng công ty Xây dựng Sông Đà, được thành lập theo Quyết định số 137A/BXD - TCLĐ ngày 26 tháng 3 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Tiền thân ban đầu là đội Điện, nước thuộc Công ty Xây dựng thủy điện Thác Bà từ năm 1961, năm 1973 được nâng cấp thành Công trường cơ điện. Năm 1976 khi tham gia xây dựng công trình thuỷ điện Hoà Bình đổi tên thành Xí nghiệp Lắp máy điện nước. Năm 1989, với sự trưởng thành về quy mô hoạt động SXKD, đơn vị được nâng cấp thành Công ty. Năm 1993 được thành lập lại theo Nghị định 388/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng và có tên là Công ty xây lắp năng lượng, nay là Công ty Sông Đà 11. Trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển, qua nhiều lần đổi tên, bổ sung chức năng nhiệm vụ, Công ty không ngừng lớn mạnh về quy mô tổ chức, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu ngành nghề. Sản xuất kinh doanh ngày một phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động ngày một nâng cao. Xuất phát từ yêu cầu và sự thích ứng với nền kinh tế thị trường, thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm. Công ty đã đề nghị Tổng công ty bổ sung thêm một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh mới và hiện nay theo đăng ký kinh doanh Công ty có những chức năng nhiệm vụ sau: Xây lắp đường dây tải điện và trạm biến áp đến 500KV Xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện. Xây dựng các công trình giao thông, bưu điện. Xây lắp hệ thống cấp thoát nước khu công nghiệp và đô thị. Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, nhà ở và xây dựng cơ sở hạ tầng. Gia công cơ khí, chế tạo thiết bị, sản xuất phụ tùng phụ kiện kim loại. Luyện kim loại và đúc các sản phẩm cơ khí. Lắp đặt máy móc thiết bị các dây chuyền công nghệ công nghiệp, các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ có công suất đến 100MW. Lắp đặt thiết bị và hệ thống thông tin liên lạc. Trung đại tu các phương tiện vận tải, máy xây dựng, thiết bị thi công. Thí nghiệm hiệu chỉnh các loại thiết bị đến cấp điện áp 35KV. Chuyên chở hàng hoá, vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng trong thi công xây dựngvà phục vụ xây dựng. Vận hành các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ. Vận hành các nhà máy nước khu công nghiệp và đô thị. Trụ sở chính của Công ty đóng tại Cơ sở 2 của Tổng công ty Xây dựng Sông Đà Km 10 đường Hà Nội - Hà Đông, Phường Văn Mỗ - Thị Xã Hà Đông - Tỉnh Hà Tây. Tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 1997 - 2001 Tình hình sản xuất kinh doanh : Trong những năm 1997 - 2001 Công ty Xây lắp năng lượng Sông Đà 11 tập trung chủ yếu vào xây lắp các hạng mục điện, nước tại các công trình thủy điện Yaly, thủy điện sông Hinh và tổ chức quản lý vận hành hệ thống điện, nước thông tin tại công trình thủy điện Yaly, thuỷ điện Cần đơn. Ngoài ra đơn vị còn tham gia tiếp thị đấu thầu thi công xây lắp công trình điện nước theo chuyên nghành. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chính qua từng năm như sau: ĐVT: Triệu đồng TT Các chỉ tiêu chủ yếu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 I Tổng giá trị SXKD 49.224 52.352 48.537 38.997 68.153 Tốc độ tăng trưởng (%) 6% -7% -20% 75% 1 Giá trị sản lượng xây lắp 28.097 25.154 23.174 22.597 47.038 Chiếm tỷ lệ trong Tổng GTSXKD (%) 57% 48% 48% 57% 69% + Các công trình giao thầu 22.797 13.037 9.423 8.366 9.105 Tỷ lệ trong xây lắp (%) 81% 52% 41% 44% 19% + Các công trình đấu thầu 5.300 12.117 13.751 14.631 37.933 Tỷ lệ trong xây lắp (%) 19% 48% 59% 64% 81% 2 Sản lượng kinh doanh điện 15.427 23.522 22.388 12.347 12.917 3 Sản lượng SXCN và SX khác 5.700 3.676 2.975 4.052 8.198 II Tổng giá trị đầu tư 65 79 449 521 9.686 (trong đó NMCK 6.7 tỷ đồng) III Các chỉ tiêu tài chính 1 Tổng doanh thu 43.792 48.354 57.248 24.808 48.463 Trong đó: Doanh thu xây lắp 22.845 21.156 31.788 9.297 27.204 2 Lợi nhuận thực hiện 672 1.199 116 1.496 126 3 Các khoản nộp nhà nước 1.089 1.194 1.433 930 1.737 Trong đó: Nộp ngân sách 906 1.115 954 750 1.380 4 TSCĐ bình quân tính khấu hao 9.577 10.262 3.205 11.247 13.100 - TS thuộc ngân sách 2.542 2.387 1.888 1.300 2.906 - TS thuộc vốn Tự bổ sung 3.281 3.153 927 3.011 3.393 - TS thuộc vốn T.dụng & V.khác 3.754 4.722 389 6.936 6.801 5 Số tiền khấu hao TSCĐ 1.643 825 426 1.247 1.108 Khấu hao cơ bản 1.643 825 426 1.247 1.108 6 TS và nguồn vốn đến cuối năm - Nguyên giá TSCĐ đến cuối năm 11.227 12.028 8.188 8.426 38.397 - G.trị TSCĐ còn lại đến cuối năm 7.357 7.350 3.085 3.178 15.851 IV Lao động và tiền lương Tổng số CBCNV 724 600 599 783 1.065 Lương BQ/người/tháng (1.000đ) 680 801 832 607 770 b. Những kết quả đạt được trong 5 năm 1997 - 2001 đó là: Từ một đơn vị làm công tác phục vụ xây lắp và xây lắp các hạng mục tập trung tại các công trình Tổng công ty giao là thủy điện Hoà Bình, thủy điện Yaly, Sông Hinh ... Công ty đã từng bước tiếp cận và thích ứng với nền kinh tế thị trường nhận thầu và xây lắp được nhiều công trình xây lắp khác nhau có quy mô lớn, yêu cầu chất lượng kỹ thuật cao, tính chất thi công phức tạp cụ thể là: Xây dựng trạm 220KV Việt trì. Lắp đặt điện, nước cứu hoả nhà máy kính nổi Đáp Cầu. Điện xưởng sản xuất đóng tàu Thăng Long. Lắp đặt thiết bị trạm 220KV Sóc Sơn. Xây lắp đường dây 220KV Phả Lại - Bắc Giang. Điện, nước Khách sạn DAWEOO. Bể xử lý nước thải khu chế xuất Nội bài. Hệ thống điện Nhà máy Xi măng Xài sơn. Hệ thống nước Nhà máy nước Hà Đông. Điện, nước khách sạn Hồ Tây. Đường dây 110KV Đông Anh - Thái Nguyên. Gia công lắp đặt đường ống áp lực thủy điện Bản Pắc - Cao Bằng. Công trình cấp nước thnàh phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Hàng trăm km đường dây35KV. 1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty : Hiện nay, phòng tài vụ - kế toán của Công ty có 4 người. Công tác Kế toán và Bộ máy kế toán của Công ty Sông Đà 11 được tổ chức theo hình thức tập trung dưới sự lãnh đạo trực tiếp của trưởng phòng tài vụ. Sơ đồ tổ chức công tác kế toán : Kế toán trưởng Trưởng phòng tài vụ Bộ phận tài chính Bộ phận kế toán nguồn vốn thanh toán tập hợp chi phí và tính giá thành từng hạng mục xây lắp Bộ phận kế toán TSCĐ vật tư hàng hoá, tiền lương và BHXH Qũy Kế toán trưởng : chỉ đao toàn bộ về mặt nghiệp vụ Kế toán từ việc ghi chép chứng từ ban đầu đến việc sử dụng hệ thống sổ sách kế toán do Bộ tài chính ban hành. Có nhiệm vụ trực tiếp tổ chức công tác, ký duyệt các chứng từ, tài liệu kế toán, lập báo cáo kế toán, đồng thời kiểm tra, giám sát và tổng hợp số liệu của các bộ phận kế toán khác. Cũng như phân công nhiệm vụ, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ cho kế toán viên và quy định mối quan hệ hợp tác giữa các nhân viên trong phòng và mối quan hệ hợp tác trong nội bộ Công ty với các phòng ban chức năng, các xưởng sản xuất. Bộ phận tài chính : Do chính trưởng phòng đảm nhiệm có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kế hoạc tài chính. Bộ phận kế toán nguồn vốn, thanh toán, tập hợp chi phí và tính giá thành tiêu thụ sản phẩm : Có nhiệm vụ theo dõi quản lý các nguồn vốn của công ty, thanh toán nội bộ và ngoài Công ty. Ghi chép, theo dõi và phản ánh thường xuyên việc thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Quan hệ với ngân hàng để vay và gửi tiền mặt. Bộ phận kế toán TSCĐ, vật tư hàng hoá, tiền lương, BHXH. Theo dõi và hạch toán toàn bộ tình hình biến động về TSCĐ của Công ty, tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư hàng hoá của Công ty : tính toán, phân bổ tiền lương và tính nộp BHXH cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Nguyên tắc TSCĐ của Công ty là theo nguyên giá và giá trị còn lại Phương pháp tính khấu hao là phương pháp tuyến tính cố định Lương công nhân trực tiếp sản xuất tính theo thời gian Căn cứ vào sản phẩm nhập kho và đơn giá lương, lập các báo cáo về lao động tiền lương. Bộ phận qũy : Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt, thực hiện thu, chi tiền mặt trên các cơ sở chứng từ hợp lệ và lập báo cáo qũy để đối chiếu hàng ngày với kế toán thanh toán trên sổ qũy. 1.4 Tổ chức công tác kế toán tiền lương ở Công ty Sông Đà 11: Công tác kế toán tiền lương của Công ty Sông Đà 11 trình hoạt theo hình thức kế toán tập trung có nghĩa là các trung tâm và các chi nhánh trực thuộc Công ty quản lý, hoạt động theo chỉ tiêu kế hoạch của Công ty nhưng vẫn được phép hoạt động độc lập, tự hạch toán lỗ lãi và phải tự lo cho đời sống người lao động trực thuộc chi nhánh hoặc các trung tâm nhưng cuối các qúy, cuối năm công tác kế toán tại các chi nhánh (trung tâm) này vẫn phải báo cáo số liệu về phòng kế toán tiền lương của công ty để phòng kế toán tiền lương của công ty thống kê và tập hợp, phân tích số liệu và trình Ban lãnh đạo Công ty để từ đó có hướng chỉ đạo và đề ra các kế hoạch cho các chi nhánh hoặc các trung tâm. Công tác tổ chức kế toán tiền lương của công ty bao gồm các bộ phận chấm công. Các bộ phận này được giao nhiệm vụ theo dõi và ghi chép lại mức độ lao động, cường độ lao động và chất lượng lao động của các thành viên (tức là người lao động) trong công ty để từ đó đánh giá một cách trung thực nhất mức độ đóng góp của người lao động cho công ty, sau đó cuối tháng chuyển cho bộ phận tổ chức lao động và ttrình phó giám đốc phụ trách lao động tiền lương phê duyệt, tiếp theo bộ phận lao động sẽ chuyển đến phòng tài vụ cho kế toán tiền lương. Trên cơ sở của bảng chấm công, căn cứ vào mức lương, hệ số lương, bậc lương của cá nhân và căn cứ theo mẫu tính lương để tính lương cho từng bộ phận, đồng thời kế toán tiền lương kiểm tra một lần nữa rồi ký duyệt và cuối cùng chuyển cho giám đốc ký rồi sau đó trả lương. Công ty tổ chức tính lương theo quý, cuối quý kế toán tiền lương căn cứ vào các bảng đã thanh toán tiền lương đó để phân bổ tiền lương theo sản phẩm và đơn vị xây dựng. 2. Tổ chức công tác kế toán tiền lương ở công ty Sông Đà 11 2.1 Quyết định của giám đốc công ty Căn cứ vào luật doanh nghiệp và các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý tiền lương trong các Doanh nghiệp nhà nước. Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ đã được quy định tại "Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Xây Lắp Năng Lượng Sông Đà 11" ban hành kèm theo quyết định số 103/TCT/HĐQT ngày 01/11/1996 của Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Công ty Xây Dựng Sông Đà và quy chế Tài Chính của Tổng công ty. Theo đề nghị của các ông Trưởng phòng Tổ chức hành chính, Tài chính kế toán, Kinh tế kế hoạch và sau khi thống nhất với Chủ tịch công đoàn Công ty. 2.2 Giám Đốc Công ty XLNL Sông Đà 11 quyết định Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này "Quy chế trả lương gián tiếp cho bộ máy từ công ty đến các đơn vị trực thuộc". Điều 2: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế cho quyết định số 188 CT/KTKH ngày 15/9/2000. Điều 3: Các ông Giám đốc các đơn vị trực thuộc, Đội trực thuộc công ty, Kế toán trưởng, Trưởng các phòng ban công ty chịu trách nhiệm phổ biến, quán triệt đến tất cả CBNV trong đơn vị để triển khai thực hiện quyết định này. 2.3 Quy chế trả lương gián tiếp của bộ máy quản lý từ công ty đến các đơn vị trực thuộc I. Mục đích yêu cầu Căn cứ vào các quy định hiện hành về chế độ công tác tiền lương, bảo đảm tăng năng suất lao động, đẩy mạnh và phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị. Bảo đảm công bằng, hợp lý, khuyến khích người lao động sáng tạo trong mọi lĩnh vực, chủ động nâng cao năng xuất lao động thoả mãn với yêu cầu phát triển của công ty trong cơ chế thị trường. II. Nguyên Tắc trả lương II.1 Đối tượng áp dụng Quy định này áp dụng cho tất cả CBNV từ bộ máy quản lý công ty đến các đơn vị trực thuộc. Việc trả lương cho cán bộ nhân viên từ các phòng ban, đến các đơn vị trực thuộc chỉ được thực hiện trên cơ sở định biên của từng bộ phận được giám đốc Công ty phê duyệt. II.2 Mức lương Công thức tính lương: Ltc = T + Lk Ltc : Là tiền lương tổng cộng cảu mỗi CBNV được hưởng trong tháng. T : Là tiền lương được hưởng theo thời gian của CBNV tính theo cấp bậc chức vụ công việc đảm nhận của từng người theo quy định hiện hành + các loại phụ cấp theo quy định. T = Hkv + Pc Hkv : Là hệ số lương chức vụ, công việc đảm nhận tính theo từng khu vực nơi đơn vị đóng quân (Như bảng phụ lục kèm theo). Riêng đơn vị thi công tại công trình thuỷ điện Yaly lấy hệ số cấp bậc điều chỉnh nhân với lương tối thiểu 120.000đ. Pc : Là các khoản phụ cấp tính theo lương cơ bản của CBNV hiện có, được tính trên cơ sở quy định của Nhà nước theo từng khu vực nơi CBNV đó đang làm việc. Bao gồm cả phụ cấp chức vụ, kiêm nhiệm (nếu có). Lk : Là lương khoán tính theo lương chức danh, nghiệp vụ của tất cả CBNV. Lk phụ thuộc vào mức độ hoàn thành kế hoạch sản lượng, doanh thu. Lk = Hkv x Hk Hkv : Là hệ số lương chức vụ, công việc đảm nhận tính theo từng khu vực nơi đơn vị đóng quân.(Như bảng phụ lục kèm theo) Hk : Hệ số hoàn thành kế hoạch (Sản lượng, doanh thu) Hệ số hoàn thành kế hoạch (Hk) : Đối với cấp công ty là kế hoạch SXKD và các chỉ tiêu kinh tế Tổng công ty giao. Cấp xí nghiệp, đơn vị trực thuộc là kế hoạch của công ty giao được tính toán trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế gồm : Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu vốn. Trường hợp áp dụng hệ số Hk = 1 khi đơn vị hoàn thành 100% kế hoạch sản xuất, thu vốn thì áp dụng theo bảng 1. Các đơn vị trực thuộc áp dụng mức lương khoán theo bảng 2. Trường hợp không hoàn thành, hoặc hoần thành vượt mức một trong hai chỉ tiêu kế hoạch sản xuất vầ kế hoạch thu vốn thì hệ số hoàn thành Hk được điều chỉnh theo hệ số trung bình cộng của tỷ lệ hoành thành kế hoạch sản lượng và tỷ lệ kế hoạch thu vốn trong từng tháng. b/ Quy định về đánh giá xếp loại đối với cán công nhân viên Nhân viên làm việc tại các phòng ban nghiệp vụ đạt loại A: Nắm được các kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, thành thạo trong công việc. Hoàn thành xuất sắc các công việc được giao, có trách nhiệm với công việc được giao, có ý thức nâng cao năng lực nhiệm vụ, xong ở mức thấp hơn loại A. Nhân viên xếp loại A = 60% . Việc xếp loại CBNV do Trưởng phòng , ban đánh giá và quyết định cho từng người theo nhiệm vụ và hiệu quả thực hiện công việc từng tháng . Nhân viên xếp loại C : Không hoàn thành nhiệm vụ được giao , ý thức trách nhiệm với công việc yếu kém . Nhân viên mới chuyển từ đơn vị khác sang , nhân viên chưa thành thạo công việc , hiệu quả công việc thấp . Những cán bộ công nhân viên mới tuyển dụng trong thời gian thử việc chỉ được hưởng 85% cấp bậc công việc và không được hưởng khoản lương khoán . C/ Ví dụ 1: Một nhân viên Nguyễn Văn Y làm ở Ban KTKH Xí nghiệp X có mức lương cơ bản đang hưởng 2,26. Phụ cấp khu vực 20% lương tối thiểu, phụ cấp không ổn định sản xxuất 20% lương cơ bản, một số khoản phụ cấp khác bằng 4% lương cơ bản. Tháng 7/2001 anh được xếp loại A ( hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ). Tháng 7/2001 xí nghiệp X hoàn thành kế hoạch sản lượng, thu vốn được Giám đốc công ty phê duyệt hệ số hoàn thành Hk là 0,95. Lương của anh Nguyễn Văn Y tháng 7/2001 được tính như sau : Các khoản tính lương tháng 7/2001 của anh Nguyễn Văn Y là : Lương cấp bậc công việc là : 2,98 x210.000 = 625.800 đồng Các khoản phụ cấp : 210.000 x 20% + 2.26 x 210.00 x 20% + 2.26 x 210.000 x 4% = 155.904 đồng Lương khoán : 625.800 đồng x 95% = 594.510 đồng (Theo phụ lục bảng 2 x Hk) Tổng lương của anh Nguyễn Văn Y trong tháng 7/2001 sẽ là : 625.800 đồng + 155.904 đồng + 594.510 đồng = 1.376.214 đồng Các khoản khấu trừ : Bảo hiểm xã hội phải nộp 5% LCB : 2,26 x 210.000 x 5% = 23.730 đồng Bảo hiểm Y tế phải nộp : 2,26 x 210.000 x 1% = 4.746 đồng Tổng các khoản phải khấu trừ là : 23.730 đồng + 4.746 đồng = 28.476 đồng Số tiền lương tháng 7 /2001 anh Nguyễn Văn Y thực lĩnh là : đồng - 28.476 đồng = 1.347.738 đồng. d/ Ví dụ 2 Một nhân viên Nguyễn Văn K làm ở ban TCKT Xí nghiệp tại công trình thuỷ điện Ialy có mức lương cơ bản 2,5 . Phụ cấp khu vực 70% lương tối thiểu, phụ cấp lưu động 60% LTT, phụ cấp độc hại 40% LTT, phụ cấp thu hút 50% LCB, phụ cấp không ổn định sản xuất 1,5% LCB. Tháng 7/2001 anh được xếp loại A ( hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ). Tháng 7/2001 Xí nghiệp X hoàn thành kế hoạch sản lượng, thu vốn được Giám đốc công ty phê duyệt hệ số hoàn thành Hk là 0,8. Lương của anh Nguyễn Văn K tháng 7/2001 được tính như sau : Các khoản tính trong lương tháng 7/2001 của anh Nguyễn Văn K là : -Lương cấp bậc công việc là : 2,98 x 120.000 = 357600 đồng - Các khoản phụ cấp : 120.000 x 170% + 2,5 x 120.000 x 65% = 282.000 đồng. Lương khoán : 625.800 x 85% = 500640 đồng ( Theo phj lục bảng 2 x Hk ) Tổng lương của anh Nguyễn Văn K trong tháng 7/2001 sẽ là : 357.600 đồng + 282.000 đồng + 500.640 đồng = 1.140.240 đồng. Các khoản khấu trừ : Bảo hiểm xã hội phải nộp 5% LCB : 2,5 x 210.000 x 5% = 26.250 đồng Bảo hiểm Ytế phải nộp : 2,5 x 210.000 x 1% = 5.250 đồng Tổng các khoản phải khấu trừ là : 26.250 đồng + 5250 đồng = 31.500 đồng Số tiền lương tháng 7/2001 anh Nguyễn Văn K thực lĩnh là : 1.140.240 đồng - 31.500 đồng = 1.108.740 đồng. II.3 Cán bộ đoàn thể Cán bộ công đoàn áp dụng theo công văn số 53 CT/TCHC, ngày 18/8/2000 của giám đóc công ty. Bí thư và phó bí thư đoàn thanh niên được tính phụ cấp tương đương theo chức danh Chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cùng cấp. Trường hợp Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên kiêm nhiệm thì lương phụ cấp trách nhiệm tính thêm bằng 10% lương cấp bậc, chức vụ đang làm và tính thêm vào bảng tính lương hàng tháng (Quy định số 85 TCT/VPTH ngày 15/6/2001 do Chủ tịch HĐQT Tổng công ty ký ban hành). II.4 Các chế độ khác theo lương Trong trường hợp các phòng ban nghiệp vụ tham gia đấu thầu, tiếp thị phải bố trí làm thêm giờ, ngoài giờ thì được bố trí nghỉ bù, không được chấm thêm công. Trường hợp làm tốt công việc, Giám đốc công ty căn cứ hiệu quả từng dự án để xét thưởng theo qui định của công ty. Trường hợp đặc biệt do những công việc đột xuất bất thường phải huy động làm thêm giờ, khi có quyết định triệu tập làm tăng giờ của thủ ttrưởng đơn vị thì được tính công tăng giờ thành bảng thanh toán riêng theo chế độ quy định của nhà nước. Riêng thủ quỹ các đơn vị được hưởng mức lương phụ cấp trách nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29912.doc
Tài liệu liên quan