Chuyên đề Một số vấn đề về xuất khẩu lao động ở Việt Nam

Mục lục

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

 I. XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG GIỮA CÁC NƯỚC

1. KHÁI NIỆM XKLĐ

2. NGUYÊN NHÂN CỦA HOẠT ĐỘNG XKLĐ

II: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC XKLĐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG

1: TÌNH HÌNH XKLĐ TRÊN THẾ GIỚI

2: CÁC NƯỚC CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG

CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN XKLĐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

I: CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH XKLĐ Ở VIỆT NAM

II: TÌNH HÌNH XKLĐ Ở NƯỚC TA

1: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ XKLĐ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

2: XKLĐ NHỮNG NĂM 1980- 1990

3:XKLĐ TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY

III: TÁC ĐỘNG CỦA XKLĐ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

1: TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC

2: TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC

IV: NHỮNG VẤN ĐỀ SAU XUẤT KHẨU

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XKLĐ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM.

I: MỘT SỐ GIẢI PHÁP

1: NGUỒN LAO ĐỘNG

2: THỊ TRƯỜNG

3: QUẢN LÝ LAO ĐỘNG

II: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

1: ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CÁC BỘ NGÀNH LIÊN QUAN

2: ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XKLĐ

3: ĐỐI VỚI CÁ NHÂN XUẤT KHẨU

4:ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN THÔNG TIN- TUYÊN TRUYỀN

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2740 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số vấn đề về xuất khẩu lao động ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g yêu cầu doanh nghiệp sở tại nhưng tay nghề, trình độ còn hạn chế, khi đưa ra các nước có kinh tế phát triển còn khó khăn.Chính vì vậy đã làm giảm đi một phần sức cạnh tranh của nước ta trên thị trường lao động thế giới. . Lao động Việt Nam thì chủ yếu tham gia vào những ngành như: Ngành khai thác mỏ, làm nông nghiệp, những nơi làm việc mà lao động bản địa không thích làm. Còn một số ngành công nghiệp thì rất ít lao động Việt Nam đáp ứng đủ yêu cầu của nhà tuyển dụng, đặc biệt là ở một số thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu… Một trong những nguyên nhân của vấn đề trên chính là do công tác khai thác, tìm kiếm thị trường của ta còn nhiều hạn chế. Ban đầu do hạn chế về số lượng doanh nghiệp tham gia XKLĐ nên thông tin không được đầy đủ, không đáp ứng được hết các nhu cầu của thị trường. Việc xuất khẩu lao động và chuyên gia được thực hiện thông qua các hợp đồng kinh tế do các tổ chức kinh tế đã ký với bên nước ngoài. Cho đến tháng 8/1998, nước ta đã có 55 tổ chức kinh tế là doanh nghiệp nhà nước có giấy phép hoạt động XKLĐ. Trong giai đoạn 1996 – 1999, số lượng các doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ XKLĐ thực hiện nghị định 07/CP là 77 doanh nghiệp trong đó có 53 doanh nghiệp thuộc Bộ ngành và 24 doanh nghiệp địa phương. Tính đến năm 2007, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ XKLĐ là 145 doanh nghiệp, có 118 doanh nghiệp nhà nước, 11 doanh nghiệp thuộc các tổ chức đoàn thể, 13 công ty cổ phần và 3 công ty trách nhiệm hữu hạn. Như vậy ta thấy số lượng các doanh nghiệp tham gia XKLĐ đã tăng đáng kể, phần nào đáp ứng được nhu cầu của thị trường rộng lớn. Nhưng con số này cũng chưa phản ánh hết được thị trường XKLĐ thế giới. Mà đặc biệt là ở những thị trường mới mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác hay mới khai thác bước đầu. Hình thức quảng bá, tiếp cận với các thị trường mới cũng là một điều đáng bàn. Các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở hình thức ký kết các hợp đồng thông qua sự hợp tác của các chính phủ. Còn các hình thức hợp tác trực tiếp giữa 2 doanh nghiệp của 2 nước thì còn bị hạn chế bởi những thủ tục hành chính phức tạp, gây tốn kém thời gian chi phí, tạo ra tâm ly e ngại đối với các doanh nghiệp tuyển dụng. Một lý do đáng lưu tâm đó là sự quảng bá hình ảnh của lao động Việt Nam. Nhiều quốc gia mới chỉ biết đến Việt Nam là một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, từng trải qua bao cuộc chiến tranh khốc liệt để bảo vệ Tổ Quốc. Các nhà nhập khẩu lao động nước ngoài không có được nhiều thông tin về lao động Việt Nam, chính vì vậy mà họ đã ngần ngại tuyển dụng lao động ta. Vì thế, các doanh nghiệp XKLĐ cần tăng cường công tác quảng bá hình ảnh của lao động Việt Nam trên thị trường thể giới, để các nước khác có cái nhìn nhận đúng đắn về con người Việt Nam, lao động Việt Nam. Thứ hai là cơ cấu về giới tính. Trong giai đoạn này lượng lao động nữ cũng đã tăng đáng kể, vì trong xã hội lúc này đã giảm bớt sự bất bình đẳng nam nữ, người phụ nữ cũng là lực lượng lao động đóng góp vào thu nhập chính của gia đình. Năm Tổng số Nữ Nam Số lượng % Số lượng % 1992 816 100 12,25 716 87,75 1993 3.968 520 13,10 3.448 86,90 1994 9.228 985 10,67 8.243 89,33 1995 9.569 1.723 18,00 7.846 82,00 1996 12.668 2.065 16,31 10.623 83,69 1997 18.447 1.973 10,69 16.474 89,31 1998 12.184 1.447 11,88 10.737 88,12 1999 19.970 2.302 11,53 17.668 88,47 2000 31.500 9.065 28,75 22.435 71,25 2001 36.168 7.704 21,30 28.464 78,70 2002 46.122 10.556 22,89 35.566 77,11 2003 78.489 29.715 37,86 48.744 62,14 2004 67.440 26.807 39,75 40.633 60.25 2005 70.594 29.918 42,38 40.676 57.62 2006 78.855 35.524 45,05 43.331 54,95 2007 85.020 39.075 45,96 45.945 54,04 Bảng 5: Cơ cấu giới tính của LĐXK 1992-2007 Nguồn: Số liệu của cục hợp tác lao động nước ngoài Bộ LĐ-TB và xã hội Nhìn chung tỷ lệ lao động nữ xuất khẩu trong giai đoạn này cũng đã tăng lên nhiều so với thời kì trước, nhưng tỷ lệ này vẫn chưa cao bằng lao động nam. Trong tổng số lao động giai đoạn này là 581.038 người thì có tới 381.559 lao động nam chiếm 65.67%. Cũng trong giai đoạn này cả lao động nữ và nam đều tăng lên đáng kể từ đầu kỳ đến cuối kỳ. Như năm 1992 số lao động nữ chỉ là 100 người thì đến năm 2007 đã lên đến 39.075 người, con số này ở nhóm nam là 45.945 người. Qua số liệu về cơ cấu giới tính của XLKĐ trong thời kỳ này ta thấy cơ cấu giữa lao động Nam và nữ đã đỡ mất cân đối hơn, mặc dù lao động nam vẫn chiếm ưu thế, nhưng điều đó đúng đặc trưng của từng giới, tỷ lệ này phù hợp với thực tế lao động ở nước ta. Thứ ba về cơ cấu nghề nghiệp Trong suốt quá trình từ khi bắt đầu thực hiện đưa lao động đi làm việc (năm 1980) cho đến nay thì cơ cấu nghề nghiệp trong XKLĐ đã có sự thay đổi đáng kể. Sự thay đổi này là sự tăng lên cả về chất và về lượng. Xét về mặt chất, cơ cấu nghề nghiệp đã có sự đa dạng và mở rộng ra nhiều ngành nghề mới. Nếu như giai đoạn 1980 – 1990 lao động Việt Nam chủ yếu làm việc trong các ngành nghề như: Cơ khí, công nghiệp nhẹ, hóa chất, …thì đến nay lao động Việt Nam vẫn phát huy ưu thế trong các ngành trên và còn tham gia vào các ngành mới khác, đặc biệt là những ngành về các dịch vụ xã hội như: Chăm sóc người già, làm việc nội trợ, làm nông nghiệp…Trong số 526.342 người đi làm việc ở nước ngoài tính từ 1998 – 2007, có nghề chiếm khoảng 25%; trong đó năm 1998 là 12.240 người (có nghề 4.884 người); năm 2003 78.489 người (có nghề 12.133 người), riêng trong 2 năm 2006, 2007 ước tính tỉ lệ lao động có nghề đi xuất khẩu lao động cũng chỉ chiếm khoảng dưới 20%. Chủ yếu làm việc tại các nước trong khu vực như Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật bản. Năm 2007 đưa đi được trên 85.000 lao động làm việc trong khoảng 30 nhóm ngành nghề khác nhau như: Cơ khí, chế tạo, xây dựng, lắp ráp điện tử, dệt may, thuyền viên tàu đánh cá và tàu vận tải, dịch vụ xã hội. Như vậy là không chỉ tăng lên về mặt chất tức là đa dạng hóa ngành nghề, thị trường lao động mà cơ cấu XKLĐ còn tăng lên cả mặt lượng. Số lượng lao động đi làm việc có nghề ngày càng tăng. Điều này có nguyên nhân chính là do yêu cầu ngày càng tăng của thị trường lao động tại các nước nhập khẩu lao động. Hiện nay do trình độ khoa học, kỹ thuật đã phát triển và ngày càng được áp dụng nhiều ở các nước trên thế giới, nên bên cạnh nhu cầu cần những lao động phổ thông, lao động nông nghiệp, thì còn một nhu cầu lớn các lao động có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao để thích ứng được với những dây chuyền sản xuất hiện đại. Tuy nhiªn cã mét thùc tr¹ng lµ n¨m 2007 n­íc ta ®· cã h¬n 85 ngµn ng­êi ®i xuÊt khÈu lao ®éng song theo b¸o c¸o cña Côc qu¶n lý lao ®éng ngoµi n­íc th× sè lao ®éng cã nghÒ cña n­íc ta vÉn ch­a ®¹t. Nếu như năm 1998, tuy số lượng lao động đi XKLĐ chỉ có 12.240 người, nhưng tỉ lệ LĐ có nghề chiếm tới 39,9%; trong khi năm 2003 tỉ lệ LĐ có nghề giảm còn 16,17% (trong số 75.000 người được đưa đi). Riêng trong 2 năm 2004 và 2005, ước tỉ lệ LĐ có nghề đi XKLĐ cũng chỉ chiếm khoảng dưới 20% trong tổng số 140.000 người được đưa đi. Năm 2006, tỷ lệ lao động có nghề chuyên môn chiếm 27,5%. Năm 2007, tình hình có thể được cải thiện đôi chút song để đạt được đỉnh cao của năm 1998 chắc chắn là điều không thể. Mỗi năm một lực lượng rất lớn thanh niên rời ghế nhà trường với con số khoảng 500.000 người. Đây là các lao động đa phần chưa có nghề. Với khoảng 84,5 triệu dân, trong đó có trên 42 triệu người ở độ tuổi lao động nhưng tỷ lệ qua đào tạo ở VN chỉ dừng ở 27%. Con số này quá thấp so với các nước đang phát triển trong khu vực (50% đến 60%, đối với các nước phát triển gần như 100% lực lượng lao động đều được đào tạo nghề). Trong số hơn một triệu người làm việc ở các khu công nghiệp, khu chế xuất thì 75% có trình độ học vấn trung học cơ sở trở xuống, phần lớn là lao động phổ thông. Lao động xuất khẩu Việt Nam vốn xuất thân từ nông thôn, chủ yếu không nghề, không ngoại ngữ, không tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức, kỷ luật kém, thường gọi là “3 không” rất khó được tuyển chọn và thu nhập thấp. Trong khi đó, tại các thị trường lao động ngoài nước, nhu cầu lao động có tay nghề rất lớn. Đài Loan, Ma-lay-si-a rất cần lao động có nghề trong các nhà máy, công xưởng, khu công nghệ cao. Nhật Bản, Hàn Quốc cần những chuyên gia, lao động kỹ thuật. Những thị trường như Mỹ, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a, Xin-ga-po được coi là thị trường cao nhất kể cả về thu nhập và điều kiện nhập cảnh. Trình độ kiến thức, kỹ năng nghề không phải chỉ căn cứ vào bằng cấp, chứng chỉ của các cơ sở đào tạo trong nước mà phải được xác định thông qua tuyển lựa, kiểm tra, đánh giá của phía đối tác nước ngoài, quan trọng hơn, nó phải được thể hiện trong năng lực làm việc thực sự của người lao động có đáp ứng được đòi hỏi của công nghệ sản xuất, độ phức tạp của công việc mà họ đảm nhiệm ở nước ngoài. Đã có nhiều lao động Việt Nam được coi là có nghề xây, trát và họ cũng đã làm việc đó trên công trường. Nhưng khi người nước ngoài tuyển chọn thì không đạt yêu cầu vì họ chưa thực hiện được những thao tác rất cơ bản của nghề, họ không được đào tạo cơ bản. Lại có một trường hợp khác, gần một trăm học sinh đã tốt nghiệp nghề hàn ở một trường cao đẳng nhưng chuyên gia nước ngoài chỉ lựa chọn được 5 người có thể bồi dưỡng thêm để làm hàn kỹ thuật cao theo yêu cầu công việc của đơn vị họ. Như vậy, thị trường lao động quốc tế đòi hỏi lao động được đào tạo cơ bản và chuyên sâu, đặc biệt là phải phù hợp với công nghệ sản xuất cụ thể. Muốn có một tấm visa vào những thị trường đòi hỏi chất lượng cao, có trình độ chuyên môn, người lao động phải có kỹ năng nghề cao, kinh nghiệm làm việc thực tế và phải đạt trình độ tiếng Anh 4.5 điểm IELTS trở lên. Như vậy chúng ta có thể nhận thấy sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu ngành nghề lao động Việt Nam đang làm việc tại các thị trường nước ngoài. Cụ thể như lĩnh vực công nghiệp thường chiếm % lớn nhất, sau đó những ngành như nông nghiệp, chế biến thực phẩm và xây dựng…Và một điều dễ nhận thấy đó là chúng ta đã đa dạng hóa ngành nghề xuất khẩu nhưng cần phải cân đối giữa chúng, điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp và tổ chức xuất khẩu lao động định hướng một cách rõ ràng và cụ thể ngay từ khâu xúc tiến tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động mới theo ngành nghề. Về thu nhập của người lao động xuất khẩu của Việt Nam tại các nước: Thấp nhất là tại Malaysia lương bình quân khoảng 150 – 200 USD/tháng, một số nghề thu nhập tầm 350 USD/tháng. Lương của lao động Việt Nam tại Đài Loan (kể cả lao động giúp việc gia đình và lao động trong các doanh nghiệp) bình quân không dưới 300 USD/tháng (chưa kể đến tiền thưởng và tiền làm thêm giờ). Mức thu nhập của thị trường Mỹ dao động 2.000-3.000 USD một tháng, làm việc hợp đồng 1 năm và có thể gia hạn thêm. Tuy nhiên, mức chi phí đưa đi cũng không nhỏ, khoảng 13.000 USD và cái khó là người lao động phải xin được visa H2A và H2C (dành cho lao động thời vụ). Thời gian làm việc của lao động VN tại Hàn Quốc là 44 giờ/tuần (ngày 8 tiếng), mức lương tối thiểu 641.840 Won/tháng (tương đương 641 USD), chưa kể làm thêm giờ, làm việc liên tục 1 năm sẽ được nhận thêm mỗi năm một tháng lương khi hết hợp đồng lao động. Nếu làm thêm giờ lao động sẽ có mức thu nhập tới 1200-1500 USD/tháng. Trung Đông: LiBi, Ả rập, Irắc…mức lương trung bình của mỗi người lao động nước ngoài khoảng 800 USD/tháng. Mức lương của tu nghiệp sinh (TNS) tại Nhật Bản, bình quân trên 1000 USD/tháng. Nếu bỏ hợp đồng ra làm ngoài thì mức thu nhập hàng tháng của lao động tại Nhật Bản có thể cao gấp 2 đến 3 lần. Như vậy ta thấy thu nhập của lao động Việt Nam tại nước ngoài cũng đã được cải thiện đáng kể. Với mức thu nhập này hàng năm thì góp phần nâng cao được đời sống của người tham gia XLKĐ và gia đình họ. Bên cạnh đó đóng góp một phần quan trọng trong tổng GNP hàng năm của nước ta. Mức thu nhập này vẫn có xu hướng tăng theo tỷ lệ tay nghề của người lao động. Và một con số cũng đánh dấu mốc sự kiện gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đó là trong năm 2007, cả nước đã đưa 85.020 lao động đi xuất khẩu, vượt 6,3% so với chỉ tiêu là 80.000. Tổng số ngoại tệ người lao động ngoài nước tích lũy chuyển về được hơn 1,7 tỉ đô la Mỹ Như vậy ta có thể thấy chỉ sau một thời gian ngắn đi lao động ở nước ngoài là số tiền nười lao động nhận được đã tăng gấp nhiều lần so với thu nhập từ cùng công việc đó ở trong nước. Đây là những số tiền lớn mà nếu với những người lao động đó, với trình độ tay nghề đó sẽ khó có thể đạt được nếu làm việc trong nước. Chính vì vậy mà người lao đông xuất khẩu có thể giúp cho họ và gia đình cải thiện đời sống. Không những vậy nguồn thu nhập này còn mang lại nguồn ngoại tệ cho ngân sách nhà nước. Cụ thể như trên phương diện tài chánh, theo tài liệu Báo cáo cập nhật tình hình phát triển và cải cách kinh tế của Việt Nam do WB ấn hành tháng 12/2006 [15] , nguồn kiều hối đã góp phần giúp cho tài khoản vãng lai của Việt Nam thặng dư trong hai năm 2005 và 2006. Sự cải thiện cán cân vãng lai, cùng với các chỉ số kinh tế tài chánh khác, như tỷ lệ nợ trên kim ngạch xuất khẩu, dự trữ ngoại tệ, và các nguồn vốn đầu tư và phát triển, đã giúp nâng cao độ tin cậy tài chánh của Việt Nam trên thị trường tài chánh quốc tế. Không chỉ có vậy nguồn ngoại tệ này còn góp phần tiết kiệm vốn đầu tư tạo việc làm cho người lao động trong nước, thông qua đó đã đạt được những thành tựu nhất định trong xóa đói giảm nghèo. Theo đó chúng ta càng tiết kiệm được nguồn chi ngân sách Nhà nước đồng thời vẫn đạt được những mục tiêu đề ra như giải quyết việc làm, xóa đói giàm nghèo III: TÁC ĐỘNG CỦA XKLĐ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Hoạt động XKLĐ ở nước ta là một hoạt động kinh tế quan trọng, đóng vai trò lớn trong việc thực hiện được các mục tiêu kinh tế lớn của đất nước. Từ khi mới bắt đầu (1980) đến nay đã là 28 năm, một thời gian cũng khá dài để cho hoạt động XKLĐ phát triển, nâng cao lên một tầm mới. Trong suốt thời gian phát triển đó, mặc dù mỗi thời kỳ có một đặc trưng riêng nhưng XKLĐ đều có những tác động nhất định đến nền kinh tế của nước ta. Bên cạnh những tác động tích cực như: Cải thiện đời sống nhân dân, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu ngoại tệ, giảm thất nghiệp…thì hoạt động XKLĐ cũng gây nên những tác động tiêu cực như: Nạn chảy máu chất xám, du nhập văn hóa xấu…Sau đây chúng ta sẽ đi nghiên cứu, phân tích rõ những tác động tích cực và tiêu cực của XKLĐ đến nền kinh tế Việt Nam, qua đó càng thấy được tầm quan trọng của XKLĐ trong sự phát triển kinh tế của đất nước. 1: TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC Ngay từ đầu khi đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, Đảng và Nhà nước đã xác định đây là một hoạt động có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Nó góp phần giải quyết nhiều vấn đề tồn tại trong nền kinh tế như: Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống, phát triển nguồn nhân lực, tạo nguồn thu ngoại tệ, tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước…Những tác động này thể hiện trong sự thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế - xã hội nước ta từ 10 năm trở lại đây và nền kinh tế Việt Nam trong tương lai với hoàn cảnh hội nhập khu vực và thế giới hiện nay. a. Giải quyết việc làm Sau ngày 30/04/1975, cả nước thống nhất. Từ 1976 – 1980, Việt Nam bắt tay vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 2 trong điều kiện kinh tế - xã hội hết sức khó khăn. Sức ép về vấn đề lao động việc làm rất lớn: Ở miền Nam sau giải phóng với 1 triệu người trong quân đội, 40 vạn viên chức của chính quyền chế độ cũ, 50 vạn người làm trong các ngành dịch vụ, 2 vạn dân tị nạn tập trung ở các thành phố…cùng với khoảng 1 triệu người thất nghiệp từ trước ngày giải phóng. Như vậy con số lao động cần giải quyết việc làm ở miền Nam sau ngày giải phóng tới khoảng hơn 3 triệu người. Sức ép về lao động việc làm càng trở nên nặng nề hơn vào những năm sau: 1975, 1976…do cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam (1975 – 1980) vì xác định sai đường lối kinh tế. Với hoàn cảnh như vậy Đảng và Nhà nước ta đã ký nhiều hiệp định đưa lao động sang nước ngoài làm việc, với mục tiêu trước mắt là giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nước. Trong vòng 10 năm 1980 – 1990 nước ta đã đưa được 277.183 người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Giải quyết việc làm cho gần 28 vạn người. Trong đó sang Liên Xô và các nước Đông Âu là 25,7 vạn người, 19,3 vạn người ở Irắc, LiBi và 7.200 chuyên gia kỹ thuật đi làm việc ở Châu Phi. Đến giai đoạn 1990 – 2008, số lao động được giải quyết việc làm cũng tăng lên rõ rệt, tính đến hết năm 2007 là gần 60 vạn người tức là đã tăng gấp đôi. Số lao động này phân bố trên gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung chủ yếu ở các nước Châu Á như: Malaysia trên 120.000 người, Đài Loan trên 90.000 người, Hàn Quốc trên 30.000 người, Nhật Bản khoảng 19.000 tu nghiệp sinh. Trong giai đoạn đầu chủ yếu giải quyết việc làm cho những người lao động thành thị như: Bộ đội xuất ngũ, chuyên viên trong các nhà máy, công nhân của nhà máy xí nghiệp đã giải thể…thì đến nay XKLĐ đã giải quyết một phần lớn lượng lao động dư thừa ở nông thôn, đặc biệt là lưc lượng thanh niên ở nông thôn. Nước ta với đặc thù là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số làm nông nghiệp, mà hàng năm lượng lao động vẫn gia tăng, mặc dù nhà nước đã có kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ gia tăng dân số nhưng tỷ lệ thanh niên nông thôn không có việc làm vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Tỷ lệ này cao còn do nghề nông với đặc trưng theo mùa vụ và quỹ đất nông nghiệp không tăng mấy, nên lượng lao động nông nhàn nhiều, lượng lao động này đổ ra thành phố tìm việc làm, càng gây khó khăn cho tình hình việc làm ở các khu vực thành thị của Việt Nam. Vì vậy nhà nước ta đứng trước tình hình khó khăn như vậy đã tìm ra một hướng mới để giải quyết việc làm cho lượng lao động dư thừa là đưa đi XKLĐ. XKLĐ ngày càng phát huy tốt vai trò của mình, đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta trong gần 10 năm trở lại đây. Tóm lại: XKLĐ đã góp phần giải quyết việc làm đáng kể cho nước ta trong suốt quá trình phát triển và đổi mới kinh tế. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta vẫn tiếp tục xác định mục tiêu là XKLĐ vẫn là giải pháp hàng đầu để làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho lao động dư thừa. Đặc biệt nó càng quan trọng hơn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay. b. Tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân Một tác động quan trọng nữa mà XKLĐ đem lại chính là XKLĐ làm tăng thu nhập, cải thiện nâng cao đời sống nhân dân. Thu nhập của lao động Việt Nam tại nước ngoài thường cao hơn những lao động thông thường ở trong nước. Trong giai đoạn 1980 – 1990, mức thu nhập bình quân của lao động Việt Nam ở các nước như sau: Ở Liên Xô là 160 – 180 rúp/tháng, Đức 800 – 900 DM/tháng, Tiệp Khắc 1800 – 2000 cuaron/tháng, Bungari 160 – 180 leva/tháng. Trừ các khoản chi phí đóng góp cho sinh hoạt hàng ngày, trung bình sau một hợp đồng lao động (4 – 5 năm) mỗi lao động còn tiết kiệm được bình quân từ 1500 – 2000 USD. Riêng trong ngành xây dựng một lao động có tay nghề bậc 3, sau 2 năm làm việc ở LiBi đưa về được 5000 USD, lao động không có tay nghề cũng dành dụm được 3500 USD. Còn trong giai đoạn 1990 – 2008, thu nhập của lao động Việt Nam tại các nước là: Thấp nhất tại Malaysia lương bình quân khoảng từ 150 – 200 USD/tháng; lương của lao động Việt Nam tại Đài Loan từ 300 – 500 USD/tháng; tại Hàn Quốc lương bình quân từ 900 – 1000 USD/tháng; Trung Đông: LiBi, Ả rập, Irắc…mức lương trung bình của lao động nước ngoài khoảng 800 USD/tháng. Mức lương tu nghiệp sinh tại Nhật Bản khoảng trên 1000 USD/tháng. Qua trên ta thấy lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài có thu nhập cao hơn so với lao động trong nước. Như vậy ta thấy thu nhập của LĐXK không chỉ tăng cao so với trong nước mà qua từng thời kỳ và ở từng quốc gia thì con số này cũng khác nhau. Năm 1996, 1997 lao động xuất khẩu của Việt Nam chuyển về nước khoảng 350 triệu USD/năm. Năm 1998, số lượng lao động ở nước ngoài khoảng 250.000 người đã chuyển về nước khoảng 547 triệu USD (chưa kể số tiền do 20 vạn lao động hợp tác và đi theo các hình thức khác đang ở lại làm việc tại nước ngoài gửi về, ước tính khoảng 1 tỷ USD/năm). Riêng năm 1999, lao động nước ngoài đã chuyển về nước khoảng 1 tỷ USD; năm 2000 khoảng 1,25 tỷ USD; cho đến nay, lực lượng lao động xuất khẩu mỗi năm gửi về nước khoảng 1,6 tỷ USD. Tác động trực tiếp của việc tăng thu nhập là cải thiện đáng kể đời sống nhân dân. Hàng năm với số tiền từ nước ngoài gửi về thì những gia đình có người đi XKLĐ đã có thêm nguồn thu nhập, đóng góp vào thu nhập của gia đình. Từ đây cũng đóng góp lớn vào quỹ vốn phát triển kinh tế của hộ gia đình đó. Có gia đình dùng nguồn thu này để đầu tư vào sản xuất, như đầu tư vào cải tạo đất, giống lúa, điều kiện chăm sóc, làm tăng năng suất sản xuất nông nghiệp…đầu tư đổi mới mô hình kinh tế, áp dụng nhiều mô hình kinh tế mới đã góp phần cải thiện đáng kể bộ mặt kinh tế ở nông thôn Việt Nam. Đời sống nhân dân được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Về vật chất: Nâng cao điều kiện sinh hoạt ăn mặc ở, con cái được học hành đầy đủ, xây dựng nhà cửa…Về tinh thần: dần dần hòa nhập được với văn hóa hiện đại, tiếp cận phương tiện thông tin mới thông qua tivi, báo đài,…Với sự thay đổi đáng kể này của kinh tế Việt Nam, đặc biệt là tình hình kinh tế ở nông thôn thì sẽ ngày càng rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay nguồn thu nhập hàng tháng của những người tham gia XKLĐ gửi về vẫn phát huy tốt vai trò của mình. Đảng và Nhà nước ta đang ngày càng tăng cường những chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho những nhà nông nghiệp, để phát huy hiệu quả hơn nữa nguồn thu nhập từ nước ngoài gửi về. c. Tạo nguồn thu ngoại tệ Nước ta xây dựng Tổ Quốc với khẩu hiệu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đảng ta đã chỉ rõ dân có giàu thì nước mới mạnh. Mục tiêu đầu tiên của nước ta là làm thế nào để cho dân giàu. Vì vậy ban đầu nước ta xem XKLĐ chỉ là hoạt động nhằm giải quyết công ăn việc làm cho người dân (những năm 1980 – 1990), mãi đến giai đoạn sau 1990 – 2000, thì mục tiêu kinh tế của XKLĐ mới được xác định trong nội dung đại hội của Đảng. Tại hội nghị toàn quốc về XKLĐ & CG do thủ tướng chính phủ chủ trì, tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6/2000, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đã nêu rõ và khẳng đinh trong bài phát biểu của thủ tướng Phan Văn Khải: “Xuất khẩu lao động và chuyên gia đối với chúng ta là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng vì: Góp phần giải quyết việc làm Tăng nguồn thu cho đất nước Phải coi XKLĐ và GG là vấn đề quan trọng và lâu dài Thực hiện theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, hoạt động XKLĐ vừa qua đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của quốc gia. Trong giai đoạn 1980 – 1990, ngân sách nhà nước đã thu được 482 triệu rúp phi mậu dịch (tương đương 263 tỷ đồng (1990) và 9,2 triệu USD) dùng để trả nợ, mua hàng hóa và đưa vào cán cân thanh toán với các nước. Thu nhập của một bộ phận người lao động được nâng cao thông qua việc mua hàng hóa mang về nước, khoảng 720 tỷ đồng và chuyển về nước khoảng 300 triệu USD. Như vậy, tổng thu về qua hợp tác lao động thời kỳ này đạt khoảng 1.200 tỷ đồng tính theo giá năm 1990, chưa kể đến các hiệu quả kinh tế về thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, góp phần cân đối tiền hàng cho xã hội. Nhà nước không phải bỏ kinh phí đầu tư việc làm cho người lao động trong thời gian họ làm việc ở nước ngoài. Đến giai đoạn 1990 – 2008, Việt Nam có khoảng 600 ngàn lao động đang làm việc ở nước ngoài. Những người đi lao động chuyển về nước mỗi năm khoảng 1,6 tỷ USD, là một trong những lĩnh vực thu nhiều ngoại tệ cho đất nước. Như vậy với một đóng góp không nhỏ vào nguồn thu ngoại tệ của quốc gia qua các thời kỳ, thì XKLĐ đã góp phần cải thiện đáng kể kinh tế đất nước. Từ nguồn ngoại tệ này, nhà nước ta có thể thanh toán những khoản nợ đến hạn, có thêm nguồn vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, điều kiện vật chất để cải thiện, phát triển kinh tế, nhằm xóa đói giảm nghèo, nâng cao cải thiện đời sống nhân nhân, phát triển kinh tế đất nước, tiến kịp với trình độ phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới. d. Phát triển nguồn nhân lực Hàng năm với dòng luân chuyển của XKLĐ, hàng năm nước ta đã đưa một lượng lớn lao động đi làm việc hàng năm. Hầu hết những lao động này đều là những lao động có thời hạn từ 4 đến 5 năm. Vậy với dòng chu chuyển này thì hàng năm số người lao động trở lại thị trường lao động Việt Nam là một con số không nhỏ. Hầu hết các lao động hết thời hạn là quay về nước, chỉ một số bộ phận thì được gia hạn thêm. Vậy số lượng lao động này khi quay trở lạI thị trường trong nước, họ đã được trang bị vốn kinh nghiệm nên có đầy đủ tự tin trước thị trường việc làm trong nước. Đây cũng là một đặc trưng của XKLĐ, XKLĐ chính là điều kiện cũng như nguyên nhân phát triển nguồn nhân lực của nước ta. Vào đầu những năm 1980, trên tinh thần giúp đỡ, hợp tác của các nước XHCN anh em. Việt Nam đã ký nhiều hiệp định với Liên Xô, nước ta sẽ cử một lượng lao động lớn để tranh thủ học tập kinh nghiệm, kỹ thuật của nước bạn, để về áp dụng vào dây chuyền sản xuất ở nước ta. Thông qua hợp tác lao động với các nước đã phần nào đáp ứng được mục đích của ta về

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20723.doc
Tài liệu liên quan