Chuyên đề Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy giầy Phúc Yên

Tiền lương sản phẩm là hình thức tính lương cho người lao động theo kết quả lao động, khối lượng sản phẩm công việc lao vụ đã hoàn thành, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và đơn gía tính lương cho một đơn vị sản phẩm công việc đó. Nhà máy quy định, chỉ có những sản phẩm hoàn thành, đảm bảo chất lượng quy định thì mới được trả lương. ĐƠn giá lương sản phẩm được xây dựng qua định mức lượng, chế độ lương. Qua khảo sát thực tế, nhà máy đã xây dựng đơn giá của từng sản phẩm cho bộ phận sản xuất trực tiếp như sau:

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy giầy Phúc Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h cho thành phẩm chịu. - Các phân xưởng có cung cấp sản phẩm, lao vụ lẫn nhau cần loại trừ khỏi giá thành sản phẩm, lao vụ phục vụ cho sản xuất chính. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quá trình công nghệ, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính và sản phẩm lao vụ phục vụ cho các bộ phận, không phải là sản xuất phụ: Công thức tính: Tổng giá thành SP = Tổng CP đã tập hợp + CPSXSP dở đầu kỳ - CPSXSP dở cuối kỳ - CP cần loại trừ khỏi tổng CP đã tập hợp 1.2.4.5. Phương pháp tính giá thành theo hệ số Phương pháp này áp dụng phù hợpv ới những loại hình doanh nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ, cùng một loại nguyên vật liệu, kết quả thu được nhiều sản phẩm chính khác nhau. Đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ SXSP. Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm do quy trình công nghệ sản xuất đã hoàn thành. Công thức tính: Tổng sản lượng thực tế đã quy đổi ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn = S Si x Hi Trong đó: Si: sản lượng thực tế của loại sản phẩm i Hi: hệ số quy định cho sản phẩm i 1.2.4.6. phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ Phương pháp này áp dụng phù hợp với những loại hình doanh nghiệp trong cùng một quy trình sản xuất, kết quả sản xuất thu được là một nhóm sản phẩm với chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau. Đối tượng tập hợp CPSX: tập hợp theo nhóm sản phẩm cùng loại (toàn bộ quy trình công nghệ). Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm có quy cách, kích cỡ khác nhau Công thức tính: Tỷ lệ giá thành từng khoản mục = Tổng giá thành thực tế Tổng giá thành KH Tổng giá thành thực tế từng quy cách = Tiêu chuẩn phân bổ có trong từng quy cách x Tỷ lệ giá thành 1.2.4.7. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành theo định mức Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có đủ điều kiện - Quy trình công nghệ đã định hình và sản phẩm đã đi vào sản xuất ổn định. - Các loại định mức kinh tế kỹ thuật đã tương đối hợp lý chế độ quản lý định mức đã được kiện toàn và đi vào nề nếp thường xuyên. - Trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tương đối vững, đặc biệt là công tác hạch toán ban đầu có nề nếp: Công thức tính: Giá thành thự c tế của SP = Giá thành định mức của SP + Chênh lệch do thay đổi định mức + Chênh lệch do thoát ly định mức Chương 2: thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy giầy phúc yên 2.1. Đặc điểm chung của nhà máy giầy phúc yên 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Nhà máy Giầy Phúc Yên Nhà máy Giầy Phúc Yên là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty da giầy Việt Nam, nằm ở thị trấn Phúc Yên - huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc. Nhà máy được hình thành năm 1995 với nhiệm vụ sản xuất hàng gia công theo đơn đặt hàng xuất khẩu. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy được đánh dấu mốc thời gian sau: Tiền thân của nhà máy là nhà máy Bút máy Kim Anh xây dựng năm 1976, chính thức đưa vào sản xuất ngày 19/12/1978. Với hoạt động chính là sản xuất bút máy có công suất là 1.200.000 sản phẩm / 1 năm, thiết bị động lực do nước Cộng hoà nhân dân Trung hoa cung cấp, sản phẩm của nhà máy đã được xuất đi một số nước Đông Âu như: Ba Lan, Hungari và một số nước ở Nam Mỹ. Theo mô hình cơ cấu tập trung, tháng 4 năm 1982 nhà máy sát nhập với nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà trở thành cơ sở II của nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà. Do đó từ một nhà máy sản xuất khép kín, đồng bộ sản phẩm trở thành một nhà máy chỉ sản xuất các chi tiết phụ của bút máy. Vì vậy những năm này nhà máy có khoảng 200 công nhân không có việc làm thường xuyên. Đứng trước tình hình đó cùng với việc phân công sản xuất trong các nước thuộc hội đồng tương trợ kinh tế (Comicom) ngày 01/10/1987 Bộ công nghiệp nhẹ đã quyết định thành lập nhà máy Giầy Phúc Yên trên cơ sở toàn bộ nhà xưởng của nhà máy Bút máy Kim Anh - Nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà theo quyết định số 442/TCCB-CN/V của Bộ trưởng công nghiệp nhẹ. Sau khi cải tạo nhà xưởng, lắp đặt thiết bị, dạy nghề cho công nhân cũ, tuyển dụng công nhân mới, tháng 5/1988 nhà máy chính thức đi vào sản xuất, sản phẩm chính là mũ giầy các loại: giầy vải, giầy thể thao, giầy da.. xuất đi các nước Liên Xô (cũ), Tiệp Khắc. Ngoài ra còn có các sản phẩm như găng tay da, bảo hộ lao động xuất khẩu cho cộng hoà dân chủ Đức (cũ), sản phẩm đạt số lượng cao nhất, xấp xỉ: 1.000.000 đôi. Năm 1991 khối Đông Âu tan vỡ, nhà máy mất thị trường chính là Đông Âu, toàn bộ khách hàng và đơn đặt hàng bị huỷbỏ, Nhà máy Giầy Phúc Yên một lần nữa lại rơi vào tình trạng khủng hoảng, khó khăn. Sản phẩm chính là mũ giầy, giầy cá loại không có khách hàng, đầu tư mới không có vốn nên dẫn đến sự tan vỡ toàn bộ cả hệ thống quản lý và đội ngũ công nhân lao động. Trước tình trạng đó, được sự đồng ý của Bộ công nghiệp nhẹ, Tổng công ty da giầy Việt Nam đã ký hợp đồng hợp tác sản xuất gia công với Công ty Đồng Trị - Đài Loan. Sản phẩm sản xuất chính là giầy thể thao, với phương thức hợp tác: Công ty Đồng Trị - Đài Loan chịu trách nhiệm về thiết bị, nguyên vật liệu, đơn đặt hàng và đội ngũ chuyên gia; Nhà máy Giầy Phúc Yên chịu trách nhiệm về nhà xưởng, điện nước, cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động. Sau 4 tháng lắp đặt thiết bị và dạy nghề, tháng 01/1995 nhà máy xuất lô hàng đầu tiên đi Châu Âu và đạt kết quả tốt. Trên đà đó nhà máy cùng phía đối tác đã cố gắng hết sức trong việc quản lý, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề nâng cao chất lượng sản phẩm để xây dựng và phát triển nhà máy. Nhà máy đã có những tiến bộ đáng kể, sản xuất ổn định và phát triển, đảm bảo việc làm cho hơn 1000 công nhân. Có thể nói, nhà máy đã bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn của sự phát triển. Cụ thể ta có thể xem xét tốc độ phát triển của nhà máy qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau: Năm Chỉ tiêu ĐVT 1999 2000 2001 1. Sản lượng SX Đôi 800.370 1.227.525 1.350.280 2. Doanh thu Trđ 7127 11.376 12.514 3. Thu nhập BQ 1000đ 325 547 602 4. Lợi nhuận Trđ +173 +168 +185 Trải qua bao khó khăn, nhà máy Giầy Phúc Yên đã tìm được cho mình một hướng đi đúng đắn để đứng vững và phát triển. Tất cả những gì mà nhà máy có được ngày hôm nay là kết quả của một quá trình phấn đấu không ngừng của cán bộ công nhân viên toàn nhà máy. Với đà này, mong rằng nhà máy sẽ có thêm nhiều bạn hàng và phát triển hơn nữa. 2.1.2. Đặc điểm về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy Giầy Phúc Yên: 2.1.2.1. Đặc điểm về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh: Nhà máy Giầy Phúc Yên là một nhà máy có quy mô sản xuất vừa và nhỏ, sản phẩm chínhlà giầy thể thao với quy trình công nghệ phải trải qua nhiều giai đoạn. Vì vậy nhà máy đã tổ chức thành 5 phân xưởng sản xuất, đó là các phân xưởng sau: - Phân xưởng chặt - Phân xưởng in - Phân xưởng may - Phân xưởng đế - Phân xưởng thành hình Mỗi phân xưởng có một nhiệm vụ riêng, và giữa chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Cụ thể nhiệm vụ chủ yếu của từng phân xưởng như sau: - Phân xưởng chặt: Chuyên pha chế cắt da, giả da, mếch mút thành các chi tiết của mũ giầy. - Phân xưởng in: Chuyên in nhãn, mác trang trí lên mũ giầy - Phân xưởng may: Có nhiệm vụ bồi da với mếch và mút, sau đó chuyển may hoàn chỉnh mũ giầy. - Phân xưởng đế: Chuyên lồng mũ giầy vào phom giầy, quét keo và chân mũ giầy rồi đưa vào lưu hoá gò hình thành đôi giầy. - Phân xưởng thành hình: Chuyên dập ô rrê, luồn dây giầy để hoàn thành giầy hoàn chỉnh, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, phân loại và đóng gói. Mô hình tổ chức sản xuất ở nhà máy Giầy Phúc Yên được trình bày ở sơ đồ sau: Nhà máy Giầy Phúc Yên Phân xưởng thành hình Phân xưởng đế Phân xưởng may Phân xưởng in Phân xưởng chặt Tổ sản xuất Tổ sản xuất Tổ sản xuất 2.1.2.2. Đặc điểm về tổ chức quản lý của nhà máy: Để điều hành và quản lý phù hợp với đặc điểm của nhà máy, nhà máy tổ chức bộ máy quản lý nhà máy như sau: * Ban lãnh đạo, điều hành nhà máy. - Giám đốc - Phó giám đốc * Các phòng chức năng - Phòng tài vụ - Phòng kế hoạch - sản xuất - xuất, nhập khẩu - Phòng kỹ thuật - Phòng KCS - Phòng tổ chức hành chính - lao động - tiền lương - Phòng bảo vệ - Phòng y tế Mỗi bộ phận chức năng có nhiệm vụ cụ thể sau: - Giám đốc: Chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty trong việc tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện kế hoạch được giao. Bên cạnh, sự hỗ trợ của phó giám đốc, giám đốc cũng chỉ đạo trực tiếp một số phòng như: phòng tài vụ, phòng kế hoạch - sản xuất - xuất nhập khẩu, phòng tổ chức hành chính - lao động - tiền lương, phòng bảo vệ và phòng y tế. - Phó giám đốc: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, có nhiệm vụ hỗ trợ giám đốc điều hành hoạt động sản xuất và kinh doanh của nhà máy. Phó giám đốc chỉ đạo trực tiếp các phòng như phòng kế hoạch sản xuất - xuất nhập khẩu, phòng tổ chức hành chính lao động tiền lương, phòng kỹ thuật KCS. - Phòng tài vụ: Giúp giám đốc quản lý về mặt tài chính mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Giám sát bằng đồng tiền mọi hoạt động kinh tế: kiểm tra, giám sát tài sản của nhà máy, tổ chức quản lý, sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả. - Phòng kế hoạch sản xuất - xuất, nhập khẩu: Hỗ trợ giám đốc nhà máy tổ chức tốt các biện pháp sản xuất nhằm đạt kết quả cao nhất. Làm tốt công tác về vật tư, thiết bị và sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng của phía đối tác. - Phòng kỹ thuật: hỗ trợ giám đốc nhà máy theo dõi về mặt kỹ thuật chất lượng sản xuất để có hướng xem xét, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu của đơn đặt hàng, có nhiệm vụ thiết kế mẫu, tính toán các thông số kỹ thuật cung cấp cho phòng kế hoạch, kiểm tra giám sát nâng cao tay nghề công nhân, đào tạo công nhân mới. - Phòng KCS: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất. - Phòng tổ chức hành chính - lao động - tiền lương: Giám sát quá trình lao động của nhà máy, tính toán tiền lương cho công nhân viên, phòng tổ chức hành chính quản lý một số phòng ban trực thuộc như phòng bảo vệ, phòng y tế, các phân xưởng, bộ phận sản xuất trực tiếp. Mỗi phân xưởng đều có quản đốc phân xưởng giúp Ban giám đốc hiểu hơn tình hình sản xuất thực tế và nguyện vọng của anh chị em công nhân để kịp thời có các biện pháp quản lý đúng đắn. Mỗi phòng ban đều có nhiệm vụ riêng nhưng các phòng ban đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau cùng thực hiện tốt nhiệm vụ, giúp giám đốc quản lý điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Bộ máy quản lý và sản xuất có thể được khái quát bằng sơ đồ sau: Giám đốc P.Giám đốc P.Giám đốc Phòng KCS Phòng kỹ thuật Phòng TCHC LĐ tiền lương Phòng kế hoạch SX-XNK Phòng tài vụ Kho PX may PX in PX chặt Phòng bảo vệ PX đế Phòng y tế PX Th.hình 2.1.2.3. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất Giầy: Để hoàn thành một đôi giầy thể thao hoàn chỉnh phải trải qua một số quy trình sản xuất liên tục và xen kẽ. Quy trình sản xuất giầy ở nhà máy Giầy Phúc Yên có thể được khái quát qua biểu đồ sau: Công đoạn chặt cắt da, giả da, mếch mút thành các chi tiết của mũ giầy Công đoạn in nhãn mác trang trí lên mũ giầy Công đoạn may bồi da vào mút may chỉnh mũ giầy Da, giả da, mếch mút KCS Công đoạn thành hình dập ô rê, luồn dây kiểm nghiệm chất lượng, phân loại, đóng gói Công đoạn gò lồng mũ giầy vào phom. Quét keo đế và chân mũ giầy lưu hoá trong lô Đế, keo dán hoá chất KCS 2.1.3. Tổ chức công tác kế toán ở nhà máy giầy Phúc Yên 2.1.3.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán Nhà máy Giầy Phúc Yên là một nhà máy có quy mô vừa và nhỏ, địa bàn sản xuất tập trung một địa điểm, vì vậy để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất cũng như hệ thống quản lý nhà máy Giầy Phúc Yên đã tổ chức bộ máy kế toán có cơ cấu gọn nhẹ theo hình thức kế toán tập trung, đứng đầu là trưởng phòng tài vụ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. 2.1.3.2. Bộ máy kế toán của nhà máy: ở nhà máy Giày gần Phúc Yên , kế toán giữ vai trò hết sức quan trọng, với chức năng quản lý tài chính, theo dõi sự vận động của các loại tài sản, xác định những nhu cầu về vốn, cung cấp những thông tin cần thiết và chính xác cho giám đốc và các phòng liên quan để ra quyết định kịp thời điều chỉnh mọi hoạt động sản xuất. Đồng thời giúp các cơ quan chức năng của nhà nước theo dõi, kiểm tra thực hiện chế độ chính sách, thể lệ về kinh tế tài chính trong nhà máy. Cụ thể phòng kế toán của nhà máy có nhiệm vụ là: + Tổ chức hướng dẫn lập mọi chứng từ ban đầu và ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác đầy đủ, có hệ thống mọi mặt hoạt động kinh tế của nhà máy và xác định luân chuyển các chứng từ đó. + Tính toán, ghi chép chính xác về nguồn vốn và tình hình sử dụng tài sản cố định, vật tư, các loại vốn... phản ánh kịp thời chi phí sản xuất. + Tổng hợp thống kê nên bảng cân đối số phát sinh và lập các báo cáo kế toán. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, bộ máy kế toán ở nhà máy Giầy Phúc Yên được tổ chức như sau: - Trưởng phòng tài vụ tổng hợp kiêm kế toán tổng hợp - Kế toán chi tiết kiêm kế toán tài sản cố định - Kế toán thanh toán Ngoài ra còn có nhân viên chuyên tính tiền lương, các khoản trích theo lương, tổng hợp số liệu về vật liệu xuất dùng và nhập kho thành phẩm. Bộ máy kế toán của nhà máy được tổ chức theo sơ đồ sau: Trưởng phòng tài vụ - kế toán tổng hợp Kế toán chi tiết, kế toán TSCĐ Kế toán thanh toán 2.1.3.3. Hình thức kế toán ở nhà máy Giầy Phúc Yên + Để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý kinh tế tài chính hiện nay nhà máy áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ với hệ thống sổ kế toán, báo cáo kế toán thống nhất. + Hệ thống sổ kế toán ở nhà máy gồm có: - Sổ nhật ký chứng từ 1 (ghi có TK111 và bảng kê số 1 ghi Nợ TK111) - Sổ nhật ký chứng từ số 2: Ghi có TK112 và bảng kê số 2 ghi Nợ TK112 - Nhật ký chứng từ số 5: Ghi Có TK331 - Nhật ký chứng từ số 7: Ghi Có TK 142, 152, 153, 214, 241, 333, 334, 338, 621, 627,631. - Nhật ký chứng từ số 8: Ghi có TK 632, 642, 711, 811, 911 - Nhật ký chứng từ số 10: Ghi có các TK còn lại - Bảng kê số 3, tính giá trị thực tế nguyên vật liệu công cụ, dụng cụ xuất dùng Ngoài ra còn có các bảng như: bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ. Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Trình tự kế toán ghi sổ theo hình thức: NKCT Chừng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng kê Sổ cái Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra 2.1.3.4. Chế độ kế toán áp dụng tại nhà máy: - Niên độ kế toán bắt đầu từ 01 tháng 01 của năm và kết thúc 31/12 của năm, áp dụng theo năm và trùng với năm dương lịch. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam. + Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác về đồng Việt Nam theo tỷ giá ngân hàng tại thời điểm phát sinh. Nguyên tắc đánh giá TSCĐ theo trị giá thực tế, phương pháp khấu hao TSCĐ áp dụng theo quy định 166/1999/QĐ-BTC. - Nhà máy tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ - Nhà máy áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì. 2.2. Tình hình thực tế về tổ chức kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy Giầy phúc yên: 2.2.1. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất: CPSX là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào. Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng và luôn được các nhà quản lý quan tâm vì nó gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy tổ chức tốt công tác tập hợp CPSX luôn là mục tiêu của các nhà quản lý nói chung và nhà máy Giầy Phúc Yên nói riêng đặt ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 2.2.1.1. Đặc điểm CPSX và phân loại CPSX ở nhà máy Giầy Phúc Yên Cũng như bất cứ một doanh nghiệp sản xuất nào, để tiến hành hoạt động SXKD, nhà máy Giầy Phúc Yên phải chi ra các khoản chi phí về nguyên vật liệu, chi phí tiền công, chi phí về tư liệu sản xuất và các chi phí khác gọi là CPSX. Tuy nhiên, do đặc điểm là một doanh nghiệp sản xuất hàng gia công nên chi phí nhân công chiếm tỷ lệ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của nhà máy. Và do chu kỳ sản xuất ở nhà máy tương đối ngắn, vốn lưu động quay vòng nhanh, do vậy CPSX để sản xuất sản phẩm tương đối ổn định. Xét theo mục đích công dụng của chi phí, trong quá trình hoạt động sản xuất, chi phí của nhà máy hiện nay bao gồm: Về mặt quản lý, phân loại theo các khoản mục chi phí giúp các nhà quản trị doanh nghiệp quản lý chi phí theo định mức, phân tích tình hình kế hoạch giá thành và xác định được phương hướng và các biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung 2.2.1.2. Công tác quản lý chi phí sản xuất ở nhà máy Giầy Phúc Yên CPSX là nội dung của giá thành sản phẩm, vì vậy cần chú trọng công tác quản lý CPSX, để có thể hạ thấp giá thành, một trong những yếu tố làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, thì vấn đề đầu tiên là phải quản lý thật tốt CPSX. Quán triệt nguyên tắc này, nhà máy Giầy Phúc Yên đã xây dựng kế hoạch sản xuất, xây dựng định mức cho từng loại giầy, lập kế hoạch CPSX và kế hoạch giá thành, khuyến khích phát huy sáng kiến, tiết kiệm chi phí trong công nhân... nhằm dần dần từng bước hạ CPSX xuống mức thấp nhất, đồng thời mang lại hiệu quả cao nhất. Nhà máy cũng có những biện pháp gắn quyền lợi, trách nhiệm của từng công nhân, từng phân xưởng với công việc được giao, góp phần đáng kể trong công việc tiết kiệm CPSX, nâng cao hiệu qủa SXKD. 2.2.1.3. Đối tượng kế toán tập hợp CPSX ở nhà máy Giầy Phúc Yên Xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX là khâu quan trọng đối với chất lượng và hiệu quả trong toàn bộ công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành ở nhà máy. Việc xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp CPSX là khâu đầu tiên, không thể thiếu trong kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Để tập hợp CPSX và tính giá thành được chính xác thì yếu tố cơ bản là kế toán phải xác định được đối tượng tập hợp CPSX phù hợp. Bởi xác định được đối tượng tập hợp CPSX là xác định phạm vi phát sinh của chi phí, cơ sở cho việc tập hợp CPSX. ở nhà máy Giầy Phúc Yên do đặc điểm sản xuất hàng gia công chu kỳ sản xuất ngắn và đặc điểm CPSX tương đối ổn định nên nhà máy xác định đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm trong kỳ. 2.2.1.4. Phương pháp kế toán CPSX ở nhà máy Giầy Phúc Yên: Do đặc điểm CPSX, nhà máy Giầy Phúc Yên chỉ tập hợp CPSX theo khoản mục CPNCTT và CPSXC. Phần CPNVLTT, kế toán chỉ quản lý về số lượng hiện vật. Kế toán ở nhà máy sử dụng các tài khoản để tập hợp CPSX như sau: - TK622 "Chi phí nhân công trực tiếp" dùng để tập hợp chi phí về tiền lương, các khoản trích theo lượng BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất. - TK627: "Chi phí sản xuất chung" dùng để tập hợp CPSX có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí phục vụ cho sản xuất phân xưởng như: Chi phí nhân công phân xưởng, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. - TK631: "Giá thành sản xuất" dùng để tập hợp toàn bộ CPSX trong kỳ liên quan đến chế tạo sản phẩm. Việc hạch toán CPSX ở nhà máy được hạch toán theo từng khoản mục chi phí như sau: 2.2.1.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: CPNVLTT là những chi phí và nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. ở nhà máy Giầy Phúc Yên chi phí về nguyên vật liệu chính sử dụng vào sản xuất là những chi phí chi ra để mua các nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất như: - Da, giả da, chỉ may... phục vụ cho công đoàn may mũ giầy - Hoá chất phục vụ cho công đoạn gò giầy - Đế giầy sẵn Tuy nhiên do đặc điểm của nhà máy Giầy Phúc Yên là nhà máy hợp tác sản xuất hàng gia công với Công ty Đồng Trị - Đài Loan, mọi chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất đều do Công ty Đồng Trị chịu trách nhiệm, nhà máy chỉ quản lý việc sử dụng khoản chi phí này về mặt số lượng. Việc xuất dùng nguyên vật liệu chính phục vụ sản xuất sản phẩm ở nhà máy được quản lý chặt chẽ và tuân theo nguyên tắc tất cả nhu cầu sử dụng phải xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất cụ thể. Nguyên tắc xuất dùng: căn cứ vào kế hoạch sản xuất và nhu cầu thực tế, các bộ phận sản xuất cần sử dụng nguyên vật liệu phải làm phiếu xin lĩnh vật tư gửi lên bộ phận cung tiêu thuộc phòng kế hoạch sản xuất - xuất nhập khẩu. Tuỳ thuộc nhu cầu hợp lý hay không và tuỳ thuộc vào số lượng vật tư bộ phận cung tiêu sẽ làm thủ tục xuất kho nguyên vật liệu. Khi nhận được phiếu xuất kho, thủ kho xuất nguyên vật liệu cho bộ phận sản xuất. Khi xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất phải ghi rõ trên phiếu xuất kho số lượng, chủng loại nguyên vật liệu xuất dùng và địa điểm phát sinh chi phí, hằng ngày các chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu được thủ kho lưu lại và theo định kỳ sẽ chuyển lên phòng kế toán, kế toán phân loại phiếu xuất kho, xuất kho riêng và ghi vào sổ chi tiết của từng loại nguyên vật liệu. Trong tháng: 04/2002 thủ kho xuất nguyên vật liệu theo mẫu phiếu xuất kho như sau: Biểu số 1 Nhà máy Giầy Phúc Yên Số 92 mẫu C12-H phiếu xuất kho (QĐ999-TC/QĐ Ngày 18 tháng 9 năm 2002 ngày 2/11/1996 của BTC Họ và tên người nhận: Chị Hoa Địa chỉ: Bộ phận Gò Xuất tại kho: Da đế Số TT Tên nhãn hiệu quy cách Mã số ĐV tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực xuất 1 Đế cao su 39 đôi 13.00 1300 2 Đế cao su 40 đôi 650 650 ..... phụ trách cung tiêu kế toán trưởng người nhận thủ kho 2.2.1.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: CPNCTT là khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như: tiền lương chính , lương phụ, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ. Tại nhà máy Giầy Phúc Yên, CPNCTT được theo dõi bởi các tài khoản sau: - TK622: Chi phí nhân công trực tiếp - TK334: Phải trả công nhân viên - TK338: Phải trả, phải nộp khác Hiện nay ở nhà máy đang áp dụng hai hình thức trả lương là: - Hình thức trả lương theo thời gian - Hình thức trả lương theo sản phẩm. Để tính được CPNCTT, nhà máy áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm theo quyết định số 47/GĐ của nhà máy. Tiền lương sản phẩm là hình thức tính lương cho người lao động theo kết quả lao động, khối lượng sản phẩm công việc lao vụ đã hoàn thành, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và đơn gía tính lương cho một đơn vị sản phẩm công việc đó. Nhà máy quy định, chỉ có những sản phẩm hoàn thành, đảm bảo chất lượng quy định thì mới được trả lương. ĐƠn giá lương sản phẩm được xây dựng qua định mức lượng, chế độ lương. Qua khảo sát thực tế, nhà máy đã xây dựng đơn giá của từng sản phẩm cho bộ phận sản xuất trực tiếp như sau: Biểu số 2 nhà máy Giầy Phúc Yên bảng đơn giá tiền lương sản phẩm ĐVT: Đồng TT Tên bộ phận Cao Trung Thấp Ghi chú 1 Chặt 134.5 125.12 111.82 2 In 145.66 138.6 123.83 3 Đế 150.87 143.68 128.41 4 May 1285.41 1224.2 1094.12 5 Thành hình 586.41 558.48 499.14 Trong đó: đơn giá tiền lương sản phẩm của các bộ phận sản xuất được phân theo 3 cấp bậc như sau: - Sản phẩm loại cao: những sản phẩm khó làm - Sản phẩm loại trung: những sản phẩm trung bình - Sản phẩm loại thấp: những sản phẩm dễ làm Một sản phẩm được hoàn thành nhờ có sự đóng góp của một dây chuyền sản xuất, trong đó có bộ phận lao động trực tiếp (công nhận trong các tổ, đội sản xuất) và cả bộ phận lao động gián tiếp (khối hành chính) bởi vậy khi trả lương cho người lao động phải đảm bảo sao cho công bằng, hợp lý đúng với chế độ tiền lương nhà nước quy định là một vấn đề vô cùng phức tạp. Để đảm bảo yêu cầu trên một cách tốt nhất, việc hạch toán tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp, nhà máy Giầy Phúc Yên được tiến hành như sau: Tại phòng lao động - tiền lương nhà máy, căn cứ vào bảng chấm công, bảng báo cáo sản phẩm của các tổ, phân xưởng sản xuất. Nhân viên kinh tế cân đối thời gian lao động rồi tính tổng quỹ lương cho từng phân xưởng, tổ, đội sản xuất. Sau đó tiến hành tính lương cho từng người lao động. Sau khi tính toán hợp lý, nhân viên kinh tế lập bảng thanh toán tiền lương theo từng tổ, từng phân xưởng và tổng hợp các bảng thanh toán này lập thành bảng tổng hợp thanh toán lương. Tại nhà máy tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp được tính theo trình tự sau: + Bước 1: Xác định quỹ lương của từng phân xưởng. Quỹ lương của các PX = Tổng sản lượng SP loại cao x Đơn giá SP loại cao + Tổng sản lượng SP loại trung x Đơn giá SP loại trung + Tổng sản lượng SP loại thấp x Đơn giá SP loại thấp + Bước 2: Tính ngày công quy đổi Hàng tháng tổ, phân xưởng xác định bậc thợ theo năng suất, chất lượng sản phẩm cho từng lao động trong tổ, trong phân xưởng, bao gồm: - Công nhân tay nghề loại 1 - Công nhân tay nghề loại 2 - Công nhân tay nghề loại 3 - Công nhân tay nghề loại 4 Đồng thời tương ứng với mỗi bậc thợ được quy định hệ số ngày công quy đổi như sau: - Loại 1 = hệ số 1 - Loại 2 = hệ số 0,9 - Loại 3 = hệ số 0,8 - Loại 4 = hệ số 0,7 Sau đó tính tổng ngày công quy đổi chomỗi tổ, phân xưởng theo công thức: Ngày

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28634.doc
Tài liệu liên quan