Chuyên đề Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tình giá thành sản phẩm ở công ty cơ khí Hà Nội

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty theo Quyết định 922-929 /QĐ-TC ký ngày 2/10/2001, Quyết định 1078/QQĐ-TC ngày 26/11/2001, Thông báo 615/2001-CKHN/TC ký ngày 11/6/2001.

Công ty cơ khí Hà Nội áp dụng mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến, chức năng dựa trên chế độ tập trung dân chủ, được tổ chức thành các phòng ban, phân xưởng để thực hiện chức năng quản lý vì vậy, ở mỗi cấp quản lý các quyết định về chức năng đều tập trung cho lãnh đạo trực tuyến, các lĩnh vực chuyên môn cụ thể trong từng bộ phận cụ thể đều do lãnh đạo chức năng đó quản lý. Đứng đầu bộ máy quản lý là giám đốc công ty, tiếp đến là các phó giám đốc và các phòng ban với các chức năng cụ thể sau :

- Giám đốc công ty : Là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật, có quyền điều hành cao nhất và chịu trách nhiệm trực tiếp trước cấp trên về tình hình hoạt động của công ty. Ngoài công tác phụ trách chung các mặt trong hoạt động quản lý kinh doanh, giám đốc còn trực tiếp điều hành, giám sát các mặt công tác của một số đơn vị:

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tình giá thành sản phẩm ở công ty cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CT cho đối tượng Đối chiếu Ž Ž Hình thức sổ kế toán Chứng từ- ghi sổ. Các sổ kế toán sử dụng: Chứng từ ghi sổ. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Sổ cái tài khoản. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có đày đủ chứng từ gốc được phân loại theo thời gian và nội dung kinh tế để lập Chứng từ-ghi sổ trước khi ghi vào sổ kế toán. Ghi chép sổ kế toán gồm: + Thực hiện đăng ký trên Sổ đăng ký Chứng từ- ghi sổ. Sổ đăng ký Chứng từ- ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chếp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thơì gian, sổ này vừa để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý các chứng từ đã ghi sổ, vừa kiểm tra đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh. Chứng từ + Ghi sổ cái tài khoản trên cơ sở các Chứng từ- ghi sổ đã lập. Sổ cái TK 621, 622, 627, 154... Chứng từ ghi sổ Œ Ž ŒHạch toán chi tiết Đăng ký chứng từ ghi sổ   BCĐPS  Tổng hợp chi tiết  BCTC ‘  Hình thức sổ kế toán Nhật ký- chứng từ. Bao gồm các sổ kế toán: Các Nhật ký- chứng từ. Các Bảng kê. Sổ cái các tài khoản. Đặc điểm chủ yếu của hình thức sổ kế toán này là: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh ở chứng từ gốc, các bảng kê đều được phân loại để ghi vào Nhật ký -chứng từ, đến cuối tháng, ttổng hợp số liệu từ các Nhật ký- chứng từ để ghi vào sổ cái tài khoản. Hình thức này kết hợp chặt chẽ việc ghi chếp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế, giúp cho công tác kế toán giảm bớt việc ghi chép trên các sổ (thẻ) chi tiết do đó giảm bớt khối lượng công tác kế toán. Chứng từ chi phí Bảng kê số 6 Bảng kê số 4 Bảng kê số 5 Œ Œ Œ   Ž    NK- CT Số 7 Thẻ giá thành sản xuất   Sổ cái TK 621, 622, 627, 154,... ‘ BCTC 5. Khái quát hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở kế toán Mỹ và kế toán Pháp. 5.1. Theo kế toán Mỹ. Tại Mỹ, chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm tất cả các chi phí và nguồn được sử dụng để mang lại doanh thu. Trong một Xí nghiệp sản xuất, các chi phí liên quan đến việc chế tạo ra sản phẩm được gọi là chi phí sản xuất. Theo quan niệ đó thì chi phí sản xuất bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung. Giá thành (hay giá phí) trong kế toán Mỹ được chia làm 2 loại: - Giá thành sản phẩm (Giá phí sản xuất ): Là các giá phí liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm. - Giá thành chung cho kỳ: Là các giá phí liên hệ đến các hoạt động chung cho kỳ kế toán. Như vậy, giá thành chung bao gồm chi phí quản lý và chi phí bán hàng. * Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Mỹ được khái quát qua hai sơ đồ sau: Sơ đồ 7 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Phương pháp kê khai thường xuyên (Kế toán Mỹ) TK kiểm soát TK kiểm soát TK kiểm soát tồn kho vật liệu SPDD TP vật liệu thực tế xuất dùng vào SXSP Giá trị SP TK lương phải trả CNSX hoàn thành trong kỳ Kết chuyển CP tiền lương. TK chi phí SXC CPSXC phân bổ Cho sản xuất Sơ đồ 8 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Phương pháp kiểm kê định kỳ (Kế toán Mỹ) Giá trị SPDD cuối kỳ TK tiêu thụ TK kiểm soát SPDD TK sản xuất Giá trị SPDD đầu kỳ TK kiểm soát tồn kho VL Giá trị SP hoàn thành K/c vật liệu tồn đầu kỳ trong kỳ. TK mua hàng K/c giá trị hàng mua trong kỳ TK lao động trực tiếp K/c CPLĐ trong kỳ TK CPSXC Phân bổ & kết chuyển CPSXC trong kỳ Như vậy, hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Mỹ tương tự như ở kế toánViệt Nam, cùng sử dụng hai hệ thống phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ. Trong phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán Mỹ sử dụng TK “Mua hàng” để theo dõi các nghiệp vụ mua vật tư trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang TK “sản xuất “để xác định giá trị vật tư xuất dùng trong kỳ đồng thời tính giá thành sản phẩm. Kế toán Việt Nam tập hợp giá trị hàng mua trong kỳ trên TK 611” hàng hoá”, cuối kỳ kiểm kê và xác định giá trị hàng xuất, kết chuyển qua TK 621”CPNVLTT” rồi mới kết chuyển vào tính giá thành. 5.2. Theo kế toán Pháp. Chi phí được hiểu là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để mua các yếu tố của quá trình sản xuất trong một thơì gian nhất định. Theo quan điểm này, chi phí gồm có hai bộ phận: - Chi phí mua hàng hoá, vật tư, các loại dự trữ cho sản xuất . - Các phí tổn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giá thành sản phẩm bao gồm: Giá phí sản xuất và giá phí phân phối. - Giá phí sản xuất: bao gồm giá phí vật liệu sử dụng trong sản xuất và các chi phí về sản xuất như nhân công, tu bổ, sửa chữa, khấu hao... - Giá phí phân phối: Bao gồm các chi phí về tiêu thụ sản phẩm, chi phí vận chuyển, bao bì... * Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo kế toán Pháp được khái quát ở sơ đồ sau: Như vậy, về thực chất ở đây kế toán Pháp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán. Sơ đồ 9 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (kế toán Pháp) TK tồn kho vật liệu Tk giá phí SX TK giá thành Giá trị vật liệu xuất kho TK thành phẩm Giá thành Giá trị đưa vào sản xuất SP nhập kho SP xuất kho tiêu thụ TK chi phí phân chia Tk SPDD CP trực tiếp Giá phí TK T.tâm SX SPDD CPSX phân bổ Gián tiếp CPSXGT TK giá phí phân phối CP trực tiếp K/c giá phí TK giá phí PP Phân phối CPgián tiếp Phân bổ CPGT Chương hai: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cơ Khí Hà Nội. 1. Đặc điểm chung của công ty Cơ Khí Hà Nội. 1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty: Công ty Cơ Khí Hà Nội, tên giao dịch quốc tế là HAMECO, đăng ký kinh doanh số 108898, trụ sở đặt tại số 24 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân Hà Nội, là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp, Bộ công nghiệp. Ngày 12/4/1958 đã diễn ra lễ khánh thành và đưa vào sản xuất Nhà máy cơ khí đầu tiên của nước Việt Nam. Đó chính là sự ra đời của Nhà máy cơ khí Hà Nội, đánh dấu một sự kiện trọng đại của nền cơ khí nước nhà. Lúc bấy giờ Nhà máy có nhiệm vụ là sản xuất các loại máy công cụ có độ chính xác cấp II để trang bị cho ngành cơ khí non trẻ của Việt nam, đáp ứng yêu cầu khôi phục và và phát triển kinh tế, trên cơ sở đó phát huy vai trò của Nhà máy trong nền kinh tế quốc dân. Nhiệm vụ được giao thì lớn mà cơ sở vật chất còn nghèo nàn lạc hậu, trình độ CBCNV còn chưa cao nhưng dưới sự lãnh đão của Đảng và được sự giúp đỡ cả về vật chất và kỹ thuật của các chuyên gia Liên Xô, đặc biệt là sự quan tâm, nhắc nhở của Bác Hồ đã từng 9 lần về thăm nhà máy trong vòng 5 năm (1958-1963) là những sự động viên khích lệ to lớn đối với tập thể CBCNV nhà máy trong việc thi đua sản xuất, thi đua phát huy sáng kiến kỹ thuật, vượt qua mọi khó khăn ban đầu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bốn mươi bốn năm xây dựng và phát triển lớn lên cùng đất nước, Công ty cơ khí Hà Nội đã trải qua những khó khăn và thử thách trong tình hình chung của nước nhà cũng như tiềm lực có hạn của bản thân nhưng cũng có không ít những thành tựu rất đáng tự hào hôm nay. * Giai đoạn 1985 trở về trước : Dưới cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, Nhà máy cơ khí Hà Nội luôn là một trong những đơn vị được Đảng và Nhà nước quan tâm, nâng đỡ. Đó là giai đoạn gặp nhiều khó khăn do chiến tranh và nghèo nàn lạc hậu nhưng nhà máy vẫn luôn là nhà máy kiểu mẫu trong ngành cơ khí Việt Nam.Trong những bước đi ban đầu, được sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, Nhà máy chỉ lắp ráp máy công cụ và sản xuất thí nghiệm . Bằng chính nỗ lực trong khám phá để cải tiến kỹ thuật, mở rộng mặt hàng, Nhà máy đã có thể chế tạo những loại máy phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao như máy khoan cần 2A592, máy khoan 525, máy tiện T630, T620, máy tiện vạn năng T925, T812B...Ngoài ra, để phục vụ cho cuộc kháng chiến của dân tộc, nhà máy còn sản xuất các sản phẩm quốc phòng như: súng cối, thước ngắm 510, máy bơm xăng cho quân đội... Song vượt lên mọi khó khăn đó, hầu như năm nào nhà máy cũng hoàn thành kế hoạch sản xuất, được tặng thưởng nhiều Huân chương và danh hiệu Anh hùng lao động cho cả tập thể và cá nhân. Đặc biệt, năm 1975, nhà máy đã vinh dự được tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất. Các năm 1975, 1976, 1977 là các năm lao động, sản xuất đạt hiệu quả, năng suất cao. Năm 1978 được coi là năm bản lề của kế hoạch 5 năm lần thứ hai, chỉ trong vòng 3 năm (1982-1985) năng suất lao động tăng 8.26%, GTTSL tăng bình quân 11.08%. Năm 1985, Nhà máy cơ khí Hà Nội đổi tên thành Công ty cơ khí Hà Nội . * Từ 1986: Cơ chế quản lý nhà nước chuyển đổi từ thời kỳ bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà Nước. Trong những năm đầu công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước là thời kỳ Công ty cơ khí Hà Nội gặp nhiều khó khăn nhất cả về đội ngũ cán bộ quản lý cũng như cơ chế quản lý. Do đó công ty rơi vào tình trạng khó khăn thừa lao động, thiếu vốn hoạt động, thiếu mặt hàng định hướng, sản phẩm làm ra ứ đọng do chất lượng kém, tiền lương thấp, không đảm bảo đời sống của CBCNV... Trong sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, với tinh thần phấn đấu kiên trì, công ty cơ khí Hà Nội quyết tâm từng bước đẩy lùi khó khăn. Một mặt, công ty vẫn giữ vững mặt hàng truyền thống không ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới về mẫu mã, đồng thời đa dạng hoá sản phẩm, bằng các giải pháp nâng cấp thiết bị, ứng dụng tự động hoá, quy hoạch lại các xưởng nhằm hợp lý hoá bộ máy quản lý xưởng và tăng thêm hiệu quả lãnh đạo sản xuất, đẩy mạnh hợp tác sản xuất trực tiếp với nước ngoài, nhất là với Liên Xô; cử công nhân, kỹ sư, cán bộ đi thực tập nâng cao tay nghề ở nước ngoài. Công ty cơ khí Hà Nội đã bắt buộc hạch toán kinh tế độc lập, áp dụng hình thức phân phối lợi nhuận nhằm khuyến khích vật chất đối với người lao động trên cơ sở làm việc có hiệu quả. Chủ trương của nhà máy là lấy nhu cầu thị trường là mục tiêu quan trọng hàng đầu; do đó, đến năm 1992, sản phẩm của công ty đã dần lấy lại uy tín với khách hàng. Năm 1993, giá trị tổng sản lượng của công ty tăng 32,8% so với năm trước, doanh thu đạt 18.086 tỷ đồng, tăng 54,8%. Công ty cũng đã chế tạo được máy nghiền xi măng, tu sửa mới được nhiều máy móc, tổ chức lại sản xuất, tinh giản biên chế, kiện toàn bộ máy quản lý. * Giai đoạn từ 1994 đến nay : Công ty cơ khí Hà Nội đã bước ra khỏi những khó khăn, dần dần phục hồi và xây dựng phát triển và không ngừng vươn lên chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước, khẳng định vai trò của mình trong nghành cơ khí Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, trong thời gian qua, công ty đã áp dụng nhiều mô hình sản xuất kinh doanh, đặc biệt công ty còn có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp ( tiến hành liên doanh với hãng SHIROKI của Nhật bản về chế tạo khuôn mẫu) đồng thời chuyển đổi cơ cấu sản xuất các loại thiết bị, dụng cụ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hiện nay, Công ty cơ khí Hà Nội đang là doanh nghiệp hàng đầu của nghành cơ khí Việt nam, đã được nhà nước tặng thưởng Huân chương độc lập hạng III, và có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây.Năm 1998, công ty là đơn vị duy nhất trong ngành cơ khí được nhà nước đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực sản xuất với tổng số vốn 159 tỷ. Năm 2000 là năm có khá nhiều thành tích trong công tác tìm kiếm việc làm, chỉ đạo và ổn định đời sống CBCNVC. đặc biệt năm 2000, công ty đã được cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo ISO 9002. Về đầu tư, hiện đang là năm thực hiện bước hai của giai đoạn I về đầu tư hiện đại hoá xưởng đúc, hầu hết các gói thấu đã được công ty thực hiện có chất lượng với lãi vay tín dụng ưu đãi, chế độ giải ngân phù hợp. Thành quả và kinh nghiệm hơn 40 năm qua, nhất là trong hơn 10 năm đổi mới, là điểm tựa vững chắc để Công ty cơ khí Hà Nội tiếp tục vươn lên mạnh mẽ. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của đơn vị Công ty cơ khí Hà Nội là một doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh các máy móc thiết bị phục vụ cho công nghiệp. Nhiệm vụ của công ty luôn được đặt ra là: - Trong quan hệ với Tổng công ty (MIE), công ty cơ khí Hà Nội được chủ động tổ chức, tiến hành sản xuất kinh doanh theo chiến lược và kế hoạch phát triển của riêng công ty nhưng phải nằm trong tổng thể quy hoạch, chiến lược phát triển chung của Tổng công ty; định kỳ thực hiện chế độ báo cáo với Tổng công ty về tình hình sản xuất kinh doanh và chấp hành các quyết định về thành lập, sát nhập, giải thể, các quy định liên quan đến cán bộ, tổ chức cán bộ, thực hiện các quy định về phân cấp quản lý tài chính, hạch toán kinh doanh đối với công ty của Tổng công ty. - Đối với Bộ công nghiệp, công ty phải thực hiện các tiêu chuẩn về sản phẩm, tiêu chuẩn công nghệ, các định mức tiền lương do Bộ ban hành và chịu sự kiểm tra, báo cáo việc thực hiện các chỉ tiêu định mức đó. - Đối với Nhà nước thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế và các khoản phải nộp khác. - Đối với cán bộ công nhân viên phải tạo đủ công ăn việc làm và đáp ứng được mức sống tối thiểu và các quyền lợi chính đáng khác cho anh chị em công nhân. Công ty cơ khí Hà Nội có nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng cơ khí phục vụ chủ yếu cho các ngành kinh tế, công nghiệp dưới dạng các sản phẩm hoặc phụ tùng thay thế. Trình độ công nghệ sản xuất được xếp vào loại công nghệ cao : công ty có dây truyền tạo phôi gang và thép chất lượng cao, sản lượng 6000 tấn/ năm, sản xuất được nhiều mác gang và thép đặc biệt, các hợp kim cao cấp cũng như một giàn thiết bị cỡ lớn có khả năng gia công chi tiết lớn mà không một nơi nào ở Việt nam có thể làm được. Hiện nay, công ty đang thực hiện các dự án nâng cấp thiết bị, đầu tư thiết bị, đổi mới công nghệ để nâng cao khả năng sản xuất và mở rộng thị trường, đầu tư xây dựng xưởng cơ khí chính xác, đầu tư nâng cao khă năng ứng dụng công nghệ tự động, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất máy công cụ, thiết bị toàn bộ cho các nhà máy đường, xi măng, các trạm bơm cỡ lớn. Các sản phẩm chủ yếu của công ty bao gồm : * Máy công cụ: - Các máy công cụ thông dụng như các máy tiện : T630A, T630D, T18A, T14L, máy bào ngang B265, máy khoan cần K525. - Các loại máy khác như : Máy phay vạn năng, máy mài tròn ngoài, máy mài phẳng... và các loại máy chuyên dùng theo đơn đặt hàng. - Công ty đã bắt đầu chế tạo máy công cụ đIều khiển số CNC trên cơ sở các máy trong chương trình sản xuất máy chuyên dùng theo đơn đặt hàng. *Phụ tùng và thiết bị công nghiệp : - Bơm và thiết bị thuỷ đIện : + Những loại bơm thuỷ lực như bơm bánh răng, bơm piston hướng kính, hướnh trục, bơm trục vít, áp suất trên 30MPa. + Bơm nước đến 36.000m3/h + Các trạm thuỷ điện với công suất đến 2.000 kw. - Phụ tùng và thiết bị đường : sản xuất và lắp đặt thiết bị toàn bộ cho các nhà máy đường đến 2.000 TM/ ngày, các thiết bị lẻ cho nhà máy đường đến 8.000TM/ ngày, trong đó có những thiết bị chính như máy đập mía công suất 2.800 kw, các nồi nấu chân không, nồi bốc hơi, gia nhiệt... - Phụ tùng và thiết bị xi măng : + Sản xuất, lắp đặt toàn bộ cho nhà máy xi măng đến 80.000T/ năm. + Các loại thiết bị và phụ tùng thay thế khác cho các nhà máy xi măng lò quay cỡ lớn. - Phụ tùng và thiết bị lẻ cho các ngành công nghiệp khác như dầu khí, giao thông, hoá chất, điện lực, thuỷ lợi... - Thép cán xây dựng từ F 8 đến F 24 tròn hay vằn, thép góc các loại. Hiện nay, nguồn vốn của công ty là 159 tỷ đồng do nhiều nguồn hình thành: Vốn do ngân sách nhà nước cấp, vốn vay, vốn hoạt động tài chính. Vốn cố định của công ty là 58 tỷ đồng chiếm 36,4% và vốn lưu động là 100 tỷ đồng chiếm 63,06% đối với tổng nguồn vốn. Tỷ lệ này cho thấy công ty phân phối vốn một cách hợp lý đối với một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Có thể thấy rằng Công ty cơ khí Hà Nội đã tự chủ trong sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc nhiều vào Nhà nước. Bằng chiến lược và kế hoạch cụ thể, những quyết định năng động giúp cho việc nắm bắt cơ hội kinh doanh kịp thời; cùng với sự đổi mới các chính sách, cơ chế kinh tế và công cụ quản lý tài chính của Nhà nước đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của công ty. Với truyền thống và khả năng lớn mạnh của mình, Công ty cơ khí Hà Nội đã tìm được những thị trường tiêu thụ tương đối lớn, không chỉ trong nước mà còn cả ở ngoài nước; đặc biệt sản phẩm máy công cụ và phụ tùng máy công cụ sản xuất không kịp nhu cầu của thị trường. Do yêu cầu phát triển của các ngành đường, điện, thép, xi măng trong những năm gần đây, sản phẩm thiết bị công nghiệp, thiết bị kết cấu công trình và phụ tùng, phụ kiện công nghiệp cũng được tiêu thụ mạnh. Hiện nay công ty đang mở rộng thị trường ra nước ngoài như Nhật và Châu âu. Trong thời gian qua, công ty đã xuất khẩu được một số sản phẩm sang các nước Tây Âu, ý, Đan Mạch như hộp số công suất lớn, bánh răng, bánh xích. Bên cạnh đó, Công ty đang thực hiện hai dự án với công ty ASOMA và công ty UDALL dưới sự tài trợ của tổ chức DANIDA của chính phủ Đan Mạch để xuất khẩu sản phẩm cơ khí sang Châu Âu và các nước vùng Scan-di-na-vơ với trị giá khoảng 2 triệu USD/năm. Ngoài ra, công ty còn tăng cường mở rộng thị trường ra các nước trong khu vực ASEAN. Sau đây là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 1999, 2000, 2001 trên một số chỉ tiêu chính: Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001* So sánh 1999/2000 Số TĐ % Tổng GTSL 37.637 38.824 35.544 1151 103 Tổng DT 46.232 48.048 44.088 1.816 104 -DT SXCN 41.045 43.405 - 2.360 106 Tổng CP 43112 43.196 - 84 100,2 Tổng lợi nhận 3.120 4.852 - 1.732 155,5 Tổng thuế 1.236,4 1.964,12 - 727,72 159 Đầu tư XDCB 2.109 23.500 - 21.391 1114 (*) Năm 2001 theo số liệu 9 tháng đầu năm Như vậy Doanh thu và giá trị tổng sản lượng năm 2000 đều tăng so với năm 1999, trong năm 2001 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo tổng kết 9 tháng đầu năm như sau: -VềTổng DT năm 2001 đạt 44.088 triệu đồng đạt 156% so với cùng kỳ năm 2000 (28.270 triêu đồng), Tổng DT dự kiến năm 2001 là khoảng 63,3 tỷ đồng - Về Tổng GTSL năm 2001 đạt 35.544 triệu đồng đạt 162,7% so với cùng kỳ năm 2000 (21.840 triệu đồng). -Về giá trị hợp đồng ký 9 tháng đầu năm 2001 đạt 121,4% so với cùng kỳ năm trước. -Thu nhập bình quân đầu người năm 2001 là 956.327 đồng so với năm 2000 tăng thêm 108% , thu nhập đầu người tăng đã khuyến khích cán bộ công nhân thêm gắn bó cùng công ty. 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động của đơn vị. Công ty có 948 CBCNV, trong đó nữ : 238 người, chiếm 25.1%; tuổi bình quân là 41.4. Bao gồm : -Số CBCNV có trình độ : 1 tiến sỹ, 2 thạc sỹ, 159 người có trình độ cao đẳng hoặc đại học, 82 người có trình độ trung cấp. - Số cán bộ quản lý là 69, trong đó có 57 người có trình độ đại học trở lên. - Số công nhân kỹ thuật là 546, trong đó số công nhân có tay nghề bậc 5 trở lên là 376 người. Đây là cố gắng rất lớn của công ty trong việc tạo cho mình có được lực lượng sản xuất hùng hậu để tiếp thu kịp thời công nghệ sản xuất mới, theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật. 1.3.1. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty cơ khí Hà Nội : Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty theo Quyết định 922-929 /QĐ-TC ký ngày 2/10/2001, Quyết định 1078/QQĐ-TC ngày 26/11/2001, Thông báo 615/2001-CKHN/TC ký ngày 11/6/2001. Công ty cơ khí Hà Nội áp dụng mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến, chức năng dựa trên chế độ tập trung dân chủ, được tổ chức thành các phòng ban, phân xưởng để thực hiện chức năng quản lý vì vậy, ở mỗi cấp quản lý các quyết định về chức năng đều tập trung cho lãnh đạo trực tuyến, các lĩnh vực chuyên môn cụ thể trong từng bộ phận cụ thể đều do lãnh đạo chức năng đó quản lý. Đứng đầu bộ máy quản lý là giám đốc công ty, tiếp đến là các phó giám đốc và các phòng ban với các chức năng cụ thể sau : - Giám đốc công ty : Là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật, có quyền điều hành cao nhất và chịu trách nhiệm trực tiếp trước cấp trên về tình hình hoạt động của công ty. Ngoài công tác phụ trách chung các mặt trong hoạt động quản lý kinh doanh, giám đốc còn trực tiếp điều hành, giám sát các mặt công tác của một số đơn vị: +Phòng dự án và TH CNCTM +Phòng tổ chức nhân sự: Giúp giám đốc quản lý về nhân sự của công ty, sắp xếp lại nhân sự cho phù hợp với các yêu cầu sản xuất của các phòng ban( bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, tuyển dụng, đào tạo), lao động tiền lương và thực hiện đầy đủ những chế độ chính sách của Nhà nước về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong công ty đúng với pháp luật và các quy chế hoạt động của công ty đã ban hành. +Phó giám đốc thường trực: điều hành chung mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc như quyết định mọi nguồn lực cho hoạt động điều hành, xây dựng chiến lược phát triển, phương án hợp tác liên doanh liên kết trong và ngoài nước. Phó giám đốc thường trực trực tiếp giám sát hoạt động của các phó giám đốc và các bộ phận như phòng kế toán thống kê tài chính và văn phòng công ty. Trực tiếp chịu sự điều hành của phó giám đốc thường trực có 5 phó giám đốc chức năng và một trợ lý giám đốc như sau: -Phó giám đốc nội chính: Trực tiếp điều hành, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị như Trung tâm xây dựng và bồi dưỡng hệ thống cơ sở CN, phòng quản trị đời sống, phòng bảo vệ, phòng văn hoá xã hội; chịu trách nhiệm trước giám đốc và có nhiệm vụ đề xuất phương án tổ chức bộ máy, sắp xếp lao động trong lĩnh vực công tác phụ trách. -Phó giám đốc kiêm giám đốc phụ trách máy công cụ: Trực tiếp quản lý và điều hành, kiểm tra sản xuất ở xưởng máy công cụ, một xưởng sản xuất chính các sản phẩm truyền thống của công ty cũng như là các sản phẩm máy công cụ trên phạm vi toàn công ty. -Phó giám đốc phụ trách sản xuất: Có chức năng điều hành hoạt động sản xuất , thực hiện đúng tiến độ, mục tiêu đã định; trực tiếp quản lý các bộ phận trung tâm điều hành SX và xí nghiệp kinh doanh vật tư chế tạo máy, trung tâm tự động hoá, xí nghiệp bánh răng, xưởng cơ khí lớn, xưởng gia công áp lực và nhiệt luyện, xưởng đúc và xưởng khoan cán thép. -Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: có nhiệm vụ điều tra nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ KHKT vào công tác thiết kế xây dựng quy trình công nghệ, chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm, an toàn lao động vệ sinh công nghiệp, quản lý chất lượng sản phẩm; trực tiếp quản lý các bộ phận như phòng kế hoạch, phòng quản lý sản phẩm và môi trường, thư viện. -Phó giám đốc KH kinh doanh thương mại và quan hệ quốc tế: Quản lý và chịu trách nhiệm trong lĩnh vực hoạt động đối ngoại và xuất nhập khẩu, chỉ đạo xây dựng các phương án đấu thầu, các phương án xuất nhập khẩu, trực tiếp quản lý văn phòng giao dịch thương mại. -Trợ lý giám đốc: có chức năng hỗ trợ công việc điều hành công tác sản xuất của phó giám đốc thường trực, thực hiện các công việc điều hành chung được uỷ quyền. Dưới các phó giám đốc là các phòng ban, một số các phòng ban thực hiện các chức năng chính như sau: +Văn phòng giao dịch thương mại: Giao dịch với các đối tác trong và ngoài nước, nghiên cứu thị trường; thiết lập và theo dõi thực hiện các hợp đồng kinh tế của công ty đã ký kết với các khách hàng và các nhà cung ứng để đảm bảo sản xuất kinh doanh của công ty và giải quyết những vướng mắc của khách hàng trong qúa trình thực hiện hợp đồng; thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc uỷ thác của công ty. +Phòng kế toán thống kê tài chính: Theo dõi tình hình hoạt động của công ty, quản lý vốn bằng tiền, thực hiện hạch toán kinh tế theo chế độ kế toán nhà nước và công ty quy định, cung cấp các thông tin tài chính phục vụ cho việc ra quyết định của ban giám đốc, đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ thống kê, quản lý về kho tàng, vốn, tài sản và lập các dự toán, kiểm tra việc thực hiện dự toán, định mức chi tiêu sử dụng vật tư, tài sản, vốn và kinh phí. +Phòng quản lý chất lượng sản phẩm và môi trường: Phụ trách công ciệc kiểm tra chất lượng sản phẩm và môi tường, an toàn lao động. +Trung tâm tự động hoá: có nhiệm vụ nghiên cứu những công nghệ mới, tự động hoá, tìm giải pháp ứng dụng vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng của các sản phẩm và thích ứng với nhu cầu của thị trường. +Trung tâm điều hành sản xuất : có chức năng cân đối khả năng thực tế về vật tư, lập kế hoạch thực hiện tiến độ sản xuất, có nhiệm vụ điều phối hoạt động với phòng kỹ thuật để đề ra kế hoạch sản xuất. 1.3.2.Đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ của công ty Cơ Khí Hà Nội . *Tổ chức sản xuất: Do quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song, để đảm bảo cho việc chuyên môn hoá cũng như việc phối kết hợp giữa các khâu trong quá trình sản xuất, công ty cơ khí Hà Nội đã tổ chức thành nhiều xưởng, mỗi xưởng có nhiệm vụ cụ thể và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của phó giám đốc phụ trách sản xuất. Các bộ phận sản xuất bao gồm: -Xưởng máy công cụ là xưởng sản xuất chính chuyên sản xuất các loại máy công cụ như máy tiện, máy khoan, máy bào, máy cưa...vốn là các sản phẩm truyền thống của công ty và do một phó giám đốc chịu trách nhiệm riêng. -Xưởng này được chia thành các phân xưởng nhỏ như: phân xưởng cơ khí A4, phân xưởng lắp ráp, phân xưởng dụng cụ. - Xưởng cơ khí lớn: Chuyên gia công các phụ tùng cơ khí và các chi tiết máy công nghiệp. -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100211.doc
Tài liệu liên quan