Chuyên đề Nâng cao chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa

Mục lục

Bảng ký hiệu viết tắt 4

Lời mở đầu 5

Chương 1: Chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 7

1.1.Bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 7

1.1.1.Tổng quan về Ngân hàng thương mại 7

1.1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại 7

1.1.1.2. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 9

1.1.2. Bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 14

1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng 14

1.1.2.2.Vai trò của bảo lãnh 17

1.1.2.3. Phân loại bảo lãnh 19

1.1.2.4. Quy trình bảo lãnh của ngân hàng 26

1.2. Chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 27

1.2.1. Khái niệm 27

1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 28

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 30

1.3.1. Nhân tố thuộc về Ngân hàng thương mại 30

1.3.2. Nhân tố thuộc về khách hàng 33

1.3.3. Nhân tố thuộc về bên nhận bảo lãnh 34

1.3.4. Nhân tố thuộc về Nhà nước 34

Chương 2: Thực trạng chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 35

2.1. Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 35

2.1.1.Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa 35

2.1.1.1. Lịch sử phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 35

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 36

2.1.2. Hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa trong giai đoạn 2004 – 2006 40

2.1.2.1. Phân tích hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa trong giai đoạn 2004 - 2006 40

2.1.2.3. Đánh giá hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 46

2.2. Thực trạng chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 47

2.2.1. Thực trạng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 47

2.2.1.1. Quy trình bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 47

2.2.1.2. Tình hình bảo lãnh của Chi nhánh trong thời gian qua 55

2.2.2. Phân tích chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 59

2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 63

2.3.1. Kết quả đạt đuợc 63

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 64

2.3.2.1. Hạn chế 64

2.3.2.2. Nguyên nhân 65

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 68

3.1. Định hướng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa trong thời gian tới 68

3.1.1. Định hướng chung của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 68

3.1.2. Định hướng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 69

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 70

3.2.1. Xây dựng một chính sách marketing hiệu quả để thực hiện đa dạng hóa khách hàng, tiến tới một cơ cấu bảo lãnh hợp lý, an toàn 70

3.2.2. Tuân thủ nghiêm túc quy trình bảo lãnh 70

3.2.3. Xây dựng chương trình và hệ thống quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh 72

3.2.4. Xây dựng một chính sách phí và mức ký quỹ hợp lý 73

3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ bảo lãnh 75

3.2.6. Nâng cao uy tín của ngân hàng và mở rộng hoạt động ngân hàng đại lý. 76

3.3. Kiến nghị 76

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam 76

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 77

3.3.3. Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước 78

Kết luận 80

Tài liệu tham khảo 81

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quận Đống Đa – Hà Nội. CN NHCT Đống Đa đã phát triển qua rất nhiều giai đoạn, các giai đoạn này có thể được khái quát như sau: Năm 1955 – 1957: CN NHCT Đống Đa trước đây là Phòng công thương nghiệp Ô Chợ Dừa thuộc chi nhánh ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội. Năm 1957: Phòng công thương nghiệp Ô Chợ Dừa được nâng cấp thành Chi điếm Ngân hàng Nhà nước khu phố Đống Đa có trụ sở đặt tại 237 phố Khâm Thiên – Hà Nội. Năm 1972 – 1987: Chi điếm ngân hàng nhà nước khu phố Đống Đa được đổi tên thành chi nhánh ngân hàng nhà nước khu phố Đống Đa, có chức năng như một ngân hàng trung ương cơ sở, hoạt động vừa mang tính kinh doanh vừa mang tính quản lý nhà nước. Năm 1988: Trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Việt Nam có sự thay đổi lớn, chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp, chi nhánh nghiệp vụ ngân hàng nhà nước khu phố Đống Đa cũng được chuyển đổi thành NHCT quận Đống Đa trực thuộc NHCT thành phố Hà Nội theo Nghị định 53/HĐBT về “Đổi mới hoạt động Ngân hàng”. Năm 1993 Hệ thống NHCT thực hiện đổi mới về cơ cấu tổ chức, theo đó NHCT thành phố Hà Nội bị xóa bỏ và CN NHCT Đống Đa trở thành chi nhánh NHCT cấp 1 trực thuộc NHCT Việt Nam. Sự đổi mới này thực sự đã có hiệu quả, điều đó được chứng minh qua những bước phát triển nhanh chóng của CN NHCT Đống Đa. Trong những năm qua chi nhánh liên tục được mở rộng về quy mô hoạt động, về tổ chức bộ máy và mạng lưới, kết quả hoạt động kinh doanh cũng không ngừng tăng trưởng, CN ngày càng có uy tín được nhiều bạn hàng đánh giá cao. Sự nghiệp phát triển của ngành và quá trình phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô có phần đóng góp rất lớn của CN NHCT Đống Đa. Do những thành tích xuất sắc trong hoạt động nên CN đã được Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba năm 1995, năm 1998 được tặng thưởng huân chương lao động hạng hai, năm 2002 được tặng thưởng huân chương lao động hạng nhất. Đặc biệt năm 2003 chi nhánh đã được trao tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”. Đến nay NHCT Đống Đa đã trở thành một chi nhánh ngân hàng lớn, có uy tín trên địa bàn thành phố Hà Nội, là con chim đầu đàn trong hệ thống NHCT Việt Nam. 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa Bộ máy tổ chức CN NHCT Đống Đa bao gồm có 13 phòng ban được đặt dưới sự điều hành của ban giám đốc, đó là : Phòng kế toán giao dịch, Phòng tài trợ thương mại, Phòng khách hàng số 1, Phòng khách hàng số 2, Phòng khách hàng cá nhân, Phòng quản lý rủi ro, Tổ quản lý nợ có vấn đề, Phòng thông tin điện toán, Phòng tổ chức hành chính, Phòng tiền tệ kho quỹ, Phòng kiểm tra nội bộ, Phòng tổng hợp tiếp thị, Phòng kế toán tài chính. Ngoài ra chi nhánh còn có 2 phòng giao dịch, 14 quỹ tiết kiệm, 2 điểm giao dịch mẫu, 8 máy ATM nằm rải rác trên địa bàn quận Đống Đa. Các phòng ban này đều được chuyên môn hóa theo chức năng và nghiệp vụ cụ thể. Tuy nhiên, chúng vẫn là một bộ phận không thể tách rời trong ngân hàng do đó chúng luôn có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau. Bảng 2.1: Mô hình tổ chức của NHCT Đống Đa Chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa P.Khách hàng số 1 Ban giám đốc: - 1 giám đốc - 3 phó giám đốc P.Tổ chức hành chính P.Khách hàng số 2 P.Thông tin điện toán P.Khách hàng cá nhân P.Kiểm tra nội bộ P.Tài trợ thương mại P.Tiền tệ kho quỹ P.Tổng hợp tiếp thị P.Kế toán giao dịch P.Quản lý rủi ro Tổ quản lý nợ có vấn đề P. Kế toán tài chính 2 phòng giao dịch : Phòng giao dịch Cát Linh và Phòng giao dịch Kim Liên. 14 quỹ tiết kiệm, 2 điểm giao dịch Hoạt động của các phòng ban * Ban giám đốc: gồm có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. Ban giám đốc thực hiện chức năng điều hành, quản lý chung toàn chi nhánh và có quyền quyết định cao nhất trong chi nhánh. * Phòng kế toán giao dịch: Phòng kế toán giao dịch thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng như thực hiện mở, đóng tài khoản; thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền, thanh toán không dùng tiền mặt; cung cấp các dịch vụ ngân hàng; tư vấn cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng; tiến hành thanh toán và xử lý hạch toán kế toán các giao dịch theo quy định của nhà nước và của NHCT Việt Nam. Phòng kế toán giao dịch đồng thời cũng thực hiện các nghiệp vụ thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên ngân hàng. * Phòng kế toán tài chính Phòng kế toán tài chính có chức năng trợ giúp ban giám đốc trong công tác quản lý tài chính và chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định. Do vậy nhiệm vụ của phòng này là hạch toán lương và các khoản thu nhập khác của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh; thực hiện quản lý các giao dịch nội bộ; theo dõi các tài sản, công cụ lao động của chi nhánh,…; phối hợp với các phòng để hạch toán lãi lỗ của chi nhánh. * Phòng tài trợ thương mại Phòng tài trợ thương mại thực hiện các nghiệp vụ về tài trợ thương mại theo hạn mức được cấp như phát hành, sửa đổi, thông báo, thanh toán L/C nhập khẩu; thực hiện nhờ thu, bảo lãnh cho hoạt động xuất nhập khẩu trong phạm vi được phép. Ngoài ra phòng tài trợ thương mại còn thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại hối; hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ các đại lý thu đổi ngoại tệ thuộc chi nhánh quản lý; phối hợp với phòng kế toán giao dịch thực hiện chuyển tiền nước ngoài. * Các phòng khách hàng Các phòng khách hàng thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, tiến hành thẩm định khách hàng và cung cấp các sản phẩm tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp lớn như cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay dự án, bảo lãnh,…, đồng thời theo dõi và xử lý các khoản tín dụng này theo quy định hiện hành của NHNN và NHCT Việt Nam. Phòng khách hàng số 1 thực hiện nghiệp vụ tín dụng cho các doanh nghiệp lớn. Phòng khách hàng số 2 có đối tượng khách hàng giao dịch là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phòng khách hàng cá nhân có nhiệm vụ cung cấp các sản phẩm tín dụng cho các đối tượng là khách hàng cá nhân như cho vay tiêu dùng, cho vay du học,… *Phòng quản lý rủi ro và tổ quản lý nợ có vấn đề Phòng quản lý rủi ro và Tổ quản lý nợ có vấn đề là 2 bộ phận mới được thành lập từ năm 2006. Phòng quản lý rủi ro có chức năng tái thẩm định các khoản nợ nhằm theo dõi và phát hiện kịp thời các khoản nợ có vấn đề, quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh. Tổ quản lý nợ có vấn đề có nhiệm vụ theo dõi và chịu trách nhiệm xử lý, thu hồi các khoản nợ đã quá hạn chưa thu hồi được. * Phòng thông tin điện toán Phòng thông tin điện toán thực hiện công tác duy trì thông suốt hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh, bảo dưỡng các thiết bị thông tin điện toán của chi nhánh, cập nhật các phiên bản phần mềm mới về công nghệ ngân hàng do NHCT Việt Nam triển khai và hướng dẫn các phòng ban khác trong chi nhánh. * Phòng tổ chức hành chính Phòng tổ chức hành chính thực hiện công tác quản lý nhân sự tại chi nhánh như tuyển dụng cán bộ, tổ chức đào tạo cán bộ, điều chuyển và sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, thực hiện các chính sách của Nhà nước liên quan đến người lao động như chính sách tiền lương, bảo hiểm,… Đồng thời phòng này cũng thực hiện công tác quản trị văn phòng, như mua sắm theo dõi các trang thiết bị văn phòng, chăm lo đời sống của người lao động để hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. * Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng tiền tệ kho quỹ có chức năng quản lý quỹ tiền mặt, đảm bảo an toàn kho quỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHCT Việt Nam; tạm ứng và thu tiền từ các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch của chi nhánh; tiến hành thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có khoản thu chi từ ngân hàng lớn vượt quá thẩm quyền cho phép của các giao dịch viên; tiến hành ghi chép và theo dõi sổ sách thu chi; xuất nhập kho quỹ đầy đủ, chính xác và kịp thời. * Phòng kiểm tra nội bộ Phòng kiểm tra nội bộ có chức năng giúp ban giám đốc giám sát, kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động kinh doanh của CN nhằm đảm bảo các hoạt động đều tuân thủ theo đúng quy định của nhà nước và cơ chế quản lý của ngành. Phòng kiểm tra nội bộ thực hiện kiểm tra, giám sát, báo cáo kết quả kiểm tra và kiến nghị biện pháp xử lý theo chương trình, kế hoạch hoặc theo chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc về tổ chức, quy trình thực hiện nghiệp vụ của CN. Ngoài ra, phòng còn tiếp nhận và giải quyất các đơn thư khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của CN và của các cán bộ trong chi nhánh. * Phòng tổng hợp tiếp thị Phòng tổng hợp tiếp thị có chức năng tham mưu cho giám đốc chi nhánh trong việc lập kế hoạch kinh doanh, tổng hợp phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh. Hàng năm, hàng quý phòng có nhiệm vụ lập và trình bày báo cáo hoạt động của chi nhánh cho NHCT Việt Nam. Phòng tổng hợp tiếp thị còn có nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, hướng dẫn các khách hàng tới giao dịch tại chi nhánh sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. 2.1.2. Hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa trong giai đoạn 2004 – 2006 2.1.2.1. Phân tích hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa trong giai đoạn 2004 - 2006 Hoạt động huy động vốn Hoạt động huy động vốn là một hoạt động rất quan trọng của các NHTM. Các NHTM luôn cố gắng huy động nhiều vốn bởi vì vốn là vấn đề “sống còn” trong kinh doanh của các tổ chức tài chính. Với lợi thế là một chi nhánh cấp I của một ngân hàng được thành lập lâu đời có nhiều uy tín, CN NHCT Đống Đa có nhiều thuận lợi trong việc huy động vốn, điều này được minh chứng qua lượng vốn huy động của CN trong các năm khá lớn so với các CN NHTM khác. Bảng 2.2: Lượng vốn huy động của chi nhánh năm 2004-2006 Năm2004 Năm 2005 Năm 2006 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % 1.Tiền gửi tiết kiệm 1492 48,25 1692 49,10 1852 49,50 2.Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 1400 45,28 1414 41,03 1503 40,18 3.Kỳ phiếu 200 6,47 340 9,87 386 10,32 Tổng 3092 100 3446 100 3741 100 Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa( 2004 -2006) Từ bảng 2.2 ta thấy tổng nguồn vốn huy động đều tăng qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng lại giảm đi, nguyên nhân là do sự cạnh tranh gay gắt từ phía các NHTM khác đặc biệt là các NHTM cổ phần. Cụ thể năm 2005 tổng nguồn vốn đạt 3446 tỷ đồng bằng 104% so với kế hoạch, tăng so với năm 2004 là 354 tỷ đồng, tốc độ tăng là 11,5%; năm 2006 tổng nguồn vốn huy động đạt 3741 tỷ đồng bằng 93,5% so với kế hoạch, tăng so với năm 2005 là 295 tỷ đồng, tốc độ tăng là 8,56%. Trong tổng nguồn vốn huy động của CN, tiền gửi dân cư luôn chiếm phần lớn và tăng đều qua các năm. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng chiếm một tỷ lệ lớn, nhưng đang giảm tỷ trọng trong tổng vốn huy động. Hoạt động cho vay và đầu tư Bảng 2.3: Tình hình dư nợ của chi nhánh (2004 – 2006) Năm2004 Năm 2005 Năm 2006 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % 1.Cho vay ngắn hạn 1300 59 1357 66 1083 69 2.Cho vay trung, dài hạn 903 41 687 34 494 31 Tổng 2203 100 2044 100 1577 100 Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa (2004 – 2006) Từ bảng số liệu 2.3 ta thấy tổng dư nợ của CN giảm dần trong 3 năm, đặc biệt vào năm 2006 dư nợ của CN giảm mạnh chỉ còn 1577 tỷ đồng, bằng 77,15 % so với dư nợ năm 2005 và bằng 71,58 % so với dư nợ năm 2004. Nguyên nhân chính dẫn đến dư nợ giảm là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông trả nợ trước hạn theo quyết định của thanh tra, số tiền trả nợ là 16 tỷ đồng. Mặt khác, do có một số đơn vị có nợ quá hạn lớn, kinh doanh thua lỗ nên CN không thể cho vay tiếp mà chỉ tập trung thu nợ; một số doanh nghiệp cổ phần hóa có nguồn thu từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay cán bộ, công nhân viên nên đã giảm nợ vay NH. Hoạt động cho vay ngắn hạn: Trong những năm qua, CN luôn chú trọng đầu tư cho vay ngắn hạn với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ vốn nhập nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh ổn định và có hiệu quả. Do vậy, tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn trong tổng dư nợ thường rất lớn trên 50% tổng dư nợ của CN . Các doanh nghiệp thường xuyên vay ngắn hạn là: Công ty dược liệu trung ương 1, Công ty Sao Vàng, Công ty cơ điện Trần Phú, Công ty Thượng Đình, Công ty sơn tổng hợp Hà Nội, Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông,… Gần đây nhất, vào năm 2006, CN đã giải ngân cho Công ty cơ điện Trần Phú 352 tỷ đồng để nhập nguyên liệu sản xuất dây cáp điện, giải ngân cho Công ty Cổ phần dược TƯ 1 để nhập dược liệu, hóa chất, tinh dầu để sản xuất thuốc chữa bệnh. Hoạt động cho vay trung và dài hạn: Hoạt động cho vay dự án là lĩnh vực thế mạnh của các NHTM Nhà nước từ trước tới nay. Các NHTM cổ phần phần lớn mới hoạt động, còn nhiều hạn chế về vốn và trình độ, không thể đáp ứng được các dự án có thời gian dài, rủi ro cao nên hầu như chưa dám tiếp cận với lĩnh vực này. Trong hoàn cảnh đó, với lợi thế về kinh nghiệm, vốn và trình độ, CN NHCT Đống Đa đã thực sự trở thành một địa chỉ cấp vốn tin cậy cho các dự án. Trong suốt những năm qua, nhiều dự án đã được giải ngân ở CN NHCT Đống Đa, góp phần tăng hiệu quả kinh tế xã hội như dự án nhập thiết bị để thi công nhà máy Thủy điện A Vương của Công ty Lũng Lô với số tiền là 43,5 tỷ đồng; dự án truyền hình cáp của Công ty dịch vụ truyền thanh truyền hình Hà Nội, số tiền 22 tỷ đồng;… Tình hình nợ xấu và công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng: Với công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng, CN đã áp dụng rất nhiều biện pháp như giao chỉ tiêu cho các phòng, phối hợp với các cơ quan chức năng để thu hồi nợ, hàng tháng tổ chức họp giao ban tín dụng yêu cầu các phòng khách hàng phải đưa ra tình hình, biện pháp và giao chỉ tiêu thu nợ cụ thể với từng khách hàng có nợ xấu, nợ tồn đọng. Tuy nhiên, những nỗ lực này chưa thực sự có hiệu quả cao, minh chứng là lượng nợ thu hồi được thấp, đặc biệt năm 2006 chi nhánh chỉ thu hồi được 3,159 tỷ đồng tức là chỉ thực hiện được 22,1% so với kế hoạch được giao từ đầu năm (bảng 2.4). Nợ quá hạn của CN đang tăng lên, nợ quá hạn năm 2006 gấp 3,89 lần nợ quá hạn năm 2005 và gấp 6,47 lần nợ quá hạn năm 2005(bảng 2.4). Nợ xấu của CN phát sinh tập trung chủ yếu tại các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty XD CTGT 8, do những món vay từ năm 2004 và đầu năm 2005 đã hết thời hạn cơ cấu lại nợ nhưng vẫn không thanh toán được nợ. Ngoài ra, một số khoản nợ đã tiềm ẩn rủi ro từ những năm trước nhưng đến năm 2006 mới chuyển sang nợ xấu như Công ty Đầu tư XD số 2, Công ty điện tử Sel. Bảng 2.4: Số liệu nợ được thu hồi và nợ xấu của CN(2004 – 2006) Đơn vị : Tỷ đồng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Nợ được thu hồi 9,368 39,909 3,159 Trong đó : Thu nợ quá hạn 8,023 39,222 2,102 Thu nợ tồn đọng 1,345 0,687 1,057 Nợ xấu 170,1 Nợ quá hạn 14,761 24,528 95,490 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa (2004 – 2006) Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại Bảng 2.5: Số liệu hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại của CN năm 2004-2006 Đơn vị : USD Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Thanh toán quốc tế: Mở L/C nhập khẩu 41.195.006 42.258.674 50.643.224 Thanh toán L/C nhập khẩu 45.186.498 45.524.340  51.650.420  Thanh toán L/C xuất khẩu 1.418.116 3.970.046 Kinh doanh ngoại tệ Doanh số mua 57.817.873 46.933.708 55.528.048 Doanh số bán 57.863.860 47.641.803 55.763.448 Chi trả kiều hối 2.068.056 1.745.692 1.875.868 Tổng thu phí từ hoạt động kd ngoại tệ 2.708.000.000 3.000.000.000 4.096.000.000 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa ( 2004-2006) Từ bảng số liệu 2.5 ta thấy tổng thu phí và doanh số từ hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ luôn tăng lên trong suốt 3 năm qua, năm 2006 tổng thu phí từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng 36,5% so với năm 2005, và tăng 51,25% so với năm 2004, điều này chứng tỏ hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại của CN NHCT Đống Đa ngày càng phát triển. Thanh toán quốc tế Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là những đơn vị sản xuất, thường xuyên phải nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh. Do đó, nghiệp vụ thanh toán quốc tế của CN phần lớn là phục vụ cho mở và thanh toán L/C nhập khẩu, thanh toán chuyển tiền và nhờ thu nhập khẩu. Chi trả kiều hối Kiều hối là nguồn ngoại tệ quan trọng cho phát triển kinh tế của đất nước, đồng thời nó cũng là cơ sở tăng nguồn ngoại tệ nhờ mua lại và tăng thu dịch vụ nhờ thu phí cho CN. Do thấy được tầm quan trọng đó nên CN không ngừng nâng cấp, hoàn thiện hệ thống chi trả để thu hút nguồn kiều hối về phía mình. Hàng năm, CN đều tổ chức đào tạo, bố trí cán bộ và bộ phận chi trả hợp lý, nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng. Đặc biệt, từ năm 2005, CN đã phát triển các dịch vụ chi trả kiều hối Western Union và qua mạng Swift, đây là một tiến bộ công nghệ mới sẽ giúp khách hàng thuận tiện hơn trong chuyển tiền. Hoạt động trung gian thanh toán Công tác thanh toán điện tử liên NH, thanh toán bù trừ luôn đảm bảo nhanh gọn, chính xác. Chương trình hiện đại hóa công nghệ NH đã phát huy nhiều thế mạnh và tiện ích cho hoạt động kinh doanh của CN. Nhờ các nỗ lực đó mà doanh số thanh toán qua NH không ngừng tăng lên theo các năm, đặc biệt từ số liệu bảng 2.6 ta thấy thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong thanh toán (hơn 70%), điều đó đã tạo ra một nguồn vốn chi phí thấp có giá trị rất lớn cho NH. Bảng 2.6: Doanh số thanh toán qua chi nhánh năm 2004 – 2006 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt 46.207 77,61 57.468 91,01 62.548 85,1 Doanh số thanh toán dùng tiền mặt 13.327 22,39 5.676 8,99 10.952 14.9 Tổng 59.534 100 63.144 100 73.500 100 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa (2004 –2006) 2.1.2.3. Đánh giá hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh của CN năm 2004-2006 Đơn vị: tỷ đồng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng doanh thu 248,541 286,825 223,772 Tổng chi phí 172,137 200,977 172,872 Lợi nhuận chưa trích DPRR 76,404 85,848 50,9 Trích DPRR 20,976 49,232 110,1 Lợi nhuận sau khi trích DPRR 55,428 36,616 -59,2 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa (2004 – 2006) Qua 3 năm kết quả hoạt động kinh doanh của CN đang có dấu hiệu sụt giảm. Năm 2005, lợi nhuận sau khi trích DPRR của CN là 36,616 tỷ, bằng 66% lợi nhuận của năm 2004, năm 2006 lợi nhuận của CN là -59,2 tỷ. Năm 2006, kết quả hoạt động kinh doanh của CN bị lỗ do CN phải trích lập DPRR vượt quá thu nhập. Sự sụt giảm trong kết quả hoạt động của CN xuất phát từ những nguyên nhân sau: - Do ảnh hưởng tiêu cực của một số vụ án liên quan đến ngành giao thông, sự đóng băng của thị trường bất động sản trong năm 2005, 2006 gây chậm chễ trong việc thanh quyết toán đã tác động trực tiếp đến việc cho vay và thu nợ của Chi nhánh NHCT Đống Đa, một ngân hàng có tỷ trọng dư nợ với ngành giao thông và xây dựng cơ bản là khá cao. Cụ thể là công trình giao thông trọng điểm quốc gia đường Hồ Chí Minh được CN đầu tư gần 1000 tỷ đồng (nguồn vốn từ ngân sách nhà nước) theo kế hoạch sẽ được quyết toán năm 2006, nhưng do chất lượng công trình không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật phải sửa chữa và làm lại từ đầu, vì vậy không thể được thanh toán vào năm 2006. Vụ án PMU 18 xảy ra vào năm 2006 đã tác động mạnh tới toàn bộ các công trình xây dựng trọng điểm quốc gia, chính phủ đã có chỉ thị dừng cấp vốn với các công trình quốc gia có nguồn thanh toán là vốn ngân sách nhà nước để kiểm tra, thanh tra chất lượng trước khi quyết toán. Vì vậy, các doanh nghiệp thuộc khối giao thông chưa thể thanh toán cho CN khi đến hạn. - Do sức ép cổ phần hóa NHCT trong những năm tới, NHCT Việt Nam muốn nhanh chóng lành mạnh hóa dư nợ của hệ thống nên đã thay đổi phương pháp hạch toán dự thu trong đó các khoản nợ từ nhóm 2 không thu được lãi thì không được hạch toán vào thu nhập mà phải hạch toán ngoại bảng. CN đã dừng cấp vốn và cho xử lý rủi ro các doanh nghiệp thuộc khối giao thông nên kết quả đã bị lỗ vào năm 2006. - Thị trường vốn bùng nổ cả về giá và quy mô huy động vốn kéo theo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong công tác huy động vốn giữa các ngân hàng thương mại, đặc biệt là trong lĩnh vực tiền gửi dân cư. Năm 2006, kết quả hoạt động của CN sụt giảm do một số nguyên nhân khách quan, nhưng năm 2007 này đang báo hiệu sự tăng trưởng trở lại trong hoạt động của CN. Hiện nay, CN đang thẩm định dự án mua tàu biển của công ty vận tải Biển Bắc, dự án có chất lượng khá tốt, đúng như kế hoạch vào tháng 6/2007 CN sẽ đầu tư 600 tỷ cho dự án của Biển Bắc. Dư nợ của CN trong năm 2007 dự đoán có thể lên tới 2800 tỷ, chất lượng tín dụng của CN hiện nay rất tốt và an toàn. Các hoạt động khác của CN cũng đang được triển khai rất hiệu quả, an toàn và chắc chắn sẽ đem lại thu nhập cao cho CN. 2.2. Thực trạng chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 2.2.1. Thực trạng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 2.2.1.1. Quy trình bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa Với tư cách là một CN trực thuộc NHCT Việt Nam, CN NHCT Đống Đa phải tuân thủ đầy đủ quy trình bảo lãnh đã được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống NHCT. Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ đề nghị bảo lãnh và kết thúc khi hết hạn bảo lãnh hay chấm dứt cam kết bảo lãnh. Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng, cán bộ tín dụng phải tiến hành thẩm định, trình phê duyệt. Sau đó, cán bộ tín dụng phải thông báo việc phê duyệt hay không phê duyệt với khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể nhưng không quá 10 ngày làm việc đối với bảo lãnh ngắn hạn và không quá 30 ngày làm việc với bảo lãnh trung, dài hạn. Việc thông báo phải bằng văn bản, nếu không phê duyệt trong văn bản phải nêu rõ lý do từ chối bảo lãnh. Quy trình bảo lãnh được tiến hành theo thứ tự các bước như sau: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh Khi khách hàng đến yêu cầu bảo lãnh, cán bộ tín dụng hỏi một số thông tin để kiểm tra sơ bộ về khách hàng. Sau đó, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh. Nếu là khách hàng chưa từng có quan hệ tín dụng với NH, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng cung cấp những thông tin cần thiết, các điều kiện bảo lãnh và tư vấn việc thiết lập bộ hồ sơ đề nghị bảo lãnh cần phải có. Nếu là khách hàng đã có quan hệ tín dụng với NH, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ đề nghị bảo lãnh. Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ của khách hàng sẽ kiểm tra tính đầy đủ của những giấy tờ trong hồ sơ. Các giấy tờ trong hồ sơ thường bao gồm: Hồ sơ khách hàng - Quyết định thành lập doanh nghiệp. - Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. - Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng. - Giấy phép đăng ký kinh doanh. - Mã số thuế. - Hợp đồng thuê trụ sở, địa điểm sản xuất kinh doanh, kho bãi…(nếu có). - Biên bản họp sáng lập viên (hoặc cổ đông sáng lập) quyết định về việc vay vốn, ủy quyền giao dịch và tài sản thế chấp cầm cố để vay vốn ngân hàng (bản chính). Hồ sơ khoản bảo lãnh - Giấy đề nghị bảo lãnh phải là bản gốc có đầy đủ chữ ký thẩm quyền. - Hồ sơ chứng minh khả năng thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh. Hồ sơ đảm bảo nghĩa vụ được bảo lãnh - Hợp đồng bảo đảm tiền vay. - Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đảm bảo. Thẩm định các điều kiện bảo lãnh Cán bộ tín dụng tiến hành các bước thẩm định về tính pháp lý và kinh tế của khách hàng; thẩm định phương án / dự án đề nghị bảo lãnh để đảm bảo rằng khách hàng và phương án đó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện, nguyên tắc theo quy định của NHCT VN. Quy trình thẩm định bảo lãnh bao gồm các nội dung sau: Kiểm tra hồ sơ và nghĩa vụ đề nghị được bảo lãnh Cán bộ tín dụng kiểm tra tính đầy đủ, xác thực, hợp pháp và hợp lệ của các loại hồ sơ; kiểm tra tính hợp pháp của nghĩa vụ đề nghị được bảo lãnh. Đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng cán bộ tín dụng sẽ phân tích khả năng thực hiện hợp đồng. Thu thập và xác minh thông tin Cán bộ tín dụng thu thập, xác minh thông tin về khách hàng và phương án đề nghị được bảo lãnh qua các nguồn thông tin như: - Hồ sơ vay vốn / bảo lãnh hiện tại và trước đây của khách hàng tại NHCT (nếu có) - Tình hình quan hệ của khách hàng với NHCT từ trước đến nay. - Gặp gỡ trao đổi trư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc512.doc
Tài liệu liên quan