Chuyên đề Nâng cao chất lượng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chí Linh - Tỉnh Hải Dương

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 3

1.1. Khái niệm và phân loại 3

1.1.1. Phân loại theo thời gian (thời hạn tín dụng) 3

1.1.2. Phân loại theo tài sản bảo đảm 4

1.1.3. Phân loại theo rủi ro 6

1.2. Vai trò của hoạt động cho vay của NHTM 7

1.2.1. Đối với Ngân hàng 7

1.2.2. Đối với nền kinh tế 8

1.3. Những điều cần chú ý trong hoạt động cho vay của NHTM 8

1.3.1. Nguyên tắc cho vay 8

1.3.2. Điều kiện vay vốn 9

1.3.3. Đối tượng cho vay 10

1.3.4. Quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay 10

1.3.5. Hợp đồng 11

1.3.6. Xét duyệt cho vay, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay 12

2. Chất lượng cho vay của NHTM 12

2.1. Khái niệm 12

2.2. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay của NHTM 13

2.2.1. Các chỉ tiêu giới hạn trong cho vay 13

2.2.2. Chỉ tiêu doanh số cho vay 14

2.2.3. Chỉ tiêu tổng dư nợ cho vay 14

2.2.4. Chỉ tiêu nợ xấu 14

2.2.5. Chỉ tiêu về số hộ vay vốn 15

2.2.6. Chỉ tiêu về tỷ lệ thu nợ bằng nguồn thu thứ nhất 15

2.2.7. Chỉ tiêu tỷ lệ thu lãi 15

2.2.8. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng 15

2.2.9. Chỉ tiêu về quy trình cho vay, thời hạn cho vay 16

2.2.10. Chỉ tiêu về sự phát triển kinh tế của khách hàng 16

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay của NHTM 16

2.3.1. Các nhân tố chủ quan 16

2.3.2. Các nhân tố khách quan 18

CHƯƠNG II 20

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ NÔNG DÂN TẠI 20

CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP CHÍ LINH 20

1. Giới thiệu về ngân hàng 20

2. Thực trạng chất lượng cho vay hộ nông dân tại chi nhánh NHNo_CL 22

2.1. Vốn vay ngân hàng đối với sự phát triển sản xuất của hộ nông dân 22

2.1.1. Đặc điểm hộ nông dân tại địa phương 22

2.1.2. Vai trò của vốn vay ngân hàng đối với sự phát triển sản xuất của hộ nông dân 24

2.2. Chất lượng cho vay hộ nông dân tại NHNo_CL 29

2.2.1. Chỉ tiêu doanh số cho vay 29

2.2.2. Chỉ tiêu tổng dư nợ cho vay 30

2.2.3. Chỉ tiêu nợ xấu 32

2.2.4. Chỉ tiêu về kết quả thu lãi 34

2.2.5. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng 35

2.2.6. Biện pháp bảo đảm tiền vay 35

2.2.7. Quy trình cho vay 37

2.3. Đánh giá chất lượng cho vay hộ nông dân tại NHNo_CL 39

2.3.1. Những mặt đã đạt được 39

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 43

CHƯƠNG III 50

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY 50

HỘ NÔNG DÂN TẠI NHNo_CL 50

1. Định hướng trong thời gian tới của hoạt động cho vay hộ nông dân 50

2. Một số giải pháp để xuất 50

3. Kiến nghị 55

3.1. Với Ngân hàng nhà nước Việt Nam 55

3.2. Với Ngân hàng cấp trên 56

KẾT LUẬN 58

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 61

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2563 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chí Linh - Tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á lo lắng cho việc tiêu thụ sản phẩm của mình nữa. Người nông dân trong huyện cũng như các thành phần kinh tế khác đoàn kết cùng nhau xây dựng kinh tế địa phương phát triển nhanh chóng và ổn định. Năm 2006 đã có 59% số hộ nông dân trong huyện đạt sản xuất kinh doanh giỏi, toàn huyện chỉ có 12,4% hộ nghèo, hiện đang được các cấp hội vận động nông dân đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, những hộ sản xuất kinh doanh giỏi đã đăng ký giúp đỡ hộ nghèo về kinh nghiệm sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất để thoát nghèo, hướng tới xoá nghèo ở Chí Linh trong thời gian không xa. Hệ thống đường giao thông và các công trình thuỷ lợi được đầu tư kiên cố nên người nông dân yên tâm sản xuất nông nghiệp. Người nông dân được nâng cao trình độ hiểu biết nên rất có ý thức trong việc học tập của con em mình, chỉ trong trường hợp không có khả năng học tập thôi còn những em có khả năng đều được bố mẹ cố gắng lo cho ăn học đầy đủ. Những đối tượng nhàn rỗi, không có việc làm tại địa phương được chính quyền tổ chức dạy nghề cho họ để họ có điều kiện làm việc cũng như có thể đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Trình độ sản xuất của người nông dân đã được nâng cao nên việc làm kinh tế đạt nhiều hiệu quả đáng mừng, ngày càng có nhiều “làng triệu phú” hay cánh đồng “50 triệu/ha” xuất hiện. Bản tính của người nông dân là thật thà, chất phác nên đa số họ khi đã vay vốn ngân hàng đều rất có ý thức, cố gắng làm việc vừa để phát triển kinh tế của mình, vừa lo trả nợ. Tuy nhiên, trình độ của người nông dân còn có nhiều hạn chế nên đôi khi việc giải thích cho họ hiểu về phương án, hình thức vay vốn còn khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của các cán bộ tín dụng. Hoạt động kinh tế chủ yếu của người nông dân là sản xuất nông nghiệp mà sản xuất nông nghiệp lại phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên nên nhìn chung thì kết quả kinh tế của người nông dân vẫn không được chắc chắn và ổn định như những ngành kinh tế khác. 2.1.2. Vai trò của vốn vay ngân hàng đối với sự phát triển sản xuất của hộ nông dân Người nông dân vay vốn ngân hàng chủ yếu là để chi phí về cây, con giống, thức ăn cho vật nuôi, thuốc phòng, trị bệnh,… Ngoài ra có thể là chi phí để cải tạo và chuyển đổi đất canh tác, xây dựng cơ sở vật chất để tiến hành nuôi trồng. Người nông dân sản xuất nông nghiệp nên thường thì khi cần nguồn vốn lớn để cải tạo hoặc đầu tư, chuyển đổi sản xuất thì họ không có, vì vậy mà họ phải đi vay. Trong hoàn cảnh đó thì vốn vay ngân hàng là sự lựa chọn tốt nhất của họ. Với lãi suất hợp lý, nhiều chế độ ưu tiên khác cho người nông dân thì vốn vay ngân hàng đã và đang có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp của nông thôn Việt Nam nói chung cũng như của huyện Chí Linh nói riêng. Vai trò điều tiết vốn Ngân hàng No Chí Linh cũng như những ngân hàng thương mại khác, giữ vai trò điều tiết vốn trong khu vực. Ngân hàng nhận tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế khác để cho các hộ kinh tế, trong đó chủ yếu là các hộ nông dân vay vốn để sản xuất kinh doanh. Ngân hàng trung chuyển vốn từ người có vốn sang người cần vốn, đảm bảo sự an toàn và sinh lời cho khách hàng của mình. Tín dụng ngân hàng là kênh cấp vốn chủ yếu và quan trọng nhất cho người nông dân, tác động tích cực đến quá trình phát triển nông thôn. Qua ngân hàng, nông dân có vốn để mở rộng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp để hiệu quả kinh tế đạt được là tốt nhất, xây dựng cuộc sống ấm no hơn. Nhờ có ngân hàng mà nhiều hộ nông dân đã có điều kiện để đầu tư sản xuất, ứng dụng công nghệ tiên tiến, an toàn, vừa đạt được lợi ích kinh tế vừa có hiệu quả xã hội. Việc ứng dụng công nghệ mới tuy vốn đầu tư ban đầu nhiều, đòi hỏi người nông dân phải học hỏi, bỏ ra nhiều công sức hơn so với công nghệ cũ, nhưng kết quả thu được lại vô cùng khả quan. Nhờ ngân hàng mà người dân có vốn đầu tư nên đời sống của họ đã có nhiều thay đổi tích cực hơn. Vốn vay ngân hàng đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn, giảm thiểu ảnh hưởng do thiếu vốn đầu tư gây ra để hiệu quả kinh tế của người nông dân không bị tổn thất. Trong mọi hoạt động kinh tế, điều gây ảnh hưởng xấu nhất là bị gián đoạn, bởi trong thời gian đó, có thể có biết bao thay đổi, bao sản phẩm và công nghệ mới ra đời nên dù có tiếp tục sản xuất trở lại thì hiệu quả cũng không được tốt. Với người nông dân thì điều này lại càng nghiêm trọng, bởi sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, tiến hành theo mùa vụ nên nếu chậm trễ, thời tiết thay đổi thì chắc chắn vụ đó sẽ không thể có kết quả tốt được. Ngân hàng còn là trung gian thực hiện các chính sách của nhà nước tới người nông dân, những ưu đãi về lãi suất, hình thức,… của ngân hàng khiến cho người nông dân rất vui mừng và càng tin tưởng, biết ơn đảng, nhà nước. Những khi kết thúc mùa vụ hoặc thu hoạch sản phẩm, người nông dân thu được lượng tiền lớn, nhưng lại chưa biết làm gì thì ngân hàng lại là người thủ quỹ đảm bảo không những an toàn mà còn sinh lời thêm cho người nông dân. Nguồn vốn này ngân hàng lại để giúp những người nông dân khác có nhu cẩu để họ phát triển kinh tế. Vai trò trung gian đối với các ngành sản xuất khác Nông dân không phải là thành phần kinh tế duy nhất trong xã hội, quan hệ với các thành phần kinh tế khác cũng là một tác nhân rất lớn kích thích sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Và ngân hàng là một trong những trung gian trực tiếp góp phần kết nối và thúc đẩy quan hệ đó. Nông nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác, hoạt động sản xuất diễn ra theo chu kỳ, lúc cần vốn sản xuất lúc lại dư thừa vốn. Ngân hàng giữ vai trò trung gian giữa các ngành, chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác để tạo điều kiện cho các ngành cùng phát triển. Công nghiệp, dịch vụ tiêu thụ những sản phẩm nông nghiệp và ngược lại, nông dân cũng tiêu dùng sản phẩm công nghiệp thông qua dịch vụ, nếu một giai đoạn của quá trình, cũng tức là một thành phần kinh tế bị gián đoạn, gặp khó khăn thì chắc chắn những thành phần khác cũng không thể phát triển thuận lợi được. Nông dân sản xuất theo mùa vụ nên họ thường có nhu cầu về vốn khi sản xuất còn sau khi thu hoạch thì họ lại có vốn nhưng chưa cần sử dụng, lúc này, hoạt động phục vụ nông nghiệp lại chính là tiêu thụ nông sản, ngân hàng có thể cho vay các tổ chức chế biến nông sản hay dịch vụ để thúc đẩy việc tiêu thụ cho người dân kịp thời và có kết quả tốt nhất. Bán nông sản xong thì ngân hàng lại trở thành người thu hút vốn từ người nông dân, người dân vừa có nơi tin tưởng để gửi tiền an toàn mà vừa thu được lãi trong thời gian tiền nhàn rỗi. Vốn vay ngân hàng tạo điều kiện cho phát triển nhiều ngành nghề mới ở nông thôn, giúp cho những người nông dân trong khi nông nhàn có điều kiện để vừa tăng thêm thu nhập vừa tránh “nhàn cư vi bất thiện”, như nuôi trăn, trồng hoa, thêu, may mặc,…giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dôi dư tại địa phương. Nguồn vốn cho vay nông nghiệp có thể được huy động từ các ngành sản xuất khác chứ không phải chỉ của ngành nông nghiệp. Điều quan trọng nhất là khéo léo kết hợp giữa các ngành sản xuất để tạo điều kiện cùng nhau phát triển, đây là vai trò rất quan trọng của ngân hàng. Vì vậy có thể nói ngân hàng giữ vai trò trung gian giữa nông nghiệp với các ngành sản xuất khác. Vai trò thúc đẩy sản xuất Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện cho nông dân tiếp thu, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nâng cao chất lượng và sản lượng nông sản phẩm. Công nghệ hiện đại còn giúp nông dân còn chủ động tìm đuợc đầu ra cho sản phẩm của mình, nắm bắt thời điểm tiêu thụ để đạt hiệu quả cao nhất. Như người dân trồng vải, do vụ mùa vải rẻ, chỉ từ 1500-2000đồng/kg nên nhiều hộ đã chủ động chế biến thành vải sấy để chờ giá lên mới bán. Chi phí cho 1kg vải sấy ước tính khoảng 8000 đồng, nay giá vải sấy đã là 18000-20000 đồng/kg người dân mới bán ra. Việc chủ động được thời điểm giúp người nông dân làm chủ được sản phẩm của mình và thu được lợi xứng đáng. Tất nhiên việc chờ đợi giá cho nông sản cũng không phải là việc đơn giản, vì họ còn cần phải có vốn để tiếp tục sản xuất, lúc này ngân hàng lại phát huy vai trò của mình. Nhờ có vốn vay ngân hàng mà người nông dân chủ động được mùa vụ khiến cho họ yên tâm lao động, qua đó thúc đẩy quá trình sản xuất của người nông dân cũng như của các ngành kinh tế khác và nền kinh tế chung của toàn huyện cùng phát triển. Vốn vay ngân hàng đến với từng hộ nông dân góp phần giảm thấp tình trạng cho vay nặng lãi, người nông dân được sử dụng nguồn vốn từ ngân hàng với lãi suất thấp và nhiều ưu đãi từ nhà nước nên việc nuôi trồng của họ được diễn ra thuận lợi hơn. Họ không phải quá lo về khoản lãi nặng mà yên tâm sản xuất, bởi ngân hàng nông nghiệp bao giờ cũng áp dụng mức lãi suất phù hợp và có lợi cho hoạt động của người nông dân. Nông nghiệp vốn là ngành sản xuất không ổn định và chắc chắn về thành quả nên cần có sự hỗ trợ của các ngành sản xuất khác trong nền kinh tế. Qua ngân hàng, sự hỗ trợ đó đến với người nông dân, khiến cho hoạt động sản xuất diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. Sản xuất nông nghiệp vốn là một ngành đi sau so với các ngành kinh tế khác, và thực tế đã chứng minh rằng bất kỳ ngành nào chỉ thực sự phát triển khi nó chuyển qua sản xuất hàng hoá, và nông nghiệp cũng không phải là ngoại lệ. Nông sản được sử dụng để trao đổi với các ngành sản xuất khác, công nghiệp và dịch vụ, xuất khẩu ra các nước khác. Để quá trình này diễn ra liên tục và có hiệu quả đòi hỏi phải chuyên môn hoá cao ở từng khâu sản xuất của cả quá trình. Điều này đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn, cụ thể là sự tài trợ của hệ thống ngân hàng, nhất là ngân hàng nông nghiệp ở vùng nông thôn. Như vậy là nhờ có ngân hàng mà quá trình sản xuất nông nghiệp được diễn ra theo hướng chuyên môn và mở rộng quy mô sản xuất. Quy mô được mở rộng và tập trung cũng giúp ngân hàng tập trung được vốn đầu tư của mình, quản lý, kiểm soát dễ dàng hơn, nhờ đó mà chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng được nâng cao hơn. Tín dụng ngân hàng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển sản xuất của hộ nông dân và để đảm bảo vai trò của mình thì ngân hàng cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, tự hoàn thiện mình trong từng bước trưởng thành. Cụ thể: Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực tốt, nắm bắt và sử dụng công nghệ hiện đại, nhưng cũng phải có hiểu biết thực tế về người nông dân, hoạt động sản xuất, mùa vụ của họ thì mới có thể xử lý thoả đáng và sát thực nhu cầu cũng như khả năng của họ. Có vậy mới đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay hộ nông dân của ngân hàng. Mở rộng mạng lưới đến khắp các nơi trên địa bàn, vừa nhằm mục đích huy động vốn vừa đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vốn của người nông dân, đồng thời còn tiết kiệm chi phí huy động của ngân hàng cũng như chi phí vay vốn của người nông dân. Khai thác và sử dụng tốt các nguồn vốn khác, nhất là vốn ưu đãi cho phát triển nông nghiệp để có thể đáp ứng đủ lượng cũng như nguồn lãi suất thấp để cho nông dân vay, bởi nguồn huy động tại chỗ thường thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu cho hoạt động sản xuất trên địa bàn. Đơn giản hoá thủ tục cho vay đến mức có thể để giúp người dân có thể dễ dàng hiểu và nhanh chóng được sử dụng vốn, đáp ứng nhu cầu sản xuất của họ. Thực hiện được những điều này thì chắc chắn hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ có được chất lượng cao, ngân hàng giữ được vị trí và vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế của huyện. 2.2. Chất lượng cho vay hộ nông dân tại NHNo_CL Để xem xét thực trạng chất lượng cho vay hộ nông dân tại ngân hàng, ta sẽ phân tích và đánh giá thông qua các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay. 2.2.1. Chỉ tiêu doanh số cho vay Như đã trình bày, doanh số cho vay là số tiền cho vay ra trong một kỳ, ở đây ta sẽ xem xét một kỳ tương đương với một năm kinh doanh của ngân hàng. Doanh số cho vay của NHNo_CL tăng liên tục qua các năm, thể hiện chi tiết qua bảng sau: Bảng 2.1: Doanh số cho vay hộ nông dân Đơn vị: triệu đồng NĂM CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Thay đổi so 2006 số tiền (1) tỷ trọng (2) số tiền (3) tỷ trọng (4) số tiền (5) tỷ trọng (6)=(5)/(1) Tổng doanh số cho vay 218.749 100% 393.991 100% 175.242 80,1% Hộ nông dân 208.321 97,2% 334.541 84,9% 126.220 60,6% Doanh số cho vay hộ nông dân theo thời gian 208.321 100% 334.541 100% 126.220 60,6% Trong đó Ngắn hạn 85.005 40,8% 170.246 50,9% 85.241 100,3% Trung, dài hạn 123.316 59.2% 164.295 49.1% 40.979 33,2% (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của NHNo_CL) Qua số liệu trên ta thấy tổng doanh số cho vay năm 2007 là 393991 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 175242 triệu đồng, tỷ lệ là 80.1%, tỷ lệ doanh số cho vay tăng nhanh và lớn như vậy là một tín hiệu đáng mừng cho toàn huyện, chứng tỏ hoạt động sản xuất của nông dân đã được mở rộng hơn. Từ đó có tác động làm cho kinh tế chung của toàn huyện có điều kiện phát triển. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng có những bước tiến hơn nhiều so với những năm trước. 2.2.2. Chỉ tiêu tổng dư nợ cho vay Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng cũng tăng lên rất nhiều, để đánh giá chính xác sự tăng lên này, ta sử dụng bảng so sánh số liệu dư nợ cho vay hộ nông dân qua các năm như sau: Bảng 2.2 : Dư nợ cho vay hộ nông dân Đơn vị: triệu đồng NĂM CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 thay đổi so 2006 Số tiền (1) tỷ trọng (2) số tiền (3) tỷ trọng (4) số tiền (5) tỷ trọng (6)=(5)/(1) Tổng dư nợ 229.476 100,0% 340.974 100,0% 111.498 48,59% Hộ nông dân 220.169 96% 305.039 89,5% 84.870 38,55% Dư nợ hộ nông dân theo thời gian 220.169 100% 305.039 100,0% 84.870 38,55% Trong đó Ngắn hạn 59.930 27% 100.419 32,9% 40.489 67,56% Trung hạn 160.239 73% 204.620 67,1% 44.381 27,70% (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của NHNo_CL) (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của NHNo_CL) Qua bảng trên ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng dư nợ hộ nông dân cũng tăng nhanh chóng, nhất là dư nợ ngắn hạn, năm 2006, vay ngắn hạn chỉ bằng 1/3 so với vay trung, dài hạn thì năm 2007, dư nợ ngắn hạn đã xấp xỉ 50% dư nợ trung hạn. Điều này hoàn toàn hợp lý vì hoạt động của người nông dân chủ yếu là theo mùa vụ, trong thời gian ngắn (dưới 12 tháng), nên vay ngắn hạn là thích hợp. Hơn nữa, số vốn vay thường không nhiều nên ngắn hạn thuận lợn cho người nông dân trong việc chịu chi phí trả lãi ít. Mặt khác, vay trung, dài hạn thường là khi số vốn tương đối lớn, quá trình đầu tư và thu hồi vốn lâu dài nên chỉ có ít người dám “mạo hiểm”, đa số những người này là chủ trang trại hoặc hợp tác xã. Vay ngắn hạn cũng khiến cho hoạt động tín dụng của ngân hàng an toàn hơn, ít rủi ro hơn nhưng lợi nhuận thu được lại không cao so với cho vay trung, dài hạn. 2.2.3. Chỉ tiêu nợ xấu Dư nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu được thống kê qua các năm (2005-2007) như sau: Biểu đồ 2: Nợ xấu (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của NHNo_CL) Ta thấy rằng dư nợ xấu năm 2007 đã tăng vọt lên rất nhiều so với năm 2006 (gấp 3 lần năm 2006), đây là dấu hiệu không tốt cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đòi hỏi cần phải xem xét và có sự giải quyết rõ vấn đề, không để gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh. Tuy tổng dư nợ năm 2007 cũng tăng nhiều so với 2006, nhưng vẫn không thể tương ứng với nợ xấu cao như vậy vì tỷ lệ nợ xấu của năm 2007 cũng rất cao, gấp hơn 2 lần so với 2006. Qua tìm hiểu thực tế và qua ý kiến của các cán bộ tín dụng trong ngân hàng, tôi được biết nợ quá hạn năm 2007 tăng cao là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chính là do Chi nhánh thực hiện phân loại nợ theo quy định mới cũng như nằm trong lộ trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro chung của toàn tỉnh, đồng thời 2007 cũng là năm nền kinh tế có nhiều biến động, thiên tai, dịch bệnh xảy ra nên làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Trước năm 2007, Chi nhánh cũng như các ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp, thực hiện phân loại nợ theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 165/QĐ-HĐQT ngày 06/06/2005 nên việc phân loại nợ tương đối “mềm”, các khoản nợ có thể được tiến hành cơ cấu lại, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhiều lần mới tiến hành chuyển xuống nhóm nợ có rủi ro cao hơn. Sang năm 2007, NHNo thực hiện phân loại nợ theo Quyết định số 636/QĐ-HĐQT ngày 22/06/2007 của Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, việc phân loại nợ được quy định cụ thể và chi tiết, chuẩn mực hơn đối với những khoản nợ xấu, việc cơ cấu lại nợ đi liền với việc chuyển nhóm nợ của các khoản đó. Do vậy mà tỷ lệ nợ xấu của năm 2007 đã tăng vọt so với những năm trước, tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn là dưới 5%. Năm 2007, chi nhánh đã trích dự phòng gần 9 tỷ đồng, gấp 3 lần so với năm 2006. 2007 cũng là năm tình hình kinh tế tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung, có nhiều diễn biến phức tạp, lạm phát tăng cao, giá cả biến động bất thường, thêm vào đó là dịch bệnh (cúm gà,…), thiên tai,… làm cho việc sản xuất của người dân tiến hành không được thuận lợi, làm giảm khả năng trả nợ của các khách hàng, khiến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng cao. 2.2.4. Chỉ tiêu về kết quả thu lãi Lãi từ hoạt động cho vay là nguồn thu chính của ngân hàng, lãi thu được phải lớn để đủ bù đắp chi phí cho hoạt động của ngân hàng cũng như có thêm lợi nhuận để ngân hàng tiếp tục tồn tại và mở rộng hoạt động. Tỷ lệ thu lãi càng cao thì càng chứng tỏ chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng là tốt, bởi khách hàng có sản xuất tốt thì mới thu được lợi nhuận mà trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Ta có: số lãi phải thu năm x = số lãi thực thu năm x + số lãi còn đọng năm (x-1). Bảng 2.3: Hoạt động thu lãi của ngân hàng Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số lãi còn đọng năm trước (1) 2.510 3.990 3.010 Số lãi thực thu (2) 19.050 25.724 33.715 Số lãi phải thu (3) 21.560 29.714 31.512 Tỷ lệ thu lãi (4=(1+2)/3) 88.35% 86.6% 106% (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của NHNo_CL) Qua bảng chi tiết trên ta thấy tỷ lệ thu lãi của ngân hàng khá cao, rất khả quan cho kết quả kinh doanh của ngân hàng. Điều đó chứng tỏ khách hàng của ngân hàng sử dụng vốn vay rất có hiệu quả, việc thẩm định và kiểm tra, giám sát khách hàng đạt chất lượng tốt, đánh giá đúng khách hàng, thể hiện chất lượng cao của hoạt động tín dụng. Với tỷ lệ thu lãi như vậy thì tiền lãi đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng ổn định và phát triển, đảm bảo khả năng cho ngân hàng thực hiện các nghĩa vụ kinh doanh của mình với ngân hàng cấp trên cũng như đảm bảo cho quyền lợi cho cán bộ nhân viên ngân hàng. 2.2.5. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng là một chỉ tiêu khá quan trọng, nó thể hiện nguồn vốn của ngân hàng có khả năng cho vay nhiều hơn so với mức hiện có hay không, vòng quay vốn tín dụng càng tiến tới gần 1 thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng tốt. Thống kê vòng quay vốn tín dụng tại NHNo_CL qua các năm như sau: Bảng 2.4: Vòng quay vốn tín dụng Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 NHNo NHĐT NHNo NHĐT NHNo NHĐT Doanh số thu nợ (1) 146.395 445.115 160.491 512.167 249.804 501.122 Dư nợ bình quân (2) 180.675 523.665 195.973 609.723 262.604 622.748 Vòng quay vốn tín dụng ((3)=(1)/(2)) 0.80 0.85 0.81 0.84 0.95 0.81 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của NHNo_CL, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Bắc Hải Dương-NHĐT) Vòng quay vốn tín dụng ngày càng cao cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng có những kết quả đáng mừng, nhưng thực sự thì con số đó vẫn chưa được cao so với các ngân hàng khác, lại chưa ổn định, 2007 là năm mà vòng quay tín dụng cao “đột biến” so với các năm trước, mà tỷ lệ nợ xấu cũng lại rất cao, điều này chứng tỏ nợ thu được đa phần là ngắn hạn, còn nợ quá hạn lại nằm nhiều ở các khoản vay trung, dài hạn, NHNo_CL đầu tư vốn trung hạn lớn nên trong một kỳ mà tính vòng quay vốn tín dụng thì kết quả đánh giá không được chính xác như mong muốn. 2.2.6. Biện pháp bảo đảm tiền vay Đảm bảo tiền vay là vấn đề tối quan trọng và cần thiết trong kinh doanh ngân hàng, nó đảm bảo cho ngân hàng giảm thiểu được rủi ro và tổn thất trong quá trình hoạt động để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển. Từ khi hệ thống ngân hàng được hình thành cho đến nay đã có rất nhiều quy định pháp lý được đưa ra về bảo đảm tiền vay, hiện nay vấn đề này đang được thực hiện theo NĐ số 163/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, QĐ số 1300/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 03/12/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về việc ban hành quy định thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Hiện nay thì nghiệp vụ cho vay của NHNo Chí Linh có trên 95% là cho vay hộ nông dân, trong đó lại có đến 40% số hộ vay dưới 10 triệu đồng. Như vậy thì theo quy định, những hộ vay dưới 10 triệu đồng không phải thế chấp tài sản mà chỉ nộp kèm theo Hồ sơ xin vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản chính (nếu có) hoặc được UBND xã xác nhận là đất thổ cư và đất canh tác không có tranh chấp (trường hợp không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Còn lại những hộ vay trên 10 triệu đồng được thực hiện đảm bảo theo NĐ số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư liên bộ số 05 và QĐ số 1300/QĐ-HĐQT-TD của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Tình hình đảm bảo tiền vay được thể hiện qua bảng thống kê 2.5 như sau: Bảng 2.5: Thực trạng đảm bảo tiền vay Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ hộ nông dân 156.916 100% 220.169 100% 305.039 100% Dư nợ không bảo đảm 55.705 35.5% 77.279 35.1% 105.848 34.7% Dư nợ có bảo đảm 101.211 64.5% 142.890 64.9% 199.191 65.3% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh qua các năm của NHNo_CL) Ta nhận thấy dư nợ có bảo đảm và không có bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng liên tục tăng lên qua các năm, tỷ lệ của hai loại hình cho vay này cũng không có sự biến động đáng kể. Điều này chứng tỏ người nông dân đã vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất nhiều hơn so với các năm trước. Tỷ lệ vay có bảo đảm tuy tăng chậm nhưng cũng cho thấy người nông dân ngày càng đầu tư nhiều hơn cho sản xuất, lượng tiền vay nhiều nên đòi hỏi họ phải có tài sản đảm bảo, đây là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn tại địa phương. Tài sản đảm bảo là nguồn đảm bảo cho ngân hàng có thể thu hồi được nợ khi người vay không có khả năng trả nợ, hoặc trả không đủ, vì vậy mà tài sản đảm bảo là yếu tố quan trọng giữ cho hoạt động của ngân hàng được liên tục và ổn định. Việc thực hiện nghiêm và đúng với những quy định về hình thức bảo đảm tiền vay giúp ngân hàng chủ động tránh và giảm thiểu những tổn thất kinh doanh nếu có rủi ro từ phía khách hàng, đảm bảo cho hoạt động luôn được tiến hành thuận lợi. 2.2.7. Quy trình cho vay Quy trình cho vay tại NHNo Chí Linh khi cho vay trực tiếp tới hộ nông dân là phương thức cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng theo quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/03/2002 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, ban hành theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN Việt Nam ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN VN,quyết định số 72…của NHNo&PTNT Việt Nam vận dụng cụ thể vào điều kiện của huyện Chí Linh. Quy trình cụ thể như sau: - Hộ nông dân có nhu cầu vay vốn làm giấy đề nghị vay vốn theo mẫu in sẵn: mẫu 01A/CV nếu vay không phải đảm bảo bằng tài sản, hoặc mẫu 01B/CV nếu vay có bảo đảm bằng tài sản), xin xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn. - Cán bộ tín dụng trực tiếp đến nhà người vay thẩm định thực trạng, nội dung thẩm định gồm có: + Năng lực của chủ hộ hoặc người đại diện vay vốn. + Mục đích sử dụng vốn + Khả năng trả nợ + Dự án đầu tư, phương án sản xuất khả thi + Thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn có thể thẩm định về tư cách người vay qua Hồ sơ khách hàng, trình độ tổ chức sản xuất,… - Sau khi thẩm định, nếu đủ điều kiện thì cán bộ tín dụng hướng dẫn khách lập hồ sơ. Hồ sơ khác nhau với từng khách hàng vay theo hình thức có bảo đảm hay không có bảo đảm. + Hồ sơ với hộ vay dưới 10 triệu bao gồm: Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của chính quyền địa phương Sổ vay vốn theo mẫu in sẵn của NHNo&PTNT VN (2 liên-1lưu kế toán, 1 giao cho khách) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc xác nhận của địa phương là đất hợp pháp và không có tranh chấp. Sau khi hoàn tất thủ tục, cán bộ tín dụng hẹn khách hàng ngày đến ngân hàng làm thủ tục lĩnh tiền vay. Khi khách mang hồ sơ đến ngân hàng, cán bộ tín dụng kiểm tra lại, ký vào giấy đề nghị vay vốn, trình trưởng phòng tín dụng và Giám đốc ký duyệt cho vay, sau đó đăng ký hồ sơ khách hàng vào chương trình giao dịch, chuyển hồ sơ cho kế toán để giải ngân, đồng thời vào sổ theo dõi cho vay. + Đối với hộ vay trên 10 triệu đồng: Cán bộ tín dụng nhận hồ sơ vay từ khách hàng, tiến hành thẩm định và lập báo cáo thẩm định, kiểm tra lại bộ hồ sơ trước khi trình trưởng phòng tín dụng. Trưởng phòng tín dụng kiểm tra lại hồ sơ, tiến hành tái thẩm định (nếu cần thiết, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định hoặc tái thẩm định) rồi trình Giám đốc quyết định. Nếu Giám đốc không đồng ý cho vay thì thông báo l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNganHang 137.doc
Tài liệu liên quan