Chuyên đề Nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Trì - Hà Nội

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 : NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 4

1.1. Tín dụng hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường. 4

1.1.1. Khái niệm chung về hộ sản xuất. 4

1.1.2. Đặc điểm chính của hộ sản xuất. 4

1.1.3. Vai trò của hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường 6

1.1.4. Phân loại hộ sản xuất. 6

1.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất. 7

1.2.1. Khái niệm về chất lượng cho vay hộ sản xuất. 7

1.2.2 Hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất. 7

1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay hộ sản xuất. 8

1.2.4. Vai trò của tín dụng hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường. 11

1.2.4.1. Vai trò của tín dụng hộ sản xuất đối với bản thân khu vực kinh tế hộ. 11

1.2.4.2: Vai trò của tín dụng hộ sản xuất đối với các Ngân hàng Thương mại 12

1.2.4.3. Vai trò của tín dụng hộ sản xuất của NHTM xét trên phạm vi nền kinh tế. 13

1.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng hộ sản xuất. 14

1.2.5.1. Các nhân tố về kinh tế xã hội. 14

1.2.5.2. Môi trường pháp lý 18

1.2.5.3. Tổ chức và hoạt động của bản thân từng Ngân hàng. 18

1.2.6. Kinh nghiệm quản lý chất lượng cho vay của một số NHTM thế giới. 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH TRÌ - HÀ NỘI 26

2.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất trên địa bàn huyện Thanh Trì 26

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội của huyện Thanh trì. 26

2.1.2. Khái quát tổ chức và hoạt động của NHNo & PTNT Thanh trì. 32

2.1.2.1. Sự ra đời và bộ máy tổ chức hoạt động. 32

2.1.2.2. Đặc điểm về kinh tế hộ sản xuất. 33

2.2. Thực trạng chất lượng cho vay hộ sản xuất của NHNo & PTNT Thanh Trì 34

2.2.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh. 34

2.2.2. Về quy trình, nghiệp vụ cho vay hộ sản xuất. 40

2.2.3. Về doanh số và dư nợ cho vay hộ sản xuất. 42

2.2.3.1. Doanh số và dư nợ cho vay hộ sản xuất. 42

2.2.3.2. Số hộ sản xuất có dư nợ của NHNo & PTNT Thanh Trì. 44

2.2.4. Về chất lượng cho vay hộ sản xuất. 45

2.2.4.1. Dư nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất. 45

2.2.4.2. Xử lý rủi ro cho vay hộ sản xuất. 49

2.3. Đánh giá chung về chất lượng cho vay hộ sản xuất của NHNo & PTNT Thanh Trì. 51

2.3.1. Những mặt tích cực: 51

2.3.2. Những mặt hạn chế: 52

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên. 53

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH TRÌ - HÀ NỘI 55

3.1. Định hướng phát triển kinh tế của huyện Thanh Trì đến năm 2010. 55

3.2. Định hướng cho vay hộ sản xuất của NHNo & PTNT Thanh Trì - Hà Nội ( giai đoạn 2004 - 2010 ). 56

3.2.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh Trì đến năm 2010. 56

3.2.2. Định hướng cho vay hộ sản xuất giai đoạn 2004 - 2010. 56

3.3. Những giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất của NHNo & PTNT Thanh Trì - Hà Nội. 57

3.3.1. Thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ cho vay. 57

3.3.2. Nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng. 58

3.3.3. Tăng cường hiệu lực công tác kiểm tra - kiểm soát. 60

3.3.4. Thực hiện trả lương theo số lượng và chất lượng cho vay. 62

3.3.5. Các mối quan hệ với chính quyền, đoàn thể. 62

3.4. Một số kiến nghị. 63

KẾT LUẬN 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Trì - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản phẩm dịch vụ, thương mại phục vụ đô thị, cũng như việc sử dụng lao động nông nhàn, tạo nhiều nguồn thu cho người dân hay hưởng lợi do giá đất ven đô tăng nhanh… Là một huyện ngoại thành nên Thanh Trì cũng có những khó khăn của huyện ngoại thành, đó là môi trường sản xuất kinh doanh không ổn định, phụ thuộc trực tiếp vào mọi sự biến động của thị trường đô thị, khả năng cạnh tranh của các cơ sở sản xuất chế biến thấp thua các doanh nghiệp nội thành, nguồn vốn đầu tư đa dạng. Đồng thời là huyện ngoại thành còn là nơi có tình hình trật tự an ninh, tệ nạn xã hội có cơ hội phát triển… Thanh trì là vùng đất trũng nhất của Hà Nội, là nơi có diện tích ao đầm lớn nhất so các huyện ngoại thành Hà Nội. Đây là điều kiện thuận lợi cho Thanh Trì phát triển nghề nuôi trồng Thuỷ sản. Thanh Trì là nơi chứa nước thải của Hà Nội, tất cả các loại nước thải của thành phố Hà Nội đều theo các sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu đổ về đây, sau đó qua sông Nhuệ chảy về Hà Tây và qua hệ thống bơm tiêu đổ ra sông Hồng. Cùng với tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng của đô thị và ảnh hưởng của các nhà máy sử dụng hoá chất ở Thanh Trì, của Nghĩa trang thành phố….làm cho môi trường của huyện bị ô nhiễm ngày càng nặng thêm, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện: cá chết, gia súc gia cầm dịch bệnh, tỷ lệ người bị bệnh đường hô hấp, phụ khoa cao nhất thành phố… Về cơ sở hạ tầng: Đây là huyện có diện tích canh tác bị thu hẹp nhanh trong vòng 3 năm qua do mở đường 1B, vành đai 3, đường 70 cầu Thanh Trì, và gần đây nhất là 09 xã bị cắt về quận mới Hoàng Mai. Ngoài ra sự phát triển các khu đô thị mới như Pháp Vân… cũng làm cho hàng vạn người dân thất nghiệp, giá đất đai các xã vùng vên đô tăng nhanh, nhiều gia đình bán đất thu những khoản thu tiền lớn bất ngờ, ruộng đất canh tác bị giảm, nạn thất nghiệp tăng, tệ nạn nghiện hút có xu hướng gia tăng, phát sinh tình trạng đua đòi, ngại lao động. Mặt khác, do triển khai các dự án, người dân có tiền được đền bù nên đã tạo điều kiện cho Ngân hàng tăng nguồn vốn huy động và giải toả được nhiều khoản nợ khê đọng khó đòi. *Tình hình phát triển kinh tế của huyện Thanh Trì giai đoạn 2001-2004 Biểu số 1. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Thanh Trì Đơn vị tính: Triệu đông,% Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Tổng giá trị các nghành KT(tr.đ) Tốc độ tăng theo giá cố định(%) 395.382 11,9 436.115 10,98 499.979 14,62 557.094 11,72 1.Tổng giá trị nông lâm thuỷ sản -Tỷ trọng (%) -Tốc độ tăng theo gía cố định(%) 206.827 52,3 6,9 211.640 48,5 3,1 221.879 44,4 4,9 229.350 41.4 3.5 Trong đó: +Ngành trông trọt: -Tỷ trọng(%) -Tốc độ tăng theo giá cố định(%) 107.208 27,1 7,6 97.313 22,3 0,9 105.187 21,1 7,9 106.924 19,9 1,6 + Ngành chăn nuôi -Tỷ trọng(%) -Tốc độ tăng theo giá cố địng(%) 65.918 16,7 7,7 72.172 16,5 12,0 73.653 14,7 2,1 76.506 13,7 3,8 + Ngành thuỷ sản -Tốc độ tăng theo giá cố định(%) 33.701 3,2 42.155 25,7 43.039 2,4 40.145 7,5 2. Gía trị CN - TTCN - XDCB -Tỷ trọng (%) -Tốc độ tăng theo giá cố đinh(%) 134.655 34,06 159.475 36,5 26,2 199.510 39,9 25,8 234,978 42,0 17,58 3. Giá trị TM - DV -Tỷ trọng(%) -Tốc độ tăng theo gía cố định(%) 53.900 13,36 65.000 14,9 27,6 78.590 15,7 20,9 78.359 16,6 17,83 Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của UBND huyện Thanh Trì Như vậy tốc độ phát triển kinh tế của huyện Thanh Trì cũng khá cao và tương đối ổn định, năm nào cũng trên 10%. Tuy nhiên đây vẫn là huyện nghèo của thành phố Hà Nội: thu ngân sách hàng năm chỉ đạt trên dưới 40 tỷ VNĐ, chưa bằng 1/3 mức chi ngân sách. a/ Tình hình sản xuất nông nghiệp. Tuy tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm dần, tốc độ tăng trưởng chậm hơn các ngành khác nhưng vẫn là thành phần chủ yếu của kinh tế huyện Thanh Trì. - Về trồng trọt: Sản xuất ra giá trị chủ yếu cho ngành nông nghiệp, trong những năm qua cơ cấu của ngành sản xuất nông nghiệp đã có sự thay đổi nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt chậm và thất thường, do mất mùa năm 2001, do diện tích canh tác bị thu hẹp. Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2001 là 7.227 ha. Cây Lúa: diện tích lúa năm 2001 là 5.511 ha (76%) giảm xuống còn 4.848 ha ở năm 2003 do đô thị hoá và chuyển sang nuôi trông thuỷ sản. Năng suất lúa bình quân đạt 87,31 tạ/ha năm 2003 giảm 3 tạ/ha so năm 2002, do sâu bệnh và chuột phá. Sản lượng năm 2003 đạt 21.479 tấn, đã và đang sử dụng các giống lúa mới, lúa đặc sản. Cây Ngô: diện tích trồng ngô là 466 ha, năng suất 35 ta/ha, sản lượng 1.631 tấn. + Diện tích rau đậu các loại 1.645 ha ( 23%) tăng 227 ha, sản lượng 6.546 tấn, trong đó: diện tích rau an toàn152 ha, diện tích hoa cây cảnh 85 ha và tăng dần diện tích lên với giống hoa mới như hoa: đông tiền, hoa ly… + Cây lạc có diện tích hàng năm từ 110 - 120 ha, năng suất từ 25 - 27 tạ/ha. - Về chăn nuôi: + Đàn lợn tăng dần hàng năm, bình quân mỗi hộ nông dân nuôi từ 1,5-1,8 con/năm. Đàn lợn năm 2003 có đến 41.674 con, trong đó lợn nái có khoảng 850 con, số lợn nái ngoại có khoảng 141 con, ngoài ra còn có nhiều giống lợn siêu nạc. + Đàn gia súc, gia cầm: có xu hướng giảm do diện tích chăn thả bị thu hẹp và diện tích đất canh tác, ao hồ bị san lấp làm đường giao thông, nhà ở, khu công nghiệp,ô nhiễm môi trường. Hiện đang triển khai thí điểm các loại vịt siêu trứng, gà Tam hoàng, gà Ai cập, ngan Pháp… + Phát triển đàn Trâu Bò: Bò sữa có xu hướng phát triển khá, tăng từ 62 con (năm 2000) lên 147 con (6/2003), ngoài ra còn phát triển đàn bò thịt, tổng số đàn trâu bò của huyện năm 2003 là 1.717 con, riêng xã Vạn Phúc đã có đàn bò thịt hơn 400 con. Nuôi trồng thuỷ sản: Việc nuôi trồng thuỷ sản của Thanh Trì luôn bị đe doạ của tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Để khắc phục tình trạng này, hai năm gần đây Thanh Trì đã chuyển hướng mạnh từ nuôi quảng canh, thuỷ sản giá trị thấp sang thâm canh với các loại thuỷ sản giá trị cao, và chuyển đổi các ruộng trũng sang nuôi cá. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 1.030 ha. Trong đó, diện tích nuôi cá 989 ha (có 90 ha thả cá Rô phi đơn tính), diện tích nuôi tôm càng xanh đã nuôi có kết quả tốt trên 40 ha. Đang nuôi thực nghiệm cá Ba Sa. Diện tích cá chim trắng đạt gần 10 ha và cũng đang trong quá trình thử nghiệm. Một số xã vùng trũng như: Vĩnh Quỳnh, Đại áng, Tả Thanh Oai đang chuyển sang 1 lúa, 1 cá hoặc chuyên cá. Năm 2003, huyện có 58 HTX dịch vụ nông nghiệp, trong đó có: 7 HTX xếp loại khá, 38 HTX loại trung bình, 13 HTX loại yếu. Kinh tế trang trại phát triển khá, hiện nay có 75 trang trại. b/ Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, có tốc độ tăng trưởng khá, nhiều cơ sở sản xuất đẫ có thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhiều mặt hàng đã được xuất khẩu ra nước ngoài. Đang hình thành một số khu công nghiệp tập trung cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như: Vĩnh Tuy, Ngọc Hồi và đầu tư phát triển các ngành nghề truyền thống như: Tân Triều, Vạn Phúc. Các ngành mũi nhọn của huyện là ngành sản xuất kim loại, công nghiệp dệt, sản xuất trang phục thuộc da, sản phẩm từ cao su, platic….Các cơ sở công nghiệp đều cũ, lạc hậu và nhỏ bé như: Phân lân Văn điển, Pin Văn điển, cơ khí Tam Hiệp, cơ khí Giải Phóng… Thương mại và dịch vụ phát triển tương đối mạnh, phần nào đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Mạng lưới các chợ làng, xã phát triển thiếu quy hoạch, chưa hình thành các chợ đầu mối tập trung. Đến năm 2003, toàn huyện có 9 doanh nghiệp, 3 HTX kinh doanh dịch vụ và 4.214 hộ kinh doanh, trong đó có 269 hộ kinh doanh dịch vụ vận tải, 3.945 hộ kinh doanh buôn bán. * Những tồn tại: Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp nói chung còn chậm. Chưa hình thành các vung sản xuất tập trung lớn. Chưa phát triển được nhiều mô hình kinh tế trang trại. Do việc giao đất rất manh mún, người dân ngại xin thủ tục chuyển đổi đất đai, khó tập trung tích tụ đất để hình thành các vung tập trung vào kinh tế trang trại. Đầu tư còn giàn trải, nguồn vốn đầu tư không tập trung. Xây dựng và phê duyệt quy hoạch còn chậm, nên việc tập trung đầu tư theo quy hoạch còn hạn chế. Hiệu quả hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp còn hạn chế, chưa làm tốt các khâu dịch vụ cho nông dân, chưa mở rộng đa dạng hoá các ngành nghề. Nhìn chung, kinh tế của huyện Thanh Trì phát triển chậm so với các huyện ngoại thành, do hoàn cảnh địa lý, môi trường có nhiều khó khăn. Đây cũng là những khó khăn ảnh hưởng trực tiếp tới đầu tư tín dụng cho phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng và kinh tế của huyện nói chung. 2.1.2. Khái quát tổ chức và hoạt động của NHNo & PTNT Thanh trì 2.1.2.1. Sự ra đời và bộ máy tổ chức hoạt động Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Trì được thành lập từ năm 1988 trên cơ sở Ngân hàng Nhà nước Thanh Trì tách thành NHNo Thanh Trì, Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Thanh Trì, Kho bạc Thanh Trì. Từ một cơ sở ban đầu, đến nay NHNo Thanh Trì đã có 8 cơ sở, gồm: Trụ sở NHNo Huyện, ( ngân hàng cấp 1), 4 ngân hàng khu vực (ngân hàng cấp 2 loại 5) và 3 phòng giao dịch với số CBCNV từ 73 - 76 người. Tại Chi nhánh cấp 1 (NH huyện) có 04 phòng: Phong kế hoạch - Kinh donh, phòng kiểm tra - Kiểm toán nội bộ, phòng Kế toán - Ngân quỹ, phòng Hành chính - Nhân sự. Tại các Chi nhánh cấp 2 ( NH khu vực) có tổ tín dụng, tổ kế toán. Mỗi Chi nhánh cấp 2 có từ 10 - 12 người, gồm: 01 Giám đốc, 01 Phó giám đốc kiêm cán bộ tín dụng, 01 tổ trưởng tổ tín dụng, 01 tổ trưởng tổ kế toán. Phòng Kế hoạch - Kinh doanh được tổ chức như sau: 01 Trưởng phòng phụ trách chung, 01 Phó trưởng phong giúp việc Trưởng phòng, trực tiếp phụ trách thẩm định các khách hàng là doanh nghiệp và thay thế Trưởng phòng điều hành công việc của phòng khi Trưởng phòng đi vắng, 02 cán bộ làm tổng hợp, báo cáo thống kê, 01 cán bộ phụ trách cho vay các doanh nghiệp, số cán bộ còn lại phụ trách các xã về công tác ngân hàng. Hiện tại phòng Kế hoạch - Kinh doanh được phân công phụ trách công tác huy động và cho vay tại Thị trấn và 07 xã cùng với các doanh nghiệp lớn trên toàn địa bàn huyện. Bình quân mỗi cán bộ tín dụng phụ trách 01 xã và cứ 03 năm được đổi địa bàn 01 lần. Các Chi nhánh cấp 2 phụ trách công tác ngân hàng theo địa bàn khoảng 5 - 6 xã ( kể cả các doanh nghiệp đóng trên địa bàn). Phòng Giao dịch Khương Đình phụ trách địa bàn 02 phường Khương Đình và Hạ Đình (quận Thanh Xuân). Phòng Giao dịch Vạn Xuân phụ trách địa bàn 05 phường của quận Hai Bà Trưng ( 05 phường theo quy hoạch cùng với 09 xã của Thanh Trì sẽ thành lập quận Hoàng Mai vào đầu năm 2004 ). Phòng Giao dịch Ngũ Hiệp phụ trách cho vay xã Ngũ Hiệp và nhận tiền gửi khu vực tập trung dân cư Phố Cống, Ngọc Hồi… 2.1.2.2. Đặc điểm về kinh tế hộ sản xuất Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng, quan hệ giưa tiêu dùng và sản xuất của các hộ sản xuất, biệu hiện trình độ phát triển của hộ sản xuất từ cơ chế khép kín tự cung tự cấp đến sản xuất hàng hoá, trình độ phát triển của các hộ sản xuất quy định mối quan hệ của hộ sản xuất với thị trường. Đặc điểm của hộ sản xuất này thể hiện: Về ngành nghề: hộ sản xuất tiến hành sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề khác nhau rất đa dạng và phong phú, bao gồm nông lâm ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Về nhân lực: hộ sản xuất chủ yếu sử dụng nguồn lao động tự có là chủ yếu. Tuy nhiên, do quy mô sản xuất ngày càng lớn khi cần một số hộ sản xuất thuê thêm lao động, có thể thường xuyên hoặc thời vụ. Về quy mô sản xuất: Hộ sản xuất thường hoạt động với quy mô nhỏ tức là với quy mô gia đình là chủ yếu. Do điểu kiện về nguồn khả năng quản ký sức cạnh tranh trên thị trường… nên hộ sản xuất rất khó mở rộng quy mô. Về nguồn vốn sản xuất kinh doanh: Vốn để sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất chụ yếu hộ sản xuất chủ yếu hình thành từ ba nguồn: Vốn tự có, vốn được tài trợ và vốn từ tổ chức tín dụng khác. 2.2. Thực trạng chất lượng cho vay hộ sản xuất của NHNo & PTNT Thanh Trì 2.2.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh * Công tác huy động vốn Trong những năm vừa qua, xác định rõ lợi thế về các nguồn vốn do dân được đền bù, giải phóng mặt bằng, NHNo & PTNT Thanh Trì đã coi công tác mở rộng nguồn vốn là chiến lược hàng đầu của mình. Bằng những biện pháp linh hoạt, kịp thời công tác huy động vốn của NHNo & PTNT Thanh Trì có những tăng trưởng nhanh chóng, vững chắc, thể hiện qua các số liệu sau: Biểu 2. Tình hình nguồn vốn của NHNo & PTNT Thanh Trì Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Số tiền (tr.đ) Tỷtrg (%) Số tiền (tr.đ) Tỷtrg (%) Số tiền (tr.đ) Tỷtrg (%) Sô tiên (tr.đ) Tỷtrg (%) Tổng nguồn vốn 180850 100 220593 100 313074 100 553077 100 1.Theo thời gian 180850 100 220593 100 313074 100 553077 100 - TG không kỳ hạn 38605 21,3 56288 25,5 45636 14,6 74400 13,5 -TG có kỳ hạn 142245 78,7 164305 74,5 267438 85,4 478677 86,5 T.đó: +TG dưới 12 tháng 100495 55,6 1 05589 47,9 201687 64,4 339677 61,4 +TG từ 12-24 tháng 41750 23,1 58716 26,6 65751 85,4 139000 25,1 +TG trên 24 tháng 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 2. Theo loại tiền 180850 100 220593 100 333074 100 553077 100 -Nội tệ 178215 98,5 217647 98,7 309185 98,8 544077 98,4 -Ngoại tệ 2635 1,5 2946 1,3 3889 1,2 9000 1,6 3.Theo thành phần kinh tế 180850 100 220593 100 313074 100 553077 100 - TG các tổ chức kinh tế 32645 18,1 33686 15,3 45636 14,4 59997 10,8 - TG dân cư 148205 81,9 186907 84,7 267438 85,4 493080 89,2 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của NHNo Thanh Trì Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Thanh Trì tăng trưởng ngày càng nhanh: năm 2003 tăng 42% so với năm 2001, năm 2003 tăng 76% so với năm 2002. Đến 31/12/2003 nguồn vốn tăng so với cuối năm 2000 là 372.227 triệu đồng, bằng 205,82%, tốc độ tăng bình quân 1 năm trong thời kỳ qua là: 68,06% cao hơn nhiều so tốc độ tăng bình quân toàn hệ thống giai đoạn 1997 - 2002 là 33%/năm [ B/C thường niên 2002 - NHNo VN ]. Trong đó: Phân theo thời gian huy động vốn: Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn vốn và ngày càng giảm dần. Ngược lại, nguồn vốn có kỳ hạn tăng và chiếm tỷ lệ cao. Điều này một mặt tăng thêm tính ổn định của nguồn vốn, mặt khác chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra sẽ bị thu hẹp. Nếu đi sâu vào nguồn vốn dài hạn thì lại thấy chủ yếu là tập trung vào loại dưới 12 tháng, tiền gửi trên 24 tháng hầu như không có, do đó cũng hạn chếnguồn cho vay trung, dài hạn. Phân theo loại tiền huy động: Tiền gửi bằng nội tệ luôn gần 99%, tiền gửi băng ngoại tệ hầu như không đáng kể. Điều đó nói nên là: thứ nhất, do nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ của NHNo & PTNT Thanh Trì còn yếu, chưa đủ uy tín với khách hàng, khách hàng có ngoại tệ, cần thanh toán quốc tế thường vào các quận nội thành để thực hiện; thứ hai là do kinh tế của huyện còn nghèo, chưa đạt tầm cỡ quốc gia, chưa khép kín được chu kỳ sản xuất - kinh doanh và tính thiếu ổn định của nền kinh tế huyện ngoại thành. Nếu xét theo tiêu thức các thành phần kinh tế, thì thấy rằng nguồn vốn huy động chủ yếu của NHNo & PTNT Thanh Trì là từ dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế rất ít và có xu hướng giảm. Nguyên nhân các tổ chức kinh tế đóng trên địa bàn huyện đa phần là các cơ sở nhỏ bé, kinh doanh khó khăn, khả năng tài chính rất hạn chế, đi vay là chủ yếu, không có nguồn tiền gửi. Nguồn tiền gửi dân cư tăng nhanh, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng bình quân của cả hệ thống, một mặt do mấy năm gần đây giá đất đai tăng quá nhanh, mà huyện Thanh Trì lại là huyện có đất đai bị Nhà nước trưng dụng khá cao (776 ha), người dân thu được nhiều tiền đền bù, giải toả, số hộ bán đất khá nhiều, dẫn đến hiện tượng có tiền nhưng thiếu diện tích sản xuất và kinh doanh nên chưa biết hướng kinh doanh như thế nào. Các biện pháp tăng cường huy động vốn có hiệu quả: + Nắm chắc các dự án đền bù cả về thời gian đền bù, các hộ được đền bù, mức đền bù cho các hộ…phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức trước khi có tiền đền bù. + Mở rộng thêm mạng lưới các phòng giao dịch tiện lợi, tổ chức các bàn thu tiết kiệm tại chỗ trong những ngày đền bù, tổ chức xe đi đến từng gia đình thu tiền miễn phí… + Áp dụng lãi suất và hình thức huy động linh hoạt, uyển chuyển theo tình hình thị trường, kiên trì hướng dẫn, giải thích cho khách hàng, nhất là những hộ gia định lần đầu có khoản tiền lớn, tư vấn cho khách hàng hình thức gửi phù hợp nhất với hoàn cảnh riêng của từng hộ gia đình. * Tình hình cho vay của NHNo & PTNT Thanh Trì từ 2001 - 2004 So với tốc độ tăng nguồn vốn thì tốc độ tăng trưởng dư nợ của NHNo & PTNT Thanh Trì có chậm hơn và chậm hơn so với tốc độ bình quân của toàn hệ thống. Biểu số 3 : Tình hình dư nợ chung của NHNo & PTNT Thanh Trì. Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Số tiền (tr.đ) Tỷtrg (%) Số tiền (tr.đ) Tỷtrg (%) Số tiền (tr.đ) Tỷtrg (%) Số tiền (tr.đ) Tỷtrg (%) 1.Dư nợ theo thời gian 115.630 100 141.510 100 157.414 100 190.800 100 - Ngắn hạn 106.770 92,3 131.742 93,1 140.301 89,1 162.362 85,0 - Dài hạn 8.860 7,7 9.768 6,9 17.113 10,9 28.438 15,0 2.Dư nợ theo thành phần K.Tế 115.630 100 141.510 100 157.414 100 190.800 100 - DN Nhà nước 78.396 67,8 101.977 72,12 63.418 40,3 70.000 36,7 - DN ngoài QD 280 0,2 360 0,25 49.851 31,67 50.000 26,2 - Hộ sản xuất 36.804 31,8 38.980 27,55 43.805 27,82 64.750 33,9 - Dư nợ thành phần khác 150 0,1 193 0,14 340 0,22 6.050 3,2 3. Dư nợ theo ngành kinh tế 115.630 100 141.510 100 157.414 100 190.800 100 - Ngành Nông nghiệp 82.111 71,0 102.586 72,5 118.772 75,5 127.555 66,9 - Ngành Lâm nghiệp 1.215 1,1 1.004 0,71 4.697 2,98 2.073 1,1 - Ngành Thuỷ sản 1.582 1,4 2.064 1,46 990 0,63 5.605 2,9 - Ngành CN+TTCN 13.550 11,7 16.434 11,61 10.056 6,39 26.732 14,0 - Ngành thương mại dịch vụ 3.672 3,2 4.881 3,45 6.189 3,93 16.505 8,6 - Ngành khác 13.500 11,7 14.541 10,28 16.713 10,62 12.330 6,5 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của NHNo Thanh Trì Dư nợ của NHNo & PTNT Thanh Trì mấy năm qua vẫn tăng nhưng tốc độ tăng trưởng không nhanh ( trừ năm 2003 ) bằng tốc độ tăng chung về tín dụng cuả toàn hệ thống. Nguyên nhân của tình hình trên là: + Kinh tế của huyện phát triển chậm hơn các huyện ngoại thành khác, các doanh nghiệp của huyện vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn, làm ăn thua lỗ hoặc thu hẹp sản xuất. Kinh tế hộ sản xuất cho vay cũng bị thu hẹp do có nhiều hộ gia đình thu được tiền đền bù giải phóng mặt bằn, do bán đất, không có hướng chuyển hướng kinh doanh mà đưa vào tiêu dùng, nhu cầu vay bị giảm sút. + NHNo & PTNT Thanh Trì những năm 96 - 97 là một trong các Chi nhánh có tỷ lệ nợ qúa hạn cao nhất trong toàn hệ thống, phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong tín dụng nhất là tín dụng hộ sản xuất, để tự mình cứu mình và vươn lên, Chi nhánh đã kiên quyết chỉnh đốn lại công tác tín dụng, tích cực xử lý nợ tồn đọng và giảm thiểu nợ quá hạn mới phát sinh . - Nếu đánh giá theo thời gian cho vay thì cho vay ngắn hạn vẫn là chủ yếu, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn của năm 2004 mới chỉ đạt 15% kém xa định hướng của ngành là 45%, điều đó thể hiện sự bấp bênh, thiếu sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế huyện ngoại thành, tư tưởng trông chờ, sản xuất kinh doanh theo các phi vụ, theo sự biến động của thị trường nội thành mà kinh tế huyện chưa thực sự chủ động tích cực đầu tư các dự án dài hạn của mình. - Dư nợ của các doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất do 2 đơn vị: Công ty Bách hoá và công ty vật tư nông nghiệp luôn có nhu cầu lớn (30 - 40 tỷ đồng/1 đơn vị ). Đây là 2 đơn vị kinh doanh có lãi, trả nợ sòng phẳng qua hơn 10 năm có quan hệ tín dụng với NHNo & PTNT Thanh Trì. - Cho vay hộ sản xuất có tăng nhưng rất chậm do diện tích canh tác bị thu hẹp, một số dự án nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi, trồng trọt đang trong quá trình thí điểm và mới hình thành, còn đang thiếu các cơ sở vật chất cần thiết. - Cho vay trồng trọt, chăn nuôi… vẵn chiếm tỷ trọng cao, vì đây là huyện ngoại thành, phát triển chăn nuôi, trồng trọt là chính. Hai ngành trồng trọt, chăn nuôi phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, dễ bị rủi ro do thiên tai, dịch bệnh. Kinh tế của huyện cơ bản vẫn là sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, tốc độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung có khả năng cạnh tranh, có khả năng chống chọi được các điều kiện khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên… còn khá chậm. Mặt khác, Thanh Trì là vùng bị ô nhiễm nguồn nước, không khí rất cao nên chăn nuôi thường bị dịch bệnh, chi phí sản xuất cao, năng suất cây trồng, vật nuôi thấp. Đây cũng là nguyên nhân rủi ro tín dụng của NHNo & PTNT Thanh Trì tiềm ẩn khả năng cao. * Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh Trì 2001-2004 Biểu số 4 : Kết quả kinh doanh NHNo & PTNT Thanh Trì Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2001/2004(%) I. Tổng thu nhập 1. Thu lãi cho vay 2. Thu phí điều vốn 3. Thu dịch vụ 4. Thu khác II.Tổng chi phí(đã có lương) 1. Chi huy động vốn 2. Chi phí quản lý 3. Trích dự phong rủi ro 4. Chi khác 12.080 6.429 5.050 165 436 20.187 7.385 5.663 6.753 386 20.557 9.703 8.990 213 1.651 20.655 11.673 5.709 3.026 247 20.622 9.782 8.753 455 1.632 18.355 12.492 5.178 417 268 38.090 13.950 22090 400 1.650 32.080 25.500 5.429 171 960 315 217 437 242 378 159 345 96 2,5 254 Chênh lệch thu chi - 8.107 - 98 2.267 6.010 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của NHNo Thanh Trì Chênh lệch thu chi ngày càng tăng do nguồn thu tăng, chi phí giảm. Tổng thu tăng, chủ yếu do nguồn thu từ hoạt động tín dụng tăng, đặc biệt là nguồn thu từ phí điều vốn tăng, thu từ hoạt động tín dụng thường xuyên chiếm 90% tổng thu. Trong mấy năm qua Thanh Trì có nguồn thu bất thường đó là khoản thu từ các khoản nợ đã xử lý rủi ro, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu, nhưng đây là nguồn thu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó không chỉ bổ sung nguồn thu mà có tác động nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro và lành mạnh hoá tài chính của chi nhánh. Nhìn chung, các nguồn thu tăng khá đều qua các năm. Tuy nhiên, nguồn thu từ dịch vụ của chi nhánh còn quá nhỏ bé, năm 2003 mới đạt tỷ lệ 1%/tổng thu, chưa bằng tỷ lệ 4,2% của các chi nhánh ở 4 đô thị lớn đạt được và thấp thua định hướng 15% của NHNo & PTNT Việt Nam [Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2003 của NHNo Việt Nam, nó thể hiện việc kinh doanh của Thanh Trì vẫn mang tính độc canh, chưa phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, khả năng phân tán rủi ro còn hạn chế. Tổng chi tăng lên nhưng tăng chậm hơn tốc độ tăng thu. Chi phí huy động vốn tăng nhanh là phù hợp với tình hình tăng nguồn vốn huy động. Các khoản chi phí còn lại nhìn chung là giảm, chi phí quản lý không tăng mặc dù qui mô hoạt động tăng nhiều thể hiện sự cố gắng quản lý chặt chẽ chi tiêu của NHNo Thanh Trì. Giảm nhanh nhất và nhiều nhất là khoản trích lập quỹ dự phòng rủi ro, do mấy năm qua Thanh Trì đã giảm được nợ quá hạn. Qua số liệu trên cũng chỉ ra rằng nếu làm tốt công tác phòng chống rủi ro, giảm thiểu được nợ quá hạn, tăng cường thu hồi nợ đọng sẽ tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của NHTM. Thực tế cho thấy do giảm được nợ quá hạn mà Thanh Trì đã khắc phục được tình trạng lỗ năm 2001, tiến đến có lãi và lãi cao ở năm 2004. 2.2.2. Về quy trình, nghiệp vụ cho vay hộ sản xuất Hộ gia đình vay vốn không phải thực hiện bảo đảm tài sản khi mức vay đến 10 triệu đồng ( đối với kinh tế trang trại, sản xuất giống thuỷ sản có mức vay cao hơn ). - Hộ vay trên 10 triệu đồng phải thực hiện bảo đảm bằng tài sản. Hồ sơ vay vốn gồm: + Hợp đồng tín dụng. + Hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm. + Giấy đề nghị vay vốn. + Phương án ( dự án ) kinh doanh. + Biên bản định giá tài sản. + Giấy đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản. - Hộ gia đình có thể vay vốn trực tiếp tại Ngân hàng hoặc thông qua tổ vay vốn ( nhưng từng hộ vẫn nhận tiền trực tiếp tại Ngân hàng ). - Việc cho vay kinh tế hộ tại Ngân hàng Nông nghiệp Thanh Trì đều có các hình thức vay như trên. - Quy trình xét duyệt cho vay như sau: Bước 1: Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy dịnh ( thực hiện bước 1a ) và trình trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng ở Ngân hàng cấp 2 loại 5 ( bước 1b). Bước 2: Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định ( nếu thấy không cần thiết ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định ( nếu có ) và trình giám đốc quyết định. Bước 3: Giám đốc Ngân hàng nơi cho vay căn cứ vào báo cáo thẩm định, tái

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Trì - Hà Nội.doc
Tài liệu liên quan