Chuyên đề Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt 5

Danh mục bảng 6

Lời mở đầu 7

Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại 9

1.1. Hoạt động cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại 9

1.1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại 9

1.1.2. Hoạt động cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại 12

1.2. Chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại 15

1.2.1. Khái niệm chất lượng cho vay 15

1.2.2. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại 16

1.3. Nhân tố ảnh hướng tới chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại 19

1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan 19

1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan 23

Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội 26

2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 26

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 26

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 27

2.2. Thực trạng chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 33

2.2.1.Thực trạng hoạt động cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 33

2.2.2. Thực trạng chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 37

2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 41

2.3.1. Thành công 41

2.3.2. Điểm yếu và nguyên nhân 44

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội 49

3.1. Định hướng hoạt động cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội 49

3.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 49

3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 50

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 51

3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng 51

3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác phân loại khách hàng và chính sách khách hàng 53

3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trung và dài hạn 55

3.2.4. Tăng cường kiểm soát công tác giải ngân vốn vay 57

3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát trong khi cho vay 58

3.2.6. Cân đối hợp lý các loại hình cho vay trung và dài hạn 58

3.2.7. Thực hiện tốt công tác thu hồi nợ xấu 59

3.2.8. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ 60

3.2.9. Hoàn thiện hệ thống thông tin 62

3.2.10. Hoàn thiện hệ thống trang thiết bị và công nghệ 63

3.3. Kiến nghị 64

3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam 64

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 65

3.3.3. Kiến nghị đối với Chính Phủ 67

3.3.4. Kiến nghị đối với khách hàng 67

Kết luận 69

Danh sách tài liệu tham khảo 71

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uồn ổn định, vững chắc cho hoạt động cho vay tăng trưởng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng Với nguồn vốn huy động được, Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội đã đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn Thủ đô. Hoạt động cho vay và đầu tư của Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội đều tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên, năm 2006, dư nợ giảm 9% so với năm 2005 là do Ngân hàng No&PTNT Hà Nội bàn giao 02 chi nhánh cấp 2 trực thuộc (Chương Dương và Tây Hồ) về Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam quản lý. Thêm vào đó, năm 2006 Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội thực hiện lành mạnh hóa tín dụng. Nguồn tiền gửi huy động được của Ngân hàng đã được tập trung đầu tư cho các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra, Ngân hàng đã mở rộng đầu tư tín dụng vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đồng thời đã từng bước chuyển dịch cơ cấu đầu tư. Năm 2007, Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội đã tích cực tìm kiếm và lựa chọn các dự án thực sự có hiệu quả, không phân biệt thành phần kinh tế. Nhờ vậy, tổng dư nợ của Ngân hàng đã tăng 1.005 tỷ đồng so với năm 2006 (đạt 141% so với dư nợ năm 2006). Năm 2007, Ngân hàng thực hiện chuyển đổi cơ cấu đầu tư: tăng tỷ lệ đầu tư cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong tổng dư nợ. Nếu năm 2006, tỷ lệ đầu tư cho DNNQD là 67% thì sang năm 2007, tỷ lệ này tăng lên thành 75%. Đến năm 2008, do bàn giao bốn chi nhánh cho Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, nên tổng dư nợ của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội sụt giảm. Tuy nhiên, tổng dư nợ của cả chi nhánh năm 2008 vẫn tăng 25,62% so với tổng dư nợ nếu loại trừ các chi nhánh bàn giao của Ngân hàng năm 2007. Hơn thế, chất lượng tín dụng luôn được Ngân hàng No&PTNT Hà Nội đặc biệt chú ý. Năm 2007, tỷ lệ nợ xấu /tổng dư nợ của Ngân hàng chỉ còn 0,6% so với tỷ lệ này năm 2006 là 1,7%. Việc chuyển đổi cơ cấu đầu tư, tăng tỷ trọng đầu tư cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và giảm tỷ trọng cho vay các Doanh nghiệp Nhà nước đã phát huy được hiệu quả như vậy. Năm 2008, tỷ lệ nợ xấu vẫn duy trì ở mức 0,6%. Trong đó, các khách hàng có tiềm ẩn nợ xấu đã được Trung tâm và các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp trực thuộc chú trọng bám sát đôn đốc thu hồi nợ. Qua đánh giá và phân tích, các khách hàng này chỉ gặp khó khăn về vốn trong thời gian ngắn do thu tiền hàng chậm hoặc do chậm trả lãi nhưng đều có khả năng thu hồi nợ. Một số khách hàng tư nhân có nợ quá hạn trong thời gian dài đã được đôn đốc nợ thường xuyên. 2.1.3.3. Hoạt động cung ứng dịch vụ Công tác thanh toán quốc tế của Ngân hàng ngày càng được chú trọng. Trong 5 năm Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội đã từng bước làm tốt công tác Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, đến nay chi nhánh đã có quan hệ thanh toán với trên 800 ngân hàng trên toàn Thế giới, hàng năm đã thực hiện mở hàng nghìn L/C nhập khẩu với giá trị hàng trăm triệu USD, hàng chục triệu EUR và các loại ngoại tệ khác, chủ động khai thác các loại ngoại tệ mạnh để phục vụ khách hàng. Hoạt động quản lý ngân quỹ của Ngân hàng cũng được tổ chức tốt. Với mạng lưới 17 chi nhánh Ngân hàng hoạt động toàn diện các mặt nghiệp vụ và các phòng giao dịch rải rác trong các quận nội thành, ngoại thành, nhưng Ngân hàng No&PTNT Hà Nội đã tổ chức tốt công tác Ngân quỹ, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời tiền mặt giao dịch với khách hàng, mở rộng được thu tiền mặt tại chỗ cho một số doanh nghiệp. Ngoài ra, đến nay, Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội đã triển khai nhiều hình thức dịch vụ như chuyển tiền nhanh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ thanh toán biên mậu, dịch vụ bảo lãnh, ATM, thẻ tín dụng nội địa, thẻ ghi nợ, thanh toán thẻ ACB, Master card, Visa Card, American Express, thanh toán séc du lịch, thu đổi ngoại tệ... 2.2. Thực trạng chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 2.2.1.Thực trạng hoạt động cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động đáng kể đến hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng nông nghiệp Hà Nội nói riêng, làm ảnh hưởng đáng kể đến khả năng thanh khoản của Ngân. Cuộc chạy đua lãi suất huy động đã khiến các ngân hàng thương mại không ngừng tăng lãi suất cho vay và giảm dư nợ cho vay. Mặc dù vậy, đối với Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội, cho vay nói chung và cho vay trung và dài hạn nói riêng vẫn được duy trì và phát triển ổn định, thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.2. Dư nợ cho vay tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội theo thời hạn cho vay Loại cho vay 31/12/2006 (triệu đồng) 31/12/2007 (triệu đồng) 31/12/2008 (triệu đồng) Tăng giảm 2007 so với 2006 Tăng giảm 2008 so với 2007 Tuyệt đối (triệu đồng) Tương đối(%) Tuyệt đối (triệu đồng) Tương đối(%) Tổng dư nợ cho vay 2.456.883 2.737.030 3.438.137 280.147 11 701.107 26 Cho vay ngắn hạn 1.335.808 1.448.559 1.323.025 112.751 8 -125.534 -9 Tỷ trọng (%) 54 53 38 Cho vay trung và dài hạn 1.121.075 1.288.471 2.115.112 167.396 15 1.170.005 64 Tỷ trọng (%) 46 47 62 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội) Hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội tăng trưởng vượt bậc trong năm 2008: từ 47,08% lên 61,52% do trong năm vừa qua Ngân hàng tiến hành cho vay thêm nhiều dự án lớn mà tiêu biểu là: Công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Hà Nội: 448.873 triệu đồng Tổng công ty rượu, bia và nước giải khát Hà Nội 21.500.000 EUR Công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Cường: 270.000 triệu đồng Dự án thủy điện Sêsan: 266.259 triệu đồng Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội: 109.990 triệu đồng Xi măng Thăng Long: 109.729 triệu đồng Các dự án trung và dài hạn mà Ngân hàng giải ngân hầu hết đều là các dự án hiệu quả và đem lại nguồn thu đáng kể cho Ngân hàng. Hoạt động cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.3. Phân loại cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế Loại cho vay trung và dài hạn 31/12/2006 (triệu đồng) 31/12/2007 (triệu đồng) 31/12/2008 (triệu đồng) Tăng giảm 2007 so với 2006 Tăng giảm 2008 so với 2007 Tuyệt đối (triệu đồng) Tương đối(%) Tuyệt đối (triệu đồng) Tương đối(%) Tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn 1.121.075 1.288.471 2.115.112 167.396 15 826.641 64 DNNN 595.561 652.957 471.268 57.396 10 -181.689 -28 Tỷ trọng(%) 53 51 22 DNNQD 463.722 701.758 1.600.609 238.036 51 898.851 128 Tỷ trọng(%) 41 54 76 Hợp tác xã 3.611 3.340 5.000 -271 -8 1.660 50 Tỷ trọng(%) 0 0 0 Hộ sản xuất 52.696 65.137 35.954 12.441 24 -29.183 - 45 Tỷ trọng(%) 5 5 2 Cho vay khác 5.485 8.482 - 2.997 55 - Tỷ trọng(%) 0 1 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội) Ba năm vừa qua, Ngân`hàng No&PTNT Hà Nội có xu hướng giảm dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đối với khu vực doanh nghiệp Nhà nước và tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nguyên nhân là do Ngân hàng trong các năm vừa qua, đặc biệt là năm 2008 đã chú trọng đầu tư cho vay các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Các doanh nghiệp Nhà nước được cho vay gần như không đổi. Hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước được cấp tín dụng trung và dài hạn đều là các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Tuy nhiên, qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy một số chỉ tiêu như cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp Nhà nước và hộ sản xuất giảm vào năm 2008. Nguyên nhân là do cuối năm 2007, Ngân hàng tiến hành bàn giao bốn phòng giao dịch về Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam. Nếu loại trừ bốn phòng giao dịch này thì cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp Nhà nước và đối với hộ gia đình thay đổi không đáng kể. Trong đó, ngành lương thực và vật tư nông nghiệp là hai ngành được đầu tư tín dụng trung và dài hạn chủ yếu của Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội. Ngoài ra, khối các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng là khách hàng lớn. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng gấp bốn lần từ năm 2006 đến hết năm 2008. Ngân hàng tăng cường cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn hiệu quả, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh họat động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu và xây dựng khu đô thị. Đối với cho vay trung và dài hạn hợp tác xã, số lượng hợp tác xã được vay tuy giảm nhưng tổng dư nợ trung và dài hạn cho vay hợp tác xã lại tăng. Ngoài ra, Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội đóng ở các huyện nội thành nên không tiến hành cho vay qua tổ, nhóm. Trong năm 2008, cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng bằng ngoại tệ năm 2008 tăng gấp đôi về tỷ trọng so với năm 2006. Điều này đạt được là do nỗ lực không ngừng phục vụ khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có nguồn thu bằng ngoại tệ vay vốn bằng ngoại tệ với lãi suất thấp. Ngân hàng đã tiến hành hoạt động cho vay bằng ngoại tệ này đúng theo quy định về quản lý ngoại hối của NHNN và Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam. Bảng 2.4. Phân loại cho vay trung và dài hạn theo loại tiền Loại cho vay trung và dài hạn 31/12/2006 (triệu đồng) 31/12/2007 (triệu đồng) 31/12/2008 (triệu đồng) Tăng giảm 2007 so với 2006 Tăng giảm 2008 so với 2007 Tuyệt đối (triệu đồng) Tương đối(%) Tuyệt đối (triệu đồng) Tương đối(%) Tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn 1.121.075 1.288.471 2.115.112 167.396 15 826.641 64 Nội tệ 951.224 1.149.002 1.452.769 197.778 21 303.767 26 Tỷ trọng(%) 85 89 69 Ngoại tệ qui đổi 169.851 285.063 662.343 115.212 68 377.280 132 Tỷ trọng(%) 15 11 31 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội) Trong các năm vừa qua, Ngân hàng đã không ngừng tăng tỷ lệ đảm bảo tiền vay nhằm thực hiện theo đúng định hướng của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam về tăng tỷ lệ đảm bảo tiền vay để tăng tính an toàn cho món cho vay: Bảng 2.5. Phân loại cho vay trung và dài hạn theo loại tài sản đảm bảo Loại cho vay trung và dài hạn 31/12/2006 (triệu đồng) 31/12/2007 (triệu đồng) 31/12/2008 (triệu đồng) Tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn 1.121.075 1.288.471 2.115.112 Có tài sản đảm bảo 795.963 940.584 1.586.334 Tỷ trọng(%) 71 73 75 Không có tài sản đảm bảo 325.112 347.887 528.778 Tỷ trọng(%) 29 27 34 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội) 2.2.2. Thực trạng chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội Xác định rõ tầm quan trọng của chất lượng cho vay đối với từng đơn vị cũng như toàn hệ thống, Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng trong giai đoạn ba năm vừa qua. Tại Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội, nợ xấu cho vay năm 2007 giảm đáng kể, trong đó, nợ xấu cho vay ngắn hạn chiếm 83%, tương đương 17.229 triệu đồng. Tuy nhiên, sang năm 2008, nợ xấu trung và dài hạn chiếm đến 32% và tăng gấp đôi. Tình hình nợ xấu cho vay tại Ngân hàng được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.6. Tình hình nợ xấu tại Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội phân loại theo kỳ hạn Chỉ tiêu 31/12/2006 (triệu đồng) 31/12/2007 (triệu đồng) 31/12/2008 (triệu đồng) Tăng giảm 2007 so với 2006 Tăng giảm 2008 so với 2007 Tuyệt đối (triệu đồng) Tương đối(%) Tuyệt đối (triệu đồng) Tương đối(%) Tổng dư nợ cho vay 2.456.883 2.737.030 3.438.137 280.147 11 701.107 26 Tổng nợ xấu cho vay 40.974 20.815 26.681 -20.159 -49 5.866 28 Nợ xấu cho vay ngắn hạn 21.092 17.229 18.077 -3.863 -18 848 5 Tỷ trọng(%) 51 83 68 Nợ xấu cho vay trung và dài hạn 19.882 3.586 8.604 -16.296 -82 5.018 140 Tỷ trọng(%) 49 17 32 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội) Trong ba năm qua, tình hình chất lượng cho vay trung và dài hạn nói riêng của Ngân hàng có những biến động đáng kể, thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.7. Tình hình nợ xấu cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội qua ba năm 2006-2008 Chỉ tiêu 31/12/2006 (triệu đồng) 31/12/2007 (triệu đồng) 31/12/2008 (triệu đồng) Tăng giảm 2007 so với 2006 Tăng giảm 2008 so với 2007 Tuyệt đối (triệu đồng) Tương đối(%) Tuyệt đối (triệuđồng) Tương đối(%) Nợ xấu 19.882 3.586 8.604 -16.296 -82 5.866 140 Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn(%) 1,8 0.3 0.4 1. Nợ dưới tiêu chuẩn 3.310 1.866 5.868 -1.444 -44 4.912 214 Tỷ trọng trên tổng xấu trung và dài hạn 17 52 68 2.Nợ nghi ngờ 1.004 387 798 -617 -61 388 106 Tỷ trọng trên tổng nợ xấu trung và dài hạn 5 11 9 3.Nợ có khả năng mất vốn 15.568 1.333 1.938 -14.235 -91 566 45 Tỷ trọng trên tổng nợ quá hạn trung và dài hạn 78 37 23 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội) Năm 2006, tỷ lệ nợ xấu cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội là 1.8% so với tổng dự nợ cho vay trung, dài hạn. Phần lớn khoản nợ xấu này là nợ cần có khả năng mất vốn. Sang năm 2007, tỷ lệ nợ xấu cho vay trung và dài hạn giảm đáng kể so với năm 2006, từ 1.8%, năm 2006, xuống còn hầu như không đáng kể, 0.3% năm 2007. Nếu năm 2006, nợ xấu chủ yếu là nợ có khả năng mất vốn thì năm 2007, nợ có khả năng mất vốn giảm đáng kể. Năm 2008, nợ xấu của Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội tăng do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, cuộc chạy đua lãi suất đầu năm và việc Ngân hàng mở rộng cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên, phần lớn các nợ xấu này là nợ dưới tiêu chuẩn còn tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn vẫn được duy trì ở mức thấp. Xét theo thành phần kinh tế, nợ quá hạn trung và dài hạn của Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội như sau: Bảng 2.8. Nợ xấu cho vay trung và dài hạn phân loại theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội Chỉ tiêu 31/12/2006 (triệu đồng) 31/12/2007 (triệu đồng) 31/12/2008 (triệu đồng) Tăng giảm 2007 so với 2006 Tăng giảm 2008 so với 2007 Tuyệt đối (triệu đồng) Tương đối(%) Tuyệt đối (triệu đồng) Tương đối(%) Tổng nợ xấu cho vay trung và dài hạn 19.882 3.586 8.604 -16.296 -82 5.018 140 1. Doanh nghiệp nhà nước 11.891 0 - -11891 -100 -  - Tỷ trọng (%) 60 - - 2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 4.034 - 3.883 -4034 -100 3883 100 Tỷ trọng (%) 20 - 45 3. Hợp tác xã - - - Tỷ trọng (%) - - - 4. Hộ sản xuất 3.624 2.431 4.020 -1.193 -33 1.589 65 Tỷ trọng (%) 18 68 47 5. Cho vay khác 343 1.155 751 812 237 -404 -35 Tỷ trọng (%) 2 32 8 - - - - (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội) Năm 2006, nợ xấu cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng chủ yếu tập trung ở cho vay dài hạn các doanh nghiệp quốc. Nợ xấu ở khu vực này chiếm 60% tổng nợ quá hạn Sang năm 2007, nợ xấu trung và dài hạn giảm mạnh ở tất cả các thành phần kinh tế trừ cho vay khác. Tuy nhiên, giảm mạnh nhất là khối doanh nghiệp quốc doanh, từ hơn 11 tỷ xuống còn hầu như không. Đây là do chính sách của Ngân hàng là tập trung quản lý tốt việc cho vay các doanh nghiệp quốc doanh. Năm 2008 tiếp tục ghi nhận việc quản lý tốt cho vay trung và dài hạn đôố với doanh nghiệp nhà nước. Trong khi đó, tỷ trọng nợ xấu trung và dài hạn đối hộ sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh lần lượt tăng lên 47% và 45%. Ngoài ra, xét về tỷ lệ doanh thu từ hoạt động cho vay trung và dài hạn: Bảng 2.9. Doanh thu từ hoạt động cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội Chỉ tiêu 31/12/2006 (triệu đồng) 31/12/2007 (triệu đồng) 31/12/2008 (triệu đồng) Tăng giảm 2007 so với 2006 Tăng giảm 2008 so với 2007 Tuyệt đối (triệu đồng) Tương đối(%) Tuyệt đối (triệu đồng) Tương đối(%) Tổng doanh thu từ hoạt động cho vay 220.947 310.351 370.490 89.404 40 60.139 19 Doanh thu từ hoạt động cho vay ngắn hạn 133.859 165.297 188.095 31.438 23 22.798 14 Tỷ trọng(%) 61 53 51 Doanh thu từ hoạt động cho vay trung hạn 38.437 59.629 41.172 21.192 55 -18.457 -31 Tỷ trọng(%) 17 19 11 Doanh thu từ hoạt động cho vay dài hạn 48.651 85.425 141.223 36.774 76 55.798 65 Tỷ trọng (%) 22 28 38 (Nguồn: Báo cáo Ngân hàng No&PTNT Hà Nội) Trong năm vừa qua, doanh thu từ hoạt động cho vay trung hạn của Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội có xu hướng giảm trong khi doanh thu từ hoạt động cho vay dài hạn lại tăng mạnh. Do vậy, xu hướng chung của doanh thu từ hoạt động cho vay trung và dài hạn là tăng tới xấp xỉ doanh thu từ hoạt động cho vay ngắn hạn. 2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 2.3.1. Thành công Trong các năm vừa qua, Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội đã đạt được nhiều thành công đáng kể trong cải thiện chất lượng cho vay trung và dài hạn. Trước hết, tỷ lệ nợ xấu cho vay trung và dài hạn năm 2007 và 2008 giảm mạnh và chiếm tỷ trọng không đáng kể trên tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn. Trong đó, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn đã giảm đáng kể quan ba năm. Điều này chứng tỏ trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng, Ngân hàng vẫn giảm được tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trung và dài hạn xuống còn 23% trên tổng nợ xấu cho vay trung và dài hạn năm 2008. Hai năm vừa qua cũng đã chứng kiến sự kiểm soát tốt hơn nợ xấu và tỷ lệ xấu cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội đối với khối doanh nghiệp nhà nước. Tuy gặp khó khăn vào năm 2008 nhưng Ngân hàng vẫn duy trì nợ xấu đối với doanh nghiệp nhà nước bằng không. Đây là nỗ lực đáng kể trong kiểm soát chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội. Thực hiện được điều này là do tiêu chí của Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội là chỉ cho vay đối với các dự án hoặc các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, lành mạnh và loại dần các doanh nghiệp và các dự án làm ăn kém hiệu quả. Do vậy, trong hai năm vừa qua , Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội đã loại bỏ dần các DNNN làm ăn không hiệu quả và chỉ tiến hành cho vay đối với các DNNN làm ăn hiệu quả và có các dự án vay vốn khả thi. Ngoài ra, mặc dù hệ thống Ngân hàng Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn, Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội vẫn có đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay trung và dài hạn. Hơn thế, ngân hàng không ngừng tận dụng lợi thế từ nguồn vốn huy động trung và dài hạn dồi dào của mình để tăng cường cho vay trung và dài hạn. Việc thu lãi hàng tháng tại Ngân hàng đạt tỷ lệ rất cao. Đó là do những ngày cuối tháng kỳ thu lãi, lãnh đạo phòng đã đôn đốc chặt chẽ đơn vị nộp lãi. Đạt được những thành công như vậy là do Ngân hàng đã ngày càng chú trọng thay đổi cơ cấu cho vay ngày càng hợp lý hơn. Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội tăng cường cho vay các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Ngoài ra, Ngân hàng tiến hành thực hiện chiến lược và chính sách khách hàng. Hàng năm, Ngân hàng tiến hành phân tích tài chính khách hàng để từ đó xếp loại khách hàng và có kế hoạch đánh giá đúng thực chất của từng nhóm khách hàng và có kế hoạch cho vay cũng như thu hồi nợ phù hợp. Thông qua việc phân loại khách hàng, Ngân hàng đã tiến hành loại dần những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp có uy tín. Đồng thời, đối với những đơn vị có hàng xuất khẩu, Ngân hàng có chính sách giảm phí thanh toán và lãi suất cho vay. Nhờ vậy Ngân hàng đã thu hút được lượng lớn ngoại tệ Công tác phân tích trước, trong và sau khi cho vay trung và dài hạn cũng được thực hiện chặt chẽ hơn. Việc xét duyệt cho vay đảm bảo đúng chế độ và điều kiện. Hồ sơ vay vốn cũng đã từng bước được sắp xếp, chỉnh sửa và lưu trữ cẩn thận. Công tác thẩm định dự án cho vay trung và dài hạn cũng được nâng cao đáng kể về chất lượng. Trong công tác thẩm định, tính khả thi của dự án luôn được xem xét cẩn thận. Quá trình giải ngân vốn vay cũng được cán bộ Ngân hàng tiến hành cẩn thận với hóa đơn và chứng từ nhằm đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục tiêu. Sau khi cho vay, cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra và giám sát sổ sách, chứng từ cũng như tiến độ dự án. Để nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn, công tác kiểm tra, giám sát giữa các cấp được thực hiện bằng hệ thống IPCAS. Do vậy, kiểm tra và điều hành giữa các cấp được tiến hành kịp thời. Ngoài ra, phòng kinh doanh cũng kết hợp với phòng kiểm soát thực hiện kiểm tra chuyên đề tín dụng tại các phòng giao dịch quận và Phòng kinh doanh Hội sở. Nhìn chung, tại Chi nhánh, qui định của Ngân hàng được tuân thủ tốt và không có tình trạng tham ô. Ngân hàng cũng tiến hành phân chia cán bộ tín dụng theo từng mảng nghiệp vụ cho vay như mảng cho vay các doanh nghiệp và dự án lớn, mảng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mảng cho vay cầm cố và cho vay tiêu dùng. Ngoài ra, tất cả các cán bộ tín dụng đều được tập huấn và cử đi học. Trong quá trình tự kiểm tra các cán bộ tín dụng, hình thức xếp loại và luân chuyển phụ trách đơn vị được áp dụng. Nhờ đó, các bộ tín dụng đã quan tâm và có trách nhiệm hơn đối với công tác thẩm định kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Ngân hàng cũng tăng cường thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro và không để nợ khó đòi mới phát sinh. Năm 2008, Ngân hàng thực hiện theo chỉ đạo điều hành của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam về cơ cấu lại nợ đúng theo chế độ để trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo quy định . Ngoài ra, Ngân hàng tiến hành củng cố và kiện toàn tổ thu nợ, nâng cao yêu cầu tỷ lệ đảm bảo tiền vay. Do vậy, chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng cho vay trung và dài hạn nói riêng đã được nâng cao đáng kể. 2.3.2. Điểm yếu và nguyên nhân 2.3.2.1. Điểm yếu Trong ba năm vừa qua, cho vay trung và dài hạn ở Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội đã được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần khẳng định vị trí của Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội về cho vay trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, đi đôi với những thành tựu đó, Ngân hàng vẫn còn một số điểm yếu. Trước hết, trong năm 2008, nợ xấu cho vay trung và dài hạn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ sản xuất tăng nhẹ. Điều này chứng tỏ một vài khách hàng làm ăn kém hiệu quả vẫn được cho vay trung và dài hạn. Bên cạnh đó, thời gian xét duyệt một dự án cho vay trung và dài hạn dài và thủ tục rườm rà do lượng giấy tờ, biểu mẫu được đòi hỏi nhiều. Cán bộ tín dụng , do vậy, mất nhiều thời gian để hoàn thiện thủ tục cũng như thẩm định và cho vay. Đặc biệt, với những khoản vay không lớn, khi vay được vốn thì doanh nghiệp đã mất đi những cơ hội mà đáng ra nếu vay được sớm thì mọi việc theo tiến độ sẽ tốt đẹp hơn. Ngoài ra, còn nhiều cán bộ chưa thực hiện nghiêm túc và khoa học qui trình cho vay, dẫn đến sự chậm trễ trong việc cho vay. Một số dự án chưa được thẩm định chặt chẽ hoặc thẩm định chỉ mang tính hợp lý hóa thủ tục mà chưa được xem xét đầy đủ trên nhiều giác độ. Do vậy, Cho vay trung và dài còn chưa phát triển theo kịp tốc độ mở rộng huy động vốn trung dài hạn dẫn đến lãng phí nguồn vốn trung và dài hạn. Cơ chế cho vay, cơ chế bảo đảm tiền vay đã thông thoáng, giao quyền chủ động cho tổ chức tín dụng nhiều hơn nhưng không phải là không có những bất cập, đặc biệt là trong vấn đề bảo đảm tiền vay. Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ tuy có năng lực và dự án kinh doanh khả thi nhưng thường bị từ chối cho vay do không đáp ứng đủ giá trị tài sản đảm bảo. 2.3.2.2. Nguyên nhân Những điểm yếu trên của Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội xuất phát từ một loạt các nguyên nhân chủ quan và khách quan: Những nguyên nhân chủ quan: Trước hết, đội ngũ cán bộ Ngân hàng vẫn còn một số điểm yếu. Trước hết, một số cán bộ của Ngân hàng còn trẻ và thiếu kinh nghiệm thẩm định dự án, đặc biệt là dự án cho vay trung và dài hạn. Ngoài ra, việc nắm bắt thông tin kinh tế và xã hội đôi khi còn chưa nhanh nhạy. Do vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến dự án cho vay trung và dài đôi khi còn chưa được kiểm soát hết và dẫn đến nợ xấu. Trong quá trình thẩm định cho vay, nhiều cán bộ Ngân hàng chưa tích cực tiếp cận doanh nghiệp vay vốn cũng như chủ động tìm hiểu các thông tin có liên quan đến doanh nghiệp để thẩm định dự án cũng như đưa ra những quyết định cho vay đúng đắn. Sau khi cho vay, đôi khi việc giám sát tiến độ giải ngân món vay cũng như sử dụng tiền vay còn thiếu sát sao. Những nguyên nhân khách quan: Một số khách hàng chịu ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng tài chính Thế Giới và Khu vực dẫn đến khó khăn trong kinh doanh và một số nguyên nhân trong khâu thanh toán dẫn đến nợ xấu. Nhiều khoản nợ xấu, do vậy, đã được Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam duyệt chuyển sang ngoại bảng theo dõi. Ngoài ra, Ngân hàng tiến hành cho vay sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp nhiều mà những ngành này lại rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu.  Cạnh tranh trong ngành Ngân hàng Việt Nam cũng trở nên ngày càng gay gắt do hội nhập kinh tế thế giới ngày càng diễn ra sâu rộng. Quá trình hội nhập kinh tế thế giới đã tác động đến những doanh nghiệp chưa đủ năng lực làm cho các doanh nghiệp này làm ăn khó khăn hơn. Ngoài ra, Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài với trình độ cao, tác phong làm việc chuyên nghiệp cũng như công nghệ hiện đại. Hệ thống văn bản pháp luật cũng như quy chế cho vay và thu hồi nợ vay còn thiếu đồng bộ và nhiều bất cập. Do vậy, các cán bộ Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc thực thi. Cụ thể, trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3174.doc.doc
Tài liệu liên quan