Chuyên đề Nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1 : Thực trạng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy 3

1.1. Khái quát về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy 3

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: 3

1.1.2. Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban: 5

1.1.3. Sơ đồ bộ máy cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh Cầu Giấy: Sơ đồ 1 11

1.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Cầu Giấy: 12

1.2. Thực trạng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại Chi nhánh Cầu Giấy 16

1.2.1. Quy trình đánh giá rủi ro dự án vay vốn 16

1.2.2. Các phương pháp đánh giá rủi ro dự án vay vốn: 26

1.2.3. Nội dung đánh giá rủi ro dự án vay vốn: 37

1.2.4. Vị trí của công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn và mối quan hệ với công tác thẩm định: 42

1.3. Ví dụ minh hoạ về tình hình đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại Chi nhánh thông qua công tác đánh giá rủi ro dự án đầu tư Dây chuyền thiết bị giàn khoan cọc nhồi của CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 – VINACONEX 43

1.3.1 Một vài nét khái quát về dự án 43

1.3.2. Công tác đánh giá rủi ro dự án đầu tư Dây chuyền thiết bị giàn khoan cọc nhồi : 45

1.4. Đánh giá công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại chi nhánh Cầu Giấy: 65

1.4.1. Những kết quả đã đạt được 65

1.4.2. Những hạn chế còn tồn tại: 67

1.4.3. Nguyên nhân gây ra những rủi ro đối với dự án vay vốn tại

Chi nhánh: 70

Chương 2 : Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy 76

2.1. Định hướng và mục tiêu hoạt động 76

2.1.1. Dự báo về môi trường kinh doanh: 76

2.1.2. Định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2010 tại Chi nhánh Cầu Giấy: 77

2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại Chi nhánh Cầu Giấy: 78

2.2.1. Hoàn thiện nội dung và quy trình đánh giá rủi ro: 78

2.2.2. Nâng cao nâng cao trình độ của cán bộ, nhân viên Chi nhánh cả về phẩm chất lẫn nghiệp vụ chuyên môn: 80

2.2.3. Tích cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho vay dự án của Chi nhánh 82

2.2.4. Hoàn thiện hệ thống thông tin về khách hàng và dự án đầu tư: 85

2.2.5. Kiểm tra, giám sát các rủi ro phát sinh theo chu kỳ các dự án đầu tư vay vốn: 87

2.2.6. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án vay vốn 89

2.2.7. Nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kiểm tra kiểm toán nội bộ 91

2.2.8. Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng doanh nghiệp: 91

2.3. Kiến nghị 93

2.3.1. Kiến nghị với Nhà nước: 93

2.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước: 94

2.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 96

KẾT LUẬN 98

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 99

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xây dựng, cử nhân luật. + Ông Phạm Hùng – uỷ viên HĐQT sinh năm 1961, trình độ chuyên môn: Kỹ sư xây dựng + Ông Nguyễn Thạc Kim – uỷ viên HĐQT kiêm Giám đốc Công ty sinh năm 1958, trình độ chuyên môn: Kỹ sư xây dựng, thạc sỹ Quản trị kinh doanh + Ông Phạm Quốc Mạnh – uỷ viên HĐQT sinh năm 1958, trình độ chuyên môn: Kỹ sư xây dựng + Ông Nguyễn Phúc Hưởng – uỷ viên HĐQT sinh năm 1975, trình độ chuyên môn: Kỹ sư xây dựng, cử nhân ngoại ngữ Anh văn, đang theo học Thạc sỹ Quản trị kinh doanh. Ban Giám đốc là cơ quan trực tiếp điều hành hoạt động của Công ty theo định hướng và chiến lược phát triển của Công ty do Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị đã đề ra. Ban Giám đốc gồm 04 thành viên: Ông Nguyễn Thạc Kim – Giám đốc Công ty (Bổ nhiệm ngày 02/10/2006) Ông Nguyễn Sỹ Toàn – Phó giám đốc (bổ nhiệm năm 2002) sinh năm 1961, trình độ: Kỹ sư xây dựng Ông Phạm Hùng (Bổ nhiệm ngày 15/11/2006); Ông Nguyễn Phúc Hưởng (Bổ nhiệm ngày 01/01/2007); Kế toán trưởng: Ông Nguyễn Duy Hải sinh năm 1964, trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế Bộ máy lãnh đạo Công ty hiện nay bao gồm những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý điều hành. Đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng Thông tin chung: Công ty Cổ phần xây dựng số 1 là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng, kinh doanh dịch vụ, xuất nhập khẩu. Công ty có đủ năng lực, kinh nghiệm và uy tín trong thi công xây lắp các công trình nhà ở, công trình công cộng có quy mô lớn và phức tạp, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. Tình hình sản xuất kinh doanh: Bảng 05: Kết quả sản xuất kinh doanh các năm 2006 – 2008 Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Doanh thu bán hàng và cung cấp Dịch vụ 227,481 247,874 408,851 Các khoản giảm trừ doanh thu - - - Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 227,481 247,874 408,851 Giá vốn hàng bán 205,357 222,826 384,439 Lợi Nhuận gộp về bán hàng và CCDV 22,124 25,048 24,412 Doanh Thu hoạt động tài chính 10,419 8,895 19,306 Chi phí tài chính 8,409 6,206 10,583 - Trong đó: lãi vay phải trả 8,409 6,206 10,583 Chi phí bán hàng - - - Chi phí quản lý doanh nghiệp 10,599 12,206 13,179 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 13,535 15,532 19,956 Lợi nhuận khác 36 497 4,391 Tổng Lợi nhuận kế toán trước thuế 13,571 16,029 24,347 Chi phí thuế thu nhập Doanh nghiệp hiện hành 3,650 3,113 3,112 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 9,921 12,916 21,235 (Báo cáo kết quả kinh doanh công ty CP xây dựng số 1) f. Đánh giá năng lực sản xuất: Thế mạnh của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 - Vinaconex 1 hiện nay là xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Công ty hiện tại đang sở hữu một số lượng xe máy và thiết bị thi công lớn hiện đại và đồng bộ như: Cần trục tháp, thang tải, trạm trộn bê tông thương phẩm, máy bơm bê tông, máy khoan cọc nhồi... và hệ thống giàn giáo, cốp pha có thể phục vụ thi công các công trình có quy mô lớn. Một số công trình Công ty đã thi công với chất lượng cao như: công trình Trung tâm Hội nghị quốc gia, Nhà 34 tầng khu đô thị Trung Hoà Nhân Chính, Trung tâm thương mại Tràng Tiền, Công trình CT5 Mỹ Đình, Khách sạn Nacimex Hải Dương, Nacimex Đồ Sơn... Với chủ trương mở rộng đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh, trong những năm tới, Công ty sẽ đẩy mạnh đầu tư mảng kinh doanh bất động sản, đầu tư phát triển nhà, và các dự án khu công nghiệp tại Hà Nội và các tỉnh lân cận có hiệu quả cao. Đối với lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng: Năm 2003 Công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch lát Terrazzo với dây chuyền sản xuất đồng bộ của Italia, qua thời gian vận hành dự án đã đem lại hiệu quả, được sử dụng tại nhiều công trình trọng điểm, quy mô lớn như: Văn phòng chính phủ, trụ sở Bộ quốc phòng, Khu liên hợp thể thao quốc gia, khu đô thị Trung hoà – Nhân chính... Ngoài ra nhà máy còn sản xuất và cung cấp các sản phẩm Granit khác. Đối với hoạt động sản xuất bê tông thương phẩm: Công ty hiện có 3 trạm bê tông thương phẩm, 11 xe trộn bê tông chuyên dụng, ngoài cung ứng cho các công trình Công ty đang thi công còn cung cấp cho các công trình khác trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Bên cạnh hoạt động xây lắp và sản xuất, để tận dụng tối đa được nguồn lực là hệ thống máy móc, thiết bị thi công sẵn có, Công ty đã mở rộng thêm dịch vụ cho thuê xe máy, thiết bị thi công và giàn giáo cốp pha. Nguồn thu từ hoạt động này cũng đã đem lại một phần nguồn thu tạo thêm thu nhập cho CBCNV và tăng năng lực hoạt động của Công ty. g. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào Nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho các hoạt động của Công ty hầu hết là từ trong nước như: xi măng, sắt, thép, cát, đá,... và những nguyên vật liệu do các Công ty thuộc Tổng công ty Vinaconex có thể cung cấp được như: gạch, gạch Terrazo, đá ốp lát, kính,... Các nhà cung cấp này là bạn hàng lâu năm của Công ty, sản phẩm và dịch vụ có chất lượng ổn định, chào hàng cạnh tranh cũng như luôn giữ uy tín cho nhau trên thương trường. Vì vậy nguồn cung cấp nguyên vật liệu của Công ty là tương đối ổn định. Thời gian gần đây, giá cả nguyên vật liệu biến động theo chiều hướng gia tăng, kinh phí đầu tư của các chủ đầu tư, đơn vị thi công cũng đều tăng theo. Điều này ảnh hưởng đến chi phí đầu vào nói riêng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của ngành xây dựng. Là một công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp, chi phí sản xuất của Công ty chịu nhiều ảnh hưởng bởi sự biến động giá cả vật liệu xây dựng như sắt, thép, xi măng,... Khi giá cả vật liệu xây dựng tăng đột biến sẽ nhanh chóng tác động đến giá cả các yếu tố đầu vào của Công ty, đẩy chi phí lên cao đối với những hợp đồng thi công dài hạn đã ký, điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên, Công ty có lợi thế cạnh tranh rất lớn là hầu hết nguồn nguyên vật liệu được cung cấp bởi các Công ty trực thuộc Tổng công ty Vinaconex. Các sản phẩm sản xuất công nghiệp của VINACONEX và các đơn vị thành viên sản xuất là những sản phẩm thiết yếu đối với đời sống xã hội, hàm chứa yếu tố công nghệ cao, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại và mang tính cạnh tranh trên thị trường như: xi măng, điện năng, nước sạch, đá ốp lát, gạch xây dựng, ống sợi, kính an toàn, ống nhựa, bê tông thương thương phẩm, bê tông đúc sẵn và các sản phẩm khác. Đây là một nguồn cung cấp nguyên vật liệu có tính ổn định cao, tạo lợi thế cạnh tranh cho Công ty đối với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Đồng thời, Công ty đã có những biện pháp nhất định để hạn chế sự ảnh hưởng từ những thay đổi về giá cả nguyên vật liệu này: Ký các hợp đồng cung cấp dài hạn, ưu tiên khách hàng lâu năm và có nguồn hàng ổn định từ nội bộ Tổng Công ty,... Vì vậy rủi ro từ biến động giá cả đầu vào đã được Công ty hạn chế đáng kể. h. Đánh giá, phân tích về sản lượng và doanh thu Công ty có sản lượng, doanh thu trong các lĩnh vực xây lắp, sản xuất công nghiệp - vật liệu xây dựng, và một số dịch vụ khác. Từ sau khi cổ phần hoá, doanh thu, sản lượng đã có sự tăng trưởng rõ rệt, năm 2008 tổng giá trị sản lượng đạt 511.962 trđ đạt 102.4% kế hoạch trong đó sản lượng xây lắp là 487.495 trđ, sản lượng SXCN là 9.605 trđ; Doanh thu đạt 408.851 trđ tăng 64,94% so với 2007 trong đó: Doanh thu xây lắp đạt 382.195 trđ chiếm 93% tổng doanh thu, doanh thu SXCN đạt 12.355 trđ, hoạt động SXCN và vật liệu xây dựng của Công ty chủ yếu phục vụ hoạt động xây lắp nội bộ của Công ty. Đối với hoạt động thi công xây lắp, Công ty chủ yếu thực hiện các công trình chung cư, văn phòng, nhà làm việc, khu công nghiệp, chủ đầu tư có năng lực tài chính tốt, nguồn vốn thanh toán nhanh, đồng thời chú trọng đến việc đẩy nhanh tiến độ thi công, thanh quyết toán công trình theo hạng mục hoàn thành để quay vòng vốn nhanh, tăng hiệu quả hoạt động. Năm 2008 tình hình thị trường biến động mạnh ảnh hưởng lớn đến hầu hết các doanh nghiệp, tuy nhiên với năng lực thi công, năng lực tài chính Công ty đã vượt qua khó khăn và tiếp tục hoạt động kinh doanh có lãi, lợi nhuận sau thuế năm 2008 đạt 21.235 trđ tăng 8.319 trđ (tăng 64.41%so với 2007), lãi từ hoạt động tài chính đạt 8.723 trđ do lãi suất năm 2008 biến động mạnh. Phân tích hoạt động và triển vọng của khách hàng ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU Có uy tín, thương hiệu, được nhiều chủ đầu tư, khách hàng tín nhiệm Máy móc thiết bị thi công chưa nhiều ( đặc biệt là các loại xe máy chuyên dụng) Đội ngũ Cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn, đội ngũ lao động đông đảo lành nghề, có kinh nghiệm Về tình hình tài chính: Các khoản phải thu lớn có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp Công ty có các chi nhánh, VP đại diện, xí nghiệp, đội xây lắp trực thuộc ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, có thể chủ động quản lý, thực hiện các công trình trên toàn quốc Năng lực tài chính đang được củng cố, khả năng cạnh tranh trong đấu thầu cao Có hoạt động SXCN, vật liệu xây dựng đáp ứng một phần cho hoạt động chính là thi công xây lắp CƠ HỘI THÁCH THỨC Tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá cao, nhu cầu xây dựng các công trình Bất động sản, khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng... đang rất lớn. Công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đơn vị trong nước cũng như quốc tế. Cũng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Công ty có điều kiện học hỏi các công nghệ, kỹ thuật hiện đại của nước ngoài để nâng cao chất lượng các công trình Các công trình thì công ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng, kỹ thuật, thẩm mỹ và tiến độ Với năng lực thi công, năng lực tài chính, định hướng kinh doanh rõ ràng, cùng với thương hiệu và uy tín trên thị trường, triển vọng phát triển của Công ty trong ngắn hạn và dài hạn là tốt. j. Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng Quan hệ giao dịch với BIDV Công ty CP xây dựng số 1 là khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu năm và uy tín với Ngân hàng. Ngoài quan hệ tín dụng, bảo lãnh, Công ty cũng sử dụng nhiều dịch vụ của Ngân hàng như thanh toán, trả lương qua tài khoản, bảo hiểm, tiền gửi... Trong quá trình quan hệ với Ngân hàng, Công ty luôn thực hiện đúng các cam kết với Ngân hàng, không để phát sinh nợ quá hạn, lãi treo. Năm 2009 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã phê duyệt giới hạn tín dụng của Công ty cổ phần xây dựng số 1 tại Chi nhánh Cầu Giấy là 180 tỷ đồng, trong đó hạn mức tín dụng ngắn hạn là: 100 tỷ đồng, hạn mức bảo lãnh là: 80 tỷ đồng. Một số số liệu về tình hình quan hệ của Công ty tại Chi nhánh như sau: Năm 2008 Doanh số cho vay : 156.453 trđ Doanh số thu nợ : 154.015 trđ Dư nợ vay : 65.167 trđ Trong đó: + Ngắn hạn : 51.167 trđ + Trung hạn : 14.000 trđ Số dư bảo lãnh : 47.288 trđ Doanh số tiền gửi : 499.713 trđ Số dư tiền gửi : 18.857 trđ Năm 2009 (đến 30/4/2009): Doanh số cho vay : 69.570 trđ Doanh số thu nợ : 97.185 trđ Dư nợ vay : 26.520 trđ Trong đó: + Ngắn hạn : 26.520 trđ + Trung hạn : 0 trđ Số dư bảo lãnh : 48.379 trđ Doanh số tiền gửi : 149.000 trđ Số dư tiền gửi : 33.335 trđ (bao gồm 15 tỷ tiền gửi kỳ hạn) Công ty CP xây dựng số 1 sử dụng hầu hết các dịch vụ của BIDV như: Tín dụng, bảo lãnh, thanh toán, trả lương qua tài khoản ATM, bảo hiểm, tiền gửi... Hàng năm số phí và lãi vay thu được tương đối lớn, đóng góp không nhỏ vào kết quả kinh doanh của Chi nhánh. Mục tiêu kinh doanh của Công ty là đa ngành, đa lĩnh vực, trong thời gian tới Công ty sẽ đẩy mạnh kinh doanh bất động sản với một số dự án lớn: Khu văn phòng và chung cư cao cấp DSK, Khu văn phòng tại D9... với nhu cầu vốn lớn, cần sự tham gia tài trợ của Ngân hàng, đồng thời Ngân hàng có thể cung ứng nhiều sản phẩm dịch vụ đối với Công ty. Ngoài ra Công ty có số lượng CBCNV đông đảo, có thu nhập ổn định, đây là đối tượng khách BIDV đang hướng tới để phát triển các sản phẩm bán lẻ. Quan hệ giao dịch với các tổ chức tín dụng khác: Ngoài ngân hàng BIDV Cầu Giấy, Công ty có quan hệ với Ngân hàng Công thương Nguyễn Trãi, và có hạn mức tín dụng 20 tỷ đồng, Công ty ít vay vốn tại Ngân hàng này, chủ yếu để dự phòng cho trường hợp hết hạn mức, không vay vốn được tại BIDV Cầu Giấy. Năm 2009 Công ty không xác định hạn mức tín dụng tại Ngân hàng Công thương Nguyễn Trãi. Theo thông tin tra cứu Trung tâm thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng Nhà nước, Công ty chỉ có dư nợ đủ tiêu chuẩn tại BIDV Cầu Giấy. k. Phân tích tình hình tài chính của khách hàng: Năm 2008, quy mô tài sản, nguồn vốn của Công ty tiếp tục tăng, tổng tài sản, nguồn vốn đạt 569.1620 trđ tăng 108.421 trđ (tương đương tăng 23.53%) so với 2007. Về cơ cấu tài sản: Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (91%), giá trị tài sản ngắn hạn là 517.691 trđ tăng 90.358 trđ bao gồm chủ yếu là các khoản phải thu và hàng tồn kho. Các khoản phải thu là 269.326 trđ gồm phải thu của khách hàng 136.513 trđ, phải thu nội bộ 126.515 trđ, thời điểm cuối năm do nhiều công trình đã hoàn thành thanh quyết toán công trình nhưng chủ đầu tư chưa thanh toán nên các khoản phải thu lớn. Một số công trình có các khoản phải thu lớn như sau: Chung cư 18Tầng Cienco 1: 4.075 trđ, Trụ sở TCT Vinaconex: 4.164 trđ, trung tâm điều hành TT di động Mobiphone: 6.068 trđ, Yamaha Nội Bài: 8.620 trđ, Nhà 15 tấng Lạc Long Quân: 11.282 trđ, công trình Bo8 KCN Quế Võ: 4.030 trđ, Nhà xưởng công trình HongMing: 3.900 trđ, Nhà B07 – Fuhong: 4.303 trđ, công trình Sumi Đồng Văn: 3.361 trđ... Các khoản phải thu lớn trên đều mới phát sinh, luân chuyển bình thường, trong quá trình thi công được chủ đầu tư thanh toán đều đặn. Hiện tại, Công ty đang có một số khoản phải thu khó đòi sau: công trình Sân thể thao Long Biên (nguồn vốn ngân sách): phát sinh năm 2002 do Ngân sách chưa bố trí vốn, năm 2007 Chủ đầu tư đã thanh toán được 5.000 triệu đồng, giá trị còn phải thu là 3.598 triệu đồng; Công trình cầu vượt Hải Dương (nguồn vốn JBIC) 2.247 triệu đồng, phát sinh năm 2002, là Công trình công ty nhận thầu phụ cho Công ty 86 (Tổng công ty xây dựng đường thuỷ); Công trình công ty may Hải Phòng (1.576 triệu đồng), phát sinh năm 2003. Các khoản nợ này Công ty đã tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ (đã thực hiện khởi kiện đối với Công trình công ty may Hải Phòng), tuy nhiên khả năng thu hồi được là rất khó khăn. Hiện tại Công ty đã hạch toán trích dự phòng rủi ro phải thu khó đòi đối với Công trình cầu vượt Hải Dương số tiền 1.573 triệu đồng. Giá trị hàng tồn kho thời điểm 31/12/08: 215.843 trđ tăng 64.580 trđ tương ứng 42.69%, bao gồm chủ yếu là chi phí xuất kinh doanh dở dang (205.682 trđ), nguyên nhân là do Công ty thường thi công các công trình giá trị lớn, thời gian thi công dài, nhiều hạng mục đến thời điểm cuối năm chưa hoàn thành quyết toán nên chưa được ghi nhận doanh thu. Một số công trình có giá trị dở dang lớn như: Chung cư 18 tầng – CIENCO 1: 8.564 trđ, Công trình Trung tâm điều hành Thông tin Di Động Mobiphone: 13.985 trđ, Công trình Nhà 7 tầng Lạc Long Quân: 4.830 trđ, Công trình Nhà xưởng Hồng Minh: 8.447 trđ, Công trình Bảo tàng Hà Nội: 16.057 trđ. Ngoài ra có một số công trình giá trị dở dang lớn, có thời hạn phát sinh trên 12 tháng như: Công trình nhà 5 tầng xi măng Cẩm Phả: 4.602 trđ; Công trình Số 4 Láng Hạ: 8.700 trđ, Công trình Bảo tàng Bắc Ninh: 2.849 trđ, Công trình C1 Vinh... Các công trình đều đã hoàn thành tuy nhiên chưa thực hiện xong thủ tục thanh quyết toán công trình, do Chủ đầu tư phải thực hiện kiểm toán quyết toán vốn dự án. Công ty ít đầu tư tài sản cố định do địa bàn thi công của Công ty trải rộng khắp các tỉnh thành nên việc thuê ngoài sẽ thuận tiện và hiệu quả hơn. Giá trị tài sản cố định là 32.962 trđ gồm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, trụ sở làm việc hầu hết đã hết khâu hao, tuy nhiên vẫn còn sử dụng tương đối tốt và phát huy hiệu quả. Tài sản dài hạn còn bao gồm các khoản đầu tư tài chính dài hạn là 15.497 trđ, trong đó Công ty có đầu tư vào một số công ty con, công ty liên kết, liên doanh như: Công ty CP xi măng Yên Bình, Công ty CP Đầu tư và thương mại Vinaconex, Công ty Vinaconex Hoàng Thành, Nhà máy đá ốp lát cao cấp Vinaconex, Công ty CP siêu thị và xuất nhập khẩu Thương mại Việt Nam... hoạt động đầu tư tương đối hiệu quả, năm 2008 cổ tức thu về là 2.095 trđ. Về nguồn vốn năm 2008 đạt 569.162 trđ trong đó nợ phải trả là 421.248 trđ và nguồn vốn chủ sở hữu là 148.914 trđ. Nợ phải trả bao gồm nợ vay ngắn hạn ngân hàng (Công ty chỉ có dư nợ tại BIDV Cầu Giấy), người mua trả trước và phải trả người bán. Các khoản người mua trả trước là khoản Công ty được ứng trước vốn thi công các công trình, nhiều công trình được tạm ứng lớn (~30% tổng giá trị hợp đồng), các khoản phải trả người bán là các khoản chiếm dụng thương mại, Công ty được bên cung cấp nguyên vật liệu cho trả chậm. Năm 2008 Công ty có vay dài hạn 13.668 trđ trong đó có khoản vay BIDV Cầu Giấy đầu tư dự án nhà máy gạch Terrazo, đây là khoản vay trung hạn phục vụ việc di chuyển nhà máy gạch Terrazo tại Trung Hoà – Nhân Chính lên khu công nghiệp thị trấn Phùng – Đan Phượng, với cơ sở hạ tầng sẵn có tại khu công nghiệp và toàn bộ dây chuyển sản xuất cũ được di chuyển đến, hoạt động sản xuất gạch lát và một số vật liệu xây dựng vẫn tiếp tục thực hiện và cung ứng cho nhu cầu của Công ty và các khách hàng khác, hiện nay Công ty đã trả hết khoản vay trung hạn này. Tại khu vực nhà máy gạch cũ tại Trung Hoà – Nhân Chính, Công ty đã lập dự án xây dựng Khu chung cư, văn phòng cao cấp và đang triển khai các công việc liên quan. Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty đạt 147.914 trđ tăng 71.980 trđ so với 2007, nguyên nhân tăng do năm 2008 Công ty phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn lên 74.000 trđ, cổ phiếu bán ra với giá 15.000 đ/Cp, do đó công ty có thặng dư vốn cổ phần 32.365 trđ, ngoài ra Công ty cũng chú trọng vào việc đầu tư phát triển, dự phòng tài chính thể hiện ở chỉ tiêu Quỹ đầu tư phát triển đạt 22.662 trđ tăng 13.028 trđ, Quỹ dự phòng tài chính đạt 3.205 trđ tăng 1.652 trđ, lợi nhuận chưa phân phối là 14.620 trđ, quỹ khen thưởng phúc lợi đạt 10.62trđ tăng 706 trđ so với 2007. Với nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh, tiềm lực tài chính của Công ty càng được củng cố, tuy nhiên cũng đặt ra sức ép trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn. Số liệu báo cáo tài chính của Công ty trong 3 năm gần đây như sau: Bảng 06: Tình hình tài chính công ty Vinaconex – 1 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/06 31/12/07 31/12/08 A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 293.337 427.333 517.691 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 18.271 5.431 30.502 II. Các khoản đầu tư tài chính NH - - - III. Các khoản phải thu 151.632 269.315 269.326 IV. Hàng tồn kho 121.671 151.263 215.843 V. TSNH khác 1.763 1.324 2.020 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 31.555 33.408 50.471 I. Tài sản cố định 21.694 17.506 32.962 1. Tài sản cố định hữu hình 21.152 16.594 10.199 2. Tài sản cố định vô hình 16 10 6 3. Chi phí xây dựng dở dang 526 902 22.757 Trong đó: khấu hao TSCĐ II. Tài sản dài hạn khác 536 1.943 2.012 III. Bất động sản đầu tư - - - IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 9.325 13.959 15.497 V. Các khoản phải thu dài hạn - - - TỔNG CỘNG TÀI SẢN 324.892 460.741 568.162 A. NỢ PHẢI TRẢ 295.754 384.807 421.248 I. Nợ ngắn hạn 291.643 382.369 407.580 1. Vay và nợ ngắn hạn 68.756 68.992 54.275 2. Phải trả người bán 34.250 18.546 26.463 3. Người mua trả tiền trước 85.180 74.050 85.248 4, Thuế và phải nộp NN 21.359 9.647 4.951 4. Phải trả nội bộ 75.219 202.452 173.051 5. Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác 5.420 7.086 179.340 II. Nợ dài hạn 4.111 2.438 13.668 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 29.138 75.934 147.914 I. Vốn chủ sở hữu 28.059 75.578 146.852 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 1.079 356 1.062 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 324.892 460.741 569.162 (Báo cáo tài chính công ty CP xây dựng số 1 năm 2006 - 2008) Một số nhóm chỉ tiêu liên quan đến tình hình tài chính doanh nghiệp: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: Cho biết khả năng thanh toán của công Bảng 07: Các hệ số phản ánh khả năng thanh toán Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Hệ số thanh toán hiện hành 1,01 1,12 1,27 2 Hệ số thanh toán nhanh 0,59 0,72 0,74 3 Hệ số thanh toán tiền mặt 0,06 0,01 0,07 4 Thời gian thanh toán công nợ 195 451 395 (Báo cáo tài chính công ty CP xây dựng số 1 năm 2006 - 2008) Năm 2008, mặc dù tình hình thị trường và nền kinh tế có nhiều biến động, các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty vẫn được duy trì ở mức tương đối tốt, khả năng thanh toán hiện hành là 1,27>1, khả năng thanh toán nhanh là 0,74 >0,5; thời gian thanh toán công nợ dài, công ty chiếm dụng được vốn lâu. Công ty chú trọng việc lựa chọn các công trình có nguồn vốn thanh toán nhanh, chắc chắn nên khoản mục phải thu của Công ty hầu hết đều luân chuyển bình thường, phát sinh thời hạn ngắn, khoản mục hàng tồn kho chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại các công trình, do đó khả năng thanh toán của Công ty khá ổn đinh, chắc chắn Nhóm chỉ tiêu hoạt động: Bảng 08: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Vòng quay vốn lưu động 0,78 0,69 0,87 2 Vòng quay hàng tồn kho 1,69 1.63 2,09 3 Vòng quay các khoản phải thu 1,50 1.18 1,52 4 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 10,49 12.65 16,20 5 Doanh thu thuần/Tổng TS bình quân 0,70 0.63 0.79 6 Tốc độ tăng trưởng Doanh Thu thuần -8,07% 8,96% 64,94% (Báo cáo tài chính công ty CP xây dựng số 1 năm 2006 - 2008) Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động đều tăng, năm 2008 giá cả nguyên vật liệu, lãi suất vay vốn...tăng cao nên công ty đẩy mạnh tiến độ thi công, hoàn thành các hạng mục công trình và thủ tục thanh quyết toán, tăng vòng quay vốn lưu động giảm vay vốn và chi phí dở dang để giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động. Vòng quay vốn lưu động của Công ty thấp do đặc điểm hạch toán kế toán khoản mục khoản phải thu, phải trả nội bộ, Công ty thực hiện giao khoán các công trình cho các Đội, Xí nghiệp thi công, Công ty vay vốn Ngân hàng cho các Đội thi công sẽ hạch toán vào phải thu nội bộ, doanh thu từ các công trình chuyển về được hạch toán vào phải trả nội bộ, hai khoản mục này chỉ giảm trừ sau khi Công trình hoàn thành, do đó khoản mục phải thu và phải trả thường rất lớn và ảnh hưởng đến chỉ tiêu hoạt động của Công ty. Cùng với sự gia tăng của tổng tài sản, doanh thu thuần của Công ty cũng tăng nhanh (tăng 64% so với 2007), hiệu suất sử dụng tài sản cố định, doanh thu từ tổng tài sản đều tăng. Nhóm chỉ tiêu cân nợ và cơ cấu tài sản, nguồn vốn Bảng 09: Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản, nguồn vốn Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Tổng nợ phải trả/tổng TS 91,03% 83,52% 74,14% 2 Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu 14,11% 3,21% 9,24% 3 Hệ số TSCĐ/Vốn chủ sở hữu 74,45% 23,05% 22,28% 4 Tốc độ tăng trưởng tổng TS 22,42% 41,81% 23,31% 5 Khả năng trả nợ gốc trung và dài hạn 7,2 Tổng nợ phải trả tăng so với 2007 tuy nhiên do tổng tài sản tăng mạnh nên hệ số nợ đã giám xuống 74%. Tuy nhiên cơ cấu như vậy tương đối hợp lý đối với đơn vị thi công xây lắp. Nợ dài hạn năm 2008 tăng do trong năm Công ty vay vốn ngân hàng đầu tư nhà máy gạch Terrazo và VLXD tại TT Phùng – Đan Phượng - HN. Tài sản cố định chiếm 22% vốn chủ sở hữu, và giàm so với 2007, tài sản cố định hầu hết đã hết khấu hao tuy nhiên vẫn sử dụng tốt. Nhóm chỉ tiêu thu nhập Bảng 10: Chỉ tiêu phản ánh khả năng thu nhập Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 LN gộp/doanh thu thuần 9,73% 10,11% 5,97% 2 LN từ HĐKD/doanh thu thuần 5,95% 6,27% 4,88% 3 ROA 3,05% 3,29% 4,13% 4 ROE 34,05% 24,59% 18,97% 5 EBIT/chi phí lãi vay 2,61 3,58 3,30 6 Tốc độ tăng trưởng Lợi nhuận sau thuế 0,00% 30,19% 64,41% Chỉ tiêu lợi nhuận gộp đạt 5.97% giảm 4% so với 2007 do năm 2008 mặc dù doanh thu tăng nhưng do các chi phí sản xuất đều tăng mạnh nên chỉ tiêu này giảm. Lợi nhuận sau thuế tăng tuy nhiên trong năm Công ty thực hiện phát hành thêm cổ phần tăng vốn chủ sở hữu nên chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của VCSH (ROE) đạt 18.97 giám 5.61% so với 2007. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) đạt 4.13% tăng nhẹ so với 2007. Một số chỉ tiêu phản ánh thu nhập của Công ty giảm nhẹ tuy nhiên hiệu quả hoạt động vẫn được duy trì tương đối tốt, đặc biệt đối với năm 2008, tình hình hoạt động của rất nhiều đơn vị rơi vào khó khăn trong khi Công ty vẫn đảm bảo hoạt động chứng tỏ tiềm lực tài chính, khả năng chống đỡ khó khăn khá vững chắc. 1.3.2.2. Đánh giá rủi ro về dự án: a. Rủi ro về cơ chế chính sách: Thị trường xây dựng hiện nay là một thị trường rất tiềm năng. Đặc biệt trong quá trình đô thị hoá như hiện nay và trên một địa bàn phát triển như Hà Nội thì tốc độ và khả năng phát triển của thị trường này càng trở nên mạnh mẽ. Nhu cầu về trang thiết bị phục vụ cho việc xây dựng các công trình xây dựng, các khu đô thị…là hết sức cần thiết. Trong khi nhiều đơn vị thi công lại chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về trang thiết bị, máy móc, vật liệu phục vụ cho các công trình. Giàn khoan cọc nhồi là một trong những giải pháp xây dựng hiệu quả và kinh tế cho các công trình xây dựng lớn hiện nay. Từ sau khi Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25752.doc
Tài liệu liên quan