Chuyên đề Nâng cao chất lượng giống cây trồng ở Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa

MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG

Mở đầu 1

I- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa 4

1. Giới thiệu sự hình thành và phát triển của Công ty 4

2. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty 7

- Sản phẩm thị trường

- Đặc điểm công nghệ

- Đặc điểm đất đai

- Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật

- Đặc điểm nguyên liệu đầu vào

- Đặc điểm lao động

- Đặc điểm vốn

- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 10

II- Thực trạng về chất lượng giống cây trồng ở Công ty 23

1. Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 23

2- Chất lượng của giống trước khi thực hiện ISO 9001 : 2000 25

Hiệu quả, hiệu quả của chất lượng giống

Ưu điểm thời kỳ này

Nhược điểm thời kỳ này

Nguyên nhân thời kỳ này

NỘI DUNG TRANG

2.2- Quá trình xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 30

Quá trình xây dựng hệ thống

Viết các tài liệu về hệ thống QLCL

Những khó khăn khi áp dụng ISO

Những kết quả bướcđầu khi áp dụng ISO 32

2.3. Những tồn tại của tình hình chất lượng tại Công ty 47

III- Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng giống ở Công ty 50

1. Phương hướng và chiến lược phát triển của Công ty 50

2. Phương hướng về chất lượng 52

3. Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng 53

3.1- Hoàn thiện việc áp dụng HTQLCT ISO 9001:2000, làm tốt biện pháp tiêu chuẩn hoá

3.2- Nâng cao năng lực và trách nhiệm của cán bộ chủ chốt

3.3- Tạo mới và quản lý tốt các nguồn lực

3.4- Chú trọng QLCL trong quá trình tạo sản phẩm

3.5- Hoàn thiện công tác đo lường, phân tích, cải tiến 53

Kết luận 67

Tài liệu tham khảo 70

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng giống cây trồng ở Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giống mới về tỉnh, hăng hái sản xuất giống mới tại tỉnh. 3. Cán bộ Công ty đã có ý thức tăng cường các nguồn lực để mở rộng sản xuất và làm tốt công tác chất lượng. Đội ngũ cán bộ có trình độ được tăng cường. Đã có chăm lo bồi dưỡng tay nghề cho người lao động. Vì thế, từ một Công ty nghèo nàn về cơ sở hạ tầng, từng bước Công ty đã tranh thủ được tỉnh tăng cường đầu tư nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng. 4. Công ty đã quan tâm bước đầu tới các khâu, các quá trình tạo sản phẩm. Đã rút nhiều kinh nghiệm từ chỉ đạo mua nguyên liệu đầu vào, đến thực hiện qui trình sản xuất, kiểm soát hàng mua vào, bán ra... 5. Giảm chỉ đạo chung chung, ngày càng đi vào nắm thông tin cụ thể, đo lường chi tiết, phân tích, phòng ngừa để cải tiến chất lượng. Nhược điểm thời kỳ này : 1. Có lúc có nơi còn cho rằng công tác quản lý chất lượng chỉ nên giao cho một bộ phận chuyên trách. Chỉ phòng kỹ thuật, chất lượng, chỉ bộ phận KCS là đủ. Các nhất giao cho 1 phó Giám đốc phụ trách chất lượng là ổn. Chưa nhận thức sâu sắc được rằng : Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng. Quản lý chất lượng chính là chất lượng quản lý doanh nghiệp. 2. Chưa có một hệ thống quản lý chát lượng tiên tiến để áp dụng. 3. Quản lý nguồn lực, huy động nguồn lực đảm bảo chất lượng sản phẩm đã có nhưng chưa đồng bộ và thiếu liên tục. Nguồn tài chính luôn khủng hoảng (nợ phải thu khó đòi lớn, nợ phải trả nhiều, lãi ngân hàng quá nhiều, sản xuất tiến bộ nhanh hơn kinh doanh. 4. Có khi còn "khoán trắng" việc tạo sản phẩm cho các trại. 5. Vẫn còn dáng dấp chỉ đạo theo phong trào, thiếu thông tin chính xác, chưa nắm chắc các công cụ thống kê, đo lường để phân tích, cải tiến. Nguyên nhân của thời kỳ này : 1. Là một doanh nghiệp được Nhà nước bao cấp quá nhiều năm, mới chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, từ cán bộ đến công nhân còn thiếu năng nổ, thiếu tự vận động, chưa nhanh nhạy đi nhanh vào con đường chất lượng để tồn tại và phát triển. 2. Cơ sở nội bộ trong Công ty ở cách xa nhau hàng vài chục cây số. Quan hệ buôn bán trong nước, ngoài nước phức tạp. Đây cũng là lý do khách quan gây khó khăn trong chỉ đạo của Công ty. 3. Trình độ cán bộ, công nhân viên có hạn, tuy có được đào tạo nhưng chưa đáp ứng được thị trường. 4. Bao trùm là Công ty chưa đổi mới quản lý toàn diện, mạnh mẽ, chưa áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn hiện đại. Công ty còn thiếu một nền quản lý kiểu công nghiệp, tiên tiến, hợp với kinh tế thị trường. Công ty chưa có các hệ thống sản xuất tiêu chuẩn hóa, còn vi phạm những nguyên tắc trong quản lý chất lượng. Thiếu các qui định, thủ tục, hướng dẫn, thiếu hệ thống văn bản tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng nói chung. Cho nên việc đi tìm và áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng là vấn đề bức xúc, có ý nghĩa sống còn của Công ty. 2.2- Quá trình xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng tại Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa * Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo mô hình ISO 9001 : 2000 Lãnh đạo Công ty đã tìm hiểu và quyết định xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, cụ thể theo mô hình ISO 9001 : 2000 Lãnh đạo Công ty nhận thức rằng : áp dụng ISO 9001 sẽ làm cho Công ty có một phương pháp quản lý chất lượng mang tính hệ thống với các đặc điểm sau : - Hướng vào quá trình. - Hướng vào phòng ngừa. - Kiểm soát các hoạt động khắc phục, phòng ngừa. áp dụng ISO 9001 cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau : 1- Định hướng bởi khách hàng : Công ty làm sản phẩm gì, chất lượng sản phẩm ra sao là do nhu cầu và mong đợi của khách hàng quyết định. Khi lập kế hoạch : Cần làm rõ nhu cầu khách hàng trong nội bộ doanh nghiệp. - Khi lập mục tiêu : Cần đảm bảo các mục tiêu chỉ tiêu kinh doanh được liên hệ trực tiếp với nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Trong quản lý điều hành : Cần cải tiến hướng tới đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Trong quản lý nguồn lực : Mọi người trong Công ty cần có kiến thức, kỹ năng để thỏa mãn khách hàng. 2- Sự lãnh đạo : Lãnh đạo phải đề ra và lôi cuốn được mọi người trong Công ty phấn đấu đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp. Lãnh đạo phải củng cố giá trị và khuyến khích sự sáng tạo, đi đầu trong mọi cấp, trong toàn bộ doanh nghiệp. 3- Sự tham gia của mọi thành viên : Mọi thành viên trong Công ty là nguồn lực quan trọng nhất. Công ty cần mọi người tham gia đầy đủ với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ có thể được sử dụng cho lợi ích của doanh nghiệp (cũng chính là lợi ích của bản thân họ). 4- Cách tiếp cận quá trình : Quá trình là tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau trong tương tác để biến đổi đầu vào thành đầu ra. Quản lý doanh nghiệp cần quản lý tốt mạng quá trình, cùng với sự đảm bảo chất lượng đầu ra. 5- Cách tiếp cận theo hệ thống : Phương pháp hệ thống của quản lý là cách huy động, phối hợp toàn bộ nguồn lực để thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Cần chống lại cách giải quyết bài toán chất lượng theo từng yếu tố riêng lẻ. Việc xác định, hiểu biết và quản lý một hệ thống các quá trình có liên quan đến nhau đối với mục tiêu đề ra sẽ đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. 6- Cải tiến liên tục : Phải không ngừng cải tiến, doanh nghiệp mới có được khả năng cạnh tranh và mức độ chất lượng cao nhất cải tiến liên tục là mục tiêu, cũng là phương pháp của mọi doanh nghiệp. 7- Quyết định dựa trên sự kiện : Mọi quyết định và hành động của hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh muốn có hiệu quả phải được xây dựng trên việc phân tích dữ liệu và thông tin. Chống chủ quan, duy ý chí trong các quyết định sản xuất, kinh doanh của Công ty. 8- Phát triển các mối quan hệ : Muốn hệ thống vận hành thuận lợi và trôi chảy, phải xây dựng tốt các mối quan hệ (cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp). Sau khi xem xét cân nhắc các hệ thống quản lý chất lượng, lãnh đạo Công ty đã quyết định xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 : 2000 vì mô hình này phù hợp với thực tế của Công ty. Công ty lập kế hoạch xây dựng từ tháng 2/2002. Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng : Để thực hiện thành công dự án ISO, Công ty đã triển khai các hoạt động chính như sau : Quá trình xây dựng hệ thống. Giai đoạn I Phân tích tình hình và hoạch định 1- Sự cam kết của lãnh đạo : Lãnh đạo Công ty cam kết áp dụng ISO 9001 : 2000, xác định vai trò của chất lượng trong hoạt động của doanh nghiệp, thấy rõ lợi ích lâu dài của hệ thống quản lý chất lượng. Coi hoạt động quản lý chất lượng là hoạt động quản lý cải tiến kinh doanh. 2- Lập kế hoạch thực hiện : Thành lập Ban chỉ đạo, nhóm công tác. Phạm vi áp dụng : Từng bước mở rộng dần. Năm 2002 - 2003 áp dụng ISO 9001 : 2000 tại văn phòng Công ty, trại ngô Cẩm Thủy, kho Lễ Môn. Năm 2004 mở rộng áp dụng thêm tại trạ lúa Triệu Sơn, Yên Định. Các năm sau : Mở rộng áp dụng ra toàn Công ty. 3- Chọn tư vấn bên ngoài : Nhờ chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Thanh Hóa và Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng. 4- Xây dựng nhận thức về ISO trong Công ty : Trước khi thực hiện ISO 9001 : 2000 lãnh đạo Công ty đã đề cập tới nhiều hệ thống quản lý chất lượng, vai trò và tác dụng của nó khi áp dụng vào sự cần thiết phải áp dụng vào doanh nghiệp. Vấn đề này được nêu ra ở nhiều cuộc họp với sự có mặt của nhiều thành viên trong Công ty tham gia. Mọi người đã quán triệt các văn bản pháp lý Việt Nam liên quan đến chất lượng như : Pháp lệnh Nhà nước về đo lường, pháp lệnh Nhà nước về chất lượng hàng hóa, pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...). Mọi người cũng tìm hiểu và thảo luận về giải thưởng chất lượng Việt Nam do Bộ Khoa học công nghệ và môi trường tuyển chọn hàng năm (từ 1996) trên cơ sở 7 tiêu chí phản ánh các hoạt động của doanh nghiệp, chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao do báo Sài Gòn tiếp thị khởi xướng từ 1997... các hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm trên thế giới hiện nay. Cuối cùng mọi người thống nhất xây dựng và áp dụng hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 : 2000. Tháng 2 năm 2002 Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Thanh Hóa có chỉ đạo hướng dẫn một số doanh nghiệp trong tỉnh áp dụng ISO. Vì đã có chủ trương từ trước, lãnh đạo Công ty đã trình bày nguyện vọng, được Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh, Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tư vấn, Công ty đã xây dựng đề cương và được phê duyệt đề cương. Công ty đã thu nhập các tài liệu liên quan đến bộ tiêu chuẩn : - Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. - Giới thiệu chung về ISO 9000 - Cẩm nang về ISO 9000 - Diễn đàn chất lượng về ISO - Các tiêu chuẩn Việt Nam về ISO - Quản lý chất lượng toàn diện. - Hướng dẫn xây dựng hệ thống văn bản. - Tài liệu đào tạo : Đánh giá chất lượng nội bộ - Đánh giá hệ thống chất lượng. - Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam. - Bộ tiêu chuẩn về quản lý và đảm bảo chất lượng. 5- Đào tạo và xây dựng hệ thống tài liệu : Để đào tạo nhận thức chung về ISO 9001 cho cán bộ công nhân toàn Công ty, Công ty đã tổ chức tập huấn : Chuyên gia đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 9001 do cán bộ Trung tâm QUACERT giảng. Chuẩn bị xây dựng hệ thống tài liệu. 6- Lập kế hoạch thực hiện chi tiết : Công ty lập kế hoạch thực hiện trên cơ sở đề cương đã được phê duyệt. Lãnh đạo Công ty quyết định bổ nhiệm đại diện lãnh đạo về chất lượng, quyết định thành lập Ban chỉ đạo ISO bao gồm các thành viên trong Ban Giám đốc và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc. Giai đoạn 2 : Viết các tài liệu về hệ thống quản lý chất lượng - Viết tài liệu : Cán bộ của chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Thanh Hóa và Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT đã đào tạo cách thức xây dựng văn bản cho các thành viên được Ban chỉ đạo phân công làm nhiệm vụ này. Đây là hoạt động mất thời gian và công sức nhất. Sau gần 3 tháng làm việc với nhiều lần soạn thảo, góp ý, bổ sung, sửa chữa, cuối cùng lãnh đạo Công ty đã họp với Ban soạn thảo để thông qua các điều trong hệ thống văn bản. - Hệ thống tài liệu văn bản : Hệ thống tài liệu văn bản của Công ty gồm 5 tầng tài liệu : Tầng 1 : Sổ tay chất lượng Tầng 2 : Các qui trình, thủ tục (10 thủ tục) Tầng 3 : Các chỉ dẫn công việc Tầng 4 : Các biểu mẫu, biên bản, hồ sơ, báo cáo. Tầng 5 : Các văn bản tài liệu khác } Tầng 2 đ Tầng 1 đ Sơ đồ cấu trúc hệ thống văn bản quản lý chất lượng của Công ty Tầng 3 đ Tầng 4đ Tầng 5 đ * Khái quát : Tầng 1 : Sổ tay chất lượng : Xác định chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, các biện pháp để thực hiện chính sách và mục tiêu chất lượng. Phân công trách nhiệm, quyền hạn của từng lãnh đạo, nhân viên. Từ đó dẫn tới sự thể hiện chi tiết hơn các văn bản tại tầng 2. Tầng 2 : Các qui trình, thủ tục : Trình bày các biện pháp kiểm soát chất lượng, những hoạt động liên quan đến các yếu tố thuộc hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Tầng 3 : Các hướng dẫn công việc, các hướng dẫn này chi tiết hóa những văn bản ở tầng 2. Tầng 4 : Các biểu mẫu, biên bản, hồ sơ, báo cáo : Cũng cụ thể hóa một số tài liệu ở tầng 2 dưới dạng bảng biểu, biên bản. Tầng 5 : Các văn bản khác : Các văn bản liên quan đến công tác giống, các văn bản quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng... * Chi tiết : Tầng 1 : Sổ tay chất lượng Mục đích : - Đưa ra cam kết của Công ty về chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu mong muốn của khách hàng, qua đó tạo sự thỏa mãn cho khách hàng đối với sản phẩm của Công ty. - Xác định các bộ phận trong Công ty trực thuộc hệ thống chất lượng. - Xác định nhiệm vụ và quyền hạn của từng cán bộ. - Đưa ra những chính sách đối với các yếu tố của hệ thống chất lượng. Nội dung : Sổ tay chất lượng bao gồm - Giới thiệu về Công ty - Giới thiệu hệ thống văn bản - Giới thiệu mục tiêu chất lượng, chính sách chất lượng và các biện pháp thực hiện. - Giới thiệu bộ máy của Công ty, chức năng trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ chủ chốt. - Giới thiệu các thủ tục, các vấn đề liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng. Giới thiệu về chính sách chất lượng của Công ty : Giám đốc Công ty là người đề ra chính sách chất lượng : "Chính sách chất lượng của Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa là cung cấp các giống cây trồng chất lượng tốt thông qua việc liên tục cải tiến và đổi mới nhằm không ngừng nâng cao sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và các bên liên quan. Việc tạo ra các giống cây trồng chất lượng tốt, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là trách nhiệm của mỗi cán bộ công nhân viên trong Công ty". Cam kết của lãnh đạo : Chúng tôi cam kết luôn cung cấp các loại giống cây trồng đạt và vượt các tiêu chuẩn chất lượng cho Nhà nước - Ngành ban hành cho sản phẩm, và bảo hành sản phẩm cho khách hàng 1 vụ sản xuất. Để đạt được cam kết chất lượng nói trên, chúng tôi sẽ : - Trong hoạt động luôn luôn quan hệ chặt chẽ với kháchhàng để đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng. - áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 : 2000. Hệ thống này được lập kế hoạch và phát triển bởi sự hợp tác của mọi người. - Có đủ nguồn lực nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và môi trường làm việc thuận lợi để đạt được các yêu cầu đặt ra. Tăng cường đào tạo, nâng cao tay nghề của mọi thành viên để họ không ngừng cải tiến công việc của mình. - Giới thiệu về tổ chức bộ máy và tổ chức hệ thống chất lượng. Giám đốc : Phụ trách chung - Điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Xây dựng chính sách, mục tiêu chất lượng, ban hành việc thực hiện hệ thống chất lượng. Phó Giám đốc : Phụ trách sản xuất, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động có liên quan đến sản xuất và quản lý hệ thống chất lượng sản phẩm. Là đại diện của lãnh đạo về chất lượng (QMR) Trưởng phòng tổ chức hành chính : Phụ trách nhân sự, đào tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, môi trường làm việc. Trưởng phòng kỹ thuật, chất lượng : - Quản lý hệ thống quản lý chất lượng, kỹ thuật sản xuất. - Quản lý thiết bị tiêu chuẩn, đo lường, kiểm tra chất lượng, đánh giá chất lượng, cải tiến chất lượng, kiểm soát lưu kho. Trưởng phòng đầu tư - phát triển kinh doanh : - Lập kế hoạch sản xuất, cung ứng, điều tra thị trường, phân tích dự báo thị trường. - Mua hàng, bán hàng, lưu kho. Trưởng phòng tài chính kế toán : Quản lý tài chínhdn Các trại sản xuất : - Thực hiện sản xuất, hướng dẫn kiểm tra qui trình sản xuất - Bảo dưỡng máy móc, bảo quản sản phẩm Sổ tay chất lượng còn qui định trách nhiệm, quyền hạn của kỹ sư, cán bộ kiểm nghiệm, nhân viên bán hàng, thủ kho v.v... Sơ đồ tổ chức hệ thống chất lượng : Giám đốc Công ty Đại diện LĐ về chất lượng QMR Phòng TC hành chính Phòng ĐT kinh doanh Phòng kỹ thuật chất lượng Phòng tài chính Các trại sản xuất Tầng 2 : Các qui trình của hệ thống Gồm 10 thủ tục, là các văn bản nêu trình tự các bước cần làm để tiến hành một công việc hoặc một quá trình. Kiểm soát tài liệu Kiểm soát hồ sơ Kiểm soát sản phẩm không phù hợp Xem xét của lãnh đạo Đánh giá nội bộ Hành động khắc phục phòng ngừa Quản lý nguồn lực Các quá trình liên quan đến khách hàng Tạo sản phẩm Đo lường, phân tích, cải tiến. Tầng 3 : Các hướng dẫn Hướng dẫn công việc chi tiết : Là sự chi tiết hóa những qui trình ở tầng 2 giúp cho người thi hành thực hiện tốt hơn. Hướng dẫn soạn thảo văn bản, giải quyết khiếu nại của khách hàng, vận hành máy tưới phun cho ngô, đóng hộp ngô, nhuộm ngô giống, bảo quản mẫu đối chứng, tem nhãn hàng hóa, sử dụng máy làm đất, vận hành máy sàng phân loại hạt, bảo dưỡng thiết bị... hướng dẫn kiểm tra, thử nghiệm, kiểm soát thiết bị đo lường, kiểm soát tài sản của khách hàng, xác định giá trị sử dụng ... hướng dẫn mua hàng, nhận biết và truy tìm nguồn gốc sản phẩm v.v... Tầng 4 : Các biểu mẫu, biên bản, hồ sơ, báo cáo. Biểu mẫu ghi lại kết quả thực hiện các quá trình. Biên bản, hồ sơ, báo cáo là bằng chứng khách quan việc thực hiện chất lượng ở Công ty. Tầng 5 : Các văn bản tài liệu khác không phải do Công ty soạn thảo nhưng liên quan đến nghề làm giống cây, liên quan đến pháp luật sản xuất hàng hóa, đến chất lượng hàng hóa và quyền lợi người tiêu dùng... Hàng tuần Ban thường trực ISC đã tổ chức kiểm tra, đánh giá, các đơn vị thực hiện công tác triển khai áp dụng văn bản vào thực tế. 6 tháng/lần chuyên gia của QUACERT tiến hành đánh giá sơ bộ. Lần 1 có 31điểm cầm lưu ý. Lần 2 có 16 điểm cần lưu ý. Đầu tháng 10 năm 2002 Công ty đã tiến hành đánh giá nội bộ nhằm kiểm tra tính hiệu quả của hệ thống. Tháng 11 năm 2002 Công ty được Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000. Qua kiểm tra nhiều lần, đến nay Công ty vẫn được chứng nhận như trên. Những khó khăn khi áp dụng ISO 9001 Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng nông nghiệp, các trại ở cách xa Công ty vài chục cây số, xa nhất 80 cây số. Các đơn vị liên kết ở khắp 4vùng trong một tỉnh rộng lớn. Rồi có mặt hàng phải sang nước bạn xa hàng nghìn cây số để tìm hiểu, lựa chọn... lực lượng cán bộ nhân viên vì thế phải hoạt động phân tán. Trong khoảng thời gian xây dựng hệ thống, triển khai áp dụng ISO cán bộ nhân viên Công ty chưa được phổ biến kỹ càng. Đây là một khó khăn không phải khắc phục được ngay trong một thời gian. Hệ thống văn bản tài liệu qui trình thủ tục hướng dẫn nhiều, đã được xây dựng hoàn chỉnh, công phu, nhưng khi áp dụng vào thực tế, lúc đầu còn mang tính chất đối phó. Phải trải qua thời gian, từng bước kiểm tra, nâng cấp, mọi người mới có thể tự giác chấp hành. Mục đích thực hiện ISO thì tốt, nhưng làm theo là phải nỗ lực, trách nhiệm ai cũng rõ ràng, nên còn có người từng lúc, từng nơi ngại đổi mới, làm qua loa. Những kết quả bước đầu khi thực hiện ISO 9001 : 2000 1- Về nhận thức : a- Nội bộ : Mọi người trong Công ty ngày càng thấy rõ : Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn tiên tiến. Việc quản lý chất lượng sản phẩm không phải là việc của một người, một nhóm người, mà của mọi thành viên trong Công ty. Phương pháp quản lý chất lượng phải mang tính hệ thống, hướng vào khách hàng, hướng vào quá trình, vào phòng ngừa, kiểm soát các hoạt động khắc phục phòng ngừa. áp dụng ISO phải đảm bỏ 8 nguyên tắc cơ bản. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO phải thể hiện bằng hệ thống văn bản tài liệu xác định chính sách, mục tiêu chất lượng lâu dài, phân công cụ thể, có các qui trình thủ tục rõ ràng, các hướng dẫn biểu mẫu chi tiết. Nhờ đó trong Công ty ai cũng rõ phần việc của mình và của nhau. Quan hệ với khách hàng, trong nội bộ đều minh bạch, có ghi chép cụ thể, có biện pháp khắc phục phòng ngừa kịp thời. Để thực hiện những cam kết của lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng và chất lượng sản phẩm, lãnh đạo Công ty phải quản lý tốt nguồn lực (nhân lực, cơ sở hạ tầng, tài chính) quản lý tốt quá trình tạo sản phẩm và làm tốt việc đo lường, phân tích, cải tiến. Rõ ràng là lời cam kết đi đôi với việc làm cụ thể. Sau hơn 2 năm thực hiện ISO 9001 : 2000, mọi người nói : áp dụng ISO là làm việc theo tác phong khoa học, tạo điều kiện cải tiến chất lượng không ngừng. Cần chống mọi tùy tiện của lối làm việc sản xuất nhỏ, manh mún, kém hiệu quả, kém chất lượng. áp dụng ISO, ai cũng phải cố gắng, sáng tạo, cải tiến. Ngay việc xây dựng văn bản tài liệu cũng dầy công. Nhắc đến áp dụng ISO là nhắc đến những bộ sổ, những lần giao ban, những lần ký hồ sơ, biểu mẫu... Lúc đầu có người ngại khó, cho rằng làm dự án ISO có vẻ "hành chính" quá. Nhưng càng làm càng thấy quen dần, càng làm Công ty làm ăn càng khấm khá, đời sống người lao động tăng dần nên việc áp dụng đã có tính tự giác, có ý thức hơn. áp dụng ISO các đơn vị trong Công ty yên tâm bảo lãnh sản phẩm cho khách hàng một vụ sản xuất. Phía khách hàng : Sau khi được trao sổ tay chất lượng của Công ty, qua tìm hiểu, theo dõi quá trình áp dụng ISO của Công ty, nhiều người đã không còn phân vân khi mua hàng của Công ty như trước. Thị truờng của Công ty ngày càng được mở rộng. 2- Hoạt động : - Hàng tuần lãnh đạo của Công ty và Ban thường trực ISO giao ban kịp thời giải quyết các vướng mắc xung quanh vấn đề chất lượng. - Hàng tháng các trại báo về thực hiện chất lượng sản phẩm về Công ty. Ban Thường trực ISO, các phòng của Công ty luôn bám sát cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh. - 6 tháng/lần : Định kỳ kiểm tra thực hiện áp dụng ISO một cách toàn diện của Công ty với các đơn vị trực thuộc. - 6 tháng/lần Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT kiểm tra thực hiện ISO toàn Công ty. 3- Đã gắn được quyền lợi trách nhiệm của từng người với từng công việc cụ thể trong việc tạo ra các chỉ tiêu chất lượng. - Các hướng dẫn công việc đã giúp người lao động thực hiện của mình tốt hơn, góp phần tăng năng suất lao động. - Môi trường làm việc của người lao động được cải thiện đáng kể. - Trình độ quản lý chất lượng được nâng lên một bước. Kết quả cụ thể về chất lượng sản phẩm sau khi áp dụng ISO lúa thuần : Biểu 8 : Chất lượng giống lúa thuần sản xuất tại các trại của Công ty S SL Lượng Lượng % so Lượng giống không bán được giống giống giống S SL Vì không phù hợp Vì kém chất lượng Năm SX ra (tấn) bán được không bán được giống (Tấn) % (Tấn) % 2001 357 290 67 18,7 52,2 14,6 14,8 4,1 2002 401 355 46 11,4 32,0 7,9 14,0 3,5 2003 389 365 24 6,1 17,4 4,4 6,6 1,7 2004 504 481 23 4,5 16,5 3,2 6,5 1,3 So sánh 04/01 141% 165% 34% 31% 43% Qua 4 năm : - Số lượng giống lúa thuần tăng so năng suất tăng. - Lượng giống lúa thuần bán được không ngừng tăng. - Lượng giống không bán được giảm liên tục (chứng tỏ chất lượng giống không ngừng tăng). Trong đó : Lượng giống không phù hợp khách hàng giảm Lượng giống kém chất lượng giảm. - Chất lượng giống lúa lai F1 do Công ty sản xuất và liên kết sản xuất. Biểu 9 : Tình hình chất lượng lúa lai F1 do Công ty sản xuất Năm S sản lượng Bán được Kém chất lượng (tấn) (tấn) (Tấn) % 2001 60,4 58 2,4 4,0 2002 61,0 59,6 1,4 2,2 2003 121,4 119,5 1,9 1,5 So sánh 03/01 200% 206% 79% - Sản xuất lúa lai F1 qua các năm không ngừng tăng. - Chất lượng lúa lai F1 liên tục tăng : Thể hiện lượng giống lúa lai F1 bán được tăng, lượng kém chất lượng giảm. - Chất lượng giống ngô lai. Biểu 10 : Ngô lai F1 sản xuất tại các trại của Công ty Năm S sản lượng Bán được Kém chất lượng (tấn) (tấn) (Tấn) % 2001 111 32 79 79,1 2002 115 56,5 58,5 51,1 2003 80 38,6 41,4 51,7 2004 120 120 0 0 Chất lượng ngô lai F1 do Công ty sản xuất tiến bộ rõ rệt nhất. Trước khi thực hiện ISO, Trại sản xuất ngô giống Cẩm Thủy thất bại liên tục vì không bán được giống ngô. Phần vì chất lượng ngô kém. Phần vì giốngngô không phù hợp yêu cầu của nông dân trong tỉnh. Cũng có thể coi đó là giống ngô không đảm bảo chất lượng theo nhu cầu khách hàng. Từ sau khi áp dụng ISO trại không ngừng cải tiến chất lượng. Năm 2004 chất lượng ngô tốt, ngô giống sản xuất ra bán sạch kho, mọi người rất phấn khởi. Kết quả sản xuất kinh doanh trước và sau thực hiện ISO Biểu 11 : So sánh kết quả sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2004 1. Sản xuất tại các Trại : - Giống lúa thuần - Giống ngô lai F1 tấn tấn 290 3,2 355 56,5 365 38,6 481 120 2. Tiêu thụ trong năm - Giống lúa lai - Giống lúa thuần - Giống ngô lai tấn tấn tấn 1.300 2.200 250 1.350 2.500 350 1.040 2.030 365 1.894 1.594 354 3- Doanh thu, chi phí, thu nhập T.đồng - Doanh thu - Chi phí - Thu nhập doanh nghiệp - Thu nhập người lao động T.đồng T.đồng T.đồng 1.000đ 22.860 23.288 - 428 490 25.416 25.416 0 620 34.824 34.733 91 710 63.714 63.286 428 950 So sánh kết quả quả sản xuất, kinh doanh của Công ty trước và sau khi thực hiện ISo, thấy rất rõ ràng : - Chất lượng sản phẩm liên tục tăng. - Sản xuất tại Công ty, tại các điểm liên kết luôn phát triển. - Sản lượng giống bán được ngày càng nhiều, thị trường rộng mở. - Thu nhập doanh nghiệp từ lỗ đến không lỗ và tiến lên có lãi. - Thu nhập bình quân/tháng của người lao động tăng gần 2 lần. Khách quan mà nói : Sự đi lên của Công ty sau khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 có lý do chính, lý do bên trong là sự tăng cường chất lượng quản lý của lãnh đạo Công ty, sự cố gắng của mọi thành viên. Bên cạnh đó phải kể đến một số nguyên nhân bên ngoài: Thời tiết tương đối thuận hòa, phong trào gieo cấy giống mới của nông dân rất sôi nổi, tỉnh lại chuyển Công ty thành Công ty cổ phần, đổi mới nhiều cán bộ chủ chốt có trình độ và tâm huyết hơn với sự nghiệp của doanh nghiệp. 2.3- Những tồn tại của tình hình chất lượng tại Công ty. Chất lượng sản phẩm của Công ty hơn 2 năm qua đã có tiến bộ, do Công ty đã bước đầu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Tuy nhiên tình hình chấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc23258.doc
Tài liệu liên quan