Chuyên đề Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu tại trung tâm dịch vụ và xuất khẩu lao động SELAC

Trong các nhiệm vụ trên thì nhiệm vụ xuất khẩu lao động được coi là nhiệm vụ quan trọng và chủ yếu nhất của trung tâm. Có thể nói đây là nhiệm vụ nuôi sống trung tâm. Bên cạnh đó thì tổ chức đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động cũng rất được chú trọng. Đây là nhiệm chỉ được phát sinh khi hoạt động xuất khẩu tiến triển tốt và đang gặp nhiều thuận lợi. Nhưng nó lại là khâu trực tiếp tạo nên kết quả cho xuất khẩu lao động. Nếu đào tạo ngoại ngữ, dạy nghề và giáo dục định hướng cho người lao động mà tốt thì xuất khẩu lao động mới có được hiệu quả cao. Ngoài hai nhiệm vụ đó thì trung tâm sẽ phải đảm nhiệm thêm nhiệm vụ là dịch vụ vận tải đường sông. Đây là nhiệm vụ mới được bổ xung để mở rộng thêm ngành nghề, dịch vụ cho trung tâm. Tuy vậy đây là nhiệm vụ cũng rất khó khăn vì địa điểm đang không thuận lợi cho trung tâm, nhưng với sự phát triển của các dịch vụ khác hiện nay thì trung tâm vẫn tin tưởng sẽ vượt qua được khó khăn này. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu lao động đạt được nhiều kết quả sẽ là cơ sở để dịch vụ vận tải đường sông phát triển và đạt được nhiều thành công.

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu tại trung tâm dịch vụ và xuất khẩu lao động SELAC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g của công tác đào tạo ở nước ta là nhỏ, yếu và lạc hậu. Có quá ít cơ sở đáp ứng được công tác đào tạo phù hợp với yêu cầu chất lượng, không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng lao động có hàm lượng chất xám cao cho các ngành sản xuất, đặc biệt là các ngành mũi nhọn của các nước. Hơn nữa lao động của Việt Nam xuất khẩu hiện nay có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ còn hạn chế. Nguyên nhân là do ở nước ta chưa có một hệ thống chuẩn trường đào tạo chuyên nghiệp lao động xuất khẩu để tạo nguồn, đây là khó khăn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Hiện nay các doanh nghiệp này đang rất chú trọng vào đào tạo để giải quyết đầu ra cho lao động và tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tuy vậy tại các doanh nghiệp hiện nay công tác này vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn do nhiều yếu tố, nên trong tương lai cần khắc phục và quan tâm đúng mực để công tác này đạt hiệu quả cao nhất. 1.2.3.Số lượng, trình độ, sự nhiệt tình và lòng yêu nghề của đội ngũ cán bộ giảng dạy. Chất lượng lao động cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bới các yếu tố như: trình độ, sự nhiệt tình và lòng yêu nghề của cán bộ giảng dạy tại các doanh nghiệp, công ty xuất khẩu lao động, hay tại các trung tâm dạy nghề. Các yếu tố này cũng góp phần nâng cao chất lượng lao động một cách đáng kể. Khi mà lòng yêu nghề được quan tâm nó kéo theo cả sự nhiệt tình trong công việc, khi đó thì công việc sẽ được hoàn thành một cách xuất sắc. Tuy vậy hoàn thành công việc mà không chú ý đến hiệu quả của nó thì cũng không được, đây chính là vấn đề trình độ của người tham gia công việc này. Do đó khi kết hợp được tất cả các yếu tố trên thì người làm việc nói chung, cán bộ giảng dạy nói riêng sẽ tạo ra được những sản phẩm đạt tiêu chuẩn và cạnh tranh tốt với các sản phẩm khác trên thị trường. Sản phẩm của người cán bộ giảng dạy ở đây chính là người học sinh của mình. Và trong các doanh nghiệp xuất khẩu lao động thì sản phẩm này chính là những người lao động. Do đó chất lượng lao động xuất khẩu chịu tác động rất lớn của các yếu tố này. Một khi các yếu tố này không được chu ý đến thì các sản phẩm chỉ đạt yêu cầu về số lượng mà không đạt yêu cầu về chất lượng. Và hiện nay, tại các doanh nghiệp hay các công ty xuất khẩu lao động không chỉ bồi dưỡng đào tạo cho người lao động xuất khẩu, mà họ còn chú trọng bồi dưỡng cho cán bộ giảng dạy để nâng cao trình độ, một biện pháp rất tốt để nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu. Thiếu một số lượng cán bộ tối thiểu phục vụ cho hoạt động xuất khẩu lao động thì doanh nghiệp khó có thể tìm kiếm thị trường, ký kết hợp đồng và triển khai hoạt động xuất khẩu lao động sau khi được cấp giấy phép. Vì vậy các yếu tố trên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lao động của các doanh nghiệp hay các công ty xuất khẩu lao động hiện nay. 1.2.4. Tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp. Để có thể đào tạo, giáo dục người lao động tốt thì doanh nghiệp hay công ty hoạt động xuất khẩu lao động phải có được các cơ sở vật chất tốt, hiện đại, phải đầu tư mạnh vào công tác tuyển chọn, quản lý lao động…khi đó cái cần hơn cả là tiêm lực kinh tế của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hay công ty mạnh về kinh tế thì dễ dàng hơn trong đầu tư vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, vào đào tạo và quản lý lao động, khi đó chất lượng lao động sẽ được cải thiện hơn so với chất lượng lao động một doanh nghiệp hay công ty khác không được đầu tư. Bên cạnh đó, đầu tư cho đào tạo như cơ sở vật chất, bàn ghế, nơi ăn ở cho học viên cũng sẽ tạo được lòng tin và sự yên tâm cho người lao động, để họ quyết tâm học tập và làm việc hiệu quả hơn. Vì vậy, có thể nói doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế mạnh sẽ là một lợi thế để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác do chất lượng lao động được nâng cao. 1.2.5. Quản lý lao động tại nước tiếp nhận. Đây là một chức năng của quá trình quản lý. Sau khi tổ chức thực hiện đưa lao động ra nước ngoài làm việc thì doanh nghiệp cần có những biện pháp để quản lý họ bằng nhiều cách khác nhau như: quản lý từ xa, cử người sang tận nước bạn để quản lý…Tất cả nỗ lực này chỉ nhằm một mục đích tạo cho người lao động một khuôn khổ, quy tắc nhất định khi sống và làm việc tại nước ngoài để tạo được niềm tin vào người lao động của chủ sử dụng và nâng cao chất lượng của chính người lao động. 1.3. Những yếu tố thuộc về môi trường hoạt động của người lao động và doanh nghiệp. Các yếu tố này bao gồm: phòng học và thực hành cho người lao động, các hoạt động vui chơi giải trí, các yếu tố về cạnh tranh để nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu giữa các doanh nghiệp với nhau…Tất cả các yếu tố trên tuy nhỏ nhưng cũng rất cần thiết cho người lao động và doanh nghiệp, nó là yếu tố không thể bỏ qua trong chiến lược nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp. Đây là những yếu tố tác động khách quan đối với người lao động nhưng nó lại là vấn đề mang tính chủ quan đối với mỗi doanh nghiệp. Do vậy, chất lượng lao động sẽ được cải thiện khi mà các yếu tố này được quan tâm đúng mức. Các giải pháp của Nhà nước Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu. Mặc dù đạt được nhiều thành tích và những kết quả đáng khích lệ, khoảng thời gian ngắn hội nhập các lao động của Việt Nam đều được phía bạn tín nhiệm, khen gợi, đánh giá khá tốt về chất lượng cùng đức tính cần cù, chịu khó. Tuy nhiên cũng có không ít người lao động bị trả về nước, trong đó lý do chất lượng lao động chiếm phần đáng kể. Yếu kém về chất lượng lao động được thể hiện từ lâu. Do đó Nhà nước cũng đã có những giải pháp mang tính vĩ mô, tác động vào các doanh nghiệp hay trực tiếp đến xuất khẩu lao động để nhằm phần nào nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam. Và dưới đây là một số giải pháp tổng quan: Coi đào tạo lao động xuất khẩu là một nhiệm vụ quan trọng của lĩnh vực dạy nghề, vì vậy phải có định hướng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển giáo viên, bổ sung chương trình đào tạo cho một số cơ sở dạy nghề để nâng cao chất lượng đào tạo góp phần tạo nguồn lao động có chất lượng cho xuất khẩu. Chỉ đạo các địa phương và doanh nghiệp mở rộng mô hình gắn trách nhiệm của gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp và người lao động ngay từ khi tuyển chọn đến quá trình quản lý thực hiện hợp đồng. Nghiên cứu ban hành các chính sách, cơ chế khuyến khích các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và người lao động cùng đầu tư, chuẩn bị nguồn lực phục vụ cho xuất khẩu lao động theo yêu cầu sử dụng lao động của thị trường ngoài nước. Kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tuyển chọn và giáo dục định hướng trước khi lao động sang làm việc ở nước ngoài đối với các doanh nghiệp cung ứng lao động. Tăng cường đầu tư xây dựng một số trường trọng điểm ở các vùng lãnh thổ…để đào tạo lao động có trình độ cao các nghề có nhu cầu xuất khẩu lao động. Nâng cao năng lực dạy nghề của các trường được giao nhiệm vụ đào tạo lao động xuất khẩu của Tổng cục dạy nghề. Phát triển mạng lưới trung tâm dạy nghề ở các huyện, chú trọng khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người tạo cơ hội cho lao động ở các vùng này có thể tham gia xuất khẩu lao động. Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo lao động xuất khẩu, nhất là các nước thường xuyên tiếp nhận lao động Việt Nam đến làm việc. Nhà nước đã có những thoả thuận và cơ chế phối hợp chặt chẽ với nước sở tại để quản lý lao động, giải quyết các bất đồng, tranh chấp nếu có, bảo vệ nhân phẩm và lợi ích chính đáng hợp pháp của người lao động Việt Nam tại nước ngoài. Đó là cơ sở để lao động nước ta yên tâm làm ăn, không lo lắng vì bị sa thải một cách vô lý, tuỳ tiện. Mục tiêu của Việt Nam trong mấy năm tới là đưa càng nhiều lao động ra nước ngoài làm việc càng tốt. Để đạt được mục tiêu này Nhà nước cần tích cực chuẩn bị nguồn lao động, không thể chỉ dựa vào nguồn lao động đào tạo có sẵn mà phải chuẩn bị nguồn thông qua một kế hoạch đào tạo chủ động, đồng thời kết hợp các biện pháp trên để có được kết quả như mong muốn. Tuy vậy không phải cứ áp dụng một cách máy móc chỉ quan tâm đến kết quả bề nổi mà không chú ý đến chất lượng lao động lâu dài, vì vậy Nhà nước phải tăng cường giám sát công việc xuất khẩu lao động hơn nữa, đi đôi với các biện pháp hợp lý để nâng cao chất lượng lao động trong thời gian tới, thời gian của hội nhập và phát triển. Các giải pháp của doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu. Doanh nghiêp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp hoạt động này đạt được những thành tựu trong những năm qua. Đây là cầu nối quan trọng giữa nhà nước và người lao động xuất khẩu. Tuy vậy để có được những kết quả như mong muốn, cùng sự kết hợp chặt chẽ với nhà nước và các biện pháp của riêng mình thì các doanh nghiệp này mới hy vọng có được những kết quả khả quan hơn. Đạt được càng nhiều hợp đồng lao động thì doanh thu càng cao, nhưng để có nhiều hợp đồng hơn thì chất lượng lao động xuất khẩu là vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm khi tham gia ký kết hợp đồng. Đây cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp tạo được uy tín với đối tác nước ngoài. Doanh nghiệp đã áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu và dưới đây là một số biện pháp đó: Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động căn cứ vào nhu cầu thị trường và khả năng của đơn vị, ký kết hợp đồng lập kế hoạch hàng năm và dài hạn, phối hợp với các địa phương để chuẩn bị nguồn lao động, đào tạo ngoại ngữ và chuyên môn phù hợp với thị trường. Đồng thời cần liên kết với các trường dạy nghề để tạo nguồn theo cơ chế các trường cung cấp nguồn, doanh nghiệp tạo đầu ra theo nhu cầu của thị trường. Các doanh nghiệp đã lập kế hoạch tuyên truyền các thông tin về nhu cầu, điều kiện thị trường, tiêu chuẩn yêu cầu đối với người lao động, để định hướng cho người lao động tự học nghề và ngoại ngữ. Kế hoạch đào tạo nghề gắn chặt chẽ hơn với chương trình đào tạo nghề của quốc gia tham gia đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động, nên mới tận dụng được lợi thế về nguồn, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên dạy nghề. Doanh nghiệp đã đào tạo, bồi dưỡng đủ số lượng và phù hợp với cơ cấu ngành nghề để bảo đảm chất lượng số lao động có nghề đi xuất khẩu lao động. Chủ động đào tạo, bồi dưỡng lao động có nghề trong các ngành hiện là chủ lực có tỷ trọng lớn thường xuyên làm việc ở nước ngoài như: xây dựng, cơ khí, điện, điện tử, dệt, may mặc… Các doanh nghiệp kết hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo trong việc đào tạo lao động xuất khẩu cũng như tạo ra nguồn lực cho công tác đào tạo, tuyển dụng lao động. Tuyển chọn và đào tạo tốt trước khi đi, phát hiện kịp thời các lao động thiếu ý thức kỷ luật và kiên quyết không tuyển chọn, tăng cường hơn công tác tuyển chọn lao động trực tiếp tại các địa phương có sự đảm bảo của chính quyền nơi tuyển chọn. Đã có sự tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về những mặt tích cực của việc xuất khẩu lao động, không đưa những thông tin thiếu xác thực, tiêu cực làm ảnh hưởng đến sự nghiệp xuất khẩu lao động cũng như tâm lý gia đình, xã hội và bản thân của người lao động. Biểu dương, khen thưởng những lao động có thành tích làm việc, đạo đức tố để làm gương cho những lao động khác. Các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu lao động công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại nơi tuyển dụng về số lượng, tiêu chuẩn, mức đóng góp, các quyền lợi cũng như trách nhiệm của người lao động trước khi làm việc tại nước ngoài để người lao động sẵn sàng tham gia lao động, từ đó chất lượng lao động được nâng lên. Chất lượng là nhân tố quyết định số lượng cung ứng lao động và duy trì, mở rộng thị trường lao động quốc tế của Việt Nam. Do vậy các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn tuyển chọn lao động dựa trên các yêu cầu chung nhất về học vấn, sức khoẻ, trình độ, tay nghề, đạo đức và ý thức tổ chức kỷ luật. Đồng thời, tuỳ thuộc từng nghề, từng nước và từng chủ sử dụng khác nhau mà đặt ra những tiêu chuẩn riêng phù hợp. Hiện nay sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đang ngày trở nên gay gắt. Sự cạnh tranh này chủ yếu là sự cạnh tranh về chất lượng lao động xuất khẩu. Do đó chỉ có nâng cao được chất lượng lao động xuất khẩu mới có thể đảm bảo cho doanh nghiẹp tồn tại và phát triển. Vì vậy bên cạnh chiến lược phát triển lâu dài doanh nghiệp từng bước áp dụng mạnh hơn các biện pháp trên để nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu và thay đổi các biện pháp cho phù hợp với sự thay đổi của thị trường và nhu cầu tuyển dụng lao động của đối tác nước ngoài. Một số kinh nghiệm của Thái Lan trong tuyển dụng và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu. Xuất khẩu lao động của Thái Lan được bắt đầu vào những năm 70 của thế kỷ 20 và ngày càng trở nên sôi động hơn vào cuối thập kỷ 80, khi mà nhu cầu về lao động của các nước công nghiệp phát triển và đặc biệt là các nước công nghiệp mới phát triển nổi lên ở Đông Nam á ngày càng tăng do sự mất cân đối giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển các ngành sản xuất ở các nước này. Hoạt động tuyển dụng. Luật lao động và việc làm của Thái Lan ban hành năm 1968, được sửa đổi vào những năm 1985 hiện vẫn là cơ sở pháp lý cơ bản cho hoạt động tuyển dụng lao động đi nước ngoài của Thái Lan. Hình thức tuyển dụng mà Thái Lan hay áp dụng là tuyển dụng trực tiếp qua bộ Lao động và phúc lợi xã hội Thái Lan (MLSW). Đây là hình thức tuyển dụng có đảm bảo nhất đối với việc làm và quyền lợi của người lao động khi lao động ở nước ngoài. Các tổ chức của MLSW đóng vai trò là cầu nối giữa người cần sử dụng lao động và người lao động. Các thông tin về lao động và hợp đồng lao động tại các nước là có trước được MLSW thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và với nhiều hình thức khác. Với phương thức tuyển dụng này, người lao động sẽ có cơ hội lựa chọn công việc có lợi cho mình nhiều hơn do nắm được chi tiết các thông tin có liên quan. Đây là loại hình tuyển dụng cho người lao động sử dụng dịch vụ sẽ có cơ hội nhiều hơn để chọn lựa về công việc. Nếu người lao động không đáp ứng được một trong các điều kiện, ví dụ như sức khoẻ hay chuyên môn thì sẽ không đươc đi làm việc tại nước ngoài. Đây là hình thức hạn chế nhứng lao động có trình độ và sức khoẻ kém đảm bảo được chất lượng lao động khi đi xuất khẩu. 2. Hoạt động đào tạo. Tại Thái Lan hoạt động đào tạo lao động xuất khẩu rất được quan tâm. Tuy lao động Thái Lan xuất phát chủ yếu từ nông thôn có trình độ vẫn còn thấp nhưng qua đào tạo lao động Thái vẫn có đủ trình độ và chuyên môn làm việc tại nước ngoài. Việc liên hệ với các trung tâm dạy nghề mở các lớp giảng chuyên môn và định hướng giáo dục cho người lao động đã tạo được cơ sở để dạy các ngành nghề kỹ thuật cao. Đây là một biện pháp mang tính lâu dài, xây dựng cho người lao động nền tảng tiếp thu những kỹ thuật cao và hiện đại. Bên cạnh đó, trong quá trình đào tạo người lao động được quản lý rất chặt chẽ trong khuôn khổ để đảm bảo chất lượng giảng dạy và giáo dục. Việc Thái Lan gia tăng dạy cac nghề kỹ thuật cao cũng là biện pháp tiếp cận đến thị trường khó tính của các nước tiếp nhận lao động. 3. Công tác quản lý lao động và giải quyết tranh chấp phát sinh. Hiện nay, Thái Lan đang trở thành một trong những nước xuất khẩu lao động đạt hiệu quả cao trong khu vực. Không phải vì họ có nguồn lao động dồi dào, học vấn cao, mà Thái Lan có hệ thống quản lý lao động bên nước ngoài là rất tốt. Các chế tài xử phạt đối với các lao động vi phạm hợp đồng đều được xử lý một cách nghiêm khắc. Điều mà tại Việt Nam còn thiếu. Các lao động làm việc tại nước ngoài được hưởng nhiều ưu đãi của Chính phủ Thái. Thái Lan rất bênh lao động trong các trường hợp xảy ra tranh chấp, tạo được niềm tin cho người lao động khi làm việc tại nước ngoài. Chương II: Thực trạng chất lượng lao động xuất khẩu và các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu tại SELAC. Phân tích chất lượng lao động xuất khẩu tại Trung tâm dịch vụ và xuất khẩu lao động SELAC. Tổng quan về trung tâm dịch vụ và xuất khẩu lao động SELAC. Tên đơn vị : Trung tâm dịch vụ và xuất khẩu lao động. Tên giao dịch : SERVICE AND LABOUR EXPORT CENTER. Địa chỉ : Tầng 3, Trung tâm dạy nghề Mỹ Đình, Xã Mỹ Đình, Huyện Từ Liêm, Hà Nội. Điện thoại : 04.7684145 Fax : 04.7682544 Email : selac@fpt.vn Chức năng và nhiệm vụ. Trung tâm dịch vụ và xuất khẩu lao động được thành lập với các nhiệm vụ chủ yếu sau: Xuất khẩu lao động. Tổ chức đào tạo ngoại ngữ, dạy nghề và giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Dịch vụ vận tải đường sông. Trong các nhiệm vụ trên thì nhiệm vụ xuất khẩu lao động được coi là nhiệm vụ quan trọng và chủ yếu nhất của trung tâm. Có thể nói đây là nhiệm vụ nuôi sống trung tâm. Bên cạnh đó thì tổ chức đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động cũng rất được chú trọng. Đây là nhiệm chỉ được phát sinh khi hoạt động xuất khẩu tiến triển tốt và đang gặp nhiều thuận lợi. Nhưng nó lại là khâu trực tiếp tạo nên kết quả cho xuất khẩu lao động. Nếu đào tạo ngoại ngữ, dạy nghề và giáo dục định hướng cho người lao động mà tốt thì xuất khẩu lao động mới có được hiệu quả cao. Ngoài hai nhiệm vụ đó thì trung tâm sẽ phải đảm nhiệm thêm nhiệm vụ là dịch vụ vận tải đường sông. Đây là nhiệm vụ mới được bổ xung để mở rộng thêm ngành nghề, dịch vụ cho trung tâm. Tuy vậy đây là nhiệm vụ cũng rất khó khăn vì địa điểm đang không thuận lợi cho trung tâm, nhưng với sự phát triển của các dịch vụ khác hiện nay thì trung tâm vẫn tin tưởng sẽ vượt qua được khó khăn này. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu lao động đạt được nhiều kết quả sẽ là cơ sở để dịch vụ vận tải đường sông phát triển và đạt được nhiều thành công. Quyền hạn và trách nhiệm. 1.2.1. Quyền hạn: Được thu các khoản tiền theo quy định của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội sau khi đã thoả thuận, thống nhất với người lao động bằng văn bản cam kết và xác nhận. Có quyền khấu trừ 1 phần hay toàn bộ tiền lương người lao động gửi tại nước lao động, khởi kiện người lao động và gia đình người lao động trước Toà án dân sự trong trường hợp người lao động gây thiệt hại về kinh tế cho Trung tâm, thông báo về địa phương (cơ quan) nơi người lao động cư trú và làm việc trước khi đi về vi phạm và chấm dứt hợp đồng. Trách nhiệm: Trực tiếp tổ chức tuyển chọn, hướng dẫn chương trình tập huấn bắt buộc cho người lao động, hoàn thành mọi thủ tục xuất cảnh cho người lao động, tổ chức cho lao động đi lao động nước ngoài và phối hợp với công ty môi giới nước ngoài quản lý người lao động trong suốt thời hạn hợp đồng. Trả lại lao động giấy tờ về nơi trước khi đi đảm bảo chính sách Việt Nam. Trong vòng một tháng kể từ khi về nước, lao động phải đến trung tâm để xuất trình hồ sơ hợp lệ đã hoàn thành hợp đồng gồm: Giấy chứng nhận đã hoàn thành hợp đồng của công ty môi giới nước ngoài. Hộ chiếu (hoặc giấy thu hồi hộ chiếu). Hợp đồng lao động có thời hạn tại nước ngoài ký giữa trung tâm với người lao động. Thu và đóng bảo hiểm xã hội cho lao động tại Việt Nam, lập sổ lao động cho người lao động. - Trực tiếp xử lý các vấn đề phát sinh từ khi lao động rời Việt Nam đến nước ngoài cho đến khi kết thúc hợp đồng và chuyển lao động về nơi trước khi đi. Cơ cấu tổ chức. Trung tâm được thành lập với mục đích đưa người lao động ngoài miền Bắc có nhu cầu đi lao động ở nước ngoài. Đây là đơn vị nhỏ và do tính chất công việc nên cơ cấu tổ chức của trung tâm cũng rất đơn giản. Dưới đây là sơ đồ cơ cấu: Ban giám đốc Phòng kinh doanh dịch vụ Phòng kế toán tài chính Phòng tổ chức hành chính Phòng xuất khẩu lao động 1.3.1. Ban giám đốc. Do trung tâm còn nhỏ và do tính chất công việc nên Ban giám đốc chỉ gồm một giám đốc duy nhất. Đây chính là người đứng đầu của trung tâm là đại diện của Tổng công ty Đường sông miền Nam ngoài miền Bắc. Giám đốc có quyền chỉ đạo, quyết định tất cả các vấn đề liên quan trực tiếp đến trung tâm mà thuộc phạm vi quản lý của mình. Ngoài ra giám đốc cũng là người đại diện cho trung tâm trong việc tìm kiếm các thị trường và ký kết các hợp đồng lao động. Là người đứng đầu nên giám đốc cũng phải chịu trách nhiệm đầu tiên trong việc trung tâm hoạt động không hiệu quả hay làm ăn thua lỗ. Vì là đơn vị trực thuộc của Tổng công ty nên trung tâm cũng thường xuyên phải báo cáo về cho Tổng công ty mà người phải làm việc này chính là giám đốc đại diện cho trung tâm và vì vậy cũng chịu một phần quản lý của Tổng công ty. Hiện nay tại trung tâm, do còn phải đi thuê văn phòng làm việc nên phòng giám đốc và các phòng ban khác tại trung tâm phải chung một không gian. Đây cũng là một thuận lợi nhưng nó cũng đem lại không ít bất tiện trong công việc. Dùng chung một không gian thì sẽ tiết kiệm được khoảng không và làm cho mọi người làm việc gần nhau hơn, thân mật hơn và giải quyết công việc tập thể hơn. Tuy vậy thì nó sẽ làm cho công việc sẽ nhiều khi không giữ được bí mật, không phân biệt được các cấp trong trung tâm đối với người đầu tiên vào trung tâm. Hiện nay trung tâm cũng đang dần khắc phục khó khăn và tìm hướng đi riêng cho mình. Với sự lãnh đạo đúng đắn của giám đốc, trong những năm qua trung tâm đã đạt được những thành tích rất đáng khích lệ và hứa hẹn một tương lai tươi sáng hơn. Đây là động lực cho mọi người trong trung tâm, tạo niềm tin cho đối tác. 1.3.2. Phòng tổ chức hành chính. Phòng tổ chức hành chính của trung tâm có tổng số là 2 người. Phòng này có nhiệm vụ quản ly mọi vấn đề liên quan đến nhân sự, tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt… và các hoạt động vui chơi giải trí cho mọi người trong trung tâm. Với số lượng nhân sự không phải là lớn thì trên lý thuyết công việc của phòng là không quá vất vả. Nhưng trên thực tế, thì nhân sự của trung tâm phải đảm nhiệm nhiều mảng khác nhau như: bên người lao động đi Đài Loan khác với người lao động đi Malaysia và khi đó sẽ có hai bộ phận nhân viên làm việc ở hai bộ phận này. Đây là cái khó cho trung tâm vì phải tìm được nhân viên biết các loại tiếng Đài Loan, Malaysia hay cả Arập. Điều này phòng tổ chức phải đảm nhiệm, tuy vậy không thật sự dễ dàng. Cùng với sự ổn định của trung tâm, hiện nay phòng tổ chức cũng đang đi vào nề nếp. Phòng cũng đã đóng góp không nhỏ vào những thành công của trung tâm. Ngoài ra phòng cũng đã tổ chức cho nhân viên trong trung tâm các hoạt động thể thao giải trí như các giải bóng bàn, đi tham quan du lịch…Đây là hoạt động không thể thiếu tạo thêm sự thoải mái cho nhân viên sau những giờ lao động căng thẳng, nó góp phần không nhỏ tạo nên thành công. 1.3.3. Phòng kế toán tài chính. Phòng này có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, giám sát và phản ánh các nghiệp vụ tài chính phát sinh đồng thời có chức năng tư vấn giúp Ban lãnh đạo Trung tâm có các quyết định đúng đắn liên quan đến vấn đề tài chính. 1.3.4. Phòng xuất khẩu lao động. Phòng xuất khẩu lao động là phòng trung tâm nhất tại SELAC. Nhiệm vụ chính của phòng là hoạt động xuất khẩu lao động. Hoạt động này gồm các nội dung sau: * Tìm kiếm thị trường xuất khẩu lao động ngoài nước. * Ký kết và thực hiện hợp đồng. * Hoạt động tuyển sinh, tạo nguồn phục vụ cho hợp đồng đã ký với đối tác nước ngoài. * Hoạt động đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng. * Thủ tục xuất nhập cảnh. * Quản lý lao động đang làm việc tại nước ngoài và giải quyết các vấn đề phát sinh. * Thanh lý hợp đồng, quyết toán tài chính và các chế độ khác với những người lao động về nước. Tình hình xuất khẩu lao động và chất lượng lao động xuất khẩu tại trung tâm dịch vụ và xuất khẩu lao động SELAC. Nhìn chung trong những năm qua SELAC luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của Tổng công ty giao cho và tạo được uy tín rất lớn với phía đối tác. Hàng năm SELAC xuất khẩu được khoảng 500-600 lao động sang chủ yếu các thị trường quen thuộc như: Đài Loan, Malaysia, ArâpXêut. Tháng 11 năm 2000, trung tâm mới được thành lập và khi đó chỉ mới xuất khẩu được số lao động rất ít. Nhưng các năm sau đó, số lao động đã tăng lên đáng kể. Năm 2001 số lao động được đưa đi xuất khẩu là 342 người, năm 2002 số lao động là 453 người và đến năm 2003 số lao động xuất khẩu đã lên đến 745 lao động, một năm không chỉ là của xuất khẩu lao động của riêng SELAC mà là của cả nước. Năm 2004 số lao động là 487 người, và các tháng đầu năm 2005 do nhiều yếu tố khách quan mà số lao động được đưa đi là không lớn. Trong các thị trường đã nói thì số lao động trong các năm là: Đài Loan 1000 lao động, Malaysia là 1200 lao động và ArâpXêut là 50 người. Một số lượng lao động không lớn lắm so với các doanh nghiệp hay các công ty chuyên xuất khẩu lao động. Nhưng nếu biết rằng đây là số lao động này chủ yếu làm việc nhà, chăm sóc bệnh nhân hay những công việc nhẹ nhàng, thì là không nhỏ chút nào và thị trường Đài Loan là thị trường cần nhiều lao động như vậy. Cũng như xuất khẩu lao động của cả nước, tại SELAC biểu đồ sự thay đổi xuất khẩu lao động cũng có kiểu thay đổi như vậy. Năm 2003 cũng là năm thành công của SELAC, nhưng ngay sau đó năm 2004 thì số lao động lại giảm, đây cũng là năm chất lượng lao động của Việt Nam nói chung và của SELAC nói riêng không còn tạo được niềm tin đáng kể của phía nước bạn. Vì sao? Có lẽ vì số nhỏ các lao động của Việt Nam và của SELAC không còn đủ điều kiện làm việc khi công nghệ sản xuất thay đổi theo chiều hướng hiện đại, cũng như sự mong muốn của nhà sử dụng lao động cần nhiều lao độn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2.doc
Tài liệu liên quan