Chuyên đề Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

MỤC LỤC

 

DANH MỤC VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NGUỒN NHÂN LỰC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 4

1.1. KHÁI NIỆM, CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 4

1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực: 4

1.1.2. Các thành phần cấu thành nguồn nhân lực 4

1.1.2.1. Lao động đang tham gia hoạt động kinh tế 4

1.1.2.2. Nguồn nhân lực dự trữ 5

1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực: 5

1.1.3.1. Chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khoẻ: 5

1.1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá trình độ văn hoá: 7

1.1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật: 8

1.1.3.4. Sử dụng chỉ tiêu HDI: 9

1.1.3.5. Yếu tố về tinh thần, ý chí, phẩm chất đạo đức của nguồn nhân lực 9

1.1.4. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực 9

1.1.4.1. Biến đổi kinh tế xã hội: 9

1.1.4.2. Tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe 9

1.1.4.3. Mức độ phát triển của giáo dục và đào tạo: 9

1.1.4.4. Mức độ phát triển của thị trường lao động: 9

1.1.4.5. Các chính sách của nhà nước về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 9

1.2. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 9

1.2.1. Khái niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: 9

1.2.2. Vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với phát triển kinh tế xã hội: 9

1.2.2.1. CNH- HĐH đất nước gắn liền với quá trình đô thị hóa 9

1.2.2.2. CNH- HĐH đất nước thúc đẩy các mối liên kết trong nền kinh tế 9

1.2.2.3. Công nghiệp hóa là con đường cơ bản để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế: 9

1.2.2.4. Công nghiệp hóa-hiện đại hóa góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội khác: 9

1.2.3. Vai trò của nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 9

1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 9

1.3.1. Xuất phát từ vai trò của nguồn nhân lực-Yếu tố quyết định của sản xuất 9

1.3.2. Xuất phát từ yêu cầu về nguồn nhân lực của quá trình CNH-HĐH: 9

1.3.3. Thực trạng nguồn nhân lực nước ta hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập. 9

1.3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là chìa khóa của sự thành công, là giải pháp mang tính chất đột phá 9

1.4. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC VỀ NÂNG VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 9

1.4.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 9

1.4.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc 9

1.4.3. Một số bài học có thể áp dụng cho Việt nam 9

 

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM HIỆN NAY 9

2.1. Khái quát về đặc điểm, tình hình nguồn nhân lực Việt nam hiện nay: 9

2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực Việt nam hiện nay 9

2.2.1. Thực trạng về tình hình sức khỏe: 9

2.2.2. Trình độ văn hóa: 9

2.2.2.1. Trình độ văn hóa nguồn nhân lực phân chia theo thành thị và nông thôn. 9

2.2.2.2. Phân chia theo vùng lãnh thổ: 9

2.2.2.3. Trình độ văn hóa phân theo cơ cấu giới 9

2.2.3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật: 9

2.2.3.1. Khái quát chung về trình độ chuyên môn kỹ thuật nguồn nhân lực nước ta hiện nay: 9

2.2.3.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật phân theo vùng nông thôn và thành thị : 9

Thành thị 9

2.2.3.3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật phân theo vùng kinh tế 9

2.2.3.4. Trình độ chuyên môn kỹ thuật phân theo cơ cấu giới: 9

2.2.3.5. Trình độ chuyên môn kỹ thuật xét theo cơ cấu đào tạo 9

2.2.4. Chỉ số phát triển con người HDI : 9

2.2.5. Những phẩm chất đạo đức-tinh thần của người lao động Việt nam hiện nay: 9

2.3. Đánh giá về thực trạng chất lượng ngồn nhân lực hiện nay: 9

2.3.1. Những lợi thế 9

2.3.1.1. Việt nam có lực lượng lao động dồi dào và tăng nhanh 9

2.3.1.2. Chất lượng nguồn nhân lực không ngừng được nâng cao 9

2.3.1.3. Sức mạnh của tinh thần, ý chí con người Việt nam cho sự nghiệp to lớn của dân tộc. 9

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại 9

2.3.2.1. Thể lực yếu 9

2.3.2.2. Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật thấp 9

2.3.2.3. Tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp. 9

2.3.2.4. Năng suất lao động thấp. 9

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại : 9

2.3.3.1. Sức ép của việc gia tăng dân số 9

2.3.3.2. Sự bất cập trong vấn đề giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, thể hiện ở chỗ: 9

2.3.3.3. Tốc độ đô thị hóa nhanh. 9

2.3.3.4. Các chương trình hỗ trợ của Nhà nước về tạo việc làm chưa thực sự phát huy hiệu quả 9

 

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 9

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN 2020 9

3.1.1. Các dự báo về nguồn nhân lực: 9

3.1.1.1. Về số lượng cơ cấu nguồn nhân lực : 9

3.1.1.2. Về cầu lao động: 9

3.1.1.3. Về chất lượng nguồn nhân lực : 9

3.2. CÁC QUAN ĐIỂM CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 9

3.2.1. Quan điểm về vai trò của chất lượng nguồn nhân lực 9

3.2.2. Quan điểm về vị trí của giáo dục trong chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 9

3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, với tiến bộ khoa học- công nghệ và sự cũng cố an ninh quốc phòng 9

3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực là sự nghiệp chung của Đảng, nhà nước và của toàn nhân dân 9

3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 9

3.3. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT ƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 9

3.3.1. Giải pháp cải thiện, nâng cao sức khỏe nguồn nhân lực : 9

3.3.1.1. Hoàn thiện chiến lược nâng cao sức khỏe 9

3.3.1.2. Tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế trên cả nước 9

3.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo 9

3.3.2.1. Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nhằm nâng cao trình độ văn hóa 9

3.3.2.2. Nâng cao chất lượng trong đào tạo chuyên môn kỹ thuật: 9

3.2.2.3. Hoàn thiện cơ chế -chính sách về phát hiện và đào tạo nhân tài 9

3.3.3. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống 9

3.3.4. Giải pháp cải thiện môi trường xã hội, môi trường làm việc thuận lợi, nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực 9

3.3.5. Giải pháp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài 9

KẾT LUẬN 9

KIẾN NGHỊ 9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

 

 

 

doc109 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11102 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thấp còi trong cả nước, tập trung ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên. Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, Việt Nam còn là một trong số ít các quốc gia bị ảnh hưởng trầm trọng của SDD về chiều cao. Đây là một nguy cơ rất nguy hiểm bởi gắn liền với các bệnh mãn tính không lây và những ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ trong cả cuộc đời. Các bà mẹ còn thiếu kiến thức nuôi con đúng. Những thói quen và tập tục lạc hậu trong cách nuôi dưỡng trẻ còn tồn tại. Thiếu hụt về trang thiết bị, tài liệu và nguồn lực đang là rào cản cho việc duy trì các thành quả đạt được mà mục tiêu giảm SDD bền vững trong thời gian tới. Sự không đảm bảo về dinh dưỡng, điều kiện sống và những yếu kém của hệ thống y tế là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, mắc bệnh truyền nhiễm còn cao gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực cả ở hiện tại lẫn tương lai. Trên đây là thực trạng sức khỏe nguồn nhân lực và mô hình bệnh tật, phát triển sức khỏe hiện nay ở Việt nam được xem xét dưới góc độ của những biến đổi kinh tế và xã hội. Nhìn chung với những thành tựu đạt được nhờ quá trình đổi mới kinh tế, môi trường kinh tế – xã hội, mức sống của người dân thay đổi theo chiều hướng tiến bộ, kết hợp với việc tăng chi tiêu ngân sách, thực hiện tốt các chương trình y tế, dinh dưỡng quốc gia đã tác động tốt đến tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận trong dân số chưa được hưởng thụ đầy đủ các lợi ích này. có sự chênh lệch đáng kể về yếu tố quyết định sức khỏe và tình trạng sức khỏe giữa các vùng kinh tế – sinh thái khác nhau thể hiện qua thu nhập bình quân đầu người, chi tiêu cho thực phẩm… Những thay đổi trong chính sách của nhà nước làm ảnh hưởng đến qui mô, chất lượng của hệ thống y tế cũng như khả năng tiếp cận của người dân. Vì vậy để tăng cường sức khỏe cho người dân chúng ta phải có những chính sách, chường trình quốc gia hợp lý nhằm tuyên truyền, tạo điều kiện cho người dân nâng cao mức sống, tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế mà họ đáng được hưởng. Trình độ văn hóa: Việt nam là một quốc gia với sản xuất nông nghiệp chiếm hơn 70%. Lao động trong ngành nông nghiệp chiếm hơn 50%. Vì vậy tồn tại một thực trạng là lao động nông nghiệp chưa tốt nghiệp các bậc học phổ thông còn rất cao. Thanh niên nhiều vùng nông thôn chỉ học hết cấp 1, cấp 2, có người còn chưa biết chữ. Tỷ lệ mù chữ trong lực lượng lao động  chiếm gần 6%. Chất lượng lao động thấp cả về thể lục và tỷ lệ được đào tạo. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nhân lực của cả nước. Đến cuối năm 2006 Việt nam có tổng số 64867243 người trên 15 tuổi, trong đó số người nằm trong tuổi lao động là 54,802,243 người. Về trình độ giáo dục đào tạo có 41,125,066 người chưa qua đào tạo, có 7,789,947 người đã tham gia các lớp dạy nghề ngắn hạn và 436,385 người được đào tạo dạy nghề dài hạn sau trung học cơ sở, 380469 người được đào tạo chuyên nghiệp sau trung học cơ sở và 480,604 người đào tạo dài hạn sau trung học phổ thông Đối với những người có trình độ trên trung học phổ thông, cả nước có 1,846,115 người đào tạo chuyên nghiệp sau trung học phổ thông, 804,934 người có trình độ cao đẳng, 1,888,776 người được đào tạo qua bậc Đại học và 42,649 người có trình độ thạc sỹ. Bên cạnh đó số người có trình độ tiến sỹ là 7,207. Tuy so với các nước khác trên thế giới trình độ văn hóa của nước ta xếp hạng không cao, nhưng nhìn chung so với các nước có cùng mức thu nhập thì trình độ văn hóa của người Việt nam nói chung và trình độ nguồn nhân lực Việt nam nói riêng tương đối cao. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho tương lai phát triển kinh tế xã hội nước nhà, là nền tảng để chúng ta thực hiện sự nghiệp Trình độ văn hóa nguồn nhân lực phân chia theo thành thị và nông thôn. Việt nam hiện nay số lao động làm việc tại khu vực nông thôn còn chiếm tỷ lệ cao, lao động nông thôn chiếm 72% tổng số lao động cả nước, điều này là nguyên nhân chủ yếu khiến trình độ văn hóa của nguồn nhân lực chưa được nâng cao. Lao động nông thôn chủ yếu sản xuất theo phương pháp truyền thống, đa số là không học hoặc đi học nhưng nghỉ học sớm do điều kiện khó khăn hoặc không đủ khả năng lên lớp, lên cấp. Theo thống kê số lao động thành thị hiện nay là 15,526,309 người trong khi đó lao động nông thôn là 39,275,934 người, chiếm hơn 72% tổng số lao động cả nước. Tuy vậy nhưng tỷ lệ lao động ở nông thôn có trình độ trên bậc cao đẳng chỉ là 814,080 người trong khi ở thành thị là 1,929,486. gấp 2.6 lần so với vùng nông thôn. Bên cạnh đó trong 1,712,969 người trong lực lượng lao động mù chữ thì vùng nông thôn có tới 1,563,255 người, chiếm tỷ lệ quá cao hiện nay. Với thực trạng chất lượng lao động nông thôn quá thấp và chênh lệch quá nhiều so với khu vực thành thì gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng nguồn nhân lực chung cả nước, tới việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là một bộ phận quan trọng trong cả sự nghiệp CNH-HDH đất nước. Bảng 2.3: Bảng cơ cấu lực lượng lao động phân chia theo trình độ văn hóa phổ thông và khu vực thành thị nông thôn năm 2006 Tổng số cả nước 54,802,243(người) 1. Mù chữ 1,712,969 2. Chưa tốt nghiệp tiểu học 5,643,021 3. Tốt nghiệp tiểu học 16,545,951 4. Tốt nghiệp trung học cơ sở 16,802,513 5. Tốt nghiệp phổ thông 14,097,789 Thành phố 15,526,309(người) 1. Mù chữ 149,714 2. Chưa tốt nghiệp tiểu học 853,831 3. Tốt nghiệp tiểu học 3,304,019 4. Tốt nghiệp trung học cơ sở 4,190,705 5. Tốt nghiệp trung học phổ thông 7,028,039 Nông thôn 39,275,934(người) 1. Mù chữ 1,563,255 2. Chưa tốt nghiệp tiểu học 4,789,190 3. Tốt nghiệp tiểu học 13,241,932 4. Tốt nghiệp trung học cơ sở 12,611,808 5. Tốt nghiệp trung học phổ thông 7,069,750 Nguồn : Điều tra lao động việc làm 2007 Phân chia theo vùng lãnh thổ: Nếu phân chia trình độ văn hóa của lao động theo vùng lãnh thổ ta nhận ra một thực trạng chung hiện nay là tỷ lệ lao động không biết chữ tập trung chủ yếu ở các khu vực miền núi Tây Bắc, vùng Tây Nguyên và vùng Đồng Bằng sông Cửu Long. Đến cuối năm 2006, nếu phân chia theo tỷ lệ phần trăm, vùng Đồng Bằng Sông Hồng là vùng có số người tốt nghiệp phổ thông trung học lớn nhất cả nước, chiếm hơn 30% tổng số lao lao động cả nước. Sau đó là đến vùng Đông Nam Bộ và vùng Bắc Trung Bộ. Thực trạng này cũng phản ánh rằng những vùng có trình độ phát triển kinh tế lớn thường chú trọng nhiều cho giáo dục, Vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng Đông nam bộ là hai vùng có mức sống tương đối cao so với mặt bằng chung cả nước nên đầu tư cho con em đi học đẩy đủ hơn so với các vùng khác gặp nhiều khó khăn trong đời sống vật chất. Tuy nhiên yếu tố truyền thống cũng ảnh hưởng nhiều đến trình độ văn hóa của nguồn nhân lực: vùng Bắc trung bộ cũng là vùng gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế xã hội, song với truyền thống ham học, xét về trình độ văn hóa trung bình xếp thứ 3 cả nước. Bảng 2.4 : Trình độ văn hóa phân theo vùng lãnh thổ TỔNG SỐ CHIA THEO TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN Mù chữ Chưa tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp THCS Tốt nghiệp THPT Tổng số 100.00 3.50 12.38 33.80 26.85 23.46 Chia theo Vùng lãnh thổ 1. ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 100.00 0.58 3.80 29.45 35.44 30.74 2. ĐÔNG BẮC 100.00 5.75 9.86 33.18 27.48 23.73 3. TÂY BẮC 100.00 18.26 16.60 33.11 17.36 14.67 4. BẮC TRUNG BỘ 100.00 1.69 7.15 32.65 32.49 26.02 5. DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ 100.00 2.65 13.53 33.36 28.95 21.51 6. TÂY NGUYÊN 100.00 8.88 15.43 32.93 23.09 19.66 7. ĐÔNG NAM BỘ 100.00 2.07 12.33 32.21 24.47 28.92 8. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 100.00 4.11 23.77 40.92 17.72 13.48 BA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 1. BẮC BỘ 100.00 0.86 4.21 27.75 32.59 34.59 2. MIỀN TRUNG 100.00 2.76 14.56 32.60 28.20 21.88 3. PHÍA NAM 100.00 1.65 13.85 33.98 23.64 26.89 BA VÙNG TÂY 1. TÂY BẮC 100.00 18.00 17.87 32.34 17.07 14.71 2. TÂY NGUYÊN 100.00 8.88 15.43 32.93 23.09 19.66 3. TÂY NAM BỘ 100.00 4.11 23.77 40.92 17.72 13.48 Nguồn : Điều tra lao động việc làm 2006 Cho tới nay, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng nhanh hơn các năm trước. Tuy nhiên, cũng còn không ít vấn đề cần tiếp tục được quan tâm, trong đó nổi bật hơn cả là sự cách biệt về tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo ở các vùng còn lớn, chênh lệch giữa vùng có tỷ lệ lớn nhất (Đồng bằng Sông Hồng) với vùng có tỷ lệ thấp nhất (Tây Bắc) tới hơn 2,8 lần. Một vấn đề nữa là lao động đã qua đào tạo vẫn còn nhiều bất cập so với nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ, kỹ năng và tay nghề. ''Nhìn chung, lĩnh vực lao động - việc làm của cả nước nói chung và các vùng lãnh thổ nói riêng tiếp tục có chuyển biển tích cực về đào tạo, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, tăng thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động, tiền lương, tiền công được cải thiện... Đây là điều đáng mừng!'' 2.2.2.3. Trình độ văn hóa phân theo cơ cấu giới So với các nước trong khu vực thì bình đẳng giới trong trình độ học vấn, trình độ văn hóa giữa nam và nữ của nước ta khá khả quan. Tỷ lệ biết chữ ở nữ giới là 90.6% trong khi ở nam giới là 96.3 %. Nhu vậy xết về số người biết chữ và theo cơ cấu giới thì nước ta tương đối bình đẳng Bảng 2.5 : Tỉ lệ biết chữ (%) Quốc gia Phụ nữ Nam giới Việt Nam 90,6 95,3 Lào 30,6 61,9 Myanmar 79,5 88,7 Thailand 93,2 96,9 Bangladesh 28,6 51,1 Philippines 94,6 95,1 Nguồn: Bộ Giáo dục và đào tạo năm 2005 Bảng 2.6: Thành tựu giáo dục của phụ nữ Việt Nam Trình độ Tỉ lệ phụ nữ Giáo sư 4,0% Phó giáo sư 7,8% Tiến sĩ 19,6% Đại học và cao đẳng 37,5% Trung cấp chuyên nghiệp 55,7% Công nhân kỹ thuật 20,8% Nguồn :Bộ giáo dục đào tạo2007 Nhìn vào bảng thành tựu của giáo dục của phụ nữ Việt nam trên ta có thể nhận thấy sự chênh lệch khá lớn giữa nam giới và nữ giới về trình độ giáo dục. Tỷ lệ này càng giảm ở nữ giới khi mức độ giáo dục càng cao. Tuy nhiên trong thời gian gần đây thể hiện xu hướng tăng lên với tốc độ nhanh ở nữ giới. Qua xu hướng đó nữ giới càng ngày càng chứng tỏ họ không hề mua kém nam giới xét về trình độ văn hóa, tuy nhiên để đạt được sự bình đẳng đó đòi hỏi thời gian và sự nỗ lực của Chính phủ trong việc khuyến khích, tạo điều kiện cho nữ giới điều kiện tham gia học tập nhiều hơn Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Khái quát chung về trình độ chuyên môn kỹ thuật nguồn nhân lực nước ta hiện nay: Trong nhiều năm qua, trước yêu cầu của phát triển kinh tế, của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, nước ta đã có nhiều chính sách nhằm nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động, bên cạnh các chính sách tăng cường giáo dục đào tạo nâng cao trình độ văn hóa thì chúng ta đã tạo điều kiện cho công nhân, quản lý có nhiều cơ hội nâng cao tay nghề cũng như kiến thức quản lý của mình trước yêu cầu của hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên với thực trạng hiện nay chỉ số chuyên môn kỹ thuật nguồn nhân lực nước ta vẫn xếp hạng thấp so với các nước trên thế giới, đặc biệt là trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động vùng nông thôn hiện nay là rất thấp. Theo số liệu của cuộc điều tra lao động việc làm tổ chức vào tháng 7 năm 2006 thì trong tổng số 54,802,243 người trong độ tuổi lao động cả nước thì có tới 40,105,323 người chưa qua đào tạo, 7,793,735 công nhân kỹ thuật chưa có bằng cấp gì. 1,016,046 người có chứng chỉ nghề ngắn hạn, 916,989 người có chứng chỉ nghề dài hạn, 2,226,584 người qua đào tạo trung học chuyên nghiệp, 804,934 người được đào tạo bậc cao đẳng, 1,888,776 người ở bậc đại học và 49,856 người sau đại học. Với tốc độ tăng tỷ lệ lao động bình quân qua hàng năm là 13.2 % cũng là tỷ lệ khá cao chứng tỏ trong nhiều năm qua chúng ta đã chú trọng nhiều đến vấn đề đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động. Nhưng nhìn chung hiện nay trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực nước ta còn yếu và chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong quá trình phát triển. Tuy nhiên hiện nay vẫn tồn đọng một số lượng khá lớn những người đã qua đào tạo nhưng vẫn trong tình trạng thất nghiệp, số lượng đó chiếm khoảng hơn 42 nghìn người, trong đó hơn 7 nghìn đã tào tạo qua đại học và hơn 9 nghìn người có trình độ cao đẳng. Tổng kết lại qua việc phân tích thực trạng trên ta trình độ chuyên môn kỹ thuật của Việt nam hiện nay, ta thấy lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cả nước tuy có tăng, nhưng tỷ lệ tăng không cao và chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số lao động. Bên cạnh đó, việc phân bổ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật không đồng đều giữa các vùng, chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông hồng và đông nam bộ. nhiều vùng giàu tiềm năng phát triển kinh tế có số lao động qua đào tạo quá thấp, ví dụ như đồng bằng sông cửu long, duyên hải miền trung, tây nguyên. Về cơ cấu lao động theo bậc đào tạo có sự thay đổi trong vài năm gần đây và hiện nay tỷ lệ (Cao đẳng/ Trung học chuyên nghiệp/ Công nhân lỹ thuật) chung trong tất cả các ngành là 1: 0,98:2,67. hiện nay cơ cấu lao động theo bậc đào tạo trên bị phê phán là bất hợp lý nhưng ở mức độ nào thì cần phải xem xét trong từng ngành mới thấy hết được tính chất của vấn đề này. Trình độ chuyên môn kỹ thuật phân theo vùng nông thôn và thành thị : Cũng giống như trình độ văn hóa nguồn nhân lực nước ta, trình độ chuyên môn kỹ thuật hiện nay cũng đang tồn tại sự chênh lệch lớn giữa nông thôn với thành thị, trong khi tỷ trọng lực lượng lao động nông thôn chiếm tỷ lệ lớn thì tỷ lệ lao động nông thôn không có chuyên môn kỹ thuật lại rất cao. Theo số liêu thống kê qua hàng năm, năm 1996 tỷ lệ này là 92.61%. đến năm 2003 do có nhiều chính sách quan tâm nên đã giảm xuống còn 86.8%, và đến năm 2007 là 71.6 %. Điều này chứng tỏ với sự cố gắng của nhà nước, tình hình trình độ chuyên môn khoa học kỹ thuật khu vực nông thôn càng ngày càng được nâng cao, song khoảng cách với khu vực thành thị vẫn còn quá lớn. Bảng 2.7 : Bảng số liệu phân chia trình độ chuyên môn kỹ thuật theo khu vực nông thôn và thành thị đơn vị : người Thành thị 15,526,309 1. Chưa qua đào tạo 8,660,041 2. Công nhân kỹ thuật không có bằng 2,729,987 3. Có chứng chỉ nghề ngắn 493,382 4. Có bằng nghề dài hạn 571,090 5. Trung học chuyên nghiệp 1,142,323 6. Cao đẳng 389,065 7. Đại học 1,494,317 8. Thạc sĩ trở lên 46,105 Nông thôn 39,275,934 1. Chưa qua đào tạo 31,445,282 2. Công nhân kỹ thuật không có bằng 5,063,748 3. Có chứng chỉ nghề ngắn 522,664 4. Có bằng nghề dài hạn 345,899 5. Trung học chuyên nghiệp 1,084,261 6. Cao đẳng 415,869 7. Đại học 394,460 8. Thạc sĩ trở lên 3,751 Nguồn: Bộ Lao động Thương binh và xã hội 2007 Qua bảng số liệu ta có thể dễ dàng có được một sự so sánh tương quan giữa lao động nông thôn và thành thị xét về CMKT. Tỷ lệ chưa qua đào tạo tăng khi so sánh giữa hai khu vực này, và khi mức độ CMKT càng tăng lên thì tỷ lệ này càng tăng( tỷ lệ xét giữa thành thị/nông thôn). Điều này càng làm sự khác biệt giữa hai khu vực thêm sâu sắc. Điều này cũng chứng tỏ rằng hoạt động giáo dục tào tạo ở khu vực thành thị được quan tâm hơn, ở về phía nhà trường, gia đình, và cả xã hội. Hơn thế nữa ý thức tự rèn luyện, ý thức học tập ở lứa tuổi dưới lao động và trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị cũng cao hơn do hiểu biết hơn về việc lo cho tương lai của mỗi cá nhân Với thực trạng này, công nghiệp hóa nông thôn cần một lượng lao động với trình độ văn hóa tốt, tay nghề vững vàng và có kiến thức để áp dụng đưa khoa học công nghệ vào việc sản xuất nông nghiệp, chỉ có thế mới đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Hơn lúc nào hết, tăng cường công tác giáo dục đào tạo nâng cao trình độ CMKT là một yêu cầu bức thiết nhất hiện nay, song song bên cạnh đó cần phải thúc đẩy công tác hướng nghiệp để mỗi công dân phải có ý thức tự học hỏi nâng cao trình độ của bản thân Trình độ chuyên môn kỹ thuật phân theo vùng kinh tế Song song với trình độ văn hóa, trình độ CMKT bị chi phối nhiều bởi nhân tố trực tiếp là trình độ văn hóa, trình độ văn hóa là cơ sở chính để người lao động có thể tiếp thu và nâng cao trình độ CMKT của mình. Trình độ văn hóa nước ta hiện nay không đồng đều giữa các vùng miền trên cả nước. Không nằm ngoài quy luật đó , trình độ CMKT giữa các vùng cũng chênh nhau khá lớn. Nhìn tổng quan, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động của các vùng có kinh tế kém phát triển là rất thấp, nhất là các vùng chủ yếu sản xuất nông nghiệp, các vùng miền núi khó khăn và các vùng đồng bằng chuyên canh tác nông nghiệp như lúa nước, các sản phẩm nông nghiệp. Bảng 2.8: Bảng phân chia trình độ CMKT theo vùng Tổng số Chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật Chưa qua đào tạo Đã qua đào tạo Qua đào tạo nghề và tơng đơng Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng, đại học và trên đại học Tổng số 100.00 68.45 21.25 4.55 5.74 Chia theo Vùng lãnh thổ 1. Đồng bằng sông Hồng 100.00 66.41 19.75 5.73 8.10 2. Đông Bắc 100.00 79.39 10.20 5.87 4.54 3. Tây Bắc 100.00 88.36 4.37 4.02 3.25 4. Bắc Trung Bộ 100.00 78.03 12.54 5.06 4.36 5. Duyên hải Nam Trung Bộ 100.00 66.69 22.18 4.59 6.54 6. Tây Nguyên 100.00 68.88 21.58 4.75 4.79 7. Đông Nam Bộ 100.00 50.02 37.21 4.34 8.43 8. Đồng bằng sông Cửu Long 100.00 70.07 24.32 2.50 3.11 Ba vùng kinh tế trọng điểm 1. Bắc Bộ 100.00 64.04 19.90 6.36 9.70 2. Miền Trung 100.00 67.37 20.64 4.97 7.02 3. Phía Nam 100.00 55.11 33.19 4.07 7.63 Ba vùng Tây 1. Tây Bắc 100.00 88.72 3.69 4.11 3.48 2. Tây Nguyên 100.00 68.88 21.58 4.75 4.79 3. Tây Nam Bộ 100.00 70.07 24.32 2.50 3.11 Nguồn: Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội năm 2007 Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng vẫn là hai khu vực có tỷ lệ lao động được đào tạo bậc trên cao đẳng cao nhất nước hiện nay do đây là hai vùng có mức độ công nghệ sản xuất cao, yêu cầu trình độ CMKT cũng cao hơn so với các vùng khác trong nước, trước yêu cầu đó dẫn đến người lao động cũng phải không ngừng nâng cao trình độ sản xuất quản lý của mình để đáp ứng yêu cầu môi trường sản xuất đặt ra. Qua đó ta cũng thấy rằng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất vẫn là vùng Đông Nam Bộ( chiếm 49.08% tổng số lao động của cả vùng), và thấp nhất là Tây Bắc với tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ chiếm có chưa đến 12% Cùng với xu hướng phát triển kinh tế qua các năm thì tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của các vùng có nền sản xuất công nghiệp hiện đại tỷ lệ này tăng dần qua các năm, ngược lại những vùng có mức sống thấp, kinh tế kém phát triển, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu thì tỷ lệ này càng ngày càng giảm. Bên cạnh đó xu hướng tăng lên ở hai loại trình độ là đào tạo nghề và Cao đẳng Đại học trở lên. Đây là một tín hiệu đáng mừng vì theo đó chất lượng nguồn nhân lực xét về phương diện trình độ CMKT càng ngày càng được nâng cao. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là yêu cầu bức thiết hiện nay và đang được Đảng và Chính Phủ đặc biệt chú trọng. Qua các năm số lượng người lao động qua đào tạo ngày càng tăng, và tốc độ tăng của số người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tốt lớn hơn tốc độ tăng chung của số lượng người lao động Trình độ chuyên môn kỹ thuật phân theo cơ cấu giới: Thực trạng hiện nay vẫn còn tồn tại chênh lệch khá lớn giữa trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa nam giới và nữ giới. Theo số liệu thống kê năm 2003 tỷ lệ nam giới có trình độ chuyên môn kỹ thuật( lao động qua đào tạo) là 24.9% trong khi nữ giới chỉ là 17.4 %. Đến năm 2007 tỷ lệ này ở nam giới là 36.9% và của nữ giới tăng lên 26.295%. Tốc độ tăng bình quân lao động có trình độ CMKT của nam giới và nữ giới gần như là bằng nhau. Điều này chứng tỏ hiện nay, nam và nữ tương đối bình đẳng xét trên phương diện đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho công việc. Tháng 7 năm 2006 lực lượng lao động Việt nam có tổng số 43,234,886 lao động trong đó số lao động nữ là 20,514,332. Số lao động nam đã qua đào tạo là 4,838,966 lao động và số lao động nữ đã qua đào tạo là 788,389 lao động. Qua đây ta thấy về số lượng lao động thì không có sự chênh lệch nhiều xét theo cơ cấu giới, song về cơ cấu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thì đang tồn tại sự chênh lệch khá lớn. Bảng 2.9 :Bảng sô liệu thống kê trình độ CMKT của lực lượng lao động Việt nam phân theo giới tính (đơn vị: người) Tổng số Nữ Tổng số 43,234,886 20,514,332 1. Chưa qua đào tạo 29,221,329 14,886,977 2. Công nhân kỹ thuật không có bằng 7,615,908 2,924,499 3. Có chứng chỉ nghề ngắn 968,030 331,739 4. Có bằng nghề dài hạn 850,159 164,171 5. Trung học chuyên nghiệp 2,003,537 1,012,065 6. Cao đẳng 751,716 458,205 7. Đại học 1,775,172 721,950 8. Thạc sĩ trở lên 49,035 14,727 Nguồn: Bộ lao động thương binh xã hội 2007 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự chênh lệch này là do nam giới thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với học tập cũng như tiếp cận với khoa học công nghệ trong sản xuất. Với phong tục “trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại nhiều ở các vùng nông thôn, điều kiện cho nữ giới được đào tạo nghề ở các vùng quê là rất khó khăn. Việc này khiến một số lượng lớn nữ giới tham gia vào lực lượng lao động mà chưa qua đào tạo. Hơn thế nữa nam giới thường quan niệm “ công danh sự nghiệp” trong khi nữ giới vẫn giữ xu hướng chăm sóc cho gia đình, ít có cơ hội tìm kiếm việc là cũng như đào tạo lên cao khiến số lượng nữ giới học lên đến đại học và sau đại học chênh lệch rất lớn với số lượng nam giới. Đây là nguyên nhân chính gây ra sự bất bình đẳng về trình độ CMKT giữa nữ giới so với nam giới hiện nay Do những khuôn mẫu giới truyền thống trong việc lựa chọn ngành học và trong phân công lao động theo giới, nữ sinh viên thường tập trung chủ yếu trong các ngành xã hội như sư phạm và khoa học xã hội, chiếm tới bảy mươi phần trăm tổng số sinh viên trong các ngành này. Nam giới tập trung trong các ngành kỹ thuật như kỹ sư, nôngnghiệp. Hiện tượng tương tự có thể quan sát được trong các ngành kinh doanh mà phụ nữ và nam giới lựa chọn trong các khóa học dạy nghề và các trung tâm dạy nghề. Điều này có thể hạn chế sự tiếp cận của phụ nữ với những lĩnh vực đa dạng của giáo dục và đào tạo dẫn đến nhiều cơ hội có việc làm và thu nhập trong thị trường lao động. Trình độ chuyên môn kỹ thuật xét theo cơ cấu đào tạo Cơ cấu đào tạo chuyên môn kỹ thuật hợp lý và tiến bộ trên thế giới hiện nay là cơ cấu trong đó số lượng cũng như tỷ trọng công nhân kỹ thuật là lớn nhất, sau đó là tỷ trọng những người có trình độ trung học chuyên nghiệp, và chiếm tỷ lệ ít nhất là những người có trình độ cao đẳng, đại học. Và hiện nay trên thế giới đang có một tiêu chuẩn chung về tính hợp lý, hiệu quả nhất là 10-4-1(tức là 10 công nhân-4 cao đẳng và 1 đại học). Trong khi ở Việt Nam cơ cấu này là 2.97/0,82/1. Với cơ cấu hiện nay chúng ta đang trở nên lạc hậu và kém hiệu quả so với các nước trên thế giới, thầy quá nhiều trong khi thợ thì lại thiếu. Đây là một sự bất hợp lý nghiêm trọng trong cơ cấu nguồn nhân lực nước ta. Việc đào tạo thiên về các bậc đại học và cao đẳng, không chú ý đến việc dạy nghề. Trong thời gian tới chúng ta phải tăng cường công tác dạy nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật và thợ lành nghề nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế Chỉ số phát triển con người HDI : Theo báo cáo phát triển con người năm 2007/2008 của LHQ cho thấy, Việt Nam hiện có chỉ số phát triển con người HDI ở hạng trung bình, với chỉ số là 0,733. So với năm trước, Việt Nam đã tăng 4 bậc từ vị trí 109 lên vị trí 105 trong tổng số 177 nước. Chỉ số HDI không đơn thuần chỉ phản ánh GDP/đầu người, mà mô tả một bức tranh khá hoàn chỉnh về sự phát triển của một đất nước. Cùng một mức HDI nhưng thu nhập giữa các nước có sự khác biệt lớn, điển hình là trường hợp Nam Phi và Việt Nam. Chỉ số HDI hai nước tương đương nhưng Nam Phi có thu nhập bình quân đầu người gấp hơn 3 lần Việt Nam. Việt Nam chỉ xếp thứ 122 trong số 177 quốc gia về thu nhập bình quân đầu người. Tuy nhiên, so với nhiều nước có thu nhập thấp khác, Việt Nam đi đầu về các chỉ số tuổi thọ, tỉ lệ biết chữ ở người lớn. Xếp hạng tương ứng của Việt Nam ở hai chỉ số này là 56 và 57. Trong khi đó, nhìn vào tổng tỉ lệ đi học tiểu học, trung học và đại học, Việt Nam xếp thứ 121, với 63,9% người trẻ được tiếp cận với giáo dục.  Các chuyên gia của LHQ chỉ rõ, trong các thành tố của HDI, thu nhập bình quân đầu người và tổng tỉ lệ đi học có thể biến đổi theo những thay đổi chính sách ngắn hạn. Phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân và đầu tư cho giáo dục là hai giải pháp có thể làm thay đổi đáng kể chỉ số HDI. Chỉ riêng việc cải thiện tỉ lệ nhập học của trẻ em và nâng cao dân trí cho người dân sẽ giúp Việt Nam tăng nhanh chỉ số phát triển con người của mình. Bảng 2.10 : Chỉ số phát triển con người Việt Nam trong những năm qua Năm Giá trị chỉ số HDI Giá trị chỉ số tuổi thọ Giá trị chỉ số giáo dục Giá trị chỉ số GDP Thứ hạng HDI của Việt Nam* 2000 0,671 0,71 0,83 0,47 108/174 2001 0,682 0,71 0,84 0,49 101/162 2002 0,688 0,72 0,84 0,50 109/173 2003 0,688 0,73 0,83 0,51 109/175 2004 0,691 0,73 0,82 0,52 112/177 2005 0,704 0,76 0,82 0,54 108/177 2006 0,709 0,76 0,81 0,55 109/177 Nguồn: Báo cáo phát triển con người của Liên hợp quốc 2007 Những phẩm chất đạo đức-tinh thần của ngư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.DOC