Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Hà Nội

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 2

I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ DỰ ÁN VAY VỐN 2

1. Hoạt động cho vay của NHTM 2

2. Yêu cầu của lập dự án vay vốn ngân hàng. 4

II. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM 5

1. Mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thẩm định dự án vay vốn ngân hàng, đặc biệt là công tác thẩm định tài chính. 5

2. Chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn tại NHTM 8

2.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn của ngân hàng 8

2.2. Quan điểm về chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn trong hoạt động cho vay của NHTM 10

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tại NHTM 11

3. Phương pháp thẩm định dự án vay vốn ngân hàng 16

3.1. Phương pháp đánh giá so sánh các chỉ tiêu 17

3.2. Phương pháp phân tích độ nhạy 17

3.3. Phương pháp triệt tiêu rủi ro 19

4. Nội dung thẩm định tài chính dự án vay vốn tại các NHTM 20

4.1. Thẩm định hồ sơ và các điều kiện pháp lý của dự án vay vốn. 21

4.2. Thẩm định về thị trường của dự án vay vốn 22

4.3. Thẩm định về phương diện kỹ thuật công nghệ của dự án vay vốn 23

4.4. Thẩm định về phương diện tài chính. 23

4.5. Thẩm định về nguồn nhân lực dự án 23

4.6. Thẩm định về phương diện kinh tế – xã hội 24

5. Thẩm định các biện pháp đảm bảo nợ vay. 24

III. CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CÁC NHTM. 25

1.Quy trình thẩm định thẩm định dự án vay vốn tại các NHTM 25

2. Nội dung thẩm định tài chính dự án vay vốn tại NHTM 27

2.1. Thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn huy động của dự án 27

2.2. Thẩm định doanh thu – chi phí của dự án 29

2.3. Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án vay vốn. 30

2.4. Thẩm định tính an toàn về tài chính 38

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT BẮC HÀ NỘI GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2008 40

I. GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NHNO&PTNT BẮC HÀ NỘI 40

1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng No&PTNT - Bắc Hà Nội 40

2. Hệ thống bộ máy tổ chức và quản lý của chi nhánh 40

3. Tình hình hoạt động của chi nhánh giai đoạn từ năm 2005 đến 2008. 43

3.1. Công tác huy động vốn 43

3.2. Về công tác sử dụng vốn. 46

3.3. Các hoạt động khác 50

II. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH CÁC DỰ ÁN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT BẮC HÀ NỘI 53

1. Số dự án được thẩm định và cho vay 53

2. Quy định về cho vay đối với khách hàng 54

2.1. Nguyên tắc vay vốn 54

2.2. Đối tượng áp dụng 54

2.3. Điều kiện vay vốn 55

3. Quy trình thẩm định 56

3.1. Lưu đồ quy trình 56

3.2. Diễn giải quy trình 58

4. Thẩm định tài chính của dự án vay vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội. 59

4.1. Thu thập và xử lý thông tin về khách hàng và dự án 60

4.2. Thẩm đinh vốn đầu tư 60

4.3. Thẩm định doanh thu – chi phí của dự án 60

4.4. Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án 61

4.5. Thẩm định khả năng trả nợ của dự án vay vốn 61

5. Một số rủi ro chủ yếu trong thẩm định của các NHTM nói chung và của NHNNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội nói riêng 61

6. Công tác thẩm đinh tài chính dự án vay vốn tại NHNo&TNT Bắc Hà Nội qua việc thẩm định “Dự án đầu tư nhà máy kính nổi của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng”. 63

6.1. Thẩm định “Dự án đầu tư nhà máy kính nổi của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng” 63

6.2. Kết luận của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội 72

7. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội thời gian qua. 73

7.1. Kết quả đạt được 73

7.2. Một số hạn chế của công tác thẩm định dự án vay vốn tại NHNO&PTNT Bắc Hà Nội và nguyên nhân 75

Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định 79

tài chính dự án vay vốn trong hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội thời gian tới 79

I. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHNO& PTNT BẮC HÀ NỘI TRONG LĨNH VỰC CHO VAY 79

1. Đối với hoạt động chung của chi nhánh 79

2. Đối với công tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án vay vốn nói riêng tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội. 82

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT BẮC HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 82

1. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn. 82

1.1. Giải pháp về phương pháp thẩm định 82

1.2. Giải pháp về nội dung thẩm định 83

1.3.Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin. 86

1.4.Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực 87

1.5. Giải pháp về tổ chức điều hành 88

1.6. Tăng cường mối quan hệ với khách hàng và các cơ quan chuyên môn liên quan 89

2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định chất lượng tài chính dự án vay vốn tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội 89

2.1. Đối với nhà nước và các bộ nghành 89

2.2. Đối với NH Nhà Nước Việt Nam 90

2.3. Đối với NHNo Việt Nam 90

KẾT LUẬN 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC

 

 

doc109 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i. Có vị thế nằm trong khu vực dân cư tập trung, có nhiều các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động, lại được sự chỉ đạo quan tâm giúp đỡ về mọi mặt của NHNo nên tuy mới hoạt động được hơn 7 năm nhưng chi nhánh đã phát triển khá tốt. NHNo Bắc Hà Nội có con dấu riêng, có bảng cân đối tài sản và nhận khoán tài chính theo quy định của NHNo Việt Nam với chức năng trực tiếp thực hiện kinh doanh đa năng trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2. Hệ thống bộ máy tổ chức và quản lý của chi nhánh Ban đầu chi nhánh có 33 lao động với 5 phòng chức năng, đến 31/12/2008 đã tăng lên 144 lao động với 7 phòng chức năng, 3 chi nhánh cấp II với 8 phòng giao dịch. Sơ đồ2.1. Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội CHI NHÁNH (PGD) GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Thanh toán quốc tế Phòng Thẻ Phòng Nguồn vốn & KHTH Phòng KTKT nội bộ Phòng Tín dụng Phòng KT Ngân quỹ Phòng Hành chính Nhân sự Chi nhánh Kim Mã Chi nhánh Hoàng Quốc Việt PGD Số 1 PGD Số 2 PGD Số 7 PGD Số 6 PGD Số 5 PGD Số 4 PGD Số 3 * Mạng lưới của chi nhánh Bắc Hà Nội được chia làm 3 nhóm: Nhóm các phòng ban bao gồm: Phòng Thanh toán quốc tế Phòng Thẻ và phát triển sản phẩm dịch vụ Phòng Nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp Phòng Kiểm tra Kiểm toán nội bộ Phòng Kế toán – Ngân quỹ Phòng Tín dụng Phòng Hành chính nhân sự Nhóm các chi nhánh cấp 2 trực thuộc bao gồm: Chi nhánh Hoàng Quốc Việt Chi nhánh Kim Mã Chi nhánh Nguyễn Văn Huyên Nhóm các phòng giao dịch trực thuộc bao gồm: Phòng giao dịch số 2 Phòng giao dịch số 4 Phòng giao dịch số 5 Phòng giao dịch số 7 Phòng giao dịch số 8 Đứng đầu chi nhánh là Giám đốc, giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc, dưới giám đốc và các phó giám đốc là các phòng chức năng của chi nhánh phối hợp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Tổng giám đốc và giám đốc ban hành. Các chi nhánh cấp 2 trực thuộc hội sở hoạt động kinh doanh và cũng có các phòng chức năng tương ứng với nhiệm vụ được giao. Dưới các chi nhánh cấp 2 là các phòng giao dịch trực tiếp giao dịch với khách hàng. Như vậy chi nhánh Bắc Hà Nội trực tiếp quản lý 3 chi nhánh cấp 2 và 5 phòng giao dịch trực thuộc. Các phòng giao dịch trực thuộc thực chất là có vị trí ngang hàng với các chi nhánh cấp 2 nhưng quy mô nhỏ hơn nhiều nên chỉ được gọi là “phòng giao dịch” chứ không phải là một chi nhánh. * Chức năng nhiệm vụ: NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội có ba chức năng cơ bản: Thứ nhất, là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiền tiết kiệm thành đầu tư. Thứ hai, khi ngân hàng thực hiện cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng tăng lên và qua đó ngân hàng tạo ra phương tiện thanh toán cho khách hàng. Ba là, với vai trò trung gian thanh toán, ngân hàng thay mặt khách hàng thanh toán giá trị hàng hoá dịch vụ. Ngoài ra còn thực hiện thanh toán bù trừ thông qua NHTW hoặc các trung tâm thanh toán. Nhiệm vụ của ngân hàng là khai thác thị trường khu vực thành phố Hà Nội và thực hiện các chương trình theo sự chỉ đạo của NHNo&PTNTVN. 3. Tình hình hoạt động của chi nhánh giai đoạn từ năm 2005 đến 2008. 3.1. Công tác huy động vốn Do mới thành lập và hoạt động từ tháng 11/2001 nên nguồn vốn huy động được trong năm 2001 mới chỉ chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động của NHNoViệt Nam. Năm 2002 nguồn vốn của NHNo Bắc Hà Nội đã tăng lên rất mạnh (gần 900%) so với năm 2001, năm 2003 tăng 160% so với năm 2002. Đó là kết quả của việc triển khai các hình thức huy động vốn đa dạng nhằm khai thác tối đa nguồn vốn huy động. Trong công tác huy động vốn, NHNo Bắc Hà Nội đã cố gắng theo dõi sát diễn biến lãi suất thị trường trên địa bàn để có sự điều chỉnh kịp thời, tạo cơ chế lãi suất linh hoạt. Để khuyến khích khách hàng gửi tiền có kỳ hạn với số lượng lớn, tăng trưởng nguồn vốn, NHNo Bắc Hà Nội có cơ chế lãi suất cho nguồn vốn cá biệt và phù hợp với từng mức vốn và thời hạn gửi. Bảng 2.1 : Nguồn vốn huy động Tính đến hết ngày 31/12/2007 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm2006 Năm 2007 Năm 2008 I. Phân theo TPKT 3.577 3.874 5.408 5.268 1. NV dân cư 1.249 735 743 560 2. TG TCKT và TK cá nhân 1.741 3.063 4.469 4.368 3. TG, tiền vay TCTD 568 50 190 330 4. Tiền ký quỹ của TCKT 19 26 6 10 II. Theo thời gian 1. NV không kỳ hạn 1.121 1.426 2.251 760 2. NV có kỳ hạn <12t 1.856 1.310 670 940 3. NV có kỳ hạn 12t đến 24t 468 1.039 543 660 4. NV có kỳ hạn >=24t 132 781 1.944 2.908 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo Bắc Hà Nội) Biểu đồ 2.1: Cơ cấu huy động vốn phân theo thành phần kinh tế Biểu đồ 2.2: Cơ cấu huy động vốn phân theo thời gian huy động Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của chi nhánh Bắc Hà Nội các năm từ 2005-2008. Tỷ đồng Năm Các số liệu trên cho thấy, kết quả huy động vốn của chi nhánh Bắc Hà Nội đang tăng trưởng ngày càng lớn, tuy năm 2008 chỉ huy động được 5.268 tỷ đồng có giảm nhưng không đáng kể- giảm 2,59% so với năm 2007. Nguồn huy động theo thành phần kinh tế năm 2007 là 5.408 tỷ đồng tăng 18,6% so với năm 2006 (3.847 tỷ đồng). 3.2. Về công tác sử dụng vốn. Ngay từ khi thành lập, NHNo Bắc Hà Nội đã xác định mục tiêu kinh doanh là huy động vốn và cho vay đối với mọi thành phần kinh tế. Chính vì mục tiêu đó, mà trong thời gian qua NHNo Bắc Hà Nội đă tiếp cận và cho vay rất nhiều dự án của các loại hình doanh nghiệp; Đặc biệt là các dự án vay vốn lớn với thòi gian cho vay từ 3 đến 5 năm trở lên của các Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tính đến 31/12/2008 tổng dư nợ cho vay của NHNo Bắc Hà Nội là 2.107,6 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay bằng VNĐ là 1.596.4 tỷ đồng. Bảng 2.2: Báo cáo cho vay theo TPKT Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Số lượng DN Doanh số cho vay Doanh sô thu nợ Dư nợ Nợ đã xử lý rủi ro Tổng số Nợ xấu Nợ đã thu hồi trong tháng Nợ đã thu luỹ kế từ đầu năm Số nợ đã XLRR còn lại I Doanh nghiệp lớn 29 349,253 102,399 1,542,346 0 0 1,523 0 1 DNNN 11 90,836 33,037 384,772 - - 0 - 2 Cty cổ phần 12 205,263 25,472 800,824 - 0 1,523 - 3 Cty hợp danh - - - - - 4 Cty TNHH 1 7,969 0 92,121 0 0 0 0 5 Doanh nghiệp có vốn ĐTNN 5 45,185 43,890 264,629 0 0 6 Doanh nghiệp tư nhân 0 0 0 0 0 0 0 7 Pháp nhân khác 0 0 0 0 0 8 Hợp tác xã 0 0 0 0 0 II Doanh nghiệp nhỏ và vừa 81 49,289 55,730 345,999 52,579 0 1,557 25,595 1 DNNN 2 0 0 3,446 1,557 0 2 Cty cổ phần 33 34,167 45,518 179,575 37,976 0 0 22,372 3 Cty hợp danh 0 0 0 4 Cty TNHH 43 15,122 8,197 145,694 14,603 0 0 3,223 5 Doanh nghiệp có vốn ĐTNN 3 0 2,015 17,284 6 Doanh nghiệp tư nhân 0 0 0 7 Pháp nhân khác 0 0 0 8 Hợp tác xã 0 0 0 Tổng cộng 110 398,542 158,129 1,888,345 52,579 0 3,808 25,595 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Bắc Hà Nội) Bảng 2.3. Tổng dư nợ của chi nhánh Bắc Hà Nội trong các năm từ 2005-2008. Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 I. Tổng dư nợ 1.163,6 1.491,4 2.050,4 2.107,6 1. cho vay = VNĐ 770,2 1.114,5 1.545,4 1.596,4 - Ngắn hạn 498,2 736,4 842,3 960,1 - Trung và dài hạn 272 378,1 703,1 636,3 2. Cho vay ngoại tệ 393,4 376,9 505,0 511,2 - Ngắn hạn 148,8 187,1 307,5 133,0 - Trung và dài hạn 244,6 189,8 197,5 378,2 II. Dư nợ theo TPKT - DNNN 310,4 358,6 215,2 327,3 - DNNQD + HTX 611,5 951,3 1.272,4 1.557,1 - Tư nhân, tập thể 111,8 181,5 212,9 223,2 III. Khả năng thanh toán 17,951 16,558 19,795 15,480 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo Bắc Hà Nội) Nhìn chung công tác tín dụng tại NHNo Bắc Hà Nội đã và đang thực hiện rất tốt, thể hiện ở doanh số cho vay tăng nhanh, nhưng an toàn, hiệu quả. NHNo Bắc Hà Nội đã đặt quan hệ với nhiều khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và tình hình tài chính lành mạnh. Tổng dư nợ đến thời điểm 31/12/2008 đạt 2.107,6 tỷ đồng, trong đó nội tệ: 1.596,4 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 75,745%, ngoại tệ (quy đôi VNĐ) 511,2 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 24,255%. Kết quả thực hiện chỉ tiêu giảm dư nợ quý II/2008 theo chỉ đạo Tổng giám đốc. Chi nhánh đã giảm được hơn 250 tỷ trọng quý II và quý III/2008/kế hoạch, giảm 300tỷ đồng. Giai đoạn từ năm 2005 - 2008 chi nhánh đã tổ chức tốt các đợt kiểm tra theo đề cương của NHNo và của NHNN về công tác tín dụng và gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn... Ngoài ra chi nhánh còn tổ chức tốt công tác kiểm tra thường xuyên và đã tổ chức rút kinh nghiệm và chỉnh sửa nghiêm túc. Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ đã phát huy tác dụng tốt trở thành một công cụ quan trọng trong chỉ đạo điều hành nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bảng 2.4. Phân loại nợ của chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2004-2008 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 1163.6 1491 2053.5 2107.6 Nhóm 1 1158.6 99.57 1440.9 96.6 2015.9 98.2 1648.8 78.23 Nhóm 2 3.1 0.266 15.3 1.1 12.5 0.609 392 18.59 Nhóm 3 1.017 0.1 16.93 1.1 10.1 0.5 11.8 0.56 Nhóm 4 0.45 0.04 9.6 0.64 7.8 0.38 46.9 2.23 Nhóm 5 0.248 0.02 8.27 0.56 5.6 0.27 8.4 0.39 Tổng nợ xấu (3+4+5) 1.868 0.16 34.8 2.3 23.6 1.15 67.1 3.18% (Ngu ồn: Phòng tín dụng chi nhánh B ắc Hà Nội) Trong đó: Nhóm 1 Là Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 2 Là Nợ cần chú ý Nhóm 3 Là Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 4 Là Nợ nghi ngờ Nhóm 5 Là Nợ có khả năng mất vốn Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nợ xấu giai đoạn từ 2005-2008 biến động liên tục. Tổng nợ xấu năm 2005 là 1,868 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 0,16%. Năm 2006 là 34,8 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 2,3% như vậy so với năm 2005 thì tổng nợ xấu của chi nhánh tăng 1763%. Nhưng đến năm 2007 nợ xấu lại giảm so với năm 2006 là 47,46%. Sang năm 2008 lại tăng chiếm tỷ trọng 3,18%. Điều này cho thấy năm qua ngân hang ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới. Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nợ xấu phân theo nhóm của chi nhánh Bắc Hà Nội các năm từ 2005-2008. Qua biểu đồ cơ cấu nợ xấu của các năm có thể thấy rằng trong các nhóm nợ xấu (nhóm 3 + 4 +5) thì nhóm 3 chiếm tỷ trọng lớn nhất, nhóm 5 chiếm tỷ trọng bé nhất. Song đến năm 2008 thì nhóm 4 – Nhóm nợ nghi ngờ lại chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 70%. Nhóm 5 – Nhóm nợ có khả năng mất vốn vẫn tiếp tục giảm và chiếm tỷ trọng thấp nhất (12,41%). Mặc dù chịu tác động củahủng hoảng toàn cầu nhưng nhìn chung các khoản nợ xấu vẫn được kiểm soát tốt nên cơ cấu nợ nguy cơ mất vốn không nhiều. 3.3. Các hoạt động khác 3.3.1. Dịch vụ ngân hàng Bên cạnh phát triển mạnh nghiệp vụ tín dụng truyền thống, chi nhánh ngày càng chú trọng việc mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng, tăng dần tỷ trọng thu nhập từ các dich vụ ngân hàng. Năm 2008 chi nhánh tiếp tục cung cấp cho thị trường những sản phẩm và dịch vụ mới như thẻ ATM, thẻ tín dụng, hệ thống POS phát triển dịch vụ thanh toán mua hàng, tiền điện, nước, chuyển tiền nhanh, tiền chuyển khoản, chương trình thông tin báo cáo, đang triển khai thẻ ghi nợ, thể Visa, Master, tham gia công ty chuyển mạch quốc gia... tạo tiền đề quan trọng cho ứng dụng công nghệ tin học mạnh mẽ vào tới. Doanh số chi trả kiều hối của chi nhánh - Qua kênh Wertern Union là 372 món với số tiền 342527 USD tăng 784% so với năm 2007. - Qua tài khoản cá nhân: 67 món với số tiền 373362 USD tăng 4% so với năm 2007. Dịch vụ thu đổi ngoại tệ mặt và Sec du lịch đã có bước khởi đầu tốt đẹp. Các dịch vụ thanh toán khác như thanh toán chuyển tiền, thanh toán L/C thu phí nghiệp vụ thanh toán biên giới chủ yếu là phí thanh toán, chuyển tiền và thanh toán biên mậu, tỷ lệ phí thu đổi ngoại tệ cũng tăng đáng kể. Bên cạnh nghiệp vụ thẻ ATM đã và đang được triển khai mạnh mẽ, chi nhánh cũng đã triển khai rộng ccs sản phẩm thẻ nội địa với chất lượng phục vụ cao, kết nối thành công mạng giao dịch trực tuyến với tổ chức Western Union, tạo điều kiện phát triển các sản phẩm mới trong tương lai. 3.3.2. Hoạt động thanh toán * Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. - Thanh toán hàng nhập khẩu: Nhìn chung kết quả của chỉ tiêu thanh toán hàng nhập khẩu năm 2008 tăng lên về giá trị và về số món so với kết quả năm 2007, với tổng số món 1055 món và tổng trị giá 88,3 triệu USD. - Thanh toán hàng xuất khẩu: Với tổng số món 45 món va tổng trị giá 3,3 triệu USD (tăng 277% so với năm 2007) - Doanh số mua bán ngoại tệ: Với tổng giá trị 88triệu USD tăng 17% so với năm 2007, trong đó doanh số mua ngoại tệ 43,7 triệu USD tăng 18%so với năm 2007. Doanh số bán ngoại: 44triệu USD tăng 16% so với năm 2007 - Triển khai thành lập các bàn thu đổi ngoại tệ, phòng thanh toán quốc tế tích cực triển khai công tác Marketing tìm kiếm các cửa hàng vàng để ký kết hợp đồng thu đổi ngoại tệ góp phần tăng nguồn vốn ngoại tệ phục vụ cho công tác TTQT. Trong năm đã mở thêm 5 bàn tăng tổng số 10 bàn đại lý thu đổi ngoại tệ cho Chi nhánh, với tổng số ngoại tệ thu được từ các bàn thu đổi là 3 triệu USD. Nhìn chung mấy năm gần đây hoạt động thanh toán quốc tế đã đạt được kết quả khá (trong đó thanh toán hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất) do chất lượng nghiệp vụ của các thanh toán viên đã được nâng lên đáng kể, thực hiện thanh toán chính xác, an toàn, tuân thủ quy trình kỹ thuật nghiệp vụ về tiếp nhận, quản lý kiểm tra xử lý hồ sơ. Tuy nhiên khách hàng mở L/C nhập khẩu còn ít chỉ tập trung vào số ít doanh nghiệp do chưa mở rộng tín dụng ngoại tệ ngắn hạn. Chưa phát sinh hết các nghiệp vụ TTQT. * Thanh toán trong nước Doanh số chuyển tiền điện tử trong năm qua của chi nhánh: 6.102món, số tiền là 14.923 tỷ đồng; Doanh số thanh toán điện tử liên ngân hàng 16.234 món, số tiền là 31.609 tỷ đồng; Thu chi tiền mặt (bao gồm cả ngoại tệ quy đổi) là: thu tiền mặt 3.823 tỷ đồng, chi tiền mặt 3.836 tỷ đồng. Công tác ngân quỹ được đảm bảo an toàn đúng chế độ, không để sai sót nhầm lẫn. Đến nay ngân hàng đang quản lý trên 600 đơn vị tài khoản và 4000 tài khoản cá nhân. Năm 2005 có 587 doanh nghiệp có quan hệ giao dịch với chi nhánh, tăng 187 doanh nghiệp so với năm 2004, gồm 95 DNNN, 462 DNNQD và 30 các tổ chức đoàn thể khác. Nhìn chung uy tín của chi nhánh đối với khách hàng đã nâng lên rõ rệt, nhiều khách hàng lớn đã lựa chọn chi nhánh là ngân hàng phục vụ chính. II. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH CÁC DỰ ÁN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT BẮC HÀ NỘI 1. Số dự án được thẩm định và cho vay Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội từ khi được thành lập theo sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo và hội đồng quản trị NHNo&PTNTVN đã và đang phát huy thế mạnh và nâng cao được vị thế của mình trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng trên địa bàn cả nước. Cùng sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng thì công tác cho vay theo dự án của chi nhánh cũng ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, khẳng định được ưu thế của chi nhánh trong lĩnh vực này. Tính đến thời điểm 31/12/2008 chi nhánh Bắc Hà Nội có 12 dự án cho vay trung, dài hạn đã ký HĐTD còn tiếp tục giải ngân với tổng chi phí của các dự án 2.867.376 triệu đồng, trong đó chi nhánh cho vay 1.069.242 triệu. Tính đến thời điểm hiện nay- quý II/2009 chi nhánh Bắc Hà Nội đã và đang thẩm định khoảng 15 dự án. Đây đều là những dự án khả thi, có khả năng trả nợ. Trong đó có 2 dự án quan trọng là: Dự án Ximăng ChinFon với khoản cho vay hợp vốn, chi nhánh Bắc Hà Nội cho vay 15tỷ USD. Thứ hai là dự án Thủy điện Plekrông với khoản vay hợp vốn, cho vay 196tỷ đồng. Dự án Đầu tư xây dựng văn phòng cho thuê Cty TDD đã ký HĐTD giải ngân 40.000 triệu đồng. Hiện nay, tổng số DNNN có quan hệ tín dụng với chi nhánh là 7 DN. Tổng số dư nợ của DNNN tại chi nhánh là 327 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15,53% tổng dư nợ. Năm 2008 các DNNN có quan hệ tín dụng với chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đều duy trì được hoạt động kinh doanh, khả năng trả nợ gốc và lãi tốt. Tổng số DNNQD có quan hệ tín dụng với chi nhánh là 105 DN, tổng dư nợ tại chi nhánh là 1.481 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 70,28% tổng dư nợ. Mặc dù năm 2008 hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN gặp rất nhiều khó khăn nhưng về cơ bản hầu hết các DNNQD có quan hệ tín dung với chi nhánh cũng đã vượt qua được và có chiều hướng ổn định, kinh doanh có hiệu quả, trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Tuy nhiên còn có một số trường hợp gặp khó khăn trong khâu thanh toán nến đã ảnh hưởng đến việc trả nợ buộc ngân hàng phải chuyển sang nợ quá hạn để đôn đốc thu hổi. Chi nhánh có 02 DN có vốn đầu tư nước ngoài là công ty Ximang ChinFon và công ty Liên doanh Quốc tế Hải Vân. Dư nợ 2 doanh nghiệp này là 4.508.711 USD (tương đương 76,5 tỷ đồng), chiếm 3,6% tổng dư nợ Dư nợ đến 31/12/2008 là 223 tỷ đồng với hơn 1.900 khách hàng hộ gia đình, cá nhân còn dư nợ, trong đó nợ quá hạn là 9 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4% dư nợ của nhóm đối tượng này. Tất cả các dự án vay vốn tại chi nhánh Bắc Hà Nội đều được thẩm định dựa vào các chỉ tiêu NPV, IRR, T, H, B/C. 2. Quy định về cho vay đối với khách hàng 2.1. Nguyên tắc vay vốn Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng lãi thoả thuận tín dụng. 2.2. Đối tượng áp dụng Các pháp nhân là: DNNN, công ty TNHH, Công ty cổ phần, DN có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ luật Dân sự: - Cá nhân - Hộ gia đình - Tổ hợp tác - Doanh nghiệp tư nhân - Công ty hợp danh - Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài 2.3. Điều kiện vay vốn 2.3.1. Đối với khách hàng là cá nhân, pháp nhân Việt Nam NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội xem xét cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. + Pháp nhân: Được công nhận là pháp nhân theo Điều 96 Bộ luật Dân sự và quy định của pháp luật Việt Nam. + DNTN: Chủ DNTN phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo luật doanh nghiệp. + Hộ gia đình, cá nhân: Cư trú (thường trú, tạm trú) tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc nơi chi nhánh NHNo&PTNT vay đóng trụ sở. Trường hợp cho vay ngoài địa bàn nói trên phải giao cho giám đốc sở giao dịch, chi nhánh cấp I quyết định. Nếu người đi vay ở địa bàn liên (thôn, làng, bản) ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc TW khi cho vay giám đốc NHNo&PTNT nơi cho vay phải thông báo cho giám đốc NHNo&PTNT nơi người vay cư trú. + Tổ hợp tác: Hoạt động theo điều 120 Bộ luật Dân sự. Đồng thời đại diện của tổ hợp tác phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. + Công ty hợp danh: Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, hoạt động theo luật doanh nghiệp. - Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có Dự án đầu tư, phương pháp sản xuất kinh doanh khả thi và có hiệu quả. - Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ và NHNo&PTNT Việt Nam. 2.3.2. Đối với khách hàng là cá nhân, pháp nhân nước ngoài. Khách hàng là cá nhân, pháp nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nhà nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc của Bộ luật Dân sự của nước CHXHCNVN công nhận. 3. Quy trình thẩm định 3.1. Lưu đồ quy trình Bảng2.5: Quy trình tín dụng Các giai đoạn của quá trình Nguồn và nơi cung cấp Nguồn vốn của ngân hàng Kết quả của mỗi giai đoạn Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Khách hàng đi vay cung cấp thông tin Tiếp xúc, phổ biến và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ Hoàn tất hồ sơ chuyển sang giai đoạn sau Phân tích tín dụng Từ hồ sơ vay vốn và các thông tin khác Tổ chức thẩm định về các mặt tài chính và phi tài chính. Báo cáo kết quả thẩm định để chuyển sang giai đoạn sau Quyết định tín dụng Thực hiện từ thẩm định tín dụng và các thông tin bổ sung.. Quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay dựa vào kết quả phân tích tín dụng Tiến hành các thủ tục pháp lý kí kết hợp đồng tín dụng và các loại hợp đồng khác Giải ngân Quyết định cho vay và các hợp đồng liên quan Thẩm định các chứng từ theo điều kiện của hợp đồng tín dụng Chuyển tiền vào các tài khoản tiền gửi của khách hàng hoặc chuyển trả cho nhà cung cấp theo yêu cầu của khách hàng Giám sát và thanh lý tín dụng Các thông tin từ nội bộ ngân hàng. Các báo cáo tài chính theo định kỳ của khách hàng. Phân tích hoạt động tài khoản, báo cáo tài chính, kiểm tra mục đích vay, sử dụng vốn, thanh lý hợp đồng tín dụng Báo cáo kết quả giám sát và đưa ra các giải pháp xử lý, lập thủ tục thanh lý hợp đồng. (Nguồn: Sổ tay tín dụng-phòng tín dụng chi nhánh NHNO&PTNT Bắc Hà Nội) Sơ đồ2.2: Quy trình thẩm định dự án cho vay vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội Phòng tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng tín dụng Chưa đủ điều kiện thẩm định Đưa yêu cầu, giao hồ sp vay vốn Chưa Bổ sung, giải trình rõ Nhận lại HS & kết quả thẩm định Lưu HS và tài liệu Chưa đáp ứng yêu cầu Lập báo cáo thẩm định TĐ Nhận hồ sơ để TĐ Đạt Kiểm tra, giám sát Kiểm tra sơ đồ, hồ sơ Tiếp nhận hồ sơ (Nguồn: Sổ tay tín dụng-phòng tín dụng chi nhánh NHNO&PTNT Bắc Hà Nội) 3.2. Diễn giải quy trình Việc thẩm định dự án xin vay vốn phải được thực hiện một cách khoa học thông qua một quy trình thẩm định nhất định. Dựa vào quy trình thẩm định cán bộ thẩm định cũng như khách hàng được thẩm định sẽ đi đúng hướng và dễ dàng nắm bắt được các thông tin liên quan. Quy trình thẩm định và quyết định cho vay vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội được thực hiện theo trình tự các bước sau: - Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn: Cán bộ tín dụng sẽ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, phải nắm bắt được các thông tin chung về khách hàng đồng thời cũng cung cấp cho khách hàng các thông tin tư vấn như các thông tin chung về ngân hàng, các dịch vụ đa dạng mà ngân hàng cung cấp, lãi suất cho vay và các điều kiện cụ thể vay vốn. Nếu khách hàng đáp ứng được những điều kiện mà ngân hàng đưa ra thì cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn cho khách hàng lập hồ sơ xin vay vốn. Sau đó chuyển hồ sơ cho cán bộ thẩm định. Nếu dự án vay vốn chưa đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại để cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ.. - Bước 2: Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu được quy định tại các hướng dẫn thuộc quy trình này, cán bộ thẩm định tổ chức xem xét, thẩm định dự án vay vốn và khách hàng xin vay vốn. Nếu cần thiết có thể yêu cầu cán bộ thẩm định hoặc khách hàng bổ sung hồ sơ và giải trình rõ hơn. - Bước 3: Cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định dự án và trình trưởng phòng thẩm định xem xét. Sau khi thẩn định xong dự án cán bộ thẩm định tổng kết các phân tích đánh giá của mình trong một biên bản theo mẫu “tờ trình tín dụng” để trình cấp trên xem xét, phê duyệt. Tờ trình tín dụng của cán bộ thẩm định cho dự án sẽ nộp cùng hồ sơ xin vay vốn hoàn chỉnh, đầy đủ của khách hàng lên trưởng phòng tín dụng. - Bước 4: Trưởng phòng tín dụng kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ thông qua hoặc yêu cầu cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ các nội dung. Sau khi dự án đã được tái thẩm định, dự án sẽ được chuyển lên cho cấp trên ra quyết định có thẩm quyền để thực hiện cho vay. Thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng được quy định trong quy chế phân cấp phê duyệt tín dụng của hội đồng quản trị NHNo Việt Nam. Trường hợp dự án không được các cấp có thẩm quyền phê duyệt thì cơ quan cấp vốn không được thực hiện. Nhưng nếu dự án không được thông qua thì cơ quan cấp vốn vẫn có thể xem xét quyết định không cho vay nếu có những điều kiện chưa đáp ứng được. - Bước 5: Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung báo cáo thẩm định, trình trưởng phòng thẩm định ký thông qua lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kèm theo báo cáo tài chính cho phòng tín dụng. 4. Thẩm định tài chính của dự án vay vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội. Thẩm định tài chính là một trong những chỉ tiêu mà ngân hàng tiến hành rất kỹ càng, đây là bước để ngân hàng quyết định số lượng vốn cho vay, thời gian cho vay, thời hạn trả nợ, lãi suất cho vay … Thông thường trước khi thẩm định tài chính một dự án vay vốn cán bộ thẩm định của NHNo&PTNT thường tiến hành thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp vay vốn. Nội dung thẩm định tài chính doanh nghiệp bao gồm: Thẩm định quy mô vốn, cơ cấu vốn và tài sản doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu trong tổng thể cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một vài năm trở lại, … Sau khi ngân hàng đã thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp, nếu thấy doanh nghiệp thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu do ngân hàng đề ra thì ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định tài chính dự án. Chi nhánh Bắc Hà Nội thẩm định tài chính dự án bao gồm các nội dung chính sau: 4.1. Thu thập và xử lý thông tin về khách hàng và dự án Khi có một dự án khách hàng mang đến chi nhánh Bắc Hà Nội để xin vay vốn, chi nhánh sẽ thẩm định lại tính chính xác của các nguồn thông tin do khách hàng cung cấp. CBTĐ được điều trực tiếp đến doanh nghiệp để tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tìm hiểu được về thực trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21743.doc
Tài liệu liên quan