Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm

MỤC LỤC

A.LỜI MỞ ĐẦU 5

B.NỘI DUNG

Chương I: Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 7

1.1.Các hình thức tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế

1.1.1.Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 7

1.1.2.Các hình thức tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế 11

1.2.Chất lượng tín dụng ngân hàng 17

1.2.1.Quan niệm về chất lượng tín dụng ngân hàng 17

1.2.2.Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng 17

1.2.2.1.Các chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro 17

1.2.2.2.Các chỉ tiêu thể hiện sự tăng trưởng tín dụng 19

1.2.2.3.Các chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lãi 20

1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 20

1.3.1.Nhân tố chủ quan 20

1.3.1.1.Chính sách tín dụng 20

1.3.1.2.Chất lượng cán bộ tín dụng 22

1.3.1.3.Quy trình cho vay 23

1.3.1.4.Phương thức tổ chức điều hành 24

1.3.1.5.Thông tin và trang thiết bị công nghệ 24

1.3.2.Nhân tố khách quan 25

1.3.2.1.Môi trường vĩ mô 25

1.3.2.2.Khách hàng 27

1.4.Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng đối vơi doanh nghiệp vừa và nhỏ 28

1.4.1.Doanh nghiệp vừa và nhỏ 28

1.4.2.Vai trò của tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 33

1.4.3.Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 35

Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm 37

2.1.Tổng quan về ngân hàng công thương Hoàn Kiếm 37

2.1.1Quá trình hình thành và phát triển 37

2.1.2.Cơ cấu tổ chức 38

2.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây 40

2.1.3.1.Tình hình huy động vốn 40

2.1.3.2.Tình hình sử dụng vốn 42

2.1.3.3.Hoạt động dịch vụ 44

2.1.3.4.Hiệu quả kinh doanh 45

2.2.Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm 46

2.2.1.Tình hình hoạt động cho vay của NHCT Hoàn Kiếm 46

2.2.2.Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm 49

2.2.2.1.Quy mô hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 49

2.2.2.2.Tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phân theo thời hạn vay 51

2.2.2.3.Tín dụng đối vơi doanh nghiệp vừa và nhỏ phân theo thành phần kinh tế 53

2.2.2.4.Nợ quá hạn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 56

2.2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng đối vơi doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.2.3.1.Những kết quả đạt được 57

2.2.3.2.Những hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng và nguyên nhân 58

 

Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối vơi doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm 62

3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của NHCT Hoàn Kiếm 62

3.1.1. Định hướng hoạt động tín dụng đối vơi doanh nghiệp vừa và nhỏ 62

3.1.2. Định hướng chất lượng tín dụng 62

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối vơi doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHCT Hoàn Kiếm 63

3.2.1.Giải pháp về tổng thể 63

3.2.1.1.Thường xuyên chú trọng công tác đào tạo cán bộ, bồi dưõng nâng cao nghiệp vụ cán bộ tín dụng 63

3.2.1.2.Xây dựng chính sách tín dụng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình cho vay cho phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 65

3.2.1.3.Nâng cao chất lượng thông tin, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 67

3.2.2.Giải pháp về nghiệp vụ 69

3.2.2.1.Tăng cường công tác thẩm định trước khi cho vay và kiểm tra giám sát trong và sau khi cho vay 69

3.2.2.2.Chú trọng các biện pháp bảo đảm tiền vay 72

3.2.2.3.Thiết lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng 73

3.2.2.4.Chủ động ngăn ngừa những khoản nợ có thể dẫn đến nợ qúa hạn, đồng thời có những biện pháp thích hợp đối với những khoản nợ quá hạn 74

3.3.Một số kiến nghị 75

3.3.1.Kiến nghị với chính phủ 76

3.3.2.Kiến nghị đối với ngân hàng công thương Việt Nam 77

3.3.3.Kiến nghị với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 78

C.KẾT LUẬN 80

D.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

 

 

 

 

 

 

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h phân phối sản phẩm nên không cạnh tranh được với các doanh nghiệp lớn, với các sản phẩm nhập khẩu của nước ngoài trong điều kiện mở cửa hội nhập như hiện nay Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường; phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng GDP, phát triển kinh tế đất nước, tận dụng các nguồn lực xã hội, tạo sự phát triển giữa các vùng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Chính vì những vai trò quan trọng như vậy của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nhu cầu vốn cho hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết.Mặc dù các doanh nghiệp đã có những nỗ lực rất lớn và được sự hỗ trợ về pháp lí của các cơ quan quan lí nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thiếu vốn để đầu tư dẫn đến tình trạng thiết bị công nghệ lạc hậu , khả năng thu hút lao động có tay nghề và đào tao để nâng cao trình độ của người lao động thấp, chất lượng và khả năng cạnh tranh cuả sản phẩm thấp, sản phẩm không có thi trường, doang nghiệp không tích luỹ được và cuối cùng không có điều kiện đầu tư. Để thoát khỏi tình trạng này các doanh nghiệp cần một lượng vốn tương đối lớn để đầu tư máy móc trang thiết bị, tiến hành quá trình đào tạo…Nhu cầu vốn lớn là vậy nhưng hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới chỉ thoả mãn yêu cầu này thông qua vay gia đình, bạn bè hoặc những người cho vay nhỏ lẻ.Các kênh này lượng vốn huy động thấp, lãi suất cao rủi ro lớn.Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là thị trường tiềm năng trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. 1.4.2.Vai trò của tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thứ nhất, tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp này Hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi nhu cầu về vốn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng không ngoại lệ.Như trên đã phân tích, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đang ở tình trạng thiếu vốn để đầu tư trang thiết bị, công nghệ, máy móc, thu hút nhân lực có trình độ... Để có nguốn vốn ban đầu này các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể huy động tư gia đình, bạn bè, những người cho vay đơn lẻ, vốn trên thị trường chứng khoán…Tuy nhiên các kênh huy động trên chỉ thu hút được lượng vốn thấp, lãi suất cao kèm theo rủi ro lớn, mặt khác thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển theo đúng nghĩa của nó nên tín dụng ngân hàng là một giải pháp khả thi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ lựa chọn.Các ngân hàng thương mại với nhiều ưư thế về khả năng tài chính, tính chuyên môn hoá nghề nghiệp, phạm vi hoạt động rộng… là trung gian quan trọng trên thị trường tài chính.Tín dụng ngân hàng đã giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tháo gỡ khó khăn về vốn thông qua các hình thức tài trợ như cho vay, bảo lãnh, cho thuê, cung cấp dịch vụ.Hình thức tài trợ có thể là tài trợ vốn lưu động ( thông qua tín dụng ngắn hạn ) hoặc tài trợ vốn cố định ( thông qua tín dụng trung và dài hạn ).Về phía các doanh nghiệp vừa và nhỏ điều quan trọng là phải xác định cơ cấu vốn hợp lí.Nếu vốn vay không phù hợp sẽ dẫn đến chi phí sản xuất cao, giá thành tăng , lợi nhuận giảm, giảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp.Mặt khác, khi cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ngân hàng thương mại luôn tham gia vào quá trình giám sát hoạt động của doanh nghiệp từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, ngân hàng cũng giảm được rủi ro tín dụng, điều này có lợi cho cả hai bên ngân hàng và doanh nghiệp. Thứ hai, tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao uy tín bản thân Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn vốn tự có, trình độ nhân lực hạn chế nên ít có thay đổi công nghệ phù hợp.Thực tế các thiết bị sử dụng đều rất lạc hậu.Các chủ doanh nghiệp chưa đánh giá hết tầm quan trong và tính bức bách của việc đổi mới công nghệ. Đầu tư công nghệ ít quan tâm đến phưong pháp và bí quyết sản xuất, đầu tư nhỏ giọt thiếu đồng bộ dẫn đến hiệu suất sử dụng công nghệ không cao.Tín dụng ngân hàng có thể giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới trang thiết bị công nghệ qua nhiều hình thức như cho vay dài hạn để mua sắm máy móc thiết bị mới, cho thuê máy móc thiết bị, bổ sung vốn lưu động để doanh nghiệp có kinh phí thu hút và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ…từ đó giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, làm tăng tính hiệu quả của thị trường . Thứ ba, tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hoàn thiện sổ sách kế toán theo đúng quy định hiện hành Điều này xuất phát từ hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng khi cấp tín dụng cho khách hàng, trước khi cấp tín dụng phải thông qua các bước thu nhập thông tin thẩm định tài chính , phân tích khách hàng…các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ cung cấp các báo cáo tài chính cho ngân hàng như bảng cân đối kế toán,báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ…Từ đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chế độ hạch toán kế toán rõ ràng minh bạch theo đúng chuẩn mực chế độ quy định. Điều này giúp cho các doanh nghiệp tránh được những rủi ro do việc nhầm lẫn số liệu hơn nữa giúp cho việc quản lí của các cơ quan Nhà Nước dễ dàng hơn. 1.4.3.Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo như khái niệm trên, chất lượng tín dụng được xem xét trên nhiều yếu tố : yếu tố khách hàng, ngân hàng, nền kinh tế.Chúng ta sẽ tìm hiểu việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tác động đến các đối tượng trên như thế nào 1.3.3.1. Đối với người cho vay ( ngân hàng thương mại) Xuất phát từ đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ phần lớn vốn tự có ít, trang thiết bị công nghệ lạc hậu,nguồn lao động không có trình độ…cần có một lượng vốn ban đầu đủ lớn để đầu tư. Đây chính là thị trường tiềm năng cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại.Các ngân hàng thương mại với tư cách là một trung gian tài chính trong nền kinh tế, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, để đạt được điều đó ngân hàng phải tìm kiếm được những khoản cho vay sinh lời cao, rủi ro thấp, tức là nâng cao chất lượng tín dụng.Nhờ việc nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng bảo toàn được nguồn vốn của mình, đảm bảo khả năng sinh lời bù đắp chi phí, duy trì khả năng thanh khoản, nâng cao uy tín bản thân ngân hàng , bảo vệ quyền lợi cho khách hàng,từ đó huy động được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi tạo tiền đề nâng cao chất lượng tín dụng. 1.3.3.2. Đối với người đi vay Người đi vay ở đây là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội.Doanh nghiệp vừa và nhỏ mong muốn huy động được vốn cần thiết trong thời gian nhanh nhất, lãi suất thấp để thực hiện các mục tiêu của mình.Do đó nâng cao chất lượng tín dụng cũng là mong muốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Tín dụng có chất lượng phải phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng, với lãi suất, kỳ hạn hợp lý thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả.Mặt khác khi doanh nghiệp nhận tài trợ, ngân hàng sẽ có những biện pháp kiểm soát hoạt động liên quan đến khoản vay của doanh nghiệp.Nhờ vậy thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, nâng cao khả năng hạch toán kinh doanh, khả năng tổ chức sản xuất, tạo động lực tìm kiếm đầu ra đầu vào, kinh doanh có lãi, nâng cao hiệu quả sử dụng khoản vay, ngân hàng thu nợ cũng được dễ dàng,đúng hạn tức là chất lượng của khoản tín dụng cũng được nâng cao. 1.3.3.3. Đối với nền kinh tế Tín dụng nói chung phục vụ sản xuất lưu thông hàng hoá góp phần giải quyết việc làm, khai thác được khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt các mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế.Việc nâng cao chất lưọng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ một mặt đem lại lợi ích cho ngân hàng, một mặt đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Cả hai đối tượng này đều có vai trò to tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội.Nâng cao chất lượng tín dụng chính là một bước góp phần thúc đẩy những tác động tích cực đó diễn ra nhanh hơn nhằm đạt được hiệu quả về mặt xã hội CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐÔÍ VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM 2.1.Tổng quan về ngân hàng công thương Hoàn Kiếm 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm là chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng Công Thương Việt Nam.Trước tháng 3/1988, NHCT HK thuộc về NHCT thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ chính được giao là vừa kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, đồng thời vừa đảm bảo nhu cầu về vốn cho các đơn vị ngoài quốc doanh và các tập thể trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.Nhưng kể từ khi có chỉ thị số 218/CT ban hành ngày 13/07/1987 của HĐCT, thực hiện điều lệ của NHCT VN, ngày 26/3/1988, NHCT HK chính thức tách ra khỏi NHCT thành phố Hà Nội để trở thành NHCT HK như ngày nay. Cùng với sự thay đổi đó, NHCT Hoàn Kiếm từ một quỹ tiết kiệm chuyển từ số 10 Lê Lai về 37 Hàng Bồ,quận Hoàn Kiếm bây giờ. Và đây cũng trở thành trụ sở chính của NHCT HK cho đến tận bây giờ. Ngày 27/3/1993 Ngân hàng Nhà nước đã quyết định xoá bỏ Ngân hàng Công Thương Hà Nội , từ đó Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm chính thức trở thành trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Như vậy NHCT Hoàn Kiếm không thành lập riêng mà được thành lập theo quyết định 67. NHCT Hoàn Kiếm thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, huy động vốn,cho vay, đầu tư, cung cấp các dịch vụ ngân hàng như : thanh toán thẻ, chi trả lương, chuyển tiền, chi trả kiều hối… Trải qua gần 20 năm xây dựng, hoạt động và trưởng thành, NHCT Hoàn Kiếm đã gặp nhiều khó khăn, thậm chí va vấp trong buổi đầu của quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Nhưng đến nay NHCT Hoàn Kíêm đã đạt được những thành tựu đáng kể, đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường, không những đứng vững trong cạnh tranh mà còn phát triển và ngày càng mở rộng hơn với hiệu quả và lợi nhuận cao. 2.1.2.Cơ cấu tổ chức( Theo quyết định số 1294/CTHK-QĐ của giám đốc chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm) -Căn cứ quyết định 359/QĐ-HĐQT- NHCT 1 ngày 23/11/2005 của Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam về việc ban hành qui chế tổ chức và hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh NHCT Việt nam -Căn cứ quyết định số 066/QĐ- NĐQT- NHCT 1 ngày 30/03/2004 của Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam về việc ban hành chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban tại các chi nhánh tham gia dự án HĐH. -Căn cứ quyết định số 704/QĐ- NHCT 1 ngày 15/08/2006 của Tổng Giám đốc NHCT VN về việc ban hành chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban tại chi nhánh NHCT. -Căn cứ quyết định số 1500/QĐ- NHCT 1 ngày 06/04/2006 của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam về việc sửa đổi bổ sung chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban tại chi nhánh NHCT. Các phòng ban của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm gồm có: 1/Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn 7/Phòng kế toán giao dịch 2/Phòng khách hàng 2 (DN vừa và nhỏ) 8/Phòng thanh toán xuất nhập khẩu 3/Phòng khách hàng cá nhân 9/Phòng tiền tệ kho quỹ 4/Phòng quản lí rủi ro 10/Phòng tổ chức hành chính 5/Tổ quản lý nợ có vấn đề 11/Phòng thông tin điện toán 6/Phòng kế toán tái chính 12/Phòng tổng hợp BAN GIÁM ĐỐC Giám đốc Phó GĐ Phó GĐ Phó GĐ Phòng tổng hợp Phòng thông tin điện toán Phòng tổ chức hành chính Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng thanh toán xuất nhập khẩu Phòng kế toán giao dịch Phòng kế toán tài chính Tổ quản lí nợ có vấn đề Phòng quản lí rủi ro Phòng khách hàng cá nhân Phòng khách hàng 2 Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHCT HOÀN KIẾM ` 2.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây So với nhiều chi nhánh khác của hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam, chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm có nhiều điều kiện thuận lợi: địa bàn thuộc quận Hoàn Kiếm là trung tâm thương mại lớn nhất Hà Nội gồm hơn 10 phường và hơn 22 vạn dân với diện tich 425km2. Nơi đây tập trung nhiều ngành nghề kinh doanh, nằm trên khu vực phố cổ có nhiều doanh nghiệp tổ chức kinh tế nơi giao lưu buôn bán cũng như văn hoá với người nước ngoài những thuận lợi đó mở ra cho ngân hàng nhiều cơ hội để hoạt động và phát triển , Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều khó khăn và thách thức: do địa bàn hoạt động năng động nên nơi đây tập trung nhiều chi nhánh các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác gây ra một sự cạnh tranh gay gắt nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay với những vấn đề hội nhập đang đến gần Nhìn chung trong những năm qua ngân hàng đã có những thành tựu đáng kể , có thể nói là một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất của hệ thống ngân hàng Công Thương Việt Nam . 2.1.3.1.Tình hình huy động vốn Nhìn chung chi nhánh luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng phục vụ,cố gắng duy trì phát triển nguồn tiền gửi của khách hàng truyền thống , tăng cường mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tiết kiệm.Nhờ đó nguồn vốn huy động của ngân hàng luôn ổn định và có xu hướng tăng, cơ cấu nguồn được cải thiện theo hướng tích cực.Tính đến 31/12/2006, tổng nguồn huy động đạt 4546,8 tỷ đồng Tiền gửi dân cư đạt 953,7 tỷ đồng,tiền gửi doanh nghiệp 2259 tỷ đồng Tiền gửi không kì hạn đạt 863,7 tỷ đồng , tiền gửi có kì hạn 2276,8 tỷ đồng Để có thể thấy tình hình huy động vốn của chi nhánh trong những năm gần đây ta có thể xem bảng sau: Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại NHCTHK những năm gần đây Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Tiền gửi doanh nghiệp 1690000 1922600 1826000 2259000 Tiền gửi dân cư 795000 810900 935000 953700 Tiền gửi không kì hạn 521850 820050 423000 836700 Tiền gửi có kì hạn 1963150 1913450 2338000 2276800 Tổng nguồn 2485000 2733500 2761000 4546800 (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm) Qua bảng số liệu có thể thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng trưởng trong những năm gần đây cho thấy đó không chỉ là kết quả của việc đa dạng hóa các sản phẩm cung ứng cho khách hàng với phong cách phục vụ văn minh lịch sự , tận tình chu đáo, mà còn củng cố thêm vị thế uy tín của chi nhánh trên thương trường .Với tổng nguồn vốn lớn và ổn định , chi nhánh hoàn toàn có đủ khả năng đáp ứng mọi nhu cầu về vốn đối với khách hàng , đồng thời tham gia chuyển vốn về ngân hàng công thương Việt Nam góp phần điều hòa toàn hệ thống và tham gia thị trường vốn. Cơ cấu huy động vốn cũng tăng trưởng theo chiều hướng tốt.Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tăng mạnh, đặc biệt năm 2006 có tốc độ tăng trưởng cao đạt 23.7% so với năm trước và chiếm 49,68% vốn huy động. Cơ cấu vốn huy động được chi tiết qua bảng sau : Bảng 2: Cơ cấu huy động vốn tại NHCTHK những năm gần đây: Đơn vị: Phần trăm (%) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Tiền gửi doanh nghiệp 68 70.33 66.1 49.7 Tiền gửi dân cư 32 29.67 33.9 50.3 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm) Theo dõi bảng phân tích số liệu trên, ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu từ hai nguồn đó là tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi dân cư, trong đó tiền gửi doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng nguồn huy động, điều đó cho thấy doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế là kênh thu hút vốn chủ yếu của chi nhánh trong những năm gần đây 2.1.3.2.Tình hình sử dụng vốn Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chính mang lại lợi nhuận cho ngân hàng Doanh số cho vay và dư nợ cho vay tăng trưởng hợp lí và giảm nhẹ năm 2006 so với năm 2005. Nợ quá hạn có xu hướng giảm qua các năm từ 17160 triệu năm 2002 xuống 9000 triệu năm 2003, đến năm 2004 và 2005 chỉ còn 63 triệu.Tổng dư nợ của chi nhánh tăng ổn định qua các năm, chất lượng tín dụng được đảm bảo. Bảng 3: Tình hình hoạt động tín dụng của NHCTHK những năm gần đây Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Doanh số cho vay 950000 980000 1000000 985000 Dư nợ cho vay 900000 930000 1100000 1070000 Nợ quá hạn 9000 630 630 100 (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm) Biểu đồ 1: Dư nợ cho vay của chi nhánh NHCTHK: Đến 31/12/2006, tổng dư nợ đầu tư và cho vay đạt 1070 tỷ đồng , trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm 20,56%,trung và dài hạn chiếm 79,43%. Dư nợ tín dụng của chi nhánh phân theo thời hạn vay được cụ thể hoá qua bảng sau: Bảng 4:Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn Đơn vị (phần trăm) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Dư nợ ngắn hạn 40 25 18,18 20.56 Dư nợ trung và dài hạn 60 75 81,81 79,43 (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm) Qua bảng phân tích số liệu trên, nhìn chung dư nợ trung và dài hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ của chi nhánh, chứng tỏ rằng hoạt động tín dụng của chi nhánh tập trung vào các khoản cho vay trung và dài hạn, điều này cũng khá phù hợp với cơ cấu nguồn huy động đó là nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế. 2.1.3.3.Hoạt động dịch vụ Mở cửa và hội nhập đang tạo ra cơ hội và thách thức mới cho các tổ chức kinh tế, mức độ cạnh tranh ngày càng cao, nền kinh tế ngày càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ cũng ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong thu nhập của các ngân hàng. Trong thời gian qua chi nhánh đã luôn chú trọng việc mở rông và nâng cao chất lượng các dịch vụ nhằm mang lại tiện ích lớn nhất cho khách hàng, nhờ vậy thu nhập dịch vụ ngày càng tăng thêm đến năm 2006 đã đạt 3043 tr đ -Hoạt đông thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại: trong năm 2006 doanh số thanh toán xuất nhập khẩu và tài trợ thương mại đạt 70 triệu USD, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 195 triệu USD -Thanh toán trong nước và chuyển tiền : trong năm 2006 doanh sôs thanh toán đạt 31500 tỷ đồng . Nhiều dịch vụ hiện đại cũng đã đựôc đưa vào sử dụng như dịch vụ chuyển tiền nhanh, chi trả lưông qua thẻ ATM, đảm bảo an toàn mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng Bảng 5:Hoạt động dịch vụ của chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm trong những năm gần đây Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 DS TT XNK (tr USD) 66 70 50 70 DS mua bán ngoại tệ(trUSD) 80 108 10 195 DS dịch vụ ngoại hối(trUSD) 1,6 2,7 6 5 DS TT trong nước (tỷđ) 24283 27360 32600 31500 Thu dịch vụ 3200 3000 3000 3043 (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm) 2.1.3.4.Hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh được đo bằng lợi nhuận hàng năm của ngân hàng đó . Năm 2006 lơi nhuận hạch toán của chi nhánh đạt 61 tỷ đồng. Có thể thấy kết quả hoạt động của chi nhánh qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2:Lợi nhuận NHCTHK qua các năm Đơn vị : tỷ đồng Qua biểu đồ chúng ta thấy lợi nhuận của chi nhánh trong những năm gần đay có xu hưống tăng , điều này chứng tỏ chi nhánh có tình hình tài chính ổn định đáng tin cậy cho khách hàng Những thành tựu đạt đựợc ở trên đã chứng tỏ chi nhánh với những cố gắng của cán bộ công nhân viên đã vươn lên trở thành một ngân hàng có uy tín và chỗ đứng nhất định trong mối quan hệ với khách hàng, các mặt hoạt động đều trên đà phát triển và phải nói rằng chi nhánh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh được giao năm 2006 2.2.Thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm. 2.2.1.Tình hình hoạt động cho vay của ngân hàng công thương Hoàn Kiếm Hoạt động cho vay của ngân hàng công thương Hoàn Kiếm những năm gần đây có những diễn biến tích cực Trong những năm qua, chi nhánh vẫn tiếp tục quán triệt phương châm: " Phát triển, an toàn, hiệu quả". Nhận thức được vấn đề này, cán bộ công nhân viên chi nhánh đã cố gắng sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất , tạo lợi nhuận cao nhất, an toàn nhất. Doanh số cho vay và dư nợ cho vay tăng trưởng hợp lí và giảm nhẹ năm 2006 so với năm 2005. Nợ quá hạn có xu hướng giảm qua các năm từ 17160 triệu năm 2002 xuống 9000 triệu năm 2003, đến năm 2004 và 2005 chỉ còn 63 triệu. Bảng 6: Tình hình hoạt động tín dụng của NHCTHK những năm gần đây Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Doanh số cho vay 950000 980000 1000000 985000 Dư nợ cho vay 900000 930000 1100000 1070000 Nợ quá hạn 9000 630 630 100 (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm) Như vậy, nhờ thực hiện tốt chỉ đạo của ngân hàng công thưong Việt Nam về việc kiềm chế tăng trưởng các khoản cho vay nóng, nâng cao chất lượng tín dụng, sàng lọc, chấm điểm khách hàng, nâng cao các điều kiện tín dụng, lựa chọn các khách hàng làm ăn có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, có uy tín làm khách hàng quen thuộc, giảm dần dư nợ, chấm dứt việc cho vay đối với các khách hàng mập mờ về tình hình tài chính, có tỉ lệ nợ quá hạn cao, chủ trương nâng cao chất lượng tín dụng, cơ cấu lại danh mục nợ vay, đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng nhằm phân tán rủi ro…Vì thế tổng dư nợ của chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm tăng ổn định và chất lượng tín dụng luôn được đảm bảo : Biểu đồ 3: Dư nợ cho vay của chi nhánh NHCTHK: Đến 31/12/2006, tổng dư nợ đầu tư và cho vay đạt 1070 tỷ đồng , trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm 20,56%,trung và dài hạn chiếm 79,43%. Ta có thể có cái nhìn tổng quát hơn qua bảng tổng kết tỷ trọng dư nợ ngắn, trung và dài hạn qua các năm như sau: Bảng 7:Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn Đơn vị (phần trăm) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Dư nợ ngắn hạn 40 25 18,18 20.56 Dư nợ trung và dài hạn 60 75 81,81 79,43 (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm) Qua bảng phân tích số liệu trên, nhìn chung dư nợ trung và dài hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ của chi nhánh, chứng tỏ rằng hoạt động tín dụng của chi nhánh tập trung vào các khoản cho vay trung và dài hạn, điều này cũng khá phù hợp với cơ cấu nguồn huy động đó là nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế. 2.2.2.Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm 2.2.2.1.Quy mô hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm thực hiện cấp tín dụng cho các khách hàng thuộc các đối tượng : khách hàng là các doanh nghiệp lớn, khách hàng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân. Để có thể thấy cái nhìn tổng quát về quy mô cấp tín dụng của chi nhánh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ta có thể theo dõi bảng sau : Bảng 8: Doanh số cho vay của ngân hàng công thương Hoàn Kiếm Đơn vị : Tr. đ Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng DNV&N 190000 19,4% 200000 20% 180000 18.3% Thành phần kinh tế khác 790000 80,6% 800000 80% 805000 81,7% Tổng doanh số cho vay 980000 100% 1000000 100% 985000 100% (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm) Bảng 9: Dư nợ cho vay của ngân hàng công thương Hoàn Kiếm Đơn vị: Tr. đ Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng DNV&N 110000 11,8% 100000 9,1% 95000 8,9% Thành phần kinh tế khác 820000 88,2% 1000000 90,9% 975000 91,1% Tổng dư nợ cho vay 930000 100% 1100000 100% 1070000 100% (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm) Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng dư nợ và doanh số cho vay của chi nhánh có tăng trong hai năm 2004 -2005 và có xu hướng giảm nhẹ 2005-2006. Mặt khác, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh lại có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2004 tỷ lệ dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ so với tổng dư nợ là 11,8%, năm 2005 là 9,1%, đến năm 2006 tỷ lệ này còn 8,9%. Sự suy giảm về tỉ trọng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể do chính sách mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh chưa được thực hiện. Tuy nhiên mặc dù dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng giảm nhưng doanh số cho vay lại tăng trong 2004-2005, giảm nhẹ 2005-2006 như vậy doanh số thu nợ lại có xu hướng tăng, có khả năng công tac thu hồi nợ của chi nhánh đã được cải thiện, nhờ đó có thể chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh đã được nâng cao. Cũng từ bảng phân tích số liệu trên ta thấy quy mô cho cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh không cao. Tỷ trọng doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng doanh số cho vay của chi nhánh chỉ mới trên dưới 20%. Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với đối tượng doanh nghiệp này so với tổng dư nợ của chi nhánh chỉ trên dưới 10%. Tình trạng không chỉ có ở chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm mà là tìn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32129.doc
Tài liệu liên quan