Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ XÃ AN BÌNH 3

1.Khái quát về Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình 3

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3

1.2 Chức năng và nhiệm vụ hiện nay 5

2.Các đặc điểm chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng nhân dân xã An Bình 6

2.1 Cơ cấu tổ chức 6

2.2 Đặc điểm đội ngũ lao động 11

2.3 Đặc điểm tài chính 13

2.4 Đặc điểm cơ sở vật chất 15

3.Kết quả hoạt động kinh doanh của QTDND xã An Bình giai đoạn 2005-2009 16

3.1 Khách hàng và thị trường 16

3.2 Thu nhập và lợi nhuận 17

3.3 Đóng góp vào ngân sách và thu nhập của người lao động. 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ XÃ AN BÌNH 20

1.Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình 20

1.1 Nhân tố khách quan 20

1.2 Nhân tố chủ quan 22

2.Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình 24

2.1 Tình hình huy động vốn 24

2.2 Tình hình sử dụng vốn 26

3.Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình 28

4.Đánh giá chung về chất lượng tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình 29

4.1 Những kết quả đạt được 29

4.2 Hạn chế 30

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ XÃ AN BÌNH 33

1.Định hướng phát triển của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình 33

1.1 Phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2010-2014 33

1.2 Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng của QTDND xã An Bình 35

1.3 Kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2010 37

2.Các giải pháp chủ yếu 39

2.1 Đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, năng nổ nhiệt tình trung thực 39

2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ vay vốn 40

2.3 Tăng cường quản lý món vay 41

2.4 Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ 43

KẾT LUẬN 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

 

 

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6065 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2008. Năm 2008 tăng 3162 triệu đồng,xấp xỉ tăng 66,5% so với năm 2007. Năm 2007 tăng 1610 triệu đồng,xấp xỉ tăng 51,2% so với năm 2006. Năm 2006 tăng 1588 triệu đồng,xấp xỉ tăng 102,1% so với năm 2005. Từ đó có thể thấy khách hàng gửi tiền vào Quỹ tăng lên hàng năm. - Thị trường Do quy mô của Quỹ tín dụng nhỏ nên chủ yếu hoạt động trên địa bàn xã An Bình.Hiện nay do kinh tế của địa phương khá phát triển nên cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Quỹ tín dụng.Quỹ tín dụng đang có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh sang xã ngay cạnh.Ngoài ra Quỹ tín dụng cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ phía các Quỹ tín dụng ở các xã lân cận và chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thuận Thành.Điểm mạnh của Quỹ tín dụng so với ngân hàng đó là thủ tục qui trình nhanh gọn hơn,hiểu khách hàng hơn do Quỹ chỉ hoạt động trên địa bàn xã An Bình. 3.2 Thu nhập và lợi nhuận Tổng thu của Quỹ tín dụng năm 2009 là 2.087.487.555 đồng.Trong đó có các khoản thu như bảng dưới đây :xem bảng 8 Thu lãi cho vay 1.972.892.275 Thu lãi góp vốn cổ phần QTDTW 144.000 Thu lãi tiền gửi 52.758.300 Thu từ nợ gốc đã xử lý rủi ro 53.433.000 Thu nhập khác 8.260.000 Đơn vị:đồng Bảng 8:Cơ cấu tổng thu năm 2009. Nhìn vào bảng 8 ta có thể thấy thu lãi cho vay chiếm 94,5% tổng thu của Quỹ tín dụng.Như vậy cho vay là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho Quỹ tín dụng. Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng thu 255.266.100 759.635.200 1.276.962.850 1.642.475.120 2.087.487.575 Bảng 9:Tổng thu của Quỹ tín dụng giai đoạn 2005-2009 Nhìn vào bảng 9 ta thấy tổng thu của Quỹ tín dụng tăng mạnh qua các năm. Lợi nhuận của Quỹ tín dụng qua một số năm : Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Lợi nhuận - 16.518.620 21.182.921 124.203.350 35.901.820 60.159.575 Đơn vị : đồng Bảng 10 : Lợi nhuận qua các năm của Quỹ tín dụng Nhìn vào bảng 10 cho thấy lợi nhuận của Quỹ tín dụng cơ bản là tăng lên qua các năm,chỉ có năm 2008 lợi nhuận thấp hơn năm 2007.Năm 2005 lợi nhuận của Quỹ tín dụng là âm là do mới thành lập,từ 2006 trở đi năm nào Quỹ tín dụng cũng có lợi nhuận.Năm 2009 tăng 67,6% so với năm 2008. 3.3 Đóng góp vào ngân sách và thu nhập của người lao động. - Đóng góp vào ngân sách Do quy mô còn nhỏ nên những đóng góp của Quỹ tín dụng cho ngân sách khá là khiêm tốnĐóng góp vào ngân sách cũng tăng theo sự phát triển của Quỹ tín dụng.Nộp ngân sách năm 2009 xem bảng 11 bên dưới: Thuế môn bài 1.000.000 Thuế thu nhập doanh nghiệp 3.071.900 Nộp ngân sách 4.071.900 Đơn vị: đồng Bảng 11:Nộp ngân sách năm 2009 của Quỹ tín dụng -Thu nhập của người lao động : xem bảng 12 STT Chức vụ Hệ số lương Phụ cấp Lương 1 Chủ tịch HĐQT 2,64 0,5 2.041.000 2 Giám đốc 2,34 0,5 1.846.000 3 Phó giám đốc 2,64 0,4 1.976.000 4 Kế toán trưởng 2,2 0,3 1.625.000 5 Kiểm soát trưởng 2,0 0,2 1.430.000 6 Thủ quỹ 2,0 0,2 1.430.000 7 Cán bộ tín dụng 2,2 1.430.000 8 Kế toán viên 1,8 1.170.000 9 Cán bộ tín dụng 2,2 1.430.000 10 Bảo vệ 1,8 1.170.000 Đơn vị :đồng Bảng 12:Danh sách lương tháng của cán bộ nhân viên Quỹ tín dụng năm 2009. Lương tháng của cán bộ nhân viên ở bảng 12 là cơ sở để Quỹ tín dụng đóng bảo hiểm xã hội.Ta có thể thấy là lương của cán bộ nhân viên của Quỹ tín dụng là khá thấp.Vì vậy Quỹ tín dụng có các chế độ khác cho cán bộ nhân viên của mình. Nhìn vào bảng 5 ta thấy năm 2009 Quỹ tín dụng : +Chi lương và phụ cấp lương 217.324.900 đồng +Chi trang phục giao dịch 6.500.000 đồng +Chi bảo hiểm xã hội 28.370.000 đồng +Chi ăn ca 78.000.000 đồng +Chi trợ cấp khác 17.940.000 đồng. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ XÃ AN BÌNH 1.Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình 1.1 Nhân tố khách quan - Môi trường pháp lý Các nhân tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đẩy đủ và thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí.Môi trường pháp lý tạo hành lang cho hoạt động kinh doanh tín dụng.Hoat động kinh doanh tín dụng hoạt động trong hành lang hẹp được kiểm soát chặt chẽ bởi Nhà nước vì đây là lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm cần phải kiểm soát hậu quả của nó, tuy vậy không phải là không còn nhiều bất cập.Môi trường pháp lý còn nhiều chỗ lỏng lẻo,thiếu đồng bộ,nhiều sơ hở .Ví dụ,hiện nay ở nước ta chưa hình thành thị trường bất động sản có tổ chức nên các tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn,lúng túng trong việc xác định giá trị bất động sản thế chấp để cho vay vốn.. Môi trường kinh tế Môi trường kinh doanh còn chưa ổn định. Các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước ta đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện.Khi chính sách của nhà nước thay đổi sẽ tác động không nhỏ tới hoạt động của Quỹ tín dụng. Nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng trưởng kinh tế. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi, nhu cầu về tín dụng lớn Quỹ tín dụng dễ dàng cho vay và rủi ro cũng thấp.Nhưng khi kinh tế trì trệ,giảm phát,thất nghiệp cao, đầu tư không mang lại hiệu quả thì hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng cũng sẽ gặp khó khăn do hoạt động huy động vốn gặp khó khăn,khả năng trả nợ của khách hàng cũng bị ảnh hưởng. Các nhân tố từ phía khách hang Người vay bị thất nghiệp nên không đảm bảo được mức thu nhập như đã dự kiến ban đầu. Người vay gặp những sự cố bất thường trong cuộc sống cũng là một nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho Quỹ tín dụng. Do người vay hoạch định ngân quỹ không chính xác ,không dự tính hết được các khoản chi tiêu dẫn đến xác định sai thu nhập có thể sử dụng để trả nợ Quỹ tín dụng. Rủi ro trong kinh doanh của khách hàng: được thể hiện ở mức độ biến động ít hay nhiều theo chiều hướng xấu của kết quả kinh doanh, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của người vay.Nguyên nhân dẫn đến rủi ro kinh doanh : Do trình độ sản xuất kinh doanh còn kém;do những thay đổi bất ngờ ,ngoài ý muốn của các điều kiện sản xuất kinh doanh.,chẳng hạn nhữngn biến động về giá cả,…từ các thị trường cung cấp và thị trường tiêu thụ. Rủi ro tài chính : Nếu người vay sử dụng vốn vay quá nhiều trong cơ cấu vốn sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì rủi ro tài chính sẽ tăng lên. Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích không đúng với phương án kinh doanh đã đề ra.Một số khách hàng sử dụng vốn vay vào những kế hoạch quá mạo hiểm,có rủi ro cao dẫn tới có thể không thể trả nợ cho Quỹ tín dụng đúng thời hạn. Tình trạng người dân trong xã chiếm dụng vốn của nhau diễn ra khá phổ biến như mua hàng chịu nhưng đòi mãi không chịu trả tiền dẫn tới khách hàng của Quỹ tín dụng có thể gặp khó khăn khi đến hạn trả nợ Quỹ tín dụng.Ví dụ như các hộ kinh doanh vật liệu xây dựng,xưởng cơ khí nếu không bán chịu thì hàng hoá chậm tiêu thụ nhưng nếu bán chịu thì khách hàng trì trệ không chịu trả tiền,trong khi đó vốn sản xuất kinh doanh của xưởng cơ khí có vay Quỹ tín dụng. 1.2 Nhân tố chủ quan Chất lượng công tác thẩm định hồ sơ vay vốn Quỹ tín dụng thẩm định hồ sơ vay vốn nhằm rút ra những kết luận chính xác về tính khả thi, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra của phương án kinh doanh để ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay. Mặt khác, thẩm định hồ sơ là cơ sở để Quỹ tín dụng xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lý, tạo điều kiện cho dự án hoạt động có hiệu quả tối ưu. Do đó, công tác thẩm định hồ sơ vay vốn nếu được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ, cẩn thận với chất lượng cao sẽ mang lại các quyết định chính xác, hạn chế được rủi ro đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho vay và lợi nhuận cho Quỹ tín dụng. Trái lại, nếu chỉ thẩm định một cách qua loa, hình thức, thiếu cẩn thận sẽ dẫn đến sự "lựa chọn đối nghịch", cho vay những dự án khả năng hoàn vốn thấp bởi vì những cá nhân với những phương án đầu tư rủi ro cao nhất là những người sẵn sàng vay nhất kể cả với lãi suất cao. Họ sẽ trở nên giàu có nhanh chóng nếu thực hiện thành công một cuộc đầu tư rủi ro cao nhưng đối với Quỹ tín dụng khả năng phương án đầu tư không thành công là rất cao và Quỹ tín dụng sẽ không được thanh toán. Một sai lầm thường gặp khi thẩm định hồ sơ là định giá tài sản cầm cố chênh lệch so với giá trị thực tế của nó. Giá trị của tài sản thế chấp, cầm cố là cơ sở để Quỹ tín dụng xác định số tiền cho vay, là vật đảm bảo Quỹ tín dụng thu hồi vốn đầu tư khi khách hàng mất khả năng trả nợ. Định giá tài sản thế chấp quá cao sẽ dẫn tới quyết định cho vay quá nhiều không phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng. Ngược lại, định giá tài sản quá thấp thì khách hàng không vay được đủ lượng vốn cần thiết cho đầu tư, họ phải đi vay thêm ở ngoài hay dùng vào việc khác dẫn đến việc sử dụng vốn không đúng với mục đích xin vay. Cung cấp thừa hoặc thiếu vốn cho khách hàng đều ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cũng không thực sự có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn trong việc định giá tài sản nên rất dễ sai sót nhất là khi giá trị tài sản lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố không định lượng được như tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ý thức bảo quản giữ gìn của công nhân, giá trị tài sản, cách thức khấu hao máy móc … -. Đội ngũ cán bộ tín dụng Khả năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức của cán bộ tín dụng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả tín dụng.Cán bộ tín dụng không chấp hành đúng qui trình cho vay ,quyết định cho vay thiếu thông tin xác thực. Cán bộ tín dụng không có đạo đức nghề nghiệp, coi tiền Quỹ tín dụng như thứ "tiền chùa", coi việc cho vay như là một sự ban phát, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, thậm chí tham nhũng, nhận phong bao, để rồi cho vay trái pháp luật: cho vay không cần thế chấp, nhận thế chấp không cần kiểm soát... để rồi đến khi vụ việc đổ bể thì để lại cho Quỹ tín dụng cả một khoản nợ không thu hồi được, ảnh hưởng đến uy tín chất lượng hoạt động của Quỹ tín dụng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành công của hoạt động tín dụng. Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, kinh nghiệm đánh giá chính xác tính khả thi của phương án , xác định chính xác năng lực thực sự của khách hàng để quyết định có cho vay hay không. Ngoài trình dộ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ tín dụng cần có sự hiểu biết về pháp luật, môi trường kinh tế xã hội, đường lối phát triển của đất nước, của thị trường... dự đoán trước được những biến động có thể xảy ra từ đó tư vấn cho khách hàng xây dựng lại phương án kinh doanh cho phù hợp. Nghiệp vụ hoạt động tín dụng càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao để sử dụng các phương tiện, phương pháp làm việc hiện đại thích ứng với sự phát triển không ngừng của xã hội. Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp và sự hiểu biết rộng chính là cơ sở để nâng cao chất lượng công tác tín dụng trong hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân. Kiểm soát nội bộ Các quy chế ,thể lệ cho vay và các nguyên tắc cho vay nếu cán bộ tín dụng không nắm vững sẽ gây nên tổn thất ,ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.Do đó công tác kiểm soát nội bộ giúp cho cán bộ tín dụng làm đúng cơ chế ,đúng pháp luật nếu phát hiện sai sót lệch lạc sẽ có biện pháp hạn chế hoặc ngăn ngừa tổn thất. Chính sách tín dụng không hợp lý.Ngoài ra trong thể lệ cho vay có những sơ hở để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn. Người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho người vay khi người này không có khả năng trả nợ. 2.Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình Kinh doanh tín dụng là nghiệp vụ chính của Quỹ tín dụng .Với sự cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên ,tình hình kinh doanh tín dụng của Quỹ tín dụng luôn hoàn thành các mục tiêu do đại hội thành viên đề ra ,qua đó từng bước ổn định và phát triển. 2.1 Tình hình huy động vốn Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào đăc biệt là các tổ chức tín dụng.Vì vậy muốn cho Quỹ tín dụng hoạt động ổn định thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của Quỹ tín dụng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các thành viên vay. Huy động vốn và cho vay luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau,tác động qua lại lẫn nhau.Có huy động được vốn mới có nguồn để cho vay,ngược lại mở rộng và nâng cao chất lượng sử dụng vốn thì huy động mới có hiệu quả.Trên cơ sở đó Quỹ tín dụng luôn quan tâm tích cực chủ động phát triển hoạt động huy động vốn dưới mọi hình thức,để đảm bảo quy mô nguồn vốn tăng trưởng theo kế hoạch đã xác định. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình là một quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cho nên nguồn vốn hoạt động chủ yếu là vốn huy động tại chỗ và vốn vay tù Quỹ tín dụng nhân dân trung ương chin nhánh Bắc Ninh.Nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn huy động tại chỗ nên vốn huy động của Quỹ tín dụng trong thời gian qua tăng trưởng khá ổn định. Như ở phần trên đã trình bày ta thấy tốc độ tăng của huy động vốn là rất cao,điều đó chứng tỏ hoạt động của Quỹ tín dụng ngày càng phát triển.Sự tăng trưởng vốn huy động hằng năm của Quỹ tín dụng xuất phát từ nhu cầu về vốn của các cá nhân và hộ gia đình trong xã ngày càng tăng và Quỹ tín dụng ngày càng mở rộng phạm vi cho vay do đó Quỹ tín dụng cần phải khơi tăng nguồn vốn hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu vay vốn của thành viên. Năm 2006 2007 2008 2009 Vay quỹ trung ương 1870 2700 2070 1900 Đơn vị:triệu đồng Bảng 13 :Vốn vay quỹ tín dụng nhân dân trung ương chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2009. Nhìn vào bảng 13 ta thấy vốn vay Quỹ tín dụng nhân dân trung ương chi nhánh Bắc Ninh có chiều hướng giảm dần qua các năm.Quỹ tín dụng nhân dân xã An Bình là khách vay thường xuyên của Quỹ tín dụng nhân dân trung ương chi nhánh Bắc Ninh.Trong những năm qua ,Quỹ tín dụng nhân dân xã An Bình luôn giữ được uy tín của mình vì vậy luôn được Quỹ tín dụng nhân dân trung ương tạo điều kiện cho vay điều hoà vốn kịp thời khi Quỹ tín dụng nhân dân xã An Bình có nhu cầu vay mở rộng tín dụng hay thanh toán.. Từ bảng 6 và bảng 13 ta có tỉ lệ của vốn huy động so với vốn vay Quỹ trung ương: Năm 2006 là 3143/1780,xấp xỉ 1,77 Năm 2007 là 4753/2700,xấp xỉ 1,76 Năm 2008 là 7915/2070,xấp xỉ 3,82 Năm 2009 là 11333/1900,xấp xỉ 5,96 Như vậy ta thấy tỉ lệ vốn huy động/vốn vay tăng dần qua các năm.Điều đó chứng tỏ Quỹ tín dụng đã từng bước chủ động được nguồn vốn hoạt động của mình,không còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay của Quỹ tín dụng trung ương để cho vay.Đạt được điều này là nhờ sự nỗ lực mạnh dạn của hội đồng quản trị và giám đốc đã có kế hoạch kinh doanh linh hoạt và phù hợp trong việc huy động vốn.Đây cũng là kết quả tốt mà Quỹ tín dụng đã đạt được trong nhiệm lỳ vừa qua.Vì vậy đã chủ động được vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của thành viên.Để có thể huy động được nhiều vốn hơn nữa cho hoạt động Quỹ tín dụng cần tiến hành một số biện pháp như: -Đa dạng hoá các hình thức huy động -Aps dụng lãi suất khuyến khích khi huy động vốn như gửi món tiền lớn trong thời gian dài lãi suất cao hơn món tiền nhỏ,nghĩa là trong cùng một thời gian gửi tiền với số tiền lớn sẽ có mức lãi suất cao hơn gửi món tiền nhỏ. -Tăng cường tiếp cận với đối tượng có thu nhập cao. -Thực hiện tốt bảo đảm tiền gửi cho khách hàng -Nhân viên giao dịch tiếp xúc với khách hàng phải năng động, sáng tạo ,thân thiện tạo cảm giác thoả mái tin tưởng cho khách hàng 2.2 Tình hình sử dụng vốn - Dư nơ cho vay: Năm Dư nợ cho vay 2005 3.529.000.000 2006 5.232.000.000 2007 7.332.000.000 2008 10.141.000.000 2009 13.434.000.000 Đơn vị:đồng Bảng 14: tình hình dư nợ cho vay giai đoạn 2005-2009. Nhìn vào bảng 14 ta thấy dự nợ cho vay tăng mạnh mẽ qua các năm.Cụ thể : Năm 2006 tăng 1703 triệu đồng so với năm 2005,xấp xỉ tăng 48% Năm 2007 tăng 2100 triệu đồng so với năm 2006,xấp xỉ tăng 40% Năm 2008 tăng 2809 triệu đồng so với năm 2007,xấp xỉ tăng 38% Năm 2009 tăng 3293 triệu đồng so với năm 2008,xấp xỉ tăng 32% Từ sự tăng trưởng ổn định của hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng cho thấy trong thời gian này Quỹ tín dụng luôn có lượng khách hàng ổn định,thường xuyên và đã thu hút thêm được khách hàng mới. -Doanh số cho vay và doanh số thu nợ: Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Quỹ tín dụng đã giải ngân trong một thời gian nhất định.Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Năm Doanh số cho vay Doanh số thu nợ 2005 7.132.000.000 3.601.000.000 2006 11.600.000.000 9.897.000.000 2007 16.145.000.000 15.334.000.000 2008 24.324.000.000 25.865.000.000 2009 41.821.000.000 38.690.000.000 Đơn vị:đồng Bảng 15: doanh số thu nợ,doanh số cho vay giai đoạn 2005-2009. Nhìn vào bảng 15 ta thấy doanh số cho vay tăng lên qua các năm.Cụ thể: Năm 2006 tăng 4468 triệu đồng so với năm 2005,xấp xỉ tăng 62,7%. Năm 2007 tăng 4545 triệu đồng so với năm 2006,xấp xỉ tăng 39,2% Năm 2008 tăng 8179 triệu đồng so với năm 2007,xấp xỉ tăng 50,7% Năm 2009 tăng 17497 triệu đồng so với năm 2008,xấp xỉ tăng 71,9% Doanh số thu nợ cũng tăng lên theo thời gian: Năm 2006 tăng 6296 triệu đồng so với năm 2005,tăng xấp xỉ 174,8% Năm 2007 tăng 5437 triệu đồng so với năm 2006,tăng xấp xỉ 54,9% Năm 2008 tăng 10531 triệu đồng so với năm 2007,tăng xấp xỉ 68,7% Năm 2009 tăng 12825 triệu đồng so với năm 2008,tăng xấp xỉ 49,6% Ta có thể thấy tốc độ tăng của doanh số thu nợ là cao.Doanh số thu nợ tăng dần qua các năm chứng tỏ công tác thu nợ ngày càng được chú trọng thực hiện.Công tác thu nợ được chú trọng góp phần giảm rủi ro tín dụng. -Tỉ lệ Nợ quá hạn/tổng dư nợ Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tỉ lệ nợ quá hạn/tổng dư nọ 0% 0,25% 0,18% 1,36% 1,3% Bảng 16:tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ qua các năm 3.Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình Thông qua sự phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng như phần trên chúng ta đã phần nào thấy được chất lượng tín dụng của Quỹ tín dụng.Nhưng để có thể đánh giá chất lượng tín dụng một cách rõ ràng hơn ta phải dựa vào một số chỉ tiêu nữa. Xét chỉ tiêu lợi nhuận: xem ở bảng 10 ta thấy Ngoài năm 2005 ( mới thành lâp)là Quỹ tín dụng có lợi nhuận âm.Còn từ năm 2006 trở đi năm nào Quỹ tín dụng cũng có lợi nhuận và năm sau cao hơn năm trước (trừ năm 2008 lợi nhuận thấp hơn năm 2007).Năm 2009 lợi nhuận tăng 67,6% so với năm 2008.Năm 2007 lợi nhuận tăng 486,3%.Đ iều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng của Quỹ tín dụng ngày càng được nâng cao lên. Năm Thu lãi từ cho vay 2006 756.420.200 2007 1.262.498.650 2008 1.542.939.920 2009 1.972.892.275 Đơn vị:đồng Bảng 17: Thu lãi từ cho vay giai đoạn 2006- 2009. Nhìn vào bảng 17 ta thấy lãi từ hoạt động cho vay tăng qua các năm,cụ thể: Năm 2007 tăng 506.078.450 đồng so với năm 2006,tăng xấp xỉ 66,9% Năm 2008 tăng 280.441.270 đồng so với năm 2007,xấp xỉ tăng 22,2% Năm 2009 tăng 429.952.355 đồng so với năm 2008,xấp xỉ tăng 27,9% Tuy nhiên ta có thể thấy tốc độ tăng của lãi từ hoạt động cho vay là không đồng đều. Xét chỉ tiêu nợ quá hạn: Năm Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ 2006 0,25% 2007 0,18% 2008 1,36% 2009 1,3% Bảng 18 : Tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2006-2009. Nhìn vào bảng ta thấy tỉ lệ nợ quá han là trong phạm vi cho phép (thấp hơn múc ngân hàng nhà nước quy định.).Như vậy tình hình tín dụng của Quỹ tín dụng là lành mạnh theo tiêu chí của ngân hàng nhà nước.Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng thì phải giảm tỉ lệ nợ ngắn hạn thấp hơn nữa. -Xét chỉ tiêu số lượt thành viên vay vốn: Năm Số lượt thành viên vay vốn 2005 319 2006 491 2007 644 2008 730 2009 922 Bảng 19:Số lượt thành viên vay vốn của Quỹ tín dụng giai đoạn 2005-2009 Nhìn vào bảng 19 ta thấy số lượt thành viên vay vốn tăng dần qua các năm.Điều đó cho thấy số lượng khách hàng của Quỹ luôn ổn định và tăng lên qua các năm. 4.Đánh giá chung về chất lượng tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình 4.1 Những kết quả đạt được Trong những năm qua tuy mới được thành lập không lâu nhưng Quỹ tín dụng cũng đã đi vào hoạt động ổn định và có bước phát triển rất đáng khích lê.Cùng với sự phát triển của Quỹ tín dụng hoạt động tín dụng cũng có bước phát triển khá mạnh.Dư nợ cho vay,doanh số cho vay,doanh số thu nợ năm sau đều cao hơn năm trước và tăng trưởng hàng năm với tỷ lệ cao. Nợ quá hạn luôn ở mức cho phép của ngân hàng nhà nước quy định ,đảm bảo an toàn cho các món vay.Vốn được sử dụng an toàn và hiệu quả nên hoạt động kinh doanh ổn định,lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Số lượng khách hàng vay ngày càng tăng ,khối lượng vay ngày càng nhiều hơn.Vay vốn của Quỹ tín dụng trung ương chi nhánh Bắc Ninh đã giảm dần qua các năm,Quỹ tín dụng dần dần chủ động được nguồn vốn hoạt động của mình. Để có được những kết quả như trên là do các nguyên nhân sau đây: -Công tác tín dụng được hội đồng quản trị và giám đốc thường xuyên quan tâm,chỉ đạo sát sao nhất là chất lượng tín dụng ,vì chất lượng tín dụng có tính chất quyết định sống còn đến vấn đề an toàn vốn -Củng cố chặt chẽ các bước kết nạp thành viên,thẩm định hồ sơ,xác định mức vay,các nguyên tắc cho vay và thu nợ -Thường xuyên nắm chắc chất lượng khách hàng vay vốn, -Các bước tiến hành cho vay đều được tiến hành kiểm tra ,xét duyệt kỹ càng trước ,trong sau khi vay để đồng vốn cho vay đúng đối tượng,đúng mục đích sử dụng và hiệu quả. -Thủ tục cho vay đúng nguyên tắc ,qui định của quy chế cho vay. -Thực hiện nhanh gọn các thủ tục vay vốn để cung cấp vốn kịp thời cho khách hàng. -Quỹ tín dụng luôn giữ vững ,củng cố và phát triển có hiệu quả quan hệ tín dụng với các khách hàng uy tín. 4.2 Hạn chế - Quỹ tín dụng đang trong quá trình hoàn thiện,đang hoạt động trong môi trường kinh tế ,xã hội,pháp luật chưa hoàn thiện nên không thể tránh khỏi thiếu sót trong quá trình hoạt động. - Dư nợ cho vay tăng nhanh nhưng cơ cấu cho vay chủ yếu vẫn là cho vay ngắn hạn,cho vay dài hạn chiếm một tỷ lệ nhỏ,như năm 2008 cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ 100%. - Việc áp dụng marketing vào hoạt động của Quỹ tín dụng còn nhiều hạn chế.Chi dành cho quảng cáo còn khá khiêm tốn. - Vẫn phải vay vốn của Quỹ tín dụng trung ương chi nhánh tỉnh Bắc Ninh. -Lợi nhuận có cơ bản là tăng dần qua các năm nhưng tốc độ tăng có lúc giảm xuống,năm 2008 lợi nhuận còn thấp hơn năm 2007. -Tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dự nợ vẫn có năm khá cao. -Tỷ lệ đăng ký giao dịch bảo đảm còn ít -Tuy tiền gửi tiết kiệm tăng lên qua các năm nhưng thực tế việc huy động vốn nhàn rỗi trong địa bàn dân cư vẫn còn hạn chế,chưa khai thác hết tiềm năng. Nguyên nhân của những hạn chế : Chủ trương chính sách của nhà nước chưa ổn định,hệ thống pháp luật chưa đồng bộ. Quy trình nghiệp vụ tín dụng phụ thuộc nhiều nhiều vào đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng:Thực tế hiện nay để thực hiện một món vay thì người cán bộ thực hiện tất cả các công đoạn.Cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin về khách hàng,phân tích đánh giá khách hàng,kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của các tài liệu do khách hàng cung cấp,phân tích tính khả thi,khả năng trả nợ của phương án ,dự án sản xuất kinh doanh,kiểm tra ,phân tích về tài sản thế chấp.Sau khi hoàn tất khâu thẩm định cán bộ tín dụng đưa ra đề xuất có cho vay hay không.Với quy trình như trên khối lượng công việc của cán bộ tín dụng là rất lớn nên không thể tránh khỏi sai lầm. Chất lượng hoạt động thẩm định chưa cao,trình độ của cán bộ tín dụng còn hạn chế: Do bị hạn chế về thời gian nên cán bộ tín dụng khó có thể thẩm định một cách chuẩn xác ,không có sai sót;do cán bộ tín dụng không thể có đủ kiến thức tổng hợp để có thể thẩm định những dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau. Đối với cán bộ tín dụng Quỹ tín dụng chưa có hình thức khen thưởng thích đáng để khuyên khích và nâng cao trách nhiệm trong quá trình cho vay.Cán bộ tín dụng là người thực hiện mọi nghiệp vụ tín dụng từ phân tích tín dụng,cho vay và thu nợ.Đó là cả một quá trình từ trước khi cho vay cho tới khi thu hồi cả gốc lẫn lãi.Do đó đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải có chuyên môn nghiệp vu và tinh thần trách nhiệm cao. Việc chấp hành quy trình tín dụng chưa nghiêm,kiểm soát không thường xuyên: Việc áp dụng các văn bản về cơ chế,chính sách chưa sát thực tế,chưa đúng với chỉ đạo của cơ quan ban hành văn bản.Khi thực hiện các văn bản còn khó khăn vướng mắc,chưa được xử lý kịp thời hiệu quả.Vẫn có trường hợp cán bộ tín dụng xét duyệt cho vay đã bỏ qua các nguyên tắc tín dụng,thực hiện không đúng qui trình nghiệp vụ cho vay.Có cán bộ tín dụng muốn cho vay được nhiều đã trước trong và giám sát sau khi cho vay nên để khách hàng sử dụng sai mục đích.Khi phát hiện ra khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ thì cán bộ tín dụng không có ngay biện pháp phù hợp để kịp thời xử lý và trong nhiều trường hợp đã gia hạn sai chế độ.Bên cạnh đó việc kiểm tra kiểm soát lại không được thường xuyên,nhiều khi chỉ mang tính hình thức nên không phát hiện kịp thời các sai phạm hoặc có phát hiện nhưng không có biện pháp xử lý hữu hiệu. Khả năng quản lý kinh doa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3809.doc
Tài liệu liên quan