Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại công ty cổ phần du lịch và thương mại Bắc Thăng Long

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH 3

1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động kinh doanh lữ hành 3

1.1.1 - Công ty lữ hành 3

1.1.1.1- Định nghĩa 3

1.1.1.2 - Vai trò của công ty lữ hành 3

1.1.1.3 - Hệ thống sản phẩm của các doanh nghiệp lữ hành 5

1.1.2 - Nội dung hoạt động kinh doanh lữ hành 6

1.1.2.1 - Định nghĩa chương trình du lịch 6

1.1.2.2 - Nội dung kinh doanh lữ hành 7

II. hiệu quả kinh doanh lữ hành . 16

1.1. Khái niệm 16

1.1.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành . 16

Hiệu quả kinh doanh lữ hành du lịch thể hiện khả năng sử dụng các yếu tố đầu vào và tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và tiêu thụ một khối lượng cao trong một thời gian nhất định nhằm áp ứng nhu cầu của khách du lịch với chi phí nhỏ nhất, đạt doanh thu cao nhất, thu được lợi nhuận tối đa và có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi trường . 16

1.1.2. Hiệu quả kinh tế 16

1.1.3. Hiệu quả xã hội. 17

1.2. Hệ thống các chỉ tiệu đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành . 18

1.2.1.Hệ thống chỉ tiêu tuyệt đối đánh giá hiệu quả kinh doanh chương trình

du lịch 18

1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu tương đối đánh giá hiệu quả kinh doanh. 23

1.2.3 . Hệ thống chỉ tiêu đánh giá vị thể doanh nghiệp. 25

1.3. ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành du lịch 26

1.3.1 Về phương diện kinh tế. 26

1.3.2 Về phương diện xã hội. 27

1.3.3. Các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch. 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HĐKD LỮ HÀNH VÀ HIỆU QUẢ KDLH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI BẮC THĂNG LONG 31

2.1 - Khái quát về tình hình của Công ty cổ phần du lịch và thương mại Bắc Thăng Long 31

2.1.1 - Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần du lịch và thương mại Bắc Thăng Long 31

2.1.2 - Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý 32

2.1.3 - Môi trường kinh doanh tại Công ty cổ phần du lịch thương mại Bắc Thăng Long 33

2.1.4 - Đặc điểm thị trường khách của Công ty Du lịch và thương mại Bắc Thăng Long 33

2.2 - Thực trạng HĐKD lữ hành tại Công ty cổ phần du lịch và thương mại Bắc Thăng Long 37

2.2.1 - Các chương trình du lịch của Công ty cổ phần du lịch và thương mại Bắc Thăng Long 37

2.2.2 - Tổ chức thực hiện chương trình du lịch tại Công ty cổ phần du lịch và thương mại Bắc Thăng Long 44

2.3 - Đánh giá HQKD lữ hành tại Cty du lịch Công ty cổ phần du lịch và thương mại Bắc Thăng Long 47

 

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HQKD LỮ HÀNHCỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI BẮC THĂNG LONG 51

3.1. Phương hướng chung. 51

3.2. Mục tiêu và phương hướng của Công ty Du lịch và thương mại Bắc Thăng Long. 54

3.3. Một số giải pháp. 54

3.3.3. Chính sách Maketing . 56

KẾT LUẬN 61

 

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3652 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại công ty cổ phần du lịch và thương mại Bắc Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh doanh trong kỳ phân tích phải lớn hơn một kỳ kinh doanh chương trình du lịch mới có hiệu quả và hệ số naỳ càng lớn hơn 1 thì hiệu quả của kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. * Tỷ suất lợi nhuận trên vốn. TSLNv = * 100% (%) Trong đó: TSLN : tỷ suất lợi nhuận/ vốn LN: lợi nhuận sau thuế TS: Tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cho biết một đồng tài sản bỏ vào kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một kỳ kinh doanh. Tỷ lệ này càng lớn càng có hiệu quả. Nó còn cho biết doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hay không. * Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Công thức tính: TSLNr = *100% (%) Trong đó: TSLNr : tỷ suất lợi nhuận/doanh thu LN : lợi nhuận sau thuế SD: Tổng doanh thu Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu và thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận và dùng đẻ so sánh giữa các kỳ phân tích, giữa các thi trường mục tiêu. * Số vòng quay của tài sản. Công thức tính : nTS = (Lần) Trong đó: STS : Tổng tài sản SD: Tổng doanh thu nTS : Số vòng quay của tài sản. Số vòng quay của toàn bộ tài sản cho biết, trong một kỳ hoạt động toàn bộ tài sản đưa vào kinh doanh được mấy lần. Số vòng quay càng lớn tức là sử dụng vốn càng có hiệu quả. Với lượng vốn cố định, doanh thu bán được càng nhiều sản phẩm thì lợi nhuận càng cao. Ba chỉ tiêu này có mói quan hệ với nhau như sau: Thông qua phương trình kinh tế trên cho thấy doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận phải phấn đấu theo hai hướng: + Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. + Không ngừng nỗ lực cải tiến hoạt động để tăng doanh thu bán hàng (tăng vòng quay tài sản). * Số vòng quay của vốn lưu động. Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích vốn lưu động quay được một vòng, tức là tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Số vòng quay càng lớn tức là sử dụng vốn lưu động càng có hiệu quả. 1.2.3 . Hệ thống chỉ tiêu đánh giá vị thể doanh nghiệp. Vị thế của doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp trên thị trường du lịch. Vị thế của doanh nghiệp được đánh giá thông qua chỉ tiêu thị phần của doanh nghiệp và chỉ tiêu về tốc độ phát triển. · Chỉ tiêu thị phần. Thị phần của doanh nghiệp là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm được so với thị trường của ngành trong không gian và thời gian nhất định, đồng thời cũng thông qua thị phần của doanh nghiệp gíup cho các nhà quản lý doanh nghiệp hoạch định chính sách kinh doanh một cách thích hợp. · Chỉ tiêu tốc độ phát triển liên hoàn. Vị thế tương lai của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về tốc độ phát triển khách hoặc doanh thu giữa hai kỳ phân tích. Đây là chỉ tiêu phản ánh sự biến đọng về khách hoặc doanh thu giữa hai kỳ phân tích. · Tốc độ phát triển bình quân. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển trung bình về khách hoặc doanh thu kinh doanh chuyến du lịch trong một thời kỳ nhất định. 1.3. ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành du lịch 1.3.1 Về phương diện kinh tế. Qua thực tiễn của quá trình kinh doanh đã cho chúng ta thấy được “thương trường là chiến trường”. Đây là chiến trường không tiếng súng, nhưng nó không kém phần quyết liệt, thậm chí còn quyết liệt hơn cả “chiến trường súng đạn”. Cũng vì thế mà ngày này cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là trong lĩnh vực lữ hành du lịch. Vì vậy mà luôn xảy ra tình trạng tranh giành khách và chèn ép giá, cò mối khách… Cho nên, để đứng vững và chiến thắng trong cạnh tranh, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của Công ty trên trường trong nước và quốc tế thì đòi hỏi các nhà kinh doanh lữ hành du lịch phải chú ý đến vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp. Khi kinh doanh lữ hành có hiệu quả về phương diện kinh tế có những ý nghĩa sau: + Cho phép các doanh nghiệp lữ hành thực hiện được tích luỹ và tái sản xuất mở rộng, tổ chức được nhiều chương trình mới hấp dẫn khách và có điều kiện giải quyết thoả đáng lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. + Đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân, vào số ngoại tệ hàng năm thu được trong tổng kim ngạch xuất khẩu. + Có thể kéo theo sự phát triển của các ngành khác như: giao thông vận chuyển, thông tin liên lạc… + Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành còn là động lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế… 1.3.2 Về phương diện xã hội. Đối với xã hội thì nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành có những ý nghĩa sau đây: + Góp phần tái sản xuất mở rộng, từ đó tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho người lao động, cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động. + Có điều kiện để tích luỹ vốn, cải tạo, tu bổ các công trình văn hoá, lịch sử đã xuống cấp, bảo vệ môi trường sinh thái. + Là biện pháp để tăng cường sức khoẻ cho người lao động. Chất lượng sản phẩm lữ hành cao sẽ làm cho khách thoả mái, phấn khởi như nguồn sinh lực mới cho họ sau chuyến đi du lịch. + Là điều kiện tích cực để giao lưu văn hóa giữa các vùng, các dân tộc, các quốc gia… Để mọi người ngày càng hiểu nhau hơn, sống hoà đồng hơn, giữ cho thế giới luôn luôn tươi vui, hoà bình. 1.3.3. Các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch. Để đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế trong kinh doanh lữ hành du lịch ta có thể xuất phát từ công thức tính hiệu quả kinh doanh tổng hợp sau: H = (lần) Trong đó: H: Là hiệu quả kinh tế. D: Là doanh thu C: là chi phí Như vậy ta thấy được muốn nâng cao hệ thống kinh tế, từ là làm cho H tăng lên thì thương số giữa phải tăng lên, tức là ta phải đồng thời giải quyết các vấn đề sau: * Tăng doanh thu trên cơ sở chi phí giữ nguyên. * Giảm chi phí trên cơ sở doanh thu giữ nguyên * Tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí (cả doanh thu và chi phí đều tăng) a - Giải pháp tăng doanh thu. Doanh thu lữ hành (D) được tính bằng công thức sau đây: D = Trong đó: Pi: Là giá bán của chương trình du lịch thứ i Qi: là số khách tham gia vào chương trình du lịch thứ i Do vậy, để tăng doanh thu ta phải: * Hoặc tăng số khách tham gia vào chương trình du lịch thứ i (1) * Hoặc tăng giá bán chương trình du lịch thứ i (2) * Hoặc vừa tăng giá bán chương trình du lịch thứ i, vừa tăng số lượng khách tham gia vào chương trình do lịch thứ i (3) * Hoặc tăng cái này, giảm cái kia nhưng tốc độ tăng bao giờ cũng lớn hơn tốc độ giảm (4) Ta thấy được trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay thì iải pháp (2) và (3) là phương án không có tính khả thi. Vậy chỉ có phương án hữu hiệu nhất là làm sao để tăng được số khách tham gia vào chương trình du lịch thứ i. Muốn làm được điều này thì các Công ty lữ hành du lịch cần phải: * Hoàn thiện công tác marketing, tức là có một chính sách marketing hữu hiệu và hợp lý để thu hút được khách đến với Công ty mình. * Nâng cao chất lượng sản phẩm lữ hành, tức là ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ trong chương trình du lịch, bổ sung các dịch vụ để chương trình ngày càng hoàn thiện hơn và phong phú hơn. Phải biết tạo ra các chương trình mới lạ, hấp dẫn thu hút được khách du lịch. b - Giải pháp tiết kiệm chi phí. - Tiết kiệm chi phí tuyệt đối, tức là cắt giảm những chi phí không cần thiết gây lãng phí chi phí kinh doanh. - Tiết kiệm chi phí tương đối, tức là bằng nhiều biện pháp để với chi phí như cũ mà doanh thu tăng lên. Ví dụ như cải tiến bộ máy quản lý hiệu quả hơn, áp dụng những chiến lược, sách lược phù hợp tạo ra hiệu quả cao. c- Giải pháp tăng doanh thu, tăng chi phí. Giải pháp tăng doanh thu, tăng chi phí nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí. Ví dụ như đầu tư vào yếu tố con người tạo ra được trình độ chuyên môn cao hơn, làm ăn hiệu quả hơn. Hay đầu tư vào chính sách marketing thu hút được nhiều khách hơn và từ đó làm tăng hiệu quả kinh tế. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HĐKD LỮ HÀNH VÀ HIỆU QUẢ KDLH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI BẮC THĂNG LONG 2.1 - Khái quát về tình hình của Công ty cổ phần du lịch và thương mại Bắc Thăng Long 2.1.1 - Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần du lịch và thương mại Bắc Thăng Long Chặng đường hơn năm năm hình thành và phát triển của công ty đã trải qua không ít thăng trầm với những mốc thời gian đáng nhớ như sau: 2002-2003: Công ty tập trung khai thác thị trường nội địa với thị trường chính là khối cơ quan nhà nước với các tour du lịch nghỉ dưỡng và bước đầu tạo lập được tên tuổi nhờ số lượng khách hàng chiến lược này.Về mảng du lịch quốc tế BTL Tours đã thành công với thị trường outbound Trung Quốc, trở thành một trong những thương hiệu mạnh trong phân khúc này, đặc biệt là thế mạnh về thị trường Hồng Kông,Ma Cao. Với những thành công ban đầu có được công ty đã được phép trở thành một thành viên của hiệp hội lữ hành châu Á – Thái Bình Dương( PATA) và hiệp hội các đại lý du lịch Mỹ ( ASTA). 2003-2004: Với những thành công trong hoạt động Outbound và nội địa công ty không ngừng mở rộng thị trường và tiến hành kinh doanh inbound với thị trường chính là Trung Quốc, Đông Nam Á thu được lợi nhuận lớn, với tốc độ tăng trưởng lên đến 50%.Cùng với hoạt động lữ hành công ty tiếp tục đầu kinh doanh khách sạn và bắt đầu xây dựng nhà hàng và mua được một đội xe. 2004-nay: Công ty tiếp tục mở rộng thị trường trên cả 3 mảng hoạt động inbound,outbound và nội địa và liên tục giữ được tốc độ tăng trưởng 20-30%. Các hoạt động khách sạn, nhà hàng và đội xe cũng thu được lợi nhuận lớn và tốc độ tăng trưởng cao 30-40% đã trở thành những cái tên khá quen thuộc của khách du lịch trong và ngoài nước 2.1.2 - Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý Biểu 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Giám đốc Điều hànhOutbound và nội địa Trợ lý GĐ P.Giám đốc kinh doanh du lịch P.Giám đốc tổng hợp P.Giám đốc hỗ trợ phát triển Hội đồng quản trị Kinh doanh Điều hành Inbound Đội xe Khách sạn Nhà hàng Hành chính nhấn sự Kế toán Bộ phận phụ trách in ấn Cơ cấu nhân sự trên được tổ chức với đội ngũ nhân lực 70 nhân lực, với sự phân công trách nhiệm rõ ràng và có sự phổi hợp rất đồng đểu giữa các bộ phận. Sự phân công trách nhiệm được thực hiện như sau: Ban giám đốc : 1 giám đốc và 3 giám đốc Phòng kế toán: 4 nhân viên Phòng hành chính nhân sự: 4 nhân viên Phòng kinh doanh: 6 nhân viên Phòng điều hành Outbound và nội địa: 5 nhân viên Phòng điều hành Inbound: 5 nhân viên Đội xe : 8 nhân viên Khách sạn: 15 nhân viên Nhà hàng: 15 nhân viên Bộ phận phụ trách dịch vụ in ấn: 4 nhân viên 2.1.3 - Môi trường kinh doanh tại Công ty cổ phần du lịch thương mại Bắc Thăng Long Công ty đã chủ động đầu tư một hệ thống trang thiết bị hiện đại để thuận lợi cho công việc trong quá trình hoạt động. Công ty tự trang bị hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật trang bị ngày một đồng bộ và hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt Công ty còn sử dụng mạng lưới thông tin liên lạc rất tiên tiến, nối mạng Internet, nhờ đó Công ty có thể liên lạc với mọi nơi trên thế giới thuận tiện và nhanh chóng. Ngoài ra Công ty còn có một hệ thống các nhà cung cấp xe các loại, hệ thống nhà hàng, khách sạn ở các điểm du lịch.Với mức trang thiết bị máy móc được trang bị khá đầy đủ mỗi nangười gần như sử dụng một máy vi tính, một điện thoại cố định. Hệ thống máy tính với mức độ hiện đại cao được kết nối mạng LAN và kết nối với bên ngoài qua mạng Internet. Điều này đã nâng cao năng suất làm việc của nhân viên. 2.1.4 - Đặc điểm thị trường khách của Công ty Du lịch và thương mại Bắc Thăng Long Tham gia thị trường kinh doanh du lịch lữ hành được hơn 5 năm, công ty đã có những bước phát triển nhanh chóng và chứng minh được giá trị thương hiệu trên thị trường. Là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa, thị trường khách của công ty được chia thành 3 bộ phận chính là: nội địa, outbound và inbound. Thị trường khách nội địa tập và outbound tập trung chủ yếu vào các tính phía bắc với khách hàng mục tiêu là các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp trên địa bàn Hà nội, Thái Nguyên.. và các tỉnh lân cận.Đây là thị trường lớn nhất và mang lại thu nhập chính cho doanh nghiệp.Đặc điểm chính của thị trường này là khách đoàn đi với chương trình trọn gói( packet tours), khả năng thanh toán ở mức trung bình và cao tủy thuộc vào thời điểm đi du lịch.Các chương trình đi vào thời điểm cuối năm, khách thường có khả năng chi trả cao và nhu cẩu mua sắm lớn. du khách đi vào mùa lễ hội và thời điểm hè khả năng chi trả ở mức trung bình. Khách du lịch inbound của công ty chủ yếu đến từ thị trường Singapore. Australia thông qua các đối tác gửi khách. Biểu 2.2. Cơ cấu khách theo bộ phận kinh doanh BỘ PHẬN SỐ LƯỢT KHÁCH NGÀY KHÁCH TRUNG BÌNH OUTBOUND 2,698 2.1 NỘI ĐỊA 5,231 1.5 INBOUND 1,015 4.2 TỔNG 8,944  ( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh lữ hành công ty Bắc Thăng Long) Như vậy ta có thể tính ra được tỷ trọng của các bộ phận như sau: Khách nội địa: =.100% = 59% Khách inbound:=.100% = 11% Khách outbound:=.100% = 30% Tỷ trọng đó được thể hiện rõ nét ở biểu đổ dưới đây: Biểu 2.3. Tỷ trọng cơ cấu khách theo bộ phận kinh doanh Qua biểu đồ và số liệu ở trên ta có thể thấy xét về số lượt khách hiện nay của công ty, thị trường nội địa vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất lên đến 59%, thị trường khách outbound chiếm 30% và thị trường inbound chỉ chiếm 11%.Sở dĩ có điều này là do mảng nội địa luôn có số lượng khách lớn do đặc điểm đi theo đoàn và đi theo các chương trình trọn gói theo các kỳ nghỉ lớn.Thị trường khách inbound là thị trường công ty đi vào khai thác chưa lâu nên uy tín thương hiệu chưa thực sự lớn để thu hút được nhiều các đối tác gửi khách từ nước ngoài. Biểu 2.4. Doanh thu và số lượt khách theo bộ phận kinh doanh BỘ PHẬN SỐ LƯỢT KHÁCH DOANH THU Tốc độ tăng trưởng so với năm 2006(%) OUTBOUND 2,698 10,203,836,000 15 NỘI ĐỊA 5,231 5,335,620,000 24.8 INBOUND 1,015 4,492,390,000 23.7 TỔNG 20,031,846,000 21% ( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh lữ hành công ty Bắc Thăng Long) Biểu 2.5. Doanh thu hoạt động kinh doanh lữ hành (2003-2007) Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu 8,738,750,647 10,049,563,244 11,908,732,144 14,885,915,556 20,095,986,000 ( Nguồn:Báo cáo hoạt động kinh doanh lữ hành công ty Bắc Thăng Long) Biểu 2.6. Tốc độ tăng doanh thu Qua bảng số liệu ở trên ta có thể thấy, dù có số lượt khách lớn nhất nhưng doanh thu mà thị trường nội địa mang lại không cao chỉ đạt hơn 5,3 tỷ đồng và chỉ nhỉnh hơn bộ phận inbound.Mảng thị trường khách inbound là mảng thị trường mang lại doanh thu lớn nhất lên đến hơn 10.2 tỷ đồng chiếm hơn 50% doanh thu.Qua đó cho ta thấy cũng nhủ nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, thị trường outbound vẫn là thị trường trọng \điểm và đóng vai trò quyết định trong thành công của công ty. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh lữ hành luôn đạt mức tăng trưởng khá cáo tử 15-40% qua các năm.Chỉ trong 5 năm doanh thu đã tăng hơn gấp 2,5 lần chứng tỏ sự tâng trưởng khá ổn định.Tuy vậy thực trạng và hiệu quả thực sự của hoạt động như thể nào chưa thể hiện hết ở đây mà được phân tích cụ thể tại phẩn 2.2 và 2.3 2.2 - Thực trạng HĐKD lữ hành tại Công ty cổ phần du lịch và thương mại Bắc Thăng Long 2.2.1 - Các chương trình du lịch của Công ty cổ phần du lịch và thương mại Bắc Thăng Long Các chương trình du lịch trọn gói Các chương trình du lịch của Công ty Bắc Thăng Long khá là phong phú và đa dạng, tuỳ thuộc từng thị trường khách khác nhau mà Công ty có những chương trình cho thích hợp với nhu cầu của khách du lịch và khả năng chi trả của khách. Các chương trình INBOUND. Các chương trình Inbound dành cho khách du lịch chia làm 2 dạng là các chương trình dành cho thị trường khách Âu-Mỹ và các chương trình cho thị trường khách Trung Quốc. * Các chương trình cho thị trường Âu-Mỹ: - Các chương trình du lịch trọn gói (Package Tour): Vì mảng thị trường phục vụ các khách Âu- Mỹ của Công ty là lớn nhất do vậy các chương trình phục vụ cho mảng thị trường này cũng chiếm phần lớn khối lượng các chương trình của Công ty . Công ty đã xây dựng và chào bán hàng sản phẩm du lịch trọn gói mang tên “Việt Nam New Discovery” bao gồm tập hợp nhiều chương trình du lịch trọn gói cả ba miền. Các chương trình này được chia nhỏ ra thành từng chương trình du lịch trọn gói khám phá từng vùng trên các miền Bắc - Trung - Nam với đầu vào là 3 trung tâm chính: Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong mỗi vùng khách du lich đều có thể chọn lựa các chương trình có độ dài từ 4-10 ngày, tuỳ theo quỹ thời gian của khách. Công ty cũng xây dựng hàng loạt các chương trình du lịch trọn gói đưa các khách du lịch đi cả 3 miền trong đó có chương trình tên là “ Vietnam Grand Adventure” trong khoảng thời gian là 20 ngày/19 đêm rất hấp dẫn. Hiện nay Công ty đang tiến hành khảo sát và xây dựng các chương trình mới chia làm nhiều chủ đề để cho các khách du lịch có thể dễ dàng lựa chọn tuỳ theo nhu cầu đi tham quan của mình. Một số chủ đề cho khách lựa chọn như: Classic, tham quan, tìm hiểu lịch sử Việt Nam, khám phá văn hoá các dân tộc thiểu số, du lịch nghỉ dưỡng… Các chương trình du lịch tự chọn (optional Tour) : Công ty có rất nhiều các chương trình Optional để phục vụ cho các khách du lịch không có thời gian dài ở Việt Nam hoặc những khách nước ngoài đang làm việc tại Hà Nội. Các Optional tour này thường là các chương trình ngắn từ 1-2 ngày, thậm chí1/2 ngày đi tham quan những điểm du lịch ở gần các thành phố chính là Hà Nội, Huế thành phố Hồ Chí Minh. Một số điểm du lịch được khách du lịch hay lựa chọn là: Hạ Long, Ninh Bình, Mai Châu-Hoà Bình, Chùa Hương và các điểm tham quan trong thành phố. Các Optional tour có đặc điểm là giá bán cao thông thường trung bình khoảng từ 15-30 USD/pax, sự canh tranh lớn nhưng các chương trình Optional này rất phù hợp với các khách du lịch lể, công vụ họ những thương nhân đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không có nhiều thời gian. Ví dụ: Tại Hà Nội, Công ty có gần 10 chương trình theo thứ tự từ HAN 01-HAN 07 cho các khách hàng lựa chọn. Khách du lịch có thể mua các chương trình Optional trước 1 ngày. Một chương trình Optional Tour phổ biến là HAN 01: - Buổi sáng: Đón khách tại khách sạn. Đi thăm Lăng Bác-Chùa Một Cột-Bảo tàng Hồ Chí Minh-Văn Miếu-Đền Quán Thánh. Trở về khách sạn. - Buổi chiều: Xe và hướng dẫn đón khách tại khách sạn vào lúc 1h30' cho khách đi tham quan Bảo tàng dân tộc học, Hồ Hoàn Kiếm. Du ngoạn 1 tiếng trên xích lô vòng quanh khu phố cổ Hà Nội và mua sắm. Sau đó thưởng thức 1 chương trình biểu diễn rối nước. Giá cho một chương trình Optional Đơn vị:USD/pax Số lượng 1 pax 2 pax 3 pax 4 pax up Giá 67 39 32 27 * Các chương trình cho thị trường Trung Quốc: Đối với thị trường Trung Quốc, các chương trình của Công ty nhấn mạnh vào các điểm tham quan có giàu tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam như: Hạ Long, Cát Bà, Tam Cốc-Bích Động…Các chương trình phục vụ cho khách Trung Quốc có đặc điểm: - Chương trình ngắn thường từ 2-5 ngày - Các điểm tham quan thường là các điểm có nhiều tài nguyên thiên nhiên đẹp như: Hạ Long, Tam Cốc-Bích Động - Các chương trình này đơn giản, giá bán thấp và mức độ tiện nghi các nơi lưu trú cũng như các phương tiện giao thông không có đòi hỏi cao. Một chương trình 3 ngày dành cho khách Trung Quốc thường là: Ngày 1: Đón khách ở sân bay, đưa khách đi thẳng đến Hạ Long, check-in khách sạn. Chiều thăm công viên Hoàng gia và bãi Cháy. Ngày 2: Lên tàu tham quan Vịnh Hạ Long, thăm động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ. Ăn trưa hải sản trên tàu. Chiều trở về Hà Nội check in khách sạn. Ngày 3: Nửa ngày city tour tại Hà Nội. Tham quan lăng Bác, nhà sàn và Bảo Tàng Hồ Chí Minh. Tiễn ra sân bay. * Các chương trình du lịch cho thị trường Nhật Bản-Hàn Quốc : Đây là thị trường mới đối với Công ty, thị trường này có nhiều tiềm năng xong Công ty vẫn chưa đẩy mạnh khai thác thị trường khách này một cách mạnh mẽ. Một số chương trình du lịch tiêu biểu cho thị trường khách này là : Chương trình du lịch thăm Vịnh Hạ Long 2 ngày/ 1 đêm, Hà Nội-Hạ Long-Ninh Bình- Hà Nội. Chương trình : Hà Nội- Hạ Long-Ninh Bình-Hà Nội. (3 ngày/ 2 đêm) Ngày 1 : Seoul- Hà Nội- Hạ Long. Đón khách tại Sân bay Nội Bài chuyến VN 937 (hạ cánh lúc 13 :05). Đưa khách đi thẳng xuống Hạ Long. Ăn bữa tối tại nhà hàng Việt Nam và nghỉ đêm tại Hạ Long Ngày 2: Hạ Long-Hà Nội. Ăn sáng tại khách sạn. Đi thuyền thăm vịnh trong vòng 06 tiếng thăm quan các động: Thiên Cung, Hang Đầu Gỗ tắm biển Hạ Long tại bãi tắm TiTop. Thưởng thức bữa trưa trên tàu bằng các loại hải sản. Buổi chiều trở về Hà Nội và ăn tối tại nhà hàng Hàn Quốc. Nghỉ đêm tại khách sạn ở Hà Nội. Ngày 3: Hà Nội- Ninh Bình-Hà Nội. Sau khi ăn sáng, khách du lich sẽ có một chuyến tham quan quanh thành phố: Lăng Hồ Chủ Tịch và khu nhà sàn, Chùa Một Cột. Rời Hà Nội sau khi ăn trưa. Đi Ninh Bình thăm quan Tam Cốc, Bích Động bằng thuyền nan. Trở về Hà Nội thưởng thức bữa tối và đi xem rối nước. Tiễn sân bay đưa khách trở về nước trên chuyến bay VN 936 cất cánh lúc 1:00. Nhìn chung ngoài các chương trình dành cho các khách Âu-Mỹ là rất phong phú và đa dạng, các chương trình Inbound dành cho các khách Châu á của Công ty vẫn còn nhiều hạn chế đòi hỏi Công ty cần phải có sự đổi mới trong các sản phẩm nếu thực sự muốn khai thác thị trường khách trong khu vực đầy tiềm năng này. Các chương trình nội địa. Trong thực tế, việc khai thác thị trường nội địa của Công ty không phát triển mạnh như khai thác thị trường khách quốc tế. Tuy vậy, thị trường ội địa cũng có một tầm quan trọng nhất định trong chiến lược kinh doanh của Công ty . Công ty chỉ có một nhân viên điều hành duy nhất phụ trách thị trường nội địa và việc tập trung khai thác thị trường này chỉ vào những mùa khách Inbound ít. Công ty Bắc Thăng Long đã xây dựng một hệ thống các chương trình nội địa rất đặc sắc trong năm 2006-2007, với nhiều chương trình du lịch trên cả 3 miền của tổ quốc với tên gọi là: “Du lịch trên mọi miền của tổ quốc”. Các chương trình này là các chương trình trọn gói trong khoảng thời gian từ 3-11 ngày trong đó có các chương trình được rất nhiều khách du lịch ưa thích như: chương trình Huế (4 ngày 3 đêm), hay chương trình đi thăm quan Hạ Long (3 ngày 2 đêm) với một mức giá hấp dẫn: 777000 đồng/chương trình tham quan Huế 5 ngày/4 đêm hoặc 485000 đồng/chương trình tham quan Hải Phòng, Cát Bà 3 ngày/ 2 đêm… Trong thời gian Festival Huế 2006, Công ty bán các chương trình đi du lịch trong dịp Festoval Huế 2006 cho các khách du lịch trong và ngoài nước. Các chương trình đi thăm này được tổ chức thành 4 đợt, mỗi đợt là một chương trình trong khoảng 4 ngày/3 đêm. Các chương trình được xây dựng phù hợp với lịch trình của Festival và bán ra với 3 loại mức giá khác nhau tương đương với các mức tiện nghi. Ngoài ra các chương trình đó còn giới thiệu thêm một loại hình dịch vụ mới cho các khách du lịch có khả năng chi trả thấp đó là dịch vụ lưu trú nhà dân. Mặc dù kinh doanh lữ hành nội địa không phải là sở trường của Công ty Bắc Thăng Long nhưng không vì thế mà Công ty coi nhẹ mảng thị trường này. Trong thời gian tới, thị trường du lịch nội địa chắc chắn sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa do vậy hoạt động của bộ phận này cần được Công ty quan tâm và phát triển hơn. Các chương trình du lịch OUTBOUND. Ngay từ khi Việt Nam tiến hành các hiệp định về thủ tục xuất nhập cảnh, các khách du lịch tham quan ra nước ngoài đã tăng lên đáng kể nhất là chuyến đi thăm các nước trong khu vực ASEAN, Trung Quốc,… Nắm bắt được xu thế hội nhập trong khu vực và trên thế giới, Công ty Bắc Thăng Long đã nghiên cứu, kết hợp độc đáo trong việc xây dựng các chương trình tham quan với việc mua sắm hàng hoá tại Thái Lan, Malaisia, Singapore, Trung Quốc (Hồng Kông-Macao) có tên gọi là: “Thế Giới ngày nay”. Các chương trình này tập chung chính vào các trung tâm du lịch của các nước bạn và những trung tâm thương mại như: * Vương Quốc Thái Lan: - Bangkok-Pattaya * Malaysia & Singapore - Singapore - Kuala Lumpur-Genting-Malacca-Johor Baru-Singapore * Trung Quốc: - Đảo Hải Nam - Bắc Kinh-Thượng Hải - Trung Hoa lục tỉnh - Quảng Châu-Thâm Quyến-Hông Kông-Macao Ngoài ra Công ty còn tổ chức các chương trình du lịch liên tuyến như: Thái Lan-Malaysia-Singapore. Các chương trình du lịch OUTBOUND của Công ty Bắc Thăng Long thường có độ dài khoảng từ 5-15 ngày. Trong qúa trình nghiên cứu xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch, công ty Bắc Thăng Long đã tích cực các biện pháp quảng cáo tuyên truyền về các chương trình của mình thông qua các tổ chức quốc tế như Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Hà Nội…Ngoài ra công ty Bắc Thăng Long còn là thành viên của hiệp hội PATA, ASTA…và có đại diện tại Vương quốc ANH, CHLB Đức, Mehicô. Những yếu tố trên đã giúp cho chi nhánh tăng cường giới thiệu các chương trình du lịch của mình đồng thời nhanh chóng tiếp nhận mọi thông tin, tình hình liên quan đến chất lượng chương trình du lịch của thế giới và đánh giá của bạn bè trên thế giới cũng như tiếp thu những quy trình công nghệ thiết kế, quy trình quản lý chất lượng hiện đại. Chính vì vậy Công ty luôn luôn chủ động trong việc điều chỉnh và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Đó là một lợi thế mà không phải công ty du lịch nào cũng có trong quá trình hoàn thiện và nâng cao chất lượng chương trình du lịch cũng như để nâng cao hiệu quả kinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20172.doc
Tài liệu liên quan