Chuyên đề Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản Minexport

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

DANH MỤC CÁC BẢNG 4

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 4

MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 8

1.1. TỔNG QUAN VỀ NHẬP KHẨU VÀ KINH DOANH NHẬP KHẨU 8

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nhập khẩu 8

1.1.2. Các hình thức nhập khẩu 11

1.1.3. Kinh doanh nhập khẩu 13

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU 19

1.2.1. Khái quát về hiệu quả kinh doanh 19

1.2.2. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu trong doanh nghiệp 24

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 28

1.3.1. Các nhân tố khách quan 28

1.3.2. Các nhân tố chủ quan 32

1.4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 34

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU THÉP Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN MINEXPORT 36

2.1. TỔNG QUAN VỀ CỤNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHOỎNG SẢN MINEXPORT 36

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 36

2.1.2. Lĩnh vực hoạt động 37

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 39

2.1.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 42

2.2. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU THÉP Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN 45

2.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thép của công ty trong vài năm gần đây 45

2.2.2. Tổ chức tiêu thụ mặt hàng thép nhập khẩu 47

2.2.3. Hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép của công ty : 49

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU THÉP CỦA CÔNG TY 51

2.3.1. Các kết quả đạt được 51

2.3.2. Những mặt tồn tại 51

2.3.3. Nguyên nhân tồn tại 52

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU THÉP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN 54

3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHẬP KHẨU VÀ KINH DOANH THÉP CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI 54

3.1.1. Mục tiêu kinh doanh tổng quát của công ty 54

3.1.2. Phương hướng hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép của công ty trong thời gian tới 54

3.1.3. Dự báo chung về tình hình nhập khẩu thép trong thời gian tới 56

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU THÉP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHÓANG SẢN MINEXPORT 58

3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm khai thác nguồn hàng nhập khẩu thép 58

3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm khai thác thị trường tiêu thụ 67

3.2.3. Các giải pháp khác 69

3.2.2. Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước 72

KẾT LUẬN 78

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 79

NHẬN XÉT SINH VIÊN THỰC TẬP 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2228 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản Minexport, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh tiết kiệm được chi phí không cần thiết, giảm thiểu được lượng hàng hỏng do bảo quản không tốt, tăng năng suất lao động. Ngoài các tài sản hữu hình ra, doanh nghiệp cần rất quan tâm đến hình ảnh, thương hiệu của mình trên thị trường. Đây sẽ là một vũ khí cạnh tranh vô cùng quan trọng của doanh nghiệp. Khi kinh doanh, tao được hình ảnh tốt, có uy tín với đối tác và người tiêu dùng sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm bớt được những rủi ro có thể gặp phải. Để làm được điều đó, điều cốt lõi là doanh nghiệp phải đảm bảo sản phẩm của mình có chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh. Bên cạnh đó tích cực hoạt động quan hệ công chúng và quảng bá hình ảnh của mình để tạo được niềm tin cho người tiêu dùng và để có được những khách hàng trung thành với sản phẩm. 1.3.2.4. Trình độ quản lý Trong nhập khẩu, doanh nghiệp phải tiến hành rất nhiều công đoạn và hàng hóa vận chuyển từ những nước xa xôi, bên cạnh đó các bạn hàng lại có rất nhiều khác biệt so với kinh doanh nội địa. Đo đó, đòi hỏi người quản lý phải thật sáng suốt, và chặt chẽ. Người quản lý phải đảm bảo việc quản lý các bộ phận và phối hợp hoạt động của các bộ phận. Chính vì thế yêu cầu người lãnh đạo phải có trình độ quản lý cao, biết xây dựng một hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu của công việc, hệ thống quảy lý phải khoa học, phân chia nhiệm vụ không mâu thuẫn chồng chéo nhau. Ngoài ra để có thể kinh doanh tốt trong nền kinh tế thị trường ngày nay, đòi hỏi người lãnh đạo phải nhạy bén, linh họa và biết chớp thời cơ. 1.4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP Hoạt động xuất nhập khẩu xuất hiện khi có sự chênh lệnh về các nguồn lực giữa các quốc gia. Khi một quốc gia không thể hay khó khăn trong việc sản xuất ra hàng hóa do không đủ nguồn lực để tạo ra nó sẽ dẫn đến việc nhập khẩu hàng hóa đó từ những nước khác, cũng như thế đối với doanh nghiệp để đáp ứng các yếu tố đầu vào mà trong nước không có hay không đủ thì việc phải tìm kiếm các nguồn lực từ bên ngoài là rất cần thiết. Tuy nhiên, do mọi nguồn lực trên thế giới không phải là vô tận, việc sử dụng các nguồn lực nhất là nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ dẫn đến sự khan hiếm và cạn kiện. Vì thế việc nhập khẩu không thể diễn ra một cách ồ ạt mà cần có sự tính toán kỹ lưỡng, phải có những phương án tối ưu. Như vây, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tức là nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực có hạn trong sản xuất, tránh tình trạng cạn kiện nguồn tài nguyên. Trong kinh doanh ngày nay, việc cạnh tranh và tồn tại được trên thương trường là rất khó. Nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ giúp mang về cho doanh nghiệp nhiều lợi nhuận hơn, không ngừng gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo ra được những nguồn lực để có thể mở rộng kinh doanh, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh việc giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững, nó còn giúp cho người lao động trong doanh nghiệp có được cuộc sống tốt đẹp hơn, doanh nghiệp sẽ quan tâm hơn đến người lao động, cải thiện điều kiện lao động, đào tạo nâng cao trình đọ cho họ. Đối với người tiêu dùng và xã hội, việc nhập khẩu đã giúp họ có được nhiều sự lựa chọn hơn về hàng hóa, đáp ứng nhiều hơn nhu cầu tiêu dùng. Do đó, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu sẽ đem lại cho họ những sản phẩm với chất lượng tốt hơn và với giả cả ngày càng rẻ hơn. Qua đó, cũng mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu là rất cần thiết. Nó không chỉ mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu nói riêng mà nó còn mang lại lợi ích cho cả xã hội. Chính vì thế nó trở thành mối quan tâm rất lớn của doanh nghiệp, đóng vai trò sống còn đối với hoạt động của doanh nghiệp. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU THÉP Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN MINEXPORT 2.1. TỔNG QUAN VỀ CỤNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHOỎNG SẢN MINEXPORT • Tên công ty: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản. • Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM NATIONAL MINERAL EXPORT-IMPORT JOINT STOCK COMPANY • Tên viết tắt: MINEXPORT JSC. • Địa chỉ: 28 Bà Triệu – Hàng Bài – Hoàn Kiếm – Hà Nội. • Điện thoại: 04.8253336 – Fax: 04.8253326 • E-mail: minexport@bdvn.vnd.net • Số Đăng ký kinh doanh: 0103011397 • Ngày cấp: 21/03/2006. Thay đổi lần cuối ngày 12/12/2007 • Người đại diện theo pháp luật: Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc : TRẦN THỊ LAN ANH • Vốn điều lệ: 24.000.000.000 vnđ 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu khoáng sản tiền thân là Công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản, được thành lập vào ngày 05/03/1956, là một trong những đơn vị có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất của Bộ Ngoại Thương trong những năm đất nước đổi mới và lĩnh vực xuất nhập khẩu chỉ thuộc một vài công ty nhà nước nắm giữ. Nhưng từ khi đất nước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, việc xuất nhập khẩu được thông thoáng hơn và nhiều thành phần kinh tế khác cũng có thể tham gia vào lĩnh vực này, do đó Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản đã chuyển đổi và thành lập lại theo quyết định số 331TM/TCCP ngày 31/3/1993 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại. Từ khi chuyển đổi, cũng là lúc đất nước bắt đầu mở cửa, nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường, công ty đi vào hoạt động với rất nhiều thách thức và khó khăn trong thời kì mới. Đến năm 2005, thực hiện chính sách đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà Nước, Bộ trưởng Bộ Thương Mại ra quyết định số 1266/QĐ-BTM về việc cho phép công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản (MINEXPORT) tiến hành cổ phần hóa ngày 26/04/2005. Sau một thời, đến tháng 3 năm 2006 công ty đã mở đại hội cổ đông đầu tiên để bầu ra hội đồng quản trị và ban kiểm soát theo đúng như điều lệ của công ty cổ phần. Sau khi được cổ phần công ty chính thức đăng kí tên hợp pháp là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản. Hoạt động với tư cách là công ty cổ phần Nhà nước trực thuộc Bộ Thương Mại, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, có tài khoản giao dịch tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam( VIETCOMBANK ) và ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu ( EXIMBANK) và kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu trong danh sách đã được Bộ Thương Mại phê duyệt và phù hợp với các quy định của Nhà nước. 2.1.2. Lĩnh vực hoạt động Để bảo đảm hoạt động kinh doanh trong thời kì cổ phần hóa công ty đã mở rộng thêm nhiều hoạt động kinh doanh, bên cạnh hoạt động chủ yếu là xuất nhập khẩu các mặt hàng khoáng sản, hóa chất, vật liệu… công ty còn kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng, lương thực thực phẩm, đại lý kinh doanh, dịch vụ môi giới vận tải, môi giới bất động sản, liên doanh liên kết đầu tư. Cụ thể: - Kinh doanh nguyên vật liệu khoáng sản, các loại quặng và tinh quặng kim loại (bao gồm cả các loại khoáng sản dùng trong ngành xây dựng và hóa chất trừ loại khoáng sản, loại hoá chất nhà nước cấm); kim loại đen, kim loại mầu và các loại hợp kim; nguyên vật liệu, vật tư, máy móc thiết bị thi công công trình, thiết bị điện phục vụ ngành điện. - Kinh doanh các loại hóa chất nhà nước không cấm, nhựa đường, chất dẻo, dầu nhờn và các phụ gia kể cả nhựa đường và các sản phẩm hóa dầu. - Kinh doanh các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng, điện tử, điện máy, ôtô, xe đạp, xe máy, điều hòa nhiệt độ, rượu, bia, nước giải khát (không bao gồm kinh doanh quán bar); nguyên phụ liệu thuốc lá (không bao gồm sản xuất thuốc lá). - Kinh doanh lương thực, thực phẩm, gạo, các mặt hàng nông, lâm, thủy, hải sản, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy hải sản, phân bón, phân hữu cơ, phân vi sinh (trừ loại lâm sản nhà nước cấm). - Kinh doanh vật liệu xây dựng, gỗ và lâm sản, trang thiết bị y tế, dụng cụ thiết bị âm thanh, nhạc cụ, thiết bị văn phòng, nội thất. - Đại lý kinh doanh các mặt hàng nhà nước không cấm cho khách hàng trong và ngoài nước. - Dịch vụ môi giới vận tải, đại lý và giao nhận vận chuyển hàng hóa; dịch vụ đóng gói hàng hóa, bao bì. - Dịch vụ môi giới bất động sản, nhà đất, cho thuê văn phòng, nhà ở, kho bãi, nhà xưởng, thi công công trình xây dựng và giao thông; tư vấn đầu tư theo quy định của pháp luật (không bao gồm tư vấn pháp luật và hoạt động tư vấn về giá đất). - Dịch vụ tổ chức phục vụ hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm trong và ngoài nước các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh của công ty. - Liên doanh, liên kết đầu tư, gia công, chế biến các mặt hàng khoáng sản và các mặt hàng khác nhà nước không cấm. Không hạn chế chỉ kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu khoáng sản, công ty đã có những mặt hàng mới có tỷ suất lợi nhuận cao hơn và có đáp ứng nhiều hơn nhu cầu xuất khẩu như hàng nông lâm thủy hải sản cũng như nhu cầu nhập khẩu là hàng tiêu dùng và phân bón , thức ăn chăn nuôi. Nhờ đó, công ty đảm bảo hoạt động kinh doanh mang lại doanh thu cho công ty và thu nhập cho công nhân viên. Bên cạnh đó từng bước đưa công ty phát triển mạnh hơn nữa. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản với tổng số nhân viên là 61 người với độ tuổi trung bình là 35 và đều có trình độ tay nghề, kĩ thuật cũng như học vấn đáp ứng đủ yêu cầu của công việc được sắp xếp trong cơ cấu tổ chức với các phòng ban và với chức năng và nhiệm vụ sau: • Hội đồng quản trị: gồm các thành viên do các cổ đông có quyền biểu quyết cử ra và dựa vào tỷ lệ vốn góp để cử. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có quyền thực hiện những hoạt động quan trong của công ty. Quyết định của hội đồng quản trị dựa trên nguyên tắc đa số phiếu. • Ban giám đốc công ty bao gồm một giám đốc và hai phó giám đốc. Giám đốc do Bộ Thương mại bổ nhiệm, là người điều hành hoạt động công ty theo chế độ thủ trưởng và chịu trách nhiệm về công ty trước Bộ Thương mại và Nhà nước. Hai phó giám đốc có nhiệm vụ trợ giúp và tư vấn cho giám đốc về các mục tiêu và chiến lược kinh doanh của công ty. • Ban kiểm soát: bao gồm 3 thành viên trong đó có 1 thanhg viên có nghiệp vụ kế toán tài chính, trưởng ban là cổ đông của công ty. Ban kiểm soát có quyền đề nghị triệu tập đại hội đồng cổ đông nếu phát hiện hội đồng quản trị có vi phạm về quản lý. • Phòng tổng hợp bao gồm hai phòng là phòng tổ chức cán bộ và phòng hành chính. Phòng tổng hợp có nhiệm vụ sắp xếp, đào tạo, tổ chức và quản lý lao động trong công ty hiệu quả, phù hợp, đồng thời giải quyết các chế độ về tiền lương, bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi cho mọi người thành viên công ty • Phòng kế toán tài vụ có nhiệm vụ theo dõi tình hình công nợ, kiểm số liệu của chứng từ thanh toán đồng thời cùng các phòng kinh doanh mở sổ sách tính toán theo dõi thu chi để quyết toán. • Bên cạnh phòng tổng hợp và phòng kế toán tài vụ như các doanh nghiệp khác, các phòng ban chủ yếu trong công ty là 6 phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Lãnh đạo mỗi phòng là các trưởng phòng và phó phòng. Các phòng thực hiện chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu và được giám đốc giao quyền tự chủ trong kinh doanh, các trưởng phòng chịu trách nhiệm về các hoạt động của phòng mình trước ban giám đốc. Các phòng được dùng vốn của công ty theo quy định, được công ty bảo lãnh để vay vốn ngân hàng theo khế ước vay. Các phòng phải chịu trách nhiệm bảo toàn, phát triển vốn, và trả lãi suất tiền vay và sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Các trưởng phòng được chủ động phân phối thu nhập cho người lao động trong phòng theo nguyên tắc “ phân phối theo lao động” đồng thời chịu trách nhiệm về sự cân bằng và hợp lý trong phân phối thu nhập. • Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh cũng có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu, bao gồm 2 phòng là phòng nghiệp vụ và phòng quản lý. Chi nhánh này thực hiện hạch toán phụ thuộc, tự chịu trách nhiệm về kinh doanh, tài chính, công nợ và những khoản nộp ngân sách Nhà nước, việc mua sắm tài sản cố định, sửa chữa lớn phải có báo công ty trước khi thực hiện. • Văn phòng đại diện giao nhân tại Hải Phòng làm nhiệm vụ giao nhận hàng của công ty cho các đơn vị bốc dỡ của cảng. Mọi phát sinh đều phải có dự trù và báo cáo thông qua phòng kế toán tài vụ và giám đốc phê duyệt. • Cửa hàng điện tử có chức năng kinh doanh các mặt hàng điện tử được công ty nhập khẩu, chủ yếu là các sản phẩm của JVC và Sony. • Ban kinh doanh chứng khoán và bất động sản mới được thành lập và có nhiệm vụ tìm hiểu và đầu tư vào các thị trường đang mang lại nhiều lợi nhuận là thị trường bất động sản và chứng khoán để có thể mở rộng hoạt động đầu tư của công ty đem lại lợi nhuận. Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cty cp XNK khoáng sản Phòng XNK 6 Phòng XNK 2 Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh Văn phòng đại diện tại Hải Phòng Phòng XNK 1 Phòng XNK 3 Phòng XNK 4 Phòng XNK 5 Ban KD CK và BĐS Cửa hàng điện tử Phòng Kế toán Tài vụ Phòng Tổng hợp Ban Giám đốc Hội đồng quản trị Ban kiểm soát 2.1.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 2.1.4.1. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật Công ty có số vốn điều lệ là 24 tỷ trong đó vốn sở hữu của Nhà nước chiếm 28,98% vốn điều lệ tương đương với 6.955 tỷ đồng, vốn của các cổ đông trong công ty được mua ưu đãi chiếm 4,58% và vốn thuộc sở hữu của các cổ đông khác chiếm 66,44% vốn điều lệ. Cơ cấu vốn này có thể được thay đổi trong quá trình kinh doanh của công ty. Cơ sở hạ tầng nhà xưởng bao gồm : Nhà làm việc tại 28 Bà Triệu với diện tích 1160m2 đang xây dựng lại để chở thành trụ sở và trung tâm thương mại, thuê tòa nhà 9 tầng tại 35 Hai Bà Trưng với thời gian 20 năm từ năm 1998, nhà kho Bình Triệu với điện tích 2453m2 , cùng nhiều diện tích đất, nhà sử dụng làm cửa hàng, gara ô tô, kho bãi khác Ngoài ra công ty còn nhiều máy móc thiết bị khác phục vụ trong việc thông tin liên lạc, đi lại vận chuyển, và kinh doanh sản xuất . 2.1.4.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh Về mạng lưới kinh doanh: Công ty có mạng lưới hoạt động kinh doanh khá rộng với trụ sở chính tại Hà Nội điều hành mọi hoạt động của các chi nhánh và phòng ban xuất nhập khẩu. Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu và quản lý một xí nghiệp sản xuất túi xách. Một cơ sở giao nhận tại Hải Phòng làm nhiệm vụ giao nhận hành hóa tại cảng. Ngoài ra công ty còn có một xí nghiệp sản xuất và chế biến phân bón phục vụ nông nghiệp tại Gia Lâm – Hà Nội. Về mặt hành kinh doanh: - Về xuất khẩu: Công ty thực hiện kinh doanh các mặt hàng khoáng sản quặng và tinh quặng, kim loại đen, kim loại màu và hợp kim, hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc, giầy dép. Bên cạnh đó các sản phẩm thủy tinh, đồ gốm sứ và các hàng hóa khô và nông sản ( ngoại trừ gạo) cũng được công ty tìm thị trường nước ngoài để xuất khẩu. - Về nhập khẩu: Công ty nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm hợp kim như sắt thép và hóa chất, phân bón. Ngoài ra vật liệu xây dụng, hàng tiêu dùng và máy móc công nghiệp cũng được công ty đáp ứng cho thị trường trong nước. Về thị trường và khách hàng: Trong giai đoạn trước đây, do ảnh hưởng của điều kiện chiến tranh nên nước ra chỉ có quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa. Trong hoàn cảnh đó, thị trường và khách hàng của công ty trong giai đoạn này cũng chủ yếu là các nước Đông Âu và Liên Xô. Về sau khi đất nước mở cửa, do nhu cầu phát triển công ty cũng mở rộng thêm thị trường xuất nhập khẩu sang các đối tác và bạn hàng mới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc…Trong đó thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty là Nga và Trung Quốc và thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước Bắc Âu và Anh. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty: Trong những năm vừa qua, tình hình kinh doanh của công ty nhìn chung là tốt. Tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí, công ty đã đạt được lợi nhuận không ngừng tăng hàng năm và thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng liên tục tăng lên. Đồng thời với việc tổng doanh thu tăng theo từng năm đã chứng tỏ quy mô hoạt động của công ty cũng ngày càng lớn hơn. Ngoài ra việc nộp ngân sách Nhà nước đầy đủ và đúng hạn không những phản ánh việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước mà còn cho thấy tình hình hoạt động của công ty vẫn tăng trưởng ổn định. Kết quả này cũng là cố gắng rất lớn của lãnh đạo công ty và toàn thể công nhân viên đã xác định và quyết tâm rất lớn. Bảng1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Đơn vị: Nghìn đồng TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1 Doanh thu 457.214.425 497.324.546 531.145.140 2 Chi phí 456.145.145 496.003.142 529.514.341 3 Lợi nhuận trước thuế 1.069.280 1.321.404 1.630.799 4 Lợi nhuận sau thuế 769.881 951.410 1.174.175 Nguồn: BCKD Phòng XNK 3 2.2. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU THÉP Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN 2.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thép của công ty trong vài năm gần đây Xuất phát từ thực tế hiện nay trên thị trường Việt Nam đang có một nhu cầu rất lớn về lượng thép phục vụ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và dùng trong các ngành công nghiệp nặng, trong khi nền công nghiệp thép của nước ta không đủ đáp ứng nhu cầu này, công ty Minexport đã tiến hành tìm kiếm và thúc đẩy hoạt động nhập khẩu thép nhằm đáp ứng một phần nào đó nhu cầu này. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty đã thực hiện mua bán với nhiều với nhiều đối tác khác nhau, và trong mỗi thời kì công ty đều xác định cho mình nguồn hàng chủ yếu để nhập khẩu cũng như thị trường đầu ra ổn định. Với nguồn hàng là những bạn hàng uy tín lâu năm, luôn đáp ứng những yêu cầu mà công ty đặt ra về chất lượng, giá cả và khả năng cung ứng, cũng như điều kiện giao hàng và thanh toán. Thông thường, trong quá trình nghiên cứu thị trường, công ty thường tìn kiếm các thông tin từ sách báo, bản tin thị trường của thông tấn xã Việt Nam, các tạp chí chuyên ngành nước ngoài, các thông tin của cơ quan thường vụ Việt Nam ở nước ngoài…bên cạnh đó, Internet cũng là công cụ tìm kiếm thông tin tìm kiếm thông tin rất hữu hiệu của doanh nghiệp. Về giao dịch buôn bán thép và các sản phẩm thép, trong thời gian qua công ty đã nghiên cứu và mở rộng quan hệ mua bán với các đối tác từ các quốc gia như Nga, Nhật, Hàn Quốc, Ukraina, Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN…Tuy vậy ở những thị trường như Nhật và Hàn Quốc thì công ty chỉ nhập khẩu những mặt hàng loại hai bởi những mặt hàng này có giá trị tương đối thấp. Tuy nhiên trong những năm gần đây, những thị trường thép mới nổi là Trung Quốc và Nga cùng với một số các nước ASEAN khác đã mang lại cho công ty nhiều sự lựa chọn hơn, bên cạnh đó, giá cả ở những thị trường này rất cạnh. Do đó để đáp ứng nhu cầu thép cho thị trường trong nước, cũng như để giảm chi phí đầu vào cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty cũng được chuyển dịch sang những nước có chi phí rẻ hơn. Qua bảng 2, ta thấy kim ngạch nhập khẩu thép của công ty đã có những thay đổi đáng kể. Dịch chuyển theo hướng phù hợp bằng cách thu hẹp thị trường, tập trung vào các thị trường có giá thành thấp là Trung Quốc và Nga, để đảm bảo việc giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Bảng 2:Kim ngạch nhập khẩu thép của công ty giai đoạn 2003-2005 Nguồn Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Giá trị (USD) Tỷ trọng giá trị (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng giá trị (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng giá trị (%) Trung Quốc 2092,131 99,1 1868,582 73,4 3741,34 73,7 Nga - - 677.200,2 26,6 1302,5 25,7 Hồng Kông - - - - 32000 0,6 Indonesia 18.378,46 0,9 - - - - Tổng 2110.509,46 100 2545782,2 100 5075,84 100 Nguồn: BCKD Phòng XNK 3 2.2.2. Tổ chức tiêu thụ mặt hàng thép nhập khẩu Sản phẩm thép được nhập về từ các nhà cung ứng nước ngoài công ty sẽ phân phối theo hai loại kênh là trực tiếp và gián tiếp đo đó sẽ tạo thuận lợi cho khác hàng trong việc chọn lựa và giao nhận. Lượng hàng thép dự trữ khi được nhập về sẽ được nhập vào các kho bãi của công ty, sau đó được chuyển tới các trung gian đại lý của công ty hoặc được vận chuyển trực tiếp đến khách hàng với những đơn đặt hàng trực tiếp từ công ty. Hình 3: Sơ đồ hệ thống phân phối thép của công ty Đại lý Công ty Khách hàng Khách hàng Khách hàng Chi nhánh Với kênh phân phối trực tiếp : Công ty trực tiếp đứng ra bán hàng tìm các khách hàng là các tổ chức sản xuất thuộc Nhà nước có nhu cầu về thép để sản xuất và các công ty xây dựng. Đây thường là những khách hàng quen thuộc của công ty nên công ty thường nắm rõ nhu cầu của họ và thường mua bán với khối lượng lớn. Kênh phân phối gián tiếp: công ty thực hiện phân phối thông qua mạng lưới đại lý của công ty và chi nhánh của mình. Với mạng lưới đại lý tập trung chủ yếu tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, công ty được tiếp xúc nhiều hơn với khách hàng. Tuy vậy, mạng lưới này còn chưa được mở rộng ra toàn quốc, do đó còn hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Bên cạnh đấy, việc đẩy mạnh việc xúc tiến bán hàng, giới thiệu sản phẩm của công ty còn hạn chế. Do đặc thù sản phẩm thép mà vấn đề thị trương tiêu thụ cũng có nhiều nét khác biệt. Thị trường khách hàng thường là các khách hàng quen thuộc và vấn đề mạng lưới tiêu thụ đóng vai trò qua trọng trong việc nâng cao hiệu quả tiêu thụ. Do đó việc phân phối tới các đại lý cũng như thực hiện các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp cho kết quả kinh doanh của công ty đạt được hiệu quả cao hơn. 2.2.3. Hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép của công ty : Bảng số liệu 3 dưới đây cho thấy hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản trong thời gian gần đây đã giảm xuống, tuy nhiên sự giảm sút này là không nhiều. Cụ thể, sản lượng thép nhập khẩu của công ty năm 2006 đã giảm 295 tấn, tương ứng với 2.55%, năm 2007 giảm 428 tấn, tương ứng với 3,79%. Mặc dù, sản lượng thép nhập khẩu của công ty giảm nhưng doanh thu từ hoạt động này của công ty lại tăng lên, năm 2006 doanh thu của công ty đã tăng lên 7.78%, năm 2007 đã tăng lên 4.22%. Tuy vậy nhưng lợi nhuận của công ty lại giảm xuống. Xảy ra điều này, chính là do chi phí nhập khẩu cùng với giá hàng nhập khẩu của công ty đã tăng lên rất nhanh trong khi dưới sức ép cạnh tranh từ thị trường trong nước, công ty không thể tăng giá bán lên quá cao.Chính điều này đã ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty. Năm 2006, lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh thép nhập khẩu của công ty đã giảm tới 24.7 % so với năm 2005, năm 2007 so với năm 2006 đã giảm 22.67%. Điều này chứng tỏ những biến động từ thị trường quốc tế đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh thép nhập khẩu của công ty, có thể thấy đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 3 năm trở lại đây. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng tài sản cố định của công ty cũng cho thấy điều đó. Các chỉ tiêu này liên tục giảm xuống trong giai đoạn 2005 – 2007. Do vậy, công ty cần có các hoạt động khai thác cũng như mở rộng nguồn hàng nhằm tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào những thị trường truyền thống hiện nay của công ty. Bảng 3: Một số chỉ tiêu đánh giá HQKD NK thép của công ty giai đoạn 2005-2007 Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 Sản lượng nhập khẩu Tấn 11.569 11.274 10.846 Doanh thu Nghìn đồng 80.335.136 86.584.320 90.238.720 Tổng chi phí nhập khẩu Nghìn đồng 78.364.584 85.265.891 89.681.285 Lợi nhuận sau thuế Nghìn đồng 560.397 421.983 326.301 Tổng vốn kinh doanh Nghìn đồng 17.512.821 17.816.214 18.072.117 Vốn lưu động Nghìn đồng 11.675.214 11.877.476 12.048.078 Vốn cố định Nghìn đồng 5.837.607 5.938.738 6.024.039 Tỷ suất lợi nhuận/ DT % 0,69 0.48 0.36 Tỷ suất lợi nhuận/ CP % 0.72 0.49 0.36 Tỷ suất lợi nhuận/vốn kd % 3.12 2.36 1.8 Tỷ suất lợi nhuận/vốn lđ % 4.8 3.55 2.71 Tỷ suất lợi nhuận/vốn cđ % 9.59 7.1 5.42 Số vòng quay vốn lđ Vòng 6.88 7.29 7.49 Nguồn : BCKD Phòng XNK 3 2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU THÉP CỦA CÔNG TY 2.3.1. Các kết quả đạt được Do đã có nhiều năm hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép và thường xuyên nhập khâu thép với khối lượng lớn trong nhiều năm vừa qua, công ty xuất nhập khẩu khoáng sản đã thực hiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép với nhiều chủng loại đa dạng về chất lượng, mẫu mã, chủng loại mặt hàng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu trong nước. Trong những năm trở lại đây, mặc dù mặt hàng thép có nhiều biến động đáng kể nhưng các nguồn hàng truyền thống của công ty vẫn đạt được sự ổn định nhất định, không có sự suy giảm đột biến về sản lượng. Điều này cho thấy, công ty đã chủ động phần nào trong việc khai thác nguồn hàng nhập khẩu của mình. Công ty có hệ thống phân phối trực tiếp các cửa hàng bán lẻ nhằm tránh việc sản phẩm chuyên gia các đối tượng phân phối trung gian, chính điều này đã một phẩn làm giảm giá thành sản phẩm thép, giúp tăng tính cạnh tranh và tăng lợi nhuận kinh doanh cho công ty. 2.3.2. Những mặt tồn tại Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thép nhập khẩu của công ty trong 3 năm trở lại đây liên tục giảm sút. Trong giai đoạn này, lợi nhuận của công ty giảm trung bình hơn 20%/ năm. Đây là dấu hiệu bất ổn trong hoạt động kinh doanh thép nhập khẩu của công ty. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động và tài sản cố định của công ty thấp, trong thời gian gần đây, hiệu quả này lại đang giảm xuông rõ rệt. Hoạt động nhập khẩu của công ty chỉ tập trung vào một số nguồn hàng chủ yếu, mặc dù đây là những nguồn hàng khá ổn định nhưng nó vẫn hàm chứa những rủi ro khi có những biến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 151.doc
Tài liệu liên quan