Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty công nghiệp hoá chất mỏ - TKV

Doanh thu thuần là một chỉ tiêu hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp nhưng cái mà doanh nghiệp quan tâm cuối cùng không phải là doanh thu thuần mà là phần lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (lợi nhuận sau thuế). Để đánh giá sự đóng góp của tài sản lưu động trong việc tạo ra lợi nhuận sau thuế ta sử dụng chỉ tiêu hệ số sinh lời của tài sản lưu động.

Hệ số sinh lời TSLĐ = LNST /TSLĐBQ

Năm 2006: 0,22

Năm 2007: 0,1

Năm 2008: 0,2

Ta thấy hệ số sinh lời của tài sản lưu động giảm và không ổn định. Năm 2006, một đồng tài sản lưu động tạo ra được 0,22 đồng lợi nhuận sau thuế nhưng sang năm 2007 một đồng tài sản lưu động chỉ tạo ra 0,1 đồng lợi nhuận sau thuế (giảm 54% so với năm 2006) và đến năm 2008 có 0,2 đồng lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ một đồng tài sản lưu động (giảm 9% so với năm 2006 nhưng tăng 50% so với năm 2007). Nguyên nhân là do năm 2007 lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh.

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3271 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty công nghiệp hoá chất mỏ - TKV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ãng phí” đối với doanh nghiệp, vì doanh nghiệp không thể sử dụng loại TSLĐ này hay nói chính xác hơn là không sử dụng như một loại tài sản có tính thanh khoản tốt. Đến 2 năm tiếp theo, lượng tiền này đã giảm đáng kể, như vậy doanh nghiệp đã có tìm ra phương thức vận chuyển tiền hiệu quả hơn. * Khoản phải thu: Công ty Công nghiệp hoá chất mỏ là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, có nhiều khách hàng nên các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn, cả 3 năm đều trên 40%. Trong các khoản phải thu ngắn hạn, phải thu khách hàng chiếm tỉ trọng cao nhất (năm 2006 là 88%, năm 2007 là 81% và đến năm 2008 tăng lên 93%). Như vậy, công tác thu hồi nợ của công ty chưa thực sự hiệu quả. Riêng tỉ trọng phải thu khách hàng so với tổng tài sản lưu động năm 2008 tăng lên so với cả 2 năm 2006 và 2007, đạt 39%, con số này ở mức cao, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp do tiền nhàn rỗi bị các khách hàng chiếm dụng. So sánh các khoản phải thu của khách hàng và doanh thu thuần ta thấy. Bảng 2.4 : So sánh doanh thu thuần và phải thu khách hàng Đơn vị: tỉ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu thuần 1487,895 1678,531 2960,210 Phải thu khách hàng 108,305 112,338 217,903 Phải thu khách hàng Doanh thu thuần 7,28% 6,69% 7,36% Nguồn: Phòng thống kê - kế toán - tài chính So với doanh thu thuần, thì số tiền khách hàng còn nợ doanh nghiệp chỉ chiếm từ 6.69% đến 7,36%, nghĩa là 100 đồng doanh thu có khoảng 6 đến 7 đồng khách hàng nợ. Như vậy, doanh nghiệp không bị ảnh hưởng quá nhiều do các khoản phải thu chiếm tỉ trọng lớn, tuy nhiên xét về lâu dài, doanh nghiệp cần quan tâm hơn nũa đến việc giảm luợng tiền nhàn rỗi này. * Hàng tồn kho: cũng vì là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên khoản mục này trong tổng tài sản lưu động chiếm tỉ trọng lớn. Bảng 2.5: Giá trị các thành phần trong hàng tồn kho các năm Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Hàng tồn kho 135771494 133153780 314423444 Hàng mua đang trên đường 1405009 4113432 15192956 Nguyên vật liệu 22145718 11462150 93137041 Công cụ, dụng cụ 2935723 2803339 5248856 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 19926610 15596043 8113687 Thành phẩm 5386507 7388358 9978510 Hàng hoá 83971927 91790458 182752394 Nguồn: Phòng tổng hợp – thống kê – kế toán Trong các thành phần của hàng tồn kho, năm 2008 đều tăng so với cả 2 năm trước đó. Năm 2007 có giá trị hàng tồn kho nhỏ nhất trong 3 năm. Nguyên nhân là do nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm. Tuy vậy, giá trị thành phẩm và hàng hoá năm 2007 cao hơn năm 2006, như vậy là công ty đang gặp khó khăn trong việc bán hàng. Năm 2007, không những sản xuất kém mà lượng hàng tiêu thụ cũng không được nhiều. Sang đến năm 2008, có thể thấy nền kinh tế lạm phát đã ảnh hưởng lớn đến giá trị mua nguyên vật liệu của doanh nghiệp, công cụ dụng cụ và đặc biệt là lượng hàng hoá cũng tăng cao, duy chỉ có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là giảm đi. Biểu đồ 2.6: Tỉ trọng các thành phần của hàng tồn kho Nguồn: Phòng tổng hợp kế toán thống kê Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy rõ 3 chỉ tiêu nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và hàng hoá là 3 khoản mục có tỉ trọng cao nhất trong các thành phần của hàng tồn kho của doanh nghiệp. Cao nhất vẫn là chỉ tiêu giá trị hàng hoá cũng bởi vì doanh nghiệp sản xuất ngành hàng vật liệu nổ công nghiệp cần nhiều nguyên vật liệu cũng như lượng hàng hoá lưu kho nhiều. Trong khi tỉ trọng hàng đang mua trên đường, thành phẩm và hàng hoá tăng dần qua các năm thì tỉ trọng công cụ dụng cụ và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang lại giảm dần do vào thời điểm cuối năm công ty có nhiều đơn đặt hàng. * Tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng khá nhỏ trong tổng TSLĐ của doanh nghiệp. Năm 2006 là 2.5%, năm 2007 chiếm 5.1%, năm 2008 là 3%. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp chủ yếu bao gồm thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, do doanh nghiệp phải mua nhiều nguyên vật liệu để sản xuất. Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình sử dụng tài sản lưu động của công ty chưa hợp lý. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản lưu động, đây là một điều mà bất kỳ một nhà quản lý kinh doanh nào cũng không mong muốn, vì tài sản lưu động nằm trong khâu này đều không những không sinh lời mà ngược lại có nguy cơ mất vốn lớn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do chưa làm tốt công tác thu hồi nợ do khách hàng chiếm dụng, vì vậy doanh nghiệp cần tích cực thu hồi để tăng nguồn thu, quay nhanh vòng vốn và tăng lượng tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán. Nguồn đầu tư cho tài sản lưu động Trong một doanh nghiệp, nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành nên TSCĐ, phần còn lại của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn đầu tư hình thành TSLĐ. Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với TSCĐ hay giữa TSLĐ với nguồn vốn ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên. VLĐ thường xuyên là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, trong đó thể hiện nguồn đầu tư cho TSLĐ. Ở công ty công nghiệp hóa chất mỏ, nguồn vốn ngắn hạn bao gồm vay ngắn hạn, nợ phải trả ngắn hạn và các khoản chiếm dụng vốn ngắn hạn khác hay chính là khoản mục tổng Nợ ngắn hạn. Biểu đồ 2.7 : Vốn lưu động thường xuyên của công ty công nghiệp hoá chất mỏ Đơn vị: tỉ đồng Nguồn: Phòng thống kê – kế toán Nhìn vào biểu đồ ta thấy, năm 2007 do nợ ngắn hạn tăng nhiều hơn về số tuyệt đối so với TSLĐ nên lượng vốn lưu động thường xuyên nhỏ hơn 2 năm còn lại. Nhưng cả 3 năm, vốn lưu động thường xuyên của công ty luôn dương chứng tỏ nợ ngắn hạn được sử dụng toàn bộ để tài trợ cho TSLĐ. Đây là mức cân bằng tài chính được coi là “cân bằng tốt”, an toàn và bền vững, tức là nguồn vốn ngắn hạn của doanh nghiệp không những được sử dụng để tài trợ cho TSCĐ mà còn được sử dụng để tài trợ một phần cho TSLĐ. Vốn lưu động thường xuyên được tài trợ chủ yếu cho các tài sản có tính thanh khoản cao. Vì vậy, công ty có đủ vốn để thanh toán các khoản nợ đến hạn và dự trữ được nhiều hàng tồn kho hơn, giúp cho việc sản xuất không bị gián đoạn. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty công nghiệp hoá chất mỏ Thay đổi về quy mô, tỉ trọng TSLĐ so với tổng tài sản * Sự thay đổi quy mô TSLĐ Bảng 2.8: Thay đổi quy mô của TSLĐ của công ty Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Số tiền Tăng so 2006(%) Số tiền Tăng so 2006(%) Tăng so 2007(%) Tổng tài sản lưu động 301523 337166 11.8 558908 85.36 65.77 Nguồn: phòng tổng hợp – thống kê – kế toán. Quy mô TLSĐ tăng qua các năm. Đặc biệt là năm 2008, tăng gấp 85,36% so với năm 2006 và 65,77% so với năm 2007. Sự thay đổi này góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, tạo nên giá trị lợi nhuận rất cao trong năm 2008 như đã trình bày ở trên. *Tỉ trọng TSLĐ trong tổng tài sản Bảng 2.9: Tỉ trọng TSLĐ trong tổng tài sản Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tài sản 410730071 503859292 807958975 TSLĐ 301523559 337166183 558908400 Tỉ trọng 73.4% 66.9% 69.2% Nguồn: Phòng tổng hợp - thống kê - kế toán Trong cả 3 năm, tỉ trọng TSLĐ so với tổng tài sản luôn ở mức cao, xấp xỉ 70%. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì TSLĐ phải ở mức cao để duy trì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tốc độ tăng tài sản năm 2007 so với năm 2006 là 22,7 %, còn TSLĐ tăng 11,8 %, đến năm 2008, tổng tài sản tăng so với năm 2007 là 60,3% còn TSLĐ tăng lên 65,77%. Như vậy có sự tăng lên đồng đều giữa tổng tài sản và TSLĐ, công ty duy trì được tỉ lệ TSLĐ ổn định. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Như đã trình bày ở chương I, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động được thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính tổng hợp: Tốc độ luân chuyển tài sản lưu động; hệ số sinh lợi của tài sản lưu động và các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng hàng tồn kho, khoản phải thu và cả khả năng thanh toán. Để có thể phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty công nghiệp hoá chất mỏ ta không thể không tính toán cụ thể các chỉ tiêu này. Tốc độ luân chuyển tài sản lưu động Bảng 2.10: Bảng tính tốc độ luân chuyển tài sản lưu động Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Số tiền Tăng so 2006 (%) Số tiền Tăng so 2006 (%) Doanh thu thuần Triệu đồng 1487895 1678531 12.8 2960210 98.9 Tài sản lưu động bình quân Triệu đồng 295524 319218 8.02 448037 51.6 Vòng quay tài sản lưu động Vòng 5.03 5.26 4.44 6.6 31.2 Thời gian luân chuyển tài sản lưu động Ngày 71.5 68.5 -4.25 54.5 -23.8 Hệ số đảm nhiệm TSLĐ 0.198 0.190 -4.25 0.15 -23.8 Nguồn: Phòng tổng hợp - thống kê Nhìn kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính phản ánh tốc độ luân chuyển tài sản lưu động của công ty công nghiệp hoá chất mỏ ta có nhận xét: * Về vòng quay tài sản lưu động Doanh thu thuần và tài sản lưu động bình quân đều tăng qua các năm: năm 2007 TSLĐBQ tăng 23,96 tỷ đồng (tương đương 8,02%) so với năm 2006, năm 2008 tăng 152,5 tỷ đồng (tương đương 51,6%) so với năm 2006. Nhưng tốc độ tăng không cao bằng tốc độ tăng doanh thu thuần (năm 2007 tăng 12,8% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 98,9% so với năm 2006), nên vòng quay của tài sản lưu động có xu hướng tăng lên. Công ty có vòng quay tài sản lưu động cao, tăng trong những năm vừa qua (năm 2007 tài sản lưu động luân chuyển được 5,26 vòng tăng 4,44% so với năm 2006, năm 2008 tài sản lưu động luân chuyển được 6,6 vòng tăng 31,2% so với năm 2006), điều này thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tốt của doanh nghiệp. * Về chỉ tiêu thời gian luân chuyển tài sản lưu động Theo kết quả tính toán, năm 2006 thời gian luân chuyển TSLĐ lên tới 71,5 ngày, tài sản lưu động mới luân chuyển được hơn một vòng. Hai năm tiếp theo thời gian luân chuyển TSLĐ giảm dần, năm 2007 giảm 4,25% và năm 2008 giảm 23,8 % so với năm 2006. Như vậy, TSLĐ của doanh nghiệp quay vòng nhanh. Công ty sản xuất đạt hiệu quả, hàng hoá sản xuất theo lượng đặt hàng nên tránh được bị động trong quá trình sản xuất. * Về hệ số đảm nhiệm TSLĐ Hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động của công ty cho thấy năm 2006 để tạo ra một đồng doanh thu thuần công ty mất 0,198 đồng nhưng sang đến năm 2008 mất 0,15 đồng tài sản lưu động tạo ra được một đồng doanh thu thuần. Điều này chứng tỏ hệ số đảm nhiệm của công ty giảm dần phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động thật sự hiệu quả và tiết kiệm. Là một chỉ tiêu ngược với số vòng quay của tài sản lưu động, hệ số đảm nhiệm TSLĐ giảm phản ánh hiệu quả trong sử dụng TSLĐ của công ty. Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh tự do và nền kinh tế đang có nhiều biến động, công ty cần duy trì tốc độ luân chuyển như trên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, chỉ có thế mới đảm bảo được một chỗ đứng vững chắc và một sự phát triển lâu dài của công ty. Hệ số sinh lời của TSLĐ Doanh thu thuần là một chỉ tiêu hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp nhưng cái mà doanh nghiệp quan tâm cuối cùng không phải là doanh thu thuần mà là phần lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (lợi nhuận sau thuế). Để đánh giá sự đóng góp của tài sản lưu động trong việc tạo ra lợi nhuận sau thuế ta sử dụng chỉ tiêu hệ số sinh lời của tài sản lưu động. Hệ số sinh lời TSLĐ = LNST /TSLĐBQ Năm 2006: 0,22 Năm 2007: 0,1 Năm 2008: 0,2 Ta thấy hệ số sinh lời của tài sản lưu động giảm và không ổn định. Năm 2006, một đồng tài sản lưu động tạo ra được 0,22 đồng lợi nhuận sau thuế nhưng sang năm 2007 một đồng tài sản lưu động chỉ tạo ra 0,1 đồng lợi nhuận sau thuế (giảm 54% so với năm 2006) và đến năm 2008 có 0,2 đồng lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ một đồng tài sản lưu động (giảm 9% so với năm 2006 nhưng tăng 50% so với năm 2007). Nguyên nhân là do năm 2007 lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho Bảng 2.11: Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá vốn hàng bán Triệu đồng 1284816 1453558 2474538 Hàng tồn kho bình quân Triệu đồng 137027 134463 223806 Doanh thu thuần Triệu đồng 1487895 1678531 2960210 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 9.38 10.81 11.06 Hệ số đảm nhiệm HTK 0.09 0.08 0.08 Thời gian 1 vòng quay HTK Ngày 38.39 33.3 32.56 Nguồn: Phòng tổng hợp – thống kê * Vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu này tăng đều qua cả 3 năm chứng tỏ vốn đầu tư hàng tồn kho vận động không ngừng, có xu hướng tăng lên, góp phần là nhân tố để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp qua các năm. * Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho: Cả 3 năm hệ số này được duy trì ở mức thấp 0,09 và 0,08. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho hàng tồn kho là rất tốt. * Thời gian một vòng quay hàng tồn kho: Giảm dần qua các năm, trung bình cả 3 năm là 34,75 ngày. Như vậy chỉ hơn một tháng là doanh nghiệp lại bắt đầu một chu trình hàng tồn kho mới chứng tỏ hoạt động sản xuất của công ty liên tục và hiệu quả. Tăng số vòng quay hàng tồn kho hay giảm hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho hoặc giảm thời gian 1 vòng quay hàng tồn kho đều nhằm làm tăng tốc độ luân chuyển HTK của công ty. Tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho là rút ngắn thời gian hàng tồn kho nằm trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh như dự trữ, sản xuất và lưu thông. Đồng thời là điều kiện quan trọng để phát triển sản xuất kinh doanh, để doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô của quá trình sản xuất mà không cần tăng thêm vốn đầu tư. Tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho còn góp phần giúp doanh nghiệp giảm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp thoả mãn các nhu cầu sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Kì thu tiền Bảng 2.12: Chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu và kì thu tiền bình quân của công ty công nghiệp hoá chất mỏ năm 2006-2008 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu thuần Triệu đồng 1487895 1678531 2960210 Các khoản phải thu bình quân Triệu đồng 114837 129652 185407 Vòng quay khoản phải thu Vòng 12.96 12.95 15.97 Kì thu tiền bình quân Ngày 27.79 27.8 22.55 Nguồn: Phòng tổng hợp thống kê Doanh thu thuần và các khoản phải thu bình quân đều tăng qua các năm nhưng vòng quay các khoản phải thu và kì thu tiền bình quân tăng, giảm không ổn định. Năm 2007 có vòng quay khoản phải thu thấp nhất (12,95 vòng) và kì thu tiền bình quân là đạt cao nhất (27,8 ngày ). Như vậy, có thể thấy rõ tốc độ tăng của doanh thu không cao bằng tốc độ tăng của các khoản phải thu. Năm 2007, doanh thu tăng 12,8 % còn các khoản phải thu tăng 12,9%. Nguyên nhân là do công ty áp dụng phương thức bán buôn là chủ yếu, nên khách hàng thanh toán chậm. Ngoài ra, năm 2007 công ty áp dụng chính sách tín dụng bán hàng dài hạn, chính sách này cũng ảnh hưởng đến lượng nợ phải thu của công ty. Đến năm 2008, tình hình đã được cải thịên, công ty có số vòng quay khoản phải thu tăng cao và số ngày trong kì thu tiền bình quân giảm xuống còn 22,25 ngày, có nghĩa là công ty đã cải thiện được tốc độ thu hồi nợ. Khả năng thanh toán Trong một doanh nghiệp, TSLĐ ngoài được sử dụng trong quá trình sản xuất còn có vai trò rất lớn trong khả năng thanh toán. Bảng 2.13 : Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Số tiền Tăng so 2006 (%) Số tiền Tăng so 2006 (%) I. TSLĐ 301523559 337166184 11.8 558908400 85 1. Tiền 40253542 50536190 25.5 81033429 75.8 2. Các khoản phải thu 121815845 137488642 12.9 233324652 78.7 3. Hàng tồn kho 131916166 131977187 0 227855644 72.7 4. TSLĐ khác 7538006 17164165 127.7 16694675 -6.2 II. Nợ ngắn hạn 253202694 306700097 -5.36 516619719 31.06 III. Các chỉ tiêu 1.Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn(I/II) 1.19 1.099 -7.7 1.082 -9.7 2.Khả năng thanh toán nhanh(I-3/II) 0.67 0.67 -0.17 0.64 -4.37 3.Khả năng thanh toán tức thời (1/II) 0.159 0.165 3.67 0.157 -1.34 Nguồn: Phòng thống kê - tài chính - kế toán *Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn bằng cách chuyển đổi tài sản lưu động thành tiền. Theo kết quả tính toán thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2006 là 1,19, năm 2007 giảm xuống 1,009 và năm 2008 lại tiếp tục giảm 4,37% xuống 0,64. Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn ở mức cao. * Hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn, đến hạn thanh toán trong kỳ mà không phải dựa vào việc phải bán ngay các tài sản dự trữ. Hệ số này năm 2007 giữ nguyên so với năm 2006 và năm 2008 giảm xuống một chút là 0,64. Như vậy, khả năng thanh toán nhanh của công ty là khá tốt, có thể nói khoản mục hàng tồn kho trong công ty chiếm tỉ trọng hợp lí nên khi không có nó, công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh của mình. *Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty không cao lại có sự không ổn định, năm 2007 tăng lên 0,165 nhưng năm 2008 lại giảm xuống 0,157 kém cả năm 2006. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp yếu do đó dễ gặp rủi ro trong kinh doanh do công ty không có đủ khả năng trả nợ ngay mà cần có thời gian để chuyển các tài sản lưu động khác thành tiền mới trả được nợ ngắn hạn. Trong nợ ngắn hạn của công ty, chiếm tỉ trọng chủ yếu là vay nợ ngắn hạn và phải trả người bán, đặc biệt do thời điểm hạch toán thường là thời điểm sản xuất bước vào chu kì tăng trưởng nên công ty phải mua nhiều nguyên vật liệu để sản xuất, cũng là thời điểm cuối năm nên chưa thanh toán tiền hàng năm trước. Vì vậy, khoản phải trả người bán của công ty cần được xem xét ở thời điểm thích hợp, không phải là nguy cơ ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán của công ty. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty Công nghiệp hoá chất mỏ Kết quả đã đạt được Công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ - TKV là một trong các doanh nghiệp được Nhà nước phân công và cho phép sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực VLNCN, bao gồm từ sản xuất, xuất nhập khẩu nguyên liệu, VLNCN, bảo quản, dự trữ quốc gia, cung ứng đến làm dịch vụ nổ mìn cho tất cả mọi khách hàng có yêu cầu. Công ty đã xây dựng một hệ thống mạng lưới các cơ sở SXKD trên địa bàn cả nước gồm gần 30 đơn vị trực thuộc với gần 3.000 tấn phương tiện vận tải thuỷ bộ, trên sáu ngàn tấn trữ lượng kho đảm bảo tiêu chuẩn an toàn TCVN 4586-1997; có nhiều cảng chuyên dùng bốc xếp VLNCN, có bốn dây chuyền sản xuất thuốc nổ với năng lực sản xuất trên 45.000 tấn/năm, trong đó có dây chuyền sản xuất các loại thuốc nổ an toàn chuyên dùng cho các mỏ hầm lò có khí và bụi nổ; có cơ sở nghiên cứu, thử nghiệm VLNCN đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025-2005. Tính đến năm 2008, công ty đã đạt được nhiều thành tựu, doanh thu và lợi nhuận đều tăng mạnh, vượt kế hoạch đề ra. Hoạt động kinh doanh của công ty thuận lợi, cạnh tranh với các công ty khác cùng ngành. Ngành vật liệu nổ công nghiệp tính đến nay chỉ có 6 doanh nghiệp được phép sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, trong đó có 5 doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng và một doanh nghiệp của Bộ Công Thương. Cũng chỉ có 2 doanh nghiệp được quyền cung ứng vật liệu nổ công nghiệp là Công ty Công nghiệp hóa chất mỏ (VIMICCO) thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Công ty Vật tư Công nghiệp quốc phòng (GAET) thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng. Công ty đựơc Nhà nước tin tưởng giao cho nhập khẩu nhiều loại vật liệu nổ từ nước ngoài nên ảnh hưởng không nhỏ đến các khoản mục trong bảng cân đối kế toán liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất. Tổng tài sản và đặc biệt là tài sản lưu động cuả công ty công nghiệp hoá chất mỏ luôn ở mức cao để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua quá trình phân tích ở trên, ta thấy, TSLĐ của công ty được sử dụng hiệu quả. Hiệu quả đó không chỉ thể hiện trực tiếp bằng số lợi nhuận cao thu được mỗi năm mà còn được thể hiện trong cơ cấu từng thành phần của TSLĐ và qua các chỉ tiêu đánh giá. Về tiền và các khoản tương tiền, công ty duy trì một lượng tiền mặt hợp lí, đủ chi tiêu khi cần thiết. Bạn hàng nước ngoài của công ty tuy bị cạnh tranh nhiều bởi công ty GAET nhưng vẫn giữ được mối quan hệ lâu bền với các doanh nghiệp của Ấn Độ và Tây Ban Nha. Cuối năm là giai đoạn sản xuất pháp triển, công ty cũng đã duy trì đựơc lượng hàng tồn kho cao, đủ cho sản xuất và cung ứng cho thị trường. Công ty hoá chất mỏ tiêu thụ sản phẩm do tự mình sản xuất và nhập khẩu của nước ngoài. Sản phẩm của công ty luôn chiếm lĩnh được trên 50% thị phần tiêu thụ trên thị trường. Một phần là nhờ cơ cấu nguồn tài trợ cho TSLĐ của công ty hợp lí. Để đối mặt với sự biến động của thị trường nguyên vật liệu nhập khẩu (rủi ro tỉ giá) và các khoản phải thu khó đòi công ty đã trích lập các khoản dự phòng. Bên cạnh những thành công nhất định trong công tác sử dụng tài sản lưu động của công ty, không thể nhìn nhận rằng công ty còn có những tồn tại đáng quan tâm cần được xem xét và thay đổi sao cho hợp lý, hiệu quả. Hạn chế và nguyên nhân Hạn chế Hệ số sinh lợi tài sản lưu động chưa cao, năm cao nhất của công ty là 220đ trên 1000d TSLĐBQ trong khi các doanh nghiệp hoá chất khác trong điều kiện bình thường, có doanh nghiệp đạt 600đ/ 1000đ TSLĐBQ. Chất lượng sản phẩm mới đạt tiêu chuẩn tiêu dùng nội địa, chưa đáp ứng được 100% nhu cầu về chủng loại của người tiêu dùng. Việc quảng bá thương hiệu và hình ảnh Công ty chưa được phát triển mạnh mẽ, mới chỉ phát triển ở thị trường trong nước mà chưa khẳng định được tên tuổi với các thị trường nước ngoài mặc dù công ty đã có thị trường ở nước ngoài. Tỷ lệ khoản phải thu cao do công ty áp dụng chính sách bán hàng trả chậm, quá dễ dãi trong vấn đề xử lý các khoán nợ khó đòi đặc biệt khoản phải thu tăng qua các năm cần phải được quản lí chặt chẽ hơn. Việc sản xuất của công ty phụ thuộc quá nhiều vào lượng nguyên vật liệu nhập ngoại cho nên rủi ro tỉ giá ảnh hưởng quá lớn đến lượng hàng tồn kho. Do vậy, công ty luôn phải mất nhiều chi phí để sản xuất. Công tác huy động vốn chưa thực sự hiệu quả đối với công ty hiện nay do các cơ chế huy động vốn chưa linh hoạt, kịp thời, nguồn vốn vay còn hạn chế trong phạm vi nhỏ, hẹp. Vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng quá nhỏ, tương lai sẽ gây khó khăn cho hoạt động của công ty khi huy động thêm vốn. Hầu hết nhu cầu vốn tăng thêm của công ty đều được huy động từ vay ngắn hạn ngân hàng thương mại, điều này làm giảm tính chủ động, linh hoạt trong hoạt động. Công ty đang mất cân đối giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh toán của công ty. Công tác kế hoạch hóa tài sản lưu động cần được làm cụ thể và chi tiết hơn đảm bảo sự chắc chắn và chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Nguyên nhân * Nguyên nhân chủ quan Công ty chưa coi trọng điều tra, nghiên cứu thị trường, còn ỷ lại vào lợi thế của sản phẩm độc quyền. Công ty hoá chất mỏ là công ty được Nhà nước ưu ái rất nhiều, công ty là đầu mối dân sự duy nhất được Chính phủ cho phép sản xuất kinh doanh VLNCN. Vì vậy, mặc dù hoạt động trong cơ chế thị trường nhưng vẫn tồn tại tư duy kinh doanh trong cơ chế cũ, như kém năng động, không tích cực tìm bạn hàng mới. Đối với đối tác lâu lăm, công ty cho phép khách hàng trả chậm nhiều ảnh hưởng đến khoản phải thu khách hàng và TSLĐ của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến tình hình sản xuất. Công ty chưa tích cực đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ. Phần lớn máy móc thiết bị sản xuất vật liệu nổ công nghiệp được tận dụng từ những máy cũ được sử dụng từ thời chiến tranh. Công nghệ nổ mìn đang dần từng bước được cải thiện nhưng vẫn dùng công nghệ nổ mìn truyền thống sử dụng kíp điện và dây nổ để khởi nổ tức thời có nhược điểm là tổn thất năng lượng nhiều, gây chấn động song áp suất không khí, đá văng là đó là một hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả nổ mìn. Các máy móc này quá cũ, năng suất thấp, hệ số an toàn không cao và phải sử dụng nhiều lao động. Nhà xưởng, kho chứa vật liệu cũng là một yếu tố quan trọng góp phần vào việc thúc đẩy sản xuất, dự trữ hàng hoá, công ty vẫn chưa xin được nguồn kinh phí để xây dựng kho bãi hay máy móc tiên tiến. Do vậy, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. Công ty chưa có chiến lược huy động vốn rõ ràng, do xuất phát là một doanh nghiệp nhà nước, được nhà nước bảo hộ và giám sát hoạt động nên tính chủ động, linh hoạt trong tìm kiếm nguồn vốn của công ty cũng kém hơn so với các doanh nghiệp khác, cơ hội cho công ty được tiếp cận với các nhà tài trợ vốn cũng ít hơn do là doanh nghiệp được bảo hộ của nhà nước. Thêm nữa chiến lược huy động vốn không được hoạch định rõ ràng đúng là rào cản đối với công ty trong việc tiếp cận các nguồn huy động vốn mới, tân tiến phù hợp thị trường. Với tỉ lệ vốn vay ngân hàng chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn như hiện nay sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty. Công tác thu nợ khách hàng chưa được thực hiện gắt gao, việc năm nào công ty cũng để một số lượng lớn các khoản dự trữ, phải thu ngắn hạn khó đòi và dài hạn khó đòi đã làm ảnh hưởng tương đối nhiều lên tình hình tài chính của công ty nói chung và công tác sử dụng TSLĐ nói riêng. * Nguyên nhân khách quan Cơ chế quản lí của Nhà nước và Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam đối với vật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3178.doc.doc
Tài liệu liên quan