Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Nông lâm nghiệp

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 3

1.1.Những nét khái quát về Công ty 3

1.1.1 Quá trình hình thành 3

1.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý: 4

1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ hiên nay: 5

1.1.4. Truyền thống, uy tín và sự thể hiện văn hoá Công ty: 6

1.1.5. Một số kết quả kinh doanh : 7

1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động 8

1.2.1. Mặt hàng kinh doanh, qui mô sản xuất 8

1.2.2. Đặc điểm về chiến lược và kế hoạch kinh doanh 10

1.1.3 Thị trường và đối thủ cạnh tranh 12

1.1.4 Qui trình sản xuất kinh doanh 13

Quy trình sản xuất công nghệ sản xuất cánh cửa 13

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY 15

2.1. Quản lý vốn lưu động 15

2.1.1. Qui mô và vấn đề bảo toàn vốn lưu động 15

2.1.2. Cơ cấu và tình hình chiếm dụng vốn lưu động của Công ty 17

2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty 22

2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 22

2.2.2. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty 43

2.3. Những yếu kém chủ yếu trong quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty. 50

2.3.1. Các yếu kém chủ yếu: 50

2.3.2. Các nguyên nhân: 51

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY 54

3.1. Một số giải pháp 54

3.1.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động mới phù hợp 54

3.1.2 Tăng cường thẩm định tài chính và giảm các khoản phải thu. 57

3.1.3 Đẩy mạnh công tác quản lý hàng tồn kho 59

3.1.4. Tăng cường áp dụng hình thức tín dụng thương mại trong khâu mua hàng 62

3.1.5. Quản lý chặt chẽ doanh thu và chi phí 63

3.2.6. Đổi mới tổ chức quản lý Công ty 66

3.2. Một số kiến nghị 67

3.2.1. Đối với nhà nước 67

3.2.2. Đối với ngân hàng 70

KẾT LUẬN 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

 

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Nông lâm nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu quả vốn lưu động, sức sinh lời của vốn lưu động không cao và giảm dần. Tuy nhiên cũng phải quan tâm đến chỉ tiêu tổng lợi nhuận thì lợi nhuận sau thuế của Công ty trong 4 năm vẫn tăng khá đều đặn, nói đến điều này để tránh nhìn phiến diện đối với hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nhưng cũng phải thấy rằng Công ty sử dụng vốn lưu động có hiệu quả chưa cao, tình trạng lãng phí vốn lưu động vẫn xảy ra cần thiết phải có những chấn chỉnh kịp thời. 2.2.1. 3. Các chỉ số về năng lực hoạt động Các chỉ số về năng lực hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toán các chỉ số này để xem xét khả năng hoạt động của doanh nghiệp: Khả năng hoạt động của Công ty được thể hiên qua các chỉ tiêu sau: * Vòng quay tiền mặt: Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia doanh thu trong năm với tổng số tiền và các loại tài sản tương đương tiền bình quân. Nó cho biết số vòng quay của tiền mặt trong năm Vòng quay tiền mặt = Doanh thu thuần Tiền mặt bình quân Bảng 13: Vòng quay tiền mặt qua các năm Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Doanh thu thuần 100.313 105.235 114.167 141.131 2 Tiền mặt bình quân 156 231 853 687 3 Vòng quay tiền mặt 643,03 455,56 133,84 205,43 Qua bảng phân tích ta thấy: vòng quay tiền mặt năm 1999 là rất nhanh 643,03 vòng trong năm, điều này có được là do lượng tiền mặt bình quân trong năm của Công ty là khá nhỏ. Trong năm 2000 vòng quay tiền mặt giảm xuống còn 455,56 vòng trong 1 năm do lượng tiền mặt được bổ sung so với sự tăng lên của doanh thu. Năm 2001 chỉ số này giảm nhanh và chỉ còn 133,84 vòng trong 1 năm điều này chưa hẳn là xấu đối với Công ty vì nhìn chung các Công ty hiện nay có xu hướng hạn chế tiền mặt nhưng cũng không quá nhỏ để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán tức thời cũng như có thể tận dụng được những lợi thế trong mua bán. Năm 2002 vòng quay tiền mặt lại tăng lên là 205,43 vòng trong 1 năm. Điều này chứng tỏ là lượng tiền thì giảm xuống trong khi đó thì doanh thu tăng lên. Để biết chính xác mức tăng, giảm của vòng quay tiền mặt ta phải xem xét cụ thể sự ảnh hưởng của doanh thu thuần, của tiền mặt đến chỉ tiêu này +) Năm 2000 so với năm 1999 Do ảnh hưởng của doanh thu trong kỳ đến vòng quay tiền mặt D1 = 105.235 156 _ 100.313 156 = 31,55 Do ảnh hưởng của lượng tiền mặt D2 = 105.235 231 _ 105.235 156 = - 219,02 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng D = D1 + D2 = 31,55 - 219,02 = - 187,07 Do vậy, do tốc độ tăng của tiền lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu đã làm cho vòng quay tiền mặt giảm xuống 187,07 vòng trong 1 năm: doanh thu thuần tăng làm cho vòng quay tiền mặt tăng 31,55 trong khi đó tiền mặt tăng đã làm vòng quay tiền mặt giảm đi 219,02 vòng. +) Năm 2001 so với năm 2000 Do ảnh hưởng của doanh thu thuần D1 = 114.167 231 _ 105.235 231 = 38,67 Do ảnh hưởng của lượng tiền mặt D2 = 114.167 853 _ 114.167 231 = - 360,39 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng D = D1 + D2 = 38,67 - 360,39 = - 321,72 Như vậy năm 2001 số vòng quay của vốn lưu động tiếp tục giảm mạnh trong đó tốc độ tăng của tiền mặt lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu. Do sự tăng lên của tiền mặt đã làm cho vòng quay tiền mặt giảm đi 360,39 vòng trong khi doanh thu thuần tăng lên chỉ làm cho vòng quay tiền mặt tăng được 38,67 vòng do đó tổng hợp lại thì vòng quay tiền mặt của năm 2001 giảm 321,72 vòng so với năm 2000. Tuy nhiên số vòng quay tiền mặt năm 2001 là 133,84 vòng trong 1 năm là chấp nhận được +) Năm 2002 so với năm 2001 Do ảnh hưởng của doanh thu thuần D1 = 141.132 853 _ 114.167 853 = 31,61 Do ảnh hưởng của lượng tiền mặt D2 = 141.131 687 _ 141.131 853 = 39,98 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng D = D1 + D2 = 31,61 + 39,98 = 71,59 Qua phân tích ta thấy rằng vòng quay rằng vòng quay tiền mặt năm 2002 lại bắt đầu tăng lên, điều này là do sự tăng lên của doanh thu thuần đồng thời với việc giảm lượng tiền mặt. Doanh thu tăng đã làm vòng quay tiền mặt tăng 31,61 vòng và lượng tiền mặt giảm cũng làm cho vòng quay tiền mặt tăng lên 39,98 vòng. Tổng hợp ảnh hưởng của cả hai nhân tố đã làm vòng quay tiền mặt tăng lên 71,59 vòng. Bảng14: Bảng tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến vòng quay tiền mặt Đơn vị: vòng Chỉ tiêu Năm 2000/năm 1999 Năm 2001/năm 2000 Năm 2002/ năm 2001 Vòng quay tiền mặt -187,07 -321,72 +71,59 1. Do ảnh hưởng của doanh thu thuần +31,55 +38,67 +31,61 2. Do ảnh hưởng của tiền mặt bình quân -219,02 -360,39 +39,98 Như vậy qua việc phân tích vòng quay tiền mặt của Công ty trong 4 năm qua ta thấy hệ số này có sự tăng giảm không đều và không tuần tự trong các năm. Do đó Công ty cũng cần phải có những điều chỉnh để có thể có được những lượng tiền mặt hợp lý cũng như vòng quay tiền mặt phù hợp trong các năm tới. * Thời gian một vòng quay tiền mặt: Thời gian một vòng quay tiền mặt = 360 Vòng quay tiền mặt Chỉ tiêu này phản ánh trong chu kỳ kinh doanh tiền mặt quay một vòng hết bao nhiêu thời gian. Bảng 15:Thời gian một vòng quay tiền mặt qua các năm Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Vòng quay tiền mặt 643,03 455,56 133,84 205,43 2 Thời gian một vòng quay tiền mặt 0,56 0,79 2,69 1,75 Qua bảng trên ta thấy rằng thời gian một vòng quay tiền mặt của Công ty có xu hướng tăng: năm 1999 chỉ cần 0,56 ngày cho một vòng quay. Bình thường khi chỉ tiêu này tăng sẽ là dấu hiệu cho thấy không có lợi cho Công ty trong việc giữ tiền mặt quá nhiều nhưng với Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Nông lâm nghiệp trong những năm qua là tương đối nhỏ tuy đã tăng lên trong các năm nhưng vẫn ở mức có thể chấp nhận được. Tuy vậy Công ty cũng đã có sự điều chỉnh lượng tiền mặt do đó thời gian cho một vòng quay tiền mặt năm 2002 đã giảm xuống còn 1,75 ngày. * Vòng quay các khoản phải thu Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ các khoản phải thu chuyển thành tiền mặt và được tính như sau: Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Các khoản phải thu Vòng quay này càng lớn thì càng tốt cho doanh nghiệp. Bảng 16: Vòng quay khoản phải thu qua các năm Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Doanh thu thuần 100.313 105.235 114.167 141.131 2 Các khoản phải thu 3.635 2.479 8.510 13.838 3 Vòng quay các khoản phải thu 27,6 42,45 13,42 10,2 Qua phân tích trên ta thấy rằng năm 1999 số vòng quay của các khoản phải thu là 27,6 và tăng mạnh ở năm 2000 với 42,45 vòng nó thể hiện các khoản phải thu là tương đối nhỏ và luân chuyển nhanh hay thu hồi nhanh trong năm. Nhưng sang đến năm 2000 thì vòng quay các khoản phải thu giảm mạnh chỉ còn 13,42 vòng trong năm, điều này là do sự tăng lên khá mạnh các khoản phải thu , năm 2001 các khoản phải thu là 8.510 triệu đồng tăng 603 triệu đồng so với năm 2000 tương đương với 243,28%, sự tăng lên đột ngột này có thể được giải thích là Công ty đã sử dụng chính xác tín dụng thương mại đối với khách hàng, tuy nhiên cũng có dấu hiệu đối với công tác thu hồi tiền của khách hàng. Sang năm 2002 vòn quay các khoản phải thu không những không tăng mà lại có xu hướng giảm xuống và chỉ còn 10,2 vòng trong 1 năm 2002 đã lên tới 13.838 triệu đồng tăng 5.328 triệu đồng so với năm 2001 và tăng 11.359 triệu đồng so với năm 2000, một con số khá lớn, nó cho thấy rằng Công ty đang gặp khó khăn trong công tác đòi nợ cũng như Công ty đã chấp nhận cho nợ quá nhiều đòi hỏi Công ty có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời để tăng khả năng thu hồi vốn. * Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân = 360 Vòng quay các khoản phải thu Chỉ tiêu này càng lớn càng chứng tỏ vốn bị chiếm dụng lâu. Chỉ tiêu này cho biết số ngày bình quân để 1 đồng tiền bán hàng trước đó được thu hồi. Việc tồn đọng nợ quá nhiều ở các năm trước đó cũng ảnh hưởng đến chỉ tiêu này. Bảng 17: Kì thu tiền bình quân qua các năm Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Vòng quay các khoản phải thu 27,6 42,45 13,42 10,2 2 Kỳ thu tiền bình quân 13,04 8,48 26,83 35,29 Qua bảng phân tích trên ta thấy năm 1999 kỳ thu tiền bình quân là 13,04 ngày là tương đối nhanh. Công ty chỉ mất 13,04 ngày để thu hồi được nợ, tình hình thu hồi nợ còn khả quan hơn trong năm 2000 vì Công ty chỉ cần 8,48 ngày để thu hồi được nợ. Tuy nhiên sang năm 2001 kỳ thu tiền bình quân lại tăng lên một cách rõ rệt là 26,83, Công ty phải mất 26,83 ngày để thu hồi một lần nợ, tăng 18,35 ngày so với năm 2000. Tuy nhiên, tình hình không những không khá lên trong năm 2002 mà lại xấu đi kỳ thu tiền bình quân là 35,29 ngày tăng 8,46 ngày so với năm 2001 và tăng 26,81 ngày so với năm 2000. Như vậy có thể nói rằng Công ty đang gặp những khó khăn nhất định trong việc thu hồi nợ, do đó thời gian cho việc thu hồi nợ ngày càng tăng. * Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một thời gian nhất định, qua chỉ tiêu này giúp nhà quản trị tài chính xác định mức dự trữ vật tư, hàng hoá hợp lý trong chu kỳ sản xuất kinh doanh. Bảng 18: Các chỉ tiêu về hàng tồn kho Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1. Giá vốn hàng bán 98.415 103.100 111.525 137.798 2. Hàng tồn kho 3.635 4.362 2.237 2.580 3.Vòng quay hàng tồn kho 28,68 23,64 49,85 53,41 Qua bảng trên ta thấy, năm 1999 vòng quay hàng tồn kho là 28,68 vòng trong 1 năm và giảm xuống chỉ còn 23,64 vòng trong năm 2000, đây là mức thấp nhất trong 4 năm phân tích nhưng nhìn chung mức tồn kho của Công ty là không nhiều và quay hàng tồn kho của Công ty đạt rất cao. Năm 2001 và năm 2002 vòng quay hàng tồn kho của Công ty đạt tương ứng là 49,85 và 53,41 vòng trong 1 năm, tỷ lệ hàng tồn kho trong tổng tài sản lưu động của Công ty là rất ít, đặc biệt là năm 2002 chỉ chiếm 12,6% (2.580/20.471). nếu xét một cách đơn thuần thì khi tỷ lệ hàng tồn kho thấp, vòng quay hàng tồn kho là nhanh thì có thể khẳng định đó là một dấu hiệu tích cực đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty nói chung, hoạt động tiiêu thụ nói riêng, tuy nhiên ta cần phải xem xét nột cách tổng thể các hoạt động để có được những kết luận chính xác, khi đó ta thấy rằng các khoản phải thu của Công ty là tương đối, đặc biệt là 2 năm 2001 và năm 2002, 2 năm mà vòng quay của hàng tồn kho là rất nhiều, từ đó ta có thể thấy rằng tuy tiêu thụ được nhiều sản phẩm, giảm được lượng hàng tồn kho lại không thu được tiền do đó điều này cũng chưa hẳn là tốt đối với Công ty. Đối với Công ty ngoài việc tiêu thụ được sản phẩm, tăng được doanh thu thì mục tiêu chính phải là thu được tiền. *Thời gian một vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu này cho biết trong một chu kỳ kinh doanh, hàng dự trữ quay hết một vòng tốn bao nhiêu thời gian. Thời gian một vòng quay hàng tồn kho = 360 Vòng quay hàng tồn kho Bảng 19: Các chỉ tiêu về hàng tồn kho Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 3. Vòng quay hàng tồn kho 28,68 23,64 49,85 53,41 4. Thời gian 1 vòng quay hàng tồn kho 12,55 15,23 7,22 6,74 Qua bảng trên ta thấy rằng năm 1999 thời gian một vòng quay hàng tồn kho là 12,55 ngày tức là Công ty phải mất 12,55 ngày để sử dụng cũng như tiêu thụ hết số hàng tồn kho, chỉ tiêu này đã tăng lên trong năm 2000 thành 15,23 ngày cao nhất trong 4 năm phân tích nhưng vẫn có thể nói là nhanh. Thời gian một vòng quay hàng tồn kho trong năm 2001 chỉ còn 7,22 ngày và năm 2002 chỉ còn 6,74 ngày, đó là khoảng thời gian rất ngắn, nếu Công ty có thể đảm bảo thu hồi được tiền của khách hàng một cách bình thường thì đây quả là một điều tốt cho Công ty, tuy nhiên trong thực tế thì khoản phải thu của Công ty đã không ngừng tăng lên làm cho thời gian thu tiền cũng tăng nên chỉ tiêu thời gian vòng quay hàng tồn kho giảm không còn giữ nguyên được ý nghĩa. Điều này đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp thích hợp để không những giảm được lượng hàng tồn kho mà còn phải đồng thời giảm được những khoản phải thu. Bảng 20: Bảng tổng hợp các chỉ số về năng lực hoạt động Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Vòng quay tiền mặt 643,03 455,56 133,84 205,43 2 Thời gian một vòng quay tiền mặt 0,56 0,79 2,69 1,75 3 Vòng quay các khoản phải thu 27,6 42,45 13,42 10,2 4 Kỳ thu tiền bình quân 13,04 8,48 26,83 35,29 5 Vòng quay hàng tồn kho 28,68 23,64 49,85 53,4 6 Thời gian một vòng quay hàng tồn kho 12,55 15,23 7,22 6,74 Qua bảng tổng hợp này ta có thể đưa ra nhận xét chung như: Do xu hướng chung của các Công ty là hạn chế giữ tiền mặt nên vòng quay của tiền mặt là cao và thời gian cho một vòng do đó là nhanh, cao nhất là năm 2002 mất 1,75 ngày, còn đối với chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân lại có xu hướng tăng lên điều này chưa hẳn đã xấu và có thể Công ty đã sử dụng chính sách tín dụng thương mại nhằm thu hút khách hàng, tiêu thụ nhiều sản phẩm, chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho của Công ty là tương đối nhỏ, năm 2002 thời gian cho một vòng quay hàng tồn kho chỉ là 6,74 ngày là tương đối nhanh. Nhìn chung trong thời gian qua Công ty đã tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động một cách khá linh hoạt nhưng hiệu quả chưa cao do còn có nhiều biến động cũng như những bất cập đòi hỏi phải tìm ra những giải pháp thích hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho Công ty trong thời gian tới. 2.2.1.4. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán Trong nền kinh tế thị trường khả năng thanh toán là chỉ tiêu hàng đầu cần xem xét đối với một doanh nghiệp. Chỉ tiêu này đánh giá một cách cơ bản đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp đó để từ đó nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, nó phản ánh trực tiếp tình hình phát triển của doanh nghiệp đó. * Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành: Khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Bảng 21: Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành qua các năm STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Tài sản lưu động Tr.đ 11.081 11.502 16.454 20.471 2 Nợ ngắn hạn Tr.đ 10.140 10.317 14.790 16.725 3 Khả năng thanh toán hiện hành 1,093 1,115 1,113 1,224 Đối với mỗi ngành thường có những yêu cầu về độ lớn của chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành khác nhau nhưng nhìn chung hệ số này lớn hơn 1 thường được đánh giá là có khả năng thanh toán bình thường. Qua bảng phân tích ta thấy rằng, nhìn chung trong 4 năm gần đây Công ty có hệ số khả năng thanh toán hiện hành đều lớn hơn 1 và có xu hướng nhích dần lên, năm 1999 chỉ tiêu này là 1,093 tức là vốn lưu động lớn hơn nợ ngắn hạn, Công ty có dư khả năng trang trải nợ bằng tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Năm 2001 hệ số này là 1,113 và năm 2002 là 1,224, chỉ tiêu này lớn sẽ đảm bảo tốt hơn khả năng thanh toán của Công ty tránh được rủi ro vỡ nợ nhưng cũng sẽ phản ánh Công ty đang sử dụng chính sách tài trợ vững chắc tức là đầu tư cho vốn lưu động bằng cả nợ dài hạn hoặc vốn chủ sở hữu, điều này dẫn đến những thiệt hại như sự tăng lên của chi phí vốn, nó còn phản ánh Công ty không biết cách sử dụng nợ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, do đó Công ty cần xác định và giữ hệ số này ở một mức nhất định và hợp lý để có thể vừa đảm bảo khả năng thanh toán vừa phát huy hiệu quả sử dụng vốn. * Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản lưu động - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (hàng tồn kho). Bảng 22: Khả năng thanh toán nhanh qua các năm STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Tài sản quay vòng nhanh Tr.đ 7.494 6.909 13.364 16.418 2 Nợ ngắn hạn Tr.đ 10.140 10.317 14.790 16.725 3 Khả năng thanh toán nhanh 0,739 0,67 0,903 0,982 Đối với Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Nông lâm nghiệp thì qua bảng phân tích trên ta thấy hệ số này qua các năm là tương đối cao do tỷ lệ hàng tồn kho trong tài sản lưu động là không lớn. Năm 1999 hệ số khả năng thanh toán là 0,739, năm 2000 tuy có giảm đi chút ít nhưng vẫn lớn hơn 0,5 (mức được coi là an toàn đối với nhu cầu thanh toán nhanh) đặc biệt năm 2001 và 2002 hệ số này là rất cao xấp xỉ 1 cụ thể là 0,953 và 0,982 có điều này là do trong hai năm này lượng hàng tồn kho là khá nhỏ trong tổng tài sản lưu động làm cho tài sản quay vòng nhanh chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tài sản lưu động, đồng thời với việc đó thì nợ ngắn hạn lại tăng lên không nhiều so với tốc độ tăng của tài sản quay vòng nhanh. Năm 2001 so với năm 2000 tài sản quay vòng nhanh tăng 6.455 triệu đồng tương đương với tăng 93,43 % trong khi đó nợ ngắn hạn chỉ tăng 4.473 triệu đồng tương đương với 43,36% còn năm 2002 thì tài sản quay vòng nhanh tăng 9.509 triệu đồng so với năm 2000 tương đương với 138% trong khi đó nợ ngắn hạn chỉ tăng so với năm 2000 là 6.408 triệu đồng tương đương với 62,11%. Ta thấy trong Công ty đang xảy ra tình trạng các khoản phải thu tăng rất nhanh tức là vốn bị chiếm dụng nhiều trong khi đó nợ ngắn hạn lại tăng lên không nhiều. Điều này cho thấy Công ty không những không sử dụng được vốn của người khác mà còn bị chiếm dụng, do đó cần có những điều chỉnh để thoát khỏi tình trạng này, tránh lãng phí vốn. * Khả năng thanh toán tức thời: Hệ số thanh toán tức thời thể hiện khả năng thanh toán của Công ty ngay lập tức tại thời điểm phát sịnh nhu cầu thanh toán, nó xác định tỷ lệ không phụ thuộc vào các khoản phải thu và dự trữ. Chỉ số này được tính bằng tỷ lệ giữa tổng số vốn bằng tiền hiện có và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán tức thời = Tiền mặt + chứng khoán ngắn hạn Nợ ngắn hạn Bảng 23: Khả năng thanh toán tức thời qua các năm STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Tiền mặt và các chứng khoán ngắn hạn Tr.đ 156 231 853 687 2 Nợ ngắn hạn Tr.đ 10.140 10.317 14.790 16.725 3 Khả năng thanh toán tức thời 0,015 0,022 0,058 0,041 Qua bảng phân tích trên ta thấy khả năng thanh toán tức thời của Công ty trong thời gian qua là tương đối thấp đặc biệt là năm 1999 chỉ là 0,015 tuy nhiên hệ số này đã được cải thiện và tăng lên trong 3 năm tiếp theo, năm 2001 là 0,058 và năm 2002 là 0,041. Việc Công ty giữ một lượng tiền mặt là cần thiết để chi trả trong những trường hợp cần thiết cũng như để tranh thủ những cơ hội, tuy nhiên chỉ nên giữ ở một mức nhất định vì khoản này không sinh lời hoặc sinh lời rất ít do đó hệ số thanh toán tức thời của Công ty trong 2 năm 2001 và 2002 là có thể chấp nhận được. Công ty cũng cần xác định được một tỷ lệ hợp lý cho hệ số này để vừa đảm bảo cho thanh toán lại vừa đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả. Bảng 24: Bảng tổng hợp về khả năng thanh toán của Công ty STT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Khả năng thanh toán hiện hành 1,093 1,115 1,113 1,224 2 Khả năng thanh toán nhanh 0,739 0,67 0,903 0,982 3 Khả năng thanh toán tức thời 0,015 0,022 0,058 0,041 Qua bảng tổng hợp ta có nhận xét chung là khả năng thanh toán của Công ty là khá tốt, tuy nhiên hiện nay chưa có hệ thống chỉ tiêu ngành nên chưa thể có được một kết luận hoàn toàn chính xác. Bảng 25: Bảng tổng hợp chung của toàn bộ mục 2.2.1 STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Hệ số luân chuyển của VLĐ Vòng 9,05 9,15 6,94 6,9 2 Thời gian một vòng quay Ngày 39,78 39,34 51,87 52,17 3 Hệ số đảm nhiệm Tr.đ/tr.đ 0,11 0,109 0,144 0,145 4 Vòng quay tiền mặt Vòng 643,03 455,56 133,84 205,43 5 Thời gian một vòng quay tiền mặt Ngày 0,56 0,79 2,69 1,75 6 Vòng quay các khoản phải thu Vòng 27,6 42,45 13,42 10,2 7 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 13,04 8,48 26,83 35,29 8 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 28,68 23,64 49,85 53,4 9 Thời gian một vòng quay hàng tồn kho Ngày 12,55 15,23 7,22 6,44 10 Khả năng thanh toán hiện hành 1,093 1,115 1,113 1,224 11 Khả năng thanh toán nhanh 0,739 0,67 0,903 0,982 12 Khả năng thanh toán tức thời 0,015 0,022 0,058 0,041 2.2.2. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty 2.2.2.1. ảnh hưởng của cơ cấu tài sản lưu động Là một doanh nghiệp sản xuất, chế biến và thực hiện xuất nhập khẩu nhiều mặt hàng, Công ty đang thiên nhiều hơn về hoạt động thương mại do đó tài sản lưu động chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản. Bảng 26: Cơ cấu tài sản của Công ty Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % Tài sản 16.626 100 16.809 100 21.962 100 26.329 100 1. TSLĐ 11.081 66,65 11.502 68,43 16.454 74,92 20.471 77,75 2. TSCĐ 5.545 33,35 5.307 31,57 5.508 25,08 5.858 22,25 Qua bảng phân tích này ta thấy rằng tỷ lệ tài sản lưu động trong tổng tài sản không ngừng tăng lên trong 4 năm qua, năm 1999 giá trị của tài sản lưu động là 11.081 triệu đồng chiếm 66,65% tổng tài sản, năm 2000 là 11. 502 triệu đồng chiếm 68,43% tổng tài sản. Sang năm 2001 đã có sự tăng lên rõ rệt, tài sản lưu động là 16.454 triệu đồng chiếm 74,92% và năm 2002 là 20.471 triệu đồng chiếm 77,75% điều này cho thấy tài sản lưu động ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Do vai trò ngày càng quan trọng của tài sản lưu động nên việc đầu tư vào các khoản mục tài sản lưu động hợp lý được coi là yêu cầu bắt buộc đối với Công ty. Bảng 27: Cơ cấu tài sản lưu động của Công ty giai đoạn 1999 - 2002 Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % TSLĐ 11.081 100 11.502 100 16.454 100 20.471 100 1. Vốn bằng tiền 156 1,41 231 2,0 853 5,18 687 3,36 2. Các khoản phải thu 3.635 32,8 2.479 21,55 8.510 51,72 13.838 67,6 3. Hàng tồn kho 3.431 30,96 4.362 37,93 2.237 13,6 2.580 12,6 4. TSLĐ khác 3.859 34,83 4.430 38,52 4.854 29,5 3.366 16,44 Qua bảng trên trong cơ cấu tài sản lưu động thì trong năm 1999 khoản chiếm nhiều nhất lại là tài sản lưu động khác chiếm 34,83% điều này cho thấy Công ty phát sinh nhiều khoản ngoài khoản phải thu tiền mặt và hàng tồn kho, cũng trong năm 1999 thì tỷ lệ các khoản phải thu và tỷ lệ hàng tồn kho là tương đương nhau là 32,8% và 30,96% trong khi đó tỷ lệ tiền mặt là 1,41% có thể nói là tương đối nhỏ, tuy nhiên có thể thấy rằng trong năm 1999 cơ cấu tài sản của Công ty là khá hợp lý chỉ trừ khoản tài sản lưu động khác là khá lớn đòi hỏi Công ty cần có những điều chỉnh. Sang năm 2000 thì trong cơ cấu tài sản lưu động thì khoản tài sản lưu động khác vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 38,52% tiép đến là khoản hàng tồn kho chiếm 37,935 là hơi cao, còn khoản phải trả là 21,55% giảm 9,25% so với năm 1999 đây là một dấu hiệu tốt của hoạt động sử dụng vốn lưu động của Công ty. Trong năm này khoản tiền mặt ở Công ty đã dược điều chỉnh lên và chiếm 2% tài sản lưu động đó là việc cần thiết vì với khoản tiền mặt không nên giữ nhiều nhưng cũng không được quá nhỏ. Như vậy trong năm 2000 Công ty đã có những bước chuyển biến tốt trong việc sử dụng vốn lưu động tài trợ cho tài sản lưu động, tuy nhiên khoản mục hàng tồn kho và khoản tài sản lưu động khác còn chiếm tỷ lệ khá cao do đó cần thiết phải có những giải pháp để điều chỉnh cho phù hợp hơn và có hiệu quả hơn đối với việc sử dụng vốn lưu động. Trong năm 2001 khoản phải thu đã tăng lên khá nhanh là 8.510 triệu đồng tăng 6.031 triệu đồng so với năm 2000 và chiếm 51,72% tài sản lưu động, sự tăng lên này có thể coi là bất thường mặc dù Công ty đã đưa vào sử dụng chính sách tín dụng thương mại đối với khách hàng nhưng việc tăng lên quá nhiều của khoản phải thu là bất lợi vì bị chiếm dụng vốn. Khoản mục tài sản lưu động khác và hàng tồn kho có tỷ lệ nhỏ đi trong năm 2001, điều này chưa hẳn là tốt nhất là với khoản hàng tồn kho vì Công ty tiêu thụ được nhiều sản phẩm giảm được nợ hàng tồn kho nhưng lại không thu được tiền. Khoản mục tiền mặt tiếp tục tăng lên và chiếm 5,18%, với khoản mục này thì tỷ lệ này có lẽ là hơi cao bởi nó sẽ không có lợi cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động vì khoản này càng cao thì lượng vốn lưu động không sinh lời hoặc sinh lời rất ít sẽ tăng lên. Sang đến năm 2002 thì tỷ lệ các khoản phải thu đã tăng lên quá lớn chiếm tới 67,6% tài sản lưu động, Công ty đang thực sự gặp khó khăn với công tác thu hồi nợ, khoản phải thu tăng và khoản hàng dự trữ giảm là biểu hiện của việc bán được hàng mà không thu được tiền. Khoản mục Tài sản lưu động khác đã giảm xuống chỉ còn chiếm 16,44% là tương đối phù hợp và khoản vốn bằng tiền chiếm 3,36% có thể coi là thích hợp của Công ty. T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12510.DOC
Tài liệu liên quan