Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 2

1.1.Tổng quan về vốn trong doanh nghiệp 2

1.1.1.Khái niệm về vốn trong doanh nghiệp 2

1.1.2. Phân loại vốn trong doanh nghiệp 4

1.1.2.1. Phân loại vốn theo nguồn hình thành 4

1.1.2.2. Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển 7

1.1.2.3. Phân loại theo thời gian sử dụng vốn 10

1.1.2.4. Phân loại theo phạm vi huy động vốn 10

1.1.3. Vai trò của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp 10

1.2. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 11

1.2.1.Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn 11

1.2.2.Các chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng vốn 13

1.2.2.1.Các chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng tổng vốn 13

1.2.2.2.Các chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng vốn cố định 14

1.2.2.3.Các chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng vốn lưu động 15

1.3.Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 16

1.3.1.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 16

1.3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI 22

2.1. Khái quát về Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại 22

 

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại 22

2.1.1.1. Vài nét về Nhiệt Điện Phả Lại 22

2.1.1.2. Ngành nghề kinh doanh 23

2.1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại 24

2.1.1.4. Trình độ công nghệ 25

2.1.1.5. Các giải thưởng mà Công ty cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại đã đạt được trong vài năm trở lại đây 28

2.1.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy tại Công ty cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại 28

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại 33

2.1.3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm vừa qua 33

2.1.3.2. Tình hình đầu tư phát triển trong 3 năm vừa qua 35

2.1.3.2. Kế hoạch tổng thể của Công ty cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại 38

2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại CTCP Nhiệt Điện Phả Lại 39

2.2.1. Thực trạng sử dụng tổng vốn 39

2.2.1.1. Cơ cấu vốn 39

2.2.1.2. Hiệu quả sử dụng tổng vốn 45

2.2.2. Thực trạng sử dụng vốn cố định 51

2.2.2.1. Cơ cấu vốn cố định 51

2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định 53

2.2.3. Thực trạng sử dụng vốn lưu động 54

2.2.3.1. Cơ cấu vốn lưu động 54

2.2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 61

 

2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại 62

2.3.1. Những kết quả đạt được 62

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 64

2.3.2.1. Hạn chế 64

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế 65

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TỔNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI 66

3.1. Định hướng phát triển của công ty trong 3 năm tới 66

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 69

3.2.1. Một số căn cứ chủ yếu 70

3.2.2. Nhóm giải pháp chung 71

3.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 73

3.2.5. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 75

3.2.6. Một số kiến nghị với nhà nước tạo điều kiện thực hiện các giải pháp trên 77

KẾT LUẬN 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

 

 

doc88 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2501 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Công ty. - Hoạt động Marketing Thị trường phát điện đang thực hiện thí điểm cạnh tranh giữa các nhà máy điện dưới hình thức phát điện cạnh tranh về giá, tuy nhiên hiện nay các hoạt động trên đang trong quá trình thí điểm. Mặt khác điện đang mất cân đối cung cầu nên việc tổ chức thị trường bán điện hiện nay chủ yếu theo điều tiết của EVN và chưa thực sự có sự cạnh tranh trên thị trường. 2.1.1.5. Các giải thưởng mà Công ty cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại đã đạt được trong vài năm trở lại đây - Ngày 19/10/2008: Nhiệt điện Phả Lại nhận giải thưởng cúp vàng “Thương hiệu Chứng khoán Uy tín” và “Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam”. - Ngày 9/8/2008: Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại đã vinh dự được đón nhận Cúp vàng "Văn hoá doanh nghiệp" năm 2008. - Ngày 11/10/2007: 100 doanh nhân Việt Nam tiêu biểu đã được Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng trao tặng cúp Thánh Gióng tại Lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam và Trao tặng danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2007. Ông Hoàng Văn Quế, chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại đã vinh dự nhận danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu. - Ngày 8- 9/9/2007: 171 nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các doanh nhân xuất sắc được trao biểu tượng Nhà Quản lý giỏi năm 2007. Ông Nguyễn Khắc Sơn, Giám đốc Công ty Cổ phần nhiệt điện Phả Lại đã vinh dự nhận giải thưởng Nhà quản lý giỏi năm 2007. Đặc điểm tổ chức bộ máy tại Công ty cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại 2.1.2.1.Đặc điểm bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại là doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá nên bộ máy tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến tham mưu, theo cơ cấu của công ty cổ phần. Việc quản lý công ty do hội đồng quản trị của công ty trực tiếp điều hành, bao gồm các phòng ban và các đơn vị sản xuất điện. Công ty hiện có 17 đơn vị gồm các phòng kỹ thuật nghiệp vụ và các phân xưởng, được chia làm 03 khối gồm khối các phòng kỹ thuật nghiệp vụ, khối vận hành và khối sửa chữa. Sơ đồ tổ chức của Công ty như sau: P.GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT (P.TRÁCH TRUNG TÂM SỬA CHỮA VÀ DỊCH VỤ) HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC CÔNG TY P.GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT (P.TRÁCH SẢN XUẤT) PX.VẬN HÀNH 1 PX.VẬN HÀNH 2 PX.NHIÊN LIỆU PX.HOÁ VĂN PHÒNG P.TỔ CHỨC LAO ĐỘNG P. KH - VẬT TƯ P. TC - KẾ TOÁN PHÒNG KỸ THUẬT P. BẢO VỆ -CỨU HOẢ PX CƠ KHÍ PX S/C CƠ - NHIỆT PX S/C ĐIỆN- KIỂM NHIỆT PHÒNG TỔNG HỢP PX SC TỰ ĐỘNG - ĐK ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG PX SẢN XUẤT PHỤ Đại hội đồng Cổ đông Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty bao gồm các Cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định các vấn đề lớn về tổ chức hoạt động, sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển… của Công ty theo quy định của Điều lệ. Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát là cơ quan thay mặt Đại hội đồng cổ đông quản lý Công ty giữa hai kỳ đại hội. Hội đồng quản trị Hoạt động kinh doanh và các công việc khác của Công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng Quản trị. Hội đồng quản trị có trách nhiệm định hướng chiến lược phát triển và phương án đầu tư của Công ty trên cơ sở các định hướng đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua, thông qua việc hoạch định các chính sách, ra nghị quyết cho từng thời kỳ phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát Ban kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty trong việc quản lý và điều hành Công ty, kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty và thực hiện các công việc khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. Giám đốc Giám đốc là người thực hiện các nghị quyết của Đại hội đồng Cổ đông và Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giúp việc cho Giám đốc là các Phó Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. Phó Giám đốc Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc điều hành Công ty theo phân công và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nhiệm vụ được phân công và giao quyền. Công ty hiện có 2 Phó Giám đốc, một phụ trách sản xuất và một phụ trách trung tâm sửa chữa và dịch vụ . Các phòng chức năng * Văn phòng công ty Là một đơn vị nghiệp vụ - phục vụ tổng hợp trong Công ty. Có chức năng tham mưu cho Giám đốc và tổ chức thực hiện các công việc trong các lĩnh vực hoạt động quản lý về công tác hành chính, văn thư - lưu trữ, đối ngoại, quản trị, quản lý xe hành chính, tuyên truyền… và các công tác phục vụ tổng hợp khác như: Công tác y tế, nấu ăn giữa ca, chăm sóc vườn hoa cây cảnh, quản lý nhà làm việc hành chính, nhà khách và các công trình phúc lợi công cộng…của Công ty. * Phòng Tổ chức lao động là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho Giám đốc Công ty và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong các lĩnh vực hoạt động quản lý về công tác tổ chức sản xuất, cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo, thi đua khen thưởng - kỷ luật, thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động… *Phòng Kế hoạch - Vật tư là phòng nghiệp vụ, có chức năng giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo xây dựng và thực hiện công tác kế hoạch sản xuất - kinh doanh, tham gia thị trường điện; công tác mua bán, xuất nhập khẩu và quản lý vật tư, thiết bị, nhiên liệu …; công tác thẩm tra và xét duyệt dự toán; tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê công nghiệp để đáp ứng yêu cầu sản xuất - kinh doanh và công tác khác của Công ty. *Phòng Tài chính - Kế toán là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp Giám đốc công ty thực hiện công tác Tài chính - kế toán của doanh nghiệp nhằm quản lý các nguồn vốn của công ty bao gồm phần vốn góp Nhà nước của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, vốn góp của các cổ đông cũng như các nguồn vốn khác, để thực hiện nhiệm vụ mục tiêu sản xuất - kinh doanh của công ty trên cơ sở bảo toàn, phát triển vốn và có hiệu quả, đúng các quy định của Nhà nước. Thực hiện chế độ hạch toán kế toán, tài chính theo đúng các quy định về kế toán - tài chính do Nhà nước ban hành. * Phòng Kỹ thuật là một đơn vị có chức năng tham mưu giúp việc Giám đốc Công ty chỉ đạo công tác quản lý kỹ thuật trong quản lý vận hành và sửa chữa các thiết bị, công trình của Công ty; thực hiện thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị; xây dựng phương thức và xác định các chế độ vận hành tối ưu của các thiết bị; công tác kỹ thuật an toàn - bảo hộ lao động đáp ứng yêu cầu mục tiêu nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh và các lĩnh vực công tác khác của Công ty. * Phòng Bảo vệ - Cứu hỏa là một phòng nghiệp vụ có chức năng giúp Giám đốc công ty trong việc tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an toàn trật tự trong công ty và bảo vệ an toàn nguyên vẹn tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty; công tác cứu hoả; công tác tự vệ quân sự địa phương và công tác pháp chế của công ty. * Phòng Tổng hợp sửa chữa là phòng kỹ thuật- nghiệp vụ tổng hợp thuộc Trung tâm sửa chữa dịch vụ có chức năng tham mưu cho Giám đốc công ty trong công tác nghiên cứu xây dựng đề án để thành lập Công ty cổ phần dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc theo định hướng của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, giúp các đơn vị sửa chữa trong công tác quản lý kỹ thuật trong sửa chữa thiết bị của Công ty. Các phân xưởng sản xuất * Khối vận hành là các đơn vị chủ quản thiết bị, quản lý và vận hành toàn bộ các thiết bị trong dây chuyền công nghệ của nhà máy; lập kế hoạch vận hành, sửa chữa, thí nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị trong phạm vi đơn vị quản lý. Khối vận hành gồm 5 phân xưởng do Phó Giám đốc vận hành điều hành trực tiếp. * Khối sửa chữa là các đơn vị thực hiện các công việc sửa chữa sự cố, sửa chữa thường xuyên các thiết bị toàn nhà máy đáp ứng yêu cầu sản xuất điện năng của nhà máy cũng như thực hiện công việc sửa chữa đại tu các thiết bị. Khối sửa chữa gồm 5 đơn vị do Phó Giám đốc sửa chữa trực tiếp phụ trách và điều hành. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại 2.1.3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm vừa qua Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm vừa qua  Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục 2008 2007 2006 Doanh thu bán hang và cung cấp dịch vụ 3.881.915 3.807.068 3.607.073 Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.881.915 3.807.068 3.607.073 Giá vốn hàng bán 2.798.493 2.692.735 2.347.512 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.083.423 1.114.333 1.259.561 Doanh thu hoạt động tài chính 291.459 125.401 11.720 Chi phí tài chính 1.795.419 409.021 189.170 Trong đó: Chi phí lãi vay 170.961 167.303 Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp 61.719 58.406 118.557 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (482.256) 772.307 963.554 Thu nhập khác 16.916 18.458 2.986 Chi phí khác 4.099 12.943 1.108 Lợi nhuận khác 12.816 5.514 1.878 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (469.256) 777.822 965.431 Chi phí thuế TNDN hiện hành Chi phí thuế TNDN hoãn lại (261.712) -46.532 -13.908 Lợi ích của cổ đông thiểu số Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (207.728) 824.353 979.340  Nguồn: ssi.com.vn Theo Báo cáo sản xuất 9 tháng 2008: Đến hết tháng 9/2008, Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại đã hoàn thành 82,8% kế hoạch sản xuất điện năm 2008. - Sản lượng điện phát ra đạt 5,370 tỷ kWh bằng 82,8% kế hoạch năm.  - Phương thức vận hành hiện tại:  + Dây chuyền 1 (440MW): Khối 3, Khối 4: Vận hành ổn định ở công suất định mức phát theo huy động hệ thống; Khối 1 đang đại tu theo kế hoạch; Khối 2 dừng xử lý rung gối, dự kiến 15/10 đưa vào vận hành;  + Dây chuyền 2: (600MW): Khối 5: Vận hành ổn định ở công suất định mức phát theo huy động hệ thống; Khối 6: Trung tu theo kế hoạch 40 ngày, dự kiến hoàn thành trước kế hoạch 10 ngày, 27/10/2008 đưa vào vận hành. Các dây chuyền sản xuất điện đảm bảo phương thức vận hành, năm 2008 Công ty sẽ vượt mức khoảng 5-6% sản lượng kế hoạch. Năm 2008: - Lợi nhuận trớc thuế quý 4 năm 2009: (Lỗ) 1.262.781.751.032 đồng; Dẫn đến lợi nhuận trớc thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 bị lỗ 469.440.311.534 đồng; Các nguyên nhân làm ảnh hởng đến kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 1. Trong Quý 4 năm 2008 các thiết bị máy móc của Công ty sau khi đại tu sửa chữa lớn đã vận hành ổn định an toàn và đạt hiệu quả cao; Sản lợng điện luôn phát với công suất cao, doanh thu của các tháng cuối năm cao hơn so với các tháng trớc đó; Nếu tính riêng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng năm 2008, cha tính chi phí lãi vay Công ty thu lợi nhuận trớc thuế 1.018 tỷ đồng; 2. Do biến động của thị trờng tài chính trên thế giới làm cho tỷ giá giữa JPY/VND tăng rất cao vì vậy khoản nợ vay có nguồn gốc ngoại tệ của PLPC (36.206.474.344JPY) theo qui định của Nhà nớc phải xác định lại theo tỷ giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm, phần chênh lệch tỷ giá sẽ đợc tính vào chi phí hoạt động tài chính của Công ty; Căn cứ theo qui định của Nhà nớc Công ty đã xác định tỷ giá theo thông báo của Ngân hàng Nhà nớc tại thời điểm 31/12/2008 với mức 184,96VNĐ/JPY (So với tỷ giá xác định tại thời điểm 31/12/2007 là 142,34VNĐ/JPY) phát sinh khoản chi phí do xác đinh lại khoản nợ vay trên là: 1.543.119.936.541 đồng khoản chi phí này sau khi xác định đã làm cho tổng lợi nhuận quý 4 năm 2008 của PLPC bị lỗ: 1.262,78 tỷ đồng; Dẫn đến lợi nhuận trớc thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 bị lỗ 469,44 tỷ đồng; 3. Ngoại trừ một số nội dung chính làm ảnh hởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh như đã giải trình ở trên, hoạt động SXKD của PLPC vẫn bình thờng, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật về tiết kiệm chi phí, cũng nh triển khai thực hiện kế hoạch năm đều đạt kế hoạch đặt ra. Tình hình đầu tư tài chính năm 2008 tháng của PLPC đạt nhiều hiệu quả so với năm 2007; Trong đó lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính đã bao gồm chi phí trả lãI vay, chi phí trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính 59tỷ đồng PLPC vẫn đạt lợi nhuận trên 40tỷ đồng. Theo báo cáo đầu năm 2009: Lợi nhuận trước thuế tháng 1/2009 đạt gần 100 tỷ đồng. 2.1.3.2. Tình hình đầu tư phát triển trong 3 năm vừa qua *Các dự án lớn mà PPC đã đầu tư - Công ty Cổ phần nhiệt điện Phả Lại xin tham gia góp vốn thành lập công ty cổ phần Thuỷ điện Huội Quảng-Bản Chát: Theo Nghị quyết của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần nhiệt điện Phả Lại tại phiên họp lần thứ 12 ngày 09/8/2007, Công ty đã xin đăng ký tham gia góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Thuỷ điện Huội Quảng-Bản Chát với số vốn 244.000.000.000 (Hai trăm bốn mươi bốn tỷ đồng) chiếm 5% vốn điều lệ. Hiện nay Công ty đã góp 15% vốn điều lệ thành lập Công ty Cổ phần dịch dịch vụ Sửa chữa Nhiệt điện Miền Bắc. Công ty cũng đề nghị EVN tạo điều kiện cho Công ty góp vốn vào nhiệt điện Mông Dương và Nhiệt điện Quảng Ninh với mức 20% và 10% vốn điều lệ. Số tiền tạm thời nhàn rỗi được uỷ thác đầu tư qua các tổ chức tài chính, lợi nhuận thu về từ đầu tư uỷ thác đạt hàng trăm tỷ mỗi năm. - Nhiệt điện Phả Lại góp 15% vốn thành lập Cty CP Dịch vụ SC Miền Bắc: Ngày 29/6/2007 tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại đã diễn ra Đại hội đồng Cổ đông thành lập Công ty Cổ phần dịch vụ sửa chữa Nhiệt điện Miền Bắc. * Tình hình đầu tư phát triển - Đầu tư xây dựng cơ bản: Để phục vụ cho việc sản xuất điện ổn định, an toàn, tiết kiệm nguyên nhiên liệu và đảm bảo an toàn môi trường Công ty dự kiến đầu tư xây dựng một số dự án: - Kho than khô số 2 và cẩu bốc than DC1 (Vốn đầu tư dự kiến 41,5 tỷ) để bảo quản than tránh khỏi các tác động của môi trường làm giảm phẩm chất góp phần giảm chi phí tiêu hao than trong sản xuất, tiết kiệm chi phí; Hệ thống xử lý nước thải Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại (Vốn đầu tư dự kiến khoảng 15 tỷ do JBIC cho vay) nhằm trang bị hệ thống xử lý nước thải sản xuất đảm bảo an toàn cho môi trường nước của nhà máy cũng như khu vực xung quanh; - Hệ thống làm sạch bình ngưng (Vốn đầu tư dự kiến khoảng 70 tỷ). Hệ thống bình ngưng trong dây chuyền thiết bị có tác dụng ngưng tụ hơi nước sau khi qua tuabin để đưa vào nồi hơi tái sử dụng nhằm tăng hiệu suất sử dụng, quá trình đó các chất bẩn bám vào hệ thống bình ngưng này làm giảm hiệu suất của bình ngưng, ảnh hưởng đến chất lượng nồi hơi. Dự án này nhằm trang bị hệ thống thiết bị làm sạch bình ngưng nhằm tăng hiệu quả thiết bị; - Đầu máy xe lửa (Vốn đầu tư dự kiến 14 tỷ) nhằm thay thế đầu kéo hiện nay không đảm bảo yêu cầu, hiệu quả thấp, tiêu tốn nhiên liệu; - Hệ thống xử lý nước tuần hoàn bằng Clo (Vốn đầu tư dự kiến khoảng 7tỷ) nhằm làm sạch nước khỏi các tác nhân vi sinh vật gây hại cho hệ thống thiết bị. Trong thời gian tới Công ty cổ phần sẽ đầu tư các dự án trên, đẩy nhanh tiến độ sớm đưa vào hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và tăng lợi nhuận. - Đầu tư tài chính Công ty có lượng tài sản lớn, nguồn vốn khấu hao cơ bản hàng năm rất lớn, cùng với lợi nhuận để lại, Công ty sẽ sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.Nguồn vốn khấu hao cơ bản khoảng 1.000 tỷ đồng / năm, cùng với lợi nhuận để lại, sau khi dùng chi trả các khoản vốn vay đầu tư xây dựng, mua thiết bị, phương tiện, Công ty sẽ chủ động và phối kết hợp với các cổ đông có kinh nghiệm và khả năng trong lĩnh vực tài chính, công nghệ tìm kiếm các cơ hội đầu tư, góp vốn liên doanh với các đơn vị khác trong cùng ngành hoặc tham gia đầu tư tài chính, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng các nhà máy điện theo định hướng của EVN, Bộ Công nghiệp và của Chính phủ. - Mở rộng sản xuất kinh doanh Phát huy những lợi thế sẵn có, Công ty chủ trương mở rộng một số ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhằm tận dụng được nguồn lực của Công ty cũng như các phụ phẩm, chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất điện như tham gia dự án sản xuất phụ gia bê tông từ tro bay, khai thác xỉ than cung cấp cho các đơn vị sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng. Ø Sản xuất  thạch cao, là sản phẩm tận dụng có sẵn từ quá trình sản xuất, lấy từ hệ thống khử lưu huỳnh phục vụ cho công nghiệp sản xuất xi măng cũng như các ngành công nghiệp khác làm tăng doanh thu mỗi năm cho Công ty lên khoảng hơn một tỷ đồng. Ø Tiếp tục khai thác xỉ than cung cấp cho các đơn vị sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng. Lượng xỉ than thải ra hàng năm của nhà máy là rất lớn do vậy nguồn thu từ hoạt động này có thể tạo ra doanh thu khá lớn mỗi năm. Hiện tại khoảng 1,2 tỷ mỗi năm. Ø Tham gia dự án sản xuất phụ gia bê tông từ tro bay để xây dựng các đập nước nhà máy thuỷ điện. Dự án này nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu là tro sạch, sản phẩm thải ra từ dây chuyền sản xuất điện. Đây là sản phẩm đang có nhu cầu lớn trên thị truờng xây dựng các nhà máy thuỷ điện, Công ty cùng với Ban Quản lý dự án Thủy điện Sơn La thực hiện sản xuất tro bay bán lại cho Dự án Thủy điện Sơn La trong thời gian 5 năm thực hiện dự án Thủy điện Sơn La. Sau thời hạn này, Công ty có thể chủ động tìm kiếm khách hàng, bán ra thị trường, chủ yếu là các Công ty xây dựng các nhà máy thủy điện. 2.1.3.2. Kế hoạch tổng thể của Công ty cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại Theo dự tính mức tiêu thụ điện năng ở Việt Nam hàng năm tăng khoảng 16% -17%, năm 2007 và năm 2008 có nguy cơ thiếu điện do các nguồn điện dự kiến không đưa vào vận hành đúng tiến độ. So với các loại hình khác nhiệt điện than có giá thành rẻ, có sản lượng ổn định và không phụ thuộc vào thời tiết, đảm bảo nguồn cung cấp liên tục. Trong những năm gần đây ngành điện đã tập trung đầu tư thêm nhiều nhà máy nhiệt điện, trong đó chủ yếu là nhiệt điện than ở phía Bắc và các nhà máy nhiệt điện chạy khí ở phía Nam. Theo tổng sơ đồ phát triển Điện lực Việt Nam thì những năm tới Hệ thống điện Việt Nam còn thiếu nguồn, Với sản lượng lớn nhất trong các nhà máy nhiệt điện phía Bắc, Nhiệt điện Phả Lại đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện Quốc gia. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ phát điện đi đôi với yêu cầu tiết kiệm nhiên liệu, nâng cao chất lượng thiết bị và bảo vệ môi trường, ngoài việc chú trọng công tác vận hành, Công ty còn rất quan tâm công tác sửa chữa bảo dưỡng, đặc biệt công tác sửa chữa lớn Nhà máy Phả Lại 1 để phục hồi thiết bị sau hơn 20 năm khai thác và chuẩn bị cho công tác sửa chữa lớn Nhà máy Phả Lại 2. Nhà máy Phả Lại 1 và Nhà máy Phả Lại 2 đang vận hành ổn định và hiệu quả, đảm bảo công suất phát điện tối đa, đạt sản lượng kế hoạch với giá điện đã thoả thuận với EVN. Công ty cũng lập kế hoạch rà soát lại toàn bộ việc sử dụng các yếu tố  đầu vào của quá trình sản xuất điện theo hướng tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản xuất điện, tăng lợi nhuận và từ đó tăng tỷ lệ chi trả cổ tức. 2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại CTCP Nhiệt Điện Phả Lại 2.2.1. Thực trạng sử dụng tổng vốn 2.2.1.1. Cơ cấu vốn Bảng cân đối: * Theo nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành nên tổng vốn. Bảng 2.2: Cơ cấu vốn theo nguồn vốn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng NỢ PHẢI TRẢ 6.894.197 65.01% 5.857.297 60.49% 7.361.025 68.14% Nợ ngắn hạn 611.627 8.87% 701.804 11.98% 1.006.054 13.67% Nợ dài hạn 6.282.570 91.13% 5.155.493 88.02% 6.354.971 86.33% VỐN CHỦ SỞ HỮU 3.710.605 34.99% 3.824.988 39.51% 3.441.340 31.86% Nguồn vốn chủ sở hữu 3.697.500 99.6% 3.821.704 99.9% 3.437.042 99.87% Nguồn kinh phí và quỹ khác 13.105 0.4% 3.284 0.1% 4.299 0.13% TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 10.604.802 100% 9.682.285 100% 10.802.365 100% Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của PPC – Phòng TCKT Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu vốn PPC theo tỷ trọng - Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn PPC theo giá trị Qua bảng số liệu trên có thể thấy được nguồn hình thành chủ yếu tạo nên nguồn vốn cho công ty là nợ phải trả. Công ty đã duy trì cơ cấu vốn D/E ở mức bình quân là 65:35. Đồng thời nguồn vốn không có biến động lớn, ổn định. Năm 2007, tổng vốn giảm hoàn toàn là do nợ vay đã giảm xuống 15% so với năm 2006. Năm 2008, tuy vốn chủ sở hữu giảm xuống 8% so với 2007, nợ vay tăng 8% nhưng do trong cơ cấu vốn, nợ vay chiếm tỷ trọng lớn do đó tổng nguồn vốn vẫn tăng. Cơ cấu nguồn vốn được duy trì ở mức ổn định trong 3 năm liên tục ở mức D/E = 65/35. Đây là một cơ cấu vốn tương đối tốt. Nợ vay không quá nhiều, đảm bảo được khả năng thanh toán cho công ty. * Theo tài sản: Phản ánh tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp Bảng 2.3: Cơ cấu vốn theo tài sản Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng TSNH 3.534.488 33.3% 2.307.029 23.8% 3.594.853 33.9% TSDH 7.070.314 66.4% 7.375.255 76.2% 7.001.288 66.1% Tổng vốn 10.604.802 100% 9.682.285 100% 10.596.141 100% Nguồn: Báo cáo tài chính PPC các năm – Phòng TCKT Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tài sản PPC - Theo tỷ trọng Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tài sản PPC – Theo giá trị Trong tổng tài sản của công ty thì TSDH chiếm chủ yếu. Đây là đặc thù của ngành sản xuất, do TSCĐ có giá trị rất lớn, hằng năm được khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Hàng năm công ty không phải mua sắm đầu tư TSCĐ thêm nhiều vì nguồn vốn ban đầu phần lớn được đầu tư vào tài sản cố định. Tuy nhiên, sự biến động của tổng tài sản là do TSNH. Dưới đây là bảng cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty: Bảng 2.3: Tài sản ngắn hạn của PPC trong 3 năm Đơn vị: Triệu đồng 2006 2007 2008 TÀI SẢN NGẮN HẠN 3.534.488 100% 2.307.029 100% 4.021.469 100% Tiền và các khoản tương đương tiền 528.618 15% 312.798 13.5% 512.801 12.75% Tiền 228.618 162.798 32.801 Các khoản tương đương tiền 300.000 150.000 480.000 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - 0% 1.030.000 44.6% 2.020.000 50.23% Phải thu ngắn hạn 2.652.598 75% 494.195 21.4% 930.374 23% Phải thu khách hàng 2.632.414 468.786 913.850 Trả trước cho người bán 9.016 24.178 15.962 Phải thu nội bộ ngắn hạn - - - Các khoản phải thu khác 11.169 1.231 562 Hàng tồn kho 353.022 9.5% 469.445 20.3% 557.198 13.8% Tài sản ngắn hạn khác 249 0.5% 592 0.2% 1.096 0.22% Nguồn: Báo cáo tài chính PPC các năm – Phòng TCKT Biểu đồ 2.5: Cơ cấu tài sản ngắn hạn PPC Như vậy, trong tài sản ngắn hạn, năm 2006 chủ yếu là phải thu ngắn hạn, còn năm 2007, 2008, đầu tư tài chính chiếm tỷ trọng lớn hơn cả. Đó là do sau khi cổ phần hóa, công ty đã tập trung đưa ra các kế hoạch đầu tư sử dụng nguồn vốn vào việc đầu tư ngắn hạn và chứng khoán. Tóm lại, sau khi xem xét tổng nguồn vốn và tổng tài sản của công ty CP NĐPL, một số kết luận được đưa ra như sau: - Về nguồn vốn: Cơ cấu vốn ổn định, được giữ ở mức D/E = 65/35. Nợ vay không quá nhiều, công ty có thể đảm bảo được khả năng thanh toán. Chủ yếu nguồn vốn được hình thành từ vốn chủ sở hữu, trong đó chủ yếu là vốn đầu tư của chủ sở hữu. Trước năm 2006 nguồn vốn này là do nhà nước cấp, bắt đầu từ tháng 1/2006 công ty chuyển sang cổ phần hóa. Do vậy nguồn vốn này hiện tại là do các cổ đông trong công ty góp vốn. - Về tài sản: Tài sản của công ty có giá trị lớn, chủ yếu là tài sản cố định. Những tài sản này có giá trị lớn, khấu hao trong nhiều năm, thường từ 5- 12 năm, tùy loại, được khấu hao theo đường thẳng, giá trị còn lại khoảng 50 – 60%, ngoài ra không phải chi mua đầu tư thêm nhiều. Nguồn vốn khấu hao hàng năm rất lớn được công ty đầu tư chủ yếu vào tài sản ngắn hạn. Như vậy, tổng tài sản biến động chủ yếu là do tài sản ngắn hạn. Năm 2006, tài sản ngắn hạn của công ty chủ yếu là các khoản phải thu nhưng từ năm 2007, 2008, sau khi cổ phần hóa và niêm yết, phần lớn tài sản ngắn hạn là các khoản đầu tư tài chính. Qua đó có thể thấy được sự chuyển biến trong kế hoạch sử dụng vốn của công ty. 2.2.1.2. Hiệu quả sử dụng tổng vốn Sau khi đã xem xét cơ cấu vốn trên cả hai mặt nguồn vốn và tài sản ta đã thấy được nguồn hình thành và việc đầu tư sử dụng vốn vào TS của PPC như thế nào, để đánh giá được hiệu quả sử dụng tổng vốn của PPC, ta sử dụng một số chỉ tiêu sau: Bảng 2.4: Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn Đơn vị: 1.000.000đ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu thuần 3.607.073 3.807.068 3.881.915 Lợi nhuận sau thuế 979.340 824.353 -207.728 Tổng vốn 10.604.802 9.682.285 10.802.365 Vốn chủ sở hữu 3.697.500 3.821.704 3.437.042 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính PPC các năm Bảng 2.5: Các hệ số đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Hiệu suất sử dụng tổng vốn Doanh thu thuần/ Tổng vốn 0.34 0.39 0.36 Tỷ suất doanh lợi tổng vốn Lợi nhuận sau thuế/Tổng vốn 0.09 0.085 -0.019 Tỷ suất doanh lợi doanh thu Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần 0.27 0.2 -0.05 Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu 0.26 0.22 -0.06 Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu bảng 2.4 Năm 2008 lợi nhuận sau thuế bị âm. Đó là do trên sổ sách, công ty bị lỗ hơn 200 tỷ đồng. Khoản lỗ này thực ra là do chênh lệch đánh giá lại khoả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại.doc
Tài liệu liên quan