Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty sách Việt Nam

Môc lôc

Môc lôc - 1 -

Lời mở đầu - 6 -

chương I: hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp - 7 -

1.1.Tổng quan về vốn trong doanh nghiệp - 7 -

1.1.1. Khái niệm vốn - 7 -

1.1.2. Phân loại vốn trong doanh nghiệp. - 9 -

1.1.2.1. Theo nguồn hình thành: - 9 -

1.1.2.2. Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển - 12 -

1.2.2.3. Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn. - 15 -

1.1.3. Vai trò của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp. - 16 -

1.2. Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. - 16 -

1.2.1. Khái niệm. - 17 -

1.2.2. Các chỉ tiêu xác định. - 19 -

1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh gía hiệu quả sử dụng vốn cố định - 20 -

1.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động - 21 -

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu qủa sử dụng vốn trong doanh nghiệp. - 25 -

1.3.1. Các nhân tố chủ quan. - 25 -

1.3.1.1. Về loại hình doanh nghiệp - 25 -

1.3.1.2. Trình độ của lực lượng lao động - 26 -

1.3.1.3. Các mối quan hệ của doanh nghiệp - 27 -

1.3.1.4. Cơ cấu vốn và chi phí vốn - 27 -

1.3.2. Các nhân tố khách quan - 29 -

1.3.2.1. Môi trường tự nhiên - 29 -

1.3.2.2. Môi trường pháp lý - 29 -

1.3.2.3. Môi trường kinh tế - 29 -

1.3.2.4. Môi trường chính trị văn hoá - xã hội - 30 -

1.3.2.5. Môi trường kỹ thuật công nghệ - 30 -

Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty sách Việt Nam - 31 -

2.1. Khái quát về Tổng công ty sách - 31 -

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển - 31 -

2.1.2. Đặc điểm về chức năng nhiệm vụ. - 33 -

2.1.3. Các điều kiện kinh doanh của công ty: - 35 -

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức. - 35 -

2.1.3.2. Các điều kiện kinh doanh khác - 37 -

2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn. - 38 -

2.2.1. Thực trạng sử dụng tổng vốn. - 38 -

2.2.2. Thực trạng trong sử dụng vốn cố định. - 42 -

2.2.3. Thực trạng trong sử dụng vốn lưu động - 46 -

2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty sách Việt Nam - 52 -

2.3.1. Những kết quả đạt được - 52 -

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân - 53 -

Qua phân tích các số liệu ở trên ta thấy, bên cạnh những kết quả đã đạt được còn xuất hiện một số hạn chế trong sử dụng vốn tại Tổng công ty sách Việt Nam đó là: - 53 -

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty sách Việt Nam - 55 -

3.1. Định hướng phát triển Tổng công ty sách Việt Nam. - 55 -

3.1.1. ổn định tổ chức bộ máy, đổi mới các doanh nghiệp thành viên, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý và điều hành hoạt động của Tổng công ty. - 55 -

3.1.2. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao - 56 -

3.1.3. Phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị kinh tế xã hội của địa phương. - 58 -

3.1.4. Đối với chương trình cung cấp sách tài trợ giáo dục cho các trường cấp 1, cấp 2 miền núi dân tộc - 58 -

- Để khắc phục tình trạng chênh lệch về vốn cố định và vốn lưu động, Tổng công ty đã đề ra mục tiêu về cơ cấu vốn trong những năm tới qua - 59 -

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty sách Việt Nam - 59 -

3.2.1. Nhóm giải pháp chung - 59 -

3.2.1.1. Về tổ chức, quản lý - 59 -

3.2.1.2. Về con người - 61 -

3.2.1.3. Về cơ sở vật chất – kỹ thuật - 61 -

3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định - 62 -

* Thường xuyên đánh giá và đánh giá lại TSCĐ - 62 -

* Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Tổng công ty - 63 -

3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động - 64 -

3.3. Kiến nghị - 70 -

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước - 70 -

3.3.2. Kiến nghị với Bộ chủ quản - 71 -

3.3.3. Kiến nghị với các nghành có liên quan - 71 -

Kết luận - 73 -

D. Tài liệu tham khảo - 74 -

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty sách Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được tính bằng số lợi nhuận kỳ vọng đạt được trên vốn đầu tư vào dự án hoặc doanh nghiệp để giữ không làm giảm số lợi nhuận dành cho chủ sở hữu. Chi phí vốn có tầm quan trọng đặc biệt đối với doanh nghiệp, được sử dụng là căn cứ để lựa chọn tỷ lệ chiết khấu khi quyết định đầu tư. 1.3.2. Các nhân tố khách quan 1.3.2.1. Môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên bao gồm toàn bộ các yếu tố tự nhiên như khí hậu thời tiết, môi trường… Ngày nay thì sự ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến hoạt động sản xuất kinh doanh không nhiều, tuy nhiên không phải vì thế mà không quan tâm đến yếu tố nay. Dù khoa học có phát triển đến đâu, nhưng nếu môi trường tự nhiên không thuận lợi, không phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp thì năng suất, chất lượng không thể tốt bằng việc sản xuất trong điều kiện tự nhiên phù hợp. 1.3.2.2. Môi trường pháp lý Là hệ thống các chủ trương, chính sách của nhà nước chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào, dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì cũng đều chịu sự điều tiết của nhà nước về pháp luật thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô. Các quy định của nhà nước về vốn điều lệ, về tỷ giá, tỷ lệ trích lập các quỹ đều tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.2.3. Môi trường kinh tế Đây là môi trường bao chùm lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá...Các yếu tố này có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần có những biện pháp kịp thời và thích hợp để điều chỉnh hoạt động nhằm thích ứng với sự biến đổi của môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.2.4. Môi trường chính trị văn hoá - xã hội Những sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra là đều nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, do đó yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của khách hàng chính là phong tục tập quán hay thói quen của người tiêu dùng. Nếu như hoạt động trong môi trường văn hoá lành mạnh chính trị ổn định thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao. 1.3.2.5. Môi trường kỹ thuật công nghệ Trong điều kiện hiện nay, thì yếu tố khoa học – công nghệ là một yếu tố vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy đây cũng là một trong những yếu tố được doanh nghiệp đặc biệt quan tâm trong diều kiện cạnh tranh, hội nhập như hiện nay. Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty sách Việt Nam 2.1. Khái quát về Tổng công ty sách 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngày 10/10/1952, trong lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta đang đi vào giai đoạn quyết liệt nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 122/SL thành lập nhà in và phát hành trong cả nước. Đó là ngày đánh dấu sự ra đời của nghành phát hành sách Việt Nam – nghành phát hành sách chính quyền nhân dân do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Ngày 19/12/1997, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin ra quyết định số 3944/TC-QĐ thành lập tổng công ty phát hành sách Việt Nam với chín đơn vị thanhf viên hoạt động theo mô hình tổng công ty 90. Tổng công ty phát hành sách Việt Nam là doanh nghiệp hạch toán tổng hợp, có phân cấp cho các đơn vị thành viên. Trong quá trình hoạt động và phát triển, Tổng công ty đã kết nạp thêm ba đơn vị thành viên mới nâng tổng số đơn vị thành viên lên là mười hai thành viên. Ngày 24 tháng 12 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin đã ra quyết định số 65/2003/QĐ-BVHTT, giữ nguyên tư cách pháp nhân Tổng công ty nhà nước trực thuộc bộ văn hoá - thông tin. Đổi mới và củng cố Tổng công ty trên cơ sở các doanh nghiệp nhà nước hiện có là Tổng công ty phát hành sách Việt Nam, nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Nhà xuất bản Âm nhạc, Công ty in Khoa học kỹ thuật với tên gọi là Tổng công ty sách Việt Nam. Tổng công ty sách Việt Nam có tên viết tắt là SAVINA Tên giao dịch quốc tế là Vietnam book corporation Trụ sở chính tại 44 phố Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng. Điện thoại: (04).8241576 / (04). 8257857. Cơ quan sáng lập là Bộ Văn Hoá - Thông tin. Vốn điều lệ: 31.546.000.000 đồng VN. (Bằng chữ: Ba mươi mốt tỷ năm trăm bốn mươi sáu triệu đồng.) Tổng công ty sách Việt Nam là Tổng công ty nhà nước do Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin thành lập theo sự uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, gồm các thành viên là các doanh nghiệp hạch toán độc lập, đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp có mối quan hệ mật thiết về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin, nghiên cứu, đào tạo, tiếp thị hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, in, phát hành và xuất nhập khẩu các ấn phẩm. Tổng công ty có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật; tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong số vốn do tổng công ty quản lý; có con dấu, có tài sản và các quỹ tập trung, được mở tài khoản tại ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của nhà nước; tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, điều lệ tổng công ty và các quy định của pháp luật. Để tăng cường công tác quản lý, điều hành phát huy tính chủ động, trách nhiệm công tác của các tập thể, cá nhân trong công tác chỉ đạo và tổ chức phục vụ kinh doanh của Tổng công ty sách Việt Nam, bộ máy quản lý kinh doanh của Tổng công ty bao gồm: * Hội đồng quản trị * Ban kiểm soát * Tổng giám đốc * Phó tổng giám đốc * Giám đốc các công ty thành viên * Bộ máy văn phòng Tổ chức bộ máy các phòng ban của Tổng công ty bao gồm: + Văn phòng Tổng công ty + Phòng nghiệp vụ tổng hợp. + Phòng kế hoạch tài vụ. + Phòng xuất nhập khẩu. - Trung tâm sách ngoại văn. + Phòng kinh doanh sách quốc văn. - Trung tâm sách quốc văn. - Trung tâm sách thiếu nhi. + Phòng kinh doanh văn hoá phẩm. + Phòng xuất bản. + Phòng kho vận. + Phòng bảo vệ. + Xí nghiệp in. + Trung tâm sách 22B, phố Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. 2.1.2. Đặc điểm về chức năng nhiệm vụ. Với tư cách là một cơ quan đầu nghành trong lĩnh vực xuất bản phẩm nói chung và lĩnh vực phát hành sách nói riêng, Tổng công ty Sách Việt Nam có chức năng tổ chức quản lý, kinh doanh khép kín cả ba khâu Xuất bản – In – Phát hành sách nhằm cung ứng các ấn phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Là một doanh nghiệp Nhà nước, Tổng công ty vừa phải thực hiện tốt công tác chính trị mà Đảng và Nhà nước giao cho, vừa phải đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Do đó, Tổng công ty có các nhiệm vụ và quyền hạn chính như sau: - Xuất bản các loại sách, tạp chí và văn hoá phẩm trên các chất liệu, công nghệ theo quy định của Luật Xuất bản, Luật Báo chí và các văn bản pháp luật có liên quan. - Sản xuất bản gốc, in nhân bản và kinh doanh các sản phẩm băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình và thực hiện các dịch vụ về công nghệ, kỹ thuật ở các lĩnh vực trên. - In các loại sách,báo, tạp chí, bao bì, tem nhãn, văn hoá phẩm và các loại giấy tờ quản lý, biểu mẫu và các sản phẩm in khác theo quy định của pháp luật. - Trực tiếp xuất, nhập khẩu sách, báo, tạp chí, văn hoá phẩm theo quy định của pháp luật. - Kinh doanh phát hành sách, báo, văn hoá phẩm và các biểu mẫu, giấy tờ quản lý kinh tế – xã hội và các sản phẩm khác theo quy định của pháp luật. - Tổ chức và tham gia các triển lãm, hội chợ về sách, văn hoá phẩm, thiết bị in trong và ngoài nước. - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mỹ thuật, thủ công mỹ nghệ, văn phòng phẩm. - Nghiên cứu và thể nghiệm các sản phẩm công nghệ mới về xuất bản, in, phát hành sách; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho cán bộ, viên chức, người lao động trong Tổng công ty. - Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, nhằm mở rộng sản xuất, kinh doanh, phát triển nguồn vốn và nâng cao chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp luật và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty. - Tổ chức các dịch vụ văn hoá - nghệ thuật, kinh doanh khách sạn và các loại hình dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động công ích như: cơ chế đặt hàng, trợ giá, trợ cước theo quy định của nhà nước. - Đề xuất và kiến nghị với các cơ quan chức năng của Bộ Văn hoá - Thông tin xây dựng cơ chế, chính sách quản lý sản xuất kinh doanh xuất bản, in và phát hành sách. Với những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên, ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên toàn Tổng công ty đang từng bước không ngừng nỗ lực, cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước đã giao phó. 2.1.3. Các điều kiện kinh doanh của công ty: 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức. - Hội đồng quản trị: gồm 5 thành viên do Bộ trưởng Bộ Văn Hoá- Thông tin bổ nhiệm, miễn nhiệm: Chủ tịch hội đồng quản trị, 1 thành viên kiêm Tổng giám đốc, 1 thành viên kiêm Trưởng ban kiểm soát và 2 thành viên khác hoạt động kiêm nhiệm là các chuyên gia về kinh tế, tài chính có kinh nghịêm hoạt động chuyên nghành. Chủ tịch hội đồng quản trị không kiêm nhiện Tổng giám đốc Tổng công ty. Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị là 5 năm và thành viên của Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại. - Ban kiểm soát: Ban kiểm soát có 3 thành viên, trong đó có 1 thành viên Hội đồng quản trị làm trưởng ban theo sự phân công của Hội đồng quản trị và 2 thành viên khác do Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Gồm 1 thành viên do Tổng cục Quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp giới thiệu, 1 thành viên do Đại hội đại biểu công nhân, viên chức Tổng công ty giới thiệu - Ban giám đốc: Ban giám đốc gồm 4 người bao gồm 1 Tổng giám đốc và 3 phó Tổng giám đốc thực hiện việc quản lý, điều hành hoạt động của Tổng công ty. - Các phòng ban chức năng Các phòng ban chức trong Tổng công ty có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc. + Phòng kế hoạch- tài vụ: Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm cho Tổng công ty, dự đoán nhu cầu về vốn, khai thác kịp thời các nguồn vốn để đáp ứng các nhu cầu của Tổng công ty trong kinh doanh, xây dựng cơ sở vật chất. + Phòng Tổ chức- hành chính: Quản trị nhân sự, xây dựng các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, củng cố và nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho phù hợp với tình hình hoạt động của Tổng công ty. + Phòng Nghiệp vụ tổng hợp: Vạch ra các kế hoạch, chiến lược cho Tổng công ty như các biện pháp kích thích tiêu thụ, quan hệ công chúng, các hoạt động tuyên truyền quảng cáo... + Phòng kinh doanh sách + Phòng kinh doanh văn hoá phẩm + Phòng xuất nhập khẩu Các phòng kinh doanh có chức năng bán nuôn, tích cực tổ chức khai thác nguồn hàng, nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường để tổ chức tốt việc kinh doanh. + Trung tâm sách quốc văn (tầng 1) + Trung tâm sách ngoại văn (tầng 2) + Trung tâm sách thiếu nhi (tầng 3) + Trung tâm sách 22B- Hai Bà Trưng Các trung tâm sách của Tổng công ty là các siêu thị, cửa hàng tự chọn thực hiện chức năng bán lẻ, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng. + Xưởng in: thực hiện in ấn các loại sách + Phòng kho vận: làm nhiệm vụ vận chuyển, bảo lưu, lưu kho các loại sách, cung cấp kịp thời theo yêu cầu của các phòng kinh doanh sách và của các trung tâm sách (siêu thị). + Phòng bảo vệ. 2.1.3.2. Các điều kiện kinh doanh khác - Cơ sở vật chất và công nghệ: Tổng công ty không ngừng đầu tư, xây dựng tranh thiết bị, nhà xưởng để phục vụ cho kinh doanh. Các phòng ban đều được trang bị hệ thống máy vi tính được cài đặt phần mềm quản lý của riêng công ty giúp cho việc quản lý, tổ chức kinh doanh tốt hơn. Các siêu thị sách, cửa hàng bán lể đạt tiêu chuẩn văn minh, hiện đại: rộng rãi, khang trang, trình bày khoa học; nhân viên phục vụ gọn gàng, lịch sự. Tuy vậy, số lượng cửa hàng, siêu thị của Tổng công ty chưa mở rộng được phạm vi, chỗ gửi xe còn hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Tổng công ty. - Lực lượng lao động: hiện nay là 1171 người, trong đó đại học và trên đại học là 542 người, trung cấp là 195 người, chưa qua đào tạo 65 người. Đội ngũ cán bộ của Tổng công ty đang được bổ sung nhiều lực lượng trẻ, khoẻ, có trình độ đáp ứng những yêu cầu và đòi hỏi mới của cơ chế thị trường. Song do lịch sử và nhiều điều kiện khác nên còn có một bộ phận chưa đào tạo lại thích ứng với cơ chế thị trường, chậm đổi mới phần nào tạo nên sức ỳ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Nguồn vốn: hiện nay, Tổng công ty vẫn chưa được cấp đủ vốn kinh doanh theo luật Doanh nghiệp khiến cho nhiều hoạt động của Tổng công ty gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, không đủ khả năng mua hết 100% số sách của các nhà xuất bản để đáp ứng yêu cầu điều tiết thị trường sách trong nước, thiếu vốn để phát triển cơ sở hạn tầng, nâng cấp và xây mới các phòng ban, cửa hàng, siêu thị. - Uy tín trên thị trường: với 50 năm hoạt động trong lĩnh vực phát hành, Tổng công ty sách Việt Nam đã có một vị trí vững chắc trên thị trường, là địa chỉ đầu ngành của lĩnh vực phát hành, có nhiều kinh nghiệm. Uy tín của Tổng công ty ngày càng cao, nhiều công ty phát hành sách địa phương xin gia nhập để trở thành đơn vị thành viên của Tổng công ty. 2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn. 2.2.1. Thực trạng sử dụng tổng vốn. Bất cứ một doanh nghiệp nào khi huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng quan tâm tới khả năng sinh lời của đồng vốn, vì sử dụng vốn có hiệu quả giúp doanh nghiệp không những bù đắp được chi phí vốn ban đầu mà còn có lợi nhuận để tái đầu tư. Để xem xét thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp ta phân tích các chỉ tiêu sau: Bảng 1: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 2003 2004 2005 1.Doanh thu thuần 74.961.266.479 149.922.532.959 299.845.065.918 2.Lợi nhuận sau thuế 2.235.686.895 3.471.373.789 7.942.747.578 3.Tổng vốn 121.718.816.262 263.021.987.647 426.043.975.249 4.Vốn chủ sở hữu 30.550.762.526 61.101.525.053 102.203.050.106 (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty sách Việt Nam ) Biểu đồ 1: Cơ cấu vốn chủ sở hữu so với tổng vốn Đơn vị: Tỷ đồng (Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng công ty sách Việt Nam) Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và tổng vốn càng nhỏ thì thể hiện khả năng tự lập của doanh nghiệp càng cao và ngược lại tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và tổng vốn càng cao thi khả năng tự lập của doanh nghiệp thấp. Tại Tổng công ty sách Việt Nam, qua biểu đồ 2 ta thấy vốn chủ sở hữu tăng khá ổn định qua ba năm. Tuy nhiên tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và tổng vốn chưa nói lên được gì. Nhưng có thể hy vọng được rằng trong các năm tới tỷ lệ này sẽ tốt hơn. Bảng 2: Các hệ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Đơn vị: Lần Các hệ số 2003 2004 2005 Hiệu suất sử dụng vốn (1/3) 0,615 0,57 0,703 Tỷ suất doanh lợi tổng vốn (2/3) 0,018 0,013 0,02 Tỷ suất doanh lợi doanh thu (2/1) 0,029 0,023 0,026 Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu (2/4) 0,615 0,57 0,703 (Nguồn: Sử dụng số liệu từ bảng 1 ) Qua bảng số liệu trên ta thấy, hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp có sự tăng trưởng trong 3 năm. Năm 2003 hiệu suất sử dụng vốn là 0,615 năm 2004 giảm còn 0,57 và đến năm 2005 hiệu suất sử dụng vốn đã tăng lên đến 0,703 tăng cao hơn năm 2003. Như vậy, năm 2004 hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty thấp hơn năm 2003, mặc dù doanh thu thuần và tổng vốn đều tăng trong các năm nhưng tốc độ tăng của doanh thu thuần chậm hơn so với tổng vốn do đó doanh thu tạo ra từ một đồng vốn dưa vào sản xuất kinh doanh giảm. Vì vậy năm 2005 Tổng công ty đã có biện pháp nâng cao chất lượng và chủng loại sách, hạ thấp chi phí sản xuất tăng doanh thu nên trong năm 2005 doanh thu trên vốn của Tổng công ty không những tăng mà còn tăng cao hơn năm 2003. Tỷ suất doanh lợi tổng vốn phản ánh đồng vốn bỏ ra trong kỳ có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này không ổn định năm 2003 là 0,018 đến năm 2004 giảm chỉ còn là 0,013 và đến năm 2005 thì tăng lên đến 0,02 cao hơn năm 2003. Do năm 2004 hiệu suất sử dụng vốn của Tổng công ty thấp hơn năm 2003 nên lợi nhuận thu được trên vốn thấp hơn năm 2003, năm 2005 tỷ suất sinh lợi tổng vốn có tăng cao hơn năm 2004 có nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn đã được nâng cao. Do hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng nên doanh nghiệp cần bỏ nhiều chi phí để duy trì hoạt động, để nâng cao tỷ suất sinh lợi tổng công ty và các đơn vị thành viên cần có các biện pháp làm giảm chi phí, tăng doanh thu đem lại lợi nhuận cao. Tỷ suất doanh lợi doanh thu phản ánh trong một đồng doanh thu thuần của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số này năm 2003 là 0,029 năm 2004 giảm còn 0,023 và đến năm 2005 tăng lên 0,026. Hệ số này tăng chậm và thấp hơn năm 2003. Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra kinh doanh trong kỳ thì có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2003 hệ số này là 0,073. Hệ số này giảm vào năm 2004 chỉ còn 0,057. Tuy nhiên đến năm 2005 tăng lên đến 0,078 cho thấy chi phí cho vốn chủ sở hữu đã giảm và doanh nghiệp đã sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả hơn. Qua phân tích các chỉ tiêu trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty còn chưa cao. Nhiều chỉ tiêu quan trọng còn thấp và chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Do đó, thời gian tới Tổng công ty cần có các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 2.2.2. Thực trạng trong sử dụng vốn cố định. Để có thể xem xét chính xác hơn tình hình sử dụng vốn cố định tại Tổng công ty sách ta phân tích bảng số liệu sau: Bảng 3 : Cơ cấu tài sản cố định Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Giá trị tỷ trọng (%) Giá trị tỷ trọng (%) Giá trị tỷ trọng (%) Tài sản cố định hữu hình 15.194.730.668 19.460.871.336 27.819.307.404 Nhà cửa, vật kiến trúc 6.077.983.762 40 7.796.348.534 40 11.684.192.901 42 Máy móc, thiết bị 4.862.376.815 32 6.811.304.968 35 8.345.792.232 30 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 3.497.215.564 23 3.697.565.558 19 6.676.633.776 24 Thiết bị quản lý 759.763.549 5 1.167.652.286 6 1.172.341.296 4 Tài sản cố định vô hình 0 583.826.140 1.459.126.350 Tổng tài sản cố định 15.194.730.668 20.044.697.476 29.278.433.754 ( Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty sách Việt Nam) Qua bảng cơ cấu tài sản cố định, ta thấy giá trị tổng tài sản cố định tăng nhanh qua 3 năm. Cụ thể giá trị tổng tài sản cố định năm 2004 là 20.044.697.476 đồng tăng 132% so với năm 2003, năm 2005 là 29.278.433.754 đồng tăng 146% so với năm 2004. Tuy nhiên trong 3 năm, tốc độ tăng của từng loại tài sản cố định khác nhau. Trong đó, tốc độ tăng của Nhà cửa, vật kiến trúc là nhanh nhất, năm 2003 loại này chiếm 40%, đến năm 2004 tỷ lệ này vẫn chiếm 40% tổng giá trị tài sản cố định, và năm 2005 thì tỷ lệ này đã tăng lên 42%. Năm 2004 giá trị của loại tài sản này là 7.796.348.534 đồng tăng 128% so với năm 2003, năm 2005 là 11.684.192.901 đồng tăng 149% so với năm 2004. Trong khi đó, Máy móc, thiết bị tốc độ tăng tương ứng là năm 2004 tăng 140% so với năm 2003, năm 2005 tăng 122% so với năm 2004. Phương tiện vận tải tốc độ tăng tương ứng là năm 2004 đã tăng 105% so với năm 2003, năm 2005 tăng 180% so với năm 2004. Về thiết bị quản lý, tốc độ tăng chậm. Năm 2004 là 1.167.652.286 tăng 153% so với năm 2003, năm 2005 là 1.172.341.296 tăng 100% so với năm 2004.Trên thực tế Tổng công ty đã rất quan tâm đến đầu tư, phát triển máy móc thiết bị công nghệ mới để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của độc giả cả về nội dung và hình thức, qua số liệu trên cho thấy thì Tổng công ty cũng đã quan tâm đến việc trang bị máy móc thiết bị nhưng vẫn chưa thực sự tốt trong khi nhân tố này lại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sách và hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đấy, ta cũng thấy loại tài sản nhà cửa vật kiến trúc tăng khá ổn định qua các năm vì trên thực tế các đơn vị thành viên của Tổng công ty mở rộng thêm cửa hàng tại các địa điểm khác nhau. Phương tiện vận tải truyền dẫn cũng đã được đầu tư. Tuy nhiên thiết bị quản lý chưa được Tổng công ty quan tâm một cách đúng mức khi tốc độ tăng của thiết bị quản lý thấp hơn tốc độ tăng chung của Tổng giá trị tài sản cố định. Mà thiết bị quản lý là một nhân tố cũng khá quan trọng, nó giúp cho việc quản lý các khâu từ trên xuống dưới một cách dễ dàng, dễ kiểm tra và có thể nắm bắt tình hình hoạt động của toàn công ty nhanh chóng, chính xác. Ngoài ra, trong cơ cấu tài sản cố định còn có sự chệnh lệch khá lớn giữa tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Ta có thể thấy rõ hơn qua biểu đồ cơ cấu tài sản sau: Biểu đồ 2: Cơ cấu tài sản cố định Đơn vị: Tỷ đồng (Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng công ty sách Việt Nam) Tuy rằng tài sản tài sản cố định vô hình có tăng qua ba năm, nhưng qua biểu đồ 1 ta thấy tỷ lệ tăng không đáng kể so với tài sản cố định hữu hình cũng như so với tổng tài sản cố định. Như vậy, trong các năm tới Tổng công ty cần đầu tư, chú trọng nhiều hơn vào tài sản cố định vô hình và có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục sự chênh lệch trên * Hiệu quả sử dụng vốn cố định Bảng 4: Hiệu quả sử dụng VCĐ Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 2003 2004 2005 1.Doanh thu thuần 74.961.266.479 149.922.532.959 299.845.065.918 2.Lợi nhuận sau thuế 2.235.686.895 3.471.373.789 7.942.747.578 3.Nguyên giá TSCĐ 15.194.730.668 19.460.871.336 27.819.307.404 4.Vốn cố định bình quân 8.364.589.605 10.455.737.007 18.683.605.510 ( Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng công ty sách Việt Nam) Bảng 5: Các hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ Đơn vị tính: Lần Các hệ số 2003 2004 2005 1.Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1/3) 4,933 7,703 10,778 2.Hiệu suất sử dụng VCĐ (1/4) 8,961 14,338 16,048 3.Hiệu quả sử dụng VCĐ (2/4) 0,267 0,332 0,425 ( Nguồn: Xử lý số liệu từ bảng 4) Qua bảng số liệu ta thấy, hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2003 là 4,933 đến năm 2004, 2005 tăng tương ứng là 7,703; 10,778. Như vậy, hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng trong ba năm cho thấy việc sử dụng tài sản cố định của Tổng công ty đã có hiệu quả trong việc tạo ra doanh thu ngày càng lớn cho Tổng công ty. Hiệu suất sử dụng vốn cố định cho biết một đồng vốn cố định bình quân bỏ ra trong kỳ sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Năm 2003 hiệu suất sử dụng vốn cố định là 8,961 và tăng lên 14,338 vào năm 2004 tiếp tục tăng lên 16,048 vào năm 2005. Điều đó cho thấy vốn cố định đã được sử dụng hiệu quả hơn, phản ánh chính xác hơn tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn cố định phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân bỏ ra trong kỳ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2003 hiệu quả sử dụng vốn cố định là 0,267 đến năm 2004 tăng lên là 0,332 và tiếp tục tăng 0,425 vào năm 2005. Các con số đó cũng đã nói lên phần nào sự nỗ lực của Tổng công ty trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Qua các chỉ tiêu trên ta thấy tình hình sử dụng vốn cố định của Tổng công ty đã đem lại hiệu quả. Các chỉ tiêu đánh giá đều tăng qua ba năm thể hiện việc sử dụng tài sản cố định hợp lý đã làm tăng doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty một cách rõ rệt. Đó là một dấu hiệu đáng mừng. 2.2.3. Thực trạng trong sử dụng vốn lưu động Để xem xét thực trạng sử dụng vốn lưu động ta xem xét qua bảng cơ cấu tài sản lưu động: Bảng 6 : Cơ cấu TSLĐ Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Tiền 7.724.316.889 30% 15.529.284.057 30% 30.611.496.519 31% 2. Các khoản phải thu 12.300.062.058 48% 23.738.103.016 46% 48.188.349.122 48% 3. Hàng tồn kho 4.551.068.864 17% 10.467.458.386 20% 17.794.679.256 18% 4. Tài sản lưu động khác 847.459.764 5% 1.100.681.599 4% 1.926.192.798 3% Tổng số 25.422.907.575 100% 50.835.527.058 100% 98.520.717.695 100% ( Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty sách Việt Nam) Qua bảng số liệu trên ta thấy, Vốn bằng tiền của Tổng công ty liên tục tăng trong 3 năm. Năm 2003 là 7.724.316.889 chiếm tỷ trọng 30%, năm 2004 tăng lên 15.529.284.057 vẫn chiếm tỷ trọng 30% đến năm 2005 thì tăng lên 30.611.496.519 chiếm tỷ trọng 31%. Ta đã biết vốn bằng tiền là nhân tố quyết định đến khả năng thanh toán của một doanh nghiệp và để đảm bảo cho tình hình tài chính của Tổng công ty ở trạng thái bình thường, đáp ứng các khoản chi tiêu ngắn hạn thì cần thường xuyên duy trì một khoản vốn bằng tiền nhất định. Do Tổng công ty giao dịch với khách hàng chủ yếu là qua các ngân hàng nên lượng tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn hơn tiền mặt. Tuy nhiên cũng cần phải có biện pháp quản lý vốn bằng tiền hợp lý để đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả, không để tiền mặt tồn quỹ quá lớn. Vì tiền mặt không có khả năng sinh lời, do vậy cần tránh tồn quỹ tiền mặt nhiều vừa khó quản lý và dễ bị thất thoát. Biểu đồ 3: Tỷ trọng các khoản mục trong TSLĐ Đơn vị: % (Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng công ty sách Việt Nam) Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản lưu động của tổng công ty. Năm 2003 là 12.300.062.058 chiếm tỷ trọng 48%, năm 2004 tăng 23.738.103.016 nhưng tỷ trọng giảm còn 46%, đến năm 2005 là 48.188.349.122 và tỷ trọng tăng lên là 48%. Ta thấy n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnang cao chat luong hoat dong von tai tong cong ty sach Viet Nam-CQ 442852-LE THI THU TRANG-TCDN .doc
Tài liệu liên quan