Chuyên đề Nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 – 2015

Hoạt động Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng 5 năm qua đã góp phần giúp các doanh nghiệp cải tiến quản lý, áp dụng công nghệ quản lý mới để nâng cao năng suất, chất lượng và đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh - dịch vụ góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kế hoach kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010 của tỉnh, đồng thời góp phần ổn định thị trường, ngăn chặn có hiệu quả việc sản xuất kinh doanh hàng kém chất lượng, hàng giả, ngăn chặn các hành vi gian dối về đo lường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh chân chính.

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 – 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức và tận dụng được cơ hội cho sự phát triển đòi hỏi các DNNVV phải có “sức khỏe” tốt – đó chính là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Trong môi trường kinh doanh rộng lớn, mỗi một lĩnh vực kinh doanh sẽ có nhiều DNNVV tham gia và đưa sản phẩm của mình ra thị trường, như vậy sẽ có sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển trên mọi khía cạnh, nhưng về cơ bản sẽ là cạnh tranh trên bốn lĩnh vực sau: Thứ nhất: Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm. Đời sống càng cao thì con người càng có yêu cầu khắt khe đối với hàng hóa. Để được chấp nhận trên thị trường, các DNNVV phải tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm theo nghĩa rộng, không chỉ là những tính chất lý, hóa học cấu thành nên giá trị vật chất của sản phẩm, mà còn bao hàm cả những yếu tố cấu thành nên giá trị vô hình của sản phẩm như thương hiệu, uy tín của sản phẩm đối với người tiêu dùng... Vì vậy, muốn tồn tại và phát triển trên thị trường, DNNVV vừa phải cải thiện giá trị vật chất của sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho người sử dụng; vừa phải đầu tư để tạo ra và giữ được giá trị vô hình của sản phẩm. Theo yêu cầu của hội nhập KTQT, một loại rào cản được các tổ chức quốc tế chấp nhận và chắc chắn sẽ ngày càng được sử ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong điều kiện nền kinh tế phát triển là rào cản kỹ thuật. Tất cả các rào cản thương mại khác (rào cản về thuế quan, hạn ngạch, về giấy phép, về tỷ lệ nội địa hóa...) sẽ dần được xóa bỏ thông qua những thỏa thuận từ các hiệp định thương mại song phương và đa phương, nhưng rào cản kỹ thuật sẽ ngày càng khắt khe hơn. Đây chính là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển. Rào cản kỹ thuật là những yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm khi đưa ra thị trường như các quy định phải đạt đựơc tiêu chuẩn mang tính chất quốc tế (ISO 9000, ISO 9001, ISO 9002, ISO 14000...); các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm; đặc biệt là thương hiệu sản phẩm. Tạo ra sản phẩm có thương hiệu đã khó, gây dựng uy tín thương hiệu sản phẩm và giữ được uy tín đó càng khó khăn gấp bội trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của hội nhập KTQT. Thứ hai: Cạnh tranh về giá cả. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu. Khi thị trường cung càng lớn trong điều kiện hội nhập, nếu với chất lượng như nhau, sản phẩm nào có giá thấp hơn sẽ có sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường. Muốn hạ giá bán sản phẩm, các doanh nghiệp phải giảm chi phí đầu vào để đảm bảo lợi nhuận không bị giảm, tạo nên yếu tố cạnh tranh quan trọng giữa các doanh nghiệp. Đứng trên góc độ một doanh nghiệp, cơ sở để tính giá thành sản phẩm sẽ là tổng chi phí tạo ra giá trị vật chất và giá trị vô hình của sản phẩm. Chi phí hình thành giái trị vật chất của sản phẩm bao gồm tổng chi phí cho các yếu tố đầu vào: chi phí mua nguyên nhiên vật liệu, chi phí thuê lao động và chi phí quản lý, chi phí cho vốn, chi phí cho công nghệ. Chi phí hình thành giá trị vô hình của sản phẩm bao gồm toàn bộ chi phí cho hoạt động xúc tiến thương mại: tạo thương hiệu sản phẩm, xú tiến mua, xúc tiến bán. Thứ ba : Cạnh tranh về công nghệ. Yếu tố tác động chủ yếu đến chất lượng sản phẩm là tiến bộ khoa học công nghệ mà DNNVV có được. Muốn đổi mới công nghệ, DNNVV phải có vốn lớn để đầu tư, sở hữu những tri thức tiến bộ và xây dựng một chiến lược kinh doanh hiện đại. DNNVV có thể sử dụng nhiều biện pháp để có đủ năng lực đổi mới công nghệ như: liên doanh, huy động vốn trên thị trường tài chính đáp ứng nhu cầu mua công nghệ mới, đầu tư nguồn nhân lực có trình độ tri thức cao đủ sức đổi mới công nghệ... Tùy theo chủng loại sản phẩm tham gia cạnh tranh trên thị trường mà sự đòi hỏi đổi mới công nghệ ở mức độ khác nhau, bao gồm công nghệ liên quan đến giá trị vật chất của sản phẩm và công nghệ liên quan đến giá trị vô hình của sản phẩm. Trong một số trường hợp, giá trị vô hình của sản phẩm lại có ý nghĩa rất quan trọng ở môi trường cạnh tranh. Thứ tư: Cạnh tranh về thị trường tiêu thụ. Nếu các điều kiện khác như nhau, thì vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm lại trở nên đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, điều kiện kinh doanh càng hiện đại, môi trường cạnh tranh càng khốc liệt thì xúc tiến thương mại càng trở nên cần thiết nhằm chiếm lĩnh và tăng thị phần trên thị trường. Trong điều kiện tổng cầu của thị trường cố định, càng nhiều doanh ghiệp tham gia vào thị trưòng cung thì mức độ cạnh tranh càng cao. Muốn chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, doanh nghiệp thực hiện những biện pháp xúc tiến thương mại. Như vậy, hoạt động của các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập KTQT đã có sự thay đổi về chất. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường, hành vi mua sắm của khách hàng, đưa ra cách thức đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất... Nói cách khác, để có thể chiến thắng trong môi trường cạnh tranh, các doanh nghiệp phải hướng tới ba mục tiêu: lợi nhuận, vị thế, an toàn. Do đó, các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới và tăng trưởng – có nghĩa là phải có một năng lực cạnh tranh tốt. 1.2.2 Tình hình phát triển các DNNVV. Trong số 131.332 doanh nghiệp hoạt động vào cuối năm 2006, xấp xỉ 97% có không quá 300 lao động, và 87,1% có số vốn không quá 10 tỷ đồng, và vì vậy, có thể định nghĩa theo hai tiêu thức là DNNVV. Đơn giản hơn, các DNNVV, dù tồn tại dưới hình thức sở hữu nào, cũng chiếm đại đa số trong khu vực doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều DNNVV có xu hướng đăng ký rất nhiều ngành nghề kinh doanh. Khi ĐKKD, họ đăng ký một danh sách rất dài các ngành nghề kinh doanh; do đó rất khó có thể thống kê chính xác về DNNVV theo ngành nghề kinh doanh. Theo ước tính, khoảng 40% các doanh nghiệp hoạt động theo lĩnh vực thương mại, 21% trong lĩnh vực sản xuất và 14% trong lĩnh vực xây dựng. Các con số thống kê chính thức chỉ ra rằng, vào cuối năm 2006, trung bình một doanh nghiệp được xếp vào DNNVV ở Việt Nam có 14 lao động với số vốn đăng ký là 7 tỷ VND (khoảng 430.000 USD). Bảng 2.2 : Số lượng DNNVV phân theo quy mô vốn và hình thức sở hữu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 DNNN (<10 tỷ) 2.496 2.040 1.763 1.364 1.091 874 740 DN ngoài quốc doanh (<10 tỷ) 33.433 41.967 51.770 59.888 77.374 96.177 112.321 DN có vốn FDI (<10 tỷ) 376 663 683 743 955 1.182 1.297 (Nguồn: Tổng cục thống kê_ thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2002 - 2007) Nghị định 90 định nghĩa DNNVV là doanh nghiệp có vốn đăng ký không quá 10 tỷ VND. Nhưng theo số liệu cung cấp ở bảng trên, dựa vào số liệu của tổng cục thống kê, mô tả DNNVV là những doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ VND. Dựa vào tiêu chí về quy mô vốn, tỷ trọng các doanh nghiệp nhỏ với số vốn dưới 10 tỷ đồng đã giảm từ 54% năm 2000 xuống còn 29% vào năm 2006. Điều này chứng tỏ rằng một bộ phận lớn các DNNVV lớn hơn đã hình thành. Dựa vào tiêu chí lao động cũng tương tự như thế, tỷ trọng DNNVV sử dụng dưới 5 lao động đã giảm từ 24% xuống 12,8% trong giai đoạn 2000 – 2006, trong đó tỷ trọng các DNNVV sử dụng trong khoảng 5 – 9 lao động ngày càng tăng (từ 26% đến 44%). Điều này chứng tỏ rằng các DNNVV đang mở rộng quy mô hoạt động của mình. Bảng 2.3 :Tỷ lệ DNNVV phân theo quy mô vốn trong tổng số DN Đơn vị: % 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Dưới 0.5 tỷ VND 30.1 27.7 22.2 20.1 18.3 17 10.8 0.5 – 1 tỷ VND 14.9 14.8 15.9 15.6 15.5 15.7 16.3 1 - 5 tỷ VND 24.3 26.5 29.3 30.9 33.1 34.1 39.1 5 - 10 tỷ VND 7.9 8 8.9 8.9 9.2 9.4 9.1 (Nguồn: Tổng cục thống kê – Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra 2001-1007) Bảng 2.4 : Tỷ lệ DNNVV phân theo quy mô lao động trong tổng số DN Tỷ lệ:% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Dưới 5 lao động 24,5 23,1 19,2 18,2 19,6 20,5 12,8 5 – 9 lao động 25,8 26,9 28,8 28,4 28,8 30,7 44,1 10 – 49 lao động 28,5 30,5 32,9 35 35,4 34,5 30 50 – 199 lao động 13,3 12,2 12 11,8 10,7 9,7 8,9 200 – 999 lao động 2,7 2,3 2,2 2 1,7 1,4 1,3 Tổng số DNNVV 5,7 5,1 4,9 4,6 3,9 3,2 2,8 (Nguồn: Tổng cục thống kê – Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra 2001-1007). Tuy nhiên, tỷ lệ các DNNVV ở các nhóm có số lao động lớn hơn cũng giảm đi: các nhóm từ 10 – 49 người vẫn ổn định; nhóm số lao động từ 50 – 299 người giảm từ 16% xuống còn 10%. Điều này chỉ ra rằng trong khi Việt Nam rất thành công trong việc gia tăng số lượng DNNVV nhưng vẫn còn hạn chế: Thứ nhất: Là sự phát triển của các doanh nghiệp có quy mô vừa. Thứ hai: Sự phát triển từ các doanh nghiệp vừa thành các doanh nghiệp lớn. Nếu xem xét các DNNVV trên quy mô về vốn, chúng ta cũng có một bức tranh tương tự. Tỷ trọng các doanh nghiệp có vốn từ 1 tỷ VND đến 5 tỷ VND tăng rõ rệt, từ 25% đến 49% trong giai đoạn 2000 – 2006. 2. Năng lực cạnh tranh các DNNVV trong nước Khu vực DNVVN giữ một vị trí vô cùng quan trọng và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Trong thời gian qua, các DNVVN của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh việc mở ra các cơ hội cho các DN thì cũng có những khó khăn và thách thức từ quá trình hội nhập đối với các doanh nghiệp. Khái quát chung về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua có thể thấy bức tranh tổng thể như sau: Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước nói riêng, còn ở mức thấp và càng giảm dần. Theo diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum - WEF) về năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế thế giới, năng lực cạnh tranh của Việt Nam được xếp hạng như sau: Bảng 2.5 : Xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam 1997 – 2006 Tên nước 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Việt nam 49 39 48 53 62 65 60 77 81 86 Trung Quốc 29 28 32 41 47 33 - - - - Tổng số nước 53 53 52 59 75 80 102 104 117 125 Như vậy năng lực cạnh tranh của Việt Nam có xu hướng giảm, ngược lại ở Trung Quốc có xu hướng tăng. Còn theo tổ chức quốc tế về năng lực cạnh tranh quốc gia của các nước trong khu vực (trong đó có 6 nước ASEAN) năm 2001 – 2003, Việt Nam đứng cuối cùng trong tổng số 10 nước. Tuy có một vài lợi thế cạnh tranh như sức lao động rẻ, tài nguyên phong phú… nhưng nhìn chung sức cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Thực trạng năng lực cạnh tranh của DNNVV được thể hiện trên các mặt sau: 2.1 Vốn các doanh nghiệp. Tính chung cả vốn đăng ký cấp mới và vốn đăng ký tăng thêm, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký tại Việt Nam năm 2008 đã đạt hơn 64 tỷ USD, gấp gần 3 lần con số của năm 2007. Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong tháng kết thúc năm 2008, cả nước đã cấp mới thêm 112 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đạt 1,17 tỷ USD. Như vậy, tính từ đầu năm đến 19/12, đã có tổng số 1.171 dự án FDI được cấp mới vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 60,2 tỷ USD (phía Việt Nam chiếm khoảng 10%), tăng 222% so với năm 2007. Bình quân số vốn đăng ký đạt 51,4 triệu USD/dự án, cao hơn rất nhiều so với thời gian trước. Trong năm 2008, số dự án tăng vốn cũng rất lớn với 311 dự án đăng ký, tổng số vốn tăng thêm đạt 3,74 tỷ USD. Chỉ tính riêng số vốn tăng thêm của các dự án đang hoạt động tại Việt Nam trong năm nay đã tương đương với tổng số vốn đăng ký mới trong một năm của đầu những năm 2000. Vốn giải ngân tháng 12 trên cả nước là 1,45 tỷ USD, là tháng có số vốn giải ngân đạt cao nhất cả năm 2008. Với con số này, vốn giải ngân trong năm 2008 của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007. Công nghiệp, xây dựng hấp dẫn nhất: Trong năm 2008, vốn FDI đăng ký mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, gồm 572 dự án với tổng vốn đăng ký 32,62 tỷ USD, chiếm 48,85% về số dự án và 54,12% về vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án với tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD, chiếm 47,3% về số dự án và 45,4% về vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp. Các dự án đầu tư nước ngoài trong năm 2008 thực hiện chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài (882 dự án, vốn đăng ký 31,16 tỷ USD), chiếm 75,3% về số dự án và 51,7% về vốn đăng ký. Số dự án theo hình thức liên doanh có 213 dự án với vốn đăng ký 27,16 tỷ USD, chiếm 18,2% về số dự án và 45,1% về vốn đăng ký. Còn lại là các dự án theo hình thức khác. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính đến ngày 01/01/2004, cả nước có 72.012 doanh nghiệp thực tế hoạt động với tổng số vốn là 1.724.558 tỷ đồng (nếu quy đổi ra đô la Mỹ (thời điểm năm 2003) thì quy mô vốn của các doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ tương đương với một tập đoàn đa quốc gia cỡ trung bình trên thế giới. Xét riêng đối với mỗi DNNVV, vốn của từng doanh nghiệp rất nhỏ (năm 2004, bình quân mỗi doanh nghiệp là 23,95 tỷ đồng), trong đó số doanh nghiệp có quy mô dưới 0,5 tỷ đồng có 18.790 doanh nghiệp (chiếm 26,09% tổng số doanh nghiệp), doanh nghiệp có quy mô vốn từ 0,5 đến 1 tỷ đồng là 12.954 doanh nghiệp (chiếm 17,99%), số doanh nghiệp có vốn từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng là 24.737 doanh nghiệp (chiếm 34,35%), số doanh nghiệp có vốn từ 5 đến 10 tỷ đồng là 5.496 doanh nghiệp (chiếm 7,63%). Như vậy, có thể thấy là các doanh nghiệp đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, trong khi vốn tồn đọng còn nhiều trong các nguồn và việc huy động vốn trong dân vào đầu tư sản xuất, kinh doanh chưa được cải thiện. Các doanh nghiệp Nhà nước được ưu đãi hơn về vốn trước hết là được cấp vốn ban đầu từ ngân sách, cấp đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh... Còn các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu dựa vào vốn tự có của cá nhân. Với khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế, các doanh nghiệp có tình trạng phổ biến là chiếm đụng vốn lẫn nhau, làm lây nhiễm rủi ro giữa các doanh nghiệp. 2.2 Chất lượng hàng hóa, dịch vụ Chất lượng luôn là tiêu chí quan trọng phản ánh khả năng cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ. Từng loại sản phẩm mà tiêu chí chất lượng được đánh giá theo những tiêu thức khác nhau, nhưng nhìn chung để đánh giá sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng là sản phẩm đã được cấp chứng chỉ ISO 9000 và ISO 14000. Ở nước ta những sản phẩm được cấp chứng chỉ trên không phải là nhiều. Theo số liệu thống kê trong năm 2001 mới chỉ có khoảng 200 sản phẩm đạt tiêu chuẩn cấp chứng chỉ nói trên, đến tháng 2/2003 con số này mới chỉ là 501. Không ít sản phẩm của Việt Nam đã bị trả về do không đủ đáp ứng yêu cầu về chất lượng… của các nước nhập khẩu. Theo điều tra của Viện nghiên cứu quản lý TW, trong các doanh nghiệp công nghiệp chỉ có 23,8% doanh nghiệp có mặt hàng đảm bảo chất lượng xuất khẩu, 13,7% có triển vọng xuất khẩu. Còn 62,5% doanh nghiệp hoàn toàn không có khả năng cạnh tranh xuất khẩu. Bên cạnh số lượng các sản phẩm hàng hoá được cấp chứng chỉ chất lượng còn rất khiêm tốn thì hoạt động dịch vụ cũng được đánh giá còn nhiều yếu kém. Cũng theo điều tra của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW về chất lượng cung cấp điện và dịch vụ viễn thông cho sản xuất và tiêu dùng trong năm 2005 cho thấy: Trong lĩnh vực cung cấp điện: 56% khách hàng không được báo trước việc cắt điện. Việc cắt điện làm cho 50% số khách hàng phải dừng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh (ở các nước láng giềng trong khu vực hầu như không xảy ra tình trạng này). Mức thất thoát trong truyền tải và phân phối điện khá cao (gấp đôi so với Thái Lan). Trong lĩnh vực viễn thông: 90% khách hàng bị gián đoạn liên lạc không dưới 3 lần trong vòng 3 tháng gần nhất với thời điểm được hỏi ý kiến, 45% số khách hàng mất hơn 10 để được lắp điện thoại. Tất cả những điều đó cho thấy chất lượng của hàng hoá dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp so với khu vực và thế giới. Nếu đặt trong bối cảnh hội nhập kinh doanh quốc tế thì chắc chắn nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thể cạnh tranh được đối với các đối thủ nước ngoài. 2.3 Chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Ở Việt Nam giá thành, giá bán sản phẩm còn khá cao, nhiều sản phẩm sản xuất trong nước có giá trị lớn cao hơn sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ 20 – 40%. Từ năm 1996 đến nay, bình quân chi phí đầu vào tăng 32,43% (xăng dầu tăng 42,28%, nước tăng 130%, thuế sử đụng dất tăng 90%, điện tăng 37,5%). Chi phí đầu vào tăng làm cho giá thành sản phẩm cũng cao. Tuy nhiên, trong những năm qua giá bán sản phẩm chỉ tăng 22,82% nên tỷ suất lợi nhuận bình quân giảm từ 16,8% năm năm 1999 xuống còn 6,2% năm 2006, thấp hơn 2 lần so với các nước trong khu vực và gần 3 lần so với các nước Châu Âu. Chi phí tiền công bình quân đầu người thấp, nhưng nếu tính tổng số lại khá cao do số lượng lao động sử dụng rất lớn. Điều này biểu hiện năng xuất lao động ở các doanh nghiệp còn rất thấp. Tuy nhiên có một số ngành có chi phí tiền lương cao hơn nhiều so với thế giới. Chẳng hạn ngành dệt may, chi lương cho lao động ngành may ở Trung Quốc khoảng 22 USD/tháng, Indonesia là 25 USD/tháng, nhưng ở các doanh nghiệp ngành may ở miền Nam nước ta vào khoảng 70 USD/tháng. Trong khi theo tính toán của các chuyên gia năng xuất lao động ngành dệt may nước ta chỉ bằng 1/3 so với Trung Quốc. Một số sản phẩm có vị thế quan trọng hàng đầu đối với triển vọng dài hạn của nền kinh tế đều có giá thành cao hơn hẳn so với giá của các đối thủ cạnh tranh. Giá bán của nhiều loại sản phẩm trong nước cao hơn giá quốc tế như xi măng 15%, phôi thép 25%, giấy in, giấy viết 27%, phân ủê 31%, mía đường 40%, xút 63%. Chi phí dịch vụ nhìn chung cũng khá cao, nhất là những chi phí quản lý gián tiếp, chi phí bưu chính viễn thông, chi phí vận tải, chi phí quan hệ giao dịch và nhiều khoản chi phí không nằm trong danh mục (chi phí bất hợp lý, bất hợp lệ). Theo đánh giá, phí cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp ở Việt Nam cao hơn nhiều so với Trung Quốc và các nước ASEAN. Phí viễn thông ở Việt Nam cao gấp 7 lần so với Singapore, phí vận tải container cao hơn hẳn các nước ASEAN, phí vận hành cảng đối với tàu 1 vạn tấn ở cảng Sài Gòn là 40.000USD, cảng Bangkok chỉ là 20.000 USD. Chi phí hoạt động (nhà cửa, khấu hao điện nước, lương…) trên 1 đồng vốn vay ngân hàng Việt Nam cũng là quá cao, chiếm tỷ lệ 4,2% cho toàn bộ hệ thống, cao hơn Malaysia tới 2 lần. Năm 2001, cước điện thoại đi quốc tế bình quân của Việt Nam là 1,97 USD/phút trong khi Trung Quốc là 1,63 USD/phút, Thái Lan là 1,55 USD/ phút, Singapore là 0,88 USD/phút…. Cho đến năm 2006, giá cước điện thoại quốc tế vẫn thuộc vào loại cao gần 0,6 USD/phút, trong khi đó CHDCND Lào chỉ 0,2 USD/phút. Một yếu tố khác làm chi phí đầu vào tăng dẫn đến giá thành và giá bán sản phẩm tăng lên là giá nhập khẩu một số nguyên liệu quan trọng tăng. Phần lớn các loại nguyên vật liệu tiêu dùng cho sản xuất trong nước đều có nguồn gốc nhập ngoại. Thậm chí có những ngành như dệt may sử dụng tới 70 % phụ liệu nhập khẩu. Trong những năm gần đây, giá nhiều loại nguyên vật liệu nhập khẩu như xăng dầu, sắt thép thành phẩm, phôi thép, urê, sợi dệt, bông… tăng lên làm giá trong nước cũng tăng. Chi phí đầu vào cao và có xu hướng tăng cao làm cho sức cạnh tranh các sản phẩm của Việt Nam thua kém khi tham gia vào hôi nhập kinh tế quốc tế. 2.4 Về trình độ công nghệ. Trình độ công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam nói chung là lạc hậu (lạc hậu từ 20 – 30 năm so với các nước trong khu vực, 40 – 50 năm so với thế giới). Công nghệ lạc hậu là nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao, làm cho giá thành sản phẩm cao. Chỉ có khoảng 30% trong số các doanh nghiệp trong nước là được coi là trang thiết bị, công nghệ vào loại tương đối hiện đại, tốc độ đổi mới thiết bị công nghệ vào khoảng 10 - 11% năm. Điều này đã hạn chế rất lớn tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất. Ở Việt Nam, có đến 2/3 là máy móc thiết bị nhập khẩu thuộc thế hệ những năm 50, 60, 2/3 trong số đó đã khấu hao hết, ½ đã được tân trang lại. Hầu hết các công nghệ này đều đã quá lạc hậu so với thế giới, mức độ hao mòn hữu hình từ 30 – 50%, thời gian khấu hao phải kéo dài hơn do hiệu quả sản xuất thấp. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho giá hàng sử dụng trong nước thường cao hơn hàng cùng loại nhập khẩu từ 20 – 40%, thậm chí có khi lên tới 80%, sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chỉ chiếm 15%. Theo đánh giá của các công ty Nhật Bản hoạt động ở 10 nước ASEAN, về công nghệ Việt Nam chỉ được đánh giá chưa đến 4 điểm theo thang điểm 10 và chỉ đứng trên 3 nước trong khu vực là Myanma, Lào và Campuchia. Ngoài ra, ở Việt Nam, năng lực nghiên cứu, triển khai và tiếp thu, phát triển công nghệ ở các doanh nghiệp còn yếu và thiếu, đặc biệt là ở những dây chuyền, công đoạn, quy trình sản xuất đòi hỏi tay nghề và kiến thức về công nghệ cao. Từ những phân tích ở trên có thể kết luận rằng, các doanh nghiệp Việt Nam mất khả năng cạnh tranh về máy móc thiết bị, công nghệ. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho chất lượng sản phẩm không cao, chi phí đầu vào lớn. 2.5 Trình độ lao động. Lực lượng lao động Việt Nam nhìn chung kỹ năng thấp, giá lao động rẻ nhưng không ổn định. Vì vậy có thể nói đội ngũ lao động trong các DNNVV vừa thừa vừa thiếu, không đáp ứng nhu cầu thị trường. Về lao động kỹ thuật, lực lượng lao động có chuyên môn còn hạn chế, trên 85% lực lượng lao động không có chuyên môn kỹ thuật. Chênh lệch giữa tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học và kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật có xu hướng ngày càng giãn rộng (1:1,5:1,7 trong khi tỷ lệ hợp lý tại các nước phát triển là 1:4:10). Như vậy, cơ cấu lao động của nước ta nói chung và các DNNVV nói riêng là không hợp lý, chất lượng lao động thấp, không phù hợp với nhu cầu thực tế. Theo kết quả của nhóm điều tra cho thấy khoảng 60% lao động chưa học hết lớp 10 và phần lớn lao động là thủ công. Điều đó dẫn đến năng xuất lao động nhìn chung là thấp, ví dụ: năng xuất lao động trong ngành thép ở Việt Nam thấp hơn 15 lần so với mức trung bình của thế giới; ngành dệt thấp hơn 4 lần so với mức trung bình của thế giới. Trình độ học vấn và đào tạo của người lao động rất khác nhau trong các loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân có tỷ trọng lao động phổ thông cao nhất (87,2%) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có lao động với trình độ cao đẳng, đại học cao nhất (13,5%). Đến nay trình độ học vấn và đào tạo của người lao động trong các doanh nghiệp chưa được cải thiện nhiều. Trình độ tay nghề của người lao động thấp. Người lao động ít được đào tạo, đào tạo lại do kinh phí của các DNNVV hạn hẹp, một nguyên nhân nữa do sự không ổn định khi làm việc cho các DNNVV tác động làm cho nhiều lao động có kỹ năng không muốn làm việc cho khu vực này. Theo kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu thì có 1,94% lao động trong các DNCNNT có trình độ đại học và trên đại học; 1,85 lao động có trình độ cao đẳng; 14,63% lao động có trình độ trung cấp và dạy nghề; 81,58% chỉ học hết cấp 2, 1 hoặc cấp 3. Xét theo từng loại hình DNCNNT: đối với các DNNVV công nghiệp nông thôn tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học là 3,6%; lao động có trình độ cao đẳng là 2,27%; lao động có trình độ trung cấp và dạy nghề là 25,45%; chỉ học hết cấp1, 2, hoặc cấp 3 là 68,68%. Đối với các HTX công nghiệp nông thôn tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học là 0,92%; lao động có trình độ cao đẳng là 2,58%; lao động có trình độ trung cấp và dạy nghề là 13,14; chỉ học hết cấp1, 2, hoặc cấp 3 là 83,36%. Đối với các hộ gia đình tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học là 0,11%; lao động có trình độ cao đẳng là 1,29%; lao động có trình độ trung cấp và dạy nghề là 2,18; chỉ học hết cấp 1, 2 hoặc cấp 3 là 96,42%. Biểu 2.2: Tỷ lệ trình độ lao động của các DNCNNT năm 2007 Trình độ đào tạo, trình độ tay nghề của lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp kém. Đa số lao động Việt Nam trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, đến năm 2006 mới có 27% lao động qua đào tạo. Trong các DNNVV hiện nay có tới 67% giám đốc doanh nghiệp không đọc được báo cáo tài chính. Cơ cấu nhân lực bất hợp lý và mất cân đối nghiêm trọng không đáp ứng được yêu cầu nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đội ngũ lao động có kỹ thuật, có tay nghề cung cấp cho các công nghiệp, khu chế xuất ngày càng thiếu hụt. Trong khu vực kinh tế tư nhân, khoảng 60 – 70% cán bộ quản lý doanh nghiệp mới có trình độ phổ thông trung học, 80% chưa qua đào tạo chuyên môn, chỉ có khoảng 5,13% có trình độ đại học trở lên. Kỷ luật và tác phong lao động còn yếu, thiếu nghiêm túc đối với công việc, thiếu động lực để sáng tạo. Cơ cấu tổ chức bộ máy sử dụng kinh doanh trong từng doanh nghiệp cũng như sự kết nối của toàn bộ hệ thống doanh nghiệp trong nền kinh tế lỏng lẻo. Mức độ và trình độ tin học hoá quản lý thông tin còn thấp và chậm, việc đưa ra các quyết định quản lý sản xuất kinh doanh còn kém chính xác, chậm trễ, chắp vá, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh thị trường. Bảng 2.6 : Trình độ đào tạo của giám đốc doa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111327.doc
Tài liệu liên quan