Chuyên đề Nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu gạo của Công ty vận tải, xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Phần I: Giới thiệu Công ty Công ty vận tải, xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà .

1.1.Quá trình hình thành và phát triển.

1.2. Đặc điểm của Công ty 7

1.2.1.Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: 7

1.2.2.Đặc điểm về mặt hàng và thị trường kinh doanh của Công ty 9

1.2.2.1. Mặt hàng của Công ty Error! Bookmark not defined.

1.2.2.2. Thị trường kinh doanh của Công ty 10

1.2.3. Kết quả kinh doanh một số năm gần đây Error! Bookmark not defined.

Phần II: Phân tích tình hình khả năng cạnh trạnh gạo xuất khẩu của Công ty 14

2.1.Tình hình thị trường xuất khẩu gạo 19

2.1.1.Thị trường trong nước 33

2.1.2.Thị trường quốc tế 35

2.1.Thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty Error! Bookmark not defined.

2.2.1.Tình hình xuất khẩu gạo một số năm qua của Công ty Error! Bookmark not defined.

2.2.2.So sánh xuất khẩu gạo của Công ty với cả nước 38

2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh gạo xuất khẩu của Công ty 39

2.2.3.1 Hoạt động Marketing 40

2.2.3.2. Mạng lưới thu mua nguyên liệu đầu vào 41

2.2.3.3. Công nghệ chế biến và bảo quản. 44

2.2.3.4. Về tiềm lực tài chính 49

2.2.3.5. Về nguồn nhân lực 50

2.2.4. Đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty 51

2.2.4.1.Những thuận lợi 51

2.2.4.2. Các mặt hạn chế 52

Phần III: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu gạo của Công ty Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, từ đó giúp Công ty mở rộng thị trường tiêu thụ 55

3.2.2. Tổ chức tốt mạng lưới thu mua 57

3.2.3. Hoàn thiện chính sách giá cả của sản phẩm 59

3.2.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng 62

3.2.5. Đổi mới công nghệ chế biến và bảo quản 65

3.2.5.1.Đổi mới công nghệ chế biến và xay xát gạo 65

3.2.5.2.Nâng cấp kho bảo quản. 69

3.2.6. Phát triển nguồn nhân lực đẩy mạnh cho hoạt động xuất khẩu 71

3.2.7. Chiến lược xuất khẩu 72

Kết luận 75

Danh mục tài liệu tham khảo 76

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu gạo của Công ty vận tải, xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o ®¼ng C«ng nh©n kü thuËt PTTH 1 Ban gi¸m ®èc 4 4 2 Phßng tæ chøc 8 8 3 Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n 8 6 2 4 Phßng hµnh chÝnh b¶o vÖ 40 4 13 5 18 5 Phßng kinh doanh tiÕp thÞ 9 7 2 6 Phßng kÕ ho¹ch ®Çu t­ 6 6 7 Phßng xuÊt nhËp khÈu 6 6 8 Phßng kü thuËt 5 4 1 9 XÝ nghiÖp sx trong ®ã 1. X­ëng SX bia 45 4 6 19 16 2.X­ëng SX s÷a ®Ëu nµnh. 47 3 13 16 15 3.X­ëng SX bét canh 30 2 8 9 11 4.Ph©n x­ëng chÕ biÕn g¹o 15 6 2 3 4 10 Cöa hµng 9A VÜnh Tuy 8 1 2 5 11 Cöa hµng dÞch vô ¨n uèng 20 1 6 5 8 12 Tæng sè 251 62 55 57 77 (Nguån tõ phßng tæ chøc hµnh chÝnh) C«ng ty cã mét lùc l­îng lao ®éng trÎ chiÕm 57,8% lùc l­îng lao ®éng toµn c«ng ty. C¸c c¸n bé qu¶n lý ®­îc ®µo t¹o víi chuyªn m«n v÷ng, ®éi ngò c«ng nh©n lµnh nghÒ vµ cã kh¶ n¨ng thÝch øng cao víi nh÷ng ®iÒu kiÖn s¶n xuÊt míi. Víi ®Æc ®iÓm lµ mét ®¬n vÞ s¶n xuÊt kinh doanh, c«ng ty cã ®éi ngò lao ®éng trùc tiÕp chiÕm kho¶ng 92,43% lùc l­îng lao ®éng trong c«ng ty vµ sè lao ®éng qu¶n lý gi¸n tiÕp lµ 7,575 lùc l­îng lao ®éng. B¶ng 11: C¬ cÊu lao ®éng c¸c phßng ban theo ®é tuæi cña c«ng ty n¨m 2004 STT ChØ tiªu Sè c«ng nh©n viªn Sè l­îng % 1 §é tuæi tõ 18 - 30 145 58 2 §é tuæi tõ 30 – 45 80 32 3 §é tuæi tõ 45 - 60 26 10 4 Tæng sè 251 100 (Nguån: Phßng tæ chøc) 2.1.Phân tích tình hình thị trường cạnh tranh xuất khẩu gạo Như chúng ta đã biết kể từ năm 1989 Việt nam từ một nước nông nghiệp thiếu đói phải nhập khẩu gạo triền miên, đã đột biến trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan vào năm 1997. Xuất khẩu gạo của Việt nam đạt 32,5 triệu tấn với kim ngạch đạt 7,7 tỉ USD. Bước sang năm 2001, năm mở đầu của thiên niên kỷ mới, triển vọng xuất khẩu gạo của nước ta diễn ra theo xu hướng khả quan. Theo số liệu của Bộ Thương mại, trong 6 tháng đầu năm 2001, lượng gạo xuất khẩu đạt 2,18 triệu tấn với mức kim ngạch 314 triệu USD tăng 34,5% về số lượng và 6,3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Đến năm 2002, xuất khẩu gạo đạt trên 5 triệu tấn, kim ngạch đạt trên 700 triệu USD, và trong quý 1 đầu năm nay chúng ta đã xuất khẩu được khoảng 1 triệu tấn gạo,sỡ dĩ xuất khẩu gạo của Việt nam ngày một gia tăng là do tác động tổng hợp của những yếu tố chủ quan và khách quan như sản xuất và cơ chế thị trường. Trong thời gian qua chúng ta không những đảm bảo được ổn định nhu cầu trong nước, duy trì an ninh lương thực quốc gia mà còn dư thừa để xuất khẩu, lượng xuất khẩu gạo trong những năm gần đây tăng trưởng liên tục, năm sau đều đạt mức cao hơn năm trước, nếu như kim ngạch xuất khẩu gạo trong năm 1999 là 1035,090 triệu đồng thì đến năm 2004 là 44.004,7 triệu đồng. Sỡ dĩ đạt được những thành quả như vậy là do sản xuất tăng mạnh vượt xa mức dân số, do đó lương thực nói chung và thóc nói riêng theo đầu người liên tiếp tăng với những mức lớn, bên cạnh đó chất lượng gạo xuất khẩu của Việt nam ngày càng tăng, cụ thể cuối năm 1994 Việt nam đã bước đầu sản xuất được gạo cao cấp. Hiện nay, tiềm năng sản xuất lúa của nước ta còn rất lớn. Cùng với các yếu tố: Đất đai (độ phì nhiêu cho phép), phân bón, thuỷ lợi, đặc biệt là giống lúa.. ), Việt nam có điều kiện để gia tăng nhanh hơn năng xuất lúa. Năm 2000 năng xuất lúa của Việt nam đạt gần 42.5 tạ/ha/năm, so với Hàn Quốc là 61 tạ/ha, Trung Quốc là 60 tạ/ha ,năm 2004 sản lựơng lúa bình quân cả nước của Việt Nam đạt 4,2 tấn /ha. Đến năm 2005, nếu năng xuất lúa của Việt nam đạt 48 tạ/ha, thì chúng ta sẽ đưa sản lượng lúa vượt 37 triệu tấn. Điều đó sẽ tạo nhiều thuận lợi cho xuất khẩu gạo Ngành lúa gạo nước ta thực sự giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Hàng năm ngành lúa gạo đã đóng góp từ 12 – 13% trong tổng GDP. Về chất lượng, chúng ta đã đưa một số giống lúa mới và sản xuất, do vậy chất lượng gạo cùng đã được tăng lên. Giá xuất khẩu gạo của chúng ta không thua kém nhiều so với Thái lan. Là mặt hàng có giá trị xuất khẩu đứng thứ 5 lúa gạo đã đem về cho đất nước mỗi năm từ 600 – 800 triệu USD. Không những thế nó còn có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực toàn thế giới. Đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo, nước ta mỗi năm góp từ 13 – 17% lượng gạo xuất khẩu trên toàn thế giới 2.1.1.Thị trường trong nước Tuy là nước nông nghiệp nhưng ở nước ta các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu lương thực tư nhân không có nhiều, chủ yếu chỉ là các đơn vị thành viên trực thuộc 2 Tổng Công ty lương thực: Tổng Công ty lương thực miền Bắc và Tổng Công ty lương thực miền Nam. Riêng với mặt hàng xuất khẩu gạo thì còn có thêm sự hoạt động của Hiệp hội xuất khẩu gạo. Do nằm ở vị trí trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của đất nước nên Tổng Công ty lương thực miền Nam đóng một vai trò quan trọng trong việc điều phối thị trường lương thực nói chung và thị trường gạo nói riêng của cả nước. Với khả năng tập trung huy động nguồn gạo nhanh, khả năng tích trữ và bảo quản lớn Tổng Công ty lương thực miền Nam là đơn vị xuất khẩu chính mặt hàng gạo sang các nước bạn hàng. Điều này cũng là lẽ tất nhiên do ở miền Nam thời tiết, khí hậu nóng ấm, rất thuận lợi cho cây lúa phát triển và việc bảo quản dự trữ lương thực đúng tiêu chuẩn cũng dễ dàng hơn so với miền Bắc. Ngoài ra do nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, cảng biển và cảng sông đều gần nên việc vận chuyển khá đơn giản. Hàng năm Tổng Công ty xuất khẩu khoảng 3 triệu tấn, chủ yếu chủ yếu là cho Indonesia, Singapore và thị trường khối Asean. Đối với Tổng công ty lương thực miền Bắc, do điều kiện thời tiết nóng lạnh bất thường, hay có những đợt rét hại gây ra mất mùa và độ ẩm không khí cao gây ra khó khăn trong công tác bảo quản và thu hoạch lúa gạo. Đồng thời do địa hình núi nhiều hơn đồng bằng nên việc đi lại, vận chuyển lương thực với khối lượng lớn đã có những trở ngại nhất định. Hiện nay miền Bắc đã sản xuất đủ gạo để tiêu dùng cho dân miền Bắc và còn thừa một lượng khoảng 15 đến 20 nghìn tấn/năm, tuy thế đặc điểm của gạo miền Bắc là không đồng đều về chất lượng và chủng loại, người dân miền Bắc làm ăn còn mang tính chất manh mún, chỉ dừng lại ở mức độ sản xuất nhỏ nên rất khó tập trung một lượng lớn gạo tại một thời điểm cần thiết. Trong khi đó ở miền Nam người dân lại quen với việc sản xuất gạo xuất khẩu nên việc tập trung nhanh, khối lượng lớn rất dễ dàng. Chất lượng gạo miền Nam đồng đều cùng chủng loại và giá cả tương đối ổn định hơn so với miền Bắc. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, diện tích gieo cấy lúa cả nước năm 2004 khoảng 7,36 triệu ha, năng suất bình quân khoảng 4,7 tấn/ha, sản lượng cả năm ước khoảng 36 triệu tấn; trong đó Vụ Đông xuân chiếm 48,5%, Vụ Hè thu chiếm 28% và Vụ Mùa (chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc) khoảng 23,5%. Riêng ĐBSCL Vụ Đông Xuân đã gieo cấy đạt 1.466.78 ha, năng suất bình quân đạt khoảng 5,8 tấn/ha, sản lượng cả vụ đạt 8,6 triệu tấn, tăng khoảng 100.000 tấn so với năm 2003.Sản lượng tăng do thời tiết thuận hoà, giá lúa luôn ở mức cao, phân, nước đầy đủ, cơ cấu giống đa dạng; các địa phương đã chú trọng hơn về xác định cơ cấu giống lúa thích hợp theo hướng sản xuất lúa hàng hoá với chất lượng cao, phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng. Các giống lúa thơm đặc sản và lúa nếp có giá trị xuất khẩu cao cũng được mở rộng diện tích. Thực tế thị trường gạo trong nước có cạnh tranh cũng chỉ là sự cạnh tranh giữa các đơn vị thành viên của hai Tổng Công ty, tuy nhiên do có sự điều chỉnh của Nhà nước mà số lượng gạo xuất khẩu cũng như số các đơn đặt hàng đã được chỉ định cụ thể cho từng Tổng Công ty. 2.1.2.Thị trường quốc tế Gạo là lương thực tiêu dùng tại chỗ của nhiều nước nhưng trong thương mại quốc tế gạo chiếm phần kém quan trọng hơn lúa mì rất nhiều. Lượng gạo đưa ra trao đổi trên thị trường từ năm 1989 đến năm 2005 dao động trên dưới 25 triệu tấn, chiếm 20-22% sản lượng và khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu lương thực. Xuất khẩu gạo thế giới tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Suốt nhiều thập niên qua, các nước đang phát triển chiếm từ 75-80% tổng lượng xuất khẩu gạo thế giới, những năm gần đây đã chiếm trên 80%, phần còn lại dưới 20% là của các nước phát triển. Xét theo phạm vi đại lục thì Châu Á xuất khẩu lớn nhất chiếm tỷ trọng trung bình 77%, tỷ trọng nhập khẩu đạt 56%. Thứ đến là Châu Mỹ với tỷ trọng xuất khẩu trên 20%, tỷ trọng nhập khẩu 17%. Cả 3 châu còn lại là Châu Âu, Châu Phi và Châu Đại Dương chiếm khoảng 5% tổng xuất khẩu và 27% tổng nhập khẩu gạo trên thế giới. Ngoài trao đổi nội bộ dòng gạo thế giới chảy lớn nhất từ Châu Á sang Châu Âu khoảng gần 1 triệu tấn. Chúng ta đã biết Thái Lan, Mỹ và Ấn Độ là những nước xuất khẩu gạo truyền thống từ nhiều thập niên nay. Do vậy họ đã thiết lập được mối quan hệ lâu dài và ổn định về thị trường và khách hàng. Gạo của các nước này là những loại đã có thương hiệu và thực chất rất chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, về độ tấm, độ thơm cũng như về mặt bảo quản. Chỉ thực sự là nước xuất khẩu gạo có vị trí cao trên thế giới vào năm 1989 cho nên việc việc xâm nhập và mở rộng thị trường của Việt Nam trong những năm đầu gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của Thái Lan. Trong những năm gần đây do tích cực mở rộng quan hệ và tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế nên thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đã có những thay đổi rõ rệt theo hướng đa dạng hơn. Hiện nay gạo Việt Nam có mặt ở gần 40 nước trên thế giới và được tiêu thụ trên các thị trường chính ở Iraq, Cuba, Indonesia, Bắc Triều Tiên, Châu Phi. Đây là những thị trường mà gạo của Việt Nam có sức cạnh tranh cao với ưu thế giá rẻ( thậm chí Cuba còn được trả chậm) và đòi hỏi chất lượng gạo phẩm cấp trung bình. Còn ở thị trường cao cấp với tiềm năng ngoại tệ lớn như Châu Âu thì chất lượng gạo của ta rất khó có thể cạnh tranh với Mỹ và Thái Lan. Trong những năm gần đây sản lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu ngày càng cao, để làm được điều này Tổng công ty lương thực hai miền luôn chủ động đi sang các nước bạn tìm kiếm hợp đồng, tìm kiếm thị trường. Đặc biệt khi khai thác thị trường Châu Âu loại gạo đại trà của ta không thể vào được vì không thể cạnh tranh nổi với gạo của Thái lan hay Mỹ. Do đó chúng ta chỉ xuất khẩu các loại gạo có độ thơm đặc biệt như gạo móng chim của vùng duyên hải, gạo nếpvà chủ yếu là cho tiêu dùng Việt kiều ở Nga, Đức, CH Sec, Ba Lan Thị trường các nước nhập khẩu lúa gạo chính của Việt Nam Trong những năm gần đây, thị trường gạo thế giới biến động mạnh. Bên cạnh những quốc gia có xu hướng tăng lượng gạo xuất khẩu như Thái Lan và Việt Nam, thì có những nước có xu hướng ngược lại như Ấn Độ và Pakistan. Tuy nhiên sự biến động có xu hướng trái ngược nhau này không ảnh hưởng tới lượng gạo xuất khẩu trên thế giới, mà ngược lại lượng gạo xuất khẩu trên thế giới vẫn có xu hướng tăng trong 5 năm trở lại đây. Năm 2002 lượng gạo giao dịch trên thế giới đạt 26,7 triệu tấn 2.2.2. So sánh xuất khẩu gạo của Công ty với cả nước Tính đến ngày 04/04/2005 Việt Nam đã xuất khẩu gần 1 triệu tấn gạo. Theo tin từ Tổng cục Thống kê, chúng ta đã xuất khẩu được khoảng 450.000 tấn gạo trong tháng 3, nâng tổng số trong quý I lên 961.000 tấn, trị giá 266 triệu USD, tăng 5,2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quý I tăng là do giá gạo tăng mạnh. Giá gạo xuất khẩu đạt trung bình khoảng 270,5 USD/tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý I chúng ta cũng đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo lớn, các nhà mua gạo trên thế giới cũng quan tâm nhiều tới gạo Việt Nam do giá cạnh tranh thấp (thấp hơn khoảng 20 USD/tấn so với gạo Thái Lan), chất lượng cũng đảm bảo. Việc áp dụng các giống lúa mới vào sản xuất và mùa màng được chăm sóc tốt, đã làm cho năng suất lúa bình quân của nước ta trong những năm gần đây ngày một tăng. Năm 1998 năng suất lúa bình quân của nước ta đạt 39,6 tạ/ha thì đến năm 2002 đã tăng lên 45,14 tạ/ha (Bình quân mỗi năm tăng hơn 1 tạ). Cùng với năng suất tăng, diện tích trồng lúa của cả nưổctng những năm gần đây cũng tăng lên đáng kể. Tuy hiện tượng Elnino diễn ra ở nhiều địa phương nhưng nhờ có công tác dự báo kịp thời và hệ thống thuỷ lợi đã được xây lắp và cải tiến, do vậy mà chúnh ta vẫn chủ động được mùa vụ sản xuất . Diện tích lúa vẫn tăng qua các năm, năm 1998 cả nước gieo cấy được 7362,7 nghìn ha thì tới năm 2002 chúng ta đã gieo cấy được 7430 nghìn ha (bình quân tăng 15 nghìn ha một năm). Chính vì thế sản lượng gạo nước ta có xu hướng tăng trong những năm gần đây Kết thúc thời vụ gieo cấy vụ Đông xuân 2003 – 2004 cả nước gieo cấy được gần 3 triệu ha lúa đông xuân, trong đó các tỉnh phía Bắc gieo cấy trên 1,1 triệu ha(tăng 1,5%). Lúa được gieo cấy trong khung thời vụ, chăm sóc kịp thời, đủ nước, gặp thời tiết thuận lợi, sâu bệnh ít nên sinh trưởng và phát triển khá tốt. Dự kiến các tỉnh phía Bắc sẽ được mùa trong vụ tới. Các tỉnh phía Nam gieo cấy được trên 1,8 triệu ha, giảm khoảng 176.000 ha do chuyển đổi cơ cấu cây trồng và hiện nay tập trung thu hoạch với năng suất bình quân 56 tạ, tăng 0,5 tạ/ha so với năm trước 2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh gạo xuất khẩu của Công ty Việc xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng là rất cần thiết, bởi vì những nhân tố này thường xuyên làm ảnh hưởng đến các kết quả cũng như tiến triển trong tương lai của hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Để việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu có tính khái quát và hiệu quả cao, ở đây chúng ta phân loại những nhân tố thành các nhóm, cụ thể: 2.2.3.1. Hoạt động Marketing Khi nền kinh tế thị trường càng phát triển thì hoạt động marketing cũng càng giữ vai trò quyết định đến sự thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Do đó việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing và nghiên cứu thị trường là mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng tới. Mặc dù hoạt động trong cơ chế mới hơn 10 năm nhưng công tác nghiên cứu thị trường, khuyếch trương,quảng cáo sản phẩm và thanh thế nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, vươn tới những thị trường đầy triển vọng của công ty còn rất yếu kém. Từ khi tham gia kinh doanh gạo xuất khẩu đến nay công ty chưa ký được một hợp đồng xuất khẩu gạo trực tiếp nào. Hoạt động xuất khẩu đều chỉ cung ứng hoặc xuất ủy thác qua Tổng Công ty còn hoạt động tiêu thụ gạo nội địa do Công ty quyết định nhưng số lượng tiêu thụ còn bấp bênh không ổn định, gạo được tiêu thụ trên thị trường chủ yếu do tư thương nắm giữ. Gạo của Công ty trên thị trường chỉ chiếm khoảng 15 - 18% thị trường miền Bắc. Chính vì điều này làm công ty quá dựa dẫm không có những chiến lược cụ thể nhằm khuyếch trương sản phẩm gạo xuất khẩu. Đối với những hoạt động kinh doanh nội địa như sản xuất sữa, sản xuất bia, kinh doanh gạo nội địa thì hoạt động marketing được chú ý hơn. Ở xưởng sản xuất bia, sản xuất sữa vào những thời gian cao điểm hoạt động marketing nhằm tiêu thụ sản phẩm diễn ra rất sôi động; mỗi nhân viên tiếp thị được hưởng 20% số lãi lần đầu của mối hàng mới tìm được, việc này đã khuyến khích các nhân viên tận dụng mọi phương tiện, phát huy tự chủ trong việc tìm và duy trì các đầu mối của mình dó đó thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm. Ở mảng kinh doanh gạo xuất khẩu công ty mới chỉ gửi những mẫu hàng, giá cả và những thông tin sơ bộ về sản phẩm của công ty đến những nhà kinh doanh nhập khẩu gạo ở Indonexia, Philippin, Cuba, Iraq Việc cử sang nước ngoài những cán bộ có khả năng đàm phán thuyết phục khách hàng vẫn chưa được thực hiện vì chi phí cho hoạt động đó quá cao. Chính vì vậy công ty hầu như không có được thông tin phản hồi từ phía bạn. Việc tìm kiếm những thông tin về nhu cầu, sở thích của vùng nhập khẩu là rất khó nếu không có sự thâm nhập thực tế. Do đó thời gian tới công ty cần có những chiến lược hợp lí nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt dộng marketing gạo xuất khẩu. Cần đề nghị sự hỗ trợ về vốn để có thể cử được một số cán bộ chủ chốt đến những thị trường tiềm năng của công ty nhằm khuyếch trương thanh thế và mở rộng thị trường . 2.2.3.2. Mạng lưới thu mua nguyên liệu đầu vào Theo nghiên cứu của bộ NN - PTNT, trong hệ thống kinh doanh lương thực hiện nay các doanh nghiệp quốc doanh chỉ thu mua trực tiếp khoảng 5 – 8% lượng thóc hàng hoá của nông dân còn chủ yếu mua qua nhiều tầng lớp tư thương. Tại Đồng bằng sông Cửu Long hầu như 90% nông dân bán lúa tại nhà cho các điểm thu mua gần nhà hoặc các cơ sở xay sát nhỏ tại chỗ. Người mua phần lớn là những tiểu thương "hàng xáo" có phương tiện ghe thuyền nhỏ. Các tiểu thương bán lúa gạo cho các thương nhân có phương tiện vận chuyển chế biến và kho lớn hơn. Những người này lại bán buôn cho các kho lớn ở thị trấn huyện lị, thị xã, thành phố. Sau đó từ kho sẽ cung cấp cho các đơn vị xuất khẩu và các nhà buôn đi tới các vùng trong cả nước. Như vậy thực tế tư thương thu mua và phân phối đến 95% lượng lúa hàng hoá của nông dân. Hệ thống thu mua này đã có từ giữa những năm 80 khi nhà nước xoá bỏ độc quyền về phân phối lương thực. Có thể coi đây là một sự phân công tự nhiên, hợp lí tạo nên một thị trường chế biến kinh doanh lương thực có tính cạnh tranh cao. Kết quả là nông dân có cơ hội lựa chọn bán cho người trả giá cao nhất và trả tiền mặt. Nắm bặt được điều đó với nguồn vốn ngân sách cấp hàng năm cùng nguồn tự bổ sung công ty đã giao cho cán bộ xuống tận các hộ nông dân để thu mua thóc. Công việc nay giúp công ty tránh phải thu mua qua khâu trung gian vì thế làm giảm bớt chi phí. Công ty đặt một trạm thu mua thóc ở Đồng Tháp để tiện cho việc kinh doanh ở vùng lúa gạo lớn nhất nước ta. Trạm thu mua này thường xuyên túc trực từ 3 - 5 người và đã nắm bắt toàn bộ thị trường kinh doanh lúa gạo tại đây. Do vậy việc huy động một khối lượng lớn lúa gạo cung cấp cho xuất khẩu đều rất dễ dàng. Ở các tỉnh miền Bắc, tại các vùng có các loại gạo đặc sản như gạo Tám ấp bẹ, gạo nếp cái hoa vàng ở Nam Định, gạo Bắc Hương ở Hải Dương... Công ty đều có những cơ sở thu mua và có sự hợp tác chặt chẽ với các hợp tác xã tại đó. Chính vì có một mạng lưới thu mua tốt như vậy nên Công ty chưa lần nào sai hẹn với khách hàng và sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua khá cao đây chính là một lợi thế lớn của Công ty. Sở dĩ đạt được điều này là do Công ty đã tận dụng tốt mối quan hệ rộng và kinh nghiệm trong hoạt động vận chuyển lương thực trước đây. Là một Công ty chuyên sản xuất kinh doanh lương thực là chính với nguồn nguyên liệu chủ yếu là các sản phẩm từ nông nghiệp nên công tác quản lý nguồn nguyên liệu được công ty rất đề cao. Điều quan trọng ở đây là phải xác định được lượng dự trữ hợp lý, thời điểm thu mua, cách thức mua, lần mua kế tiếp là là vào lúc nào Đối với các nguyên vật liệu có thể thu mua quanh năm công ty đã áp dụng theo mô hình sau để tính lượng nguyên vật liệu, số lần mua để có được hiệu quả cao trong công tác dự trữ nguyên vật liệu: S¶n l­îng Q* Q/2 O A B C Thêi gian Trong đó: Q* là lượng hàng dự trữ tối đa Q/2 là dự trữ bình quân O Dự trữ tối thiểu OA = OB = OC là khoảng cách từ khi nhận hàng đến khi sử dụng hết hàng của một đợt đặt dự trữ (Với mô hình này lượng hàng dự trữ sẽ giảm theo một tỷ lệ không đổi vì nhu cầu không thay đổi theo thời gian) Để tối thiểu hoá chi phí thì lượng dự trữ tối ưu là: Q* = Trong đó: D là nhu cầu hàng năm về loại hàng dự trữ Q là lượng hàng dự trữ cho một đơn đạt hàng S là chi phí đặt hàng tính trên mọt đơn hang H là chi phí tồn kho trung bình trên một đơn vị dự trữ trong năm Thời điểm đặt lại hàng lại là: Điểm đặt lại hàng ROP = d * L Trong đó: d là nhu cầu hàng ngày về nguyên vật liệu được đặt hàng L là thời gian vận chuyển đơn hàng Đối với các nguyên vật liệu thu mua theo mùa thì công ty áp dụng mô hình dự trữ sau: Lượng vật liệu dự trữ theo mùa C D E Thời gian dự trữ Công thức xác định : Vđm = Vn * Tm Trong đó: Vđm : Lượng vật liệu dự trữ theo mùa Vn : Lượng vật liệu tiêu hao bình quân ngày đêm Tm : Số ngày dự trữ theo mùa Bên cạnh mô hình dự trữ trên Công ty có thể áp dụng các mô hình dự trữ khác đối với các nguyên vật liệu khác nhau sao cho phù hợp với đặc điểm của nguyên vật liệu đó và có được hiệu quả kinh tế tối ưu 2.2.3.3. Công nghệ chế biến và bảo quản. Trong hoạt động kinh doanh lương thực công đoạn chế biến và bảo quản có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Thực tế trong hoạt động kinh doanh lương thực người ta đã nghiên cứu và chỉ ra mức hao hụt lớn nhất là ở khâu xay xát và bảo quản. Điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 9 - Tỷ lệ tổn thất hao hụt sau thu hoạch. Chỉ tiêu Tỷ lệ tổn thất % Tổn thất lúc thu hoạch 1,3 - 1,7 Tổn thất lúc vận chuyển 1,2 - 1,5 Tổn thất lúc đạp tuốt 1,4 - 1,8 Tổn thất lúc phơi sấy, làm sạch 1,9 - 2,1 Tổn thất lúc bảo quản 3,2 - 3,9 Tổn thất lúc xay xát 4,0 - 5,0 Tổng cộng 13,0 - 16,0 (Nguồn: Số liệu điều tra của viện công nghệ sau thu hoạch và Tổng cục thống kê) Đối với những dây truyền công nghệ lạc hậu thì tỷ lệ tổn thất, hao hụt còn lớn hơn rất nhiều. Hiện tại công ty vẫn đang sử dụng máy xay xát đánh bóng gạo của công ty Sinco được đầu tư 175 triệu đồng năm 1991. Quy trình hoạt động của máy này gồm các bước sau: NGUYÊN LIỆU ĐỦ TIÊU CHUẨN BÓC SẠCH VỎ TRẤU SÀNG TẠP CHẤT XÁT LẦN I XÁT LẦN II ĐÁNH BÓNG SÀNG TẤM MÁY CHỌN HẠT THÀNH PHẨM ĐÓNG TÚI THỦ CÔNG Công nghệ này được coi là hiện đại nhất khi mới đầu tư nhưng cho đến nay mặc dù thường xuyên được bảo trì công suất đã giảm đi rất nhiều, thành phẩm thu hồi trung bình chỉ đạt 60% gây lãng phí lớn và không đảm bảo được chất lượng. Công ty chỉ đảm bảo cung ứng loại gạo 10%, 15%, và 25% tấm, đối với loại 5% tấm đòi hỏi chất lượng tiêu chuẩn khắt khe hơn thì vẫn chưa đáp ứng được. Tiêu chuẩn chất lượng gạo mà công nghệ xay xát của công ty vẫn đáp ứng cho khách hàng quen thuộc như sau: * Gạo trắng 15%, 25% tấm, xay xát kĩ đóng bao đủ tiêu chuẩn xuất khẩu: Tiêu chuẩn chất lượng Tấm : 15% ( 25%) Độ ẩm : 14,5% Tạp chất : - Chất hữu cơ :0,5% tối đa - Chất vô cơ : 1% tối đa - Thóc : 25 hạt/kg Hạt phần :10% tối đa Hạt vàng : 1% tối đa Hạt hỏng : 2% tối đa Hạt non : 2% tối đa Hạt đỏ sọc đỏ : 5% tối đa Hạt nếp : 1% tối đa Không nhiễm trùng sống, không có hạt kim loại. Ngoài ra còn đảm bảo các tiêu chuẩn khác theo tiêu chuẩn xuất khẩu VN. * Gạo trắng 10%: Tiêu chuẩn chất lượng - Tấm : 10% tối đa - Thuỷ phần : 14% tối đa - Tạp chất : 0,2% tối đa Không có côn trùng sống và aflatoxin sau khi hun trùng trên tàu. Kim loại nặng không vượt quá các chỉ tiêu sau: + Mercury : 0,01 PPM + Aflatoxinb : 5 PPM. + Arsenic : 0,15 PPM Ngoài ra còn đảm bảo các tiêu chuẩn khác theo tiêu chuẩn gạo xuất khẩu của VN. Khả năng xuất khẩu gạo cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ chế biến và bảo quản và nó cũng ảnh hưởng đến giá gạo từng loại. Ví dụ năm 2002 tính bình quân chung giá gạo: loại 5% tấm vào khoảng 185 – 195 USD/tấn, loại 25% tấm vào khoảng 165 – 175 USD/tấn. Giá gạo xuất khẩu bình ổn và mức khá cao đã tác động làm cho giá lúa gạo của cả miền Bắc vận động theo chiều hướng tích cực, người sản xuất cũng có lợi. So với công nghệ chế biến hiện nay trên thị trường thì công nghệ của công ty chỉ vào loại trung bình. Để đạt được chất lượng cao hơn thì phải đầu tư công nghệ mới có thêm công đoạn sàng phân li thóc gạo và sàng tạp chất của thóc. Như vậy đối với những bạn hàng hiện nay thì công nghệ chế biến của công ty đủ đáp ứng đòi hỏi về chất lượng. Nhưng trong tương lai để cạnh tranh được thì công ty cần phải có sự đầu tư công nghệ mới và nâng cấp kho chứa đủ tiêu chuẩn để bảo quản dự trữ. Hiện nay kho dự trữ nguyên liệu 500m2, kho thành phẩm 200m2 đều được cải tạo từ các gara sửa chữa ô tô trước đây nên không đảm bảo chất lượng. Hệ thống kho này thực chất chỉ là các kho chứa trong một thời gian ngắn bởi vì nền kho được đổ bê tông chắc chắn không được cách ẩm, hệ thống thông gió, chiếu sáng tự nhiên, hệ thống thông gió cưỡng bức đều chưa đạt tiêu chuẩn. Điều nay khiến tỷ lệ hao hụt cao chất lượng giảm đặc biệt là vào mùa hè. Khi có nhiệt độ cao hơi nước trong gạo bốc lên gây mốc ẩm... Đây là một trong những yếu điểm mà công ty cần khắc phục ngay để đảm bảo cho chất lượng gạo đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tổng tích lượng kho của công ty là 50.000 tấn, tất cả kho tàng của công ty trong năm vừa qua đã được sửa chữa lại cho phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Vì công ty có mặt bằng rộng rãi nên các kho được tập trung, không bị phân tán tạo điều kiện thuận lợi cho công tác vận chuyển. Vào các thời gian trong năm các kho đều được sử dụng với hiệu suất 100%, trong đó có khoảng 60% kho được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên, còn lại 40% là để cá nhân, tổ chức khác thuê. Những điểm thuận lợi đó giúp công ty chủ động trong việc dự trữ sản phẩm phục vụ cho quá trình sản xuất, bảo quản tốt được các thành phẩm sản xuất ra và hàng năm thu được khoản doanh lợi nhất định từ việc cho thuê nhà xưởng. 2.2.3.4. Về tiềm lực tài chính Vốn là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các công ty kinh doanh lương thực thì vốn lưu động đòi hỏi rất lớn Nếu chỉ xét riêng về phương diện vốn thì công ty được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9705.doc
Tài liệu liên quan