Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Mục lục

Danh mục các bảng . 1

Danh mục các đồ thị . .2

Danh mục ký hiệu viết tắt . .3

Lời mở đầu . .4

Chương I: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 6

I.Lý luận chung về cạnh tranh 6

1.Khái niệm cạnh tranh 6

2. Vai trò của cạnh tranh 7

2.1. Đối với nền kinh tế-xã hội 7

2.1.1.Cạnh tranh điều chỉnh cung cầu hàng hóa trên thị trường 7

2.1.2.Cạnh tranh hướng việc sủ dụng các nhân tố sản xuất vào những nơi có hiệu quả nhất 8

2.1.3.Cạnh tranh có chức năng phân phối và điều hòa thu nhập 8

2.1.4.Cạnh tranh là động lực thúc đẩy đổi mới 9

2.2.Đối với người tiêu dùng 9

2.3. Đối với quan hệ đối ngoại 10

II. Lý luận chung về năng lực cạnh tranh 10

1.Năng lực cạnh tranh của quốc gia 11

2.Năng lực cạnh tranh của ngành/ doanh nghiệp 11

3.Năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ 12

III.Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12

1.Khái niệm 12

2.Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12

2.1.Khả năng duy trì và nâng cao kết quả kinh doanh 13

2.2.Khả năng duy trì và mở rộng thị phần 14

2.3.Năng suất 15

3.Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 15

3.1.Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. 16

3.1.1. Tác động của môi trường quốc tê 16

3.1.1.1. Những ảnh hưởng của nền chính trị thế giới 16

3.1.1.2. Các quy định pháp luật của các quốc gia, luật pháp và các thông lệ quốc tế 16

3.1.1.3. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế quốc tế 17

3.1.1.4. Ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật-công nghệ 18

3.1.1.5. Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa-xã hội 18

3.1.2. Tác động của môi trường kinh tế quốc dân 19

3.1.2.1. Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế 19

3.1.2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố luật pháp và quản trị nhà nước về kinh tế 20

3.1.2.3. Tác động của nhân tố kỹ thuật-công nghệ 20

3.1.2.4. Ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa-xã hội 21

3.1.2.5. Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên 21

3.1.3. Tác động của môi trường cạnh tranh ngành 22

3.1.3.1. Khách hàng 22

3.1.3.2. Các đối thủ cạnh tranh trong ngành 23

3.1.3.3. Các đối thủ tiềm ẩn 24

3.1.3.4. Sức ép từ phía các nhà cung cấp 24

3.1.3.5. Sức ép của các sản phẩm thay thế 24

3.2.Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 25

3.2.1.Tình hình tài chính 25

3.2.2.Tình hình nhân lực 25

3.2.3.Hoạt động marketing 26

3.2.4.Chiến lược kinh doanh 27

3.2.5.Khả năng sản xuất, nghiên cứu và phát triển 27

3.2.6.Trình độ tổ chức và quản lý doanh nghiệp 28

III.Sự cần thiết nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân 28

1.Vai trò của doanh nghiệp tư nhân 28

2.Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp tư nhân khi Việt Nam trở thành thành viên WTO 30

2.1.Cơ hội 30

2.2.Thách thức 31

3.Kết luận 32

Chương II: Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. 34

I.Thực trạng phát triển của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam 34

1.Thực trạng doanh nghiệp tư nhân từ 1986-1999 34

2.Thực trạng doanh nghiệp tư nhân từ 2000 đến nay 36

II.Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam 37

1.Khả năng duy trì và nâng cao kết quả kinh doanh 37

2.Khả năng duy trì và mở rộng thị phần 39

2.1.Thị trường xuất khẩu 39

2.2.Thị trường trong nước. 41

3.Năng suất 42

4.Kết luận 44

III.Các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân 44

1.Năng lực tài chính. 45

2.Tình hình nhân lực 47

3.Chiến lược kinh doanh. 49

4.Hoạt động marketing 52

5.Khả năng sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm(R&D) 57

6.Năng lực quản lý và điều hành doanh nghiệp 58

IV.Kết luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân 60

Chương III.Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân 62

I. Cơ sở đề xuất giải pháp 62

1. Quan điểm phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước 62

2.Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân 63

II.Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân 63

1.Nâng cao năng lực tài chính 63

2.Nâng cao trình độ nguồn lao động 65

3.Nâng cao hiệu quả hoạt động lựa chọn chiến lược 67

4.Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing 68

4.1.Hoạt động nghiên cứu thị trường 68

4.2.Xây dựng thương hiệu 69

4.3.Hoàn thiện chiến lược phân phối và tổ chức mạng lưới bán hàng 71

4.4. Tăng cường công tác quảng cáo, xúc tiến bán hàng 73

4.5.Tăng cường áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh 74

5.Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm 75

6.Nâng cao công tác quản lý và điều hành doanh nghiệp 76

 

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5383 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam sau khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngoài có tiềm lực tài chính, quản lý và công nghệ vượt trội. Để cải thiện năng lực cạnh tranh, trước hết phải làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh hiện nay của doanh nghiệp tư nhân trong nước. Những phân tích chi tiết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam sẽ là nội dung chính trong phần sau của chuyên đề. Chương II: Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam I.Thực trạng phát triển của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam Trước đây, cơ chế kinh tế của nước ta là cơ chế bao cấp với hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu công cộng. Do đó, mọi hoạt động của kinh tế tư nhân đều bị kìm hãm và không có cơ hội phát triển. Kinh tế tư nhân chỉ bắt đầu được thừa nhận và khuyến khích phát triển từ Đại hội lần thứ VI của Đảng (12-1986). Đại hội khẳng định đường lối đổi mới, chỉ rõ "nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ", chỉ rõ sáu thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh; kinh tế tập thể; kinh tế gia đình; kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước. Do vậy, từ thời điểm này, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam mới bắt đầu phát triển. 1.Giai đoạn 1986-1999 Đây là giai đoạn kinh tế tư nhân được Đảng và nhà nước thừa nhận là khu vực kinh tế tồn tại khách quan và cần thiết trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, được tạo điều kiện để phát triển. Điều này được thể hiện trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992 “Công dân Việt Nam có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” và thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng Cộng Sản Việt Nam tại các kỳ Đại hội. Xuất phát từ sự nhận thức trên, các cơ chế chính sách của Nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong giai đoạn này đã có sự chuyển biến rõ rệt và được thể chế hóa tại các đạo luật kinh tế quan trọng như: Luật doanh nghiệp tư nhân(1990), luật khuyến khích đầu tư trong nước(1994)(sửa đổi năm 1998). Các doanh nghiệp tư nhân đã có sự khôi phục và bắt đầu phát triển. Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân tạo ra hành lang pháp lý đầu tiên hết sức quan trọng cho sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân. Nhờ vậy, khu vực này đã có bước phát triển khá mạnh. Về số lượng, nếu như năm 1991 chỉ có 414 doanh nghiệp tư nhân hoạt động, thì sau 1 năm (1992) tăng lên 5189 doanh nghiệp, năm 1995 là 15276, năm 1998 có 39180 và đến năm 1999 tổng số doanh nghiệp khu vực tư nhân lên đến 45601. Như vậy, trong 10 năm, số lượng doanh nghiệp tư nhân đã tăng hơn 100 lần. Đồ thị 1: Số lượng doanh nghiệp tư nhân giai đoạn 1991-1999 Nguồn: Tổng cục thống kê Cũng theo số liệu từ tổng cục thống kê, giá trị tài sản cố định trung bình của một doanh nghiệp tư nhân (một chủ) năm 1991 là 0,1 tỷ đồng, giai đoạn 1992-1996 giữ ổn định ở 0,2 tỷ đồng. Giá trị này của công ty trách nhiệm hữu hạn là 0,6 tỷ đồng năm 1991, 0,7 tỷ đồng năm 1992, bị giảm xuống 0,5 tỷ đồng trong năm 1996. Số lượng lao động trong doanh nghiệp tư nhân bình quân là 8 người năm 1991, tăng lên 9 người năm 1996, 17 người năm 1997 và 19 người năm 1998. Tốc độ tăng trưởng và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đạt bình quân khoảng 37% thời kỳ 1994-1997. Như vậy, giai đoạn 1986 đến trước 2000, doanh nghiệp tư nhân có sự hồi phục và bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển này vẫn còn gặp nhiều cản trở và không ổn định bởi hành lang pháp lý trong nước chưa thực sự hoàn thiện. Việc đưa vào thực thi Luật Doanh nghiệp đầu năm 2000 là đòn bẩy thực sự cho sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. 2.Giai đoạn từ 2000 đến nay Cùng với các chính sách đổi mới, Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ đầu 2000 là khâu đột phá trong cải cách kinh tế và hành chính, tạo môi trường và điều kiện kinh doanh thuận lợi cho khu vực tư nhân phát triển. Nhờ đó, các doanh nghiệp tư nhân có bước phát triển vượt bậc về số lượng. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2004, cả nước có 84003 doanh nghiệp tư nhân. Đến năm 2005, con số này đã lên đến 105167 doanh nghiệp, và năm 2006 là 123392 doanh nghiệp, chiếm 94% tổng số lượng các loại hình doanh nghiệp cả nước. Tuy nhiên sự phát triển về số lượng của các doanh nghiệp tư nhân không đi kèm với chất lượng. Doanh nghiệp tư nhân hoạt động không bền vững, quy mô nhỏ bé, làm ăn chộp giật, kinh doanh thua lỗ, khả năng tiếp cận thông tin kém…và đang bị các doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh gay gắt và lấn lướt trên thị trường. Thực trạng phát triển này xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là do không có đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân trong giai đoạn hiện nay sẽ được đánh giá rõ ở phần tiếp theo của chuyên đề. II.Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy, nếu chúng ta chỉ đánh giá các tiêu chí một cách riêng biệt thì chưa thể thấy rõ được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hiện nay đang ở mức độ nào. Sẽ là vô nghĩa nếu những phân tích được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh. Do đó, trong quá trình đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam qua một số tiêu chí, đề tài sẽ cố gắng đưa ra vài phép so sánh với năng lực của các loại hình doanh nghiệp khác để có cái nhìn toàn diện về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. 1.Khả năng duy trì và nâng cao kết quả kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh là yếu tố quan trọng nhất khi xét đến năng lực của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam cho thấy phần nào năng lực cạnh tranh thấp kém của doanh nghiệp tư nhân trong nước. Bảng 1: Số DNTN hoạt động kinh doanh bị lỗ qua các năm Năm Số DNTN Tổng mức lỗ Lỗ bình quân 1 doanh nghiệp Tỷ lệ số DN kinh doanh lỗ kinh doanh lỗ (tỷ đồng) (Triệu đồng) (%) 2004 20497 4703 229 24.4 2005 28457 5261 185 27.6 2006 36833 5441 148 29.85 Nguồn: Tổng cục thống kê Căn cứ vào số liệu bảng trên, thấy rằng có đến 36833 doanh nghiệp tư nhân làm ăn thua lỗ trong năm 2006 với mức lỗ bình quân 148 triệu đồng/1 doanh nghiệp, chiếm 29,85% tổng số doanh nghiệp tư nhân hoạt động. Mặc dù số lỗ bình quân một doanh nghiệp tư nhân có xu hướng giảm trong vào năm gần đây nhưng sự gia tăng của tỷ lệ số doanh nghiệp lỗ đã khiến cho tổng mức lỗ tăng lên đáng kể, đến năm 2006 là 5441 tỷ đồng. Tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân kinh doanh thua lỗ đã cho chúng ta hình dung về hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh kém của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Chúng ta sẽ thấy rõ ràng năng lực cạnh tranh thấp kém của các doanh nghiệp tư nhân trong nước khi làm một phép so sánh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp tư nhân. So với các doanh nghiệp nước ngoài, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước thấp hơn rất nhiều. Bảng 2: Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đơn vị: % Loại hình Lợi nhuận/vốn kinh doanh Lợi nhuận/doanh thu doanh nghiệp 2004 2005 2006 2004 2005 2006 Doanh nghiệp tư nhân 1.62 1.49 2.01 1.25 1.21 1.74 Doanh nghiệp có vốn 13.04 11.25 13.15 15.37 11.82 14.19 đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp cả nước 4.85 4.35 4.94 5.99 5.23 6.12 Nguồn: Tổng cục thống kê Tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu và lợi nhuận/vốn kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân còn ở khoảng cách xa so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2004, tỷ lệ lợi nhuận/vốn kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gấp đến 8 lần doanh nghiệp tư nhân trong nước. Tỷ lệ này trong các năm 2005 và 2006 lần lượt là 7.6 và 6.5 lần. Cũng như vậy, tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu của các năm 2004, 2005, 2006 của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gấp nhiều lần so với các doanh nghiệp tư nhân, lần lượt là 12.3; 9.8 và 8.2 lần. Tuy sự chênh lệch này có xu hướng giảm nhưng vẫn là quá xa, và nó thể hiện sự yếu thế của các doanh nghiệp tư nhân trong nước trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Không chỉ so với các doanh nghiệp nước ngoài, so với tỷ lệ chung của doanh nghiệp cả nước thì kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân cũng thấp hơn mặt bằng chung đáng kể. Vì vậy có thể đánh giá rằng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hiện nay là rất thấp. 2.Khả năng duy trì và mở rộng thị phần Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân còn được đánh giá qua khả năng duy trì và mở rộng thị phần trên thị trường hoạt động. Thị trường ở đây được xem xét là thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước. Đầu tiên ta đánh giá khả năng duy trì thị phần trên thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp tư nhân. 2.1.Thị trường xuất khẩu Theo số liệu điều tra 670 doanh nghiệp tư nhân của Viện kinh tế Việt Nam tiến hành năm 2008, trong các năm gần đây, tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân có hoạt động xuất khẩu có xu hướng tăng dần lên, năm 2005 là 35.5%, năm 2006 tăng lên 38.35%. Bảng 3:Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp tư nhân Đơn vị: % 2005 2006 2007 Tỷ lệ DNTN có 33.5 38.02 38.47 hoạt động xuất khẩu Tỷ lệ doanh thu từ XK trong 62.3 63.54 60.92 các DNTN có hoạt động XK Tốc độ tăng doanh thu XK 26.18 15.08 của DNTN có hoạt động XK Nguồn: Viện Kinh tế Việt Nam 2008 Qua số liệu phân tích từ bảng trên ta thấy rằng, dù số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu có tăng lên nhưng tỷ lệ doanh thu từ xuất khẩu trong các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu lại giảm từ 62.3% năm 2005 xuống 63.54% năm 2006 và 60.92% trong năm 2007. Qua đó, dần thấy được rằng, doanh nghiệp tư nhân đang mất dần lợi thế trên những thị trường xuất khẩu của mình. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng khoảng 21.93% trong năm 2007. Trong khi đó tỷ lệ tăng doanh thu từ xuất khẩu của các doanh nghiệp tư nhân lại chỉ có khoảng 15.08% trong năm 2007, thấp hơn mặt bằng cả nước. Đây là một hiện tượng đáng ngạc nhiên khi 2007 là năm đầu tiên sau khi Việt Nam gia nhập WTO với nhiều thị trường xuất khẩu mới được khai thông. Như vậy, khả năng mở rộng thị phần xuất khẩu của các doanh nghiệp tư nhân là không bằng các loại hình khác. So sánh với khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trị giá xuất khẩu hàng hóa của khối này trong năm 2007 chiếm đến 57.2% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa cả nước (Tổng cục thống kê). Như vậy hơn một nửa thị trường xuất khẩu đang thuộc về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Không cần phải tính toán nhiều cũng dễ thấy được sự thua kém rõ rệt của các doanh nghiệp tư nhân trong nước về thị phần xuất khẩu so với doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Thua kém về chiếm lĩnh thị phần khẳng định sự yếu kém về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. 2.2.Thị trường trong nước. Với gần 90 triệu dân số trẻ, tốc độ kinh tế tăng trưởng cao, theo công bố của hãng tư vấn Mỹ AT Kearney, năm 2008 Việt Nam là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Kéo theo đó hệ thống siêu thị phát triển chóng mặt, số siêu thị tăng 135% và số trung tâm mua sắm tăng 158.5% trong 2008 với hơn 1 triệu mét vuông mặt bằng kinh doanh bán lẻ. Sự phát triển này là tất yếu của thói quen mua sắm ở hệ thống siêu thị đang tăng nhanh, nhất là ở những thành phố lớn (ở thành phố Hồ Chí Minh là 63.7%). Tuy nhiên, sự tăng trưởng tiềm năng này không được doanh nghiệp tư nhân tận dụng. Tràn ngập trong những siêu thị là hàng hóa của thương hiệu nước ngoài, nhất là các mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị điện tử dân dụng, thực phẩm, đồ ăn nhanh. Theo một nghiên cứu xã hội học của Trung tâm nghiên cứu phát triển thương hiệu, có đến 72% số người đến siêu thị sẵn sàng móc túi để trang bị cho bản thân và gia đình những sản phẩm đắt tiền, và thương hiệu sản phẩm chính là điều đầu tiên họ nghĩ đến khi bước chân vào siêu thị. Trong khi thương hiệu chính là điểm yếu của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Có lẽ đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng “sính ngoại” của người tiêu dùng trong nước. Do vậy, dù sản phẩm nước ngoài có đắt hơn trong khi có chất lượng ngang bằng thậm chí thấp hơn thì vẫn được tiêu thụ mạnh hơn. Việc phân phối hàng hoá nội địa ở các đô thị rơi vào tay các tập đoàn nước ngoài. Tỉ lệ doanh thu của các siêu thị nội chiếm chưa tới 10% hệ thống phân phối siêu thị. Doanh nghiệp tư nhân hầu như không có hệ thống phân phối chuyên nghiệp. Số lượng siêu thị tư nhân chỉ như muối bỏ bể so với quy mô cũng như số lượng của các tập đoàn nước ngoài. Thấy rằng, cả về tiêu thụ và phân phối, doanh nghiệp tư nhân đều lép vế so với các doanh nghiệp nước ngoài. Thị phần trong nước đang bị áp đảo bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này chứng tỏ năng lực cạnh tranh vượt trội của doanh nghiệp nước ngoài so với các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. 3.Năng suất Năng suất chính là yếu tố đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp tư nhân trong sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu năng suất được đánh giá qua doanh thu bình quân/1 lao động/1 năm. Nhìn chung, năng suất của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam ở mức thấp Bảng 4: Doanh thu bình quân/1 lao động/1 năm của doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.. Đơn vị: triệu đồng Năm Doanh nghiệp Doanh nghiệp có tư nhân vốn đầu tư nước ngoài 2004 260 365 2005 289 411 2006 339 420 Nguồn: Tổng cục thống kê. Doanh thu bình quân/1 lao động/1 năm của doanh nghiệp tư nhân năm 2004 là 260 triệu đồng, năm 2005 là 289 triệu đồng, năm 2006 là 339 triệu đồng. Chỉ tiêu này thấp hơn so với khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh thu bình quân/1 lao động/1 năm của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2004 là 365 triệu đồng, năm 2005 là 411 triệu đồng, năm 2006 là 420 triệu đồng. Mặt khác, số liệu từ cuộc điều tra 670 doanh nghiệp tư nhân của Viện Kinh tế Việt Nam tiến hành năm 2008 cho thấy rằng, tỷ lệ các doanh nghiệp tư nhân sử dụng 100% hiệu suất máy móc chỉ chiếm 25.9%. Còn lại, các doanh nghiệp không sử dụng hết hiệu suất máy móc trong hoạt động sản xuất. Thậm chí, có những doanh nghiệp chỉ sản xuất cầm chừng khi hiệu suất sử dụng máy móc chỉ dưới 50%. Năng suất và hiệu suất sử dụng máy móc thấp chứng tỏ chất lượng và hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp tư nhân kém. Năng suất kém đồng nghĩa với sản phẩm hàng hóa sản xuất với giá thành cao, chất lượng không đảm bảo. Điều này đồng nghĩa doanh nghiệp tư nhân khó có thể cạnh tranh sản phẩm về cả giá cả và chất lượng. Năng suất thấp, giá thành cao, đây chính là nguyên nhân giải thích tại sao sản phẩm của doanh nghiệp thường không giữ được sự ổn định về chất lượng. Sản phẩm thường chỉ đạt tiêu chuẩn trong những thời gian đầu, dần dần giảm sút chất lượng trong thời gian sau khi doanh nghiệp không thể tiếp tục duy trì sản xuất với chi phí cao. Không thể tăng giá do cạnh tranh, chất lượng sản phẩm là yếu tố bị tác động. Điều này gây ra sự mất lòng tin cho người tiêu dùng và họ sẽ chuyển sang tiêu dùng sản phẩm khác. Khi đó cả thị phần và lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân đều bị tác động. Chúng ta đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam còn yếu kém qua cái nhìn về năng suất thấp cũng chính bởi như vậy. 4.Kết luận Qua những phân tích ở trên, ta thấy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam còn thấp, biểu hiện ở kết quả hoạt động kém, thị phần chiếm lĩnh ít, năng suất thấp. Những chỉ tiêu này không chỉ được phân tích đơn thuần cho doanh nghiệp tư nhân mà có sự so sánh với các doanh nghiệp khác, đặc biệt là với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đối thủ cạnh tranh nguy hiểm nhất, do đó cho chúng ta cái nhìn chính xác về thực trạng năng lực của doanh nghiệp tư nhân. Để doanh nghiệp tư nhân có thể tồn tại và cạnh tranh được chúng ta cần phải có những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. Vấn đề đặt ra là phải tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Đề tài sẽ đi tìm những nguyên nhân của thực trạng này qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân. III.Các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Như đã trình bày ở trên, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bị tác động bởi những yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Những yếu tố bên ngoài tác động đến doanh nghiệp cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp một cách khách quan và khó kiểm soát. Doanh nghiệp khó có thể làm gì để tự thay đổi hay tác động vào những yếu tố đó. Việc doanh nghiệp có thể thực hiện là thích nghi một cách nhanh nhất đối với những ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài tác động nhằm tận dụng tối đa cơ hội hay giảm thiểu rủi do gây nên bởi các yếu tố đó. Ngược lại, doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát được những yếu tố bên trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thay đổi hay cải thiện chúng cho phù hợp với điều kiện phát triển, những yếu tố tác động bên ngoài. Vì vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào những yếu tố bên trong, những yếu tố nội hàm của doanh nghiệp. Do đó, để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng năng lực cạnh tranh yếu kém của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, đề tài sẽ phân tích các yếu tố tác động bên trong của các doanh nghiệp tư nhân. 1.Năng lực tài chính. Doanh nghiệp tư nhân tuy chiếm số lượng lớn trong cơ cấu doanh nghiệp (94% trong năm 2006 ) nhưng tổng lượng vốn sản xuất lại chỉ ở mức khiêm tốn: 856986 tỷ đồng vào thời điểm năm 2006. Lượng vốn này chỉ chiếm khoảng 28% tổng vốn tất cả các doanh nghiệp cả nước. Bảng 5: Vốn sản xuất của tư nhân tư nhân Năm Tổng vốn (tỷ đồng) Tỷ lệ vốn (%) Nguồn vốn bình quân (tỷ đồng) 2004 422892 21.5 6 2005 607271 25 7 2006 856986 28 8 Nguồn: Tổng cục thống kê Chiếm số lượng lớn nhưng chỉ nắm giữ lượng vốn nhỏ dẫn đến quy mô vốn trung bình của doanh nghiệp tư nhân là rất nhỏ. Đa số các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Nguồn vốn bình quân một doanh nghiệp tư nhân năm 2004 chỉ là 6 tỷ đồng, và lần lượt là 7 và 8 tỷ trong năm 2005 và 2006. Năm 2006, tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân có vốn dưới 1 tỷ đồng là 30.36%, doanh nghiệp có vốn từ 1 đến 10 tỷ là 60.66%, từ 10 đến 200 tỷ là 7.13%, từ 200 đến 500 tỷ là 0.24% và trên 500 tỷ chỉ chiếm 0.097%. Bảng 6: Số lượng doanh nghiệp tư nhân phân theo quy mô Năm Dưới 0,5 tỷ Từ 0.5 tỷ đến dưới 1 tỷ Từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ Từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ Số DN % Số DN % Số DN % Số DN % 2004 23094 27.48 16099 19.16 31808 37.85 6373 7.58 2005 26556 25.25 20317 19.32 40936 38.92 8368 8 2006 15773 12.78 21692 17.58 63043 51.09 11813 9.57 Năm Từ 10 tỷ đến dưới 200 tỷ Từ 200 tỷ đến dưới 500 tỷ Trên 500 tỷ Số DN % Số DN % Số DN % 2004 5446 6.48 131 0.16 56 0.067 2005 7308 6.95 214 0.2 80 0.076 2006 8804 7.13 299 0.24 120 0.097 Nguồn: Tổng cục thống kê. Trong khi đó, quy mô vốn trung bình của một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam là 155 tỷ đồng vào thời điểm năm 2006, gấp gần 20 lần doanh nghiệp tư nhân trong nước. Quy mô vốn trung bình của một doanh nghiệp thuộc khối doanh nghiệp nhà nước vào năm 2006 cũng là 475 tỷ đồng, gấp doanh nghiệp tư nhân đến 60 lần( nguồn: tổng cục thống kê) Quy mô vốn nhỏ bé, khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp tư nhân cũng gặp rất nhiều khó khăn. Theo Bộ Tài chính, mức độ tiếp cận thành công các nguồn vốn Nhà nước của các doanh nghiệp tư nhân là không cao. Chỉ có 48.6% có khả năng, 30.43% khó, và 20% số doanh nghiệp tư nhân không tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng Nhà nước. Việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng thường gặp khó khăn do doanh nghiệp không đáp ứng đủ yêu cầu cần thiết như tài sản thế chấp, kế hoạch kinh doanh, độ minh bạch của sổ sách…Trong khi đó hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước được cấp vốn từ ngân sách, dễ dàng trong vay vốn; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tiếp nhận nguồn vốn dồi dào từ nước ngoài. Vừa có quy mô vốn nhỏ bé, vừa gặp khó khăn trong khả năng tiếp cận và thu hút nguồn vốn, đại đa số các doanh nghiệp tư nhân trong nước đang hoạt động trong tình trạng thiếu vốn. Trong khi đó vốn lại là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mọi quyết định của doanh nghiệp từ sản xuất, phân phối, quảng cáo, nghiên cứu và phát triển…Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân. 2.Tình hình nhân lực Lao động từ lâu vẫn được coi là lợi thế của Việt Nam do có số lượng dồi dào và giá thành rẻ. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế và hội nhập quốc tế làm cho yêu cầu về trình độ lao động cao lên. Nguồn nhân lực có trình độ trở thành một trong những yếu tố tạo nên sự bứt phá trong cạnh tranh của doanh nghiệp trước các đối thủ. Thực tế, lao động trong các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có trình độ thấp, nguồn nhân lực có chất lượng cao thiếu trầm trọng. Tỷ lệ lao động không qua đào tạo chiếm đến 62.29% trong cơ cấu lao động của doanh nghiệp tư nhân. Tỷ lệ công nhân kỹ thuật chiếm 20%, lượng cử nhân, kỹ sư có trình độ cao thì lại càng ít ỏi, chỉ có 9.5%. Bảng 7: Cơ cấu lao động doanh nghiệp tư nhân phân theo trình độ lao động Đơn vị tính: % Tiến sỹ Thạc sỹ Cử nhân, kỹ sư Cao đẳng Công nhân kỹ thuật Trung học chuyên nghiệp Không qua đào tạo 0,078 0,13 9,5 1,7 20 6,3 62,29 Nguồn:Tổng cục thống kê 2005 Theo cuộc điều tra 670 doanh nghiệp tư nhân của Viện kinh tế Việt Nam tiến hành năm 2008, tỷ lệ lao động trực tiếp có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên trong các doanh nghiệp chỉ khoảng 18.5%, còn lại đa số chỉ có trình độ trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông, chiếm 78.59% Đồ thị 2: Cơ cấu lao động trực tiếp của DNTN phân theo học vấn Đơn vị tính: % Nguồn: Viện Kinh tế Việt Nam 2008 Từ những số liệu đưa ra chúng ta nhận thấy rằng, lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ quá nhiều trong cơ cấu. Số lượng lao động được đào tạo lành nghề còn thiếu nhiều. Lao động được tuyển dụng thì hầu như doanh nghiệp tư nhân phải tự đào tạo lại. Điều này gây ra một khoản chi phí lớn cho doanh nghiệp tư nhân. Lao động không được đào tạo cơ bản và toàn diện trong những trường dạy nghề tập trung là nguyên nhân của tay nghề yếu kém. Mặt khác, lao động trong các doanh nghiệp tư nhân đa phần không có trình độ văn hóa cao(đồ thị 2) khiến cho trình độ hiểu biết chung về kỹ thuật của lao động còn hạn chế, lao động không có tác phong chuyên nghiệp, kỷ luật trong lao động. Đó chính là nguyên nhân chỉ có khoảng 14% doanh nghiệp được hỏi trong cuộc điều tra 670 doanh nghiệp tư nhân của Viện kinh tế Việt Nam hài lòng với trình độ lao động hiện tại của mình, còn lại 86% doanh nghiệp phản ánh trình độ lao động của doanh nghiệp chỉ ở mức trung bình hay yếu. Những vấn đề tồn tại với nguồn nhân lực trong doanh nghiệp tư nhân chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động thấp, chi phí lao động cao. Tình hình này làm tăng giá thành và giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tư nhân. Cũng vì thế mà ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. 3.Chiến lược kinh doanh. Vấn đề quan trọng nhất trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh chính là việc dự báo, chủ động lường trước những thay đổi của môi trường kinh doanh để vạch ra các giải pháp tấn công nhằm tận dụng cơ hôi, hạn chế hiểm họa có thể xuất hiện trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, dự báo là một khâu yếu kém trong hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân. Hoạt động nghiên cứu thị trường hầu như không được tiến hành, có tiến hành cũng không thực hiện một cách khoa học, mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người nghiên cứu là chính. Các doanh nghiệp còn rất hạn chế trong việc sử dụng công nghệ thông tin, công cụ toán học, thống kê trong nghiên cứu thị trường. Do đó, đa số các doanh nghiệp tư nhân trên cơ sở thông tin thu thập, tiến hành phân tích chỉ bằng cảm tính rồi đưa ra dự báo. Vì vậy, các doanh nghiệp tư nhân chọn thị trường mục tiêu cũng chỉ bằng cảm tính mà không có cơ sở dự đoán chính xác về cơ hội cũng như sự tăng trưởng và phát triển trong tương lai của thị trường. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp tư nhân thất bại trong việc chuyển hướng kinh doanh, duy trì hay mở rộng thị phần. Đây là một trong những nguyên nhân của việc số lượng doanh nghiệp tư nhân làm ăn thua lỗ lớn. Từ yếu kém trong khâu dự báo, việc lựa chọn chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân cũng hầu như không có. Các doanh nghiệp tư nhân thường hoạt động sản xuất kinh doanh theo cách phản ứng lại với thị trường, thấy cơ hội của đoạn thị trường nào hấp dẫn thì tập trung vào đoạn thị trường đó mà không có kế hoạch hoạt động trong dài hạn. Cung cách kinh doanh như vậy thường được gọi là “chộp giật” hay “ăn xổi”! Việc này khiến cho nhiều khi có quá nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong một phân đoạn thị trường hẹp mà bỏ sót những thị trường tiềm năng khác. Hoạt động kinh doanh chỉ tính từng ngày như vậy khiến doanh nghiệp tư nhân khó có thể tồn tại và phát triển bền vững, từ đó ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh nói chung của doanh nghiệp tư nhân. Đa số các doanh nghiệp tư n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21871.doc
Tài liệu liên quan