Chuyên đề Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của đội ngũ nhân viên tư vấn trong sử dụng dòng sản phẩm mỹ phẩm của Unilever Việt Nam

Mục lục

Lời mở đầu 1

Phần I. Xác định những vấn đề liên quan đến đề tài 3

I. Xác định vấn đề và muc tiêu nghiên cứu 3

1.1. Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu 3

1.2. Đối tượng nghiên cứu 6

1.2.1. Đội ngũ nhân viên tư vấn chăm sóc sắc đẹp do công ty Nền Tảng đào tạo cho dòng sản phẩm mỹ phẩm của Unilever Việt Nam. 6

1.2.2. Khách hàng của dòng sản phẩm mỹ phẩm của Unilever Việt Nam 7

1.2.3. Đội ngũ lãnh đạo của công ty Unilever Việt Nam 7

1.2.4. Ban chịu trách nhiệm của dự án đào tạo và quản lý đội ngũ nhân viên tư vấn của công ty cổ phần Nền Tảng 7

II. Thưc trạng hoạt động và phát triển của công ty cổ phần Nền Tảng và công ty Unilever Việt Nam 8

2.1. Tổng quan về công ty cổ phần Nền Tảng 8

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Nền Tảng. 8

2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh của công ty cổ phần Nền Tảng 8

2.1.3. Nguồn lực của công ty Nền Tảng: tài chính, nhân lực, kỹ thuật 10

2.1.3.1. Nguồn lực về tài chính 10

2.1.3.2. Nguồn nhân lực 10

2.1.3.3. Nguồn lực về kỹ thuật 11

2.1.4. Marketing mix 11

2.1.4.1. Sản phẩm 11

2.1.4.2. Phân phối 11

2.1.4.3. Giá 11

2.1.4.4. Hoạt động xúc tiến hỗn hợp 11

2.1.4.5. Con người 11

2.2. Tổng quan về công ty Unilever Việt Nam 12

2.2.1. Điểm mạnh của công ty 13

2.2.2. Điểm yếu của công ty 14

2.2.3. Cơ hội từ các yếu tố môi trường bên ngoài 14

2.2.4. Thách thức từ các yếu tố môi trường bên ngoài 15

2.1.3. Mối quan hệ hợp tác giữa hai công ty. 18

Phần II. Thiết kế dự án nghiên cứu hiệu quả hoạt động của đội ngũ nhân viên tư vấn sử dụng dòng sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp của công ty Unilever Việt Nam sau khi được công ty Nền Tảng đào tạo. 20

2.1. Tài liệu thứ cấp 20

2.1.1. Tài liệu về công ty cổ phần Nền Tảng 20

2.1.2. Tài liệu thứ cấp về công ty Unilever Việt Nam 20

2.2. Tài liệu sơ cấp 20

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 22

2.2.2.Lựa chọn mẫu điều tra nghiên cứu 24

2.2.3. Dự toán chi phí cho dự án 25

Phần III. Tổ chức điều tra nghiên cứu hiện trường 27

II. Phân tích và sử lý dữ liệu 31

2.1. Chuẩn bị xử lý dữ liệu 31

2.2. Phân tích dữ liệu 34

2.3. Cách cài đặt và sử dụng SPSS. 35

2.3.1 Cách cài đặt SPSS. 35

2.3.2. Cách sử dụng SPSS 37

2.3.2.1. Khởi động SPSS 37

2.3.2.2. Mã hóa tài liệu và nhập tài liệu 40

2.4. Kết quả các bảng phân tích số liệu 43

2.4.1. Bảng phân tích đối với bảng câu hỏi của khách hàng của dòng sản phẩm của công ty Unilever Việt Nam. 43

2.4.2. Kết quả của bảng phân tích từ đánh giá của nhân viên tư vấn chăm sóc sắc đẹp về chương trình đào tạo của công ty cổ phần Nền Tảng. 47

Phần V. Báo cáo kết quả ghiên cứu và đề suất giải pháp hoàn thiện dự án 54

I. Phân tích dữ liệu thu thập được 54

II. Các giải pháp được đưa ra đẻ hoàn thiện dự án đào tạo và quản lý của công ty cổ phần Nền Tảng 56

1. Các vấn đề liên quan chương trình đào tạo 56

2. Về đội ngũ lãnh đạo 57

Kết luận 59

Danh mục tài liệu tham khảo 60

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1655 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của đội ngũ nhân viên tư vấn trong sử dụng dòng sản phẩm mỹ phẩm của Unilever Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tin cần thiết. Bảng câu hỏi là một công cụ có thể thu thập rất nhiều thông tin theo các cách khác nhau để đạt được mục đích của người nghiên cứu. Một bảng câu hỏi được thiết kế là nhằm thu thập và ghi chép lại các thông tin xác đáng, được chỉ định rõ với sự chính xác và hoàn hảo tương đối. Nói cách khác, nó điều chỉnh quá trình đặt câu hỏi và giúp cho việc ghi chép thông tin được rõ ràng, chính xác, thuận tiện. Với mục đích như vậy, bảng câu hỏi cần hoàn thành các chức năng hay nhiệm vụ cốt yếu sau: Giúp cho người phỏng vấn hiểu rõ ràng câu hỏi. Khiến cho người được phỏng vấn muốn hợp tác và thúc đẩy việc trả lời câu hỏi trong suất quá trình phỏng vấn. Khuyến khích những câu trả lời thông qua việc xem xét lại kỹ nội tâm hơn, lục tìm lại trí nhớ đầy đủ, tránh sự trả lời tùy tiện, thiếu trách nhiệm. Hướng dẫn rõ những điều mà nhà nghiên cứu muốn biết và cách thức trả lời. Giúp cho việc phân loại và kiểm tra lại cuộc phỏng vấn cũng như kiểm soát tính hiệu lực của các thành viên tham gia trả lời trong cuộc nghiên cứu marketing. Giúp cho công việc của người phỏng vấn được dễ dàng hơn và làm tăng tốc độ cũng như hiệu quả của quá trình phân tích dữ liệu sau này. Đối với cuộc nghiên cứu mà tác giả đang tiến hành bảng câu hỏi được thiết kế nhằm thu thập các thông tin sau: Bảng câu hỏi 1: dành cho nhân viên tư vấn chăm sóc sắc đẹp . Thông tin về sự nhận thức của khách hàng về khách hàng mục tiêu của dòng sản phẩm mỹ phẩm của Unilever Việt Nam: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp. . Nhận dịnh của nhân viên tư vấn chăm sóc sắc đẹp về thay đổi của kỹ năng bán hàng sau chương trình đào tạo của công ty cổ phần Nền Tảng. . Các vấn đề của nội dung chương trình đào tạo được nhân viên tư vấn đánh giá như thế nào. Bảng câu hỏi 2: dành cho khách hàng sử dụng sản phẩm của Unilever Việt Nam . Thông tin về khách hàng của dòng sản phẩm này: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ liên lạc. . Thông tin về sự đánh giá của khách hàng về chất lượng của dịch vụ tư vấn chăm sóc sắc đẹp của nhân viên tư vấn chăm sóc sắc đẹp về các vấn đề: ngoại hình, thái độ, kỹ năng chào hỏi, kỹ năng bán hàng, kỹ thuật lắng nghe, sự am hiểu thi trường, khả năng thuyết phục… Bảng câu hỏi nhằm thu thập được các thông tin đánh giá của cả khách hàng và nhân viên tư vấn chăm sóc sắc đẹp về chính hoạt động đào tạo này. ( Hai bảng câu hỏi này được đính kèm ở phần phụ lục ) 2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Để có thể hoàn thành bài viết thì tác giả đã sử dụng hai loại dữ liệu:Tài liệu sơ cấp thu thập từ các đối tượng: đội ngũ nhân viên tư vấn chăm sóc sắc đẹp, khách hàng của dòng sản phẩm mỹ phẩm Unilever Việt Nam, đội ngũ lãnh đạo của công ty Unilever Việt Nam, ban chịu trách nhiệm của dự án của công ty cổ phần Nền Tảng.Tài liệu thứ cấp là tài liệu về nội bộ của công ty Nền Tảng. Liên quan đến vấn đề này có hai câu hỏi được đặt ra là: (1)loại dữ liệu nào cần phải có? và (2)những dữ liệu ấy lấy từ đâu?Thực chất của việc định rõ dạng và nguồn dữ liệu là sự chuyển hóa các yêu cầu hay mục tiêu nghiên cứu thành yêu cầu cụ thể về những loại dữ liệu cần đến. Dữ liệu cũng được thu thập để chấp nhận hay từ bỏ một giả thiết bất kỳ nào đó đã được thiêt lập.Dữ liệu cần có phải đáp ứng được một số yêu cầu sau: Những thông tin mà dữ liệu chứa đựng phải phù hợp và đủ làm rõ mục tiêu nghiên cứu. - Dữ liệu phải xác thực trên cả hai phương diện: (1)giá trị,nghĩa là lượng định được những mục tiêu mà cuộc nghiên cứu đặt ra;(2) tin cậy,nghĩa là nếu lặp lại cùng một phương pháp phải sinh ra cùng một kết quả. - Dữ liệu phải được thu thập trong thời gian thích hợp với những chi phí chấp nhận được. - Dữ liệu phải đáp ứng yêu cầu và thỏa mãn được người đặt hàng nghiên cứu. - Dữ liệu có thể được phân loại nhiều cách và theo đó mà chúng được phân chia thành dạng cụ thể khác nhau: - Sự kiện, kiến thức, dư luận, ý tưởng, động cơ. - Dữ liệu phản ánh tác nhân, kết quả,mô tả tình huống và nơi được thu thập. - Dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng. - Dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Trong các cách phân loại trên,sự phân chia dữ liệu thành dữ liệu thành hai loại: thứ cấp và sơ cấp mang tính phổ biến và có ý nghĩa quan trọng bởi vì hai loại dữ liệu này chứa đựng tất cả những loại thông tin khác nhau mà nhà nghiên cứu có thể sử dụng hoặc mong muốn sử dụng. Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu thu thập lần đầu tiê để phục vụ cho cuộc nghiên cứu đang tiến hành. Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu thu thập cho mục đích khác nào đó, đã sẵn có ở đâu đó và có thể được sử dụng cho cuộc nghiên cứu đang tiến hành. Đối với dữ liệu sơ cấp của cuộc nghiên cứu thu thập thường khó khăn phức tạp hơn.Có ba phương pháp để thu thập dữ liệu sơ cấp là: quan sát, thực nghiệm, điều tra phỏng vấn. Trong phương pháp điều tra phỏng vấn các nhà nghiên cứu có thể sử dụng các hình thức khác nhau như: phỏng vấn qua điện thoại,điều tra qua thư tín và phỏng vấn cá nhân trực tiếp và phỏng vấn nhóm tập trung.Trong quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp,các nhà nghiên cứu không nhất thiết chỉ sử dụng một phương pháp nêu trên mà họ có thể sử dụng kết hợp các phương pháp với nhau.Như ở siêu thị có một số công ty đã phát triển các chương trình ảo cho phép “đi qua”các siêu thị và chọn món hàng mình cần máy tính sẽ tự động ghi lại hình hành động mua hàng của họ và xem xét phản ứng của họ với các biến số marketing hỗn hợp như giá cả,đóng gói, màu sắc sản phẩm,và hình thức trưng bày.Đối với cuộc nghiên cứu về dự án đào tạo nhân viên tư vấn chăm sóc sắc đẹp tác giả đã sử dụng các phương pháp sau: các thông tin cần thiết về đánh giá của nhân viên tư vấn chăm sóc sắc đẹp, đội ngũ lãnh đạo của công ty Unilever Việt Nam, ban chịu trách nhiệm của dự án của công ty cổ phần Nền Tảng về hoạt động đào tạo của công ty cổ phần đào tạo. Và đánh giá của khách hàng của dòng sản phẩm mỹ phẩm của công ty Unilever Việt Nam về chất lượng của dịch vụ tư vấn và chăm sóc sắc đẹp của đội ngũ nhân viên. Phương pháp thu thập là: đối với đội ngũ nhân viên tư vấn thì dùng hình thức trả lời phỏng vấn bằng bảng hỏi.Đối với khách hàng thì tác giả sử dụng hình thức: phỏng vấn trực tiếp,hính thức phát phiếu,phát thư,phỏng vẩn trên mạng. Còn đối với , đội ngũ lãnh đạo của công ty Unilever Việt Nam, ban chịu trách nhiệm của dự án của công ty cổ phần Nền Tảng thì sử dụng hình thức phỏng vấn sâu. mà không cần bảng hỏi. So với dữ liệu sơ cấp thì dữ liệu thứ cấp thường đơn giản hơn nhiều. Ngày nay trình độ khoa học công nghệ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và phương thức thu thập dữ liệu sơ cấp.Để có thể hoàn thành bài viết có chất lượng tác giả phải biết thu thập và chọn lọc thông tin thông qua các phương tiện và các tài liệu có độ chính xác cao.Có thể thu thập dữ liệu thứ cấp theo hai nguồn khác nhau:nguồn bên trong công ty và bên ngoài công ty.Đối với cuộc nghiên cứu này, tác giả có thể tìm kiếm dữ liệu từ đài báo,qua các thông tin đai chúng,qua hệ thống các siêu thị, từ tài liệu lưu hành nội bộ trong công ty Nền Tảng như các thông tin cần thiết cho cuộc nghiên cứu như: thông tin về đội ngũ nhân viên tư vấn chăm sóc sắc đẹp,các báo cáo lưu hành trong công ty, các thông tin về sự hợp tác của Unilerver Việt Nam và công ty Nền Tảng. Cũng như một số nhìn nhận đánh giá của ban lãnh đạo dự án về kết quả của dự án,đánh giá của các chuyên gia về những vấn đề có liên quan tới mục tiêu của cuộc nghiên cứu. 2.2.2.Lựa chọn mẫu điều tra nghiên cứu Trước hết chúng ta phải hiểu chọn mẫu là gì, chọn mẫu gồm những bước nào, và chọn như thế nào và chọn với mục đích gi? Mẫu tổng thể là bất kỳ một nhóm hoàn chỉnh nào, chẳng hạn công chúng, lãnh thổ, khu vực bán hàng, các cửa hàng mà nó chia sẻ một đặc điểm chung. Nói cách khác tổng thể là một nhóm cụ thể của doanh nghiệp, những điều kiện, các hoạt động…là trung tâm của sự nghiên cứu. Mẫu là một tập con hoặc một số phần tử của một tổng thể. Mẫu được hiểu đơn giản là một số lượng phần tử nhất định được chọn từ một tổng thể theo một nguyên tắc nhất định. Một mẫu được lập đúng cách, có kích thước và cơ cấu nhất định sẽ là một đại diện hoàn chỉnh của tổng thể mục tiêu được nghiên cứu. Một phần tử là đơn vị trong đó thông tin về nó được thu thập và làm cơ sở cho việc phân tích. Phần tử là cá thể độc lập được xác định dựa trên những tiêu thức nhất định. Thực chất của qúa trình chọn mẫu( lấy mẫu, lập mẫu) tronh nghiên cứu marketing là phát hiện những đặc trưng cơ bản của một số lớn các chi tiết của một số lớn các chi tiết của một tổng thể. Trên cơ sở đó những nghiên cưú sẽ tiến hành nhằm đưa ra những kết luận về tổng thể. Vì vậy, tính đại diện của mẫu có ảnh hưởng trực tiếp tới đọ chính xác của các dữ liệu thu thập được. Xác định tổng thể mục tiêu, phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu trong cuộc nghiên cứu mà tác giả đang tiến hành: Xác định tổng thể mục tiêu: Là toàn bộ nhân viên tư vấn chăm sóc sắc đẹp cho dòng mỹ phẩm của Unilever Việt Nam tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội. Và toàn bộ các khách hàng hiện đã và đang sử dụng dòng sản phẩm mỹ phẩm này. Phương pháp chọn mẫu: đối với nhân viên tư vấn chăm sóc sắc đẹp thì lấy tổng 20 bảng câu hỏi trên tổng 20 nhân viên tư vấn chăm sóc sắc đẹp. Đối với khách hàng của dòng sản phẩm mỹ phẩm này thì lấy ngẫu nhiên tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nôi tùy theo quy mô của từng siêu thị. Quy mô mẫu: 100 mẫu. Quy mô mẫu này còn nhỏ so với số lượng khách hàng của dòng sản phẩm mỹ phẩm Unilever Việt Nam trên địa bàn Hà Nội, có thể quy mô mẫu chưa thực sự đại diện hoàn toàn cho tổng thể, tuy nhiên tác giả còn là sinh viên, khả năng về nguồn lực chưa cho phép nên không thể tiến hành với quy mô mẫu lớn hơn. Với phương pháp mà tác giả đã chọn thì quy mô mẫu là có thể chấp nhận được. Nhưng đối với nhân viên tư vấn thì số lượng không nhiều nên tác giả chọn lấy toàn bộ để đảm tính khách quan hơn. 2.2.3. Dự toán chi phí cho dự án Phương pháp cơ bản để xác định mức phí tổn là ước tính các khoản mục chi phí cụ thể cho từng khâu công việc trong quá trình nghiên cứu rồi sau đó đem tập hợp chúng lại.Có nhiều cách phân loại và tập hợp chi phí nhưng đây là cách phổ biến nhất được tác giả chọn tính chi phí cho bài nghiên cứu: Một là chi phí thiết kế và phê chuẩn dự án: Bộ phân chi phí này bao hàm những phí tổn phục vụ cho việc tìm kiếm, khảo sát phát hiện ra vấn đề hay là những phí tổn tiền nghiên cứu chính thức.Đây là nghiên cứu độc lập của tác giả nên trong bộ phận này các khoản mục của chi phí được kể đến là: chi phí thết kế bảng hỏi, chi phí nghiên cứu mẫu, chi phí nghiên cứu lựa chon nguồn, dạng thông tin, chi phí soạn thảo chính thức của dự án, chi phí hội họp, thảo luận và phê duyệt dự án. Thứ hai là chi phí thu thập dữ liệu: Vì dữ liệu được chia làm hai loại: sơ cấp và thứ cấp.Liên quan đến dữ liệu sơ cấp bao gồm các khoản chủ yếu như: thù lao cho người cung cấp thông tin( những người được phỏng vấn) chi phí cho việc tập huấn cùng vứi chi phí đi lại, ăn ở,chi phí về thời gian...Liên quan đén dữ liệu thứ cấp có các khoản chi phí thù lao cho người đi lấy thông tin,người cung cấp thông tin,tiền mua các loại dữ liệu,ấn phẩm và các vật phẩm mang thông tin khác, tiền in ấn tìa liệu... Thứ ba là chi phí phân tích dữ liệu được thực hiện trên máy sẽ là các khoản thù lao để thực hiện từng khâu công việc cụ thể khác nhau, chi phí thiết kế phần mềm, thuê máy móc, thiết bị, phương tiện, thuê nhân công xử lý... Thứ tư, là chi phí tổng hợp và viết báo cáo kết quả nghiên cứu. Thứ năm,là chi phí hội họp, trình bày kết quả nghiên cứu. Thứ sáu, là chiphis văn phòng phẩm cho quá trình tiến hành cuộc nghiên cứu Thứ bảy là chi phí quản lý dự án và các chi phí khác. Do đây là bài báo cáo thực tập của cá nhân tác giả nên toàn bộ chi phí tài chính là do tác giả bỏ ra và thực hiên toàn bộ các công việc trên,bên cạnh đó có sự giúp đỡ của bạn bè và người thân cũng như sự giúp đỡ của các cô chú anh chị em tại cơ sở thực tập. Phần III. Tổ chức điều tra nghiên cứu hiện trường Tác giả bắt đầu thực tập tại công ty cổ phần Nền Tảng vào ngày 11/01/2010, khi bắt đầu đến thực tập ở công ty. Tác giả đã dành hai tuần để tìm hiểu về công ty như: lĩnh vực hoạt động chính, điểm mạnh,điểm yếu, qui mô và quá trình phát triển của Nền Tảng, cũng như thu thập các thông tin khác liên quan đến khách hàng và các hoạt động khác của công ty. Sau khi dựa vào sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Thế Trung tác giả đã quyết định và lựa chọn đề tài nghiên cứu cho mình, công viêc tiếp theo là tác giả đã nghiên cứu dự án đào tạo và quản lý đội ngũ nhân viên tư vấn chăm sóc sắc đẹp. Cụ thể là tác giả đã thu thập các thông tin: vai trò tầm quan trọng của dự án này đối với quá trình phát triển và thực hiện mục tiêu của Nền Tảng, thông tin về đội ngũ nhân viên tư vấn chăm sóc sắc đẹp, các công việc chính của nhân viên tư vấn chăm sóc sắc đẹp. Để có thể hiểu được công việc chính mà họ đang làm, từ đó hiểu được điều gì là quan trọng đối với đội ngũ nhân viên này để giúp tác giả sau này đánh giá liệu chương trình đào tạo này đã đảm bảo giúp nhân viên tư vấn hoàn thành tốt công việc được giao hay không. Từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 7 của kỳ thực tập nhờ sự giúp đỡ của bà Lê Thị Tuyết Mai và sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty tác giả đã đi tiếp xúc và thu thập các thông tin từ nhân viên tư vấn chăm sóc sắc đẹp như: họ làm công việc này như thế nào, các cách để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của họ, các vấn đề họ cần quan tâm để nâng cao tay nghề cũng như trình độ của mình, quan sát cách nhân viên tư vấn chăm sóc khách hàng để tác giả có thêr đánh giá một cách khách quan công việc và trình độ của nhân viên. Sau khi thu thập các thông tin trên thì tác giả cũng đã có phần nào hiểu và hình thành một phần nội dung của bảng hỏi. Nhưng ngoài nghiên cứu quan sát trực tiếp nhân viên tư vấn chăm sóc sắc đẹp để hình thành nên bảng hỏi thì tác giả đã thu thập các thông tin như bản đánh giá nhân viên tư vấn tuần 2 lần và nội dung của bảng quy trình của một cuộc tư vấn. Từ đó tác giả hình thành nên những nội dung chính của một bảng hỏi dành cho nhân viên tư vấn. Trong thời gian đi thực tế đó tác giả cũng hỏi và tiếp xúc với khách hàng của dòng sản phẩm mỹ phẩm này xem đối với mỗi lần tư vấn khách hàng quan tâm đến những vấn đề gì, vấn đề nào đối với họ là quan trọng, vấn đề nào sẽ giúp họ đưa ra quyết định tiêu dùng sản phẩm đó, họ thường để ý vấn đề nào nhất trong quá trình nhân viên tư vấn chăm sóc sắc đẹp chuyển giao dịch vụ. Từ đó tác giả xây dựng bảng câu hỏi cho khách hàng của dòng sản phẩm. Sau khi thiết kế được cuộc nghiên cứu, xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu đồng thời xác định được số lượng các bảng câu hỏi. Tiếp đến tác giả tổ chức điều tra nghiên cứu. Đối với đối tượng là nhân viên tư vấn thì được phỏng vấn thì được phỏng vấn tại tất cả các siêu thị trên địa bàn Hà Nội. Nhằm đánh giá một cách tổng quát nhất về nội dung, phương thức, chương trình đào tạo. Trước khi đi vào điều tra thực tế thì tác giả đã tiên hành nghiên cứu thử tại một số siêu thị như: Fivimart, hapro mart,bigc, metro TL. Để giúp tác giả xác định lại bảng hỏi để sửa chữa trước khi đi nghiên cứu chính thức. Nhưng muốn làm được điều đó tác giả đã tìm và xin danh sách các nhân viên tư vấn, địa chỉ của từng siêu thị một. Do trong siêu thị không được quay phim chụp ảnh hay tiến hành các bài nghiên cứu nên để thực hiện được cuộc phỏng vấn tác giả phải gọi điện trước để hẹn gặp và những khoảng thời gian rảnh rỗi khác nhau của mỗi nhân viên tư vấn là khác nhau. Còn đối với khách hàng của dòng sản phẩm thì những ngày làm việc trong tuần do đặc điểm của đi mua sắm tại các siêu thị cần rất nhiều thời gian nên những ngày làm việc lượng khách hàng rất ít. Khách hàng thường đi tập trung vào dịp cuối tuần nên tác giả phải chon lựa thời gian rất kỹ. Sao cho vừa có thể phỏng vấn khách hàng của siêu thị vừa có thể phỏng vấn được nhân viên tư vấn nhằm tiết được chi phí về thời gian và chi phí về đi lại. Còn đối với khách hàng của dòng sản phẩm mỹ phẩm của công ty Unilever Việt Nam như đã trình bày ở trên, phương pháp chon mẫu của nghiên cứu là phương pháp chon mẫu ngẫu nhiên có sự phân chia quy mô mẫu theo các siêu thị tùy thuộc vào quy mô của từng siêu thị. Cụ thể: + Siêu thị Big C Thăng Long: phỏng vấn 15 khách hàng. + Siêu thị CTM Mart: phỏng vấn 5 khách hàng. + Siêu thị Fivimart 23: phỏng vấn 5 khách hàng. + Siêu thị Fivimart 3: phỏng vấn 5 khách hàng. + Siêu thị Fivimart 5: phỏng vấn 5 khách hàng. + Siêu thị Hapromart Thanh Xuân: phỏng vấn 5 khách hàng. + Siêu thị Intimex Huỳnh Thúc Kháng: phỏng vấn 5 khách hàng. + Siêu thị Intimex: phỏng vấn 5 khách hàng. + Siêu thị Metro Hoàng Mai: phỏng vấn 15 khách hàng. + Siêu thị Metro Thăng Long: phỏng vấn 15 khách hàng. + Siêu thị Thành Đô mart: phỏng vấn 5 khách hàng. + Siêu thị Vinaconex: phỏng vấn 5 khách hàng. + Siêu thị Big C garden: phỏng vấn 10 khách hàng. Các đối tượng khách hàng được phỏng vấn là hoàn toàn ngẫu nhiên. Xác định thời gian tiến hành cuộc nghiên cứu chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: từ ngày 1/3 đến ngày 25/3/2010, giai đoạn này thực hiện một số công việc: thu thập dữ liệu thứ cấp để chuẩn bị cho việc xây dựng và thiết kế bảng câu hỏi, xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, tiến hành thiết kế cuộc nghiên cứu, thiết kế bảng hỏi và tiến hành điều tra phỏng vấn tại các siêu thị: + Siêu thị Big C Thăng Long: phỏng vấn 15 khách hàng. + Siêu thị CTM Mart: phỏng vấn 5 khách hàng. + Siêu thị Fivimart 23: phỏng vấn 5 khách hàng. + Siêu thị Fivimart 3: phỏng vấn 5 khách hàng. + Siêu thị Fivimart 5: phỏng vấn 5 khách hàng. + Siêu thị Hapromart Thanh Xuân: phỏng vấn 5 khách hàng. + Siêu thị Intimex Huỳnh Thúc Kháng: phỏng vấn 5 khách hàng. Và 9 nhân viên tư vấn chăm sóc sắc đẹp tại các siêu thị này. Giai đoạn 2: từ ngày 27/3 đến ngày 5/4/2010 giai đoạn này tiến hành phỏng vấn hết 11 nhân viên tư vấn còn lại va số lượng khách hàng chia theo từng siêu thị là: + Siêu thị Intimex: phỏng vấn 5 khách hàng. + Siêu thị Metro Hoàng Mai: phỏng vấn 15 khách hàng. + Siêu thị Metro Thăng Long: phỏng vấn 15 khách hàng. + Siêu thị Thành Đô mart: phỏng vấn 5 khách hàng. + Siêu thị Vinaconex: phỏng vấn 5 khách hàng. + Siêu thị Big C garden: phỏng vấn 10 khách hàng. Và trong giai đoạn này tác giả đã cố gắng hẹn gặp để trao đổi với người chịu trách nhiệm của dự án của công ty cổ phần Nền Tảng và lãnh đạo của công ty Unilever Việt Nam. Để trao đổi về sự đánh giá và nhìn nhận của ban lãnh đạo và bàn tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của dự án và đảm bảo mối quan hệ lâu dài giữa hai công ty trong thời gian tới. Xác định thời gian địa điểm tiến hành cuộc phỏng vấn. thích hợp ở đây là thời gian và địa điểm phải thuận tiện cho người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn. Tác giả tiến hành khách hàng của dòng mỹ phẩm tại các siêu thị đồng thời phỏng vấn luôn các nhân viên tư vấn tại các siêu thị đó. Do đây là lần đầu tác giả tiến hành một cuộc nghiên cứu thực tế nên tác giả đã gặp không ít những khó khăn.Đơn giản như phương tiện và thời gian đi lại giữa các siêu thị cũng gây không ít bất tiện cho tác giả Đối với nhân viên tư vấn chăm sóc sắc đẹp không được phỏng vấn trực tiếp tại các siêu thị, mà để sắp xếp được thời gian hẹn gặp cũng là rất khó khăn. Còn đối với khách hàng của dòng sản phẩm cũng gặp không ít khó khăn. Do cuộc sống bận rộn khách hàng không có nhiều thời gian rảnh rỗi. Còn đối với ban lãnh đạo của hai công ty thì càng khó để tiếp xúc. Với sự giúp đỡ động viên của bạn bè, thầy hướng dẫn, gia đình, và các anh chị em trong cơ sở thực tập giúp đỡ tận tình tác giả đã có thể hoàn thành. Phân tích và sử lý dữ liệu 2.1. Chuẩn bị xử lý dữ liệu Quá trình phân tích dữ liệu đuộc bắt đầu từ khi dữ liệu đã được thu thập đầy đủ. Tuy nhiên,dữ liệu hoàn toàn chưa sẵn sàng cho việc phân tích mà phải được phân loại, đánh giá, hiệu chỉnh và mã hóa một cách thích hợp. Nội dung của chương trình này sẽ trình bày về những công việc chuẩn bị để chuyển dữ liệu thành dạng thích hợp cho phân tích bằng các phương pháp nhất định.Các dữ liệu thô được xử lý, phân tích và được chuyển hóa thành các chỉ tiêu thống kê, các kết quả định lượng hay chỉ tiêu nhất định. Vì vậy chúng ta cần phân loại, đánh giá, hiệu chỉnh và mã hóa chúng một cách thích hợp trước khi tiến hành phân tích: + Đánh giá giá trị dữ liệu: Giá trị dữ liệu không phải là được nhìn nhận về mặt khái cạnh kinh tế mà là được tiếp cận từ phương diện mức độ thỏa mãn một số tiêu chuẩn nhất định để dữ liệu có thể được sử dụng cho mục đích phân tích. Các thông tin được đánh giá là quan trọng cho cuộc nghiên cứu như: thông tin về đánh giá của khách hàng về dịch vụ tư vấn chăm sóc sắc đẹp, các thông tin của nhân viên tư vấn chăm sóc sắc đẹp về chương trình đào tạo,và các thông tin của đánh giá của chính nhân viên tư vấn chăm sóc sắc đẹp về hiệu quả của chương trình đào tạo,các thông tin về đánh giá nhân xét của ban lãnh đạo công ty Nền Tảng và công ty Unilever Việt Nam. Mục đích của việc đánh giá giá trị dữ liệu: Đánh giá giá trị của dữ liệu nhằm trả lời một số câu hỏi then chốt về tính chính xác,tính khách quan,mức độ hoàn thiện và tính thich hợp của dữ liệu đã được thu thập: . Đánh giá tính chính xác và khách quan của các dữ liệu đã thu thập được thì kết quả của bài phân tích sẽ có kết quả và có giá trị khoa học cao. . Đánh giá mức độ hoàn thiện và tính thích hợp của các dữ liệu theo các yêu cầu. . Đánh giá tính thích hợp của các dữ liệu cho mục đích sử dụng chúng trong một cuộc nghiên cứu. + Các bước đánh giá giá trị dữ liệu: Bước 1: tiến hành xem xét kỹ lưỡng và chi tiết các phương pháp và biên pháp kiểm tra đã được kiểm tra trong thu thập dữ liệu. Việc xem xét này cần phải được phân biệt theo hai nhóm dữ liệu thuộc hai nguồn khác nhau: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Đối với dữ liệu thứ cấp cần đánh giá các thông tin nào là quan trọng,thông tin nào là cần thiết nguồn thông tin lấy ở đâu là chính xác thông tin đó có còn phù hợp không,độ chính xác có cao không?sự phù hợp về thời gian, đơn vị đo lường và một số khía cạnh khác. Việc đánh giá phải được đặt trong hoàn cảnh cụ thể về hoạt động kinh doanh của hai công ty. Và vai trò, cầu nối của mối quan hệ giữa hai công ty. Dữ liệu được thu thập phải phù hợp với tình trạng kinh doanh của hai công ty hiên nay.Do dữ liệu thứ cấp được thu thập và lưu trữ trong những khoảng thời gian khác nhau nên cần sử dụng nhiều cơ sở dữ liệu trung gian trong quá trình đánh giá. Đối với dữ liệu sơ cấp, vấn đề được tác giả quan tâm nhất là phải kiểm tra phương phấp chọn mẫu. Đặc biệt phải đánh giá tính đại diện của mẫu thông qua xem xét tổng thể mục tiêu, khung lấy mẫu, phương pháp chọn mẫu và các phần tử đại diện cho mẫu. Mẫu nghiên cứu được xem xét trên cả hai phương diện tính khách quan và tính khoa học để đánh giá tính đại diện cho tổng thể mục tiêu của cuộc nghiên cứu.Cụ thể ở đây là phiếu điều tra được phát như thế nào trên tổng số các siêu thị có nhân viên tư vấn và các nhân viên tư vấn phải được thu thập như thế nào được coi là có hiệu quả có độ tin cậy cao. Bước 2: Thực hiện việc xem xét kỹ lưỡng các bảng hỏi đã được thiết kế và sử dụng trong cuộc điều tra phỏng vấn để phát hiện những sai sót có thể có, cũng như các nguyên nhân dẫn đến sai sót đó. Những sai sót đó có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ đó tác giả phải tìm đúng mức độ của sai sót của những dữ liệu này, những đòi hỏi sửa đổi, hiệu chỉnh để dữ liệu đáp ứng được những yêu cầu đặt ra ban đầu. + Biên tập(hiệu chỉnh) dữ liệu Biên tập hay hiệu chỉnh dữ liệu là việc xem xét các bản câu hỏi đã được phỏng vấn, nhằm phát hiện những bảng hỏi bị thiếu không đầy đủ thông tin,các bảng câu hỏi mâu thuẫn không nhất quán. Từ việc phát hiện này có thể phỏng vấn bổ sung hoặc loại bỏ những bảng hỏi không đạt yêu cầu. Biên tập hay hiệu chỉnh dữ liệu được chia làm hai phần: . Phần một là, biên tập sơ bộ hay còn được gọi là biên tập trên hiện trường do nhân viên phỏng vấn quan sát và ghi chép lại. Biên tập sơ bộ nhằm hoàn thiện bản ghi chép ban đầu, chẳng hạn, phát hiện những trang bỏ trống trong bảng hỏi, kiểm tra khả năng đọc được của các bản viết tay và làm rõ ràng những câu trả lời không chính xác về thuật ngữ cũng như không đảm bảo tính logic.Từ đó có thể hỏi lại, tình bày lại các thông tin mà chưa chính xác và có thể dễ dàng bổ sung những thông tin cần thiết đã bị bỏ trống, hay bị thiếu. . Phần hai là, biên tập chi tiết hay biên tập tại văn phòng nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá kỹ lưỡng các kết quả của việc thu thập dữ liệu và hiệu chỉnh chúng. Từ đó làm cho dữ liệu này hoàn toàn sẵn sàng cho việc mã hóa và nạp dữ liệu vào máy tính đảm bảo tính nhất quán,sự toàn diện và tính thống nhất của các dữ liệu đã được thu thập. Đặc biệt là tác giả phải xác định những câu trả lời nào là không nhất quán hoặc mâu thuẫn để hoàn thiện hoặc loại bỏ. + Tiến hành mã hóa dữ liệu Mã hóa là quá trình xác định và phân loại các câu trả lời đã được biên tập bằng các con số hoặc kí hiệu để chuẩn bị cho việc sắp xếp dữ liệu theo cột, biểu bảng trong quá trình phân tích và sử lý dữ liệu sau này được thực hiện bằng máy vi tính. Hai nguyên tắc tác giả đã sử dụng khi tiến hành mã hóa dữ liệu:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31555.doc
Tài liệu liên quan