Chuyên đề Nghiên cứu thị trường Đài Loan phục vụ hoạt động xuất khẩu hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ của Công ty PROCOM

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 5

I. Lý luận chung về nghiên cứu thị trường quốc tế 5

1. Các khái niệm 5

2. Tầm quan trọng của nghiên cứu thị trường 7

3. Phương pháp nghiên cứu thị trường 7

4. Quy trình nghiên cứu thị trường 9

5. Các nguồn dữ liệu trong phân tích thị trường 12

II. Nội dung nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu 14

1. Khái niệm nghiên cứu thị trường xuất khẩu 14

2. Các yếu tố của thị trường xuất khẩu 14

3. Nội dung nghiên cứu thị trường xuất khẩu 17

4 Các bước nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu 18

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN PHỤC VỤ CHO XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY PROCOM 29

I. Quá trình hình thành và phát triển 29

1. Quá trình hình thành của công ty 29

2. cơ cấu, chức năng, nhiệm cụ của các phòng ban 34

3. những đặc điểm cơ cấu nhân viên trong công ty 40

4. Những đặc điểm về nguồn vốn trong công ty 41

II. Nghiên cứu thị trường Đài Loan phục vụ cho xuất khẩu của công ty PROCOM 41

1. Đặc điểm của thị trường Đài Loan 41

2. Tầm quan trọng phải nghiên cứu thị trường Đài Loan 43

3. Nội dung nghiên cứu thị trường Đài Loan 43

CHƯƠNG 3 : ĐỀ XUẤT VỚI CÔNG TY PROCOM 51

1. Nghiên cứu và nắm vững hệ thống luật của Đài Loan 51

2. Đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn về chất lượng của mặt hàng 52

3. Lựa chọn mức giá tối ưu 52

4. Áp dụng các phương pháp kỹ thuật mới để đa dang hóa các mặt hàng 53

5. Mở rộng nghiên cứu thị trường nhằm tìm kiếm thị trường mới và giữ vững thị trường hiện có 54

KẾT LUẬN 56

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2390 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu thị trường Đài Loan phục vụ hoạt động xuất khẩu hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ của Công ty PROCOM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng quốc tế của doanh nghiệp là tập hợp khách hàng nước ngoài tiềm năng của doanh nghiệp đó” thì trước hết và quan trọng nhất là doanh nghiệp cần phải nắm vững được tập hợp khách hàng nước ngoài đó cần sản phẩm gì, cần bao nhiêu và cần như thế nào. Hiểu đầy đủ về nhu cầu của khách hàng là cơ sở để doanh nghiệp tìm cách thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Vì thế mỗi doanh nghiệp phải lấy nhu cầu của khách hàng làm nội dung chính của nghiên cứu thị trường. Trên thực tế các doanh nghiệp không chỉ hoạt động một cách thụ động thao sự hướng dẫn của khách hàng mà phải chủ động tác động trở lại khách hàng, kích thích những nhu cầu mới. Do đó doanh nghiệp phải quan tâm đến nhu cầu thị trường là chính để có biện pháp biến mong muốn của khách hàng thành sức mua thực tế của họ. Như vậy nếu khách hàng là đối tượng thì nhu cầu thị trường là chủ đề của nghiên cứu thị trường. Đối với loại thị trường khác nhau, mức độ quan hệ của các loại nhu cầu trên cũng khác nhau. Chẳng hạn đối với các sản phẩm thông thường nhất là nhu yếu phẩm và tại thị trường của các nước phát triển với khả năng cung cấp dồi dào , thu nhập của hàng hoá vừa bán ra vừa phản ánh nhu cầu có khả năng thanh toán, vừa phản ánh nhu cầu thị trường. Các doanh nghiệp cần chú ý đến điều này khi đánh giá thái độ tin cậy của các số liệu thống kê về thị trường. Còn đối với những thị trường kém phát triển thì nắm bắt nhu cầu thị trường cần bổ xung bằng phương pháp điều tra khác nữa vì các số liệu thống kê chỉ phản ánh một phần nhu cầu của thị trường mà thôi. Ngay cả thị trường nội địa thì nhu cầu thị trường cũng rất đa dạng, phong phú, thay đổi rất nhanh chóng do sự tác do sự tác động của rất nhiều nhân tố mang tính vĩ mô. Khi mở rộng việc xem xét ra các thị trường nước ngoài thì những đặc điểm trên lại càng trở nên rõ nét hơn đòi hỏi doanh nghiệp phải có những sự thích nghi đáng kể về chính sách kinh doanh nhằm thoả mãn tối đa những nhu cầu đa dạng và phong phú đó. Cuối cùng để nghiên cứu nhu cầu thị trường một cách tỷ mỷ và toàn diện cần phải phân loại chúng theo những tiêu thức khác nhau để nhận biết được từng loại nhu cầu. Trong thục tế tuỳ theo mục đích nghiên cứu có thể phân loại nhu cầu thị trường theo các tiêu thức khác nhau. Nếu theo nội dung vật chất của sản phẩm có nhu cầu về tư liệu sản xuất và nhu cầu về vật phẩm tiêu dùng. Đối với nhu cầu về vật phẩm tiêu dùng thì tuỳ thuộc vào đặc tính thoả mãn nhu cầu lại có thể tiếp tục phân loại thành nhu cầu về hàng thiết yếu, hàng sử dụng lâu bền, và hàng xa xỉ. Tính chất biến động của các loại nhu cầu đó rất khác nhau. Do vậy khi nghiên cứu nhu cầu về vật phẩm tiêu dùng đòi hỏi phải có những phương pháp phân tích khác nhau và phương thức kinh doanh khác nhau. * Nghiên cứu hành vi hiện thực và tập tính tinh thần của khách hàng Hành vi hiện thực của khách hàng được biểu hiện qua sự biến động của nhu cầu theo các nhân tố ảnh hưởng, những thói quen mua hàng và thu thập thông tin về sản phẩm. Hành vi hiện thực còn biểu hiện qua mức độ co giãn của nhu cầu theo giá cả, mức đoọ co giãn theo thu nhập của nhóm khách hàng, cơ cấu tiêu dùng theo các kênh phân phối, cơ cấu khách hàng tìm thông tin về sản phẩm theo kênh thông tin khác nhau. Tập tính tinh thần của khách hàng là những điều khách hàng suy nghĩ, cách lựa chọn sản phẩm và ra quyết định mua hàng, ý kiến và thái độ của khách hàng đối với sản phẩm được thể hiện qua mức độ tự chủ của khách hàng trong các quyết định mua hàng và mức độ ảnh hưởng của gia đình, các nhóm tham khảo, người tư vấn, người chỉ dẫn trong mỗi quyết định mua hàng, những ý kiến khen, chê của khách hàng đối với các yếu tố chất lượng của sản phẩm giá cả và các mức giá được chấp nhận. * Nghiên cứu về cơ cấu của thị trường Mỗi thị trường nước ngoài không bao giờ là một thị trường thuần nhất. Nó bao gồm những nhóm khách hàng rất khác nhau về mọi đặc trưng kinh tế, dân số, xã hội, văn hoá. Vì thế nhà kinh doanh nước ngoài cần phải phân tích tỷ mỷ cơ cấu tập hợp khách hàng tiềm năng theo độ tuổi, giới tính, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, giai cấp và tầng lớp xã hội, tôn giáo, các mức thu nhập, theo chủng loại sản phẩm tiêu dùng và mức độ tiêu dùng sản phẩm, theo đối thủ cạnh tranh chủ yếu và theo các sản phẩm cạnh tranh chủ yếu. Việc xác định các loại cơ cấu thị trường trên cho phép doanh nghiệp định vị từng đoạn thị trường mục tiêu vơi những tập tính tiêu dùng cụ thể nhằm xác định những đoạn thị trường có triển vọng nhất và có khả năng chiếm lĩnh các đoạn thị trường đó. * Nghiên cứu cách thức tổ chức thị trường nước ngoài Các nhà phân phối và người chỉ dẫn là các yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa các thị trường nước ngoài. Số lượng các trung gian phân phối sản phẩm và tầm quan trọng của mỗi trung gian trong chu trình đó có thể rất khác nhau giữa nước này và nước khác vì thế cần tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định về cách thức thâm nhập thị trường. Các đại lý quảng cáo, các tổ chức xúc tiến cũng có những quy mô và hiệu quả hoạt động hết sức khác nhau tại các thị trường khác nhau. Cuối cùng là các điều kiện tín dụng, các phương thức thanh toán và các vấn đề tài chính khác cũng được các nhà kinh doanh nước ngoài xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định thâm nhập thị trường đó. Ngoài ra một yếu tố hết sức quan trọng có thể ảnh hưởng đáng kể quyết định lựa chọn và thâm nhập thị trường là mức độ phát triển của kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội tại nước đó. Giao thông vận tải, liên lạc viễn thông, các dịch vụ và điều kiện sinh hoạt có thể tạo sự hấp dẫn và ngược lại làm nản lòng các nhà kinh doanh nước ngoài. * Nghiên cứu nhân tố cạnh tranh Sức hấp dẫn của thị trường nước ngoài còn chịu ảnh hưởng của mức dộ cạnh tranh của thị trường đó. Thông tin về đối thủ cạnh tranh có thể thu thập được những thông tin về điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ vì rất khó khăn vì nó phụ thuộc vào việc đánh giá và nhận thức của khách hàng. Đối với thị trường xuất khẩu thì doanh nghiệp xuất khẩu không phải đối mặt với một là hai đối thủ cạnh tranh đó là đối thủ cạnh tranh đó là đối thủ cạnh tranh nội địa và đối thủ cạnh tranh quốc tế Đối thủ cạnh tranh nội địa có thể được hưởng rất nhiều yếu tố thuận lợi đó là được hưởng sự ủng hộ ưu đãi của chính phủ tìm và thu thập và hiểu được sâu sắc các thông tin về khách hàng thị hiếu tiêu dùng phong tục tập quán văn hoá của môi trường kinh doanh. Nhưng có một bất lợi là có thể bị quan dđểm trọng hàng ngoại áp chế. Đối thủ cạnh tranh quốc tế là đối thủ có tiềm lực mạnh, có kế hoạch chiến lược cạnh tranh tinh vi và mạnh bạo hơn, nguồn lực và chất lượng mặt hàng tốt hơn với đủ loại hình thức kinh doanh khác nhau. d. Đánh giá và phân tích thị trường Việc thu thập và xử lý thông tin thị trường là công việc khởi đầu và quan trọng trong việc phát triển thị trường song để các thông tin “ thích ừng” với mục tiêu kinh doanh đề ra thì phải phân tích đánh giá. Phân tích đánh giá thị trường đó chính là việc dựa vào thông tin thị trường thu thập được để đánh giá xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố đó đối với các kế hoạch, mục tiêu kinh doanh sự đánh giá phân tích dựa trên điều kiện và nguồn lực hiện có của doanh nghiệp. Có hai phương pháp phân tích thị trường đó là phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Phương pháp định lượng là các phương pháp thống kê( phương pháp chọn mẫu, phương pháp hồi quy tương quan... ). Phương pháp này cho phép các doanh nghiệp xác định được lượng sản phẩm tiêu thụ, lượng khách hàng, doanh thu... Kết quả phương pháp này giúp cho doanh nghiệp biết được cụ thể thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tại thị trường và trên cơ sở đó đưa ra những mục tiêu kế hoạch cụ thể để đạt được một cách khoa học và hợp lý. Phương pháp định tính: Đó là dựa trên những thông tin thị trường thu thập được về văn hoá, kinh tế, chính trị, khách hàng , cạnh tranh... để đưa ra kế hoạch chiến lược thị trường đạt được mục tiêu đó, khắc phục nhược điểm, phát huy cơ hội, lợi thế của thị trường. Để thực hiện phân tích doanh nghiệp thường sử dụng các phương pháp như: Ma trận SWOT, phân tích danh mục vốn đầu tư... tuỳ điều kiện phân tích và mục tiêu đặt ra mà doanh nghiệp sử dụng phương pháp nào cho hợp lý. Song thường doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT vì phương pháp này đơn giản nhưng bao quát được các yếu tố trong và ngoài doanh nghiệp. SWOT viết tắt từ 4 từ : thế mạnh (strenghts), điểm yếu(Weaknesess), cơ hội(opportunities), đe doạ( threats). Là mô hình được dùng phổ biến trong thực tế để đánh giá hoạt động của một công ty, một ngành từ đó rút ra được những chiến lược hợp lý cho hoạt động của công ty hoặc ngành đó trong thời gian tới. Mô hình này bao gồm 2 mảng : S- W, là các nhân tố bên trong, chủ quan nhân sự, tài chính, công nghệ, uy tín, tiếng tăm, mối quan hệ, văn hoá, truyền thống của tổ chức... Còn O-T là nhân tố đến từ môi trường bên ngoài vì những nhân tố đó đến từ môi trường khách qua. Những khía cạnh liên quan đến các cơ hội và mối đe doạ có thể do sự biến động của nền kinh tế ( tăng trưởng hay suy thoái ) sự thay đổi trong chính sách của nhà nước, cán cân cạnh tranh thay dổi ... Nếu như vậy việc phân tích này được thực hiện một cách kỹ lưỡng và sáng suốt, các chiến lược cấp ngành đề ra có thể nắm bắt được các cơ hội và sẵn sàng đối phó với các đe doạ có thể xảy ra. e. Dự báo thị trường Dự báo thị trường nước ngoài là khâu cuối cùng của nghiên cứu thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp, nó đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc hoạch định các chính sách kinh doanh trong tương lai. Để có được hình ảnh đầy đủ về thị trường trong tương lai của doanh nghiệp thì lý tưởng nhất có thể dự báo mọi khía cạnh của thị trường, từ các đặc trưng khái quát đến các đặc điểm chi tiết của nó. Tuy nhiên trong thực tế khó có thể dự báo được chính xác mọi động thái của thị trường do đó các doanh nghiệp thường chỉ tập trung dự báo những đặc trưng quan trọng nhất của thị trường như tổng mức nhu cầu thị trường, tổng mức nhập khẩu và cơ cấu sản phẩm sẽ có nhu cầu trong tương lai. Về thời hạn dự báo cũng cần xem xét kỹ lưỡng. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới và thị trường thế giới đang có những biến động lớn thì các dự báo ngắn hạn có nhiều khả năng hiện thực hơn song điều đó không có nghĩa là xem nhẹ các dự báo trung hạn và dài hạn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp chuẩn bị thâm nhập vào thị trường mới hay các lĩnh vực hoạt động mới. Đối với doanh nghiệp này thì vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu lại không phải là triển vọng trước mắt mà chính là triển vọng lâu dài về thị trường của nó Dựa trên phân tích thị trường ta hiểu rõ về thực trạng của thị trường, trên cơ sở đó đưa ra các dự báo về thị trường. Có nhiều phương pháp dự báo sau đây ta sẽ xem xét một số phương pháp chủ yếu có thể áp dụng trong dự báo thị trường nước ngoài. * Các phương pháp dự báo ngắn hạn thị trường nước ngoài - Phương pháp chuyên gia ( phương pháp định tính) : Đây là phương pháp định tính để dự báo thị trường trên cơ sở trưng cầu ý kiến theo nguyên lý hội tụ : Độ đặc đám đông các ý kiến đánh giá cá thể dưới dạng của các tham số làm ý kiến đại diện cho tập thể chuyên gia. - Phương pháp thống kê ( phương pháp định lượng ) : các phương pháp thống kê để dự báo ngắn hạn thị trường bao gồm các phương pháp cấu trúc và lớp các phương pháp theo hành vi. Trong lớp các phương pháp theo cấu trúc thì phổ biến hơn cả là mô hình hồi quy tương quan bội phản ánh sự phụ thuộc của đối tượng dự báo, chẳng hạn nhu cầu của thị trường và các yếu tố giải thích như giá cả, thu nhập, quy mô thị trường, sở thích tiêu dùng ... * Các phương pháp dự báo dài hạn thị trường nước ngoài Mục tiêu của dự báo dài hạn là phác hoạ những xu thế tổng quát nhất của nhu cầu thị trường nước ngoài trong một thời gian dài mà không cần quan tâm đến biến động tạm thời của nó. Mặt khác các số liệu thống kê trong quá khứ thường có ít ý nghĩa trong việc phản ánh xu thế lâu dài trong tương lai. Đối với các sản phẩm mới thì thường không có sẵn các số liệu như vậy. Do đó phải có một cách tiếp cận khác. Một phương pháp có hiệu quả có thể sử dụng để dự báo dài hạn nhu cầu của thị trường nước ngoài là phương pháp tương tự dựa vào chu kỳ sống của sản phẩm. Chu kỳ sống theo thời gian của sản phẩm (được biểu hiện qua mức nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm đó) thể hiện một cách tổng hợp nhất tác động của các yếu tố ảnh hưởng thị trường đối với nhu cầu của sản phẩm đó vì thế thông qua chu kỳ sống của sản phẩm có thể nắm được một cách khái quát nhất sự vận động của nhu cầu qua các thời gian dài một cách tương đối chính xác. Tất nhiên độ chính xác của dự báo sẽ được quyết định bởi độ chính xác của việc mô tả chu kỳ sống của sản phẩm. Tóm lại dù bằng phương pháp dự báo nào thì nội dung dự báo bao gồm các đặc trưng quan trọng nhất của thị trường: + Tổng mức nhu cầu thị trường và cơ cấu nhu cầu + Mức thu nhập + Cơ cấu sản phẩm trong tương lai + Biến động của thị trường trong tương lai ... CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN PHỤC VỤ CHO XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY PROCOM I. Quá trình hình thành và phát triển 1. Quá trình hình thành của công ty Công ty cổ phần kinh doanh vật tư kỹ thuật được thành lập dựa trên sự cổ phần hóa công ty hỗ trợ sản xuất và du lịch thương mại Khi mới thành lập công ty có tên như sau: - Tên công ty : công ty hỗ trợ sản xuất và du lịch thương mại - Tên giao dịch: PROCOM - Trụ sở chính : số 20 lý thường kiệt, hà nội - Số đăng ký kinh doanh : 200580 - Ngày thành lập :04/ 07/ 1994 - Cơ quan cấp đẳng ký kinh doanh: sở kế hoạch và đầu tư hà nội - Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp: Kinh doanh thương mại phục vụ chỏan xuất, xuất nhập khẩu , dịch vụ tư vấn giới thiệu việc làm, dịch vụ du lịch Mở của hàng ăn uống Tư vấn đầu tư phát triển thương mại và du lịch Đại lý bán vé máy bay và các hàng hóa rượu, bia, thuốc lá Sản xuất kinh doanh hàng cơ khí điện máy, vật liệu xây dựng và lắp ráp xe máy Đại lý dầu ga Kinh doanh các loại vật tư, nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng và xuất nhập khẩu Kinh doanh than mỏ phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng Sản xuất kinh doanh các loại hóa chất, nhựa và đồ nhựa Kinh doanh trang thiết bị và phương tiện vận tải các loại Kinh doanh lâm nông, hải sản Kinh doanh máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng Sản xuất kinh doanh hàng may mặc, vải sợi, vật tư,và phụ kiện cho ngành may mặc Kinh doanh gạo - Quy mô công ty: - Vốn thành lập: 1.714.200.000 Trong đó vốn cố định: 1.444.900.000 đồng Vốn lưu động: 269.700.000 đồng Và công ty có 5 nhân viên Đến năm 2006 theo công văn số 15/CV-TLĐ của công đoàn thương mại và du lịch Việt Nam và chuyển đổi công ty thành công ty cổ phần Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty như sau: - Tên công ty: công ty cổ phần kinh doanh vật tư kỹ thuật - Tên giao dịch: TECHNICAL AND MATERIAL TRADING JOIN STOCK COMPANY -Tên viết tắt: TECCO.,JCS - Trụ sở chính : Số 10 trần đoàn nghiệp, Phường Bùi Thị Xuân, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. - Ngày thành lập : 04/ 07/ 1994 - Quyết định thành lập DN ĐT theo số 1329 QĐ/UB của ủy ban nhân dân thành phố hà nội - Cơ quan cấp đăng ký kinh doanh: sở kế hoạch và đầu tư hà nội\ - Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp Sản xuất, buôn bán hóa chất, sơn, đồ gỗ mỹ nghệ, hàng thủ công mỹ nghệ, giấy( trừ hóa chất nhà nước cấm) Dịch vụ tư vấn giới thiệu việc làm trong nước (không bao gồm giới thiệu, tuyển chọn, cung ứng nhân lực cho các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động); lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch ( không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaok, vũ trường); Tư vấn đầu tư đại lý vé máy bay; buôn bán rượu, bia, thuốc lá (không bao gồm kinh doanh quán bar); sản xuất, kinh doanh hàng cơ khí, điện máy, vật liệu xây dựng; buôn bán, lắp ráp ô tô, xe máy; đại lý kinh doanh xăng, dầu, ga; kinh doanh than mỏ; sản xuất, buôn bán các loại nhựa và đồ nhựa; kinh doanh trang thiết bị và phương tiện vận tải; sản xuất, buôn bán hàng may mặc, vải sợi, vật tư và phụ kiện cho ngành may mặc; kinh doanh gạo kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu; kinh doanh các loại phân bón, các chất kích thích tăng trưởng cây trồng; xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh ( không bao gồm xuất khẩu xăng và nhập khẩu thuốc lá ngoại) Với tổng vốn kinh doanh và các quỹ: 2.000.307.644 đồng - Với 40 nhân viên - Diện tích nhà công ty đang sử dụng là 97m2 Quá trình phát triển của công ty Với công ty ta có thể chia thành 2 giai đoạn đó là : Giai đoạn 1: giai đoạn công ty kinh doanh trên danh nghĩa công ty hỗ trợ sản xuất và du lịch thương mại Giai đoạn 2: công ty cổ phần hóa và lấy tên công ty kinh doanh vật tư kỹ thuật Có những đặc trưng sau _ Giai đoạn 1: Với giai đoạn 1 công ty mới thành lập và bước vào hoạt động đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh cũng như tổ chức vì công ty gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ và cán bộ nhân viên trong công ty còn thiếu kinh nghiệm trong việc tìm hiểu và phát triển thị trường do chưa nắm bắt được nhu cầu của thị trường do vậy đã có những thời kỳ công ty làm ăn thua lỗ, nhưng với sự lãnh đạo của công ty cũng như sự cố gắng của nhân viên công ty đã hoạt động ngày càng có hiệu quả và thu được lợi nhuận tăng nhanh trong nhiêù năm qua, điển hình là số lượng nhân viên đã tăng lên tới 50 nhân viên. Doanh thu tăng lên rõ rệt với năm 1999 doanh thu là 87 tỷ đồng đến năm 2003 doanh thu là 101 tỷ và công ty đã có vốn điều lệ lên tới 2,63 tỷ đồng với nhiều bến bến, bãi nhà kho, máy phục vụ sản xuất và kinh doanh. Và lương của cán bộ công nhân viên được cải thiện rõ rệt. Ta có thể nhận thấy trong bản đăng ký kinh doanh của công ty được thay đổi từng thời điểm : Khi mới bắt đầu hoạt động công ty chỉ đăng ký kinh doanh mặt hàng là kinh doanh thương mại phục vụ cho sản xuất, xuất nhập khẩu và dịch vụ tư vấn giới thiệu việc làm, dịch vụ du lịch Chỉ sau 2 năm hoạt động đến tháng 9 năm 1996 công ty đã bổ xung thêm trong bản đăng ký kinh doanh của mình thêm nhiều hoạt động kinh doanh là mở cửa hàng ăn uống và tư vấn đầu tư phát triển thương mại và du lịch, đại lý vé máy bay và các hàng hóa rượi, bia, thuốc lá, sản xuất kinh doanh hàng cơ khí điện máy, vật liệu xây dựng và lắp ráp xe máy, Năm 1998 bổ xung thêm ngành nghề kinh doanh là đại lý xăng dầu, ga, kinh doanh các loại vật tư, nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và xuất nhập khẩu. Cho đến năm 2000, sau 6 năm hoạt động công ty đã kinh doanh tổng hợp tất cả các mặt hàng đã đăng ký trên và thu được hiệu quả kinh doanh tăng theo từng thời kỳ Theo báo cáo như sau năm Doanh thu (tỷ đồng ) nộp ngân sách ( tỷ đồng ) Lợi nhuận sau thuế ( tỷ đồng ) TN bình quân (người/tháng) ( triệu đồng ) 1999 87 2.5 0.4 0.600 2000 90 2.8 0.45 0.720 2001 99 3.1 0.61 0.850 2002 102.5 3.8 0.75 0.950 2003 89.6 3.15 0.62 1.100 _ Giai đoạn 2 Công ty đã bước vào ổn định và cùng với chủ trương của nhà nước là giao công ty cho người lao động để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Ngày 07/02/2006 công ty hỗ trợ sản xuất và du lịch thương mại cổ phần hóa với vốn điều lệ là 2,9 tỷ đồng và có 60 nhân viên. Quá trình cổ phần hóa của công ty được thực hiện dưới sự chỉ đạo của các cơ quan có liên quan và công ty có các điều khoản sau: Công ty cổ phần kinh doanh vật tư kỹ thuật được thành lập trên cơ sở tự nguyện góp vốn của các cổ đông theo luật doanh nghiệp đã được quy định.và theo quyết định số 597/QĐ-CĐTMDL ngày 07 tháng 11 năm 2006 của công đoàn thương mại và du lịch việt nam về việc phê duyệt phương án giao công ty hỗ trợ sản xuất và du lịch thương mại cho tập thể người lao động trong công ty. Quyết định số 683/QĐ-CĐTMDL ngày 28/12/2006 của công đoàn thương mại và du lịch việt nam về việc sửa đổi, bổ sung quyết ddiinhj sô s597/QĐ-CĐTMDL ngyaf 07/11/2006 của công đoàn thương mại và du lịch việt nam phê duyệt phương án giao công ty hỗ trợ sản xuất và du lịch thương mại cho tập thể người lao động trong công ty. Công ty cổ phần kinh doanh vật tư kỹ thuật có mục tiêu là công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất và kinh doanh, nhằm mục tiêu tối đa hóa các khoản lợi nhuận, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh.Và từ đó đến nay công ty hoạt động kinh doanh liên tục đạt hiệu quả và thu được lợi nhuận cao. 2. cơ cấu, chức năng, nhiệm cụ của các phòng ban a. cơ cấu tổ chức của công ty Bộ máy của công ty được thực hiện theo mô hình kết hợp, với mô hình này các quyết định quản lý do các phòng ban nghiên cứu và đề xuất lên cấp trên. Sau khi được cấp trên thông qua được truyền xuống và cấp dưới thi hành. Sơ đồ tổ chức bộ máy trong công ty trong giai đoạn đầu chưa cổ phần hóa như sau : GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÓ GĐ CÔNG TY CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG PHÒNG KINH DOANH 1 PHÒNG KINH DOANH 2 PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC MỚI CỦA CÔNG TY: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC CÔNG TY CHI NHÁNH TP.HCM PHÓ GĐ KINH DOANH PHÒNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ PHÒNG KINH DOANH 2 PHÒNG KINH DOANH 1 TRƯỞNG PHÒNG NHÂN VIÊN KD HÀNG A NHÂN VIÊN KD HÀNG B NHÂN VIÊN KD HÀNG C NHÂN VIÊN KD HÀNG D Sơ đồ của phòng kinh doanh công ty như sau: b. Nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty: * Chức năng của từng bộ phận trong công ty: Giám đốc: là người có quyền cao nhất trong công ty, là người có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động trong công ty trên cơ sở chấp hành đúng đắn mọi chính sách, chế độ và chủ trương của nhà nước, là người ra quyết định cuối cùng cho cac hoạt động của công ty, giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ngoài ra để thực hiện chủ trương tinh giảm bộ máy quản lý, giám đốc trực tiếp phụ trách 4 bộ phận: Kế toán tài vụ Pkinh doanh xuất nhập khẩu Chi nhánh thành phố HỒ CHÍ MINH Phòng tổ chức hành chính Giám đốc cũng là người có số cổ phần cao nhất công ty, là người đóng góp cổ phần nhiều nhất công ty, theo quy định của pháp luật. Phó giám đốc kinh doanh : có nhiệm vụ theo dõi chỉ đạo và giám sát phòng kinh doanh thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh, chỉ đạo trực tiếp các phòng kinh doanh tực hiện theo đúng mục tiêu mà công ty đã đề ra, chịu trách nhiệm trước giám đốc hiệu quả hoạt động của các phòng kinh doanh. Đồng thời đặt ra mục tiêu kế hoạch thực hiện cụ thể cho cac phòng kinh doanh. Giám đốc chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh : chịu trách nhiệm và chỉ đạo mọi hoạt động của chi nhánh của công ty tại thành phố Hồ Chí Minh, có trách nhiệm trước giám đốc công ty về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh mình phụ trách Các phòng ban chức năng chịu sự điều hành trực tiếp của các phó giám đốc. Ngoài việc thực hiện các chức năng của mình các phòng ban phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm kiểm tra, đối chiếu các số liệu và giúp đỡ lẫn nhau nhằm hoàn thành tốt các công việc được giao. chức năng nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban như sau : phòng kinh doanh số 1 và 2 : có nhiệm vụ tập trung kinh doanh các mặt hàng dựa trên cơ sở kế hoạch được giao và thực hiện các công việc được phân công. Ngoài ra phòng kinh doanh còn phải có trách nhiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh các mặt hàng. Vì công ty chưa có phong marketing và phòng nghiên cứu thị trường nên phòngkinh doanh vẫn phải đảm nhận công việc tìm kiếm thị trương và nghiên cứu thị trường nhằm hỗ trợ tốt các hoạt động kinh doanh của công ty. Phòng kinh doanh 1 hiện có 9 người trong đó 6 người trình độ đại học, 2 người trình độ cao đẳng, và một người trình độ trung cấp. Đứng đầu phòng kinh doanh là trưởng phòng, phó phòng kinh doanh , và các nhân viên cấp dưới. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu : trước đây là một bộ phận trong phòng kinh doanh, do sự lớn mạnh của công ty và hoạt động xuất nhập khẩu của công ty yêu cầu cần có một phòng ban riêng nên tách từ phòngkinh doanh thành lập một phong mới đó là phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ thực hịên các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty, thực hiện các yêu cầu giấy tờ thủ tục xuất nhập khẩu. thực hiện các giao dịch xuất nhập khẩu. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu có 10 nhân viên, đứng đầu là trưởng phòng, sau đó là phó phòng doanh. trưởng phòng có trách nhiệm quản lý, chịu trách nhiệm trước giám đốc về hiệu quả làm việc của phòng mình, là người sẽ truyền đạt các kế hoạch trực tiếp của cấp trên cho từng nhân viên trong phòngmình quản lý, là người trực tiếp đưa ra các kế hoạch hoạt động cụ thể cho phòng ban mình phụ trách. Các chi nhánh đại diện ở thành phố khác hoạt động thị trường trong nước có 3 nhiệm vụ chính sau: Cung cấp các thông tin cần thiết cho công ty, đồng thời là nơi tìm kiếm thị trường, đối tác làm ăn mới cho công ty. Kinh doanh thương mại các sản phẩm dịch vụ phục vụ cho 3 khối kinh doanh của công ty Kinh doanh thương mại tại địa điểm đặt chi nhánh Chi nhánh đại diện tại các thành phố khác cũng tổ chức như một mô hình nhỏ của công ty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu thị trường Đài Loan phục vụ hoạt động xuất khẩu hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ của Công ty PROCOM.DOC
Tài liệu liên quan