Chuyên đề Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ 240

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANHNGHỊÊP

I. Lý luận chung về kết quả sản xuất kinh doanh:

1. Khái niệm kết quả sản xuất kinh doanh :

2. Vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

3. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

II. Lý luận chung về kết quả sản xuất kinh doan

1. Khái niệm kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

2. Nguyên tắc chung tính kết quả sản xuất kinh doanh

3. Đơn vị tính kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

4. Nội dung kết quả sản xuất kinh doanh

CHƯƠNGII:XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH

I. Lựa chọn các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh:

1. Chỉ tiêu tuyệt đối.

2. Chỉ tiêu tương đối:

2.1.Chỉ tiêu tương đối kết cấu:

2.2. Chỉ tiêu tương đối động thái:

2.3. Chỉ tiêu tương đối cường độ

II. Các phương pháp phân tích kết quả sản xuất kinh doanh

1. Lựa chọn phương pháp phân tích.

1.1. Nguyên tắc lựa chọn phương pháp phân tích kết quả sản xuất

kinh doanh xây dựng

1.2.Nhiệm vụ phân tích kết quả sản xuất kinh doanh trong các Doanh nghiệp xây dựng.

1.3. Phương pháp phân tích .

2.Đặc điểm và phương pháp phân tích kết quả sản xuất.

2.1.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ảnh hưởng tới các phương pháp phân tích.

2.2. Đặc điểm của phân tích kết quả sản xuất kinh doanh xây dựng.

CHƯƠNG III : VẬN DỤNG TÍNH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ VÀ SỬA CHỮA ĐƯỜNG BỘ 240.

I.Tổng quan về công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 240 :

1.Quá trình hình thành và phát triển.

2. Chức năng và nhiệm vụ :

2.1. Chức năng : 31

2.2.Nhiệm vụ : 32

3.Những đặc điểm chủ yếu của công ty. 32

3.1. Đặc điểm về sản phẩm. 32

3.2. Đặc điểm về vốn : 33

3.3. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật : 33

3.4. Đặc điểm về lao động trong Công ty : 3

4.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban và đơn vị trực thuộc. 34

5.Định hướng phát triển của công ty. 37

6. Thực trạng công tác phân tích thống kê trong Công ty: 37

II. Xác định các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 38

1.Giá trị sản xuất. 38

2.Chỉ tiêu số công trình hoàn thành. 39

3.Doanh thu . 40

4.Chỉ tiêu về lợi lợi nhuận. 41

III.Vận dụng phân tích kết quả sản xuất kinh doanh công ty xây dựng 42

1.Phân tích chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO) : 42

1.1. Phân tích cơ cấu giá trị sản xuất: 42

1.2.Phân tích xu thế biến động của GO : 44

1.3.Phân tích biến động giá trị sản xuất qua dãy số thời gian. 44

2.Phân tích giá trị sản xuất 48

IV.Một số kiến nghị góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 240 .50

KẾT LUẬN 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2070 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ 240, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương pháp phân tích. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động mà trong đó luôn xảy ra các hiện tượng phức tạp, sự tăng ( giảm ) luôn biến động theo thời gian và theo từng nhân tố. Sản xuất kinh doanh với nhiều công việc phong phú đa dạng, quan hệ với nhiều đơn vị. Trong quá trình sản xuất kinh doanh phải xác định được nhu cầu của thị trường. Thấy được tiến độ thực hiện kế hoạch, nghiên cứu những khả năng tiềm lực sẵn có để phát huy những lĩnh vực có triển vọng, tìm ra những sai sót trong quá trình thực hiện. Để đáp ứng được yêu cầu trên, chúng ta phải sử dụng các phương pháp thống kê. Dưới đây là một số các phương pháp thống kê được sử dụng. 2.2. Đặc điểm của phương pháp phân tích kết quả sản xuất kinh doanh xây dựng. Các phương pháp thống kê được dùng để phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Mỗi một phương pháp biểu hiện sự phân tích khác nhau trên từng hệ thống chỉ tiêu. 2.2.1.Phương pháp dãy số thời gian. Các hiện tượng không ngừng biến động theo thời gian, hoạt động sản xuất kinh doanh không nằm ngoài sự biến động này, để nghiên cứu sự biến động đó trong thống kê người ta sử dụng dãy số thời gian. Dãy số tuyệt đối: Các dãy số tuyệt đối: Dãy số tuyệt đối kết quả sản xuất kinh doanh là dãy số gồm các dãy số thời kỳ. Các mức độ của các dãy số tuyệt đối kết quả sản xuất kinh doanh được thể hiện bằng các chỉ tiêu tuyệt đối như GO, VA, Lợi nhuận, doanh thu. Nghiên cứu dãy số tuyệt đối thời kỳ của các chỉ tiêu trên cho phép nêu lên khái quát được quy mô sản xuất, so sánh thời gian về tăng hay giảm của các mức độ để rút ra quy luật phát triển của sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng. Dãy số tuyệt đối phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh xây dựng cho phép: + Tìm quy luật xu thế + Tìm quy luật thời vụ + Xác định mức độ biến động + Dự báo các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh xây dựng Cho phép tìm quy luật xu thế phát triển của dãy số giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, doanh thu, lợi nhuận qua các năm . Sự biến động của kết quả sản xuất kinh doanh xây dựng qua thời gian chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Ngoài các nhân tố chủ yếu, cơ bản quyềt định xu hướng biến động của kết quả sản xuất kinh doanh còn có những nhân tố ngẫu nhiên gây ra những sai lệch khỏi xu hướng. Vì vậy, chúng ta cần sử dụng một số phương pháp thích hợp như: hàm xu thế, phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian, bình quân trượt. @. Hàm xu thế: Phương pháp hàm xu thế cho phép biểu hiện các mức độ của dãy số kết quả sản xuất kinh doanh qua thời gian bằng các phương trình hay các mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là GO, VA, doanh thu hay lợi nhuận và biến độc lập là thứ tự thời gian qua các năm. Tuỳ theo sự biến động nhiều hay ít, đều hay không đều của các mức độ trong dãy số kết quả sản xuất mà hàm xu thế biểu hiện qua các dạng như hàm tuyến tính, hàm mũ, hàm parabol, hàm hypebol. Dùng hàm xu thế để phân tích các dãy số tuyệt đối thời kỳ trên các mức độ sẽ không thay đổi mà nó còn thể hiện được các chỉ tiêu bình quân. @. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian: Phương pháp này được sử dụng khi dãy số thời kỳ phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh có khoảng cách thơì gian tương đối ngắn và có nhiều mức độ mà qua đó chưa phản ánh được xu hướng biến động của kết quả sản xuất. Dãy số GO do khoảng cách thời gian được mở rộng nên trong mỗi mức độ của dãy số GO mới thì sự tác động của các nhân tố ngẫu nhiên như ảnh hưởng của khí hậu, không gian thi công công trình......phần nào đã được bù trừ và từ đó cho ta thấy rõ xu hướng biến động của GO là tăng hay giảm. Các mức độ trong dãy số kết quả sản xuất mới là tổng các mức độ của dãy số ban đầu của các thơì gian được mở rộng. Như vậy, dùng phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian đã làm giảm bớt được những nhân tố ảnh hưởng ít đến kết quả sản xuất và xác định xu hướng biến động của kết quả sản xuất qua từng năm. @. Phương pháp bình quân trượt: Dựa vào đặc điểm biến động của kết quả sản xuất và số lượng các mức độ của dãy số thời gian để tính trung bình trượt. Sử dụng phương pháp bình quân trượt cho ra một dãy số mới thì các mức độ trong dãy số đó là mức độ đại diện cho các mức độ xác định trong khoảng thời gian tính trung bình trượt. Phương pháp bình quân trượt phản ánh xu hướng biến động cơ bản của kết quả sản xuất. Số lượng các dãy số phản ánh kết quả sản xuất tham gia tính trung bình trượt càng nhiều thì khả năng san bằng càng nhiều, nhưng là cho số lượng các mức độ của trung bình trượt giảm đi. Khi đó làm ảnh hưởng đến việc phân tích. @. Cho phép tìm quy luật thời vụ: Biến động thời vụ nhằm giúp cho các Doanh nghiệp xây dựng có những chủ trương và biện pháp phù hợp, kịp thời, hạn chế những ảnh hưởng của biến động thời vụ đối với sản xuất kinh doanh và hạn chế những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh xây dựng. Khi biết quy luật về thời vụ: yi Ii = y Các dãy số giá trị sản xuất có xu thế: yi ITvi = y Các dãy số giá trị sản xuất không có xu thế: yi ITvi = y Khi chưa biết quy luật về thời vụ: n ồij j =1 Ii = n với n là số năm Trường hợp biến động kết quả sản xuất kinh doanh qua những thời gian nhất định của các năm tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng hoặc giảm rõ rệt Khi dãy số có xu thế: với: yij : Mức độ thức tế của thời gian i của năm j y i j : Mức độ tính toán Khi dãy số không có xu thế: yi Ii = x 100 y0 Với : Ii : chỉ số thời vụ của thời gian t yi : mức độ bình quân của tổng mức GO xây dựng tháng thứ i y0 : bình quân tổng mức GO cả thời kỳ nghiên cứu Như vậy biến động thời vụ cho phép xác định quy mô kết quả sản xuất kinh doanh qua từng năm Nếu Ii >100 thì quy mô của kết quả sản xuất được mở rộng. Nếu Ii < 100 thì quy mô của kết quả sản xuất bị thu hẹp. - Cho phép xác định mức độ biến động của dãy số GO, VA, lợi nhuận, doanh thu qua các năm, qua từng năm và bình quân của các năm. Để phân tích được nhiệm vụ này cần tính các chỉ tiêu: + Các chỉ tiêu lượng tăng giảm tuyệt đối: Các chỉ tiêu này dùng để so sánh các mức độ của giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, lợi nhuận và doanh thu của năm sau so với năm trước hay nghiên cứu nó trong một khoảng thời gian dài để xem các mức độ của dãy số đó tăng hay giảm một lượng là bao nhiêu và ảnh hưởng của nó đến kết quả sản xuất chung của Công ty như thế nào. + Các chỉ tiêu tốc độ phát triển: Chỉ tiêu này để sso sánh tốc độ tăng (giảm) của các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh năm nay so với năm trước hay tốc độ tăng ( giảm) trong một thời gian dài là lần hay %. Cho phép dự báo về kết quả sản xuất của các năm tiếp theo. Để dự báo được ta phải dựa vào : * Lượng tăng ( giảm) tuyệt đối bình quân: Phương pháp này được dùng trong trường hợp dãy số thời gian có lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau. Mô hình dự đoán: t +l =yn + d.l Với yn : Mức độ cuối cùng của dãy số thời giam hoặc có thể là số bình quân của một số mức độ cuối cùng, là mức độ dự đoán d: là lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân Dựa vào hàm hồi quy : đây là phương pháp sử dụng trong trường hợp sự tác động của các nhân tố cơ bản của hiện tượng trong thời gian dự đoán, không có sự thay đổi đáng kể trong dự đoán dựa vào hàm xu thế ta cũng có thẻ dự đoán điểm qua mô hình yn + l = f( t+l) trong đó: f(t+l) là giá trị của hàm xu thế tại thời điểm ( t+ l) Kết quả sản xuất của Doanh nghiệp xây dựng có thể tăng hay giảm đi so với năm trước một lượng là bao nhiêu b) Dãy số tương đối: * Các dãy số tương đối: Các dãy số tương đối được xây dựng trên cơ sở của dãy số tuyệt đối thời kỳ vì các số tương đối kết quả sản xuất được tính ra từ số tuyệt đối, ý nghĩa của số tương đối còn phụ thuộc vào giá trị số tuyệt đối mà nó phản ánh * Đặc điểm vận dụng dãy số tương đối: Dãy số tương đối phân tích các đặc điểm nghiên cứu, các mối quan hệ tỷ lệ, quan hệ so sánh, tính hiệu quả của GO trong Doanh nghiệp xây dựng một cách tổng quát hơn. + Dãy số tương đối kết cấu: Dãy số tương đối kết cấu của kết quả sản xuất là dãy số mà trong đó các mức độ trong dãy số dược xây dựng trên cơ sở so sánh hai mức độ cùng loại nhưng khác nhau về không gian. Dãy số tương đối thời kỳ bao gồn các dãy số kết cấu GO, VA,DT, như kết cấu theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế ,vùng kinh tế..Mỗi một chỉ tiêu có các bộ phận cấu thành khác nhau vì vậy để xem xét bộ phận nào chiếm tỷ trọng trong GO,VA, DT ta cần phải lập các dãy số về tỷ trọng của VA, GO, DT. Các mức độ trong dãy số tương đối kết cấu của kết quả sản xuất được xác định trên cơ sở so sánh kết quả sản xuất của từng bộ phận với kết quả sản xuất của toàn Công ty trong quá trình sản xuất. Dùng dãy số tương đối kết cấu của kết quả sản xuất cho phép: - Tìm quy luật về xu thế phát triển của dãy số tương đối kết cấu, ta có thể vận dụng phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian để tính bình quân gia quyền của các mức độ trong dãy số kết quả sản xuất. Phương pháp bình quân trượt được dùng khi dãy số kết cấu của kết quả sản xuất chưa biểu hiện xu thế biến động. Đồng thời có thể sử dụng phương pháp hàm xu thế để xem mức độ biến động của dãy số kết quả sản xuất qua thời gian bằng các phương trình hồi quy hay hàm xu thế. - Cho phép xác định mức độ biến động của dãy số tương đối kết cấu của kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm thông qua các chỉ tiêu biểu biện sự biến động như chỉ tiêu lượng tăng giảm, tốc độ phát triển. + Dãy số tương đối cường độ: Là dãy số mà trong đó các mức độ của dãy số là kết quả so sánh chỉ tiêu tuyệt dối thời kỳ với các chỉ tiêu bình quân. Dãy số tương đối cường độ cho phép: - Tìm quy luật xu thế phát triển của dãy số thông qua các phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian, bình quân trượt, hàm xu thế để nêu lên biến động của dãy số phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh. Cho phép xác định mức độ biến động của dãy số tương đối cường độ. + Dãy số tốc độ: Là dãy số mà các mức độ trong dãy số biểu hiện sự biến động về mức độ của kết quả sản xuất qua một thời gian nào đó. Dãy số tốc độ phát triển thời kỳ: Bao gồm toàn bộ các dãy số tốc độ phát triển của GO, VA, DT Dãy số tốc độ thời điểm : Bao gồm toàn bộ các dãy số tốc độ phát triển của số đơn vị sản xuất, dãy tốc độ phát triển lao động, vốn , tài sản cố định dùng cho sản xuất công nghiệp. Dãy số tốc độ cho phép biểu hiện xu thế biến động của các chỉ tiêu kết quả sản xuất thông qua 3 phương pháp: hàm xu thế, bình quân trượt, mở rộng khoảng cách thời gian. Phương pháp hàm xu thế biểu hiện sự biến động của các mức độ của dãy số kết quả sản xuất qua thơì gian nghiên cứu. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian: các mức độ trong dãy số kết quả sản xuất là tích các mức độ của dãy số ban đầu khi chưa mở rộng khoảng cách thời gian nghiên cứu. Phương pháp bình quân trượt: dùng khi các mức độ trong dãy số trung bình trượt tính bằng bình quân giản đơn. Cho phép đo mức độ biến động của các mức độ trong dãy số kết qủa sản xuất thông qua chỉ tiêu lượng tăng giảm tuyệt đối Cho phép dự báo tốc độ tăng trong tương lai và dự báo cho các năm tiếp theo 2.2.2. Đặc điểm vận dụng phương pháp hồi quy tương quan: Phương pháp hồi quy tương quan trong nghiên cứu kết quả sản xuất kinh doanh là một tập hợp các chỉ tiêu để xét mối liên hệ và ảnh hưởng giữa các chỉ tiêu với nhau. Phương pháp hồi quy tương quan phản ánh mối liên hệ tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu cụ thể để xác định một biến phụ thuộc hay tiêu thức kết quả, một ( 1số ) biến độc lập ( tiêu thức nguyên nhân ). ở công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ 240 phương pháp hồi quy tương quan vận dụng để tìm quy luật liên hệ phụ thuộc giữa các nhân tố cấu thành lên kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Xác định vai trò các nhân tố cấu thành lên kết quả sản xuất kinh doanh của công ty thông qua các tham số hồi quy và các hệ số tương quan, tỷ số tương quan có thể đánh giá vai trò từng nhân tố gây lên sự biến đổi của chỉ tiêu kết quả. Cho phép đo ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu kết quả sản xuất, bên cạnh đó nó còn cho phép dự báo các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong tương lai. Mô hình hồi quy tương GO, VA, LN và doanh thu theo các nhân tố ảnh hưởng vận dụng để xác định mối liên hệ phụ thuộc giữa GO, VA, LN và doanh thu và các nhân tố ảnh hưởng. Xác định vai trò từng nhân tố và dự báo GO, VA, LN và doanh thu trong tương lai. 2.2.3. Đặc điểm vận dụng phương pháp chỉ số : Phương pháp chỉ số có tác dụng dùng để biểu hiện biến động của các chỉ tiêu kết quả sản xuất qua thời gian. Phân tích các nhiệm vụ kế hoạch và thực hiện kế hoach, ngoài ra còn phân tích vai trò ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty công trình giao thông. Từ đó biết được nhân tố nào giữ vai trò chủ yếu và quyết định đến sự phát triển của kết quả sản xuất kinh doanh. Để có những biện pháp thích hợp để phát triển hay hạn chế nhân tố ảnh hưởng và lập kế hoạch cho tương lai. Để trình bày phương pháp tính chỉ số trong thống kê kết quả sản xuất kinh doanh lấy các chỉ tiêu năng suất lao động bình quân, số lượng lao động bình quân, hiệu suất sử dụng tài sản cố định và giá trị tài sản cố định đến GO. Trong phạm vi đề tài này, phương pháp chỉ số được áp dụng để nghiên cứu biến động của các hiện tượng phức tạp bao gồm các nhân tố, nhân tố nào tích cực hơn. GO là kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công trình giao thông, GO có thể là chỉ tiêu hiện vật hoặc giá trị. Trong các mô hình sau ký hiệu: 0: Kỳ gốc 1: Kỳ nghiên cứu Các mô hình tích: * Mô hình1: Phân tích biến động độc lập và thực hiện kế hoạch Mô hình này cho phép phân tích biến động của chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh xây dựng do ảnh hưởng của tình hình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Số tương đối: GO1 GOk GO1 IGO = = x GO0 GO0 GOk Số tuyệt đối: DGO = DK1 + D1K Trong đó: GO là kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp sản xuất xây dựng, GO có thể là chỉ tiêu hiện vật hoặc giá trị. K: Kế hoạch đặt ra. * Mô hình 2: Mô hình phân tích kết quả sản xuất kinh doanh xây dựng do ảnh hưởng của giá cả và sản lượng Số tương đối: ồ p1q1 ồ p1q1 ồ p0q1 I ồpq = = x ồ p0q0 ồ p0q1 ồ p0q0 Số tuyệt đối: Dồpq = D(p) + D(q) Trong đó: p: giá cả q: sản lượng * Mô hình 3: + Mô hình 3.1: Phân tích ảnh hưởng của năng suất lao động cá biệt từng bộ phận và số lao động từng bộ phận đến giá trị sản xuất. Số tương đối : ồ GO1 ồ GO1 ồW0T1 I ồGO = = x ồ GO0 ồ W0T1 ồGO0 = . Số tuyệt đối : DồGO = D(w) + D(T ) Trong đó: W: năng suất lao động cá biệt từng bộ phận: W = Q/ T T: Số lao động từng bộ phận + Mô hình 3.2: Phân tích biến động của kết quả sản xuất do sự biến động của năng suất lao động bình quân và tổng số lao động. Số tương đối: ồGO1 ồGO1 W0ồT1 IồGO = = x ồGO0 W0ồT1 ồGO1 I( W) I(ồT) Số tuyệt đối: DồQ = D(W) + D(ồT) Trong đó: W: Năng suất lao động bình quân toàn tổng thể. ồT: Tổng số lao động toàn tổng thể. + Mô hình 3.3: Số tương đối: ồGO1 ồGO1 ồW0T1 W0ồT1 IồGO = = x x ồGO0 ồW0T1 W0ồT1 ồGO0 I(W) I(dT) I(ồT) Số tuyệt đối: DồQ = D(W) + D(dT) + D(ồT) + Mô hình 3.4: Số tương đối: ồGO1 ồGO1 ồWn0 N0T1 ồWn0N0T1 IồGO = = x x ồGO0 ồWn0N0T1 ồWn0N0T1 ồGO0 I(Wn) I (N) I(T) Số tuyệt đối: DồQ = D(Wn ) + D(N) + D(T) Wn : Năng suất lao động ngày. Q Wn Tổng số ngày người làm việc thực tế trong kỳ N: Số ngày làm việc thực tế bình quân 1 công nhân. + Mô hình 4.1:Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng TSCĐ và giá trị bình quân TSCĐ đến GO. Mô hình 4 * Số tương đối : GO1 H1Q1 H1Q1 H0Q1 GO0 H0Q0 H0Q1 H0Q0 I ( H ) I ( Q ) * Số tuyệt đối : DồQ = (GO1 - GO0) = (H1Q1 - H0Q1) + (H0Q1 - H0Q0 ) + Mô hình 4.2: ồGO1 H1TR1ồG1 H0TR1ồG1 H1TR1ồT1 IồGO = = x x ồGO0 H0TR1ồG1 H0TR0ồG1 H0TR0ồT0 I(H) I(TR) I(ồT) Số tuyệt đối: DồQ = D(H) + D(TR) + D(ồT) TR: mức trang bị TSCĐ cho lao động. Với: TR = G/T G: gía trị TSCĐ H: hiệu suất sử dụng TSCĐ Với : H =GO/G * Mô hình 5: Phân tích biến động của lợi nhuận do ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận và quy mô vốn lưu động. * Số tương đối : ồLN1 r1v1 r1v1 r0v1 ồLN0 r0v0 r0v1 r0v0 I ( r ) I ( v ) * Số tuyệt đối: DồLN = D( r ) + D( v ) Mô hình tổng: * Mô hình 1: IGOđịnh gốc = I PGOliên hoàn DGOđịnh gốc = Dồaliên hoàn * Mô hình 2: DồGO = ồ DGOi D IồGO = ồDIGoi Với i là bộ phận i hay là nhân tố chương III vận dụng tính toán và phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 240 I.tổng quan về công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 240 : 1. Quá trìng hình thành và phát triển của cơ sở: Căn cư vào quyết địng số 936 QĐ/TCCB-LĐ ngày 3/6/1992của Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải bưu điện" Thành lập Khu Quản lý và sửa chữa đường bộ 240" trực thuộc khu Quản lý đường bộ II.Trách nhiệm và quyền hạn của tổng giám đốc trong phạm vi được bộ phân cấp. Căn cứ vào quyết định số 471/1998/QĐ/TCCB - LĐ ngày 25/03/1998 của Bộ GTVT về việc thành lập Công ty Quản lý và SCĐB 240. Trong quá trình hình thành và phát triển , Công ty đã trải qua nhiều gian lan và vất vả. Giải quyết đựơc nhiều công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống cho CBCNV,hoàn thành kế hoạch do Bộ giao cho. 2. Hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ: 2.1. Hệ thống tổ chức quản lý: Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 240 là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, thuộc khu quản lý đường bộ II, Cục đường bộ VN. Tổng số CBCNV của công ty gồm 603 người được bố trí làm việc tại 07 Đơn vị Đội, Hạt trực thuộc và khối văn phòng gồm 05 phòng nghiệp vụ. Để thực hiện tốt mục tiêu chiến lược trước mắt cũng như lâu dài thì cơ cấu tổ chức quản lý của công ty có vai trò quan trọng trong việc tổ chức điều hành các hoạt động. Tổ chức bộ máy quản lý là việc thiết lập mô hình tổ chức và mối liên hệ giữa nhiệm vụ của từng bộ phận trực thuộc, do vậy một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ khuyến khích người lao động làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả. Trong thời gian qua, theo chỉ thị của cấp trên công ty đã từng bước sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh giảm gọn nhẹ và có hiệu quả tạo nên sự độc lập và phụ thuộc lẫn nhau giữa các đơn vị để thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp là đáp ứng tốt nhất cho ngành giao thông vận tải. Cơ cấu tổ chức của công ty được bố trí sắp xếp theo mô hình sau: 2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Là một đơn vị hàng đầu của bộ Giao thông vận tải, Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 240 có những chức năng sau: Quản lý và sửa chữa tất cả những tuyến đường do Bộ Giao thông vận tải giao đồng thời tham gia vào tất cả các công việc sửa chữa và xây dựng mà các đơn vị khác thuê làm. Nhiệm vụ chủ yếu là khai thác: 3 tuyến quốc lộ với chiều dài 125,49 km bao gồm: quốc lộ I: 4,03 km, quốc lộ 5: 99,16 km và quốc lộ 183: 22,3 km. Tổ chức thu phí giao thông cầu đường bộ tại 3 trạm thu phí: Trạm thu phí cầu đường Hải Dương, Trạm thu phí Quán toan và Trạm thu phí Cầu Bình. 3. Những đặc điểm chủ yếu của công ty. 3.1. Đặc điểm về sản phẩm. Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 240 là một công ty xây dựng. Cho nên các sản phẩm của Công ty chủ yếu là các công trình thi công câù đường. + Đặc điểm về các công trình: Sản phẩm của Công ty có giá trị tương đối lớn, mỗi công trình được thực hiện ở những thời gian và không gian khác nhau. Công trình của Công ty là các công trình do chính Công ty trực tiếp tham gia vào thi công chứ không phải là chủ đầu tư. + Đặc điểm về sản phẩm tiêu thụ: Khi các công trình hoàn thành thì chủ đầu tư sẽ đến nghiệm thu công trình, xem xét các giai đoạn thi công có đúng kỹ thuật không. Khi công trình được nghiệm thu tức là khi đó Công ty đã giao lại công trình đó cho chủ đầu tư. Nhưng Công ty vẫn còn có trách nhiệm với công trình đó theo bản hợp đồng ký kết để tránh tình trạng hỏng hóc trong quá trình sử dụng. 3.2. Đặc điểm về vốn : Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 240 là một Doanh nghiệp nhà nước, cho nên Công ty được Nhà nước giao và bổ xung vốn với tổng số vốn điều lệ là : 57.000.000.000 VNĐ Trong đó : Vốn cố định 24,5.000.000.000 VNĐ Vốn lưu động : 32,5.000.000.000 VNĐ So với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như trên của Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 240 thì số vốn hiện có là quá ít nếu cùng một lúc Công ty xây dựng với nhiều công trình thì số vốn trên chưa đáp ứng nổi. Vì vậy Công ty thường xuyên phải vay vốn để đảm bảo vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh. Những năm tiếp theo công ty phải tăng cường để nâng số vốn lên để phù hợp với tình hình sản xuất hiện nay. 3.3. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật : Quá trình thi công hiện nay đòi hỏi các đơn vị thi công phải đảm bảo kỹ thuật và tốc độ thi công trong một thời gian ngắn. Vì vậy Công ty phải đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho quá trình thi công được thuận tiện, tránh tình trạng thiếu thiết bị dẫn đến công trình bị đình trệ. Trong những năm gần đây Công ty đã đầu tư một loạt những trang thiết bị hiện đại làm cho công tác thi công được thuận tiện. 3.4. Đặc điểm về lao động trong Công ty : Tổng số CBCNV của công ty gồm 603 người được bố trí làm việc tại 07 Đơn vị Đội, Hạt trực thuộc và khối văn phòng gồm 05 phòng nghiệp vụ. Lao động trong Công ty là lao động độc lập mang tính tự giác và tự chịu trách nhiệm. Từ giám đốc đến cán bộ công nhân viên đều tự nhận thấy trách nhiệm của mình cho nên bộ máy quản lý ngày càng được hoàn thiện hơn. Công ty trả lương cho cán bộ công nhân viên trên cơ sở bậc thang lương theo quy định của Nhà nước, bảo đảm mọi quyền lợi theo pháp luật cuả Nhà nước ban hành. Ngoài ra cán bộ công nhân viên còn được hưởng phần trăm theo từng hạng mục công trình to hay nhỏ. 4. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban và đơn vị trực thuộc. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 204. Phòng KTKH Phó giám đốc Phòng Tài chính kế toán Phòng TC cán bộ lao động Phòng Hành chính Phòng quản lý giao thông Phó giám đốc Giám đốc a. Ban Giám Đốc. Gồm có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc chỉ đạo trực tiếp thi công sửa chữa và thu phí cùng 5 phòng ban trong Công ty. Quan hệ giữa các đội xây dựng và các phòng là quan hệ đồng cấp. Ban giám đốc điều hành công việc trung tâm về toàn bộ quá trình thi công. Làm theo pháp luật của Nhà nước, nội dung quy chế của Công ty. Tổ chức các cuộc họp cán bộ công nhân viên trong Công ty. Là người thường xuyên giữ mối quan hệ với Tổng Công ty và các Công ty xây dựng khác, với các ban nghành của thành phố và tập thể cá nhân có liên quan đến quá trình thực hiện công tác thi công. b. Phòng KT-KH: Lập các kế hoạch sản xuất, kế hoạch đầu tư; các chỉ tiêu kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; theo dõi quản lý thực hiện hợp đồng kinh tế. Căn cứ vào từng công trình để lập ra các kỹ thuật thi công. Theo dõi việc thực hiện kế hoạch, lập báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, báo cáo tổng kết định kỳ gửi lên cấp trên, xin chỉ tiêu về máy móc, thiết bị thi công. c.PhòngTC-KT. Giúp Giám đốc quản lý các chỉ tiêu kinh tế - tài chính của công ty theo quy định của nhà nước và cấp trên. Tổ chức công tác thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế của Công ty. Tham mưu giúp Giám đốc điều hành việc sử dụng và huy động vốn, trong sản xuất kinh doanh nhằm bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện phản ánh phân phối lợi nhuận sau khi đã trích nộp các khoản theo quy định. Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp về kế hoạch sản xuất kinh doanh. Mở sổ kế toán theo dõi chính xác toàn bộ tài sản, tiền vốn của công ty quản lý và sử dụng theo đúng quy định của chế độ hạch toán kế toán hiện hành, phản ánh kịp thời tình hình sử dụng, biến động tài sản, vốn. Quan hệ với các phòng, ban chức năng và các đội trực thuộc tạo điều kiện hoàn thành nhiệm vụ được giao. d. Phòng tổ chức CB- LĐ. Làm tham mưu cho giám đốc công ty trong các lĩnh vực về công tác tổ chức, công tác cán bộ, lao động tiền lương, thanh tra kỷ luật, thi đua khen thưởng toàn Công ty. Tham mưu cho giám đốc ra quyết định thành lập mới, tách, nhập, giải thể các đơn vị, các phòng ban trực thuộc Công ty Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị, các phòng ban nghiệp vụ, các tổ chức hội đồng tư vấn cho Giám đốc. Theo dõi hoạt động của các đơn vị, các phòng nghiệp vụ để tham mưu cho Giám đốc có biện pháp chấn chỉnh, bổ xung, kiện toàn công tác tổ chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Tham mưu cho Giám đốc trong công tác nhận xét, đánh giá cán bộ, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, công tác quản lý cán bộ lập hồ sơ thống kê và công tác hồ sơ thống kê xây dựng quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ. Tham mưu cho thường vụ đảng uỷ và giám đốc công ty về công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ theo phân cấp của Tổng công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 240. e.phòng Hành chính: Có nhiệm vụ thay mặt công ty giaỉ quyết các vấn đề tàI chính do các chủ phương tiện giao thông vi phạm xảy ra trên đường do phòng quản lý giao thông chuyển sang và có nhiệm vụ thay mặt công ty trả lương cho các cán bộ công nhân viên. f.phòng quảng lý giao thông: Có nhiệm vụ giảI quyết các tai nạn xảy ra trên đường do công ty quản lý,lập h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc606.DOC
Tài liệu liên quan