Chuyên đề Những giải pháp để huy động vốn đầu tư trực tíêp nước ngoài tại Việt Nam để phát triển kinh tế xả hội trong giai đoạn 2001-2005

 Từ năm 1997 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào có biểu hiện suy giảm, nhất là đến các năm 1998, 1999 thì xu hướng giảm đó càng rõ rệt hơn: Nếu so với năm 1997 số dự án được phê duyệt của năm 1998 chỉ bằng 79,71%; năm 1999 chỉ bằng 80,83%. Số liệu tương ứng của vốn đăng ký là 83,83%và 33,01%.

 Nếu theo số lượng vốn đăng ký thì quy mô dự án bình quân của thời kỳ 1998-1999 là 13,4triệu USD/1 dự án . So với một số nước ở thời kỳ đầu thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì quy mô dự án đầu tư vào nước ta bình quân ở thời kỳ này là không thấp. Nhưng, vấn đề đáng quan tâm, xem xét là quy mô dự án theo vốn đăng ký bình quân của năm 1999 lại nhỏ đi một cách đột ngột và mức thấp nhất từ trức đến nay (5,53triệuUSD/1dự án). Quy mô dự án theo vốn đăng ký bình quân của năm 1999 chỉ bằng 41,19% quy mô bình quân của thời kỳ 1988-1999, và chỉ bằng 31,27% quy mô bình quân của năm cao nhất (năm 1995; ta không so sánh với năm 1996 vì năm này có 2 dự án đặc biệt đã nêu trên).

 

doc40 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những giải pháp để huy động vốn đầu tư trực tíêp nước ngoài tại Việt Nam để phát triển kinh tế xả hội trong giai đoạn 2001-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới - trong đó có hợp tác đầu tư. Đến đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII với quan điểm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước” đã tạo điều kiện thật sự cho phát triển kinh tế đối ngoại nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng. Những quan điểm, tư tưởng của Đảng đã được thể chế hoá trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành vào năm 1996. Đây là một bộ luật phản ánh tính khuyến khích, hấp dẫn và thu hút đầu tư nước ngoài. Dưới đây là những quan điểm cơ bản của Nhà nước Việt Nam về tác động của FDI đối với kinh tế - xã hội nước ta hiện nay. 1. Đánh giá đúng vị trí của FDI trong nền kinh tế quốc dân. FDI là một biện pháp cấu thành của toàn bộ hoạt động đầu tư của quốc gia, mà nghiệp vụ trong nước xét tổng thể có ý nghĩa quyết định FDI không thay thế được các nguồn đầu tư khác, nhưng có thế mạnh riêng của nó. Trong những năm trước mắt, khi nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn hạn hẹp, nguồn ODA chưa đáng kể thì FDI chiếm vị trí quan trọng góp phần cải tiến dần cơ cấu kinh tế quốc dân. Trong quá trình thu hút FDI phải tránh những quan điểm sai lầm : Thứ nhất : coi nhẹ, thậm chí lên án FDI như một nhân tố có hại cho nền kinh tế độc lập, tự chủ. Thứ hai, ảo tưởng về tính “màu nhiệm” của FDI, gán cho nô một vai trò tích cực tự nhiên, bất chấp điều kiện bên trong của đất nước, tách rời những cố gắng cải thiện môi trường đầu tư. 2. Quan điểm “mở” và “che chắn” trong chính sách thu hút FDI Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, các mục tiêu của FDI có đạt được hay không còn phụ thuộc nhiều vào vấn đề đảm bảo an ninh chính trị, kinh tế và xã hội. Để giải quyết mối quan hệ này, phải bắt đầu từ cách đặt vấn đề an ninh chính trị, kinh tế, xã hội trong quá trình thực hiện FDI. Trong thời đại ngày nay, khi chấp nhận nguyên tắc “bình đẳng, hai bên cùng có lợi” thì vấn đề an ninh trong quá trình FDI cần thiết cho cả hai phía.Đối với nước tiếp nhận FDI, cần có sự an ninh chính trị, kinh tế xã hội chẳng những cho sự phát triển, mở rộng FDI có hiệu quả mà còn giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, bảo vệ bản sắc dân tộc, giữ vững định hướng chính trị - xã hội. Do đó mở cửa hàng cho bên ngoài vào nhưng không quên những biện pháp che chắn cần thiết cho an ninh chính trị, kinh tế, xã hội. Tư tưởng trên chi phối toàn bộ luật đầu tư nước ngoài và được thể hiện tại nhiều điều khoản của luật và các văn bản dưới luật.Một “hành lang” dù rộng rãi đến đâu vẫn có khuôn khổ của nó. Do vậy, bên cạnh những quy định có tính chất rộng rãi, thường có những quy định có tính chất “che chắn”. “Rộng rãi” hay “che chắn” đều phải trên cơ sở tuân theo pháp luật, tuân theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với thông lệ với tập quán quốc tế, hợp lí, có sức thuyết phục. 3. Giải quyết hợp lí các mối quan hệ về lợi ích giữa các bên trong quá trình thu hút FDI. Xét nhu cầu, khả năng và lợi thế của mỗi bên, hợp tác đầu tư giữa nước ta với nước ngoài thực chất là tìm “điểm gặp nhau” về lợi ích để cùng nhau sản xuất kinh doanh và trả giá cho nhau trên nguyên tắc thoả thuận, tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi. Theo nguyên tắc đó, cái giá trả cho nhau phải : - Phù hợp với tương quan về nhu cầu và khả năng của bên này và bên kia trong hợp tác. - Có lựa chọn, so sánh cái giá phải trả cho các đối tác khác nhau trong cùng trong cùng một mục tiêu và một thời điểm. - Có tính đến những điều kiện về môi trường đầu tư, bảo đảm phát huy có hiệu quả lợi ích của mỗi bên Nhìn chung cần tránh một số quan điểm mơ hồ trong quá trình thu hút FDI: - Không muốn trả giá, chỉ đứng về lợi ích bên mình, muốn ăn cả. Điều này trái với nguyên tắc hợp tác đầu tư là “cùng chung trách nhiệm kinh doanh, cùng ăn chia lợi nhuận”. - Hiểu nguyên tắc “bình đẳng, cùng có lợi” một cách máy móc, không đứng trên quan điểm tổng thể để xác định thoả đáng lợi ích của mỗi bên phù hợp với lợi thế so sánh. - Trả giá không tính toán, trả bất cứ giá nào, miễn là tranh thủ được vốn và công nghệ mà không tính toán đến hậu quả và mặt trái của vấn đề. 4. Hiệu quả kinh tế - xã hội được coi là tiêu chuẩn cao nhất trong hợp tác đầu tư. Lợi ích mà dự án có thể đưa lại hiệu quả tài chính là một yếu tố của hiệu quả kinh tế-xã hội trong một loạt các nhân tố khác. Không ít trường hợp có hiệu quả tài chính cao nhưng hiệu quả kinh tế-xã hội thấp, thậm chí gây tổn hại đến lợi ích kinh tế-xã hội, có lợi trước mắt nhưng lại có hại lâu dài. Do đó, trong khi thẩm định xem xét một dự án FDI cần phải đặt hiệu quả kinh tế - xã hội lên trên và coi trọng đó là phương hướng cơ bản của những biện pháp khuyến khích đầu tư. Trong điều kiện kinh tế của đất nước kém phát triển như hiện nay, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế-xã hội của FDI nhìn tổng thể phải đáp ứng các yêu cầu : vốn, công nghệ, tri thức, và kinh nghiệm quản lý sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, giải quyết thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các chỉ tiêu trên đều nhất thiết phải được hội tụ đủ trong một dự án cụ thể. Trong điều kiện nước ta, trước mắt có lẽ nên coi trọng mục tiêu tạo công ăn việc làm. Điều đó có nghĩa là trong mối tương quan giữa vốn thu hút và vốn công nghệ của FDI thì tạm thời chúng ta phải chấp nhận thực tế là chưa có thể có điều kiện tự do lựa chọn công nghệ tiên tiến như ý muốn. 5. Đa dạng hoá hình thức FDI Thu hút FDI dưới hình thức “hợp đồng hợp tác kinh doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng B.O.T”, trong đó đặc biệt khuyến khích hình thức xí nghiệp liên doanh (vì có lợi cho bên Việt Nam trong việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, kiểm soát hoạt động của xí nghiệp) và hình thức hợp đồng xây dựng-kinh doanh – chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng-chuyển giao (BT) đối với các công trình hạ tầng cơ sở (do nguồn vốn lớn, chậm thu hồi vốn, tỷ suất lợi nhuận thấp nhưng nó lại là yếu tố rất quan trọng đối với cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài). Vấn đề lựa chọn hình thức FDI thực chất cũng là vấn đề cơ cấu vốn, sử dụng vốn trong nước và vốn nước ngoài sao cho có lợi nhất. 6. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa quản lý Nhà nước và quyền tự chủ của các doanh nghiệp có FDI. Cơ chế quản lý đầu tư nước ngoài cũng dựa vào những nguyên tắc cơ chế chung. Tuy nhiên, do đặc thù của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nên bên cạnh sự giống nhau về cơ chế quản lý, đầu tư nước ngoài có những điểm quan trọng nhất là xác định vai trò quản lý của Nhà nước và quyền tự chủ của họ trong khuôn khổ luật định. Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thể hiện dưới 2 khía cạnh : - Thứ nhất, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một pháp nhân của Việt Nam. - Thứ hai, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có người nước ngoài tham gia nắm quyền sở hữu. - Là một pháp nhân Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải hoạt động theo luật pháp Việt Nam. Như vậy, về nguyên tắc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều có quyền hạn và nghĩa vụ như các pháp nhân khác của Việt Nam. Về mặt tổ chức, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn. Điều này cho phép xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc thực hiện đầu tư tại Việt Nam. Quy mô quyền hạn, trách nhiệm và quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài trong việc điều hành, quản lý kinh doanh phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của họ trong vốn pháp định. II.Thực trạng huy động vốn đầu tư trực tiếp nước tại việt nam 1 Thực trạng cấp giấy phép đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam a) Tình hình chung Từ khi “luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” có hiệu lực cho đến hết tháng 12 năm 1999 nhà nước đã Cấp giấy phép cho 2766 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 37.055,66 triệu USD. Tính bình quân mỗi năm chúng ta Cấp cho 230 dự án với mức 3.087,97USD vốn đăng ký. Bảng 6 Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được Cấp giấy phép qua Các năm (chưa kể các dự án của vietsopetro) Năm Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD) Quy mô (triệu USD/dư án Số dự án So với năm trước Vốn đăng ký Quy mô 1988 37 371,8 10,05 1989 68 582,5 8,57 183,78 156,67 85,27 1990 108 839,0 7,77 158,82 144,03 90,67 1991 151 1322,3 8,76 139,81 157,6 112,74 1992 197 2165,0 11,0 130,46 163,73 125,57 1993 269 2900,0 10,78 136,55 133,95 98,00 1994 343 3765,6 10,98 127,51 129,85 101,85 1995 370 6530,8 17,65 107,87 173,43 160,75 1996 325 8497,3 26,15 87,84 130,11 148,16 1997 345 4649,1 13,48 106,15 54,71 58,23 1998 275 3897,4 14,17 79,71 83,83 105,12 1999* 278 1534,76 5,52 101,09 39,38 38,96 Tổng 2766 37055,66 Nguồn: _ niên giám thống kê 1998, nxb . thống kê,hà nội_1999 _*bộ kế hoạch và đầu tư Bảng 1 cho ta thấy nhịp độ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của ta có xu hướng tăng nhanh từ 1988 đến 1995 cả về số dự án cũng như vốn đăng ký. Riêng năm 1995 cả về số dự án cũng như vốn đăng ký tăng vọt là do có 2 dự án đầu tư vào lĩnh vực phát triển đô thị ở Hà nội và thành phố HCM được phê duyệt với quy mô dự án lớn (hơn 3tỷ USD/2 dự án). Như vậy, nếu xét trong suốt cả thời kỳ 1998-1999 thì năm 1995 có thể được xem là năm đỉnh cao về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt nam (cả về số dự án, vốn đăng ký, cũng như quy mô dự án ). Từ năm 1997 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào có biểu hiện suy giảm, nhất là đến các năm 1998, 1999 thì xu hướng giảm đó càng rõ rệt hơn: Nếu so với năm 1997 số dự án được phê duyệt của năm 1998 chỉ bằng 79,71%; năm 1999 chỉ bằng 80,83%. Số liệu tương ứng của vốn đăng ký là 83,83%và 33,01%. Nếu theo số lượng vốn đăng ký thì quy mô dự án bình quân của thời kỳ 1998-1999 là 13,4triệu USD/1 dự án . So với một số nước ở thời kỳ đầu thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì quy mô dự án đầu tư vào nước ta bình quân ở thời kỳ này là không thấp. Nhưng, vấn đề đáng quan tâm, xem xét là quy mô dự án theo vốn đăng ký bình quân của năm 1999 lại nhỏ đi một cách đột ngột và mức thấp nhất từ trức đến nay (5,53triệuUSD/1dự án). Quy mô dự án theo vốn đăng ký bình quân của năm 1999 chỉ bằng 41,19% quy mô bình quân của thời kỳ 1988-1999, và chỉ bằng 31,27% quy mô bình quân của năm cao nhất (năm 1995; ta không so sánh với năm 1996 vì năm này có 2 dự án đặc biệt đã nêu trên). b) Về các đối tác được cấp giấy phếp đầu tư Tính đến hết năm 1999 đã có hơn 700 công ty thuộc 66 nước và vùng lãnh thổ (dưới đây gọi tắt là các nước ) có dự án đầu tư trực tiếp tại việt nam . Trong số này , có 13 nước và vùng lãnh thổ có tổng số vốn đăng ký hơn 1 tỷ USD mỗi nước. Và, chỉ với 13 nước (19,7% số nước) đã chiếm tới 85,65% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (xingapo: 15,9%; đài loan: 12,3%; hồng công: 9,8%; nhật bản: 9%; hàn quốc: 8,5%; pháp: 5,8%; quần đảo vigin: 4,7%; nga: 4,1%; malaixia: 3%; ôxtrâylia: 3%; mỹ: 3,5%; thái lan: 2,9%). Trong tổng số vốn đầu tư của 13 nước thì có tới 71,66% (22.742,57triệuUSD) là thuộc các nước châu á, điều này chứng tỏ môi trường đầu tư của Việt Nam đang thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư châu á. c)Về địa bàn đầu tư Cho đến năm 2000 vốn nước ngoài vẫn được đầu tư tập trung chủ yếu vào một số địa bàn có điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng và môi trường kinh tế xã hội. Vốn đầu tư voà các vùng(1988_1999) được xếp theo thứ tự như sau. (xem bảng ) Bảng cơ cấu đầu tư theo vùng(%) 1- Đông Nam Bộ 53,13 5- Đồng Bằng Sông Cửa Long 2,46 2- Đồng Bằng Sông Hồng 29,6 6- Bắc Trung Bộ 2.38 3- Duyên Hải Nam Bộ 7,64 7- Tây Nguyên 0,16 4- Đông Bắc 4,4 8- Tây Bắc 0,15 Thời kỳ này TPHCM chiếm 28,3% tổng số vốn đăng ký của cả nước; số liệu tương ứng của các địa phương tiếp theo như sau: HN: 22%; Đồng nai: 9.7%; Bà rịa_vũng tàu: 7.1%; Bình dương và Bình phước (do số liệu chưa chia được): 4,8%; Hải phòng: 4,3%; Quảng Ngãi: 3,8%; Quảng nam Đà đẵng: 2,9%; Quảng ninh: 2,5%; Lâm đồng: 2,4%. d) Gíây phép đầu tư theo ngành kinh tế bảng 7 Cơ cấu dự án đầu tư nướcngoài theo ngành Ngành Số dự án Vốn đăng ký (%) 1- Nông-Lâm Nghiệp 10,6 3,59 2- Thuỷ Sản 3,6 0,96 3- Cộng Nghiệp 48,6 37,78 4- Xây Dựng 10,3 12,37 5- Khách Sản, Du Lịch 7,8 13,13 6- Giao Thông Vận Tải, Bưu Điện 5,3 9,23 7- TàI Chính, Ngân Hàng 1,1 0,54 8- Văn Hoá, Giáo Dục 3,3 1,27 9- Các Ngành Dịch Vụ Khác 9,4 21,13 Tổng 100 100 Vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành như trên đã biểu hiển phù hợp các chỉ số của cơ cấu kinh tế hiện đại, CNH: công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp. Tuy vậy, trong điệu kiện ở giai đoạn đầu tiến hành CNH, HĐH và với đặc trưng của nền kinh tế trong đó nông nghiệp nhiệt đới đang là một trong những thế mạnh của Việt Nam thì tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này như hiện nay là còn khoảng cách tương đối xa so với yêu cầu, mong muốn và mục tiêu mà chúng ta đặt ra. Sở dĩ như vậy là vì đối với Việt Nam, nông nghiệp là một trong những lịnh vực đang có nhiều tiềm năng mà chúng ta chưa khai thác. Và, từ đặc điểm phân bố dân cư, lao động, làm việc như hiện nay thì sự thành công trong phát triển nông thôn, nông nghiệp là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá mức độ thành công của sự nghiệp CNH,HĐH. Thực hiện CNH, HĐH trong nông thôn, nông nghiệp cũng tức là tạo ra được việc làm và thu nhập cho số đông lao động cũng như tác động làm chuyển biến đáng kể dến sản xuất và đời sống của đa số nhân dân Việt Nam. e) Về hình thức đầu tư Liên doanh hiện là hình thức phổ biến nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Hình thức này đang chiếm tới khoảng 61% số dự án và 70% vốn đăng ký. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanhđến nay chỉ chiếm 7,1%số dự án và 10% só vốn đầu tư, chủ yếu trong các lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí và dịch vụ viễn thông. Từ năm 1993 , việt nam bắt đầu áp dụng hình thức “ hợp đồng xây dựng -kinh doanh- chuyển giao” (BOT), và cho đến nay đã có 4 dự án đầu tư nước ngoài thực hiện theo hình thức này với số vốn đăng ký gần 900 triệuUSD 2. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. a)Tiến độ thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam . - Có 785 dự án sau một thời gian triển khai đến nay có nhu cầu xin được tăng vốn, mở rộng sản xuất.Tổng số v ốn đã được phê duyệt tăng thêm là 5.171 triệu USD (bằng 14% tổng vốn đăng ký và bằng 28,4% số dự án được cấp giấy phép) -127 dự án hết thời hạn thực hiện hợp đồng (bằng 4,6% số dự án được cấp giấy phép), 466 dự án bị rút giấy phép (chiếm 16,8%). Như vậy, tính đến 31/12/1999 trên lãnh thổ Việt Nam còn 2.173 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động, với tổng vốn đăng ký của các dự án còn hiệu lực là 36.086 triệu USD. - Đến hết năm 1998 đã có 838 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh (bằng 33,68% tổng số dự án được duyệt) và 624 dự án đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản (bằng 25,087% số dự án). - Đến năm 2000 số vốn đã thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng 42,4% của tổng số vốn đăng ký.Xuất phát từ đặc điểm, các dự án sau khi được phê duyệt thường chưa đủ các đIũu kiện để triển khai ngay, do đó, số vốn thực hiện trong năm chủ yếu là các dự án đã được phê duyệt từ các năm trước đó. Nếu so sánh số vốn thực hiện của từng năm với số vốn đăng ký còn lại (tổng vốn đăng ký từ trước trừ đi số vốn đã thực hiện) thì tỷ lệ vốn thực hiện diễn biến theo xu hướng thiếu ổn định. Tỷ lệ này tăng nhanh từ đầu đến năm 1995 (vốn thực hiện 1992/vốn đăngký 1988-1991 còn lại = 13,6%; số tương ứng 1993 = 23,5%; 1994 = 30,1%; 1995 = 32,2%) và sau đó giảm dần từ 1996 đến nay (số liệu tương ứng 1996 = 21,8%; 1997 = 18,1%; 1998 = 10,1% và 1999 = 7,1%). b) Về vấn đề góp vốn của hai bên đối tác: Thực tế lâu nay, Việt Nam góp vốn liên doanh chủ yếu bằng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị thiết bị, nhà xưởng hiện có. Tất cả những thứ này thường được chuyển một lần ngay vào thời điểm bắt đầu triển khai thực hiện dự án đầu tư, do đó nếu theo giấy phép đăng ký thì bên Việt Nam góp 21,9% bên nước ngoài góp 78,1% nhưng trên thực tế việc góp vốn thực hiện trong liên doanh thời kỳ 1988-1997 bên Việt Nam đã góp tới 31,3%, bên nước ngoài góp 68,7%. Số vốn góp của Việt Nam ở thời điểm này gồm 74% bằng giá trị quyền sử dụng đất; 15% bằng giá trị nhà xưởng, thiết bị và 11% là bằng tiền mặt, nguyên vật liệu và các dịch vụ. Số tiền của bên nước ngoài góp vốn gồm: 76,6% bằng tiền mặt, 15,4% bằng giá trị thiết bị, máy móc, phần còn lại là bằng các dịch vụ tư vấn, công nghệ Nếu xét trên tổng thể hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam (không phân chia theo hình thức đầu tư) thì tỷ trọng vốn nước ngoài đang chiếm phần lớn (85%) trong tổng số vốn hoạt động. Không những thế, tỷ trọng vốn của nước ngoài đang có xu hướng tăng lên, còn tỷ trọng vốn của Việt Nam đã thấp lại có xu hướng giảm xuống đáng kể, hơn nữa số vốn của nước ngoài cũng bao gồm của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Qua thực tế hoạt động, cho đến nay, đã có 76 dự án liên doanh đã thực hiện chuyển quyền sở hữu vốn giữa các bên tham gia liên doanh, hay giữa bên đang tham gia liên doanh cho chủ mới. Trong số đó cả 59 dự án đã chuyển từ liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (riêng năm 1999 đã có 25 dự án) và 13 dự án chuyển từ liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam. Điều này phần nào chứng tỏ vị thế của các doanh nghiệp tham gia vào liên doanh đang giảm đi một cách đáng kể. Đây cũng là tín hiệu “báo động” cho chúng ta về khả năng phát triển bền vững của hoạt động và mục đích sử dụng đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. c) Đầu tư trực tiếp nước ngoài một số lĩnh vực kinh tế tiêu biểu: -Lĩnh vực dầu khí: Đến năm 2000 ngoài xí nghiệp liên doanh dầu khí VietsoPetro chúng ta đã cấp 33 giấy phép hoạt động cho các nhà đầu tư tương đối có tiềm lực về mọi mặt thuộc Bắc Mỹ, châu Âu, châu úc, châu á.. -Lĩnh vực công nghiệp điện tử: Đến năm 2000 đã có 22 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký 615 triệu USD, trong đó có hơn 60% vốn đã thực hiện (379 triệu USD). Số vốn thực hiện trên được tập trung chủ yếu vào thời kỳ 1991-1995 (chiếm 92,4% tổng vốn thực hiện từ trước đến nay). -Lĩnh vực công nghiệp ô tô và xe máy: đến năm 2000, chúng ta đã cấp giấy phép hoạt động cho 14 dự án đầu tư sản xuất ô tô và 4 dự án đầu tư sản xuất xe máy. số vốn thực hiện của các dự án đầu tư sản xuất ô tô đến nay là 376 triệu USD (bằng 43,12% vốn đăng ký), với số sản phẩm bình quân 140.000 xe ô tô/năm. trong số 14 dự án đầu tư sản xuất ô tô có 3 dự án không triển khai (Chryler, Nissan và Vietsin), 1 dự án tuy đã triển khai (đã đầu tư 16 triệu đô la) nhưng tạm thời không đầu tư tiếp (dự án Mercedes-Bens) và liên doanh Mê Kông cũng đã ngừng sản xuất. -Lĩnh vực viễn thông: đến năm 2000, đã có 14 dự án đầu tư nước ngoàI được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký là 1.545 triệu USD, trong đó số đã thực hiện là 388 triệu USD (bằng 25% vốn đăng ký). Trong số các dự án đầu tư ở lĩnh vực này, có đến 94% số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh về dịch vụ viễn thông, 6% số dự án đầu tư theo hình thức liên doanh để sản xuất các thiết bị vật tư bưu đIửn. đặc biệt, đây là lĩnh vực không có dự án nào đầu tư theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. -Lĩnh vực công nghiệp hoá chất: đến năm 2000, lĩnh vực này đã thu hút 89 dự án với tổng số vốn đăng ký 1.117 triệu USD, (36 dự án 100% vốn nước ngoàI, 48 dự án liên doanh, 5 dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh) trong đó số vốn đã thực hiện là 397,6 triệu USD (bằng 35,6% tổng số vốn đăng ký). -Hoạt động kinh doanh khách sạn và du lịch: mặc dù số dự án cũng như vốn đăng ký vào ngành này có tỷ trọng chưa cao trong tổng số dự án cũng như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàI vào Việt Nam, nhưng đến năm 2000 cũng đã có tới 237 dự án với 7.585 triệu USD vốn đăng ký đầu tư xây dung khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, phát triển đô thị, trong số đó đã có 33,66% (2.553 triệu USD) vốn đã thực hiện. - Lĩnh vực dệt may, dày dép: Đến năm 2000 đã phê duyện 250 dự án với tổng số 2396 triệu USD vón đăng ký đầu tư vào lĩnh vực này( dẹt: 87 dự án với 1649 triệu USD vốn đăng ký ; maycó 118 dự án với 281 triệu USD vốn đăng ký ; dày dép : 45 dự án với 466 triệu USD).trong số đó số vốn đã thực hiện là 1079 triệu USD( 45% tang số vốn đăng ký) . đây là một trong nhưng lĩnh vực có tỷ lệ vốn thực hiện đạt vào loại cao. 3. Một số nhận xét về thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam thời gian qua. Tình hình dầu tư nước ngoài tại việt nam đã có những đóng góp tích trong phát triển kinh tế xã hội và dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh đã khẳng định rỏ nét vai trò vị trí của FDI trong nền kinh tế việt nam. Thật vậy, FDI với những thế mạnh về vốn , công nghệ đã góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế nước ta, phát triển nhiều ngành nghề mới như lắp ráp ô tô xe máy, ti vi, máy gặt, điều hoà nhiệt độ FDI cũng nâng cao trình độ công nghệ, đưa ra những mô hình qoản lý tiên tiến, phương thức kinh doanh hiện đại và là đọng lực quan trọng buộc các nhà đàu tư trong nước phải đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, cải tiến mẩu mả bao bì của sản phẩm để cạnh tranh và tồn tại trong cơ chế thị trương. Đầu tư trực tiếp cũng đã góp phần mở rộng, da dạng hoá và đa phương hoá các hoạt động kinh tế đối ngoại tạo ra nhưng thuận lợi cho nên kinh tế nướoc ta sớm hội nhập kinh tế thé giới và khu vực. Quá số liệu thực tế về hoạt động FPI cho tấy dòng vón đầu tư vào việt nam trong những năm qua chủ yéu tập trung vào những ngành dể thua lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn nhanh, có thị trường tiêu thụ trong nước lớn và những ngành trong nước có tiềm năng như ngành sản xuất tẩy rửa, dệt da, may mặc, lắp ráp ô tô, sắt thép, thíêt bị viển thông, xi măng, khách sản, văn phòng cho thuê. Bên cạch đó cũng có những nhà đầu tư có công nghệ cao, những nhà đầu tư lớn với mục tiêu vừa chiếm lĩnh thị trường trong nước vừa thâm nhập thị trưòng trong khu vực nên giai đoạn đầu họ chỉ kinh doanh thăm dò để chờ nắm cơ hội trong tương lai. Nhìn chung, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có nhiều tiềm năng trong cấc ngành khai thác và sản xuất hàng tiêu dùng chất lượng cao và hàng xuất khẩu. Vốn FDI là một trong những nguồn lực quan trọng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của nước ta. Tỷ lệ đóng góp của khu vực có vốn FDI vào GDP tăng nhanh qua các năm từ 2% năm 1992 lên 6,3% năm 1995 và 12,7% năm 2000. Giá trị sản xuất của khu vực FDI trong giá trị sản xuất công nghiệp chiếm trên 96% năm 1990 lên 25,1% năm 1995 và 35,3% năm 2000. Về kết quả xuất khẩu đạt được trong 10 năm phải kể đến sự đóng góp có hiểu quả của các doanh nghiệp có vồn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khu vực này không những đã góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển về công nghệ, chất lượng, quản lý sản xuất, cạnh tranh trong kinh doanh, mà còn đóng góp tích cực vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chiếm 2,5% năm 1991 lên 6,1% năm 1995 và 23,2% năm 2000. Khu vực đầu tư nước ngoài cũng đang tạo việc làm cho 349000 lao động gấp 37 lần so với năm 1990 trong đó gồm khoảng 6000 cán bộ quản lý trên 25000 cán bộ kỷ thuật và só lượng khá đáng kể là công nhân lành nghề, góp phần thúc đẩy sự nghiệp đào tạo nâng cao năng lực quản lý, trình độ khoa học công nghệ cho người lao động, đồng thời tăng sức mua cho thị trường tiêu dùng trong nước. Tuy vậy, không thể bất cứ ở đâu, thời gian nào hoạt động đầu tư cũng đưa lại những kết quả như mong muốn và nếu so với mục tiêu mà chúng ta đề ra cho đầu tư trực tiếp nước ngoài thì đâu phải dự án nào cũng đạt được. Điều này cũng khó tránh khỏi với chúng ta ở giai đoại đầu. Tuy niên, đây là lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, vừa làm vừa học. Tiếp đến là thời kỳ mà nhu cầu thu hút vốn đầu tưu nứơc ngoài còn lớn kinh nghiệm của chúng ta trong việc thu hút và sử dụng loại hình này còn ít, các cơ sở cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài còn thiếu thốn nên chúng ta chưa có điều kiện để lựa chọn, do đó có những dự án mặc dù chỉ đạt một hoặc một số mục tiêu nhưng hoàn cảnh buộc chúnh ta vẩn phải chấp nhận. Đến nay đòi hỏi chúng ta phải cố gắng khắc phục những hạn chế được rút ra từ thực tế thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở việt nam vừa qua. Những vấn đề cơ bản hiện nay đang bộc lộ yêu cầu càn quan tâm giải quyết như sau: + Vấn đề một số quan hệ trong liên doanh - Quan hệ giữa phương thức góp vốn và lợi ít giữa các bên đối tác đầu tư : Về phương thức thực trạng thực hiện góp vốn là việc góp vốn của bên Việt Nam thường được thực hiện một lần gay khi dựu án bắt đầu triển khai xây dựng cơ bản, trong khi đó việc góp vốn của bên nước ngoài thường thực hiện rải ra trong một thời gian dài. Như vậy, có những thời kỳ tỷ lệ góp vốn thực tế của bên Việt Nam cao hẳn bên nước ngoài nhưng theo quy định lợi ích mà hai bên được hưởng cũng như thế trong điều hành hoạt động của liên doanh lại theo tỷ lệ thuận với phần vốn pháp dịnh đã được ghi trong giấy phép đầu tư. Điều này một mặt gây thua thiệt cho bên Việt Nam cả về kinh tế lẩn quyền điều hành hoạt động của liên doanh. Mặc khác, làm mất đi yếu tố kinh tế để ràng buộc và thúc đẩy bên nước ngoài thực hiện việc góp vốn dầy đủ và đúng tiến độ. Việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT23.doc
Tài liệu liên quan