Chuyên đề Những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ở Tổng công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CHỦ YẾU Ở TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN VÀ THỰC PHẨM CHẾ BIẾN .3

I - Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. 3

1 - Khái niệm về cạnh tranh. 3

2 - Phân loại cạnh tranh. 4

2.1 - Phân loại theo mức độ cạnh tranh. 4

2.1.2 - Cạnh tranh không hoàn hảo . 5

2.1.3 - Độc quyền. 5

2.2 - Phân loại theo hình thức cạnh tranh . 6

2.2. 1 - Cạnh tranh bằng giá cả . 6

2.2.2 - Cạnh tranh bằng chất lượng. 6

2.2.3 - Cạnh tranh bằng dịch vụ. 7

3. Vai trò của cạnh tranh trong kinh tế thị trường. 8

3.1. Khái niệm, đặc trương của kinh tế thị trường. 8

3.2 - Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. 9

4 - Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam. 11

4.1- Những nội dung chính của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. 11

4.2 - Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN ở Việt Nam. 12

II. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. 13

1- Khái niệm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 13

2.1- Những biểu hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 13

2- Các nhân tố ảnh hưởnh đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 16

2.1 - Môi trường kinh tế. 16

2.2 - Môi trường chính trị pháp luật. 17

2.3 - Môi trường khoa học công nghệ. 17

2.4 - Môi trường tự nhiên, văn hoá, xã hội. 18

2.5 - Mô hình cạnh tranh (Micheal Porter với 5 lực lượng cạnh tranh). 18

3 - Một số tiêu thức đánh giá khả năng cạnh tranh: 21

2.- Thực trạng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt nam: 22

2.1 - Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm: 22

2.2 - Giá cả sản phẩm: 23

III - Khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu. 26

1 – Khái niệm lợi thế cạnh tranh của hàng hoá. 26

2 - Một số tiêu thức đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu: 27

2.1 - Xét về mặt định lượng: 27

.2.2 - Xét về mặt định tính. 30

3 - Khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt nam. 32

3.1 - Xét về mặt định tính. 32

3.1 - Xét về mặt định lượng. 34

V - Tính tất yếu của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sở Tổng công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến (VinaFimex). 34

PHẦN II. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ YẾU Ở TỔNG CÔNG TY VINAFIMEX 37

I. Tổng quan về Tổng công tyVinafimex. 37

1. Đăc điểm và cấu trúc kinh doanh của Tổng công ty 37

1.1. Quá trình hình thành và phát triển: 37

1.1. Cơ cấu tổ chức một Tổng công ty VinaFimex: 38

1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn: 40

2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. 40

2.1. Giai đoạn trước năm 1996. 40

2.2,Giai đoạn từ 1996 đến nay. 43

II. Thực trạng khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ở Tổng công ty VinaFimex. 48

1.2,Giai đoạn 1996 đến nay. 48

2.1 Thu mua tạo nguồn ở Tổng công ty 50

2.2. Bảo quản hàng hóa . 53

3. Đánh giá khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty VinaFimex. 54

3.1.Khoa học công nghệ . 54

3.2. Mẫu mã ,bao bì và công tác Marketing. 55

3.3. Thị trường và cơ cấu thị trường . 56

PHẦN III : ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ YẾU Ở TỔNG CÔNG TY( VINAFIMEX ). 63

I. Đánh giá khả năng cạnh tranh của Tổng công ty VinaFimex. 63

1.Cơ cấu giá cả chất lượng sản phẩm chủ yếu . 63

1.1. Cơ cấu sản phẩm chủ yếu. 63

2. Khả năng tài chính của Tổng công ty. 65

3. Cơ sở vật chất máy móc thiết bị. 67

4. Nguồn nhân lực. 68

5. Kết quả phân tích yếu tố môi trường kinh doanh xuất khẩu hạt điều ,tiêu. 69

5.1. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu các Tổng công ty. 69

5.2. Xác định cơ hộ và thách thức đối với Tổng công ty. 70

II. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty. 74

1. Định hướng xuất khẩu và một số mục tiêu cụ thể của Tổng công ty. 74

1.1. Định hướng xuất khẩu . 74

1.2. Các chỉ tiêu kế hoạch . 75

2.Giải pháp nội bộ Tổng công ty. 76

2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh . 76

2.2.Xây dựng chiến lược công nghệ 77

2.3.Giải pháp về vấn đề vốn. 80

3.1. Xây dựng chính sách 84

3.2. Môi trường cạnh tranh 85

3.3. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản. 88

III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu chủ yếu ở Tổng công ty Vinafimex. 89

KẾT LUẬN 93

 

 

 

doc110 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1776 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ở Tổng công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
qua, kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu luôn tăng. 1.1. Cơ cấu tổ chức một Tổng công ty VinaFimex: A ,Số lượng thành viên: Gồm 9 đơn vị thành viên hạch toán độc lập. Xí nghiệp chế biến xuất nhập khẩu điều và nông sản thực phẩm Bình Phước. Tổng công tyxuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội Công ty đầu tư xuất nhập khẩu nông lâm sản Công ty vận tải và đại lý vận tải Công ty sản xuất và dịch vụ đầu tư kỹ thuật Công ty xây dựng và sản xuất vật liệu Công ty xuất nhập khẩu nông sản và chế biến Đà Nẵng Công ty xuất nhập khẩu nông sản và chế biến thành phố Hồ Chí Minh Công ty xuất nhập khẩu hạt điều và hàng công nghiệp thực phẩm thành phồ Hồ Chí Minh * Một chi nhánh Vinafimex tại Hải Phòng * Hai liên doanh với nước ngoài Công ty TNHH bao bì CROW_VINAFIMEX, Km 24, Quốc lộ 1, Thường Tín ,Hà Tây. Công ty TNHH sản xuất rượu cao cấp eweinbeveraga, Uy Đỗ ,Đông Anh ,Hà Nội. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Sơ đồ : Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty. C.TY TNHH SX RƯỢU CAO CẤP EWEINBEVERAGA ẢGAXPORT DANANG C.TY TNHH BAO BÌ CROW_VINAFIMEX VINAFIMEXHAIPHONG VINAFIMEX INHPHUOC CPMCO TEMASUCO VITACO IEIC ẢGAXPORT HCM VINAFIMEX HCM ẢGREXPORT HANOI HANOI BỘ PHẬN KINH DOANH PHÒNG HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH PHÒNG KINH TẾ TỔNG HỢP PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN ĐIỀU HÀNH Chú thích: Chỉ đạo trực tiếp : Chỉ đạo gián tiếp : Tham mưu giúp việc : 1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn: a. Chức năng: + Tổng công ty: Trực tiếp chỉ đạo tổ chức sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm cùng một số mặt hàng khác ở trong và ngoài nước. Quản lý điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và các hoạt động khác mà Nhà nước cho phép nhằm đóng góp cho ngân sách và đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người lao động ở Tổng công ty. b. Nhiệm vụ và quyền lợi. Tổng công ty: Quản lý sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nông nguồn lực khác của Nhà nước theo qui định của Pháp luật để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó. Thực hiện các nghĩa vụ : Các khoản nợ phải thu, phải trả ghi trong bảng cân đối tài sản . Trả các khoản tín dụng Quốc tế mà Tổng công ty sử dụng theo quyết định vay của Chính phủ. Trả các khoản tín dụng điều Tổng công ty trực tiếp vay hoặc các khoản đã bảo lãnh. Thực hiện các nghĩa vụ quản lý trong kinh doanh : Đăng ký kinh doanh và kinh doanh theo đúng ngành nghề đăng ký, chịu trách nhiệm trước Pháp luật về kết quả hoạt động kinh doanh . Xây dựng chiến lược phát triển . Ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng kinh tế. Thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách. Thực hiện công khai tài chính hàng năm. 2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. 2.1. Giai đoạn trước năm 1996. 2.1.1. Thời kỳ 1946-1986. Được Nhà nước chính thức thành lập từ năm 1946. Tổng công ty có một thời gian dài phát triển và lớn mạnh cùng đất nước. Từ một Công ty chuyên thực hiện nhiệm vụ bảo đảm cho chiến đấu nay đã tham gia vào hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên trong những năm đầu của thời kỳ này kinh doanh chỉ mang tính tự phát, sơ khai. Nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng theo chỉ định của Nhà nước như hàng hóa vật tư máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và tiêu dùng theo nghị định thư của Nhà nước thuộc khối XHCN và thực hiện kinh doanh theo đơn đặt hàng của các đơn vị kinh doanh trong nước. Do có cơ quản lý kinh doanh là không quan trọng quan điểm ở tất cả các Doanh nghiệp Nhà nước là “lãi thu, lỗ bù”. 2.1.2. Thời kỳ 1987-1996. Cùng với sự thay đổi cơ chế quản lý của Nhà nước ,Tổng công tycũng tiến hành đổi mới hoạt động kinh doanh của mình chủ động mở rộng thị trường gắn sản xuất với cung ứng tiêu thụ ,bước đầu thiết lập cơ chế hạch toán độc lập. Xóa bỏ hoàn toàn hình thức kinh doanh theo nghị định thư ,Tổng công tychuyển dần sang cơ chế tự doanh khai thác .Đây là thời kỳ khó khăn nhất của Tổng công ty. C,Thời kỳ 1991-1996. Đây là thời kỳ cả nước thực sự mở cửa ,thị trường thực sự có sự quản lý của Nhà nước. Tổng công tytiến hành đa dạng hóa chủng laọi mặt hàng và hình thức kinh doanh .hình thức kinh doanh chủ yếu của thời ký này là tự khai thác thị trường theo mục tiêu trọng tâm phục vụ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Thực hiện hợp đồng kinh doanh dưới mọi hình thức : ủy thác liên doanh, liên kết sản xuất ,tự doanh..Kết quả đạt được thời kỳ này tăng gấp đôi so với giai đoạn trước. Tổng kim ngạch giai đoạn này bình quân 50-55 triệu USD/năm. Bảng 1: Kết quả kinh doanh 1991 – 1995 Năm 1991 1992 1993 1994 1995 Doanh số 280 630 362 395 445 Kim ngạch XNK 49,2 53 53,3 57 62,8 Nguồn: Tình hình kinh doanh XNK Đặc biệt Tổng công tythiết lập liên doanh với 2 Công ty lớn của nước ngoài tại Việt nam đó là : Liên doanh Coca-Cola với VinaLimex Thành phố Hồ Chí Minh có vốn góp 4640400 USD tương đương 51 tỷ đồng, liên doanh Crown với VinaLimex có vốn góp 3584000 USD tương đương 39,4 tỷ đồng. Tổng công tythực hiệnhững nghĩa vụ thuế và các khoản phải nộp khác đầy đủ với ngân sách Nhà nước năm sau cao hơn năm trước. Số liệu cho thấy doanh số kinh doanh của Tổng công tyqua các năm tăng lên rõ rệt, nói lên sự lớn mạnh của đơn vị về cả lượng và chất .Điều này thể hiện dưới kết quả sau: 69 Biểu đồ 1: Kết quả đóng góp nghĩa vụ thuế và các khoản thu khác đối với Nhà nước. Tỷ đồng 62,8 53,8 Các khoản phải nộp ngân sách 18,169 14,11 1991 1992 1993 1994 1995 Nguồn : Báo cáo thưòng niên từ 1991-1995 Do kết quả kinh doanh cao kéo theo thu nhập bình quân /người lao động / tháng ngày càng tăng. Từ 200.000 đông năm 1991 đến 618.000 đồng năm 1995. Biểu đồ 2: Thu nhập bình quân người lao động . 618 643 đơn vị 1000 đồng/tháng 480 300 200 1991 1992 1993 1994 1995 Nguồn : Báo cáo tổng kết thường niên 1991-1995 2.2,Giai đoạn từ 1996 đến nay. Năm 1996 đánh dấu sự kiện quan trọng của Tổng công ty: đây là năm đầu tiên sau khi được thành lập thực hiện(01/01/1996) Tổng công ty chính thức đi vào hoạt động . Để thực hiện nghiên cứu nặng nề mà cấp trên giao phó ,Tổng công ty tiến hành sắp xếp lại các đơn vị thành viên ,ổn định tổ chức khai công tác kinh doanh tại văn phòng Tổng công ty cũng như ở các đơn vị thành viên .Hoạt động kinh doanh của Tổng công ty thực hiện trên kế hoạch hàng năm đã xây dựng và được Nhà nước phê duyệt. Dựa trên kinh nghiệm tích lũy lâu dài và uy tín đối với các bạn hàng ,Tổng công ty tiến hành mở rộng thị trường kinh doanh ,đa dạng hóa mặt hàng ,từng bước nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ lao động nhằm tạo động lực cho sản xuất .Tuy nhiên ,Tổng công tycungc gặp rất nhiều khó khăn khi phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó sự thiếu vốn ,hạn chế trình độ lao động cũng như công nghệ sản xuất và chế biến cộng với một số đơn vị thành viên thua lỗ kéo dài cũng là những trở ngại làm giảm khả năng kinh doanh năngiá thu hồi vốn cũng như khả năng cạnh tranh của Công ty . Nhưng với sự nỗ lực của Ban lãnh đạo,Tổng công ty và Hội đồng quản trị Tổng công tytừng bước giải quyết tồn đọng vốn dần ổn định tài chính ,từng bước tích lũy để đầu tư cho phát triển kinh doanh. Cho tới nay Tổng công tyđã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ :các chỉ tiêu kế hoạch mà Tổng công ty đề ra hầu như đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch trung bình hàng năm là 10%/năm .Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm đều tăng thể hiện cụ thể : Kim ngạch xuất nhập khẩu : Biều 5 : Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu . Đơn vị : triệu đồng. Chỉ tiêu 1998 1999 99 so 98 (%) 2000 2000 so 1999 (%) Kim ngạch XK 40.199,8 427101 106,2 618539 145 Kim ngạch NK 469623 62784330 134 700141 115 Tổng 871621 1054944 120,4 1318680 125 Nguồn : Báo cáo tổng kết VinaFimex. Với số liệu thu được từ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở trên ta thấy giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu ở năm 1999 chỉ tăng 6,2 % so với năm 1998 .Điều này được lý giải bởi ảnh hưỏng của cuộc khủng hoảng trong khu vực nên năm 1999 có phần chững lại .Nhưng đến năm 2000 thì tình thế đã thay đổi kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên rõ rệt từ 6,2 % lên 2,5 % còn kim ngạch nhập khẩu giảm từ 34% xuống còn 15 % vào năm 2000. Như vậy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng so với năm 1999 la 25 % .Nhìn qua thầy đây là dấu hiệu tốt vì thực tế của sự gia tăng này là của kim ngạch xuất khẩu .Nếu tính theo ngoại tệ thì năm 2000 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 130,9 triệu USD vượt kế hoạch 18 % trong đó xuất khẩu đạt 72,4 triệu USD và nhập khẩu dạt 58,5 USD . Nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước: Hàng năm thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước là một trong những Doanh nghiệp được Cục thuế khen ngợi vì thành tích đóng góp .Cụ thể là tình hình thực hiện nghĩa vụ của Công ty đối với Nhà nước như sau: Bảng 6 :Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Chỉ tiêu 1998 1999 Mức tăng 99 so 98 2000 Mức tăng 2000 so 99 Thuế 656425 9536000 +47,69 102000 +69,6 Bảo hiểm 880522 1000511 +13,6 3399000 +30,97 Nguồn : Báo cáo kết quả tài chính 3 năm 98,99,2000. Nhìn vào số liệu báo cáo trên ta thấy kinh tế năm 98,99,2000 dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng Tổng công ty đã thực hiện rất tốt nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước : Mức thuế đóng cho ngân sách Nhà nước tăng so với năm 1998 là 47,69%, nhưng đến năm 2000,khoản này tăng lên đáng kể so với 1999 là 69,6% .Thuế bảo hiểm cũng vậy ,trong 3 năm Tổng công ty đóng bảo hiểm tăng rrát đáng kể từ 880522 triệu năm 1998 lên tới 3399 triệu năm 2000. Xu hướng đó cho thấy sự phát triển của Tổng công ty cũng như việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước của Tổng công tyrất tốt. Kết quả kinh doanh Bảng 7 :kết quả kinh doanh của Tổng công ty. Chỉ tiêu 1998 1999 Mức tăng 99 so 98 2000 Mức tăng 2000 so 99 Doanh thu 728535 805000 +10,5 1863393 +23,15 Chi phí 726289 800800 +10,26 1861249 +20,24 Lợi nhuận 2246 4200 +87 2144 -51,05 Theo số liệu thống kê đưa ra ta thấy trong 3 năm 1998 ,1999,2000 Tổng công ty có nhiều biến động .Cụ thể là trong 2 năm 98 và 99 thì vấn giữ mức tăng lợi nhuận tăng 87% so với năm 98. Cùng với lợi nhuận thì doanh thu và chi phí cũng tăng : doanh thu tăng 10,5% chi phí tăng 10,26% .Điều này chứng tỏ Tổng công ty phát triển ,mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh và hoạt động có hiệu quả thực hiện. Nhưng đến năm 2000 thì dù doanh thu và chi phí đều tăng nhưng lợi nhuận lại giảm một phần do năm 2000, giá nông sản rớt giá một cách thảm hại đặc biệt giá cafe chỉ bằng 1 /4 giá tiêu đen bằng 1 /2 ,giá điều nhân giảm dần 2000USD /tấn ,giá lạc nhân giảm ít nhưng các thị trường truyền thống như Indonexia ,Malaixia chưa phục hồi từ khủng hoảng .Tình hình này làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng chậm không tương xứng với tăng lượng .Giá đôla Mỹ diến biến phức tạp cũng là nhân tố ảnh hưởng mạnh tới lợi nhuận của Tổng công ty. Năm 2000 cũng là năm thực hiện chuyển giao cán bộ lãnh đạo và thay đổi cơ cấu tổ chức lại Tổng công ty và nhiều đơn vị thành viên .Tuy nhiên với sự cố gắng nỗ lực lớn của lãnh đạo và cán bộ ,công nhân viên toàn Tổng công ty, việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh có nhiều thuận lợi cụ thể đã được tổng kết qua bảng sau. Bảng 8:Tổng kết một số chỉ tiêu tài chính. Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Doanh thu 728535 805000 1863393 Chi phí 726289 800800 1861249 Lợi nhuận 2246 4200 2144 Nộp ngân sách Thuế Bảo hiểm 64,564 0,88 95,36 1,00 102,00 3,399 Lương bình quân 0,75 0,8 1,0424 Theo nguồn báo cáo tổng kết của phòng kinh tế tổng hợp. Để đạt được những kết quả đáng khích lệ trên trong những lý do quan trọng là Tổng công ty đã nhanh chóng chuyển đổi cơ chế quản lý hình thức kinh doanh mạnh dạn trẻ hóa đội ngũ cán bộ và đặc biệt đã xây dựng cho mình rất nhiều mặt hàng kinh doanh để đáp ứng nhu cầu kinh doanh xuất nhập khẩu . Theo số liệu thống kê hàng năm Tổng công ty kinh doanh khoảng trên 60 mặt hàng trong đó Tổng công ty trực tiếp kinh doanh trên 40 mặt hàng còn khoảng trên 20 mặt hàng kinh doanh .Cơ cấu mặt hàng này cho phép Tổng công ty giảm bớt rỉu ro trong kinh doanh cũng như tạo thêm việc làm cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên .Cùng với việc đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh,Tổng công ty xây dựng cho mình một số mặt hàng chủ lực dựa trên thế mạnh sẵn có của mình và những lơị thế Quốc gia.Trong những năm qua, kết quả xuất khẩu 5 mặt hàng chủ lực ngày càng lớn mạnh không chỉ về số lượng mà chất lượng ngày càng cao. Biểu hiện tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu của 5 thực hiện mặt hàng chủ lực: điều nhân ,cao su, lạc nhân ,hạt tiêu, cafe qua các năm tăng lên đáng kể cùng với kim ngạch xuất khẩu :giá trị sản lượng điều xuất năm 98 là 7,3 thực hiện triệu USD nhưng đến năm 2000 giá trị điều nhân xuất là 11,8 triệu USD . Tóm lại được hình thành và phát triển qua những biến cố quan trọng của Đất nước, Tổng công tyđã rrát cố gắng để tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi cơ chế mới chỉ là khởi đầu của một chặng đường mới ,nền kinh tế thị trường với những đặc trưng cơ bản của nó không cho phép bất kỳ một Doanh nghiệp nào hoạt động kém hiệu quả tồn tại. Nắm chắc được điều đó Tổng công ty cùng với sự trợ giúp của Nhà nước đã bỏ lại đằng sau những Doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh hoạt động kém hiệu quả và bứt phá lên cạnh tranh trên thị trường .Bản thân Tổng công ty cũng đã có cố gắng rất nhiều trong việc tạo mối liên kết giữa các đơn vị thành viên .Bởi vì ban đầu hoạt động của các đơn vị thành viên còn mang tính độc lập,riêng rẽ, chưa có sự phối hợp trong sản xuất kinh doanh. Trong khi đó môi trường kinh doanh của Tổng công tycó rất nhiều khó khăn dó là sự biến động về giá cả của thị trường Thế giới, sự cạnh tranh của các đơn vị có cùng chức năng xuất nhập khẩu sự đầu tư, chú trọng cho việc xuất khẩu chưa cao. Cho nên, bước sang năm 1999 Tổng công ty định hướng chiến lược phát triển ổn định công tác quản lý, chú trọng và phát triển thị trường đặc biệt Tổng công ty đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu. Từ đó Tổng công ty đã đạt mức tăng trưởng đáng kể ,các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra đều được hoàn thành vượt mức, mối liên hệ giữa các đơn vị sản xuất trong nội bộ Tổng công ty được chặt chẽ hơn, sự phối hợp trong sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. II. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ YẾU Ở TỔNG CÔNG TY VINAFIMEX. 1,Tình hình cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ở Tổng công ty. 1.1,Giai đoạn trước 1996. Đây là gia đạo khởi đâu của Tổng công ty với rất nhiều khó khăn .Ban đầu nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu là theo nghị định thư đảm bảo cho chiến đấu. Khi nền kinh tế nước ta thay đổi cơ chế ,Tổng công ty gặp vô vàn khó khăn đặc biệt là vấn đề vốn ,vấn đề cơ chế tự doanh tự khai thác. Trong thời kỳ này. Thế giới có nhiều biến động ,sự sụp đổ của các nước XHCN làm tan vỡ khối thị trường lớn của Tổng công ty. Cơ cấu mặt hàng kinh doanh có nhiều thay đổi do phải chuyển giao cho đơn vị sản xuất chuyên ngành để trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu .Khi nền kinh tế thực sự mở cửa Tổng công ty phát triển đa dạng chủng loại mặt hàng và hình thức kinh doanh .Cho nên việc xác định mặt hàng chủ lực của Tổng công tylà còn rất hạn chế mà mới chỉ còn ở mức hết sức sơ khai. 1.2,Giai đoạn 1996 đến nay. Sau khi được thành lập lại 1/1/1996.Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tổng công ty. Tổng công ty đã hình thành rõ nét bên cạnh việc đa dạnh hóa sản phẩm thì Tổng công ty chính thức đi vào hoạt động. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty là các mặt hàng nông sản được khai thác và chế biến tak các cơ sở sản xuất ở miền Bắc, miền Nam hoặc thu gom từ các nguồn hàng trung gian khác bao gồm 60 mặt hàng khác nhau trong đó có 5 loại nông sản chủ yếu cafe ,điều nhân, hạt tiêu, cao su, lạc nhân (chiếm tỷ trọng 75-90%) giá trị nông sản xuất khẩu .Trong những năm gần đây tỷ trọng của 5 nông sản này có xu hướng từ 74,46 % lên tới 89,34 % giá trị hàng xuất khẩu và tỷ trọng của mỗi loại này cũng có nhiều biến động .Cao su và lạc nhân có xu hướng giảm dần cafe ,điều nhân và hạt tiêu tăng lên .Trong năm 1999 cafe là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất (chiếm 38,3% tổng kim ngạch xuất khẩu ) tiếp đến là hạt điều và hạt tiêu (chiếm 22,23% và 21,03%). Mặc dù cơ cấu sản phẩm nông sản xuất khẩu của Tổng công tyrất đa dạng song hầu hết là sản phẩm qua sơ chế chứ không phải là sản phẩm chế biến. Do đó chất lượng sản phẩm không có nhiều thay đổi đáp ứng tiêu chuản cao mà bạn hàng yêu cầu. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chủ yếu ở Tổng công ty qua các năm được thể hiện qua bảng sau: Bảng 9 : Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty. S T T Mặt hàng 1998 1999 2000 S.lượng(tấn) G.trị Tỷ lệ S.lượng(tấn) G.trị Tỷ lệ S.lượng(tấn) G.trị Tỷ lệ Cao su 2033 2,1 6,9 1866 1,1 2,9 1786 1,07 2,6 Cafe 9585 11 36,18 10462 16,3 42,78 10309 16,06 39,1 điều nhân 1650 7,3 24,0 1962 8,98 23,56 2176 11,8 28,73 Hạt tiêu 1885 4,9 16,1 2234 9,49 24,9 2343 9,95 24,23 Lạc nhân 7873 5,1 116,8 3965 2,23 5,85 3900 2,19 5,33 Tổng 30,4 100 38,1 100 41,07 100 Nguồn : Báo cáo kinh doanh hàng năm của Tổng công ty Hiện nay, Tổng công ty đang xây dựng một cơ cấu mặt hàng chủ lực mà hạt điều , tiêu được xác định là mặt hàng số một .Tổng công tycó 3 cơ sở chế biến điều nhân tại các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu của Tổng công ty là kinh doanh từ sản xuất, chế biến đến thưong mại tạo một hệ thống kinh doanh từ gốc đến ngọn nhằm phát huy khả năg chuyên môn hóa của các đơn vị thành viên, đảm bảo cung cho thị trường mặt hàng điều, tiêu có chất lượng cao giá trị lơn và lượng cung cấp đều đặn. Như vậy, mặc được cafe trong các năm vừa qua chiếm tỷ trọng cao về giá trị và sản lượng nhưng Tổng công ty lại không chọn cafe là mặt hàng số một trong só mặt hàng chủ lực trong thời gian tới. Điều và tiêu là hai mặt hàng tuy chưa chiếm tỷ trọng số một nhưng lại có rất nhiều thuận lợi khi xây dựng chiến lược sản phẩm vơi hai mặt hàng là chủ đạo như : thâm niêm kinh doanh, hệ thống thu mua hai mặt hàng này rất tốt tạo chất lượng đầu vào khá đồng đều .Nói tóm lại điều, tiêu là hai mặt hàng lợi thế nhất của Tổng công ty,có khả năg cạnh tranh trên thị trường và mang lại kim ngạch xuất khẩu cao, lãnh trách nhiện đầu tầu trong sự phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới. 2,Thực trạng khả năng cạnh tranh của mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ở Tổng công tythực hiện. Tổng công ty kinh doanh chủ yếu là các mặt hàng nông sản mà chính nông sản lại là mặt hàng chưa được tiêu chuẩn hóa . Việc đưa ra tiêu chuẩn để thu mua nguồn hàng là rất khó khăn nên Tổng công ty thường áp dụng phương pháp thỏa thuận chất lượng khi thu mua và điều kiện của hợp đồng nước ngoài. Chất lượng mặt hàng nông sản nói chung và hạt điều nhân , hạt tiêu nói riêng là kết quả của các khâu kinh doanh trong Doanh nghiệp : khâu tạo nguồn, khâu chế biến, khâu bảo quản...Đới với khâu thu mua tạo nguồn ,trong những năm qua nhìn chung Tổng công ty thực hiện rất tốt và kết quả là Tổng công ty tạo được mối quan hệ khá chặt chẽ với người cung cấp cũng như chất lượng của điều và tiêu khá đồng đều .Bên cạnh đó thì khâu chế biến lại chưa được thực hiện tốt .Đây cũng chính là một hạn chế của hàng nông sản xuất khẩu nước ta ,bởi thực tế chúng ta có khả năng đảm bảo chất lượng ở nguồn hàng nhưng do công nghệ còn yếu nên hàng xuất khẩu còn chủ yếu là qua sơ chế. Chính điều này là một nguyên nhân làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng chậm hơn so với sản lượng xuất khẩu . Cũng như khâu chế biến, khâu bảo quản các mặt hàng nông sản khi thu mua về và chế biến xong cũng chưa được thực hiện tốt : rất nhiều kho hàng chưa khô ráo ảnh hưởng tới độ ẩm của hàng hóa thực hiện,nhiệt độ và ánh sánh chưa được phù hợp cũng là nhân tố tác động không tốt tới chất lượng của hàng hóa thậm chí còn làm sản phẩm biến chất .Việc vệ sinh khách hàng không thường xuyên là nguyên nhân gây ra các loại vi khuẩn ,côn trùng ,nấm mốc hoạt động . Ngoài những hạn chế trên thì Tổng công tyđã làm tốt những khâu qui cách phẩm chất trong khi thu mua thực hiện, những điều kiện về giá cả thời gian thanh toán thiết lập mối quan hệ tốt với ngời cung cấp có được những thị trường ổn định..Trong những điểm mạnh đó thì khâu thu mua tạo nguồn là khâu Tổng công ty thực hiện tốt nhất. 2.1 Thu mua tạo nguồn ở Tổng công ty Đối với Tổng công ty VinaFimex thì khâu thu mua tạo nguồn là khâu đầu tiên của quá trình kinh doanh .Nó có vai trò rất quan trọng trong việc tạo nguồn hàng ỏnn định đặc biệt trong thời đại hiện nay việc tranh mua , tranh bán dẫn tới việc ép giá đối với Doanh nghiệp lại luông xảy ra . Nguồn hàng ổn định là tiền đề cho sự phát triển kinh doanh của Tổng công ty, là biện pháp tích cực đẻ chủ động nguồn hàng. Mặt khác tổ chức tốt công tác thu mua sẽ nâng cao vị thế cạnh tranh của Tổng công ty. Nguồn hàng nông sản của Tổng công ty nằm rải rác khắp từ Bắc vào Nam. Miền Bắc : mặt hàng chủ yếu của Tổng công ty phần lớn ở Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa , Hải Phòng. Miền Trung : nguồn chủ yếu ở các tỉnh Quảng Nam , Nghệ An ,Hà Tĩnh. Miền Nam : Tây Ninh và Long An là 2 tỉnh cung cấp cho Tổng công ty chiếm khoảng 45% tỷ trọng hàng thu mua của toàn miền. Nguồn phụ khác : các tỉnh Gialai ,Đắc Lắc ,Ninh Bình. Trung bình hàng năm Tổng công ty thu mua ở của 3 miền 12,5 nghìn tấn hàng nông sản (miền Bắc chiêm 32% ,miên Trung chiếm 30%, miền Nam chiếm 38% tổng sản lượng thu mua). Với nguồn hàng nằm rải rác như vậy nên hình thức thu mua mà Tổng công ty thường áp dụng là : mua đứt bán đoạn và phương thức trao đổi hàng trong đó mua đứt bán đoạn là hình thức thu mua chủ yếu (chiếm 80% giá trị thu mua ). 2.1.1. Hình thức mua đứt bán đoạn. Đây là hình thức mà Tổng công ty dựa trên yêu cầu của đơn đặt hàng từ phía khách hàng nước ngoài để đưa ra những điều kiện phù hợp cho hợp đồng thu mua về chất lượng thực hiện,số lượng ,giá cả phương thức thanh toán, thời gian giao hàng. Hình thức nay cho phép Tổng công ty có hàng nhanh có hàng đúng yêu cầu từ đơn đặt hàng nước ngoài vì trong hợp đồng thu mua qui cách phẩm chất được miêu tả rất cụ thể như : lạc nhân chính vụ, hạt lạc màu hồng nhạt trắng tự nhiên không lẫn pha màu khác, hạt lạc phải căng, mẩy đều chiếm 90 % tỷ lệ số hạt, cỡ hạt 200-220 hạt trên 100 g, độ ẩm 8,5%, tạp chất 1%, hạt không hoàn toàn 8%. Aslatoxin dưới 5 phẩn tỷ. Hình thức mua đứt bán đoạn là hình thức nhanh gọn ,phù hợp với yêu cầu hai bên. hình thức này cho phép Tổng công ty so sánh giá mua và giá bán cũng như các giá mua với nhau nên có được lợi nhuận tối đa .Các chi phí về lưu thông hàng hóa được Công ty tính toán moọt cách chặt chẽ chính xác. Mặt khác qua kiểu mua này không thông qua trung gian nên Tổng công ty chủ động được giá bán và giá mua nên có thề đạt được lợi nhuận tối đa, quá trình nhanh gọn tăng vòng quay của vốn ,tăn hiệu quả kinh doanh . Bên cạnh những ưu điểm trên thì hình thức mua này có tính rỉu ro cao ,nhiều khi Tổng công tybị lỗ do những biến động thất thơòng trên thị trường điều giá cả mà Công ty không kiêmt soát được .Mặt khác theo hình thức này ,chất lượng hàng hóa không đồng đều và không cao. Sau quá trình mua bán giữa Tổng công tyvà người bán không còn ràng buộc gì với nhau do đó những lô hàng tiêpp theo của người bán khả năng mua của Tổng công tysẽ giảm điều sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa những người mua. Trong 3 năm qua, giá trị thu mua hàng nông sản xuất khẩu của Tổng công ty theo phương thức này là : Đơn vị : USD Năm 1998 1999 2000 Tổng giá trị mua 4464000 5581000 7011200 Trị giá mua theo hình thức mua đứt bán đoạn 3571200 4833140 5109000 Tỷ trọng(%) 80 86,6 72,86 2.1.2. Phương thức trao đổi hàng . Đối với phương thức này đòi hỏi quá trình mua bán lâu dài nên có sự ràng buộc giữa người mua và ngươì bán. Tổng công ty có điều kiện thuận lợi trong thu mua tạo khả năng nguồn nông sản khai thác ổn định và giảm sự cạnh tranh trong khâu thu mua với những lô hàng tiếp theo. Nhưng phương thức này quá trình trao đổi vốn dài làm cho khả năng quay vòng vốn chậm hiệu quả không cao. Nhiều khi Tổng công ty còn bị chiếm dụng vốn vì quá trình trao đổi hàng không đều. Dưới đây là giá trị hàng nông sản thu mua xuất khẩu của Tổng công ty theo phương thức trao đổi hàng . Đơn vị : USD Năm 1998 1999 2000 Tổng giá trị thu mua hàng nông sản xuất khẩu 4464000 5581000 7011200 Trị giá thu mua hàng nông sản xuất khẩu theo phương thức trao đổi 118296 84430 93540 Tỷ trọng(%) 2,65 1,52 1,334 Nhìn chung công tác thu mua hàng nông sản của Tổng công ty trong những năm qua đã tạo mối quan hệ với người cung cấp khá chặt chẽ. Tuy nhiên, do hạn chế về vốn nên Tổng công ty cũng rất ít đặt tiền cho người cung cấp trước vụ để khuyến khích họ chăm bón và thu hoạch tốt tránh tình trạng nông dân chạy theo năng suất bỏ qua chất lượng . Mặt khác ,nguồn hàng của Tổng công ty không tập trung mà nằm rải rác từ Bắc vào Nam điều này không tránh khỏi những ảnh hưởng thời tiết của từng miền ảnh hưởng nghiêm trọng tới khâu thu mua. Đông thời đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến cũng rải rác khắp các miền .Tuy nhiên nguồn hàng không tập trung sẽ không tốt cho khâu thu m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1000.DOC
Tài liệu liên quan