MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
Danh mục bảng biểu, sơ dồ, hình vẽ . 6
MỞ ĐẦU 7
1. Tính cấp thiết của đề tài 7
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 7
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 8
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN XUẤT CÀ PHÊ VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TIÊU THỤ CÀ PHÊ THẾ GIỚI 9
1.1. Khái quát về cây cà phê và các sản phẩm cà phê 9
1.1.1. Khái quát về cây cà phê 9
1.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cà phê. 10
1.1.3 Ý nghĩa của sản xuất cà phê 14
1.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê và thị trường cà phê quốc tế 17
1.2.1 Tình hình sản xuất 17
1.2.2 Tình hình tiêu thụ cà phê trên thế giới 18
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU VỀ KINH TẾ - TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÀ PHÊ NƯỚC TA. 22
2.1 Những thuận lợi và khó khăn 22
2.1.1 Những thuận lợi 22
2.1.2. Khó khăn 24
2.1.3 Đánh giá chung 26
2.2 Những thành tựu và thực trạng 27
2.2.1 Những thành tựu đạt được 27
2.2.2 Những thực trạng 31
CHƯƠNG 3: NHỮNG PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO VỀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ DỰA TRÊN MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG 37
3.1 Các biến trong mô hình 37
3.1.1 Biến phụ thuộc gồm: 37
3.1.2 Biến độc lập gồm: 37
3.2 Xây dựng và phân tích mô hình 38
3.2.1 Mô hình 38
3.2.2 Giả thiết 38
3.2.3 Ước lượng 38
3.2.4 Kiểm dịnh 47
3.3 Dự báo sản lượng cà phê 50
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP 54
4.1 Mục tiêu 54
4.1.1 Căn cứ chủ yếu 54
4.1.2. Mục tiêu phát triển cà phê 57
4.2 Phương hướng 58
4.3 Giải pháp chủ yếu 59
4.3.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm: 60
4.3.2 Đầu tư xây dựng, áp dụng công nghệ vào sản xuất, giảm giá thành sản phẩm 61
4.3.3 Quy hoạch, quản lý nguồn nguyên liệu, điều tiết nguồn cung. 63
4.3.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội Cà phê – ca cao 64
KẾT LUẬN 67
TAÌ LIỆU THAM KHẢO .68
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9590 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng cà phê bằng mô hình kinh tế lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đãi đối với các tác nhân tham gia kênh sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê như lãi suất thấp, khoanh nợ, giãn nợ…nhưng tất cả các yếu tố để tiếp cận với chính sách này đều chưa tốt. Đầu tiên là những quy định về vay vốn hiện nay chủ yếu quan tâm đến giá trị thế chấp hơn là khả năng sinh lợi của dự án vay. Việc quy định tỷ lệ tiền vay không vượt quá một tỷ lệ % nhất định của giá trị tài sản cũng gây khó khăn cho người có nhu cầu vay vốn. Thiếu tài sản thế chấp là cản trở lớn nhất đối với những người trồng cà phê nghèo và các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Hơn nữa các thủ tục hành chính của các ngân hàng chưa thông thoáng, gây nhiều khó khăn cho người vay.
Thứ ba, vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn nhanh chưa tương xứng, mặc dù trong mười năm qua, nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng như giao thông, truyền thông, thủy lợi, điện…đã có những chuyển biến đáng kể.
Bên cạnh đó, hệ thống kiểm tra, giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm còn yếu kém và lạc hậu. Các nước có mức tiêu thụ cà phê lớn coi trọng vấn đề kiểm tra và giám sát chất lượng, xuất xứ và thương hiệu của hàng hóa. Trong khi đó ở Việt Nam hoạt động này chưa được chú trọng đối với ngành cà phê từ sản xuất đến xuất khẩu. Hiện tượng bán hàng giả dưới tên các thương hiệu cà phê nổi tiếng có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây. Điều này tạo nên những bất lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ do chi phí bảo vệ thương hiệu vượt quá sức của họ.
Các xu hướng gần đây trên thị trường cà phê thế giới cho thấy khả năng cạnh tranh cao của cà phê Việt Nam khó duy trì trong thời gian tới bởi:
- Thứ nhất, xu hướng tiêu dùng sẽ tiếp cận với các sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm hữu cơ và sản phẩm sạch.
- Hệ thống kiểm tra giám sát quốc tế với nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm sẽ buộc người trồng cà phê giảm dần phân bón và qua đó năng suất sẽ có xu hướng giảm
- Tăng trưởng cà phê trong quá khứ chủ yếu dựa trên tăng diện tích trồng đặc biệt là phá rừng và khai thác nguồn nước ngầm không phải trả thuế. Hiện nay nhiều nơi đã bắt đầu gặp xu hướng môi trường suy thoái, cản trở tăng năng suất và giá thành bị đẩy lên cao.
2.1.3 Đánh giá chung
Tóm lại, Việt Nam có lợi thế về:
+ Điều kiện tự nhiên: phù hợp với cà phê vối.
+ Lao động: lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ.
+ Cảng biển nên vận chuyển dễ dàng, thuận tiện xuất khẩu cà phê đi các nước trên thế giới.
2.2 Những thành tựu và thực trạng
2.2.1 Những thành tựu đạt được
Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam năm 1870. Người Pháp đã mang cây cà phê Arabica từ đảo Bourbon sang trồng ở phía Bắc Việt Nam sau đó mở rộng sang các vùng khác. Năm 1930, Việt Nam có khoảng 5900 ha cà phê
. Đến năm 1990, Việt Nam có khoảng 119300 ha. Giữa thập kỷ 90, giá tăng đã khuyến khích người trồng cà phê Việt Nam mở rộng diện tích trồng và tăng thâm canh cà phê. Tổng diện tích cây cà phê năm 2000 lên đến 516,7 nghìn ha, chiếm 4,14% tổng diện tích cây trồng của Việt Nam, đứng thứ ba chỉ sau hai loại cây lương thực chủ lực là lúa (chiếm 61,4%) và ngô (chiếm 5,7%).
Kể từ ngày 07/11/2006 Việt Nam được kết nạp làm thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đến nay đã được 2 năm. Việc trở thành thành viên của WTO đã mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội lớn và cả những thách thức lớn. Ngành cà phê Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhìn lại những vấn đề đặt ra sau hơn 2 năm gia nhập WTO ta thấy ngành cà phê Việt Nam trong một thời gian không dài chỉ trong vòng 26 năm, trong một phần tư thế kỷ, kể từ sau năm 1975 đã có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ kỷ lục so với nhiều nước trồng cà phê khác trên thế giới. Bước sang thế kỷ 21, Việt Nam đã có diện tích khoảng 500.000 ha với lượng cà phê xuất khẩu hàng năm khoảng 850.000 tấn. Cà phê Việt Nam được bán sang trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên các châu lục
Ngành cà phê Việt Nam trong một thời gian không dài chỉ trong vòng 26 năm, trong một phần tư thế kỷ, kể từ sau năm 1975 đã có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ kỷ lục so với nhiều nước trồng cà phê khác trên thế giới. Bước sang thế kỷ 21, Việt Nam đã có diện tích khoảng 500.000 ha với lượng cà phê xuất khẩu hàng năm khoảng 850.000 tấn. Cà phê Việt Nam được bán sang trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên các châu lục.
Từ những năm 1990, 1991 sau sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu việc bán cà phê theo nghị định thư của nhà nước không còn nữa, cà phê Việt Nam bắt đầu được tiếp xúc rộng rãi với thị trường thế giới và đầu năm 1991 Việt Nam bắt đầu gia nhập, là thành viên chính thức của Tổ chức quốc tế về cà phê (ICO). Cho đến nay, năm 2007 cà phê Việt Nam đã được tiêu dùng ở 74 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp các châu lục. Và chỉ sau 25 năm phát triển sang đầu thế kỷ 21 Việt Nam đã chiếm vị trí thứ 2 trên thế giới về lượng cà phê xuất khẩu chỉ sau Brazil.
Trong 7 vụ cà phê gần đây từ 2000/01 đến 2006/07, thống kê 10 nước hàng đầu mua cà phê Việt Nam đã mua 4.283.511 tấn cà phê bình quân mỗi vụ mua tới 611.930 tấn chiếm thị phần tới 73,33%. Còn lại hơn 60 thị trường khác chỉ mua 1.557.556 tấn, bình quân niên vụ 222.508 tấn chiếm thị phần chỉ có 26,67%. Có thể nói rằng trong những năm qua trong thời gian không dài, chỉ có hơn 10 năm ngành cà phê Việt Nam đã có được những thị trường lớn, có thể coi là thị trường truyền thống của mình bởi lẽ các thị trường này nhập khẩu cà phê Robusta Việt Nam với khối lượng tương đối lớn và đều đặn cả những năm khủng hoảng giá thấp và những năm giá cao. Nếu xem xét thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam theo từng châu lục thì có thể thấy thị trường lớn nhất là châu Âu với tỷ trọng 61,28%, thấp nhất là châu Phi chỉ chiếm 3,75%.
Nhìn lại tình hình ngành cà phê Việt Nam những năm qua chúng ta thấy rõ sự phát triển đạt tốc độ rất cao đáng ca ngợi, tự hào. Như trên đã nêu, ngành cà phê Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong vòng 30 năm lại đây về mở rộng diện tích, thâm canh tăng năng suất và tăng khối lượng cà phê xuất khẩu. Đến nay cà phê đã trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ đô la Mỹ và chiếm 1 tỷ trọng khá lớn trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của cả nước. Cây cà phê đã góp phần khai thác tiềm năng đất đai, lao động và khí hậu ở cao nguyên và miền núi, tạo nên công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu nông dân.Theo thống kê thì cả nước có trên 500.000 hộ nông dân trồng cà phê và có trên 1 triệu nhân khẩu có cuộc sống liên quan với cây cà phê.
Trong cộng đồng cà phê quốc tế, ngành cà phê Việt Nam được đánh giá cao về tốc độ phát triển nhanh chưa từng có và vườn cà phê Việt Nam đạt năng suất cao hàng đầu thế giới. Nhiều doanh nghiệp cà phê Việt Nam và cả các hộ nông dân trồng cà phê đã tham gia và được cấp các chứng chỉ như UTZ Certified, Fair Trade, cafe 4C, và cũng có nhiều doanh nghiệp đang phấn đấu sản xuất cà phê hữu cơ.
Tại Việt Nam, do lợi nhuận từ cà phê cao, người dân đã tăng diện tích trồng bằng nhiều cách khác nhau như phá bỏ các loại cây khác, phá rừng…để trồng cà phê. Trong nửa cuối thập kỷ 90, diện tích cà phê của Việt Nam tăng trung bình 23,9%/năm, sản lượng tăng trên 20%/năm; và năm 1994, 1995, 1996 sản lượng tăng nhanh với mức độ tăng lần lượt là 48,5%, 45,8% và 33%. Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng thứ hai (sau gạo) của Việt Nam, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu lần đầu vượt 1 tỷ USD, năm 2007 kim ngạch đã vượt mức 1,5 tỷ USD.
Năm 2007,2008 là những năm thành công đối với ngành cà phê của nước ta. Năm 2007, lượng cà phê xuất khẩu đạt 1.209 nghìn tấn và kim ngạch đạt 1.88 tỷ USD. Đặc biệt, năm 2008 ngành cà phê Việt Nam xuất khẩu đạt 954 nghìn tấn với kim ngạch 1,95 tỉ USD, giảm 22,4% về lượng nhưng vẫn tăng 2,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. Tính trung bình cả năm 2008, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 2.044 USD/T, tăng 31% so với năm 2007.
Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam dự báo, xuất khẩu cà phê Việt Nam trong năm 2009 ước đạt 980 nghìn tấn với giá trung bình khoảng 1.800 USD/T, tương đương với kim ngạch khoảng 1,764 tỉ USD, giảm 8,6% về lượng và giảm 17,4% về trị giá so với năm 2008.
Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam (triệu USD)
Năm
Cà phê
Tổng kim ngạch cả nước
% Tổng kim ngạch
2003
504,8
2,5
20.176,0
2004
641,0
2,42
26.503,3
2005
735,5
2,27
32.442,0
2006
1.217,2
3,06
39.826,2
2007
1.880,3
3,87
48.561,4
Tháng 3 năm 2008
682,5
5,19
13.160,8
Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu- Bộ Công Thương
Cà phê được coi là cây trồng mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp của các tỉnh Tây Nguyên. Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư hàng chục tỷ đồng mua sắm trang thiết bị hiện đại, nhằm từng bước nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu.
Nước ta sản xuất và xuất khẩu hai loại cà phê chủ yếu là cà phê Robusta và cà phê Aribica. Cà phê Robusta chiếm hơn 65% diện tích (90% sản lượng). Về chất lượng và hương vị thì cà phê Robusta không thể so sánh với cà phê Arabica. Tuy nhiên, giống này vốn được trồng nhiều ở Châu phi, vùng có khí hậu nóng ẩm, chất lượng khong cao, khi được trồng ở vùng cao nguyên nước ta đã làm cho chúng có được hương vị đặc biệt, chất lượng thơm ngon, nó hoàn toàn có thể cạnh tranh được với cà phê Arabica của các nước khác.
Xuất khẩu cà phê chiếm 13% tổng giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam, trở thành nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới, chiếm 43% thị phần cà phê vối thế giới.
2.2.2 Những thực trạng
Tuy nhiên qua cuộc khủng hoảng cung cấp thừa trên phạm vi toàn cầu vừa qua chúng ta có thể thấy rõ ngành cà phê nước ta đã bộc lộ không ít điểm còn chưa thực sự bền vững, và sau khi gia nhập WTO chúng ta cũng gặp nhiều thách thức phải vượt qua.
Những vấn đề cần được quan tâm nhất của ngành cà phê nước ta là:
Vấn đề chất lượng sản phẩm. Mặc dù có nhiều thành tựu, diện tích, năng suất, sản lượng cà phê nước ta không ngừng tăng lên nhưng chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm vẫn cao, chất lượng cà phê còn thấp, nên giá bán sản phẩm giảm, dẫn đến sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới chưa cao. Cà phê xuất khẩu của Việt Nam có khối lượng lớn, trong đó chủ yếu là cà phê Robusta nhưng chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chưa đồng đều, đặc biệt là số lượng cà phê xuất khẩu bị thải loại còn chiếm tỷ lệ cao (hơn 80%) trong tổng số cà phê bị thải loại của thế giới. Chất lượng cà phê Robusta của nước ta không cao là tác động tổng hợp của cả quá trình trồng trọt, thu hái, chế biến dẫn đến.
Sản lượng cà phê vối của Việt Nam lớn nhất nhưng chưa có khả năng dẫn dắt giá cả thị trường do chất lượng cà phê không cao. Cơ hội xuất khẩu của cà phê Việt Nam rất sáng sủa. Trên thực tế sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục trong những năm gần đây. Nhưng thực tế người tiêu dùng thế giới ít biết đến cà phê Việt Nam. Nói cách khác, cà phê Việt Nam xuất hiện như một loại nguyên liệu chứ không phải một thương hiệu.
Nguyên nhân là do chất lượng cà phê xuất khẩu Việt Nam còn thấp. Nhà phân tích thị trường cà phê FO Litchs cho biết, trong số cà phê đạt tiêu chuẩn chất lượng của Ủy ban Điều hành Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) do thị trường cà phê London (LIFFE) phân loại năm 2005 thì Việt Nam chiếm 89%, năm 2006 là 88%, năm 2007 chất lượng cà phê có khá hơn nhưng vẫn chiếm 66%.
Báo cáo của Uỷ ban điều hành ICO nhận định sự chậm trễ áp dụng tiêu chuẩn chất lượng mới của Việt Nam đã làm tăng lượng cà phê bị loại ra theo phân loại của LIFFE. Chúng ta vẫn đang áp dụng Bộ tiêu chuẩn cũ 4193: 93 mà Bộ khoa học Công nghệ đã quyết định thay thế bằng Bộ tiêu chuẩn mới 4193: 2001 rồi 4193: 2005. Đây là một vấn đề đang gây tranh cãi trong ngành cà phê. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đưa ra một lộ trình cho ngành cà phê Việt Nam phấn đấu áp dụng Tiêu chuẩn nhà nước TCVN 4193: 2005 vào năm 2010. Chúng ta hy vọng rằng chất lượng mặt hàng cà phê Việt Nam sẽ có nhiều tiến bộ.
Theo đánh giá của cục chế biến nông, lâm, thủy sản, quy trình canh tác, thu hoạch, sơ chế, bảo quản của cà phê chưa đem lại hiệu quả cao nhất. Có đến 45% cơ sở xay xát từ cà phê quả ra cà phê hạt không đạt tiêu chuẩn đã ảnh hưởng đến tiêu chuẩn của cà phê nguyên liệu. Đặc biệt là chất lượng sản phẩm xuất khẩu thì năng lực chế biến ở khâu sơ chế mới đạt 20% khâu tinh chế đạt 40% và công nghệ sấy chất lượng cao chỉ đạt 20%.
Theo đánh giá của ICO, Việt Nam chậm áp dụng tiêu chuẩn mới đã làm tăng khối lượng cà phê phẩm chất kém. Hiện nay, trong xuất khẩu cà phê, Việt Nam vẫn áp dụng bộ tiêu chuẩn cũ TCVN 4193:93 ban hành từ năm 1993. Đầu năm 2006, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành tiêu chuẩn mới TCVN 4193:2001. Tuy nhiên, bộ tiêu chuẩn này vẫn chưa nhận được sự quan tâm của doanh nghiệp và cho đến nay, còn không ít doanh nghiệp áp dụng bộ tiêu chuẩn năm 1993. Ngay trên bản giới thiệu sản phẩm của một số đơn vị xuất khẩu cũng chính thức ghi những tiêu chuẩn theo bản TCVN 4193:93. Vì vậy, dù là nước dẫn đầu xuất khẩu cà phê vối nhưng doanh số và giá trị gia tăng của doanh nghiệp Việt Nam luôn bị trừ lùi 180-200 USD/tấn.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngành cà phê Việt Nam ngày nay vấn đề này cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc các vấn đề sử dụng các loại hoá chất trong bảo vệ thực vật. Chúng ta khuyến khích áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) không dùng thuốc trừ sâu bệnh trong danh mục cấm của nhà nước và với liều lượng, nồng độ, phương pháp cho phép.
Vừa qua Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam đã nhận được báo cáo khảo sát mặt hàng cà phê của các nước cung cấp cà phê nhân cho Nhật Bản, trong đó có báo cáo số 6 về Việt Nam của Promar Nhật Bản do Hiệp hội cà phê toàn Nật Bản chủ trì, tiến hành từ tháng 4 đến đầu tháng 8 năm 2007. Trong báo cáo này Promar Nhật Bản đã khảo sát một loạt 24 nước trong đó có Việt Nam, người ta đã nêu ra mức tồn dư tối đa của 14 loại nông dược trong hạt cà phê do Uỷ ban Codex quy định.
Báo cáo cũng liệt kê tóm tắt các loại thuốc trừ sâu bệnh và trừ cỏ dại đã dùng cho cà phê ở Việt Nam nói chung đều ở mức thấp và trung bình. Người ta cũng đưa ra bảng thống kê so sánh các nước cung cấp cà phê cho Nhật Bản trong đó có Brasil, Colombia, Indonesia, Ethiopia, Guatemala, Việt Nam, tất cả 24 nước, Việt Nam được xếp thứ 6 về lượng nhập khẩu cà phê của Nhật Bản năm 2006 với 31.000 tấn.
Điều đáng mừng là Việt Nam chưa mắc lỗi nghiêm trọng nào, nhưng rõ ràng đây là một cảnh báo cho toàn ngành cà phê Việt Nam trong việc sử dụng hoá chất để bảo vệ thực vật. Trong thư của ông giám đốc Hiệp hội cà phê toàn Nhật Bản có ghi rõ là ở cà phê Việt Nam có một số dư lượng thuốc được tìm thấy là Glyphosate 0,02 chưa vượt quá mức giới hạn theo quy định của Bộ y tế Lao động và phúc lợi. Hiệp hội cà phê toàn Nhật Bản cũng nhắc chúng ta cần quan tâm vì có thể những chất này sẽ phát sinh vấn đề vượt qua ngưỡng trong tương lai.
Ngoài vấn đề dư lượng thuốc trừ sâu, ngành cà phê còn cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề nấm mốc và nhiễm Ochratoxyn A (OTA) trong cà phê.
Xây dựng ngành cà phê phát triển bền vững trên cả 3 phương diện: kinh tế, môi trường và xã hội. Một vấn đề quan trọng là áp dụng thực hành nông nghiệp tốt, thực hành chế biến tốt (GAP và GMP). Cà phê Việt Nam được đánh giá là có năng suất cao nhất thế giới. Đó là kết quả của việc thâm canh cao độ vườn cây với việc tăng cường bón phân tưới nước cho cà phê. Nước, phân, cần, giống là những yếu tố quyết định năng suất cà phê.
Tuy nhiên cũng không thể lạm dụng quá mức các yếu tố đó. Bón nhiều phân hoá học, tưới nước với một lượng quá cao, tưới không đúng phương pháp đều tác động xấu đến đất trồng và qua đó ảnh hưởng đến độ bền vững của vườn cây.
Chúng ta chủ trương xây dựng hệ thống thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trên cơ sở thân thiện với môi trường, thân cận sinh thái. Vườn cà phê có cây che bóng, có đai rừng, trồng xen theo hướng đa dạng sinh học, đa dạng sản phẩm. Người ta đã trồng xen trong vườn cà phê các cây ăn quả như sầu riêng, cây hoa hoè, cây quế và cả cây ca cao... Cũng có thể trồng xen hồ tiêu trong vườn cà phê với cây choái sống là cây ngân hoa (silk oak) họ Proteaceae- chẹo thui. Đây là một công thức có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao và đã được áp dụng khá rộng rãi ở Ấn Độ.
Trong sản xuất cà phê thường sản sinh ra nhiều chất thải, nhất là trong khâu chế biến với cả 2 phương pháp chế biến khô và ướt.
Cần có biện pháp xử lý chất thải cả chất thải lỏng và chất thải rắn. Vấn đề này đã được nghiên cứu và có các điểm trình diễn ở nhiều nơi từ Quảng Trị đến Sơn La, Gia Lai, Đaklak, Lâm Đồng... Quan tâm vấn đề này là quan tâm đến môi trường sống. Nhiều doanh nghiệp trong ngành cà phê đã đăng ký và được cấp chứng chỉ ISO 9000 về chất lượng cà phê. Nhưng việc đăng ký chứng chỉ 14.001 còn chưa được quan tâm phổ biến.
Rõ ràng ngành cà phê Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế còn nhiều việc phải làm.
Ổn định diện tích cà phê góp phần ổn định cân bằng cung cầu trên thị trường cà phê quốc tế.
Hạn chế việc đua nhau mở rộng diện tích ra ngoài quy hoạch do giá cả lên cao là cần thiết. Như trên đã nói, ngành sản xuất cà phê nước ta đã đạt đến cái ngưỡng của nó. Với khoảng nửa triệu hecta cà phê, hàng năm làm ra khoảng 1 triệu tấn sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu là phù hợp. Thực ra chúng ta cũng khó mở thêm diện tích cà phê vì đất đai hạn chế. Chúng ta còn phải dành đất cho nhiều loại cây trồng khác như cao su, hồ tiêu, ca cao, điều....
Tuy nhiên đảm bảo diện tích ổn định cũng không phải là dễ vì hiện nay cũng đã có hàng chục vạn hecta cà phê đã đến tuổi già cỗi cần được tạo hình trẻ lại hoặc trồng thay thế. Cần kết hợp việc trồng lại vườn cà phê với việc thay đổi giống cà phê với các đầu dòng ưu tú chọn lọc của cà phê vối. Và cũng tính đến việc thay một số diện tích cà phê vối bằng cà phê chè. Trong một số hội nghị của ngành cà phê gần đây cũng có nhiều ý kiến về việc sử dụng đất các vườn cà phê già cỗi đã thanh lý để trồng ca cao. Đây là một điều hợp lý về thực tế cho thấy không thể trồng lại cà phê trên các vườn cũ, và có thể đưa vào một cây mới là ca cao.
Bên cạnh đó, sản xuất cà phê của Việt Nam vẫn ở trong quy mô nhỏ lẻ, các doanh nghiệp chưa chú trọng đến kỹ thuật mà chỉ quan tâm đến khâu chế biến và tiêu thụ.
Hiện nay, nước ta có gần 490 nghìn hecta đất trồng cà phê (trong đó Tây Nguyên chiểmt tới 90% diện tích đất trồng với 439 nghìn hecta) với năng suất gần 1,7 tấn/ha, sản lượng bình quân mỗi năm gần 1 triệu tấn. Sản phẩm chủ yếu là cà phê nhân xuất khẩu, cà phê rang xay và cà phê hòa tan. Cà phê xuất khẩu chiểm 90% cà phê của cả nước. Với lợi thế về khí hậu, chất lượng giống và chi phí vận chuyển, song có đến 95% sản lượng cà phê là sản xuất ở quy mô nhỏ, trên 80% số nông trại có diện tích dưới 2 hecta và hộ thấp nhất chỉ 2-3 sào/ hộ, đó là nguyên nhân lớn nhất dấn đến tình trạng chất lượng cà phê không đồng đều, khiển cho giá cà phê nước ta thấp hơn 10% so với giá các sản phẩm cùng loại trên thế giới.
Việc các doanh nghiệp đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại là một điều đáng mừng ở nước ta. Tuy nhiên, đầu tư công nghệ chế biến là điều cần thiết nhưng người nông dân trực tiếp sản xuất mới đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng cà phê. Họ là người trực tiếp làm ra sản phẩm từ khâu thu hoạch đến bảo quản, chế biến. Thế nhưng, người nông dân nước ta vẫn còn hạn chế trong việc nhận thức, trình độ canh tác lạc hậu, thói quen chăm sóc, thu hái bừa bãi, không theo quy trình. Họ không quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà chỉ quan tâm giá cả dao động thế nào. Đó là một rào cản khiến chất lượng cà phê Việt Nam luôn bị đánh giá thấp.
CHƯƠNG 3: NHỮNG PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO
VỀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ DỰA TRÊN
MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG
Trong chương này, em sẽ xem xét sự tác động của một số nhân tố như diện tích trồng cà phê, lượng mưa, chi phí sản xuất một tấn cà phê của người nông dân cùng với giá xuất khẩu của cà phê Việt Nam, giá cà phê thế giới.... đến sản lượng cà phê của nước ta, đặc biệt là ở tỉnh Tây Nguyên.
3.1 Các biến trong mô hình
3.1.1 Biến phụ thuộc gồm:
Để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới sản lượng cà phê của nước ta, mà tại Tây Nguyên sản lượng cà phê chiếm đến 92% nên em đã sử dụng bộ số liệu từ năm 2000 tới năm 2006 của các tỉnh Tây Nguyên gồm: Đắk Lắk, , Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, KonTum (có 35 quan sát). Biến phục thuộc của mô hình:
- Sản lượng cà phê (theo Tổng cục Thống kê)
3.1.2 Biến độc lập gồm:
- Diện tích cà phê Việt Nam của các tỉnh Tây Nguyên: Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, KonTum. (theo Tổng cục Thống kê)
- Dân số các tỉnh Tây Nguyên: Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, KonTum. (theo Tổng cục Thống kê)
Giá xuất khẩu cà phê Việt Nam (nguồn: VICOFA)
Giá cà phê Robusta trên thị trường thế giới (nguồn: Tổ chức cà phê thế giới ICO)
Giá phân ure từ năm 1990 đến năm 2007 (nguồn: CAP)
Lượng mưa: cây cà phê vối của Việt Nam là cây chịu nước. Mùa vụ phát triển của cây cà phê là từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Từ tháng 1 đến tháng 3 là thời gian chuẩn bị quan trọng hoa nở rộ và đậu quả. Vì vậy lượng mưa của các tháng đầu năm rất quan trọng. Theo “Báo cáo thường niên ngành hàng cà phê 2008 & triển vọng 2009” của IPSARD thì ở các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, KonTum) lượng mưa của tháng 2 có quan hệ tương quan chặt chẽ với các diễn biến năng suất cà phê các tỉnh qua các năm. Còn tỉnh Lâm Đồng thì năng suất cà phê lại có tương quan chặt với thay đổi lượng mưa tháng 3.
Số liệu sử dụng trong mô hình là số liệu về lượng mưa tháng 2 của các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, KonTum và số liệu về lượng mưa tháng 3 của tỉnh Lâm Đồng (nguồn: CAP)
3.2 Xây dựng và phân tích mô hình
3.2.1 Mô hình
Để phân tích các yếu tố tác động tới sản lượng cà phê, em sử dụng phương pháp ước lượng OLS. Do số liệu thu thập được có hạn nên trong mô hình của em bỏ qua yếu tố thời gian.
3.2.2 Giả thiết
Mô hình của em có 35 quan sát về các tỉnh tỉnh Tây Nguyên: Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, KonTum. Do số liệu thu thập được chỉ từ trong khoảng chục năm (thời gian ngắn) nên trong mô hình bỏ qua yếu tố thời gian.
3.2.3 Ước lượng
Sử dụng mô hình kinh tế lượng ước lượng sử phụ thuộc của sản lượng cà phê các tỉnh Tây Nguyên vào diện tích, dân số và lượng mưa ta có:
Dạng của mô hình như sau:
Sl = a1 +a2*dt+a3ds+a4*lm+a5*cp+u
Trong đó:
- sl: sản lượng (nghìn tấn)
- dt: diện tích (nghìn ha)
lm: lượng mưa (mm)
u: sai số ngẫu nhiên
Ước lượng mô hình trên ta có:
(Hình 1)
Nhìn vào mô hình ta thấy:
- Diện tích có ý nghĩa thống kê, diện tích trồng ca phê tương quan cùng chiều với sản lượng cà phê, điều này là hợp lý, do:
sản lượng = diện tích * năng suất
- Chi phí có ý nghĩa thống kê
- Tương quan của mô hình khá cao
- Tuy nhiên, lượng mưa và dân số không có ý nghĩa thống kê.
Do vậy ta ước lượng mô hình khi không có dân số và lượng mưa:
(Hình 2)
=>Như vậy các hệ số của diện tích, chi phí đều có ý nghĩa thống kê.
Mô hình:
sl = a1+a2*dt+a3*cp+u
Ta tìm nguyên nhân của việc lượng mưa và dân số không có ý nghĩa thống kê này. Nghi ngờ mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến ta ước lượng mô hình sự phụ thuộc của diện tích trồng cà phê vào dân số và lượng mưa:
(Mô hình 3)
Từ mô hình hồi quy phụ này ta thấy: có sự phụ thuộc giữa dân số của tỉnh, lượng mưa và diện tích đất trồng cà phê của tỉnh. Tỷ lệ tương quan của mô hình cao. Như vậy trong mô hình ban đầu có hiện tượng đa cộng tuyến cao giữa dân số, lượng mưa và diện tích trồng cà phê.
Tiếp tục xem xét sự phụ thuộc của sản lượng cà phê vào lượng mưa ta thấy:
(Mô hình 4)
Từ kết quả mô hình ta thấy gần như không có sự tương quan giữa lượng mưa tháng 2 ở các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, KonTum và số liệu về lượng mưa tháng 3 của tỉnh Lâm Đồng và sản lượng. Điều này có thể giải thích là: mặc dù với cây cà phê vối thì lượng mưa các tháng đầu năm là rất quan trọng nhưng lượng mưa ở các tỉnh này là không đủ. Do vậy tương quan giữa lượng mưa và sản lượng không cao. Hơn nữa, thực tế các tỉnh Tây Nguyên luôn tốn rất nhiều chi phí cho việc cung cấp nước tưới cho cây cà phê. Cũng theo Báo cáo khoa học: “ Đánh giá tác động của thực tiễn sử dụng đầu vào cho sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk” của nhóm triển vọng cà phê – Mispa của Viện Kinh tế Nông nghiệp thì chi phí tưới nước chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí trồng cây cà phê.
Trong mô hình ban đầu hồi quy sản lượng theo diện tích trồng cà phê, dân số tỉnh và lượng mưa ta thấy dân số và lượng mưa không có ý nghĩa thống kê.Vậy ta xem xét riêng sự tác động riêng của dân số và sản lượng:
(Mô hình 5)
Như vậy: dân số có ý nghĩa thống kê, dân số có hệ số dương chứng tỏ dân số có ảnh hưởng cùng chiểu đến sản lượng. Đồng thời cũng càng khẳng định mô hình ban đầu có hiện tượng đa cộng tuyến. Dân số tạo nên lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ luôn là một ưu thế của ngành cà phê Việt am, giúp cho chi phí sản xuất cà phê Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất thế giới.
Sử dụng mô hình dạng cobdouglag ta có:
Dựa vào mô hình ta thấy chỉ có log của diện tích có ý nghĩa thống kê.
Khi bỏ dân số và lượng mưa ra khỏi mô hình ta có:
Như vậy với mức ý nghĩa 10% thì ln dt và lncp có ý nghĩa thống kê, nhưng với mức ý nghĩa 5% thì chỉ có lndt có ý nghĩa thống kê. Hơn nữa, hệ số tương quan của mô hình chỉ chiếm 64%
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22166.doc