Chuyên đề Phân tích mối quan hệ giữa phát triển du lịch và môi trường tại khu du lịch hồ Núi Cốc - Thái Nguyên

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH. 4

I. Cơ sở lý luận của phát triển du lịch. 4

1.1.Các khái niệm chung về du lịch. 4

1.1.1. Du lịch là gì? 4

1.1.2. Đặc trưng của ngành du lịch. 4

1.1.3. Phân loại các loại hình du lịch. 6

1.2. Điều kiện để phát triển du lịch . 7

1.2.1. Những điều kiện chung. 7

1.2.2. Các điều kiện tự thân làm nảy sinh nhu cầu du lịch: 8

1.2.3. Khả năng cung ứng nhu cầu du lịch: 8

1.3. Quy mô du lịch. 9

1.3.1. Định nghĩa sức chứa du lịch 9

1.3.2. Các yếu tố của sức chứa du lịch: 10

1.3.3. Công thức tính sức chứa du lịch 10

1.4. Mối liên quan giữa phát triển du lịch và môi trường. 11

1.4.1. Các tác động tích cực và tiêu cực của du lịch đến môi trường. 11

1.4.2.Các nguồn du lịch tác động tới môi trường. 15

1.4.3. Các tác động tiềm năng của dự án phát triển du lịch. 17

1.5. Phát triển du lịch bền vững. 18

1.5.1. Khái niệm phát triển du lịch bền vững. 18

1.5.2. Những nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững. 18

1.5.3. Nội dung của du lịch bền vững. 20

II. Cơ sở lý luận của việc vận dụng phương pháp hồi quy- tương quan vào trong nghiên cứu. 20

2.1. Khái niệm. 20

2.2. Nội dung. 20

2.3. Những ưu điểm và hạn chế của phương pháp. 21

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI KHU DU LỊCH HỒ NÚI CỐC. 22

I. Điều kiện phát triển du lịch ở Hồ Núi Cốc. 22

1.1. Vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội. 22

1.2. Tài nguyên du lịch ở Hồ Núi Cốc. 24

1.2.1.Địa hình, khí hậu, thuỷ văn. 24

1.2.2. Các điểm du lịch hấp dẫn khách ở Hồ Núi Cốc. 25

1.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch ở Hồ

Núi Cốc. 26

II. Hiện trạng môi trường tại khu du lịch hồ Núi Cốc. 27

2.1. Hiện trạng môi trường tự nhiên. 27

2.1.1. Hiện trạng môi trường đất. 27

2.1.2.Hiện trạng môi trường không khí. 29

2.1.3. Hiện trạng môi trường nước. 31

2.1.4. Hiện trạng hệ sinh thái 34

2.2. Hiện trạng môi trường nhân văn. 34

III.Thực trạng phát triển du lịch tại khu du lịch Hồ Núi Cốc. 35

CHƯƠNG III : PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN DULỊCH VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU DU LỊCH HỒ NÚI CỐC. 38

I. Những tác động đến môi trường của hoạt động du lịch

tại Hồ Núi Cốc. 38

1.1. Tác động đến môi trường tự nhiên 38

1.1.1.Tác động đến môi trường đất. 38

1.1.2. Tác động đến môi trường không khí. 40

1.1.3. Tác động đến môi trường nước. 41

1.1.4.Tác động đến môi trường sinh thái. 42

1.2. Tác động đến môi trường nhân văn. 43

II. Xây dựng mô hình. 44

2.1. Xây dựng hàm hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa số lượng khách du lịch với khối lượng chất thải do ngành du lịch thải ra tại khu vực Hồ Núi Cốc. 44

2.2. Mô hình thể hiện mối quan hệ giữa lượng nước thải và lượng khách du lịch. 48

2.3. Đánh giá mối quan hệ. 50

III. Các giải pháp nhằm hướng tới phát triển du lịch bền vững. 50

3.1. Giải pháp phòng ngừa ô nhiễm tại khu du lịch. 50

3.2. Giải pháp về tổ chức quản lý. 53

3.2.1. Thực trạng công tác tổ chức, quản lý tài nguyên và môi trường tại hồ Núi Cốc. 53

3.2.2. Đề xuất giải pháp về tổ chức quản lý môi trường ở khu vực Hồ Núi Cốc. 56

3.2.3. Áp dụng công cụ kinh tế . 58

KẾT LUẬN 60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3036 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích mối quan hệ giữa phát triển du lịch và môi trường tại khu du lịch hồ Núi Cốc - Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đã xây chắn ngang dòng nước hình thành nên hồ Núi Cốc với diện tích 25 km2, lưu vực hồ Núi Cốc có độ dốc lớn hơn 41,3%, độ dốc lòng sông 1,62%, độ cao bình quân lưu vực là 312m, chiều dài sông chính chiếm hơn một nửa chiều dài của sông công mang đặc tính của hồ lòng sông, trong lưu vực hồ có nhiều thung lũng, đã góp phần điều tiết dồng nước của các sông vào mùa lũ. Hồ Núi cốc là công trình thuỷ lợi cấp III, với chiều dài đập chắn dòng sông Công là 480m, chiều cao lớn nhất của đập là 27 m., chiều dài lòng hồ 8 km, chiều rộng bình quân từ 3,5- 4 km. Hồ Núi Cốc có diện tích mặt nước khoảng 2500ha, với dung tích chứa nước khoảng 175,5 triệu m3, mặt nước cao nhất là 46,25 m so với mực nước biển. Hồ Núi Cốc có quần thể 89 hòn đảo lớn nhỏ, dược phủ xanh bởi các cây keo, cây lá tràm và hệ thống cây rừng tự nhiên tái sinh đa dạng tạo điều kiện tự nhiên cho phát triển du lịch. Các điểm du lịch hấp dẫn khách ở Hồ Núi Cốc. Hồ Núi Cốc có vị trí gần trung tâm du lịch của tỉnh Thái Nguyên. Hồ nằm giữa một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú “ sơn thuỷ hữu tình” . Nơi đây đã nổi tiếng bởi vẻ đẹp thiên tạo từ bao năm.Núi Cốc tên gọi một vùng đất, vùng hồ nên thơ, lung linh sắc màu huyền thoại của câu chuyện tình thuỷ chung trong truyền thuyết Nàng Công – Chàng Cốc. Khu du lịch Hồ Núi Cốc nằm trong quần thể các điểm du lịch của tỉnh đó là: Khu du lịch ATK huyện Định Hoá Đây là khu di tích lịch sử cách mạng cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía Tây Bắc. Phát triển du lịch ở đây gắn liền với các chương trình thăm quan nghiên cứu cội nguồn các di tích lịch sử cách mạng, văn hoá dân tộc và lễ hội, du lịch tham quan các danh thắng như: Thăm nơi ở và làm việc của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, Nơi cơ quan tổng cục Hởu cần, Tổng cục chính trị, Bộ tổng tham mưu... ở và làm việc, và nhiều khu di tích lịch sử khác. Khu du lịch Đồng Hỷ- Võ Nhai Huyện Đồng Hỷ có rất nhiều di tích lịch sử cách mạng, kiến trúc- nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, khảo cổ...như Chùa Hang, Hang Dơi... Huyện Võ Nhai có các điểm du lịch như Hang Phượng Hoàng- Suối Mỏ Gà... Sản phẩm du lịch đặc trưng là: + Du lịch thể thao, vui chơi giải trí chủ yếu là leo núi, tắm suối... +Du lịch sinh thái gắn liền thăm quan danh lam thắng cảnh, nghiên cứu lịch sử, văn hoá hang động, lâm sinh. + Du lịch văn hoá các dân tộc, du lịch lễ hội... Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch ở Hồ Núi Cốc. Trước yêu cầu đòi hỏi cho phát triển du lịch ở Hồ Núi Cốc. Trong mấy năm qua tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành dịch vụ du lịch phát triển nhanh. Các dự án quan trọng của các ngành các thành phần kinh tế từ trung ương và các địa phương đã, đang được đầu tư và triển khai thực hiện mạnh mẽ để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội và cộng đồng khu vực Hồ Núi Cốc như: + Dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng trung tâm khu du lịch Hồ Núi Cốc. + Các dự án đường nội địa ven hồ. + Dự án nâng cấp đường 260 Thịnh Đán – Núi Cốc. + Các dự án về công trình thuỷ lợi và nâng cấp, sửa chưã đập chứa nước và kè bờ hồ Núi Cốc. + Nhiều dự án về phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển du lịch như nhà hàng, khách sạn, dịch vụ vơi chơi giải trí... đã được triển khai xây dựng tại nhiều công ty , doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tham gia hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng tại hồ Núi Cốc có nhiều thành phần tham gia như: Nhà Nước ,liên doanh, tư nhân, cổ phần, cá thể thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau như: Xây dựng, giao thông, dịch vụ du lịch ...Điều này đã góp phần cải thiện hệ thống giao thông tại khu du lịch, thay đổi cảnh quan du lịch , có điều kiện phục vụ du khách tốt hơn, từ đó tạo ra sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch. Hiện trạng môi trường tại khu du lịch hồ Núi Cốc. 2.1. Hiện trạng môi trường tự nhiên. 2.1.1. Hiện trạng môi trường đất. Hiện trạng sử dụng đất: Theo số liệu quy hoạch tổng thể tại khu du lịch hồ Núi Cốc cho biết hồ Núi Cốc có diện tích đất tự nhiên khoảng 11490ha, trong đó diện tích mặt hồ khoảng 2 500 ha chiếm 21,7% tổng diện tích, diện tích đất phục vụ cho ngành lâm nghiệp là 5 209 ha chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 46% tổng diện tích đất toàn vùng. Đất dành cho nông nghiệp và hoa màu chủ yếu là phía Tây- Bắc hồ với tổng diện tích là 3170 ha. Số quỹ đất dành cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, trường học và cơ sở hạ tầng du lịch còn lại khoảng 1113 ha. Và được thể hiện dưới bảng sau: Bảng số 1 : Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực Hồ Núi Cốc. TT Hạng mục sử dụng Tổng số T.P Thái Nguyên Đại Từ Phổ Yên I Tổng số đất 11 490 2 079 7 226 2 145 A Đất lâm nghiệp 5 209 1 046 2 964 1 198 - Đất có rừng 4 023 1 010 2 001 1 011 B - Đất trống 1 186 36,2 936 186 Đất nông nghiệp 3 170 621 2 225 323 -Đất ruộng 2 250 517 1 646 86 - Đất màu 107 2 28 75 - Đất trồng hoa quả và chè 813 101 550 161 C Mặt nước Hồ Núi Cốc 2 500 D Đất sử dụng mục đích khác 1 113 Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn -2003 Kết quả phân tích các chỉ tiêu về môi trường đất ở Hồ Núi Cốc Bảng số 2 : Phân tích môi trường đất hồ Núi Cốc. Kí hiệu Độ sâu (cm) PH Tổng số (%) Cation trao đổi (mg/ 100g đất) Mùn N P2O5 K2O Ca++ Mg++ H+ MĐ1 0,30 6,0 0,8 0,02 0,018 0,12 5,8 2,0 1,4 MĐ2 0,30 5,7 0,98 0,012 0,0213 0,132 4,0 3,6 0,9 MĐ3 0,30 5,9 0,8 0,015 0,016 0,125 4,5 2,33 1,32 MĐ4 0,30 6,6 0,95 0,013 0,019 0,123 3,8 2,36 0,95 MĐ5 0,30 6,3 0,88 0,05 0,022 0,120 3,95 3,5 0,85 MĐ6 0,30 6,12 0,85 0,09 0,020 0,128 4,8 3,21 1,39 Nguồn phân tích: Báo cáo của trung tâm CNXLMT-2003 Ghi chú: MĐ1: Mẫu đất ở khu vực đảo Cái MĐ2: Mẫu đất tại công viên nước MĐ3: Mẫu đất ở Đoàn 16 ; MĐ4: Mẫu đất tại khu vực Huyền Thoại Cung MĐ5: Đất Tại rừng phòng hộ; MĐ6: Đất tại các xã phía Tây đập chính Qua kết quả phân tích của 6 mẫu đất ở trên ta thấy cơ bản về môi trường đất tại khu du lịch đạt tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam và đạt tiêu chuẩn theo quy chế 02/2003 của Bộ Tài nguyên &Môi trường để phát triển các loại hình du lịch. Tuy nhiên ta thấy hàm lượng sắt trong môi trường đất cao từ 185,9- 465,4 mg/kg đất điều này chứng tỏ hàm lượng sắt cao là do kết kấu địa tầng đất có chứa hàm lượng quặng sắt cao, không ảnh hưởng nhiều đến phát triển du lịch và chưa ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. 2.1.2.Hiện trạng môi trường không khí. Hiện trạng môi trường không khí tại một số điểm đặc trưng tại khu du lịch Hồ Núi Cốc được thể hiện dưới bảng sau: Bảng số 3: Phân tích môi trường không khí tại khu du lịch hồ Núi Cốc. TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Bến tàu thuyền du lịch Đảo Núi Cái C.V nước Huyền thoại cung Đoàn an dưỡng- 16 Du lịch Nam Phương 1 Tốc độ gió M/s 0,5- 1,0 1,7-2,8 1,2-1,5 0,8-1,2 0,17-1,2 1,5-2,1 2 Nhiệt độ OC 25 24 26 25 25 25 3 Độ ẩm % 76 78 75 77 75 75 4 Tiếng ồn DBA 60-63 45-50 58-60 57-62 48-50 50-52 5 Bụi tổng hợp Mg/m3 0,4 0,25 0,55 0,30 0,25 0,25 6 Bụi lơ lửng Mg/m3 0,31 0,20 0,33 0,24 0,23 0,22 7 Bụi chì Mg/m3 KPH KPH KPH KPH KPH KPH 8 CO Mg/m3 1,145 KPH 1,145 1,145 KPH 1,145 9 CO2 % 0,038 0,035 0,037 0,037 0,035 0,037 10 NO2 Mg/m3 0,015 0,010 0,012 0,015 0,012 0,010 11 SO2 Mg/m3 0,025 0,018 0,027 0,022 0,025 0,025 12 Trường xạgama Usv/h 0,19 0,19 0,19 0,18 0,18 0,19 13 Xạ khí ra đon Bq/m3 17,60 13,40 16,15 42,55 18,76 14,38 Nguồn: Trung tâm xử lý môi trường –Bộ tư lệnh hoá học - 2003 Căn cứ vào kết quả ở bảng số liệu cho thấy các chỉ tiêu chung về môi trường không khí tại khu du lịch hồ Núi Cốc đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và Theo quy chế 02/2003 của Bộ Tài nguyên & Môi trường quy định tiêu chuẩn môi trường để tổ chức các loại hình du lịch. Tuy nhiên một vài điểm trong khu du lịch có hàm lượng bụi tổng hợp cao hơn tiêu chuẩn quy định mà nguyên nhân do khí thải tăng từ các phương tiện giao thông phục vụ vận chuyển khách du lịch , vận tải và hệ thống đường giao thông trong khu vực đang thi công, nhiều đoạn chưa rải nhựa nên đã làm ô nhiễm cục bộ. 2.1.3. Hiện trạng môi trường nước. Hiên trạng môi trường nước mặt. Hồ Núi Cốc có trữ lượng chứa nước rất lớn, nhưng trữ lượng và nguồn nước mặt phân bố không đều về không gian và thời gian. Vào mùa mưa nước từ thượng nguồn đổ về mức nước trong hồ đạt điểm cao nhất gây hiện tượng lụt lội vài nơi trong lòng hồ gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh một số ngành nghề, nhưng vào mùa vu do nhu cầu cung cấp nước cho hệ thống thuỷ nông để phát triển nông nghiệp các tỉnh và nước sinh hoạt cho người dân dẫn đến nước trong lòng hồ bị cạn dưới mức cho phép. Ô nhiễm nước mặt có nhiều nguyên nhân, một trong ngững nguyên nhân tại khu du lịch là chất thải và nước thải đưa ra môi trường không được xử lý làm sạch. Qua số liệu điều tra cho thấy vấn đề nước thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh, nước thải sinh hoạt của dân không được xử lý làm sạch trước khi thải ra môi trường đã làm cho môi trường nước mặt bị ô nhiễm cục bộ vài điểm trong khu vực. Bảng số 4: Phân tích môi trường nước mặt hồ Núi Cốc. Thông số Đơn vị tính TCVN Kết quả phân tích mẫu MN1 MN2 MN3 MN4 MN5 MN6 MN7 PH 5,5-9,0 7,2 6,9 7,0 6,8 6,9 7,1 6,7 Mùi vị Không mùi Hơi tanh Không mùi Không mùi Không mùi Không mùi Không mùi Không mùi BOD5 mg/l <25 10 5 3,0 4,5 4,0 5,0 5,0 COD mg/l <35 16 6,4 5,0 6,8 6,2 7,0 8,0 DO mg/l >2 5,4 7,5 7,9 7,7 7,6 7,2 7,8 Chấtrắn lơ lửng mg/l 80 46 28 16 21 18 31 32 As mg/l 0,1 Kph Kph Kph Kph Kph Kph 0,006 Pb mg/l 0,1 Kph Kph Kph Kph Kph Kph 0,072 Mn mg/l 0,8 0,246 0,167 0,089 0,11 0,104 0,124 0,423 Zn mg/l 2 0,077 0,054 0,065 0,044 0,036 0,055 0,074 Sn mg/l 2 Kph Kph 0,006 Kph Kph Kph 0,089 Fe mg/l 2 0,367 0,219 0,225 0,243 0,198 0,232 1,246 Hg mg/l 0,002 Kph Kph Kph Kph Kph Kph Cu mg/l 1 0,008 Kph Kph Kph Kph Kph 0,11 Chất tẩy rửa mg/l 0,5 0,09 0,018 Kph 0,012 Kph Kph Dư lượng BVTV mg/l 0,15 Kph Kph Kph Kph Kph Kph 0.019 Dầu mỡ mg/l 0,3 Kph 0,15 Kph Kph Kph Kph Coliform MNP/100ml 10 000 15x103 76x102 18x102 81x102 74x102 57x102 16x103 Nguồn: Trạm quan trắc Thái Nguyên và TTXLMT - Bộ tư lệnh hoá học- 2003 Ghi chú: Kph: Không phát hiện. Qua bảng số liệu phân tích các chỉ tiêu môi trường nước mặt tại một số điểm ta thấy: Tại nhà hàng Ba cây Thông ta thấy nồng độ PH hơi cao hơn so với tiêu chuẩn, nguy cơ ô nhiễm NO3, BOD, COD ,dầu mỡ và ô nhiễm vi sinh vật là cao. Nguyên nhân do vị trí của hồ gần đường đi lại, gần bến tàu thuỷ, nước trong lòng hồ không được lưu thông, hồ lại là mơi thoát nước thải của các dịch vụ trong các nhà hàng... đã xả thẳng xuống hồ. Tại bến tàu thuyền của khu du lịch công đoàn: Hàm lượng dầu, chỉ số Coliform vượt quá chỉ tiêu quy định do các phương tịên vận chuyển khách du lịch bằng tàu thuyền gây nên. Tại khu du lịch Nam Phương: Môi trường nước mặt dạt tiêu chuẩn du lịch Việt Nam cho phép để tổ chức các loại hình du lịch. Tại khu vực đoàn an dưỡng 16- Quân khu I: Chỉ tiêu môi trường nước mặt cho thấy hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước cao hơn tiêu chuẩn, hàm lượng dầu mỡ cao hơn, còn các chỉ tiêu khác đảm bảo tiêu chuẩn cho phép. - Tại ban quản lý rừng phòng hộ: Chỉ tiêu môi trường nước mặt đạt tiêu chuẩn quy định. Trên đảo Cái: Chỉ tiêu môi trường đạt tiêu chuẩn quy định. Tuy nhiên đảo đang trong quá trình xây dựng nên sẽ gây những tác động tới hệ sinh thái đảo. Tại khu vực thôn Đồng Tiến: Chỉ tiêu môi trường đạt tiêu chuẩn quy định Hiện trạng nước ngầm. Trữ lượng nước ngầm phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cầu trúc địa tầng. Tại khu du lịch Hồ Núi Cốc có điều kiện tự nhiên, cấu tạo địa hình nên nguồn nước ngầm và trữ lượng nước chỉ tập trung vào một số địa hình nhất định có trầm tích bở rời đệ tứ..., nguồn nước được lưu lại đã tạo một mạch nước ngầm tự nhiên có trữ lượng lớn trong lòng đất. Chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào các thành phần trong cấu trúc địa hìn đất, khoáng chất và các hợp chất. Qua phân tích cho thấy khu vực núi Tam Đảo có nhiều mỏ khoáng sản, nhất là kim loại sắt, nên hàm lượng sắt trong nước ngầm cao hơn các nơi khác. Khai thác, sử dụng nước ngầm tại các giếng khoan và giếng đào của các doanh nghiệp, cơ quan và cộng đồng ảnh hưởng đến trữ lượng nguồn nước ngầm. Tác động do ô nhiễm tại các nguồn nước lục địa,đất ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm. 2.1.4. Hiện trạng hệ sinh thái Hệ sinh thái ở khu vực Hồ Núi Cốc rất đa dạng phong phú, với nhiều loại khác mhau: Hệ sinh thái rừng: Diện tích rừng ở hồ Núi cốc khá lớn, và đã ddemm lại hiệu quả kinh tế cao cho khu vực. Hệ sinh thái thực vật có 130 loài, 344 chi với 49 loài tiêu biểu. Bao gồm các rừng cây lá tràm, rừng cây tai tượng, rừng cây bạch đàn trắng, vườn cây ăn quả, cây công nghiệp chè và các thảm thực vật khác... Hệ động vật, hệ sinh thái dưới nước tại khu du lịch. Hiện nay tại các khu rừng phía Tây và Nam hồ vùng rừng giáp chân núi Tam Đảo có 7 bộ, 21 họ, 58 loài. Với các loài chim, thú quý hiếm như họ nhà Cầy, Hươu Nai, họ Bồ Nông, họ Hạc...Đặc biệt hồ Núi Cốc có hệ sinh thái dưới nước rất phong phú như các loài cá, các loài phù du động vật, các loài phù du thực vật... Tóm lại : Hệ sinh thái tại hồ Núi Cốc đang được phục hồi nhờ có các dự án, thực hiện đúng đắn chính sách trồng rừng và giao rừng và ý thức bảo vệ hẹ sinh thái của người dân. Tuy nhiên hệ sinh thái ở đay còn mong manh chưa vững chắc nhất là tại các đao. Vì vây cần phải có chính sách bảo vệ đúng đắn trong vấn đề khai thác và bảo vệ sinh thái trong khu vực. 2.2. Hiện trạng môi trường nhân văn. Khu du lịch Hồ Núi Cốc nằm ở phía tây tỉnh Thái Nguyên được bao bọc bốn phía bởi các huyện. Phía bắc là huyện Đại Từ, phía Đông và Nam là huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên, phía tây là dãy núi Tam Đảo. Căn cứ vào kết quả điều tra xã hội học cho thấy hiện trạng dân số các xã liền kề có 7.640 hộ gia đình với số lượng nhân khẩu là 43.180 người trong đó tổng số lao động là 29.684 người trong độ tuổi lao động. Qua đó cho thấy lực lượng lao động tại các xã ven hồ rất dồi dào có điều kiện cung cấp lực lượng lao động cho các ngành nghề kinh doanh trong đó có ngành du lịch. Về thành phần dân tộc như sau: dân tộc Kinh có 39.230 người chiếm tỷ lệ 93,5%, dân tộc Tày có 1.689 người chiếm tỷ lệ 2,1%, dân tộc Nùng có 789 người chiếm 1,9%, còn lại là các dân tộc Dao, Mường, Sán Dìu, Ngái chiếm tỷ lệ không đáng kể. Tính đa dạng dân tộc tạo điều kiện phát triển du lịch. Về cơ cấu kinh tế cho thấy: 90% số hộ là tham gia lao động sản xuất nông nghiệp chiếm đến 50 % lao động chính toàn khu vực, khoảng 9% tham gia làm việc trong các ngành giáo viên, gia công cơ khí, y tế... lao động làm việc trong ngành nghề dịch vụ du lịch chỉ có khoảng 0,001% một tỷ lệ rất thấp. Về thu nhập chung bình quân trong xã khoảng 160.000- 200.000 đồng/ hộ gia đình/1 tháng đối với các hộ sản xuất nông nghiệp với mức thu nhập như vậy là tương đối thấp. Như vậy qua phân tích hiện trạng môi trường nhân văn ở khu vực Hồ Núi Cốc cho thấy đây là khu vực rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Vì vậy trong tương lai cần phải thu hút nhiều lao động vào phục vụ cho ngành du lịch. Và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng. III.Thực trạng phát triển du lịch tại khu du lịch Hồ Núi Cốc. Khu du lịch có 6 doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, hoạt động kinh doanh bao gồm là kinh doanh dịch vụ lưu trú, kinh doanh nhà hàng ăn uống, kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí như bể bơi, công viên nước, tham quan du lịch trên hồ bằng phương tiện xuồng, tàu thuyền máy. Sau đây là một số doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại Hồ Núi Cốc: Công ty cổ phần khách sạn du lịch công đoàn Hồ Núi Cốc: Diện tích sử dụng 16 ha, công ty đã đầu tư cải tạo khuôn viên hài hoà với phong cảnh tự nhiên gắn liền với hoạt động kinh doanh du lịch. Công ty đã xây dựng 3 khách sạn với 150 phòng đầy đủ tiện nghi để phục vụ cho vài trăm lượt khách, có 2 nhà hàng ăn uống có gần 1.000 chỗ ngồi và một số nhà hàng tư nhân thuê. Tổng lao động tại khu du lịch khoảng 300 cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ du lịch khách sạn. Kết quả kinh doanh : Năm 2002 2003 Lượt khách/năm (người) 165. 800 187. 600 Doanh thu (tỷ đồng) 6 10 Đoàn an dưỡng 16- Quân khu I Diện tích khuôn viên là 12 ha đất và được giao bảo quản một số đất rừng phòng hộ xung quanh hồ. Hoạt động kinh doanh của cơ sở là hoạt động lưu trú, nhà hàng và dịch vụ cho thuê thuyền máy. Là đơn vị do quân đội quản lý chuyên làm nhiệm vụ phục vụ chế độ chính sách như đón cán bộ nghỉ dưỡng có 2 dãy nhà nghỉ trên 40 phòng, một hội trường, một sân thể thao và 1 bếp ăn có thể phục vụ cho khoảng 50 người. Đội ngũ cán bộ gồm 27 cán bộ chiến sĩ phục vụ. Hàng năm đón và phục vụ khoảng 3000- 4.000 lượt khách. Nhà nghỉ công nhân Mỏ thuộc công ty than nội địa: Là đơn vị mới hoạt động kinh doanh tháng 5/ 2002, có diện tích khuôn viên 10 000 m2, có một dãy nhà nghỉ 8 phòng, có 6 cán bộ nhân viên, kinh doanh chính chủ yếu là phòng nghỉ và nhà hàng. Kết quả kinh doanh Năm 2002 2003 Lượt khách/ năm (người) 1.200 1.600 Doanh thu (triệu đồng) 130 180 Khu du lịch Nam Phương: Là đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc. Có tổng diện tích khuôn viên được giao quản lý 10 000 m2, có 3 nhà nghỉ Mini với 10 phòng, có 1 thuyền và 1 nhà hàng. Tổng số lao động là 6 cán bộ công nhân viên lao động. Hoạt động kinh doanh chính là lưu trú, ăn uống và cho thuê thuyền đi tham quan. Kết quả kinh doanh : Năm 2002 2003 Lượt khách/ năm (người) 6 .400 5 .600 Doanh thu (triệu đồng) 250 340 Nhà nghỉ Nàng Hương đơn vị kinh doanh tư nhân. Diện tích khoảng 3.000 m2, ngành nghề kinh doanh chính là cho thuê lưu trú, ăn uống, giải khát, quy mô hoạt động không đáng kể, doanh thu thấp. Nhận xét chung : Trong mấy năm qua khu du lịch hồ Núi Cốc đã có nhiều thay đổi, hệ thống cơ sở hạ tầng đã được nâng cấp, cải tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch dịch vụ đã được trang bị hiện đại đủ tiêu chuẩn chất lượng phục vụ trong và ngoài nước. Lượng khách du lịch đến đây ngày càng tăng, chất lượng phục vụ khách ngày được nâng cao. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng phát đạt, đã đóng góp nhiều mặt về kinh tế xã hội của địa phương. CHƯƠNG III PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU DU LỊCH HỒ NÚI CỐC. Những tác động đến môi trường của hoạt động du lịch tại Hồ Núi Cốc. 1.1. Tác động đến môi trường tự nhiên Tác động đến môi trường đất. Hoạt động du lịch ở Hồ Núi Cốc ngày càng được phát triển mạnh, lượng khách đến du lịch ngày càng đông. Do vậy khu du lịch Hồ Núi Cốc đã được đầu tư xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật. cho nên đã làm thay đổi mục đích sủ dụng đất. Diện tích đất giành cho hoạt động du lịch tăng lên, còn diện tích đất nông nghiệp và rừng bị giảm, từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc tự nhiên của đất. Đồng thời khi du lịch tại đây phát triển, cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi đi lại dễ dàng...thì rất nhiều người quan tâm, các dịch vụ kinh doanh phát triển và thuận lợi, dễ dàng kinh doanh, thị trường đất xung quanh hồ trở nên sôi động, nhiều cá nhân, tổ chức,doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên đã đến mua đất tại khu vực Hồ Núi Cốc, nên đã xuất hiện hiện tượng mua bán đất thổ cư, mua bán đất thổ canh, đất vườn đất rừng phòng hộ cho nhiều người khác nhau để phục vụ kinh doanh mở rộng trang trại, dịch vụ du lịch, làm đường...Nhiều người dân được giao đất trong khu rừng phòng hộ đã bán cho các hộ tư nhân bằng hình thức trao tay không thông qua cơ quan quản lý và chính quyền Địa phương làm phát sinh nhiều vụ việc tiêu cực ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai của Địa phương. Ngoài ra hoạt động du lịch còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất bị ngập nước như: + Sạt lở đất ven hồ và các đảo: Nguyên nhân đất ven hồ và các đảo là đất bị ngậm nước là do kết cấu đất không bền vững khi do tác động của ngoại lực như các phương tiện đị lại, người tham quan, tàu thuyền cập vào bờ làm cho nền đất ven hồ bị suy yếu khi gặp mưa, ngập nước dễ bị sạt lở. + Áp lực sạt lở đất đồi, núi và đất ven suối: Nguyên nhân do đầu tư xây dựng hệ thống giao thông như đường xá cầu cống và các hệ thống điện nước...đất trên các đồi bị đào bới, cây trên đồi bị chặt phá dẫn đến bị sạt lở, đất mùn bị bào mòn khi gặp mưa gió. + Lấn chiếm hành lang bảo vệ lòng hồ của các doanh nghiệp để khai thác tổ chức các dịch vụ. + áp lực lên trạng thái đất hiện nay do giá trị sử dụng đất tại khu vực, cơ chế chính sách, công tác quản lý và yêu cầu kinh tế xã hội dẫn đến đất bị chuyển đổi much đích, đất bị kinh doanh mua bán. Mặt khác hoạt động của các đơn vị kinh doanh du lịch đã tạo ra một lượng chất thải rắn lớn nhưng không được thu gom xử lý triệt để nên cũng gây ra ảnh hưởng tới môi trường đất ở khu vực. Thành phần chất thải rắn của khách ra môi trường được thể hiện dưới bảng sau: Bảng số 7:Tỷ lệ chất thải rắn của các cơ sở nhà hàng, cơ sở lưu trú. Đơn vị tính:% TT Thành phần Nhà hàng Nhà khách 1 sao 2 sao 3 sao 1 Thức ăn thừa 44 25 30 36 44 2 Ni long, hộp giấy 15 9 10 12 27 3 Kim loại thuỷ tinh 15 10 2 4 5 4 Rác vườn 5 3 4 2 7 5 Các loại khác 21 62 54 46 17 Chất thải rắn của các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tập trung vào các bộ phận kinh doanh lưu trú chất thải như nguyên liệu vải cũ (mền mùng, ga gối, các hộp lọ đựng các chất vệ sinh, gỗ...), chất thải từ bếp, bàn bar là thức ăn, các lọ và gỗ hỏng, chất thải từ các dịch vụ bổ sung chủ yếu là rác xây dựng. Hiện nay khu du lịch có 8 nhà hàng của các công ty và 5 nhà hàng tư nhân chuyên kinh doanh phục vụ ăn uống với 1.630 chỗ ngồi, hàng năm phục vụ khoản 550.000 lượt khách du lịch, tiệc, hội thảo, liên hoan và đám cưới. Theo con số ước tính chất thải của các nhà hàng tại khu du lịch khoản 260- 300 Kg/1 ngày, và lượng chất thải của toàn khu khoảng 1,7- 2,4 tấn chất thải/ 1 ngày. Hiện trạng xử lý chất thải của các đơn vị cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tại khu du lịch: Các đơn vị đều chú trọng công tác thu gom và xử lý rác và chất thải tại khu du lịch, có phân công lực lượng lao động làm nhiệm vụ thu gom và xử lý rác thải. Nhiều doanh nghiệp đã có thùng rác công cộng đặt tại các điểm có nhiều khách tham quan du lịch, nơi tập trung nhiều người đi lại và các điểm công cộng để thu hồi rác, sau đó chuyển về một điểm xử lý. Các giải pháp xử lý chất thải còn mang tính thủ công như : Chất thải rắn tại các nhà hàng được phân chia ra chất thải ướt (thức ăn) được tái sinh làm thức ăn cho gia súc, một số chất thải có khả năng tái sinh thì được bán cho các cửa hàng phế liệu, số còn lại thì đưa chôn dưới đất, một lượng chất thải khác rơi vãi, thậm chí đã đổ xuống Hồ Núi Cốc chủ yếu là chất thải từ xây dựng. Khu vực Hồ Núi Cốc chưa có công ty vệ sinh chuyên trách thu gom chất thải xử lý rác thải công nghiệp của thành phố, cho nên tình trạng vệ sinh môi trường ở đây còn nhiều bất cập. 1.1.2. Tác động đến môi trường không khí. Các phương tiện giao thông phục vụ khách du lịch và vân chuyển vậy liệu xây dựng để xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch ở Hồ Núi Cốc đã gây những áp lực cho môi trường không khí tại đây. Hồ Núi Cốc là một trung tâm du lịch của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận là địa điểm hấp dẫn thu hút khách du lịch quốc tế từ các nước khi có dịp lên làm việc, tham quan với Thái Nguyên, vì vậy lượng khách đến với Hồ Núi Cốc ngày một tăng lên, sự gia tăng số lượng khách đồng nghĩa với sự gia tăng về số lượt phương tiện vận chuyển và đa dạng các loại phương tiện khách du lịch như ô tô du lịch, xe taxi, mô tô xe máy...theo thống kê riêng của công ty cổ phần khách sạn du lịch công đoàn số lượng xe ra vào cổng và lưu lại đêm tại công ty ngày ít nhất có 600 lượt xe các loại, ngày nhiều nhất 3.200 lượt xe các loại tháng tập trung nhiều nhất là tháng 6,7,8 trong năm, vậy trung bình mỗi ngày có khoảng trên dưới 13.000 lượt xe. Tại các điểm du lịch khác xung quanh hồ cũng có lượng xe ra vào tăng với số lượng khách trong những năm gần đây như khu du lịch Nam Phương, đoàn an dưỡng 16... Khu du lịch đang trên đà xây dựng các công trình giao thông đường chình, đường nội bộ, khu vực nên lưu lượng xe phục vụ cho các công trình cũng gia tăng nhiều hơn. Ngoài ra sự gia tăng các loại xe vào chuyên chở nguyên nhiên vật liệu xung quanh khu vực hồ cũng tăng lên. Nguồn thải từ giao thông vận tải du lịch, vận tải và các dịch vụ tàu thuyền du lịch đã trở thành một nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí và tiếng ồn tại khu du lịch. 1.1.3. Tác động đến môi trường nước. Trong mấy năm qua số lượng các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tại khu vực Hồ Núi Cốc phát triển nhanh, nhiều doanh nghiệp, cơ sở trong quá trình hoạt động kinh doanh cần sử dụng nhiều nước để vận hành dẫn đến trữ lượng nước bị giảm đi. Ô nhiễm môi trường nguồn nước mặt có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân tại khu du lịch là chất thải và nước thải đưa ra môi trường không qua x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích mối quan hệ giữa phát triển du lịch và môi trường tại khu du lịch Hồ Núi Cốc- Thái Nguyên.doc
Tài liệu liên quan