Chuyên đề Phân tích Tài chính doanh nghiệp phục vụ công tác tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Văn Lâm – Hưng Yên

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM VÀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI NHTM 3

1.1 . Ngân Hàng Thương Mại. 3

1.1.1. Khái niệm: 3

1.1.2. Các chức năng của NHTM 3

1.1.3. Nghiệp vụ của ngân hàng thương mại 6

1.1.4. Vai trò của NHTM 8

1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ công tác tín dụng tại NHTM 9

1.2.1. Tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng 9

1.2.2. Quy trình và nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp tại NHTM. 11

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ công tác tín dụng của NHTM 15

CHƯƠNG 2 18

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ CÔNG TÁC TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT VĂN LÂM – HƯNG YÊN 18

2.1. Khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT Văn Lâm – Hưng Yên 18

2.1.1. Sự hình thành và phát triển , mô hình tổ chức và khái quát nội dung hoạt động của đơn vị. 18

2.1.2. Tình hình cho vay tại chi nhánh 20

2.2. Thực trạng hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh NHNo&PTNT Văn Lâm 24

2.3. Đánh giá hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh NHNo Văn Lâm 33

2.3.1. Kết quả đạt được 33

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 34

CHƯƠNG 3 38

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ CÔNG TÁC TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT VĂN LÂM – HƯNG YÊN. 38

3.1. Định hướng hoạt động cho vay của chi nhánh NHNo&PTNT Văn Lâm-Hưng Yên trong thời gian tới 38

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh NHNo&PTNT Văn Lâm-Hưng Yên 40

3.2.1. Quản lý khách hàng doanh nghiệp theo nhóm ngành kinh doanh hoặc theo loại hình doanh nghiệp 41

3.2.2. Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành đối với từng ngành nghề , lĩnh vực kinh doanh 42

3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra tính chính xác của các báo cáo tài chính 43

3.2.4. Xem trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực , nâng cao trình độ nghiệp vụ , đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. 43

3.2.5. Tăng thêm các chỉ tiêu trong phân tích tài chính doanh nghiệp 44

3.2.6. Phân tích tình hình quan hệ của doanh nghiệp với ngân hàng 45

3.2.7. Lập quỹ hỗ trợ cho công tác phân tích tài chính doanh nghiệp 45

3.3. Kiến nghị với cơ quan hữu quan 46

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 46

3.3.2. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 47

3.3.3. Kiến nghị với Bộ Tài Chính 48

KẾT LUẬN 49

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích Tài chính doanh nghiệp phục vụ công tác tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Văn Lâm – Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TNT VĂN LÂM – HƯNG YÊN 2.1. Khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT Văn Lâm – Hưng Yên 2.1.1. Sự hình thành và phát triển , mô hình tổ chức và khái quát nội dung hoạt động của đơn vị. Chi nhánh NHNo&PTNT Văn Lâm–Hưng Yên được tái lập ngày 1/9/1999 sau khi chia tách huyện Mĩ Văn thành 3 huyện Văn Lâm, Mĩ Hào, Yên Mĩ theo quyết định của thủ tướng chính phủ. Là một đơn vị đóng trên địa bàn huyện có nhiều làng nghề và khu công nghiệp như làng nghề Minh Khai, Ngọc Lịch, Chỉ Đạo, khu công nghiệp Như Quỳnh, Tân Quang...chi nhánh NHNo&PTNT Văn Lâm có thị trường hoạt động khá rộng. Buổi đầu thành lập bên cạnh thuận lợi to lớn về mặt thị trường thì ngân hàng cũng vấp phải những khó khăn nhất định như cơ sở vật chất còn non kém, đội ngũ cán bộ một số được điều động từ nơi khác đến nên không hiểu rõ tình hình kinh tế địa phương...Song với sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên sau gần bảy năm ra đời và hoạt động chi nhánh NHNo&PTNT Văn Lâm đã không ngừng vươn lên tự khẳng định mình. Đơn vị đã có nhiều đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói riêng và của đất nước nói chung,được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp các ngành và đặc biệt luôn là một trong những lá cờ đầu của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên. Chức năng và nhiệm vụ của NHNo&PTNT Văn Lâm hiện nay là: Khai thác và nhận tiền gửi không kì hạn, có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước bằng VND, USD. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu ngân hàng bằng VND. Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp uỷ quyền. Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, thẩm định các dự án tín dụng vượt quyền phán quyết trình NHNo&PTNT cấp trên quyết định. Kinh doanh ngoại hối, thực hiện dịch vụ thanh toán, bảo lãnh và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam. Hạch toán kinh doanh theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ, quy trình nghiệp vụ trong phạm vi đơn vị. Tổ chức việc phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Về cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT Văn Lâm gồm ban lãnh đạo và các phòng chức năng là phòng kinh doanh, phòng kế toán–ngân quỹ , phòng kiểm toán nội bộ , phòng hành chính và một ngân hàng cấp 3 trực thuộc . Nhiệm vụ chủ yếu của các phòng: -Phòng kinh doanh: Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng; phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng thị trường, thị phần; kinh doanh ngoại hối; thực hiện dịch vụ bảo lãnh và một số dịch vụ ngân hàng khác; thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền; phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục; tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định; thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao. -Phòng kế toán-ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định; quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định; tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu; chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ; thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước; chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề; thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao. -Phòng kiểm toán nội bộ: Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ, chấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng; kiểm tra độ chính xác của các báo cáo tài chính, việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ về kế toán tài chính theo quy định của Nhà nước, của ngành ngân hàng; báo cáo giám đốc chi nhánh về kết quả kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục khuyết điểm, tồn tại... -Phòng hành chính: Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, tiếp nhận công văn, giấy tờ của chi nhánh, chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề, thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao. 2.1.2. Tình hình cho vay tại chi nhánh Công tác cho vay tại chi nhánh luôn bám sát vào định hướng kinh doanh của hệ thống, vào các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đã khẳng định được vai trò chủ đạo của NHNo&PTNT trên thị trường Nông nghiệp–Nông thôn, đáp ứng được nhu cầu vốn phục vụ cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, thực hiện Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá Nông nghiệp và nông thôn, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Bên cạnh đó chi nhánh đã chú ý quan tâm tới việc mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập một chi nhánh NHNo&PTNT cấp 3, áp dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động, thực hiện tốt chiến lược kinh doanh để thu hút khách hàng và mở rộng thị phần tín dụng. Với tinh thần nỗ lực quyết tâm phấn đấu không ngừng, kể từ khi tái lập công tác đầu tư tín dụng của chi nhánh luôn có tốc độ tăng trưởng nhanh đặc biệt trong những năm gần đây. Bảng 1. Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Văn Lâm Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2005 so với năm 2004 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1.Chovay ngắn hạn Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ 126.808 105.369 84.660 78,6 80 63,3 154.537 122.776 116.421 67 73,5 59 27.729 17.407 31.761 21,9 16,5 37,5 2.Cho vay trung, dài hạn Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ 34.445 26.370 49.105 21,4 20 36,7 76.116 44.319 80.902 33 26,5 41 41.671 17.949 31.797 121 68 64,8 3.Tổng số Tổng sốchovay Tổngsốthu nợ Tổng dư nợ 161.253 131.739 133.765 100 100 100 230.653 167.095 197.323 100 100 100 69.400 35.356 63.558 43 26,8 47,5 (Nguồn báo cáo của NHNo&PTNT Văn Lâm năm 2004-2005) Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay của chi nhánh NHNo&PTNT Văn Lâm năm 2005 so với năm 2004 tăng 69.400 triệu đồng (tăng 43%), doanh số thu nợ tăng 35.356 triệu đồng (tăng 26,8%), tổng dư nợ tăng 63.558 triệu đồng (tăng 47,5%) . Điều này khẳng định công tác phát triển tín dụng của chi nhánh đã đạt được kết quả nhất định, góp phần gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng đồng thời thúc đẩy quá trình sản xuất ở địa phương. Tỷ lệ cho vay trung dài hạn của chi nhánh có xu hướng tăng dần, năm 2004 tỷ lệ này là 21,4% đến năm 2005 đã đạt 33%, tăng về số tuyệt đối là 41.671 triệu đồng, tăng về số tương đối là 121%. Tương quan giữa tỷ lệ dư nợ ngắn hạn và tỷ lệ dư nợ trung dài hạn ngày càng tiến tới trạng thái cân bằng hợp lý, năm 2004 các tỷ lệ đó là 63,3% và 36,7%; năm 2005 tỷ lệ là 59% và 41%. Sở dĩ có sự gia tăng dư nợ trung dài hạn là vì trong năm 2005 địa phương có rất nhiều công ty mới nên nhu cầu về vốn cố định rất lớn. Việc mở rộng khối lượng cho vay trung dài hạn không những mang lại lợi nhuận cao hơn cho chi nhánh (lãi suất cho vay trung dài hạn là 1,18%; lãi suất cho vay ngắn hạn là 1,03%) mà còn đáp ứng được nhu cầu vốn đa dạng của khách hàng, góp phần củng cố và phát triển thị phần tín dụng của chi nhánh . Bảng 2. Dư nợ phân theo thành phần kinh tế của chi nhánh NHNo&PTNT Văn Lâm Đơn vị : Triệu đồng Thành phần kinh tế Năm 2004 Năm 2005 Năm 2005 so với năm 2004 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1.DNNN 4.690 3,5 150 0,08 -4.540 -96,8 2.HTX 0 0 0 0 0 0 3.DNNQD 35.830 26,8 81.488 41,3 45658 127,4 4.HSX cá thể 88.194 66 102.862 52,12 14668 16,6 5.Khác 5.051 3,7 12.823 6,5 7772 153,9 6.Tổng dư nợ 133.765 100 197.323 100 63558 47,5 (Nguồn báo cáo của NHNo&PTNT Văn Lâm năm 2004-2005) Nhận xét: Từ bảng số liệu trên ta thấy, dư nợ doanh nghiệp Nhà nước của chi nhánh năm 2005 có sự sụt giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối so với năm 2004. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là nhiều doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp, củng cố lại, cổ phần hoá và sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong quan hệ với ngân hàng về tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ, những doanh nghiệp Nhà nước không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo đều không được ngân hàng cho vay vốn. So với năm 2004, năm 2005 chi nhánh có dư nợ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng mạnh đạt 81.488 triệu đồng (tăng 127.4%) đóng góp to lớn vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện nhà, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Tuy nhiên, là đơn vị đóng trên địa bàn huyện có tiềm năng kinh tế phát triển , số lượng doanh nghiệp chiếm khoảng 1/3 của tỉnh (138 doanh nghiệp ) thì tổng dư nợ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt mức như trên là chưa xứng tầm , ngân hàng chưa thực sự khai thác được nhiều thị trường doanh nghiệp. Ngoài ra các doanh nghiệp hiện có quan hệ tín dụng với ngân hàng chủ yếu là các công ty TNHH, công ty tư nhân, công ty cổ phần, ngân hàng chưa thiết lập được quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh. Nguyên nhân chính là do tính năng động, sáng tạo chủ động tìm kiếm khách hàng, dự án khả thi còn thiếu và ít được chú trọng. Dư nợ hộ sản xuất của chi nhánh tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Năm 2004 đạt 88.194 triệu đồng chiếm tỷ trọng 66% trong tổng dư nợ; Năm 2005 đạt 102.862 triệu đồng chiếm tỷ trọng 52,12% trong tổng dư nợ. Tuy tỷ trọng của nó trong tổng dư nợ giảm song số tuyệt đối lại tăng lên rất nhiều (tăng 14.668 triệu đồng). Sở dĩ như vậy là vì địa phương đang đẩy mạnh việc phát triển kinh tế trang trại, phát triển các làng nghề như làng nghề thuốc Nam ở Nghĩa Trai-Tân Quang; làng nghề đúc đồng, chì ở Lạc Đạo; làng nghề tái chế nhựa ở Minh Khai-Như Quỳnh... Tóm lại, qua phân tích số liệu ta thấy dư nợ theo thành phần kinh tế của chi nhánh đang có sự tăng trưởng và thay đổi hợp lý, khẳng định chất lượng hoạt động kinh doanh và uy tín của chi nhánh đối với các thành phần kinh tế ngày càng gia tăng. Bảng 3. Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT Văn Lâm Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2005 so với năm 2004 Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1.Tổng dư nợ 133765 197323 63558 47.5 1.1.Nợ quá hạn 2141 9867 7726 360.8 1.2.Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ 1.6% 5% (Nguồn báo cáo của NHNo&PTNT Văn Lâm năm 2004-2005) Nhận xét: Từ bảng số liệu trên ta thấy, năm 2004 chi nhánh có nợ quá hạn là 2.141 triệu đồng chiếm 1,6% tổng dư nợ. Năm 2005 nợ quá hạn là 9.867 triệu đồng, chiếm 5% tổng dư nợ. Trong năm này nợ quá hạn tăng nhanh cả về số tuyệt đối và số tương đối (tăng 7.726 triệu đồng tương ứng là 360,8%). Hầu hết nợ quá hạn đều nằm ở khu vực cho vay hộ sản xuất. Nguyên nhân của việc nợ quá hạn tăng đột biến là do chi nhánh thực hiện quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, theo khoản 3 điều 6 thì “Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với tổ chức tín dụng mà có bất kỳ khoản nợ nào bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì tổ chức tín dụng bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng”. Thực trạng hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh NHNo&PTNT Văn Lâm Cũng như hoạt động của bất kỳ NHTM nào khác, đối với chi nhánh NHNo&PTNT Văn Lâm, công tác phân tích, đánh giá tài chính doanh nghiệp là một khâu quan trọng của toàn bộ quá trình thẩm định cho vay nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Đây là công tác thường xuyên, liên tục phải làm đối với doanh nghiệp xin vay vốn tại chi nhánh kết quả đưa ra từ công tác này sẽ trợ giúp đắc lực cho việc ra quyết định có hay không tài trợ vốn cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện nay kinh doanh trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau . Để hiểu rõ thực trạng phân tích, đánh giá tài chính doanh nghiệp của chi nhánh, xin được phân tích qua hai đại diện điển hình cho các doanh nghiệp kinh doanh trong hai ngành nghề khác nhau là: Công ty TNHH Văn Phòng Phẩm Trà My và Công ty Xây Dựng Chiến Thắng. a) Công ty TNHH Văn Phòng Phẩm Trà My Tên khách hàng: Công ty TNHH Văn Phòng Phẩm Trà My Trụ sở chính: Ngọc Đà – Tân Quang – Văn Lâm – Hưng Yên Ngành nghề kinh doanh chủ yếu : Buôn bán đồ dùng , thiết bị văn phòng phẩm , sản xuất các sản phẩm bằng nhựa , xúc tiến thương mại , đại lý mua bán , ký gửi hàng hoá . Loại hình doanh nghiệp : Là công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên. Một số ảnh hưởng quan trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh : Công ty được thành lập từ năm 2000, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh các mặt hàng văn phòng phẩm. Công ty đã có quan hệ bạn hàng lâu năm, hoạt động mua bán, thanh toán tín nhiệm. Thị trường đầu ra tương đối đảm bảo vì công ty qua nhiều năm hoạt động đã thiết lập được một hệ thống khách hàng trên cả ba miền. Hơn nữa công ty có điểm thuận lợi là các thành viên trong công ty đều có năng lực, trình độ, có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh văn phòng phẩm. Trong năm 2005, công ty tiếp tục nhập khẩu máy móc thiết bị để hiện đại hoá sản xuất. Cũng trong năm này giá cả nguyên vật liệu đầu vào có nhiều biến động. Công ty có bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh như sau : Bảng 4. Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Trà My từ năm 2003 đến năm 2005 Đơn vị : VN đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 TÀI SẢN A. Tài sản ngắn hạn 4.848.746.205 4.628.939.637 9.200.033.932 1. Tiền 125.117.725 513.708.450 302.980.674 2. Các khoản phải thu 1.554.835.553 1.661.586.487 3.116.138.862 3. Hàng tồn kho 3.168.792.927 2.453.644.700 578.014.396 B. Tài sản dài hạn 8.816.299.290 10.896.815.836 17.931.772.032 1. Tài sản cố định hữu hình 4.286.299.290 10.896.815.836 17.897.681.133 - Nguyên giá 4.604.917.290 12.433.989.836 22.533.512.133 - Giá trị hao mòn luỹ kế 318.618.000 1.537.174.000 4.635.831.000 2. Chi phí XDCB dở dang 4.530.000.000 34.090.899 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 13.665.045.495 15.525.755.473 27.131.805.964 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 6.936.013.423 8.090.387.884 18.038.410.874 1. Nợ ngắn hạn 2.399.954.053 3.841.520.924 8.479.922.809 - Phải trả cho người bán 367.382.902 822.238.690 1.367.308.200 - Vay ngắn hạn 2.032.571.151 3.019.282.234 5.994.777.272 2. Nợ dài hạn 4.536.059.370 4.248.866.960 9.558.488.065 - Vay dài hạn 4.536.059.370 4.248.866.960 9.558.488.065 B. Vốn chủ sở hữu 6.729.032.072 7.435.367.589 9.093.395.090 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 13.665.045.495 15.525.755.473 27.131.805.964 Bảng 5. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Trà My từ năm 2003 đến năm 2005 Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1.Doanh thu thuần 20.105.374.170 28.546.243.547 38.162.956.427 2.Giá vốn hàng bán 17.596.934.401 25.985.456.327 34.651.038.252 3.Lợi nhuận gộp 2.508.439.769 2.560.787.220 3.511.918.175 4.Doanh thu hoạt động tài chính 1.435.805 2.773.037 2.652.326 5.Chi phí hoạt động tài chính 788.235.660 601.792.681 1.322.027.554 6.Chi phí bán hàng 211.591.159 125.344.517 290.375.230 7.Chi phí quản lý doanh nghiệp 281.016.683 128.205.402 150.323.428 8.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.229.032.072 1.708.217.657 1.751.844.289 9.Thu nhập khác 10.Chi phí khác 11.Lợi nhuận khác 12.Tổng lợi nhuận trước thuế 1.229.032.072 1.708.217.657 1.751.844.289 13.Thuế thu nhập DN phải nộp 393.290.263 478.300.944 0 14.Lợi nhuận sau thuế 835.741.809 1.229.916.713 1.751.844.289 ( Năm 2005 công ty đã hoàn tất thủ tục miễn thuế thu nhập doanh nghiệp ) Từ số liệu của bảng cân đối kế toán , báo cáo kết quả kinh doanh và những thông tin cần thiết khác , các chỉ tiêu tài chính của công ty Trà My được tính như sau : Năm 2003 Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn: Chỉ tiêu thanh toán nhanh: Hệ số nợ: Chỉ tiêu khả năng trả lãi: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn CSH: Các chỉ tiêu tài chính năm 2004-2005 của công ty được tính tương tự như trên. Tập hợp các chỉ tiêu đã tính ta có bảng sau: Bảng 6. Các chỉ tiêu tài chính của công ty TNHH Trà My từ năm 2003 đến năm 2005 Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán - Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn 2,02 1,21 1,09 - Chỉ tiêu thanh toán nhanh 0,7 0,57 0,4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính - Hệ số nợ 0,51 0,52 0,66 - Chỉ tiêu khả năng trả lãi 2,56 3,84 2,33 Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 4,2% 4,3% 4,6% - Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản 9% 11% 6,5% - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 12,4% 16,5% 19,3% Theo quan điểm của Ngân hàng thì mức lí tưởng của các chỉ tiêu tài chính là: hệ số thanh toán ngắn hạn phải lớn hơn 1; hệ số thanh toán nhanh bằng 1 ; hệ số nợ nên nhỏ hơn hoặc bằng 0,5; chỉ tiêu khả năng trả lãi nên lớn hơn hoặc bằng 2; các chỉ tiêu khả năng sinh lời phải dương và có xu hướng tăng dần qua các năm. Từ kết quả ở bảng 3 cho thấy công ty Trà My có chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn giảm dần qua các năm. Hiện thời chỉ tiêu này của công ty là 1,09 thấp hơn nhiều so với năm 2003, tuy nhiên vẫn đảm bảo lớn hơn 1 nên về mặt lí thuyết hệ số này hoàn toàn có thể chấp nhận được. Hệ số thanh toán nhanh của công ty trong 3 năm 2003, 2004, 2005 lần lượt là 0,7; 0,57; 0,4 đều nhỏ hơn 1 và lại không hề có xu hướng được cải thiện. Đặc biệt năm 2005, hệ số này ở mức 0,4 thấp hơn rất nhiều so với mức lí tưởng là 1.Từ hai chỉ tiêu này cho thấy công ty có một lượng hàng tồn kho khá lớn. Tính thanh khoản của công ty phụ thuộc nhiều vào chất lượng và khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho. Hệ số nợ trong 3 năm của công ty có xu hướng tăng dần. Năm 2003, 2004 lần lượt là 0,51; 0,52 đều nằm trong lân cận của 0,5, biểu hiện một cơ cấu vốn khá an toàn, nó cho thấy phân nửa tài sản của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn chủ sở hữu. Năm 2005, hệ số này lên đến 0,66 do công ty đã mở rộng quy mô sản xuất lên rất nhiều, nguồn vốn của công ty tập trung cho tài sản cố định và hàng tồn kho. Điều này cũng đã được phản ánh ở sự suy giảm khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty. Tuy nhiên, việc đầu tư vào tài sản cố định của công ty được thực hiện ở thời điểm giữa năm nên trong năm chưa khai thác được nhiều nhưng nó hứa hẹn việc tăng năng lực sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, tạo thế cạnh tranh của công ty trên thị trường. Mặt khác, các máy móc thiết bị mới được đầu tư của công ty đều rất hiện đại, chất lượng tài sản của công ty khá tốt và đây là một công ty có tín nhiệm trong thanh toán nên hệ số nợ như vậy là có thể chấp nhận được. Chỉ tiêu khả năng trả lãi của công ty trong 3 năm liên tục đều lớn hơn 2. Điều đó chứng tỏ công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán lãi tiền vay. Tuy nhiên năm 2005 chỉ tiêu này có sự giảm sút so với 2 năm trước nguyên nhân do công ty đã tăng vay nợ để đầu tư mở rộng sản xuất và đang ở giai đoạn đầu của việc khai thác công suất nên lợi nhuận đem lại chưa tương xứng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của công ty qua các năm 2003, 2004, 2005 lần lượt là 4,2%; 4,3%; 4,6% đều có xu hướng tăng lên, cho thấy một triển vọng kinh doanh khá tốt đẹp . Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản năm 2003 của công ty là 9%, năm 2004 là 11% nhưng năm 2005 hạ xuống còn 6,5%. Như đã nói ở trên, do những tài sản cố định mới đầu tư đi vào hoạt động chưa lâu nên điều này là hoàn toàn bình thường. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của công ty đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2003 chỉ tiêu này đạt 12,4%, năm 2004 đạt 16,5%, năm 2005 đã đạt 19,3% đây là mức khá cao . Như vậy khả năng sinh lời của công ty là khá tốt . Tóm lại , qua phân tích ta thấy công ty có tình hình tài chính lành mạnh , tình hình hoạt động kinh doanh tương đối tốt , làm ăn có hiệu quả . b) Công ty Xây dựng Chiến Thắng Tên khách hàng : Công ty Xây dựng Chiến Thắng Trụ sở chính : Trưng Trắc – Văn Lâm – Hưng Yên Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên Những ảnh hưởng quan trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh: Công ty xây dựng Chiến Thắng mới được thành lập vào đầu năm 2003, trong khoảng thời gian từ đó đến nay giá cả nguyên vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng...có nhiều biến động. Công ty có bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh như sau: Bảng 7. Bảng cân đối kế toán 3 năm gần nhất của công ty Xây dựng Chiến Thắng Đơn vị : VN đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 TÀI SẢN A. Tài sản ngắn hạn 4.211.018.000 5207..889.900 7.587.796.000 1. Tiền 242.244.000 38.142.000 2.633.000 2. Các khoản phải thu 2.804.388.000 3.265.568.000 2.082.083.000 3. Hàng tồn kho 1.164.386.000 1.904.179.000 5.503.080.000 B. Tài sản dài hạn 273.157.000 253.157.000 243.157.000 1. Tài sản cố định hữu hình 273.157.000 253.157.000 243.157.000 - Nguyên giá 554.047.000 554.047.000 554.047.000 - Giá trị hao mòn luỹ kế 280.890.000 300.890.000 310.890.000 2. Chi phí XDCB dở dang TỔNG CỘNG TÀI SẢN 4.484.175.000 5.461.046.000 7.830.953.000 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 3.182.908.000 4.149.742.000 1.531.659.000 1. Nợ ngắn hạn 3.182.908.000 4.149.742.000 1.531.659.000 - Phải trả cho người bán 1.582.442.000 259.873.000 401.659.000 - Vay ngắn hạn 1.600.466.000 3.889.869.000 1.130.000.000 2. Nợ dài hạn - Vay dài hạn B. Vốn chủ sở hữu 1.301.267.000 1.311.304.000 6299294000 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 4.484.175.000 5.461.046.000 7.830.953.000 B ảng 8. Báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm gần nhất của công ty Xây dựng Chiến Thắng Đơn vị : VN đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1.Doanh thu thuần 4.133.685.000 6.321.475.000 4.223.187.000 2.Giá vốn hàng bán 3.925.974.500 5.977.298.000 3.843.101.000 3.Lợi nhuận gộp 207.710.500 344.177.000 398.452.000 4.Doanh thu hoạt động tài chính 0 5.Chi phí hoạt động tài chính 100.059.500 190.789.000 85.575.000 6.Chi phí bán hàng 82.651.000 114.760.000 195.925.000 7.Chi phí quản lý doanh nghiệp 25.000.000 24.000.000 25.500.000 8.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 0 14.628.000 91.452.000 9.Thu nhập khác 10.Chi phí khác 0 11.Lợi nhuận khác 0 12.Tổng lợi nhuận trước thuế 0 14.628.000 91.452.000 13.Thuế thu nhập DN phải nộp 0 4.591.000 27.195.000 14.Lợi nhuận sau thuế 0 10.037.000 64.257.000 Qua các số liệu ở bảng 4 và bảng 5, các chỉ tiêu tài chính của công ty này được tính như sau: Năm 2003 Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn: Chỉ tiêu thanh toán nhanh: Hệ số nợ: Chỉ tiêu khả năng trả lãi: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn CSH : Các chỉ tiêu tài chính năm 2004-2005 của công ty được tính tương tự như trên. Tập hợp các chỉ tiêu đã tính ta có bảng sau: Bảng 9. Các chỉ tiêu tài chính của công ty xây dựng Chiến Thắng từ năm 2003 đến năm 2005 Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán - Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn 1,32 1,26 4,95 - Chỉ tiêu thanh toán nhanh 0,96 0,8 1,36 Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính - Hệ số nợ 0,71 0,76 0,2 - Chỉ tiêu khả năng trả lãi 1 1,08 2,07 Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 0 0,16% 1,52% - Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản 0 0,18% 0,82% - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 0 0,77% 1,02% Từ số liệu ở bảng 6 cho thấy, công ty có hệ số thanh toán ngắn hạn qua 3 năm 2003 , 2004 , 2005 lần lượt là 1,32 ; 1,26 ; 4,95 đều lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là tương đối tốt . Đáp ứng tiêu chuẩn của Ngân hàng. Năm 2004 , hệ số này có giảm chút ít so với năm 2003 song năm 2005 nó đã được cải thiện rất nhiều , trong năm này qui mô vốn của công ty tăng 1,7 lần so với năm 2003 , tăng 1,4 lần so với năm 2004 hoàn toàn do tăng vốn chủ sở hữu. Nợ ngắn hạn giảm nhiều, qui mô tài sản ngắn hạn tăng lên đã làm cho hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn tăng mạnh, nó cho thấy một đồng nợ ngắn hạn của công ty trong năm được trang trải bằng 4,95 đồng tài sản ngắn hạn mà không cần sử dụng các tài sản khác. Hệ số thanh toán nhanh của công ty qua các năm 2003 , 2004 , 2005 lần lượt là 0,96; 0,8; 1,36 đều nằm trong lân cận của mức lý tưởng là 1. Điều đó thể hiện công ty có khả năng thanh toán nhanh tốt đặc biệt đối với một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng – lĩnh vực mà vốn chủ yếu nằm trong hàng tồn kho như chi phí sản xuất dở dang , nguyên vật liệu tồn kho … Từ hai chỉ tiêu trên cho thấy, công ty có khả năng thanh toán ngắn hạn tương đối tốt . Hệ số nợ của công ty trong hai năm 2003, 2004 lần lượt là 0,71 và 0,76. Đây là mức khá cao, thể hiện một cơ cấu vốn mạo hiểm. Song sang năm 2005, hệ số này đã được cải thiện rất nhiều do các thành viên đã bổ sung vốn góp. Năm 2005, hệ số này là 0.2, trên quan điểm của ngân hàng, nó cho thấy một cơ cấu vốn rất an toàn. Chỉ tiêu khả nă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32308.doc
Tài liệu liên quan