Chuyên đề Phân tích thực trạng chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007)

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: Những vấn đề cơ bản về BHXH và công tác chi trả các chế độ BHXH 3

I. Tổng quan về BHXH 3

1. Sự cần thiết khách quan và vai trò của BHXH 3

2. Sự ra đời và phát triển của BHXH 5

2.1 Trên thế giới 5

2.2. Tại Việt Nam 7

3. Bản chất, đối tượng, chức năng và tính chất của BHXH 9

3.1. Bản chất của Bảo hiểm xã hội 9

3.2. Đối tượng của Bảo hiểm xã hội 10

3.3. Chức năng của Bảo hiểm xã hội 10

3.4. Tính chất của BHXH 12

4. Hệ thống các chế độ BHXH 13

4.1 Theo Công ước 102 13

4.2. Ở Việt Nam 15

5. Quỹ BHXH 15

5.1. Khái niệm 15

5.2. Nguồn hình thành quỹ Bảo hiểm xã hội 15

5.3. Sử dụng quỹ Bảo hiểm xã hội 17

6. Các loại hình BHXH 19

6.1 BHXH bắt buộc 19

6.2 BHXH tự nguyện 19

II. Lý luận chung về chi trả các chế độ BHXH 20

1. Khái niệm, đặc điểm các chế độ BHXH 20

2. Vấn đề chi trả các chế độ BHXH 23

2.1 Vai trò của công tác chi trả các chế độ BHXH 23

2.2 Cơ sở xác định mức chi trả các chế độ BHXH 25

2.3 Nguyên tắc chi trả các chế độ BHXH 26

2.4 Phân cấp quản lý chi trả và quy trình chi trả các chế độ BHX 27

2.4.1 Phân cấp quản lý chi trả các chế độ BHXH 27

2.4.2 Quy trình chi trả các chế độ BHXH 28

2.5 Phương thức và phương tiện chi trả các chế độ BHXH 29

2.5.1 Phương thức chi trả các chế độ BHXH 29

2.5.2 Phương tiện chi trả các chế độ BHXH 31

Chương II: Thực trạng chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007) 32

I. Tổng quan về BHXH tỉnh Hà Tĩnh 32

1. Lịch sử hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Hà Tĩnh 32

2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy tổ chức của BHXH tỉnh Hà Tĩnh 33

2.1 Chức năng: 33

2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn: 33

2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Hà Tĩnh 35

3. Một số kết quả đạt được của BHXH tỉnh Hà Tĩnh trong những năm gần đây 37

3.1 Thu Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế bắt buộc: 37

3.2 Công tác BHYT tự nguyện: 37

3.3 Công tác kế hoạch tài chính và chi trả các chế độ BHXH: 38

3.4 Công tác chế độ chính sách: 39

3.5 Công tác khám chữa bệnh: 40

3.6 Công tác cấp và quản lý sổ BHXH và thẻ BHYT 40

II. Thực trạng công tác chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007) 41

2.1 Nguồn chi trả các chế độ BHXH 41

2.2 Nội dung các khoản chi trợ cấp BHXH 43

2.2.1 Chi trả các chế độ BHXH từ nguồn NSNN 43

2.2.2 Chi trả các chế độ BHXH từ nguồn quỹ BHXH 44

2.3 Phân cấp quản lý chi trả các chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Hà Tĩnh 46

2.4 Phương thức chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh 47

2.5 Quy trình chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh 48

2.6 Những kết quả đạt được trong công tác chi trả các chế độ tại BHXH tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007) 51

2.7 Những vấn đề còn tồn tại trong công tác chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh 65

Chương III: Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới 67

I. Những thuận lợi và khó khăn của BHXH tỉnh Hà Tĩnh trong công tác chi trả các chế độ BHXH 67

1. Thuận lợi 67

2. Khó Khăn 68

II. Phương hướng, nhiệm vụ của BHXH tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới 69

III. Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác chi trả các chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới 71

1. Đối với BHXH Việt Nam 72

2. Đối với BHXH tỉnh Hà Tĩnh: 73

Kết luận 76

Tài liệu tham khảo 77

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3920 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích thực trạng chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởng trợ cấp BHXH và tiến hành chi trả cho các đối tượng theo danh sách trên. 2.5 Phương thức và phương tiện chi trả các chế độ BHXH 2.5.1 Phương thức chi trả các chế độ BHXH Việc chi trả các chế độ BHXH thường do cơ quan BHXH cấp địa phương thực hiện và có nhiều phương thức chi trả khác nhau : Chi trả trực tiếp qua cán bộ BHXH chuyên trách: Cơ quan BHXH sẽ trực tiếp chi trả cho đối tượng hưởng ngay tại văn phòng cơ quan BHXH hoặc cơ quan BHXH cử cán bộ xuống địa bàn quản lý để tiến hành chi trả trợ cấp. Phương thức này thường được áp dụng đối với chi trả trợ cấp định kỳ. Nó có ưu điểm cơ quan BHXH có thể nắm bắt nhanh các thông tin về đối tượng hưởng, về những yêu cầu hoặc là những vướng mắc của người được hưởng để kịp thời giải quyết. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là mức độ an toàn về tiền mặt không cao và đòi hỏi lượng cán bộ BHXH lớn làm tăng chi phí về nhân sự Chi trả trực tiếp qua tài khoản ngân hàng: thường được áp dụng đối với chi trả trợ cấp định kỳ. Nó có ưu điểm là an toàn, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nên đem lại hiệu quả chi trả cao. Nhưng nó đòi hỏi cơ sở hạ tầng cũng như hệ thống ngân hàng tài chính phát triển và khả năng quản lý của cơ quan quản lý BHXH phải theo mô hình hiện đại. Chi trả gián tiếp qua các đại lý hoặc đại diện chi trả: Đây là phương thức chi trả truyền thống, theo đó cơ quan BHXH uỷ quyền cho đại lý, đại diện chi trả trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết với các điều kiện ràng buộc trách nhiệm của mỗi bên. Nó có ưu điểm là tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao trong việc chi trả nhưng nhựơc điểm là cơ quan BHXH sẽ khó nắm bắt tình hình thực tế của quá trình chi trả, không nắm bắt được biến động của đối tượng một cách kịp thời dẫn đến một số tình trạng trục lợi và làm thất thoát nguồn quỹ BHXH... Mỗi một hệ thống BHXH có thể áp dụng các phương thức chi trả khác nhau phụ thuộc vào các điều kiện thuận lợi có được khi áp dụng phương thức thanh toán đó, miễn là phương thức đó sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Nhìn chung khi lựa chọn phương thức thanh toán phải cân nhắc một số nhân tố: Điều kiện cơ sở hạ tầng của khu vực, sự thuận tiện đối với cơ quan BHXH và người nhận trợ cấp, chi phí sử dụng phương thức đó và độ an toàn khi sử dụng phương thức đó... 2.5.2 Phương tiện chi trả các chế độ BHXH Việc chi trả trợ cấp BHXH có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau: tiền mặt, séc, chuyển khoản, hiện vật hay dịch vụ...Trong đó các phương tiện như tiền mặt, hiện vật và dịch vụ là những phương tiện được sử dụng chủ yếu đối với các chế độ BHXH ngắn hạn, còn đối với các chế độ BHXH dài hạn thì thường sử dụng các phương tiện như tiền mặt và chuyển khoản. Việc sử dụng phương tiện nào còn phụ thuộc vào việc sử dụng phương thức chi trả nào. Chương II: Thực trạng chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007) I. Tổng quan về BHXH tỉnh Hà Tĩnh 1. Lịch sử hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Hà Tĩnh Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh được thành lập theo Quyết định số 14aQĐ/TC, ngày 15 tháng 6 năm 1995 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01-08-1995. Thực hiện Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 24/01/2002 của Thủ tướng Chính Phủ về việc sát nhập BHYT Việt Nam vào BHXH Việt Nam, ngày 06/12/2002 Chính Phủ ban hành Nghị định số 100/2002/NĐ-CP về Quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam với việc thực hiện Điều lệ BHXH đồng thời với thực hiện Điều lệ BHYT. Như vậy BHXH Hà Tĩnh đã tiếp nhận thêm nhiệm vụ mới từ BHYT Hà Tĩnh chuyển sang. Những ngày đầu thành lập, cơ quan gặp rất nhiều khó khăn: trụ sở làm việc từ cấp tỉnh đến cấp huyện đều tạm bợ, phải thuê, mượn nhiều nơi. Nhiệm vụ chuyên môn lại hoàn toàn mới mẻ trong cơ chế quản lý mới. Song đội ngũ cán bộ quản lý thuộc Bảo Hiểm Xã Hội tỉnh và Bảo Hiểm Xã Hội các huyện, thị xã đã có kế hoạch sắp xếp để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, đồng thời đề xuất Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam, chính quyền địa phương các dự án xây dựng trụ sở. Đến nay, các huyện, thị xã và BHXH tỉnh đều đã có trụ sở làm việc khang trang, các trang thiết bị tại phòng làm việc cơ bản đáp ứng yêu cầu hiện nay. Với mục đích bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi họ gặp những biến cố, khó khăn như ốm đau, bệnh tật, tai nạn, bệnh nghề nghiệp...BHXH Hà Tĩnh đã góp phần tích cực thực hiện công bằng xã hội, ổn định tình hình chính trị, kinh tế-xã hội, cùng nhân dân Hà Tĩnh chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. 2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy tổ chức của BHXH tỉnh Hà Tĩnh 2.1 Chức năng: BHXH tỉnh Hà Tĩnh là đơn vị trực thuộc, nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH VN, có chức năng giúp Tổng giám đốc quản lý quỹ BHXH và tổ chức thực hiện các chế độ chính sách BHXH trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn lãnh thổ UBND tỉnh Hà Tĩnh và sự quản lý Nhà nước về BHXH và của các ngành chức năng trong tỉnh. BHXH tỉnh có tư cách pháp nhân, có trụ sở chính đặt tại số nhà 5 đường Trần Phú, có con dấu và tài khoản riêng. 2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn: BHXH tỉnh Hà Tĩnh có các nhiệm vụ và quyền hạn: - Xây dựng chương trình, kế hoạch của năm trình lên Tổng giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện. - Tổ chức xét duyệt hồ sơ, giải quyết các chính sách, chế độ BHXH, cấp các loại hồ sơ, giải quyết các chính sách, chế độ BHXH, BHYT; cấp các loại sổ, thẻ BHXH, BHYT. - Tổ chức thực hiện thu các khoản đóng BHXH, BHYT bắt buộc và tự nguyện - Tổ chức quản lý và phát triển đối tượng tham gia BHXH; - Tổ chức quản lý lưu trữ hồ sơ các đối tượng BHXH, BHYT; - Tổ chức hợp đồng với cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp để phục vụ người có sổ, thẻ BHXH theo quy định; - Tổ chức thực hiện công tác giám định chi khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh, đảm bảo khám chữa bệnh cho người có sổ, thẻ BHXH, BHYT chống lạm dụng quỹ khám chữa bệnh và hướng dẫn nghiệp vụ giám định đối với BHXH cấp huyện; - Tổ chức thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng đúng theo quy định; - Thực hiện quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí; chế độ kế toán; thống kê theo đúng quy định của Nhà Nước, của BHXH VN và hướng dẫn BHXH cấp huyện thực hiện; - Kiểm tra việc thực hiện các chế độ thu, chi BHXH đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; kiến nghị với cơ quan pháp luật, cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan cấp trên của đơn vị sử dụng lao động hoặc cơ sở khám chữa bệnh để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về các chế độ BHXH; - Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức cá nhân theo thẩm quyền; - Tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ BHXH trên địa bàn tỉnh; - Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chế độ BHXH; - Tổ chức ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động BHXH tỉnh Hà Tĩnh; - Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc BHXH tỉnh theo phân cấp của BHXH VN; - Thực hiện chế độ báo cáo với BHXH VN và UBND tỉnh theo quy định. 2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Hà Tĩnh Ngày đầu mới thành lập BHXH hà tĩnh có 4 phòng nghiệp vụ và 10 phòng BHXH huyện thị trực thuộc với số cán bộ, công chức bàn giao từ ngành LĐTBXH, Liên đoàn lao động là 70 người, đơn vị nhận thêm 13 người. Tổng số có 83 người, trong đó có 29 người làm việc tại văn phòng, 54 người làm việc tại BHXH 10 huyện, thị xã. Trình độ chuyên môn: đại học 20 người chiếm 24% , trung cấp 58 người chiếm 69%, đảng viên 39 người chiếm 46%. Đến nay, toàn ngành có 222 người, với 10 phòng nghiệp vụ và 12 BHXH huyện, thị xã trực thuộc. Trong đó số có trình độ đại học, cao đẳng: 134 người chiếm 60%, trình độ trung cấp : 78 người chiếm tỷ lệ 35%, số còn lại là bộ đội chuyển ngành và nhân viên phục vụ 5%. Số cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên 126 người chiếm 56%; số cán bộ, công chức, viên chức nữ 109 người chiếm tỷ lệ 49%. Sơ đồ cơ cấu tổ chức BHXH tỉnh Hà Tĩnh: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BHXH HÀ TĨNH Giám đốc BHXH tỉnh Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng thu Phòng KH-TC Phòng chế độ chính sách Phòng giám định Phòng HC-TH Phòng quản lý sổ thẻ Phòng CNTT Phòng kiểm tra Phòng BH tự nguyện Bhxh huyện Thạch Hà Bhxh huyện Can lộc bhxh huyện Đức thọ bhxh huyện Hồng Lĩnh bhxh huyện Lộc Hà Bhxh huyện Vũ Quang Bhxh huyện Nghi Xuân Bhxh huyện Hương Sơn Bhxh huyện Hương Khê Phòng tổ chức cán bộ Bhxh huyện cẩm xuyên Bhxh thành phố Hà tĩnh Bhxh huyện Kỳ Anh 3. Một số kết quả đạt được của BHXH tỉnh Hà Tĩnh trong những năm gần đây 3.1 Thu Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế bắt buộc: Qua 12 năm thực hiện nhiệm vụ, số đối tượng tham gia ngày càng tăng rõ rệt, số tiền thu được nộp về quỹ BHXH ngày càng nhiều. Người lao động được cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, phiếu khám chữa bệnh kịp thời, đầy đủ. Để hoàn thành và vượt mức kế hoạch thu, ngay từ quý đầu năm BHXH Hà tĩnh đã giao kế hoạch cụ thể cho từng đơn vị trực thuộc, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và phối hợp các ban ngành chức năng đưa ra biện pháp tối ưu nhằm thực hiện tốt công tác thu BHXH, BHYT trên địa bàn toàn tỉnh. Bên cạnh đó BHXH Hà Tĩnh đã thực hiện thành công Chương Trình quản lý Quỹ BHXH nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi trong công việc nghiệp vụ. Đến ngày 31/12/2007, thu được 234,6 tỷ đồng đạt 103,8% kế hoạch năm, tăng 20% so với năm 2006. 3.2 Công tác BHYT tự nguyện: Được sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp và đặc biệt sau khi có Thông tư liên tịch số 77/TTLT-BYT-BTC, ngày 07/8/2003 của Liên bộ tài chính- y tế và công văn hướng dẫn số 3631/BHXH-TN, ngày 31/10/2003 của BHXH VN, BHYT học sinh đã được triển khai sâu rộng trên toàn tỉnh. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã có văn bản chỉ đạo công tác BHYT học đường, BHXH Hà Tĩnh đã ký các văn bản liên ngành với sở Giáo dục- đào tạo, tỉnh đoàn, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội nông dân hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện học sinh, hộ gia đình, hội đoàn thể. Công tác tuyên truyền được chú trọng, đài phát thanh truyền hình, trung tâm truyền thông sức khoẻ của Sở Y tế đã xây dựng phóng sự về BHYT học sinh. Cơ quan BHXH đã phát hành các tờ rơi, thông báo đến tận các trường học, đơn vị sử dụng lao động. Năm học 2003-2004 có 353 trường với 51.448 em tham gia, tổng thu 1,37 tỷ đồng đạt 123,59 % so với kế hoạch năm (kế hoạch 1,111tỷ đồng ) và đạt 157 % so với kế hoạch năm trước. Năm học 2004-2005, toàn tỉnh có 66.061 em tham gia với tổng số tiền thu được 1,742 tỷ đồng. Đối với BHYT tự nguyện hộ gia đình, hội đoàn thể, thân nhân người lao động:năm 2005 là năm đầu tiên triển khai và toàn tỉnh đã có 4.012 người tham gia, với tổng só tiền thu được 0,24 tỷ đồng. Năm 2007 BHXH đã đạt và vượt mức kế hoạch thu BHYT tự nguyện, thu được 7,2 tỷ đồng. Trong đó, BHYT học sinh, sinh viên: 100,701 em tham gia đạt 118,32 % kế hoạch năm, có 467/577 trường tham gia, đạt 80,9 % tổng số trường toàn tỉnh; Hộ gia đình và cán bộ, dân số kế hoạch gia đình các xã, phường , thị trấn: 2.699 người đạt 248,70 % kế hoạch được giao. 3.3 Công tác kế hoạch tài chính và chi trả các chế độ BHXH: - Công tác chi trả các chế độ BHXH: Sau khi tiếp nhận chi trả lương hưu và trợ cấp từ Sở Lao động- Thương binh và xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh chuyển sang, BHXH Hà Tĩnh đề ra mục tiêu chi trả: “đúng kỳ, đủ số, tận tay và an toàn”. Để thực hiện tốt được điều đó trong công tác chi trả phải cải tiến từ việc quản lý đối tượng đến tổ chức chi trả. Trước đây việc lập danh sách hàng tháng do ban chi trả xã lập, huyện duyệt và tỉnh cấp tiền. Nhưng trong những năm qua BHXH tỉnh đã lập danh sách trên cơ sở hồ sơ đang quản lý và có sự phối hợp đồng bộ giữa BHXH huyện, thị xã, phòng chế độ chính sách, Kế hoạch tài chính, Công nghệ thông tin nên giữa danh sách nguồn chi trả luôn khớp đúng. Việc tổ chức chi trả được áp dụng bằng hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp thông qua đại lý. Trong đó chi trả trực tiếp 60 % số tiền chi trả hàng tháng với 34 % số xã trong toàn tỉnh. Từ 56.012 người hưởng chế độ thường xuyên từ ngành Lao động- thương binh và xã hội nay BHXH Hà Tĩnh đang quản lý hơn 61.984 đối tượng. Tổng số tiền đã chi trả: 821,3 triệu đồng, tăng 23 % so với năm 2006. Với lượng tiền chi trả lớn nhưng toàn ngành đã khắc phục khó khăn đảm bảo thực hiện chi trả kịp thời, chính xác và an toàn tiền mặt. - Công tác Kế hoạch tài chính: Trong công tác quyết toán tài chính hàng quý, hàng năm, BHXH tỉnh luôn thực hiện tốt quy chế tài chính và chế độ kế toán thống kê. Việc thực hiện quy định chuyển tiền thu thuận lợi, kịp thời và hợp lý. Sử dụng kinh phí quản lý bộ máy đúng mục đích. Tăng cường tiết kiệm để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức viên chức, tạo điều kiện cho công chức viên chức ổn định trong công tác. 3.4 Công tác chế độ chính sách: Tại thời điểm nhận bàn giao BHXH Hà Tĩnh tiếp nhận 56.911 hồ sơ các loại đối tượng hưởng chế độ BHXH từ hai ngành Lao động- Thương binh và xã hội Hà Tĩnh, Liên đoàn lao động tỉnh để quản lý và thực hiện chi trả, số đối tượng đó đều hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước. Hiện nay, BHXH Hà Tĩnh đang quản lý 62015 đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng, trong đó có 47.520 đối tượng thuộc ngân sách nhà nước và 14.495 đối tượng thuộc nguồn quỹ BHXH. Năm 2007 đã xét duyệt 3.753 hồ sơ các loại. BHXH Hà Tĩnh đã ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết chế độ chính sách nên việc xét duyệt chính xác, đảm bảo quyền lợi cho đối tượng 3.5 Công tác khám chữa bệnh: Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ khám chữa bệnh cho đối tượng tham gia BHYT, BHXH tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện ký kết lại hợp đồng khám chữa bệnh với các cơ sở y tế. Hàng quý thực hiện thanh quyết toán và ký kết hợp đồng tiếp theo đúng quy định. Mở rộng công tác khám chữa bệnh ban đầu tại các xã, thi trấn trong tỉnh. Năm 2007 BHXH tỉnh đã ký kết hợp đồng khám chữa bệnh với 18 cơ sở khám chữa bệnh. Triển khai khám chữa bệnh BHYT tại 194 trạm y tế xã/262 xã, đạt tỷ lệ 74 % số trạm y tế xã tổ chức khám chữa bệnh ban đầu cho người tham gia BHYT. Với mục đích phục vụ đối tượng ngày càng tốt hơn trong công tác khám chữa bệnh, lãnh đạo BHXH Hà Tĩnh đã thường xuyên làm việc với lãnh đạo ngành y tế tăng cường mối quan hệ phối hợp, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ. Quán triệt cán bộ, công chức viên chức nâng cao tinh thần trách nhiệm, cải cách thủ tục hành chính trong công tác giám định khám chữa bệnh. Quỹ khám chữa bệnh BHYT được quản lý tốt, có hiệu quả, đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT khi đến khám chữa bệnh. Sổ sách theo dõi ghi chép khá đầy đủ tổng hợp, thống kê chi phí khám chữa bệnh hàng tháng chính xác kịp thời. Số kinh phí đã chi năm 2007: 127.22 tỷ đồng ( kể cả đa tuyến) cho 838.138 lượt người đến khám chữa bệnh BHYT, cao hơn năm 2006 35tỷ đồng. 3.6 Công tác cấp và quản lý sổ BHXH và thẻ BHYT Công tác quản lý hồ sơ có nhiều thay đổi, những năm đầu mới thành lập, hồ sơ được giao phòng chế độ chính sách quản lý. Đến năm 2001, BHXH Hà Tĩnh được thành lập phòng quản lý hồ sơ nên công tác quản lý, bảo quản khai thác hồ sơ đối tượng hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp BHXH cũng như hồ sơ các phòng nghiệp vụ được duy trì ổn định. Việc bổ sung hồ sơ thiếu được lãnh đạo BHXH tỉnh quan tâm, tổ chức liên tục từ năm 2002, nhằm đáp ứng được việc sử dụng và khai thác hồ sơ, giải quyết công việc kịp thời, đảm bảo quyền lợi lâu dài của người tham gia và hưởng chế độ BHXH. Toàn bộ hồ sơ được quản lý theo hộp và theo dõi bằng chương trình phần mềm thuận tiện cho việc tra cứu, khai thác. Năm 2007 BHXH Hà tĩnh đã cấp mới 6.802 quyển sổ BHXH, 664.238 thẻ BHYT. II. Thực trạng công tác chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007) 2.1 Nguồn chi trả các chế độ BHXH Nguồn kinh phí sử dụng để chi trả các chế độ BHXH được lấy từ 2 nguồn: Ngân sách Nhà nước và Quỹ BHXH. Đối với các chế độ ngắn hạn thì được chi trả bới quỹ BHXH, còn đối với các chế độ BHXH dài hạn thì do cả NSNN và quỹ BHXH chi trả - do nguồn nào chi là phụ thuộc vào đối tượng hưởng là ai. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 nước ta đã thực hiện BHXH cho công nhân viên chức Nhà nước, tuy nhiên lúc đó nước ta đang trong thời kỳ bao cấp nên mọi hoạt động BHXH cho người lao động cũng được Nhà nước bao cấp tức là do NSNN chi hoàn toàn. Đến ngày 27/12/1961 Hội đồng chính phủ đã ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước, kèm theo Nghị định 218/CP thì quỹ BHXH mới chính thức được thành lập, là quỹ độc lập thuộc NSNN, nhưng nguồn thu phần lớn vẫn từ NSNN, các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước chỉ nộp bằng một tỷ lệ % nhất định so với tổng quỹ lương của công nhân viên chức, còn công nhân viên chức không phải đóng BHXH. Thực chất không tồn tại qũy BHXH độc lập. Chỉ đến khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thi trường, Chính phủ ban hành Nghị định 43/CP ngày 22/6/1993 và Điều lệ BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 thì quỹ BHXH Việt nam với thực sự trở thành một qũy tài chính riêng, được hoạch toán độc lập, không phụ thuộc vào NSNN và được Nhà nước bảo hộ. Sau khi Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính Phủ có hiệu lực thi hành, nguồn chi trả các chế độ BHXH dài hạn được phân ra như sau: - NSNN chi trả các chế độ BHXH cho những người lao động nghỉ trước năm 1995; quân nhân có 20 năm phục vụ quân ngũ; quân nhân năm 1975 trở về trước. - Quỹ BHXH chi trả các chế độ BHXH cho những người lao động nghĩ của chế độ BHXH sau năm 1995. Quỹ BHXH bao gồm 3 quỹ thành phần là: Quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, quỹ hưu trí và tử tuất. 3 quỹ này được hạch toán, cân đối thu – chi độc lập với nhau. Việc cấp nguồn chi BHXH ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh cũng được BHXH Việt Nam tạo điều kiện hết sức thuận lợi: + Giai đoạn 1995-1998 nguồn chi trả được BHXH Việt Nam phân phối từ quỹ BHXH và ngân sách nhà nước. Trong đó nguồn qũy BHXH Hà Tĩnh nhận về tương đối chủ động, kịp thời gian, còn nguồn ngân sách nhà nước phụ thuộc vào Bộ Tài chính và kho bạc nhà nước nên thời gian thường chậm hơn, gây khó khăn cho cấp tỉnh và cấp huyện trong công tác chi trả. + Từ năm 1999 đến nay, BHXH Việt Nam chuyển cấp ngân sách nhà nước bằng ứng trước từ nguồn quỹ đã tạo điều kiện cho cơ sở trong khâu chủ động nguồn chi trả. Đến ngày 15 hàng tháng, BHXH các huyện, thị xã đã chi trả xong cho đối tượng trong tháng. Hiện nay cơ cấu nguồn kinh phí chi trả BHXH ở BHXH Hà Tĩnh đã có sự thay đổi đáng kể. Ta có thể thấy rõ trong bảng số liệu sau: Bảng 1: Cơ cấu chi trả từ Quỹ BHXH và từ NSNN trong tổng chi các chế độ BHXH ở BHXH Hà Tĩnh (2003-2007) chỉ tiêu năm tổng chi ( triệu đồng) Quỹ BHXH NSNN ST (tr. đồng) % ST (tr. đồng) % 2003 349.729,5 49.788,9 14,24 299.940,6 85,76 2004 383.414,7 71.398,6 18,62 312.016,1 81,38 2005 437.526,7 95.969,1 21.93 341.557,6 78,07 2006 663.086,4 165.514,2 24,96 497.572,2 75,04 2007 821.164,3 234.153,2 28,52 587.011,1 71,48 ( nguồn: BHXH tỉnh Hà Tĩnh) Số tiền để chi trả các chế độ BHXH ở BHXH Hà Tĩnh được lấy từ 2 nguồn là Quỹ BHXH và từ NSNN, trong đó chi trả các chế độ do NSNN đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi trả các chế độ BHXH, cụ thể ta thấy trong 5 năm qua tỷ trọng chi do NSNN đảm bảo rất lớn, luôn chiếm trên 70% trong tổng số tiền chi trả của BHXH tỉnh. Còn tỷ trọng chi trả của Quỹ BHXH so với tổng chi tuy nhỏ hơn NSNN nhưng không ngừng tăng lên: năm 2003 Quỹ chiếm 14,24% thì sau 5 năm tức là năm 2007 Quỹ chiếm 28,52%. Trong khi đó tỷ trọng chi của NSNN thì giảm đi: từ 85,76 % năm 2003 xuống còn 71,48% năm 2007. 2.2 Nội dung các khoản chi trợ cấp BHXH 2.2.1 Chi trả các chế độ BHXH từ nguồn NSNN a, Các chế độ BHXH hàng tháng - Lương hưu ( hưu quân đội, hưu công nhân viên chức ); - Trợ cấp mất sức lao động; - Trợ cấp công nhân cao su; - Trợ cấp theo quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ ( gọi tắt là trợ cấp 91); - Trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp ( TNLĐ- BNN ); - Trợ cấp phục vụ người bị TNLĐ-BNN; - Trợ cấp tuất. b, Các chế độ BHXH một lần - Trợ cấp tuất một lần trong các trường hợp được quy định khi người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động; người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc chết; - Trợ cấp mai táng khi người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp 91, trợ cấp công nhân cao su và TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc chết. c, Đóng BHYT cho đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp 91, công nhân cao su, TNLĐ-BNN hàng tháng. d, Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho người bị TNLĐ-BNN e, Lệ phí chi trả f, Các khoản chi khác (nếu có) 2.2.2 Chi trả các chế độ BHXH từ nguồn quỹ BHXH a, Quỹ ốm đau và thai sản - Chế độ ốm đau; - Chế độ thai sản; - Nghĩ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ (DS-PHSK) sau khi ốm đau, thai sản - Lệ phí chi trả. b, Quỹ tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp - Trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng; - Trợ cấp phục vụ người bị TNLĐ-BNN hàng tháng; - Trợ cấp một lần khi bị TNLĐ-BNN và khi chết do TNLĐ- BNN; - Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho người bị TNLĐ- BNN; - Nghĩ DS-PHSK sau khi điều tri ổn định thương tật, bệnh tật; - Khen thưởng cho người sử dụng lao động thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, phòng ngừa TNLĐ-BNN; - Đóng BHYT cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng; - Lệ phí chi trả c, Quỹ hưu trí tử tuất - Các chế độ BHXH hàng tháng + Lương hưu (hưu quân đội, hưu công nhân viên chức); + Trợ cấp cán bộ xã, phường, thị trấn theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ ( sau đây gọi tắt là trợ cấp cán bộ xã); + Trợ cấp tuất - Các chế độ BHXH một lần + Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo Điều 54 Luật BHXH; + BHXH một lần theo khoản 1 điều 55 Luật BHXH; + Trợ cấp tuất một lần trong các trường hợp được quy định khi người hưởng lương hưu; người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc; người lao động đang đóng BHXH và đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bị chết; + Trợ cấp mai táng khi người hưởng lương hưu, trợ cấp cán bộ xã; người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc; người lao động đang đóng BHXH và đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bị chết. - Đóng BHYT cho người hưởng lương hưu, trợ cấp cán bộ xã hàng tháng - Lệ phí chi trả d, Các khoản chi khác(nếu có) 2.3 Phân cấp quản lý chi trả các chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Hà Tĩnh BHXH tỉnh Hà Tĩnh là cơ quan BHXH cấp khu vực, là cấp trung gian trong bộ máy quản lý chi trả các chế độ BHXH từ trung ương đến địa phương. BHXH tỉnh có 11 đơn vị BHXH địa phương trực thuộc, nội dung phân cấp quản lý chi: - Đối với BHXH tỉnh: + Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chi trả, quyết toán các chế độ BHXH trên địa bàn quản lý; + Trực tiếp chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản (bao gồm nghỉ DSPHSK sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do TNLĐ-BNN) và chi trả các chế độ BHXH một lần cho người lao động do BHXH tỉnh Hà Tĩnh quản lý thu BHXH. - Đối với BHXH huyện: + Tổ chức chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản ( bao gồm nghỉ DS-PHSK sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do TNLĐ-BNN), chi trả các chế độ BHXH một lần cho người lao động do BHXH huyện quản lý thu BHXH và các trường hợp BHXH tỉnh uỷ quyền; + Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp tuất một lần, trợ cấp mai táng cho các đối tượng hưởng hàng tháng trên địa bàn; + Chi trả các chế độ BHXH cho người lao động có hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng BHXH nộp tại BHXH huyện theo quy định (người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH, tự đóng tiếp BHXH, nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi theo khoản 2 điều 14 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/06 của Chính phủ,...). 2.4 Phương thức chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh Để thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng thụ hưởng một cách hiệu quả cao nhất đồng thời cũng mang lại sự thuận tiện cho cả cơ quan BHXH và người được hưởng trợ cấp, thời gian vừa qua (2003-2007), BHXH tỉnh Hà Tĩnh duy trì 2 phương thức thanh toán: Chi trả trực tiếp và chi trả gián tiếp thông qua đại diện chi trả. Trong đó hình thức chi trả trực tiếp chiếm 60% kinh phí thường xuyên chi trả hàng tháng. Chi trả trực tiếp: chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cho đối tượng không qua khâu trung gian, cán bộ làm công tác chi trả của cơ quan BHXH chịu trách nhiệm chi trả cho đối tượng hưởng BHXH. Hình thức chi trả này thức đẩy được quá trình chi trả đảm bảo: “Đúng kỳ, đủ số, tận tay” cho người hưởng trợ cấp BHXH và được đối tượng rất đồng tình ủng hộ đồng thời thuận lợi cho cơ quan BHXH có thể phát hiện được các trường hợp chết, trùng cấp và cắt giảm kịp thời, nhận được sự trao đổi 2 chiều giữa cơ quan BHXH và đối tượng hưởng chế độ từ đó tạo điều kiện phục vụ tốt hơn. Chi trả gián tiếp thông qua đại diện chi trả: Chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cho đối tượng hưởng các chế độ BHXH dài hạn thông qua đại lý chi trả ở xã phường, thi trấn và đối với đối tượng hưởng các chế độ ngắn hạn thì thông qua đơn vị sử dụng lao động,( có thể chuyển khoản qua tài khoản của đơn vị hoặc đơn vị nhận tiền mặt trực tiếp tại cơ quan BHXH để chi trả cho người lao động) trên cơ sở ký hợp đồng chi trả với các đại lý có sự chứng kiến cu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11638.doc
Tài liệu liên quan