Chuyên đề Phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm sản Hoàng Anh

 MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 4

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG 5

CỦA DOANH NGHIỆP 5

I. KHÁI QUÁT VỀ MARKETING 5

1. Khái niệm về marketing 5

1.1. Khái niệm : 5

1.2. Bản chất của Marketing 5

2. Vai trò của marketing trong hoạt động của doanh nghiệp 7

II. NỘI DUNG CỦA MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 7

1. Xác định cơ hội hấp dẫn 7

2. Nghiên cứu thị trường 9

3. Phân đoạn thị trường 11

4. Lựa chọn thị trường mục tiêu 13

5. Định vị 14

6. Lựa chọn chiến lược 15

7. Chính sách marketing mix 15

7.1. Chính sách về sản phẩm 16

7.2. Chính sách về giá 16

7.3. Chính sách phân phối 20

7.4. Chính sách xúc tiến 21

8. Đánh giá hiệu quả hoạt động marketing 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU LÂM SẢN HOÀNG ANH 24

I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LÂM SẢN HOÀNG ANH 24

1. Lịch sử ra đời, chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của công ty 24

1.1. Lịch sử ra đời 24

1.2. Bộ máy tổ chức 25

1.3. Chức năng 26

1.4. Nhiệm vụ 27

2. Lĩnh vự kinh doanh 28

3.Tiềm lực của doanh nghiệp 32

3.1. Tiềm lực về nguồn nhân sự 32

3.2. Tiềm lực tài chính 34

3.3. Tiềm lực công nghệ 35

II. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LÂM SẢN HOÀNG ANH 36

III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LÂM SẢN HOÀNG ANH 40

1. Khả năng xác định cơ hội hấp dẫn và nắm bắt thời cơ của doanh nghiệp 40

2. Phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty 41

2.1. Phân đoạn thị trường 41

2.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu 44

2.3. Định vị thị trường 45

2.4. Lựa chọn chiến lược 46

2.5. Đánh giá hiệu quả marketing 48

3.Các công cụ chinh phục khách hàng 49

3.1 Tham số sản phẩm: 49

3.2 Tham số giá: 52

3.4. Tham số xúc tiến: 59

IV. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẠP KHẨU LÂM SẢN HOÀNG ANH 60

1. Thành tựu và nguyên nhân 60

1.1 Thành tựu 60

1.2. Những nguyên nhân giúp công ty đạt được những thành tựu: 63

2. Tồn tại và nguyên nhân 64

2.1. Tồn tại 64

2.2. Nguyên nhân của những tồn tại 64

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LÂM SẢN HOÀNG ANH 66

I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 66

1. Các phương hướng phát triển 66

2. Chiến lược kinh doanh của công ty 66

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LÂM SẢN HOÀNG ANH 67

1. Giải pháp về thị trường của công ty 67

2. Giải pháp về chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing của công ty 68

2.1. Giải pháp về phân đoạn thị trường 68

2.2. Giải pháp về lựa chọn thị trường mục tiêu 69

2.3. Giải pháp định vị thị trường 69

3. Giải pháp trong lĩnh vực marketing của công ty 70

3.1. Nhóm giải pháp về sản phẩm: 71

3.2. Nhóm giải pháp về giá: 72

3.3. Nhóm giải pháp về phân phối: 73

3.4. Nhóm giải pháp xúc tiến: 74

4. Giải pháp khác 75

4.1. Nhóm giải pháp về dự báo và nghiên cứu thị trường: 75

4.2. Các biện pháp đơn giản đẩy mạnh bán hàng 76

III. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 77

1. Điều kiện về tài chính: 77

2. Điều kiện về tài năng của người lãnh đạo: 78

KẾT LUẬN 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7315 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm sản Hoàng Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại Cái 15 0,45 14 Clê, tô vít , kìm, kéo Bộ 2 0,5 Từ bảng thống kế trên thì có thể nói, công ty đã sử dụng toàn bộ những máy móc kỹ mà mình có và khả năng làm việc thủ công của nhân viên vào việc phát triển công ty nói chung cũng như tạo ra các sản phẩm của công ty nói riêng. Việc áp dụng máy móc vào sản xuất giúp cho công việc sản xuất được hiệu quả, tiết kiệm thời gian cũng như là chi phí sản xuất cho từng sản phẩm. Cũng nhờ cò tiềm lực công nghệ mạnh mà công ty có thể tổ chức sản xuất hàng loạt, dây chuyền đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng của khách hàng. Công ty hàng năm bỏ ra số tiền không nhỏ để bảo dưỡng, sửa chữa và thay mới những máy móc nào không có khả năng sử dụng và sử dụng không hiệu quả. Công ty luôn có mục tiêu định hướng áp dụng công nghệ mới, tiên tiến và phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp, phù hợp với trình độ vận hành của người công nhân thợ thủ công. II. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LÂM SẢN HOÀNG ANH Thành lập được gần 5năm nên kết quả kinh doanh của công ty được thấy rõ thông qua bảng số liệu sau: Bảng 3: Thu nhập của công ty từ năm 2004 – 2007 Đơn vị: Triệu đồng Năm Tổng tài sản đầu năm Tổng tài sản cuối năm Doanh thu Lợi nhuận trước thuế Thếu nộp ngân sách Lợi nhuận sau thuế 2004 2.956 3.852 4.204 147 41,16 105,84 2005 3.852 5.724 6.662 211 59,08 151,92 2006 5.724 7.541 8.182 278 77,84 200,16 2007 7.541 6.156 6.883 242 67,76 174,24 Đây là kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2004 đến nay, có thể thấy rõ mức tăng trưởng khá cao từ số vốn ban đầu là 2.956 triệu đồng đã thu đựơc một nguồn doanh thu đáng kể là 4.2104 triệu đồng trong năm 2004. Không chỉ dừng ở đó mà doanh thu của năm 2005 thu được là 6.662 triệu đồng đã cao hơn của năm 2004 là 2.457 triệu đồng tương đương với 33% so với năm 2004. Năm 2006 thi doanh thu đã là 8.182 triệu đồng cao hơn năm 2005 là 1.520 triệu đồng hay tăng hơn 24% so với năm 2005. Tuy nhiên đến năm 2007 do lượng gỗ nhập về hay noi cách khác nguồn cung cấp gỗ bị thu hẹp nên doanh thu chỉ còn là 6.883 triệu đồng đã giảm đi so với năm 2006 là 1.298 triệu đồng tương đương với 0.84 so với năm 2006. Doanh thu tăng lên đồng nghĩa với lợi nhuận tăng lên. Từ năm 2004 lợi nhuận đạt con số là 147 triệu đồng. Đến năm 2005 thì con số đã lên đến 211 triệu đồng cao hơn so với năm 2004 là 64 triệu đồng tức là gấp 1,44 lần. Năm 2006 thì lợi nhuận đạt được khá cao 278 triệu đồng hơn năm 2005 là 67 triệu đồng tức là gấp 1,32 lần. Nhưng đến năm 2007 thì lợi nhuận đã giảm do nguồn hàng nhập khẩu ít và lượng hàng hoá đồ gỗ bán ra mang tính âm lên lợi nhuận thu về chỉ là 242 triệu đồng giảm so với năm 2006 là 36 triệu đồng tức là giảm gấp 0,87 lần. Trong số doanh thu đã đạt được ở trên thì doanh thu chủ yếu là thu từ nguồn gỗ bán trực tiếp không qua khâu chế biến. Doanh thu từ bán gỗ trực tiếp chiếm 80% trong tổng số doanh thu bán hàng của công ty. Việc bán hàng của công ty theo sổ ghi chép như sau: Bảng 4: Tình hình xuất (bán) gỗ trong nước của công ty cổ phần lâm sản Hoàng Anh từ năm 2004-2007: STT Tên gỗ Khối năm 2004 năm 2005 năm 2006 năm 2007 1 Gỗ gụ m3 391,157 354,148 187,614 221,322 2 Gỗ Hương m3 31,255 222,314 97,145 23,257 3 Gỗ cẩm xe m3 6,866 36,124 1,4 4 Gỗ nghiến m3 58,85 5 gỗ trắc m3 6,385 6 gỗ cà chít m3 15,216 7 gỗ chiuliu m3 114,21 513,472 37,854 8 Gỗ xưa m3 1,554 9 Gỗ Chũa m3 34,125 10 Gỗ gõ lau m3 328,252 424,541 185,321 11 Gỗ Dổi m3 11,677 12 Gỗ xà cừ m3 5,5 13 Gỗ lim m3 48,166 12,865 Từ bảng xuất (bán) trên có thể thấy rõ lượng gỗ xuất khẩu trực tiếp là rất lớn. Hầu như lượng gỗ nhập về rồi bán đi chỉ còn tồn kho một khối lượng không đáng kể. Lượng gỗ này được công ty đưa vào chế tạo các sản phẩm mỹ nghệ để đem ra bán trên thị trường. Sau đây là bảng các mặt hàng xuất khẩu trong sổ ghi chép bán hàng của công ty từ năm 2004- 2007. Bảng 5: Mặt hàng xuất khẩu STT Tên sản phẩm Đơn vị 2004 2005 2006 2007 I Hàng thủ công mỹ nghệ - Giường -Tủ -Bàn ghế -Sập -Hàng mỹ nghệ xuất khẩu Cái Cái Cái Cái SP 20 15 12 15 1.050 25 17 12 12 1.200 30 16 13 15 1.250 25 18 16 21 1.020 II Hàng công trình xây dựng -Nẹp khuôn cửa -Cửa pano -Cửa chớp -Khuôn cửa gỗ -Tay vịn -Cửa gỗ m2 m2 m2 m2 m2 m2 2,673 212,67 328,06 2,610 53 246,48 3,847 221,64 264,21 3,125 62 261,64 4,924 257,48 315,24 5,254 75 324,54 28,356 197,25 224,55 3,456 72 273,96 Trên đây là tình hình xuất gỗ của công ty sau khi đã chế biến. Có thể thấy rõ công ty xuất khẩu lượng gỗ chế biến rất là ít. Do công ty đã xác định được mục tiêu là bán gỗ của mình sau khi nhập khẩu từ nhiều nơi về cho khách hàng để giảm bớt chi phí cho quá trình sản xuất mà đồng thời còn thu được lợi nhuận do bán cao hơn giá nhập ban đầu , thu đựơc nguồn vốn trong thời gian ngắn để tiếp tục quá trình kinh doanh của công ty. Đó là chiến lược kinh doanh của công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LÂM SẢN HOÀNG ANH 1. Khả năng xác định cơ hội hấp dẫn và nắm bắt thời cơ của doanh nghiệp Thị trường tiêu thụ đồ gỗ mỹ nghệ tại Việt Nam nói chung và thị trường tiêu thụ ở Miền Bắc nói riêng là thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất đồ gỗ thủ công mỹ nghệ. Thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện thì nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ, nội thất trong nhà càng được chú ý tới. Chính vì vậy mà cơ hội kinh doanh và cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ là rất nhiều. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm sản Hoàng Anh là một công ty hoạt động với quy mô vừa và nhỏ do đó việc quản lý và tổ chức cho một phòng marketing riêng là chưa có hay cũng như là một vị trí làm marketing độc lập cũng chưa có do vậy việc lắm bắt thời cơ cũng như là cơ hội kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào người lãnh đạo của công ty. Công ty đã có được nhiều năm kinh nghiệm do vậy đã xây dựng được một hệ thống khách hàng truyền thống. Chính vì vậy mà mục tiêu của công ty đã được xác định đó là giữ vững khách hàng truyền thống, phát triển thêm khách hàng mới phù hợp với quy mô và tiềm lực tài chính cũng như là tiềm lực con người của công ty. Với sự phát triển của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung thì nhu cầu trang trí của người dân rất phong phú. Đặc biệt là nhu cầu thẩm mỹ nội thất cho ngôi nhà được nhiều người quan tâm hơn. Xuất phát từ nhu cầu đó mà công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm sản Hoàng Anh đã quyết định đưa ra lĩnh vực kinh doanh đồ gỗ nhằm đáp ứng với thị hiếu tiêu dùng của người dân. Từ điều kiện thuận lợi đó mà công ty thành lập và đi vào hoạt động đem lại những lợi nhuận cao khi đã nắm bắt được những cơ hội đó. 2. Phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty Công ty có một thị trường khá rộng như đã nói ở trên. Thị trường của công ty không chỉ ở trong nước mà nó còn mở rộng ra nước ngoài. Các sản phẩm đáp ứng trong nước và được người tiêu dùng khá yêu mến. Sản phẩm của công ty được phân bố chủ yếu là ở Hà Nội và Quảng Trị. Ở Quảng Trị do đây là điểm đầu cửa khẩu của Lào, Camphuchia lên công ty cũng đã đặt một cơ sở nhỏ ở đây để thuận lợi cho việc buôn bán. Sản phẩm mà công ty bán ở đây đều là những sản phẩm gỗ nguyên chưa có sự pha cắt. Còn ở Hà Nội thì do đây tập trung nhiều trung gian thương mại nên công ty cũng đã thông qua nơi đây để bán các sản phẩm của mình sau khi đã chế biến thành một sản phẩm hoàn hảo. Không chỉ hạn hẹp ở đó, thị trường công ty còn tiếp tục phát triển ra các tỉnh vùng xa như Lai Châu và Lào Cai. Công ty đã tiếp tục mở rộng thị trường và cơ sở mới tại Lào Cai để thuận lợi cho việc đặt hàng của vùng này. Hiện nay công ty còn xuất khẩu hàng hoá sang bên Trung Quốc. Như vậy, thị trường công ty khá rộng lớn với nhiều địa bàn khác nhau trên tổ quốc và xa hơn nữa là thị trường thế giới. 2.1. Phân đoạn thị trường a. Theo tiêu thức sản phẩm Thứ nhất là nhóm sản phẩm hàng mộc dùng trong văn phòng: bàn làm việc, tủ sách cho văn phòng, đồ gỗ cho gia đình như bàn ăn, giường tủ, đồ trang trí nội thất trong nhà được làm từ sản phẩm gỗ... Nhóm sản phẩm này công ty tập trung và sản xuất và tung ra thị trường nhiều kiểu dáng và mẫu mã đa dạng. Mỗi loại bàn ghế, tủ cho văn phòng lại thiết kế khác nhau, tuỳ theo ý thích của khách hàng mà công ty nhận sản xuất. Công ty luôn có được những bộ captalogues về các phòng làm việc với nhiều mẫu mã cho khách hàng lựa chọn. Về đồ nội thất cho gia đình thì công ty đưa ra thị trường nhiều mẫu mã và tự thiết kế cải tiến liên tục. Mội một loại ghế, bàn, giường, tủ....công ty đều sản xuất ở nhiều kiểu dáng và kích thước phù hợp với lựa chọn của khách hàng. Sự đa dạng mẫu mã kiểu dáng đó đã tạo cho công ty được một thị trường rộng và nhiều tiềm năng có thể khai thác nhiều khách hàng khác nhau. Thứ hai là nhóm hàng mộc trong xây dựng: khung cửa, cửa sổ, cửa đi, ván sàn, ốp tường, ốp trần, cầu thang... Với nhóm sản phẩm này thì công ty sản xuất và đưa ra thị trường dựa vào nhu cầu và thiết kế của khách hàng để sản xuất phù hợp với ngôi nhà, văn phòng, công trình của khách. Nhóm sản phẩm xây dựng công ty còn tư vấn cho khách hàng cách chọn các loại gỗ phù hợp với mỗi công trình nhằm đặt được hiệu quả cả về kinh tế lẫn chất lượng phụ vụ công trình được đảm bảo. Thứ ba là nhóm các sản phẩm làm quà tặng, đồ lưu niệm phục vụ bán trong nước và xuất khẩu. Ở mặt hàng này công ty đưa ra thị trường nhiều loại con vật, tranh, cây hoa lá, các vận dụng làm đồ dùng hay là đồ trang trí lưư niệm nhỏ mà khách hàng có thể mang và tặng một cách dễ dàng. Tuy nhiện sản phẩm đồ lưu niệm mà công ty đưa ra còn hạn chế chưa thật sự phong phú và chưa có nhiếu sáng tạo. Còn về hàng xuất khẩu công ty nhận sản xuất những lô hàng lớn của các cá nhân, tổ chức có nhu cầu. Hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là nhũng hàng sản xuất có thiết kế nhỏ gọn. Thứ tư là công ty kinh doanh về gỗ . Công ty bán ra thị trường nguyên liệu gỗ cho các đơn vị khác từ nguồn gỗ công ty nhập về. Nhìn chung công ty kinh doanh và đưa ra thị trường tất cả các sản phẩm được sản xuất từ gỗ với sự đa dạng về chủng loại và mẫu mã của nhiều dòng sản phẩm khác nhau. b.Theo tiêu thức địa lý Quá trình hoạt động của công ty có thể thấy rõ rằng, thị trường của công ty được phân ra làm hai thị trường chính là trong nước và ngoài nước. Thị trường trong nước nó bao gồm thị trường khu vực hà nội và thị trường các tỉnh khác của cả nước. Hình 4 : Thị trường theo tiêu thức địa lý của công ty Từ biểu đồ trên có thể thấy rõ, Thị trường chính của công ty là tập trung ở khu vực hà nội chiếm 60% trong tổng số cả thị trường của công ty. Nơi đây có nhu cầu về đồ mỹ nghệ cao và một thủ đô phát triển nên có lượng nhu cầu thẩm mỹ cao so với các vùng khác. Thị trường chủ yếu của công ty là khu vực cũng giúp cho công ty giảm bớt được những khoản chi phí nên đây là thị trường được công ty ưu tiên. Bên cạnh đó thị trường ra các tỉnh của cả nước cũng chiếm 34% thị trường của công ty một con số cũng không phải nhỏ. Đối với thị trường này thì thường là người tiêu dùng đặt mua hàng với số lượng lớn, công ty cung cấp sản phẩm theo một thời hạn mà hai bên ký kết trong hợp đồng. Do nhiều lần đặt hàng nên công ty đã phát triển thêm ra chi nhánh nhỏ ở Quảng Trị để giao hàng cho thuận tiện đối với người tiêu dùng ở khu vực miền trung. Tuy nhiên thì xuất khẩu còn hạn hẹp chỉ chiếm 6% trong tổng số thị trường. Vấn đề xuất khẩu đang được công ty đưa ra những quyết định cụ thể trong những năm tới để phát triển thị trường của công ty. c. Theo tiêu thức khách hàng Với nguyên liệu là gỗ bán trực tiếp thì khách hàng đến công ty hỏi giá và trao đổi với nhau rồi dẫn đến quá trình mua bán giữa hai bên. Lượng gỗ bán ra trực tiếp của công ty chiếm 80% trên doanh thu của công ty. Theo ước tính thì lợi nhuận của công ty năm 2007 là 242 triệu đồng như vậy thì lượng gỗ bán ra trực tiếp là 193,6 triệu đồng. Đối với hàng thủ công mỹ nghệ thì công ty sản xuất ra các mặt hàng để tiêu thụ. Các mặt hàng này chiếm 18% trong tổng số lợi nhuận thu được của công ty hàng năm. Không chỉ tự sản xuất theo ý của mình mà công ty còn nhận rất nhiều đơn đặt hàng của khách hàng muốn mua sản phẩm theo nhu cầu của họ. Lượng đặt hàng hàng năm khá nhiều với nhiều mẫu mã kiểu dáng khác nhau được khách hàng mang đến và muốn công ty tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của họ. Đối với hàng hoá xuất khẩu thì công ty phải nghiên cứu tỷ mỉ về thị trường nước đó. Từ đó công ty tìm kiếm cơ hội quảng bá sản phẩm của mình đối với khách hàng nước ngoài. Tuy nhiên sản phẩm của công ty xuất khẩu cũng chỉ chiếm con số tối thiểu là 2% trong tổng số doanh thu mà công ty có được. Nhưng với sự nỗ lực thì công ty hi vọng sẽ tăng được khả năng xuất nhập khẩu nên tầm cao mới. Như vậy, thị trường của công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm sản Hoàng Anh tập trung chủ yếu ở khu vực Hà Nội với mức doanh thu chiếm 60% doanh thu của công ty qua các năm. 2.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu Sau khi phân đoạn thị trường thì việc xác định thị trường mục tiêu của doanh nghiệp là yếu tố quyết định đến thành bại của công ty. Như trên có thể thấy thị trường mục tiêu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm sản Hoàng Anh là khu vực Hà Nội. Tại đây công ty có sự thu nhập cao nhất trong toàn bộ thị trường của công ty. Với sự tập trung đến 60% sản phẩm của công ty trong thị trường này đã chiếm một lợi nhuận chủ yếu. Năm 2006 thì lợi nhuận thu được là 278 triệu đồng tức là lợi nhuận trong khu vực Hà Nội là 167 triệu đồng. Tuy nhiên, công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm sản Hoàng Anh không chỉ xác định mục tiêu đó là duy nhất mà trong thị trường kinh doanh của công ty thì còn có thể phân ra thị trường theo sản phẩm của công ty. Công ty kinh doanh tập trung chủ yếu vào mặt hàng gỗ chưa pha chế với 80% còn mặt hàng thủ công mỹ nghệ là 20% trong tổng số vốn kinh doanh của công ty. 2.3. Định vị thị trường Quá trình kinh doanh của công ty thì yếu tố khách hàng được đặt lên hàng đầu, các sản phẩm của công ty là những sản phẩm rất đa dạng có thể đáp ứng tốt nhiều yêu cầu của công ty. Ở đây công ty định vị theo nhiều tiêu thức khác nhau. - Định vị theo chất lượng: đối với khách hàng thì chất lượng đảm bảo là yếu tố quyết định thành công của công ty. Với chất lượng đảm bảo sẽ giúp cho người tiêu dùng yên tâm khi mua hàng hoá của công ty. Chất lượng đảm bảo sẽ làm tăng uy tín cho công ty nên thị trường của công ty đang ngày càng mở rộng ra bên ngoài. - Định vị theo giá: Với mục tiêu phục vụ khách hàng là chính nên công ty kinh doanh với mức giá hợp lý với từng sản phẩm. Khách hàng yêu cầu sản phẩm nào thì công ty đáp ứng và thoả thuận trả giá giữa hai bên. Công ty luôn có mức giá hài lòng nhằm giữ khách hàng truyền thống và thu hút thêm nhiều khách hàng nhờ sự trao đổi giữa khách hàng với nhau. Chính vì thế mà uy tín của công ty được nhiều khách hàng thừa nhận. Hàng năm, nhờ uy tín của mình mà công ty thu được lợi nhuận khá cao. Nhìn chung, trong quá trình kinh doanh thì công ty luôn tạo ra những yếu tố đổi mới của công ty nhằm tăng sự kích thích mua hàng của người tiêu dùng. Hàng hoá của công ty được bán với giá hợp lý với khách hàng mà chất lượng lại đảm bảo. Những sản phẩm của công ty khi bán luôn có sự thoả mãn của khách hàng bằng cách giao tận nơi cho khách hàng giúp người mua giảm một số chi phí trong vận chuyển. Là một công ty cũng không phải là lớn lên kênh phân phối của công ty là trực tiếp tức là giao sản phẩm từ công ty đến người tiêu dùng. Khách hàng còn được bảo hành cho hàng hoá từ công ty trong quá trình vận chuyển hàng hoá. 2.4. Lựa chọn chiến lược a. Xây dựng chiến lược kinh doanh Nhiệm vụ đề ra kế hoạch phát triển trong lĩnh vực đồ gỗ Chiến lược phát triển hợp nhất Xác định cương lĩnh của công ty Hình 5: Xây dựng chiến lược của công ty xuất nhập khẩu lâm sản Hoàng Anh Cương lĩnh của công ty: Công ty xác định lĩnh vực kinh doanh của mình là các nghành nghề liên quan đến gỗ mà chủ yếu là buôn bán gỗ chưa pha chế và các đồ thủ công mỹ nghệ. Khách hàng của công ty là tất cả những người tiêu dùng có nhu cầu về đồ gỗ của công ty. Nhưng công ty cũng xác định khách hàng của mình là những khách hàng khu vực là chủ yếu còn khách hàng ở xa thì chỉ là một số nhỏ. Nhiệm vụ đề ra: Như đã nói thì công ty luôn đáp ứng tốt nhu cầu thoả mãn của khách hàng nên công ty thành lập cần xác định rõ ràng rằng cần phải có một hệ thống phương tiện vận tải phải luôn hoạt động trong mọi điều kiện giúp khách hàng vận chuyển đến nơi an toàn. Chiến lược kinh doanh của công ty là chiến lược hợp nhất, công ty đã kinh doanh cùng lúc sản phẩm gỗ chưa chế biến và các đồ thủ công mỹ nghệ. Các sản phẩm của công ty khá đa dạng và tập trung vào nhiều đoạn thị trường mà công ty đã lựa chọn. Kế hoạch phát triển các lĩnh vực: Công ty kinh doanh chủ yếu là hai mặt hàng là đồ gỗ nguyên liệu chưa chế biến và các hàng thủ công mỹ nghệ nên công ty đã chia ra làm các bộ phận khác nhau. Các bộ phận này liên kết với nhau một cách có hệ thống. Sau bốn năm kinh doanh công ty đã có quy mô phát triển khá lớn mức lợi nhuận thu được cũng khá cao với 147 triệu đồng năm 2004; 211 triệu đồng năm 2005; 278 triệu đồng năm 2006 và 242 triệu đồng năm 2007. Công ty phát triển nhiều sản với chất lượng cao giá hợp lý cho từng loại sản phẩm nên việc mua hàng của khách hàng được rễ ràng hơn trong khâu tham khảo giá. Kế hoạch phát triển - Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm sản Hoàng Anh xác định chiến lược phát triển hợp nhất. Công ty luôn xác định được các yếu tố đầu vào trong khâu nhập gỗ của mình. Các khu vực nhập gỗ của công ty thường là ở các nơi chủ yếu sau: Quản Trị, Quy Nhơn, Lào, Thái Lan…Vì thế mà công ty luôn kiểm soát được yếu tố đầu vào của các nhà cung ứng. - Công ty luôn cố gắng hết mình trong quá trình kinh doanh của mình chỉ nhằm đáp ứng tốt nhất đối với khách hàng. Công ty có một đội ngũ nhân viên khá đông đảo trong thị trường nhỏ gọn của công ty. Với mỗi khách hàng ở từng nơi khách nhau thì công ty có các dịch vụ thoả mãn khác nhau nhưng mục đích cuối cũng là làm hài lòng khách hàng. Hệ thống chở hàng của công ty tuy theo quãng đường mà dùng các phương tiện vận tải khác nhau để giúp khách hàng thoả mãn. Với kế hoạch marketing đặt ra cho doanh nghiệp: - Tổng hợp các chỉ tiêu kiểm tra: sau mỗi một năm thì công ty đặt ra cho quá trình marketing làm sao để tăng mức bán và lợi nhuận của công ty. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm sản Hoàng Anh đặt ra cho mình với mức lợi nhuận giữa các năm là 50triệu đồng giai đoạn đầu còn những năm tiêu theo thì tăng dần theo nguồn vốn mà doanh nghiệp có qua các năm kinh doanh của công ty. Nhưng nhìn chung thì lợi nhuận của công ty tăng theo hàng năm là vào 20% so với lợi nhuận năm trước tức là lợi nhuận thu được sau mỗi năm là 60triệu so với năm trước. Để làm được điều này thì công ty đã phát triển thêm thì trường từ khu vực Hà Nội ra các khu vực khác. Quá trình cạnh tranh của doanh nghiệp cũng tốt hơn với hàng loạt mẫu mã sản phẩm khác nhau nhằm thoả mãn nhu cầu thay đổi của khách hàng. Ngoài ra kênh phân phối của công ty luôn đảm bảo ổn định hoạt động tốt mọi lúc mọi nơi. Mối quan hệ của công ty ngày càng rộng rãi với nhiều bạn hàng có uy tín trên khu vực nên được sự giới thiệu về công ty thông qua họ. - Nhiệm vụ và những vấn đề cần đặt ra cho công ty là cần phải tìm kiếm những cơ hội để nắm bắt lấy nó mà phát triển ngành kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, công ty còn phải làm giảm bớt những nguy cơ gây hại cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp. b. Chiến lược marketing Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm sản Hoàng Anh lựa chọn cho mình chiến lược marketing phân biệt với chiến lược này công ty sẽ tham ra vào nhiều đoạn thị trường và áp dụng những chương trình marketing riêng biệt cho từng đoạn. Công ty áp dụng một chương trình marketing cho tất cả mọi khách hàng, doanh nghiệp cung ứng nhưngx sản phẩm khác nhau, với nhiều mức giá khác nhau, nhiều kiểu xúc tién cho từng nhóm khách hàng. Công ty lựa chọn chiến lược này sẽ giúp công ty đa dạng hoá sản phẩm, có khả năng tăng doanh số và xâm nhập sâu hơn vào nhiều đoạn thị trường. 2.5. Đánh giá hiệu quả marketing Sau khi hoạt động kinh doanh trong bốn năm thì công ty đã thu được những thành tựu rất khả quan. Nhờ có việc áp dụng các hoạt động marketing vào trong kinh doanh mà công ty đã có những bước phát triển nhanh chóng. Kết quả hoạt động của công ty nhờ có hoạt động marketing được biểu hiện ở những điểm sau: a. Về thị trường Công ty đã không ngừng vươn ra và mở rộng thị trường. Từ những năm đầu tiên thị trường chỉ là một khu vực của Hà Nội. Sau nhiều năm công ty đã chứng tỏ được vị thế của mình vươn ra các tỉnh thành lân cận thuộc Hà Nội. Thị trường của công ty ngày càng được củng cố và có vị trí cũng như chỗ đứng trên thị trường. Nhiều khách hàng của công ty đã đến với công ty không chỉ một lần mà còn nhiều lần sau khi đã mua sản phẩm đầu tiên. b. Về sản phẩm Công ty luôn đẩy mạnh công tác hoàn thiện sản phẩm, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, và đặc biệt là khâu thiết kế, cải tiến sản phẩm luôn được chú trọng vì vậy công ty có nhiều sản phẩm mới, kiểu dáng phong phú và đáp ứng được nhiều yêu cầu của khách hàng. Sản phẩm của công ty luôn được khách hàng tín nhiệm và thường xuyên đến công ty đặt hàng. c. Kết quả hoạt động của công ty. Hoạt động hàng năm của công ty với doanh thu lên đến hàng tỷ đồng, lợi nhuận thu được của công ty từ các năm 2004 – 2007 là từ 105,84 triệu đồng lên 174,24 triệu đồng. Tổng tài sản từ năm 2004 là 2.956 triệu đồng lên đên 7.541 triệu đồng tăng hơn 4 tỷ đồng. Doanh thu tăng từ 4.204 triệu đồng lên đến 6.883 triệu đồng. Như vậy, trung bình sau mỗi năm công ty kiếm được lợi nhuận là khoảng 150 triệu đồng. 3.Các công cụ chinh phục khách hàng 3.1 Tham số sản phẩm: Sản phẩm mà công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm sản Hoàng Anh cung cấp ra thị trường đầy đủ chủng loại. Bao gồm toàn bộ các mặt hàng được sản xuất ra từ nguyên liệu gỗ nhằm mục đích trang trí nội thất và các công trình có sử dụng đến gỗ. Sản phẩm đồ gỗ là một loại sản phẩm được sản xuất theo ý tưởng của người làm ra nó. Chính vì vậy các sản phẩm làm ra có đẹp và chất lượng cao hay không phụ thuộc vào trình độ của người làm ra nó. Công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm mỹ nghệ đã tạo ra được nhiều sản phẩm đa dạng. Đặc biệt là các sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Không chỉ lả những sản phẩm có một một mức giá cố định chung mà công ty tạo ra những sản phẩm gỗ nội thất như bàn ghế, tủ, giường, tranh... có chất lượng và kỹ thuật khác nhau để thoả mãn những yêu cầu mà khách hàng cần. Sản phẩm mà công ty cung cấp ra thị trường không chỉ là sản phẩm vật chất đơn thuần mà còn là là hàng loạt các sản phẩm mang tính chất dịch vụ của công ty. Như dịch vụ bao gói, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lắp đặt, dịch vụ bảo hành sau bán. Chính nhờ những dịch vụ như vậy mà công ty đã tạo ra cho mình uy tín với khách hàng, đáp ứng được đại đa số khách hàng từ những khách hàng có nhu cầu đơn giản chỉ là đặt mua và tự vận chuyển đến khách hàng mua và cần phải được đảm bảo vận chuyển từ nơi sản xuất tới địa điểm khách hàng yêu cầu và được lắp đặt cộng với bảo hành sau bán. Công ty đã làm được điều đó. Trong việc sản xuất của mình công ty luôn lấy chất lượng và chữ tín của mình để sản xuất ra sản phẩm. Sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ chất lượng hay không còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Nhưng quan trọng đó là chất lượng của gỗ, nguồn nguyên liệu để sản xuất chính ra nó. Mỗi một sản phẩm được sản xuất ra thì gỗ đều được xử lý kỹ lưỡng để chống co vênh, xé vỡ trong quá trình khách hàng sử dụng. Đây là công việc ban đầu sau đó là một loạt các biện pháp kiểm tra và xử lý tiếp theo sau mỗi khâu. Và cuối cùng là khâu kiểm tra hoàn thiện cuối cùng. Với chiến lược sản phẩm luôn luôn cho ra sản phẩm mới và cải tiến sản phẩm cũ, công ty đã tạo ra được thị trường nhiều loại sản phẩm có tiện ích và phù hợp hơn với khách hàng và được khách hàng chấp nhận. Nghiên cứu và chế tạo sáng tác những sản phẩm mới là một điểm mạnh của công ty. Hàng năm công ty tạo ra được những sản phẩm đồ gỗ như nghế, tủ, giường, tranh tứ quý, ghế lười, bàn thờ, bàn học sinh... Đây là dòng sản phẩm mà công ty thường xuyên thây đổi mẫu mã và tạo cho khách hàng những hướng tiêu dùng mới. Ngoài những sản phẩm tạo ra từ ý tưởng riêng của công ty thì công ty còn thông qua ý kiến của khách hàng tạo ra những mặt hàng tiện ích hơn để phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng. Những mặt hàng mà thường được cải tiến đó là các hoạ tiết hoa văn trang trí trên sản phẩm gỗ, Những sự kết hợp giữa cổ và hiện đại trên một sản phẩm. Tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng cũng như là phù hợp với túi tiền người tiêu dùng.Với dòng sản phẩm cải tiến này thì không những khách hàng chọn mua đuợc mà công ty cũng tạo ra được sự đột phá cạnh tranh với đối thủ kinh doanh có cùng sản phẩm tương tự. Chính vì vậy mà công ty luôn được sự yêu mến và lấy được lòng tin của khách hàng. Khách hàng đến với công ty không chỉ một lần mà nhiều lần. Không chỉ nhiều lần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20322.doc
Tài liệu liên quan