Chuyên đề Phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2002-2003

Trong năm 2003, lượng ngoại tệ Chi nhánh bán cho NHNoVN tăng lên so với năm 2002, sự tăng lên này chủ yếu là do doanh số ngoại tệ mua vào của Chi nhánh tăng mạnh trong năm 2003, nhất là doanh số mua ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế (tăng 6050 nghìn USD). Vì vậy, trong năm 2003 những thời điểm Chi nhánh dư thừa ngoại tệ sẽ xuất hiện nhiều hơn và khối lượng ngoại tệ dư thừa cũng lớn hơn so với năm 2002. Do đó, lượng ngoại tệ Chi nhánh bán cho NHNoVN trang năm 2003 cũng lớn hơn so với năm 2002.

 

Cũng trong hai năm qua, lượng ngoại tệ mà NHNoĐN bán cho các cá nhân là nhỏ nhất. Doanh số ngoại tệ bán cho cá nhân trong năm 2002 là: 1135 nghìn USD, năm 2003 là: 1320 nghìn USD. Như vậy, lượng ngoại tệ Chi nhánh bán cho các cá nhân trong năm 2003 tăng 16,3% so với năm 2002, tức tăng 185 nghìn USD. Sự tăng lên này là do trong năm 2003 số người dân xuất cảnh ra nước ngoài tăng so với năm 2002, trong đó du học sinh là đối tượng chủ yếu. Mặt khác, do quy mô và uy tín của NHNoĐN ngày càng được nâng cao, nên Chi nhánh đã thu hút được nhiều người có con du học nước ngoài mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại Chi nhánh và chuyển hối ra nước ngoài. Những người này thường mua ngoại tệ của Chi nhánh để thực hiện chuyển hối, do đó lượng ngoại tệ Chi nhánh bán cho các cá nhân tăng lên trang hai năm.

 

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1784 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2002-2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,1% NHNoVN 2.380 6,3% 2.735 5,4% 355 14,9% Cá nhân 1.135 3,0 % 1.320 2,6% 185 16,3% Tổng cộng 37.775 100% 50.675 100% 12.900 34,1% Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, đối tượng chủ yếu được NHNoĐN bán ngoại tệ là các tổ chức kinh tế. Doanh số ngoại tệ bán cho các tổ chức kinh tế trong 2 năm qua đều chiếm hơn 90% doanh số bán ngoại tệ của Chi nhánh. Hai đối tượng còn lại chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (nhỏ hơn 10%), trong đó chủ yếu là bán cho NHNoVN. Còn lượng ngoại tệ bán cho các cá nhân luôn chiếm một tỷ trọng nhỏ nhất, không quá 3% ngoại tệ bán ra của Chi nhánh. Như vây, với một mức tỷ trọng cao tuyệt đối (hơn 90%), thì các tổ chức kinh tế là đối tượng chủ yếu và quan trọng nhất trong hoạt động bán ngoại tệ của Chi nhánh. Những biến động của lượng ngoại tệ bán cho các tổ chức kinh tế sẽ ảnh hưởng mạnh đến tổng lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh. Trong 2 năm qua, lượng ngoại tệ mà NHNoĐN bán cho các tổ chức kinh tế tăng lên cả về tỷ trọng và số tuyệt đối. Tỷ trọng từ 90,7% năm 2002 tăng lên 92% năm 2003. Lượng ngoại tệ bán cho các tổ chức kinh tế trong năm 2002 tăng 36,1% (tức tăng 12.360 nghìn USD) so với năm 2002. Sự tăng lên này do các nguyên nhân sau: Về mặt khách quan là do tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng luôn đạt mức cao trong hai năm qua. Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá cũng như nguyên liệu trên địa bàn cũng tăng mạnh trong hai năm qua. Điều này có thể nhận thấy qua kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tăng lên trong hai năm. Nếu năm 2002 kim ngạch nhập khẩu của thành phố là 375.142 nghìn USD thì sang năm 2003 kim ngạch nhập khẩu của thành phố là 383.900 nghìn USD, tăng 8.758 nghìn USD đạt tốc độ tăng là 2,3%. Do vậy, nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu của các tổ chức kinh tế tăng lên. Bản than NHNoVN có rất nhiều khách hàng mà nhu cầu nhập khẩu của họ trong năm 2003 là rất lớn như: Công ty Cao su Đà Nẵng, Công ty Dệt Hoà Thọ … Mặt khác, trong năm 2003 doanh số cho vay ngoại tệ của Chi nhánh tăng lên so với năm 2002 (tăng 12,1%). Vì vậy, nhu cầu mua ngoại tệ của các khách hàng để trả nợ Chi nhánh cũng tăng lên. Do vậy, doanh số bán ngoại tệ cho các tổ chức kinh tế của Chi nhánh tăng lên trong hai năm qua. Về mặt chủ quan thì do những nổ lực của bản than NHNoĐN mà quy mô hoạt động, cũng như uy tín của Chi nhánh ngày càng được nang cao. Trong đó hoạt động thanh toán quốc tế và hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh cũng được chú trọng phát triển. Vì vậy, trong 2 năm qua Chi nhánh đã không ngừng giữ được khách hàng cũ mà còn thu hút them được khách hàng mới, có cả các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Mặt khác, trong nhiều năm qua tỷ giá USD/VND luôn diễn biến theo xu hướng tăng lên. Vì vậy, các doanh nghiệp khi có nhu cầu mua ngoại tệ họ thường tích cực thực hiện việc mua ngoại tệ, càng sớm càng tốt. Vì nếu để lâu sẽ không có lợi cho doanh nghiệp do tỷ giá tăng. Tóm lại, các nguyên nhân trên đã giải thích cho sự tăng lên của lượng ngoại tệ bán cho các tổ chức kinh tế trong năm 2003. Chính sự tăng lên này là nhân tố chính làm cho tổng lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh tăng lên trang năm 2003. Trong hai năm qua, mặc dù lượng ngoại tệ mà NHNoĐN bán cho NHNoVN có giảm về mặt tỷ trọng (từ 6,3% xuống 5,4%) nhưng vẫn tăng lên về số tuyệt đối. Năm 2003 lượng ngoại tệ Chi nhánh bán cho NHNoVN tăng 355 nghìn USD tức tăng 14,9% so với năm 2002. Việc NHNoĐN bán ngoại tệ cho NHNoVN chủ yếu là nhằm cân đối ngoại tệ chi Chi nhánh và cho toàn hệ thống BIDV. Trong quá trình mua bán ngoại tệ, cũng có những lúc ngoại tệ Chi nhánh mua vào là rất lớn nhưng lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán ra cho khách hàng lại rất thấp. Vào những lúc như vậy, Chi nhánh sẽ rơi vào tình trạng dư thừa ngoại tệ. Với xu hướng tỷ giá luôn tăng lên như hiện nay thì Chi nhánh sẽ được lợi khi ở tình trạng dư thừa ngoại tệ. Nhưng cũng vào lúc này, có thể có một số Chi nhánh NHNo khác đang ở tình trạng thiếu hụt ngoại tệ. Vì vậy, Chi nhánh phải bán bớt lượng ngoại tệ dư thừa này cho NHNoVN để thực hiện cân bằng trạng thái ngoại tệ cho Chi nhánh và cho hệ thống trong cả nước. Trong năm 2003, lượng ngoại tệ Chi nhánh bán cho NHNoVN tăng lên so với năm 2002, sự tăng lên này chủ yếu là do doanh số ngoại tệ mua vào của Chi nhánh tăng mạnh trong năm 2003, nhất là doanh số mua ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế (tăng 6050 nghìn USD). Vì vậy, trong năm 2003 những thời điểm Chi nhánh dư thừa ngoại tệ sẽ xuất hiện nhiều hơn và khối lượng ngoại tệ dư thừa cũng lớn hơn so với năm 2002. Do đó, lượng ngoại tệ Chi nhánh bán cho NHNoVN trang năm 2003 cũng lớn hơn so với năm 2002. Cũng trong hai năm qua, lượng ngoại tệ mà NHNoĐN bán cho các cá nhân là nhỏ nhất. Doanh số ngoại tệ bán cho cá nhân trong năm 2002 là: 1135 nghìn USD, năm 2003 là: 1320 nghìn USD. Như vậy, lượng ngoại tệ Chi nhánh bán cho các cá nhân trong năm 2003 tăng 16,3% so với năm 2002, tức tăng 185 nghìn USD. Sự tăng lên này là do trong năm 2003 số người dân xuất cảnh ra nước ngoài tăng so với năm 2002, trong đó du học sinh là đối tượng chủ yếu. Mặt khác, do quy mô và uy tín của NHNoĐN ngày càng được nâng cao, nên Chi nhánh đã thu hút được nhiều người có con du học nước ngoài mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại Chi nhánh và chuyển hối ra nước ngoài. Những người này thường mua ngoại tệ của Chi nhánh để thực hiện chuyển hối, do đó lượng ngoại tệ Chi nhánh bán cho các cá nhân tăng lên trang hai năm. Phân tích tình hình bán ngoại tệ theo thời gian: Nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế còn phụ thuộc rất nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của các dơn vị xuất nhập khẩu. Để thấy được sự biến động lên xuống của doanh số bán ngoại tệ trong một năm tại Chi nhánh NHNoĐN, thì chúng ta cần phấn tích tình hình bán ngoại tệ theo thời gian của Chi nhánh. Sau đây là tình hình bán ngoại tệ theo quý của NHNoĐN trong 3 năm qua, từ 2001 – 2003. * Tình hình bán ngoại tệ theo thời gian: Quý Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng I 10150 33,5 11670 30,9 16270 32,1 II 5790 19,1 7740 20,5 9530 18,8 III 3480 11,5 4570 12,1 5625 11,1 IV 10880 35,9 13795 36,5 19250 38,0 T. cộng 30300 100 37775 100 20675 100 Gọi di là doanh số bán ngoại tệ của quý bình quân của quý i (i = 1,4) xy: Doanh số mua bán ngoại tệ trong quý i của năm j j = 1,n (n: số năm nghiên cứu) d: là doanh số mua ngoại tệ bình quân của 4 quý trong năm ei : là hệ số thời vụ của quý i: Quý Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 di ei I 10150 11670 16270 38090 12696,7 1,28 II 5790 7740 9530 23060 7686,7 0,78 III 3480 4570 5625 13675 4558,3 0,46 IV 10880 13795 19250 43925 14641,7 1,48 d = 9895,9 T. cộng 30300 37775 20675 Phần phân tích về đối tượng đã cho chúng ta thấy rằng, các tổ chức kinh tế, nhất là các đơn vị có hoạt động nhập khẩu là đối tượng chính trong hoạt động bán ngoại tệ của Chi nhánh. Mà hoạt động nhập khẩu của các đơn vị này cũng có tính thời vụ. Do đó, hoạt động bán ngoại tệ của Chi nhánh cũng có tính thời vụ. Bảng số liệu trên cho ta thấy, lượng ngoại tệ mà NHNoĐN bán ra giảm dần từ đầu năm đến cuối năm thì tăng trở lại. Trong quý I, Chi nhánh bán ra một lượng lớn ngoại tệ so với các quý khác trong năm, lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị nhập khẩu. Các đơn vị này thường mua ngoại tệ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu hay trả các khoản vay ngoại tệ của năm trước. Quý I thường là thời gian mà các Công ty đã thu hồi được tiền hàng đã bán trong dịp Tết vừa qua. Vì thế họ có nguồn để mua ngoại tệ thanh toán cho các khoản phải trả của năm trước. Mặt khác quý I cũng là thời gian chuẩn bị để mở đầu cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh mới. Đối với các đơn vị sản xuất phải nhập khẩu nguyên liệu thì quý I thường là thời điểm nhập nguyên liệu để chuẩn bị cho hoạt động sản xuất trong năm. Vì vậy, các đơn vị này rất cần mua ngoại tệ để sử dụng cho việc nhập khẩu nguyên liệu. Chính các nguyên nhân trên làm cho lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh trong quý I cao hơn các quý khác. Vào quý II và quý III việc sản xuất kinh doanh của các đơn vị đã đi vào ổn định. Đối với có đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh phải nhập khẩu từ nước ngoài thì việc nhập các yếu tố đầu vào đã được chuẩn bị và thực hiện từ quý I. Do đó, nhu cầu mua ngoại tệ để sử dụng cho hoạt động nhập khẩu là không cao. Mặt khác, trong quý II và III hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị xuất nhập khẩu đã đị vào ổn định. Các đơn vị này đã có nguồn hàng nên hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu thường diễn ra song song. Do đó, trong hai quý này nhu cầu mua ngoại tệ để nhập khẩu của các đơn vị này cũng không nhiều. Như vậy, lượng ngoại tệ mà NHNoĐN bán ra trong quý II và III giảm mạnh so với quý I. Lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh trong hai quý này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số ngoại tệ bán ra trong năm. Song quý IV đây là khoảng thời gian chuẩn bị cho nhiều dịp tiêu dùng lớn trong năm như Noel, Tết Tây, Tết Nguyên đán. Nhu cầu tiêu dùng của người dân trong các dịp này sẽ tăng lên rất cao. Vì vậy, các đơn vị phải đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian này. Đối với các đơn vị có yếu tố đầu vào phải nhập khẩu từ nước ngoài thì nhu cầu mua ngoại tệ của họ trong thời gian này cũng tăng lên rất cao. Mặt khác quý IV là quý cuối cùng trong năm và cũng là thời gian kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Do đó các đơn vị sản xuất cần phải thanh toán các khoản nợ tiền mua nguyên liệu, phát sinh trong năm, nhất là các khoản nợ bằng ngoại tệ. Vì vậy mà nhu cầu mua ngoại tệ của các đơn vị này tăng cao. Do đó mà lượng ngoại tệ bán ra cao nhất trong năm. Tóm lại, lượng ngoại tệ bán ra của NHNoĐN trong quý I và IV thường cao hẳn hơn so với quý II và III. Hoạt động bán ngoại tệ của Chi nhánh cũng có những biến động mang tính chất thời vụ. Lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh bị phụ thuộc rất nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn. Chỉ số thời vụ cho ta thấy rõ hơn tính thời vụ của hoạt động bán ngoại tệ của Chi nhánh. Chỉ số thời vụ của quý I và IV là lớn hơn một như vậy quý I và IV là hai quý chính trong hoạt động bán ngoại tệ của Chi nhánh. Ngược lại, chỉ số thời vụ của quý II và III lại nhỏ hơn một như vậy quý II và III không phải là thời gian chính trong hoạt động bán ngoại tệ. Như vậy, lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh vào những tháng đầu năm và cuối năm thì cao hơn hẳn so với những tháng giữa năm. Việc phân tích hoạt động bán ngoại tệ theo thời gian như trên sẽ giúp cho Chi nhánh thuận lợi trong việc lập kế hoạch bán ngoại tệ, chuẩn bị số lượng ngoại tệ bán ra và tìm trước nguồn ngoại tệ mua vào để bán cho khách hàng. Từ đó, Chi nhánh có thể hạn chế được rủi ro về tỷ giá. Cân Đối Giữa Hoạt Động Mua Và Bán Ngoại Tệ Tai NHNoĐN: Qua các số liệu đã phân tích cho hoạt động mua và hoạt động bán ngọi tệ cua NHNoĐN, chúng ta có thể lập bảng số liệu để cân đối cho hoạt động mua bán ngoại tệ tai Chi nhánh NHNoĐN như sau: * Tình hình mua bán ngoại tệ: Năm 2002 Năm 2003 Mua Bán Chênh lệch Mua Bán Chênh lệch 40975 37775 3200 53275 50675 2600 Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh trong 2 năm qua không cân đối với nhau. Trong 2 năm qua 2002 – 2003, lượng ngoại tệ mà NHNoĐN luôn lớn hơn lượng ngoại tệ bán ra. Vì vậy, Chi nhánh luôn có một chênh lệch dương. Cả doanh số ngoại tệ mua vào và doanh số ngoại tệ bán ra của năm sau đềy tăng lên so với năm trước. Mức tăng lên của doanh số mua vào và doanh số bán ra cũng gần tương đương nhau nên mức chênh lệch ngoại tệ của Chi nhánh qua các năm tương đối ổn định. Vì vậy, nguồn vốn ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh đã tăng lên đều đặn qua từng năm. Để thấy rõ tình hình mua bán ngoại tệ tại NHNoĐN, chúng ta cần xem xét tình hình mua bán ngoại tệ theo đối tượng. * Tình hình mua bán ngoại tệ theo đối tượng: Năm 2002 Năm 2003 Mua Bán Chênh lệch Mua Bán Chênh lệch 24500 34260 - 9760 32550 47130 - 14580 10700 2380 + 8320 14120 2480 + 11640 5775 1135 + 4640 + 5540 40975 37775 + 3200 6605 1065 + 2600 Đối với các tổ chức kinh tế hoạt động mua và bán ngoại tệ của Chi nhánh với các tổ chức kinh tế thường mất cân đối. Lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào từ các tổ chức kinh tế luôn nhỏ hơn nhiều so với lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán ra cho các tổ chức này. Vì vậy, hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với các tổ chức kinh tế luôn có mức chênh lệch âm trong 2 năm qua. Lượng ngoại tệ mua vào từ các tổ chức kinh tế và lượng ngoại tệ bán ra cho các tổ chức này đều tăng lên trong thời gian qua. Nhưng mức tăng sản lượng ngoại tệ bán ra luôn cao hơn mức tăng của lượng ngoại tệ mua vào cả về số tuyệt đối và số tương đối. Vì vậy, mức chênh lệch âm của doanh số mua bán ngoại tệ với các tổ chức kinh tế ngày càng tăng. Hoạt động mua bán ngoại tệ cua Chi nhánh với các tổ chức kinh tế nagỳ càng mất cân đối. Việc mua bán ngoại tệ của các tổ chức kinh tế chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu. Trong 2 năm qua, thành phố Đà Nẵng luôn ở trong tình trạng nhập siêu, kim ngạch nhập khẩu luôn lớn hơn kim ngạch xuất khẩu rất nhiều. Sản phẩm xuất khẩu chu yếu của thành phố là thuỷ hải sản, đồ thủ công mỹ nghệ, hàng gia công chế biến cho nước ngoài. Giá trị xuất khẩu của sản phẩm này không lớn. Trong khi đó sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Đà Nẵng là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Đây là những mặt hàng có giá trị so với hàng xuất khẩu của Đà Nẵng. Vì vậy kim ngạch nhập khẩu của ta thường lớn hơn hẳn so với kim ngạch xuất khẩu. Do đó, lượng ngoại tệ của các đơn vị xuất khẩu thu về thường nhỏ hơn nhiều so với lượng ngoại tệ mà các đơn vị nhập khẩu cần mua để trả cho nước ngoài. Như vậy, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh NHNoĐN mua được từ các đơn vị xuất khẩu cũng nhỏ hơn lượng ngoại tệ mà Chi nhánh cần bán cho các đơn vị nhập khẩu. Mặt khác, theo quy định kết hối hiện nay thì các tổ chức kinh tế khi có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu thì chỉ bán lại cho Ngân hàng 40% lượng ngoại tệ đó. Vì vậy, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua được từ các đơn vị xuất khẩu, lại càng nhỏ hơn hẳn lượng ngoại tệ mà Chi nhánh cần bán cho các đợn vị nhập khẩu. Chính điều này đã làm cho Chi nhánh có mức chênh lệch âm trong doanh số mua bán ngoại tệ với các tổ chức kinh tế. Trong 2 năm qua, kim ngạch xuất khẩu của thành phố, kim ngạch xuất khẩu năm 2003 lại giảm so với năm 2002. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của thành phố trong 2 năm qua tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Vì vậy, lượng ngoại tệ mà các đợn vị nhập khẩu cần mua có mức tăng lớn hơn nhiều so với mức tăng cuae lượng ngoại tệ mà các đơn vị xuất khẩu thu về. Do vậy, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán cho các tổ chức kinh tế cũng có mức tăng lớn hơn lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào từ các tổ chức kinh tế. Chính vì vậy mà mức chênh lệch âm của doanh số mua bán ngoại tệ với các tổ chức kinh té ngày càng tăng. Đối với NHNoVN hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với tổ chức này thường bị mất cân đối. Khác với các tổ chức kinh tế, trong 2 năm qua, tình hình mua bán ngoại tệ cua Chi nhánh với NHNoVN luôn có mức chênh lệch tưỡng đương. Lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào từ NHNoVN luôn cao hơn hẳn lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán ra cho tổ chức này, lượng ngoại tệ mua vào thường gấp 5 lần lượng ngoại tệ bán ra. Đồng thời qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, trong 2 năm qua, lượng ngoại tệ mua vào từ NHNoVN đã tăng lên rất mạnh, nhất là về số tuyệt đối, lượng ngoại tệ mua vào của năm 2003 luôn cao hơn hẳn so với năm 2002. trong khi đó, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán cho NHNoVN có tăng lên nhưng rất nhỏ về mặt tuyệt đối. Vì vậy, mức chênh lệch của doanh số mua bán ngoại tệ với NHNoVN ngày càng tăng cao. Việc mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với NHNoVN nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện cân bằng trạng thái ngoại tệ. Do lượng ngoại tệ mà Chi nhánh phải bán cho các tổ chức kinh tế lớn hơn rất nhiều so với lượng ngoại tệ mua vào từ các tổ chức này, vì vậy Chi nhánh phải mua một lượng lớn ngoại tệ từ NHNoVN để có đủ ngoại tệ bán ra cho các tổ chức kinh tế và cũng qua đó Chi nhánh thực hiện cân bằng trạng thái ngoại tệ. Mặt khác, Chi nhánh chỉ bán ngoại tệ cho NHNoVN khi Chi nhánh ở trạng thái dư thừa ngoại tệ. Do sự mất cân đối rất lớn trong hoạt động mua bánnt của Chi nhánh với các tổ chức kinh tế, nên Chi nhánh thường ở trạng thái thiếu hụt ngoại tệ là chủ yếu, rất ít khi có trang thái dư thừa ngoại tệ. Nếu Chi nhánh có xuất hiện trạng thái dư thừa thì NHNoVN nhỏ hơn rất nhiều so với lượng ngoại tệ mà Chi nhánh cần mua ở tổ chức này. Như chúng ta đã thấy, trang những năm qua, hoạt đọng mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với các tổ chức kinh tế có mức chênh lệch âm của năm sau luôn cao hơn năm trước, tức là lượng ngoại tệ mua vào từ các tổ chức kinh tế ngày càng thiếu so với lượng ngoại tệ bán ra cho các tổ chức này. Vì vậy, để cân bằng trạng thái ngoại tệ thi lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào từ NHNoVN ngày càng tăng lên. Trong khi đó lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán cho NHNoVN có tăng lên nhưng mức tăng không đáng kể, nhất là về số tuyệt đối. Vì vậy nên doanh số bán ngoại tệ của Chi nhánh với NHNoVN có mức chênh lệch dương ngày càng lớn. Đối với các cá nhân doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với các cá nhân chỉ chiếm một lượng nhỏ trong tổng doanh số mua bán ngoại tệ. Tình hình mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với các cá nhân cũng bị mất cân đối theo hướng dư thừa ngoại tệ. Lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào từ các cá nhân thường lớn hơn rất nhiều (gấp 5 lần) so với lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán cho các đối tượng này. Do đó, hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với các cá nhân cũng có mức chênh lệch dương. Trong 2 năm qua mức chênh lệch dương này cũng có sự tăng lên rất nhiều. Đối với các ngân hàng hoạt động mua ngoại tệ diễn ra rất rộng, không phải chịu nhiều kiểm soát, quản lý của pháp luật. Ngân hàng có thể mua ngoại tệ từ mọi cá nhân trong khi đó, hoạt động bán ngoại tệ của Ngân hàng lại bị kiểm soát và quản lý rất chặt bởi các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng chỉ được phép bán ngoại tệ cho một số ít đối tượng thực sự có nhu cầu về ngoại tệ và rất hạn chế về mặt số lượng. Vì vậy, lượng ngoại tệ Chi nhánh mua vào từ các cá nhân luôn nhiều hơn hẳn so với lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán ra cho các đối tượng này. Trong 2 năm qua, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào từ các cá nhân có sự tăng lên rất mạnh mẽ và đều đặn, nhất là về số tuyệt đối. Trong khi đó, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán cho các đối tượng này lại không tăng lên nhiều. Vì vậy, mức chênh lệch của doanh số mua bán ngoại tệ với các cá nhân cũng tăng lên rõ rệt và đều đặn. Tóm lại, qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, đối với Chi nhánh NHNoĐN thì mức chênh lệch của mua bán ngoại tệ với NHNoVN và các cá nhân sẽ lớn hớn mức chênh lệch của mua bán ngoại tệ với các tổ chức kinh tế (về mặt giá trị tuyệt đối). Như vậy, lượng ngoại tệ dư thừa từ hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với NHNoVN và với các cá nhân không chỉ đủ để bù đắp cho lượng ngoại tệ thiếu hụt từ mua bán ngoại tệ với các tổ chức kinh tế, mà còn làm cho tổng doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh luôn có mức chênh lệch dương trong 2 năm qua. Tức là hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh luôn đạt trạng thái dư thừa trong 2 năm qua. Qua quá trình phân tích trên chúng ta đã thấy rõ được tình hình mua bán ngoại tệ theo đối tượng của Chi nhánh. Để thấy rõ hơn diễn biến trong năm hoạt động mua bán ngoại tệ tại Chi nhánh NHNoĐN, chúng ta cần phân tích tình hình mua bán ngoại tệ theo thời gian của Chi nhánh, trong 2 năm 2002 – 2003. * Tình hình mua bán ngoại tệ theo thời gian Quý Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Mua Bán C/1 Mua Bán C/1 Mua Bán C/1 I 4700 10150 -5450 7425 11670 -4245 8780 16270 -7490 II 9750 5790 +3960 12750 7740 +5010 15130 9530 +5600 III 10700 3480 +7220 11500 4570 +6930 17365 5625 +11740 IV 7550 10880 -330 9300 13795 -4495 12000 19250 -7250 Tổng 32700 30300 +2400 40975 37775 +3200 53275 50675 +2600 * C/1: Chênh lệch mua – bán Từ bảng số liệu trên, ta thấy rằng: Trong quý II và III lượng ngoại tệ Chi nhánh bán ra luôn nhỏ hơn lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào. Nhưng ở quý I và IV thì hoàn toàn ngược lại, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào không đáp ứng đủ nhu cầu bán ngoại tệ của Chi nhánh. Trong quý I, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán ra luôn lớn hơn hẳn lượng ngoại tệ mua vào. Lượng ngoại tệ bán ra thường gấp 2 lần lượng ngoại tệ mua vào. Do đó, hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh trong quý I luôn có mức chênh lệch âm, Chi nhánh bị mất cân đối trong hoạt động mua bán ngoại tệ. Quý I, là thời gian một số ngành hoạt động trở lại sau kỳ nghỉ Tết nguồn hàng chưa được khai thác tối đa. Lượng ngoại tệ thu về của thành phố không nhiều. Nhưng quý I cũng là thời gian để các đơn vị sản xuất kinh doanh nhập hàng để chuẩn bị cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh mới. Do đo nhu cầu ngoại tệ của các đơn vị này rất lớn. Vì vậy mà lượng ngoại tệ Chi nhánh bán ra luôn nhiều hơn hẳn so với lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào. Đến quý II và III thì tình hình ngược lại hoàn toàn so với quý I. hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh trong hai quý này cũng bị mất cân đối nhưng theo hướng dư ngoại tệ.. lượng ngoại tệ Chi nhánh mua vào trong thời gian này lớn hơn nhiều so với lượng ngoại tệ bán ra. Do đó hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh trong hai quý này luôn có mức chênh lệch dương. Quý II và III là thời gian mà hoạt động xuất khẩu diễn ra sôi nổi, kim ngạch xuất khẩu tăng lên vì các Công ty có nguồn hàng dồi dào để xuất khẩu. Lượng ngoại tệ mà các đơn vị xuất khẩu thu về tăng lên nhiều. Vì vậy doanh số mua ngoại tệ của Chi nhánh trong thời gian này tăng lên mạnh mẽ. Nhưng trong quý II và III, nhu cầu tiêu dùng của dân cư giảm so với quý I và đi vào ổn định. Đối với các đơn vị có đầu vào cho hoạt động sản xuất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại NHNo&PTNT Thành phố Đà Nẵng gia đoạn 2002-2003.doc
Tài liệu liên quan