Chuyên đề Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Hữu Nghị - Đà Nẵng

Mục Lục

 

Trang

 

Lời Mở Đầu

PHẦN I

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG

I/ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1/ Khái niệm vốn lưu động

2/ Kết cấu vốn lưu động

a/ Tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn

b/ Hàng tồn kho:

c/ Các khỏan phải thu:

d/ Tài sản lưu động khác

3/ Vai trò của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

II/ NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG

1/ Dự toán vốn lưu động

a/ Sự cần thiết phải dự toán vốn lưu động

b/ Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn lưu động

c/ Một số nguyên tắc khi xác định nhu cầu vốn lưu động

d/ Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động

2/ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động

a/ Thông số khả năng thanh toán

b/ Thông số khả năng hoạt động:

3/ Các cơ sở quản lý và sử dụng vốn lưu động

a/ Quản lý vốn bằng tiền:

b/ Quản lý và sử dụng hàng tồn kho

c/ Quản lý các khoản phải thu

d/ Quản lý và sử dụng khoản phải trả

4/ Phương hướng tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

a/ Ý nghgiã của việc tăng tốc độ vốn lưu động

b/ Phướng hướng và biện pháp tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động

PHẦN II:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY

A.ĐẶT ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY HỮU NGHỊ ĐÀ NẴNG:

I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY:

1.Quá trình hình thành và phát triển:

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty:

a/ Nhiệm vụ:

b/ Quyền hạn:

II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT ,QUẢN LÝ VÀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TẠI CÔNG TY:

1/ Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh:

a/ Lĩnh vực kinh doanh:

b/ Quy mô kinh doanh:(cơ sở vật chất kỹ thuật)

2/ Đặt điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty :

a.Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty :

b. Đặt điểm tổ chức quản lý :

3.Đặt điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:

SƠ ĐỒ TÓM TẮT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ:

4. Đặt điểm tiêu thụ và thi trường tiêu thụ:

III. ĐẶT ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TẠI CÔNG TY:

1.Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty:

2/ Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán:

3.Hình thức sổ sách kế toán áp dụng tại công ty:

IV.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NGUỒN LỰC,TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY:

1.Đánh giá nguồn lực vốn và nguồn vốn của Công ty:

2. Đánh giá chung về tình hình doanh thu của Công ty :

3.Đánh giá sơ lược về kết quả kinh doanh của Công ty :

B.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY HỮU NGHỊ ĐÀ NẴNG:

1.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

a.Thông số khả năng thanh toán:

b.Tốc độ luân chuyển vốn lưu động:

c.Tỷ số doanh lợi vốn lưu động:

2.Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động:

a.Phân tích tình hình biến động kết cấu vốn lưu động:

b.Vốn lưu động ròng, nhu câù vốn lưu động ròng và ngân quỹ ròng:

c.Quản lý và sử dụng vốn bằng tiền:

d.Tình hình quản lý và sử dụng khoản phải thu:

e.Quản lý và sử dụng hàng tồn kho:

PHẦN III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HƠN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY

I/ NHẬN XÉT

1/ Những điểm mạnh của Công ty:

2/ Những điểm còn hạn chế của Công ty:

II/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HƠN NỮA HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY

1/ Biện pháp dự toán nhu cầu vốn lưu động ròng và nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ròng tại Công ty.

2/ Biện pháp quản lý khoản phải thu :

3/ Một số giải pháp quản lý hàng tồn kho:

4/ Một số Chính sách nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu tại Công ty:

a/ Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm:

b/ Xây dựng và quảng bá rộng rải thương hiệu của Công ty:

c/ Tăng cường hoạt động dịch vụ bán hàng

Lời Kết

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5508 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Hữu Nghị - Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân đối tài khoản Báo cáo kế toán Sổ cái Ghi hàng ngày Ghi cuối quý Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu IV.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NGUỒN LỰC,TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY: 1.Đánh giá nguồn lực vốn và nguồn vốn của Công ty: Đây chính là công việc xem xét sự biến động của vốn, cơ cấu vốn, nhằm tìm hiểu khả năng tài chính cũng như việc quản lý và huy động nguồn vốn của Công ty, vì vậy công ty có khả năng tài chính mạnh, khả năng quản lý vốn tốt, đặt biệt là vốn lưu động sẽ là lợi thế lớn trong cạnh tranh và sẽ có khả năng phát triển tốt.Sự biến động về vốn và nguồn vốn của công ty trong năm 2002 được thể hiện trong bản cân đối kế toán sau: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 31/12/2002 (ĐVT: Đồng) Chỉ tiêu Đầu năm 2002 Cuối năm 2002 Chênh lệch (%) Theo quy mô chung Mức (%) Đầu năm Cuối năm *TÀI SẢN: A.TSLĐ&ĐTNH I.Tiền II.Các khoản phải thu III.Hàng tồn kho IV.TSLĐ khác B.TSCĐ & ĐTDH I.TSCĐ II.ĐTDH III.Chi phí XDCB dở dang TỔNG CỘNG TÀI SẢN *NGUỒN VỐN: A.NỢ PHẢI TRẢ I.Nợ ngắn hạn II.Nợ dài hạn III.Nợ khác B.NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 158.190.330.203 773.223.501 63.695.148.276 91.570.602.284 2.151.356.142 39.534.111.394 32.330.648.192 77.655.873 7.125.807.329 197.724.441.597 183.677.320.177 160.101.484.625 23.575.835.552 14.047.121.420 197.724.441.597 158.374.336.777 604.013.641 69.767.800.631 85.582.822.064 2.149.700.441 40.378.372.891 39.758.492.748 68.698.854 551.181.289 198.752.709.668 183.838.523.543 165.312.294.443 18.526.229.100 14.914.186.125 198.752.709.668 184.066.574 (169.209.860) 6.072.652.355 (5.987.780.220) (1.655.701) 844.261.497 7.427.844.556 (8.957.019) (6.574.626.040) 1.028.268.071 161.203.366 5.210.809.818 (5.049.606.452) 867.064.705 1.028.268.071 0,17 (21,8) 9,53 (6,54) (0,07) 2,13 22,97 (11,53) (92,26) 0,52 0,09 3,25 (21,42) 6,17 0,52 80,01 0,39 32,21 46,31 1,10 19,99 16,35 0,40 3,15 100 92,89 80,97 11,92 7,11 100 79,68 0,30 35,10 43,06 1,22 20,32 20,00 0,03 0,29 100 92,50 83,17 9,33 7,50 100 *Nhận xét: *Tài sản: -Tổng tài sản cuối năm so với đầu năm tăng 0,52(%) tương ứng với mức tăng là 1.028.268.071(đ), nguyên nhân chính là do bộ phận tài sản cố định tăng 844.261.497(đ) tương ứng với tỉ lệ tăng là 2,13(%). rong bộ phận TSCĐ & ĐTDH thì bộ phận TSCĐ tăng 7.427.844.556(đ) tương ứng với tỷ lệ tăng 22,97(%), trong khi bộ phận chi phí XDCB dở dang giảm đáng kể là 6.574.626.040(đ) tương ứng với tỷ lệ giảm là 92,26(%).Về bộ phận TSCĐ & ĐTNH thì cuôi năm 2002 so với -Về bố trí cơ cấu tài sản:Tỷ trọng TSLĐ trong tổng tài sản năm 2001 là 80,01(%) và đến năm 2002 tỷ trọng này đã giảm nhẹ nhưng vẫn còn khá cao là 79,68(%) trong khi tỷ trọng TSCĐ & ĐTDH cuối năm 2002 so với đầu năm tăng nhẹ là 0,33(%), từ19,99(%) lên 20,32(%), tỷ trọng này tăng chủ yếu do tỷ trọng TSCĐ tăng lên đáng kể là 3.65(%) (20,00(%) -16,35(%)). *Nguồn vốn: - Để tài trợ cho quy mô tài sản tăng lên 1.028.268.071(đ) công ty đã gia tăng chủ yếu bộ phận nguồn vốn chủ sở hưũ là 867.064.705(đ), trong khi đó khoảng nợ phải trả chỉ tăng rất ít là 161.203.366(đ) tương ứng 0,09 (%). - Xét về tình hình phân bổ nguồn vốn: Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm tăng so với đầu năm là 0,39(%) (7,5(%)-7,11(%)), trong khi nợ phải trả chỉ tăng 0,09(%).Tuy nhiên, trong khoản nợ phải trả thì khoản nợ ngắn hạn tăng cao là 2,2(%) và khoản nợ dài hạn thì giảm khá nhiều 2,59(%). Công ty đã dùng khoản nợ ngắn hạn để tài trợ cho các khoản nợ dài hạn đến hạn của công ty, qua đó nhận thấy tính tự chủ về tài chính của công ty la rất thấp. Tóm lại, trong năm 2002 công ty đã tăng quy mô tài sản nhưng rất ít và chủ yếu là TSCĐ, việc gia tăng này chủ yếu được tài trợ chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hưũ.Việc bố trí cơ cấu vốn của công ty là một doanh nghiệp sản xuất như vậy là chưa hợp lý, tỷ trọng TSCĐ & ĐTNH còn chiếm quá lớn, trong năm 2002 công ty đã tăng tỷ trọng TSCĐ & ĐTDH nhưng vẫn còn thấp 2. Đánh giá chung về tình hình doanh thu của Công ty : Tình hình doanh thu của công ty qua 2 năm 2001 và 2002 được thể hiện trên bảng sau: (ĐVT: đồng) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch Mức (%) I.Tổng doanh thu 1.Dthu xuất khâủ 2.Dthu nội địa 3.Dthu vải+vật tư 4.Dthu cửa hàng GTSP 5.Dthu gia công 210.222.965.101 205.905.198.254 475.397.813 3.212.629.454 614.688.469 15.051.020 181.539.379.364 180.448.165.217 415.467.124 57.228.300 618.518.723 0 (28.683.585.646) (25.457.033.037) (59.930.689) (3.155.401.154) 3.830.254 (13,64) (12,36) (12,6) (98,22) 0,62 Hoạt động kinh doanh của st trong năm 2002 so với năm 2001 không được tiến triển tốt, thị trường giày vải trong năm 2002 gặp khó khăn lớn, sản lượng giảm, do đó qua bảng trên ta thấy doanh thu năm 2002 giảm so với năm 2001 là 28.683.585.646(đ) tương ứng với tỷ lệ giảm là 13,64(%).Trong đó, chủ yếu là doanh thu xuất khẩu đã giảm đáng kể là 25.457.033.037(đ), bởi vì công ty kinh doanh thông qua xuất khẩu là chủ yếu, ngoài ra còn sự giảm sút đáng kể của doanh thu vải+vật tư là 3.155.401.154(đ). 3.Đánh giá sơ lược về kết quả kinh doanh của Công ty : Kết quả kinh doanh của công ty là thành quả cuối cùng mà công ty đạt được, thông qua kết quả này ta có thể biết được công ty kinh doanh lãi hay lỗ.Để thấy được hiệu quả của hoạt động kinh doanh taị công ty,ta hãy xem xét bảng sau: (Xem trang bên) Qua bảng trên, ta thấy doanh thu trong năm 2002 giảm đáng kể so với năm 2001 là 28.683.585.646(đ) tương ứng với tỷ lệ giảm 13,64(%),nguyên nhân là do trong năm 2002 thị trường giày vải gặp khó khăn lớn, sản lượng giảm sút, tài sản lưu động cũng không tăng đáng kể.Vì sản lượng giảm nên giá vốn hàng hóa năm 2002 cũng giảm đáng kể so với năm 2001 là 2.603.513.063(đ). Trong năm 2002, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm đáng kể đặc biệt là chi phí bán hàng giảm 3.290.844.664(đ) tương ứng với tỷ lệ 53,83(%) làm cho lợi nhuận thuần từ HĐKD của doanh nghiệp năm 2002 tăng lên 10.728.055.075(đ) vượt năm 2001 1.861.895.446(đ) với tỷ lệ tăng 21(%). (ĐVT:Đồng) Chỉ têu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch Mức Tỷ lệ(%) 1.Doanh thu thuần 2.Giá vốn hàng bán 3.Lợi tức gộp 4.Chi phí bán hàng 5.Chi phí QLDN 6.Lợi tức thuần từ HĐKD 7.Lợi tức từ HĐTC 8.Lợi tức HĐBT 9.Tổng lợi tức trước thuế 10.Thuế TNDN phải nộp 210.222.965.010 188.676.257.463 21.546.707.547 6.113.415.763 6.567.132.155 8.866.159.629 (8.633.392.581) 163.053.895 395.820.943 126.662.702 181.539.379.364 162.596.184.880 18.943.194.484 2.822.571.099 5.392.618.310 10.728.055.075 (10.106.404.631) 5.739.893 627.340.337 200.748.908 (28.683.585.646) (26.080.072.583) (2.603.513.063) (3.290.844.664) (1.174.513.845) 1.861.895.446 (1.473.012.050) (157.314.002) 231.519.394 74.086.206 (13,64) (13,82) (12,08) (53,83) (17,88) 21,00 (17,06) (96,48) 58,49 58,49 11.Lợi tức sau thuế 269.158.241 426.591.429 157.433.188 58,49 Trong năm 2002, việc huy động nguồn tài trợ gặp khó khăn nên chi phí tài chính(lãi vay ngân hàng) tăng cao là 1.473.012.050(đ), tỷ lệ tăng 17,06(%) cùng lúc đó lợi tức hoạt động bất thường cũng giảm mạnh là 157.314.002(đ) đã làm cho tổng lợi tức trước thuế của năm 2002 tăng không cao so với năm 2001 là 231.519.394(đ). Tóm lại, ngành da giày gặp nhiều khó khăn, sản lượng giảm, làm cho doanh thu năm 2002 giảm so với năm 2001 nhưng giá vốn hàng hóa, chi phí bán hàng, chi phí QLDN cũng đều giảm với tốc độ cao làm lợi tức hoạt dộng kinh doanh không giảm và ngược lại tăng hơn so với năm 2001. Trong năm 2002, chi phí cho hoạt động tài chính tăng quá cao đã làm cho lợi nhuận trước thuế không tăng cao như mong muốn, Công ty cần tìm những nguồn tài trợ có chi phí thấp để cải thiện hơn nữa kết quả kinh doanh của mình. B.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY HỮU NGHỊ ĐÀ NẴNG: Trong công ty ,vốn lưu động là một thành phần vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh được thể hiện dưới dạng các khoản đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản lưu động như tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác. Để hoạt động sản xuất kinh doanh được phát triển tốt thì công ty phải đảm bảo được hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động, bằng cách xác định được cơ cấu tài sản hợp lý, cấu trúc nguồn vốn thích hợp, xác định được nhu cầu vốn lưu động ở mỗi kỳ phải tương đối chính xác. Để đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn lưu động tại công ty như thế nào, ta sẽ dựa vào thông tin trên bảng tổng kết tài sản và báo cáo thu nhập. 1.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động: a.Thông số khả năng thanh toán: Thực trạng chung cho các doanh nghiệp hiện nay là thiếu vốn kinh doanh trầm trọng, thậm chí ngay cả khi họ sử dụng toàn bộ vốn lưu động tự có, kết hợp khai thác triệt để các nguồn vốn khác như nguồn vốn xây dựng cơ bản, quỹ hay thu nhập chưa phân phối vẫn chưa đảm bảo cân đối cho nhu cầu vốn cho kinh doanh và công ty Hữu Nghị cũng không nằm ngoài thực trạng đó. Để đáp ứng cho nhu cầu vốn kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp phải huy động từ nguồn tài trợ khác, chủ yếu vay ngắn hạn ngân hàng và tận dụng các khoản phải trả. Tuy nhiên, việc sử dụng các nguồn tài trợ này buộc các doanh nghiệp phải liên tục đối đầu với các khoản nợ đến hạn. Để thấy được công ty có khả năng hoàn trả được các khoản nợ đến hạn hay không ta cần xem xét một số chỉ tiêu sau: * Khả năng thanh toán hiện hành: Khả năng thanh toán hiện hành Tài sản lưu động + đầu tư ngắn hạn hạn Nợ ngắn hạn Thông số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động của công ty như thế nào .Từ số liệu trên bảng cân đối kế toán năm 2002 của công ty, ta có được các hệ số thanh toán hiện hành như sau: = 0,99 158.190.330.203 160.101.484.625 Năm 2001 Năm 2002 = = 0,96 165312.294.443. 158.374.336.777. Qua số liệu trên cho thấy khả năng thanh toán hiện hành của công ty cuối năm giảm hơn so với đầu năm 2002 là 0,03, điều này cho biết rằng khả năng thanh toán hiện hành của công ty cuối năm thấp hơn đầu năm , biểu hiện tình trạng tài chính không được tốt của công ty trong năm 2002. Nguyên nhân chủ yếu của việc chỉ tiêu này cuối năm thấp hơn đầu năm là do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn cao hơn tốc độ tăng của tài sản lưu động, việc tăng nợ ngắn hạn của công ty chủ yếu là do tăng khoản vay ngắn hạn từ 115,33 tỷ lên 119,27 tỷ, việc này thể hiện tình trạng tài chính không lành mạnh của công ty. Ngoài ra,chúng ta còn nhận thấy rằng khả năng thanh toán hiện hành của công ty còn rất thấp so với mức có thể chấp nhận được. Bởi thông thường, căn cứ để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp được cho là bình thường khi chỉ số này bằng 2. Qua đó cho thấy công ty đang trong tình trạng rủi ro về tài chính là khá cao khi khả năng thanh toán của công ty chỉ là 0,99 và 0,96(năm 2002). Tiền + đầu tư ngắn hạn + Các khoản phải thu * Khả năng thanh toán nhanh: Khả năng thanh Nợ ngắn hạn toán nhanh Thông số này thể hiện khả năng của các loại tài sản lưu động hoán chuyển nhanh thành tiền dùng để thanh toán nợ ngắn hạn, số liệu được tính như sau: Năm 2001 773.223.501 + 0 + 63.767.800.631 160.101.484.625 0,40 Năm 2002 604.013.641 + 0 + 69.767.800.631 165.312.294.443 0,42 Thông số khả năng thanh toán nhanh của công ty vào cuối năm tăng cao hơn so với đầu năm là 0,02, chủ yếu là do các khoản phải thu tăng cao hơn so với đầu năm trong khi lượng tiền giảm không đáng kể và chiếm tỷ trọng nhỏ, trong khi nợ ngắn hạn có tăng nhưng tốc độ nhưng không cao bằng các khoản phải thu. Nhìn vào số liệu hai chỉ tiêu trên, ta còn thấy tình hình tài chính bất lợi đang diễn ra, trong khi các khoản phải thu vào cuối năm tăng hơn so với đầu năm, nghĩa là vốn công ty đang bị khách hàng chiếm dụng tăng lên thì vào cuối năm 2002 công ty phải gia tăng nợ ngắn hạn mà đúng hơn là vay ngắn hạn. Ngoài ra, nhà quản lý còn quan tâm đến các khoản có thể sử dụng để thanh toán nhanh nhất các khoản nợ ngắn hạn, đó là vốn bằng tiền. Ta hãy xem xét các chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời trong năm 2002: Khả năng thanh toán tức thời Tiền Nợ ngắn hạn Năm 2001 773.223.501 160.101.484.625 0,0048 Năm 2002 604.013.641 165.312.294.443 0,0036 Dựa vào số liệu trên ta nhận thấy ngay khả năng thanh toán bằng tiền vào của công ty vào cuối năm thấp hơn so với đầu năm 2002 là 0,0012, do nguyên nhân là lượng tiền măỵ giảm nhẹ trong khi khoản nợ ngắn hạn lại tăng. Mặc khác,chỉ số trên còn cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tiền mặt của doanh nghiệp còn rất kém. Các thông số trên đây có ý nghĩa riêng biệt của nó,nó chỉ đưa ra kết quả sơ bộ về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty một cách chung chung,chưa đầy đủ,trong nhiều trường hợp sẽ không có ý nghĩa vì để phân tích khả năng thanh toán ta cần xem xét tốc độ chuyển đổi của các khoản nợ phải thu, hàng tồn kho thành tiền...ngoài ra khó có thể tìm ra một hệ số chuẩn để so sánh mà chỉ có thể so sánh các hệ số qua thời gian hoặc giỡa các doanh nghiệp cùng loại hình,cùng quy mô mới có thể kết luận cụ thể. Để khắc phục những hạn chế trên và đi sâu tìm hiểu về tình hình quản lý và hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động ta lần lượt đi phân tích các thành phần chính sau: b.Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là số vòng quay của vốn lưu động trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc là thời gian của một vòng quay vốn lưu động.Chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu chất lượng,phản ánh tổng hợp trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh ,quản lý tài chính của doanh nghiệp.Để đánh giá tốc độ lưu chuyển vốn lưu động của công ty ta dùng hai chỉ tiêu chính sau đây: -Số vòng quay của vốn lưu động:Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ hay một đồng vốn lưu động bỏ ra thì đảm nhiệm bao nhiêu đồng doanh thu thuần.Trị giá của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn lưu động quay càng nhanh, đó là kết quả của việc quản lý vốn hợp lý trong các khâu dự trữ, tiêu thụ và thanh toán, tạo tiền đề cho tình hình tài chính lành mạnh. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau: Số vòng quay của vốn lưu động Doanh thu thuần Số vốn lưu động bình quân (vòng/kỳ) -Số ngày một vòng quay vốn lưu động:Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng, hệ số này càng nhỏ chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn trong kỳ càng lớn và hiệu suất sử dụng vốn lưu động càcng cao.Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau: Vốn lưu động bình quân * 360 (ngày) Doanh thu thuần Số ngày một vòng quay vốn lưu động Với những lý thuyết và những báo cáo kế toán qua các năm tại công ty,ta có bảng phân tích về tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty qua các năm như sau: Năm Chỉ tiêu 2001 2002 Chênh lệch 1.Doanh thu thuần(S) 210.222.965.010 181.539.379.364 (28.683.585.646) 2.VLĐ bình quân(V) 151.431.153.170 158.282.333.490 (6.851.180.320) 3.Số vòng quay VLĐ(H) 1,388 1,147 (0,241) 4.Số ngày 1 vòng qua VLĐ(N) 259 315 56 Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy rằng tốc độ lưu chuyển vốn lưu động năm 2001 lưu chuyển chậm hơn năm 2002, làm số ngày một vòng quay vốn lưu động tăng từ 259(ngày/vòng) năm 2002 lên đến 315(ngày/vòng) năm 2002, tăng lên 56 ngày. Ta sẽ đi phân tích để tìm hiểu kỷ hơn nguyên nhân của tình trạng trên. Có 2 nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ lưu chuyển vốn lưu động đó là doanh thu thuần và vốn lưu động bình quân: Đối tượng phân tích: 1,147 -1,388 = -0,241. *Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần: 181.539.379.364 151.431.153.170 210.222.965.010 151.431.153.170 1,199-1,388 -0,189 158.282.333.490 151.431.153.170 1,147-1,199 -0,052 *Ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động bình quân: 181.539.379.364 181.539.379.364 +Do tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2002 so với năm 2001 đã làm lãng phí một lượng vốn của công ty là: 360 181.539.379.364(315-259) 360 28.239.459.011(đ) S1 (N1 - No) *Nhận xét: Qua kết quả phân tích cho thấy,trong điều kiện vốn lưu động không đổi như năm 2001, việc doanh thu thuần giảm đáng kể là 28.683.585.646(đ) do thị trường giày vải gặp khó khăn lớn trong năm 2002 đã làm vốn lưu động chậm đi 0,189(vòng).Và trong điều kiện doanh thu không đổi như năm 2002, việc quản lý vốn kém hiệu quả đã làm vốn lưu động quay chậm thêm 0,052(vòng), từ đó dẫn đến làm lãng phí một lượng vốn lưu động đáng kể là 28.239.459.001(đ). Những kết quả trên đã đặt ra yêu cầu cho công ty là cần phải tăm dò và mở rộng thị trường hơn nữa nhằm tăng doanh số bán tương xứng với số vốn đã đầu tư đồng thời cần xem xét các vấn đề về tồn đọng khoản nợ phải thu khách hàng,về dự trữ tồn kho có hợp lý hay không để có những biện pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh tốc độ lưu chuyển vốn và tiết kiệm vốn hơn nữa. c.Tỷ số doanh lợi vốn lưu động: Để đánh giá hiệu quả cuối cùng của việc quản lý và sử dụng vốn lưu đọng tại công ty ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất danh lợi vốn lưu động.Tỷ suất danh lợi vốn lưu động là một chỉ tiêu kết quả phản ánh mức simh lời của việc tạo ra lợi nhuận từ việc sủ dụng vốn lưu động,chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn lưu động bỏ ra sẽ tọa được bao nhiêu đồng lợi nhuận,chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau: Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất doanh lợi vốn lưu động * 100(%) Vốn lưu động bình quân Năm Chỉ tiêu 2001 2002 Lợi nhuận trước thuế Vốn lưu động bình quân Tỷ suất danh lợi VLĐ(%) 395.820.943 151.431.153.170 0,26 627.340.337 158.282.333.490 0,39 Qua bảng phân tích trên ta thấy tỷ suất danh lợi vốn lưu động còn rất thấp và từng bước được cải thiện từ 0,26(%) năm 2001 lên 0,39(%) năm 2002, nghĩa là công ty cứ bỏ ra 100(đ) vốn lưu động thì trong năm 2001 sẽ thu về được 0,26(đ) lợi nhuận trước thuế và trong năm 2002 thu về 0,39(đ) và lợi nhuận trước thuế. Nguyên nhân chủ yếu của việc tỷ suất này quá thấp là do trong năm 2001 chi phí do lãi vay quá cao và vốn lưu đọng sử dụng kém hiệu quả, nhưng sang năm 2002 cùng với việc giảm chi phí lãi vay và sử dụng hiêu quả tài sản lưu động hơn đã làm cho tỷ suất danh lợi vốn lưu động tăng lên nhưng so với quy mô kinh doanh thì vẫn còn quá thấp. Tổng hợp các số liệu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty được tính toán ở trên, ta có bảng tóm tắt sau: Chỉ tiêu 2001 2002 1.Khả năng thanh toán hiện hành 2.Khả năng thanh toán nhanh 3.Khả năng thanh toán tức thời 4.Số vòng quay VLĐ(vòng/kỳ) 5.Số ngày 1 vòng quay VLĐ(ngày/vòng) 6.Tỷ suất danh lợi VLĐ(%) 0,99 0,40 0,0048 1,388 259 0,26 0,96 0,42 0,0036 1,147 315 0,39 *Tóm lại,qua bảng phân tích tổng hợp trên ta nhận thấy: Về khả năng thanh toán, nhìn chung công ty đang trong tình trạng có khả năng thanh toán rất thấp các khoản nợ ngắn hạn. Trong năm 2002, chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh tăng so với năm 2001, trong khi khả năng thanh toán hiện hành và tức thời lại giảm xuống chứng tỏ trong năm 2002 lượng hàng tồn kho và tiền của công ty đã giảm xuống so với năm 2001và ngược lại các khoản phải thu đã tăng lên so với năm 2001.Điều này cho thấy sự không hiệu quả trong việc quản lý vốn của công ty. -Về tỷ suất danh lợi vốn lưu động của công ty năm 2002 đã tăng lên so với năm 2001 nhưng nhìn chung vẫn còn rất thấp, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do tốc độ luân chuyển vốn lưu động chậm thể hiện ở chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động giảm xuống từ 1,338 năm 2001 còn 1,147 trong năm 2002, điều này cho thấy việc quản lý và sử dụng vốn không được hiêu quả của công ty. 2.Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động: Để xem xét kỹ hơn tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động,ta sẽ đi đánh giá và phân tích từng bộ phận của vốn lưu động.Việc phân tích các bộ phận cấu thành nhằm tìm hiểu hiệu quả đạt được của nó, việc quản lý và sử dụng cũng như mức độ tác động của nó đến hiệu quả chung.Ta lần lượt đi phân tích các vấn dề sau: a.Phân tích tình hình biến động kết cấu vốn lưu động: Để xem xét tình hình biến động tài sản vốn lưu động và sự biến động của từng bộ phận vốn lưu động,ta xem xét bảng phân tích kết cấu vốn lưu động trong năm 2002 như sau: BẢNG PHÂN TÍCH KẾT CẤU VỐN LƯU ĐỘNG Chỉ tiêu Đầu năm 2002 Cuối năm 2002 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng(%) Mức (%) A.TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 1.Tiền 2.Các khoản phải thu 3.Hàng tồn kho 4.TSLĐ khác 158.190.330.203 773.223.501 63.695.148.276 91.570.602.284 2.151.356.142 100 0,5 40,26 57,88 1,36 158.374.336.777 604.013.641 69.767.800.631 85.582.822.064 2.419.700.441 100 0,38 44,05 54,04 1,53 184.006.574 (169.209.860) 6.072.652.355 (5.987.780.220) 268.344.299 0,11 (21,88) 9,53 (6,53) 12,47 +Qua số liệu trong bảng ở phần tài sản lưu động ta nhận thấy tổng tài sản lưu động của công ty vào cuối năm 2001 so với đầu năm biến động rất ít,chỉ tăng 184.006.574(đ) tương ứng với mức tăng là 0,11(%).Tuy nhiên trong từng bộ phận TSLĐ có sự biến động đáng kể, cụ thể là: . Tiền: Lượng tiền của công ty vào cuối năm đã giảm so với đầu năm là 169.209.860(đ) giảm 21,88(%) so với đầu năm,do đó mà tỷ trọng tiền chiếm trong tổng tài sản lưu động cuối năm cũng giảm so với đầu năm là 0,12(%),điều này cũng thể hiện bằng khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp cuối năm so với đầu năm. .Các khoản phải thu:Các khoản phải thu cuối năm đã tăng lên so với đầu năm một lượng là 6.072.652.355(đ) tương ứng với tỷ lệ tăng 9,53(%),điều này là một dấu hiệu không tốt,tuy nhiên còn phải xem xét lại chính sách bán hàng của doanh nghiệp vì nếu công ty đã dễ giải trong việc cấp tín dụng bán hàng trong năm 2002 nhằm làm giảm lượng hàng tồn kho thì khi đó các khoản phải phải thu cuối năm tăng lên chưa hẳn là một điều xấu. .Hàng tồn kho:Hàng tồn kho cuối năm giảm so với đầu năm là 5.987.780.220(đ) tương ứng với tỷ lệ giảm là 6,53(%), đồng thời tỷ trọng hàng tồn kho chiếm trong tổng tài sản lưu động cũng giảm3,84(%). Điều này là một dấu hiệu tốt và cũng là nguyên nhân của việc khoản phải thu cuối năm tăng lên so với đầu năm. . Tài sản lưu động khác So với đầu năm 2002,tài sản lưu động khác vào cuối năm tăng lên 268.344.299(đ) với tỷ lệ tăng 12,47(%) và tỷ trọng tài sản lưu động khác chiếm trong tổng tài sản lưu động khác cũng tăng nhẹ là 0,17(%) b.Vốn lưu động ròng, nhu câù vốn lưu động ròng và ngân quỹ ròng: Tại hầu hết các doanh nghiệp hiện nay,nguồn vốn chủ sở hữu, các doanh nghiệp luôn phải tìm nguồn tài trợ từ bên ngoảiđê tài trợ cho quy mô tài sản của mình. Bởi ngoài nguyên nhân chính là thiếu vốn,về chi phí thì sử dụng vốn chủ sở hữu có chi phí sử dụng vốn cao hơn vốn vay nợ do đó có thể phát huy tác dụng của đòn bẩy nợ (đòn bẩy tài chính.tuy nhiên việc sử dụng nợ để tài trợ luôn gắn với những rủi ro và áp lực thanh toán các khoản nợ đến hạn. Điều đố dòi hỏi các doanh nghiệp luôn cân nhắc kỹ để có một cấu trúc nguồn vốn thích hợp để đạt được cân bằng tài chính trong dài hạn. Công ty Hữu Nghị Đà Nẵng là một doanh nghiệp nhà nước,nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn vay chiếm trên 80(%),điều này cũng dễ hiểu vì do tốc độ phát triẻn quá nhanh mà nhà nước chưa có chính sách đầu tư, bổ sung vốn kinh doanh cho công ty kịp thời. Để tìm hiểu nguồn tài trợ cho tài sản cũng như cân bằng tài chính của công ty ta xem xét các chỉ tiêu trên bảng trong năm 2001 và 2002 như sau: Năm Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 1.Vốn lưu động ròng(VLĐR) 2.Nhu cầu vốn lưu động ròng 3.Ngân quỹ ròng -1.911.154.422 110.498.620.671 -112.409.775.093 -6.937.957.666 109.312.769.283 -116.250.726.949 Trong đó: +VLĐR = NVTX - TSCĐ * ĐTDH = (NVỐN CSH + Nợ dài hạn) - TSCĐ * ĐTDH +Nhu cầu VLĐR = Hàng tồn kho + Nợ phải thu - Nợ nhắn hạn (không kể nợ vay) +Ngân quỹ ròng = VLĐR - Nhu cầu VLĐR *Nhận xét: +Vốn lưu động ròng: Vốn lưu động ròng của công ty năm 2001 âm và sang năm 2002 giảm dần,điều này cho thấy xu hướng mất cân bằng trong tài trợ TSCĐ của công ty đang gia tăng.Nghĩa là công ty trong năm 2002 đã gia tăng nhiều hơn các khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho TSCĐ. + Ngân quỹ ròng: Ngân quỹ ròng của công ty đang âm và có xu hướng giảm dần trong năm 2002, thể hiện một sự mất cân bằng tài chính nghiêm trọng của công ty.Công ty phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp nhu cầu vốn lưu động ròng vả tài trợ một phần cho tài sản cố định. Tóm lại,tình hình chung về tài chính của công ty đang gặp rất nhiều khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng như áp lực thanh toán các khoản ngắn hạn, do tỷ suất nợ của công ty là rất cao mà chủ yếu là nợ ngắn hạn. Điều này đòi hỏi công ty phải nhạy bén và khoa học trong hoạt động sản xuất kinh doanh để có thể tồn tại và duy trì hoạt động kinh doanh bình thường,từng bước thoát khỏi khó khăn và đi lên. c.Quản lý và sử dụng vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty, đây là loại tài sản có tính thanh khoản rất cao và có thể sử dụng ngay để thanh toán và đáp ứng nhu cầu chi tiêu khác.Vốn bằng tiền dự trữ quá nhiều tuy đáp ứng ngay các nhu cầu thanh toán nhưng cũng thể hiện vốn chưa đưa vào sản xuất kinh doanh để sinh lời. Ngược lại, vốn bằng tiền dự trữ q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhần tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty hữu nghị đà nẵng.doc
Tài liệu liên quan