Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO MÁY BIẾN THẾ VÀ VẬT LIỆU ĐIỆN HÀ NỘI. 3

1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty 3

1.2 Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty 6

1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cố phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội 10

1.4 Tổ chức công tác kế toán của công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội 11

1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán. 11

1.4.2 chế độ kế toán áp dụng tại Công ty 14

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO MÁY BIẾN THẾ HÀ NỘI 18

2.1 Đặc điểm và hoạt động SXKD ảnh hưởng đến phân tích 18

2.2 Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh 19

2.2.1 Phương pháp so sánh 19

2.2.2 Phương pháp loại trừ 20

2.3 Nội dung phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội. 21

2.3.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty. 21

2.3.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 28

2.3.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh 36

2.3.4 Phân tích rủi ro tài chính 48

CHƯƠNG III. HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO MÁY BIẾN THẾ VÀ VẬT LIỆU ĐIỆN HÀ NỘI 51

3.1 Đánh giá thực trạng về phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội 51

3.1.1 Những ưu điểm 51

3.1.2 Những tồn tại, nguyên nhân 51

3.2 Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Chế tạo máy biền thế và Vật liệu điện Hà Nội 52

3.2.1 Hoàn thiện về tài liệu phân tích 52

3.2.2 Hoàn thiện về phương pháp phân tích 53

3.2.3 Hoàn thiện về nội dung phân tích tình hình tài chính 53

3.2.4 Các kiến nghị khác 54

KẾT LUẬN 60

Phụ lục.61

Danh mục tài liệu tham khảo. 67

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nợ phải trả của công ty tăng từ 18.682.217.197 đồng lên 26.191.432.424 đồng, tức là tăng 7.509.215.227 đồng tương ứng 40,2%. Tỷ trọng nợ của công ty cũng tăng lên từ 32,7% lên 42%. Điều này chứng tỏ trong năm hiện tại công ty chưa tích cực trả nợ. Mặt khác, tỷ trọng nợ phải trả so với tổng nguồn vốn trong cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm đều nhỏ hơn 45%, điều này chứng tỏ VCSH của công ty có khả năng tài trợ hơn một nữa tổng tài sản. Yếu tố này làm cho bức tranh tài chính của Công ty trở nên lành mạnh hơn. Nợ phải trả tăng lên là do Nợ ngắn hạn. Con số này cho biết, Công ty phải nhanh chóng có kế hoạch và biện pháp kịp thời để trả số nợ ngắn hạn trong năm tới. Nếu Công ty không trả kịp thời, sẽ dẫn đến nợ quá hạn, khi nợ quá hạn nhiều, sẽ phát sinh thêm chi phí làm cho chi phí của khoản nợ này là rất lớn. Điều này ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính và uy tín của Công ty. Vốn chủ sở hữu của Công ty đầu năm giảm so với cuối năm là 2.265.220.751 đồng, tương ứng là 5,9%, nguyên nhân chính là do giảm lợi nhuận chưa phân phối. Như vậy qua phân tích khái quát cơ cấu nguồn vốn ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn, đáp ứng được nhu cầu về tài chính của doanh nghiệp. Là một công ty sản xuất thiết bị, cơ cấu vốn như thế là hợp lý. Tuy nhiên, hiện tại nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng và công ty đang phải đối mặt với những khoản nợ trước mắt. Công ty rất cần đến sự quyết định nhạy bén của nhà quản lý để giải quyết tức thời những khoản Nợ ngắn hạn cần phải thanh toán trong năm, đưa ra những giải pháp ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ A.Nợ phải trả 18.682.217.197 0,327 26.191.432.424 0,42 7.509.215.227 0,402 I.Nợ ngắn hạn 18.649.632.447 0,998 26.158.847.674 0,998 7.509.215.227 0,402 II.Nợ dài hạn 32.584.750 0,002 32.584.750 0,002 0 B.Vốn chủ sở hữu 38.393.211.440 0,673 36.138.100.689 0,58 -2.255.110.751 0,058 I.Vốn chủ sở hữu 38.381.954.034 0,9997 36.116.733.283 0,9994 -2.265.220.751 0,059 II.Nguồn kinh phí và quỹ khác 11.267.406 0,0003 21.367.406 0,0006 10.100.000 0,896 Tổng nguồn vốn 57.075.438.637 1,000 62.329.533.113 1,000 5.254.094.476 0,092 Bảng 2: Phân tích cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn Để đánh giá mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp. Các nhà phân tích còn sử dụng hai hệ số sau: Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Vốn CSH 1.Hệ số tài trợ = Tổng nguồn vốn 0,673 0,58 Vốn CSH 2.Hệ số tự tài trợ = Tổng TSDH 2,72 1,99 Bảng 3: Chỉ tiêu đánh giá mức độ độc lập về tài chính Nhìn vào kết quả phân tích ta thấy cả hai chỉ tiêu trên đều rất cao: chỉ tiêu (1) đều lớn hơn 0,5 trong cả hai thời điểm đầu và cuối năm. Chỉ tiêu (2) cho biết năm 2007, một đồng TSDH của công ty được tài trợ bằng 2,72 đồng VCSH, năm 2008 con số này là 1,99 đồng, giảm 0,73 đồng. Điều này cho thấy VCSH của doang nghiệp không những đủ để tài trợ cho TSDH mà còn tài trợ được một phần TSNH. Qua những chỉ tiêu phân tích trên ta thấy nhìn chung tình hình tài chính của công ty là tương đối ổn định và lành mạnh, mức độ tự chủ về tài chính là tương đối cao. 2.3.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán Phân tích tình hình công nợ của công ty Trong mọi trường hợp, dù có lý do nào đi chăng nữa thì việc đi chiếm dụng vốn của người khác hay bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn đều không tốt. Theo lý thuyết, một doanh nghiệp được coi là có nền tài chính lành mạnh khi doanh nghiệp đó không bị chiếm dụng vốn và không đi chiếm dụng vốn của người khác. Nhưng đó chỉ là trên mặt lý thuyết, còn trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh là vô cùng phức tạp và khác xa rất nhiều. Một doanh nghiệp không thể không đi chiếm dụng vốn của người khác vì nhu cầu về vốn của mình. Ví dụ khi công ty cần mua yếu tố đầu vào cho sản xuất như là NVL nhưng hiện tại công ty không có đủ tiền để chi trả cho khoản mua đó, công ty có thể nợ và trả tiền sau. Trong mối quan hệ làm ăn, việc quan hệ với các đối tác sẽ tạo uy tín cho công ty, niềm tin của đối tác đối với công ty nên công ty có thể mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất mà không cần thanh toán ngay. Đây cũng là một điều kiện giúp công ty có thể nắm bắt được các cơ hội sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm cho công nhân trong điều kiện nguồn vốn nhàn rỗi của mình không lớn. Mặt khác, để thu hút được nhiều khách hàng, công ty áp dụng phương pháp cho khách hàng chịu. Sẽ có rất nhiều khách hàng muốn mua hàng nhưng tại thời điểm cần mua hàng thì không đủ tiền để chi trả. Do vậy, bằng uy tín mà khách hàng tạo với công ty, công ty sẽ cân nhắc và cho phép khách hàng chiếm dụng một phần vốn của mình. Hơn nữa, sản phẩm mà công ty sản xuất có giá trị lớn, thế nên việc bị chiếm dụng vốn có thể được coi là điều hiển nhiên trong sản xuất. Vấn đề đặt ra là tỷ lệ giữa vốn bị chiếm dụng và vốn đi chiếm dụng bao nhiêu là hợp lý. Các nhà phân tích cho rằng tỷ lệ này bằng 1 là hợp lý, và nó có thể xê dịch lên xuống nhưng với tỷ lệ vừa phải. Trong thực tế có rất ít doanh nghiệp đạt được tỷ lệ bằng 1, nhưng giới phân tích đều cho rằng đây sẽ là tỷ lệ chuẩn mà các doanh nghiệp đều phải lấy đó làm mục tiêu để hướng tới. Trước khi phân tích tỷ lệ này, chúng ta sẽ xem xét qua tình hình tăng giảm các khoản phải thu của công ty trong hai thời điểm đầu năm và cuối năm 2008. Chỉ tiêu Mã số Cuối năm 2008 Đầu năm 2008 Chênh lệch Số tiền % I.Các khoản phải thu khách hàng 130 11.496.645.677 14.954.581.422 -3.457.935.749 23,12 1.Phải thu khách hàng 131 11.163.505.927 13.577.827.953 -2.414.322.026 17,78 2.Trả trước người bán 132 333.140.750 1.264.610.169 -931.469.419 279 3 .Các khoản phải thu khác 135 0 112.143.300 -112.143.300 100 Tổng 11.496.645.677 14.954.581.422 -3.457.935.749 23,12 Bảng 4: Phân tích tình hình tăng giảm các khoản phải thu Theo tài liệu trong bảng phân tích trên, ta thấy: Các khoản phải thu của doanh nghiệp cuối năm giảm so với đầu năm 23,12% về số tương đối và 3.457.935.749 đồng về số tuyệt đối. Nguyên nhân chính làm cho nợ phải thu giảm là do phải thu khách hàng của doanh nghiệp giảm nhanh 2.414.322.026 đồng tương ứng 17,78% chiếm khoảng 84,38% khoản giảm xuống tương ứng của các khoản phải thu. Dựa vào số liệu trong sổ chi tiết TK 131 và hệ thống báo cáo tài chính, ta tính được: Tổng số tiền hàng Số vòng luân bán chịu 89,321.627.610 chuyển các = = = 7,35 khoản phải thu Số dư bình quân 12.146.134.670 các khoản phải thu Thời gian quay Thời gian kỳ phân tích 365 vòng của các = = = 49,66 khoản phải thu Số vòng luân chuyển 7,35 các khoản phải thu Trong khi thời gian mà công ty cho khách hàng nợ ghi trong hợp đồng là 30 ngày thì thời gian quay vòng của các khoản phải thu là hơn 49 ngày, gấp 1,6 lần. Công ty cần xem xét lại công tác thu hồi nợ của mình. Bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất của công ty. Thu hồi nợ chậm sẽ làm vốn lưu chuyển chậm và không đáp ứng được nhu cầu sản xuất của công ty. Để xem xét tỷ lệ của việc bị chiếm dụng vốn và đi chiếm dụng vốn của người khác có hợp lý hay không, chúng ta sẽ đi phân tích tình hình tăng giảm các khoản nợ phải trả để biết được tình trạng chiếm dụng vốn này có hợp lý hay không? Có điểm nào cần phải lưu ý hay không? Chỉ tiêu Mã số Cuối năm 2008 Đầu năm 2008 Chênh lệch Số tiền % A.Nợ phải trả 300 26.191.432.424 18.682.217.197 7.509.215.227 40,2 I.Nợ phải trả ngắn hạn 310 26.158.847.674 18.649.632.447 7.509.215.227 40,2 1.Vay và nợ ngắn hạn 311 10.184.112.110 5.836.903.607 4.347.208.503 74,5 2.Phải trả người bán 312 6.079.179.116 8.539.342.660 -2.460.163.544 28,8 3.Người mua trả tiền trước 313 2.143.862.242 2.122.508.125 21.354.115 1,006 4.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 216.070.585 289.387.531 -73.316.946 25,33 5.Phải trả người lao động 315 3.259.641.124 1.639.528.444 1.620.112.680 98,8 6.Các khoản phải trả khác 319 4.275.982.497 221.962.080 4.037.679.044 1819 II.Nợ dài hạn 330 32.584.750 32.584.750 0 Tổng 26.191.432.424 18.682.217.197 7.509.215.227 40,2 Bảng 5: Phân tích tình hình tăng giảm các khoản nợ phải trả Nếu như các khoản phải thu giảm xuống thì các khoản phải trả của công ty tăng lên đáng kể. Cuối năm 2008 tăng 7.509.215.227 so với đầu năm, tương ứng là 40,2%. Câu hỏi đặt ra là công ty vay nợ để làm gì? Một giả thuyết đặt ra là công ty có thể vay tiền mua chứng khoán ngắn hạn hoặc có thể trong năm công ty mua nhiều NVL để đầu tư cho sản xuất trong kỳ. Tình hình nợ phải trả của công ty còn được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Tổng số tiền hàng Số vòng luân mua chịu 61.644.213.520 chuyển các = = = 7,7 khoản phải trả Số dư bình quân 8.010.507.859 phải trả người bán Thời gian quay Thời gian kỳ phân tích 365 vòng của các = = = 47,4 ngày khoản phải trả Số vòng luân chuyển 7,7 các khoản phải trả Thời gian các khoản phải trả và các khoản phải thu không chênh lệch nhau là mấy, điều này chứng tỏ bản thân công ty cũng để tình trạng dây dưa nợ, chiếm dụng vốn của người khác. Ngoài ra các khoản phải trả khác và phải trả người lao động cũng tăng rất nhiều. Cụ thể, phải trả người lao động tăng 98,8% tương ứng 1.620.112.680 đồng. Còn phải trả khác tăng 1819%, tương ứng 4.037.679.044 đồng. Phân tích khả năng thanh toán Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của một công ty, nếu chỉ dựa vào một cơ cấu tốt về tài sản và phân bổ nguồn vốn tốt thì chưa đủ. Các nhà phân tích cần tìm hiểu thêm khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nếu khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá tốt thì điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh toán các khoản nợ của mình. Và chứng tỏ tình hình tài chính của công ty là ổn định và không có vấn đề gì. Trong trường hợp ngược lại, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bị hạn chế thì chắc chắn ảnh hưởng không tốt tới tình hình tài chính, bức tranh tài chính của doanh nghiệp sẽ được đánh giá là không tốt. Do vậy, việc phân tích các tỷ số về thanh toán là vô cùng quan trọng và các nhà đầu tư nên phân tích tỷ mỉ các tỷ số về khả năng thanh toán để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. Qua phân tích hệ số khả năng thanh toán tổng quát, ta thấy: Tổng rài sản của công ty hiện có thừa khả năng để trả nợ. Hệ số này đầu năm là 3,05 và cuối năm là 2,38 giảm 0,67 tương ứng với giảm 21,9%.Tỷ lệ giảm của công ty tuy là lớn nhưng trong cả đầu và cuối năm 2008 đều lớn hơn 2. Điều này chứng tỏ với tiềm lực hiện có của công ty thì số nợ của công ty là không đáng ngại. Vấn đề đặt ra là có phải chăng toàn bộ VCSH và nợ của công ty đã tập trung đầu tư hết vào tài sản dài hạn không? Nếu như vậy thì rõ ràng tính lỏng của tài sản và hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản là kém. Nên khi chủ nợ đòi công ty thanh toán tiền nợ ngắn hạn thì ngay lúc đó, công ty sẽ không đủ khả năng để thanh toán khoản nợ này. Đây cũng là nguyên nhân khiến công ty sẽ rơi vào tình trạng tài chính điêu đứng, mất uy tín với nhà cung cấp và có thể dẫn tới phá sản. Để có được cái nhìn đúng đắn hơn, ta tiếp tục phân tích các hệ số. Nhìn vào Bảng 6, ta thấy đầu năm, một đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng 2,3 đồng TSNH và đến cuối năm 2008 là 1,69 đồng, giảm tương ứng là 26,5%. Khả năng thanh toán NNH cuối năm của công ty giảm so với đầu năm, tuy vậy TSNH của công ty vẫn có thừa để trang trải nợ ngắn hạn. Tuy vậy cần xem xét tỷ trọng lớn nhất của TSNH là gì? Trong thành phần TSNH của công ty, hàng tồn kho chiếm 53,56% cuối năm và 44,5% đầu năm, chứng tỏ vốn bị ứ đọng nhiều ở hàng tồn kho, mà hàng thì chưa thể bán đi được, tính lỏng của loại tài sản này không cao. Công ty sẽ gặp khó khăn khi các chủ nợ đồng loạt đòi tiền. Việc phân tích hệ số khả năng thanh toán nhanh có thể giúp ban giám đốc biết trước tình hình tài chính để có biện pháp kịp thời ứng phó. Hệ số thanh toán nhanh bằng bao nhiêu là đủ và doanh nghiệp cần phải dự trữ một khoản tiền như thế nào cho hợp lý đang là vấn đề khiến các nhà phân tích phải suy nghĩ và xem xét. Không một con số nào chính xác cho chỉ tiêu này, hệ số là cao hay thấp tùy thuộc vào quan niệm của từng nhà đầu tư và tùy thuộc và môi trường kinh doanh của công ty, doanh nghiệp đó. Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến và Vật liệu điện Hà Nội là công ty sản xuất thiết bị công nghiệp và gia dụng, do vậy lượng hàng tồn kho cao có thể chấp nhận được do sản phẩm có giá trị lớn, giá thành cao và khả năng lỗi thời thấp. Mặt khác, công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng nên tình trạng nợ khó đòi là rất hạn chế. Do vậy, công ty có thể có hệ số thanh toán nhanh thấp hơn các doanh nghiệp khác, tuy nhiên các nhà phân tích phải nghiên cứu để đưa ra được hệ số hợp lý cho công ty mình. Xem xét chỉ tiêu này, ta thấy đầu năm, hệ số này là 0,328 và cuối năm là 0,247 giảm 0,081 tương ứng 24,7%. Có thể nói trong năm 2008, tình hình thanh toán nhanh của doanh nghiệp bị hạn chế. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cuối năm cũng giảm so với đầu năm. Cụ thể, cuối năm 2008 hệ số này là 1,69 còn đầu năm 2008 là 2,3 giảm 0,61 tương ứng 26,5%. Chỉ tiêu này cho biết với tổng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn hiện có doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Tuy cuối năm giảm so với đầu năm, nhưng tại cả hai thời điểm chỉ tiêu này là Chỉ tiêu Đầu năm 2008 Cuối năm 2008 Chênh lệch Giá trị % 1.Hệ số khả năng Tổng tài sản = thanh toán TQ Nợ phải trả 3,05 2,38 -0,67 21,9 2.Hệ số khả năng Tổng giá trị thuần TSNH = thanh toán NNH Tổng số nợ ngắn hạn 2,3 1,69 -0,61 26,5 3.Hệ số khả năng Tiền và các khoản tương đương tiền = thanh toán nhanh Tổng số nợ ngắn hạn 0,328 0,247 -0,081 24,7 4.Hệ số khả năng Tiền và các khoản tương đương tiền chuyển đổi thành = tiền của TSNH Tổng giá trị thuần của TSNH 0,142 0,146 0,004 2,8 5.Hệ số thanh toán Tổng tài sản dài hạn của TSDH = đối với NDH Nợ dài hạn 432,9 554,8 121,9 28,6 6.Vốn hoạt động = Tổng giá trị thuần - Tổng nợ Thuần của TSNH ngắn hạn 24.318.626.982 18.092.365.381 -6.226.261.601 25,6 Bảng 6: Phân tích khả năng thanh toán của Công ty tương đối cao. Điều này chứng tỏ tiềm lực thanh toán của công ty cũng khá ổn định. Hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn cho biết, đầu năm khả năng chuyển đổi thành tiền, tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn là 0,142 và đầu năm là 0,146. Hệ số này thấp như thế cho thấy, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào hàng tồn kho và nợ phải thu. Xem xét khả năng thanh toán nợ dài hạn, ta thấy hệ số thanh toán của TSDH đối với nợ dài hạn đầu năm là 432,9 và cuối năm là 544,8. Chỉ tiêu này rất cao do nợ ngắn hạn của công ty là ít. Là một doanh nghiệp sản xuất thiết bị công nghiệp, nên tài sản dài hạn của công ty là rất lớn. Do vậy hệ số thanh toán của TSDH đối với nợ dài hạn là rất cao. Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp là vốn hoạt động thuần. Chỉ tiêu này cả đầu và cuối năm đều tương đối cao, đầu năm là 24.318.626.982 đồng và cuối năm là 18.092.365.381 đồng chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp cao và có khả năng giảm trong năm. Tóm lại, qua việc phân tích khả năng thanh toán của công ty, ta thấy tình hình tài chính của công ty tương đối tốt. Tuy nhiên lại có xu hướng giảm khả năng thanh toán. Công ty cần xem xét lại cơ cấu tài sản, nguồn vốn cho hợp lý hơn để đảm bảo khả năng thanh toán nhằm đảm bảo cho tình hình tài chính của công ty thêm lành mạnh và đặc biệt là để tạo uy tín của mình đối với các chủ nợ. 2.3.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư vì đây là thước đo để đánh giá doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác. Mục đích của các nhà đầu tư là lợi nhuận và khả năng sinh lời của đồng tiền mà mình bỏ vào đó. Một doanh nghiệp nếu hoạt động kinh doanh tốt thì sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư, và khả năng thu hút vốn từ các nhà đầu tư của doanh nghiệp cũng rất cao. Việc phân tích hiệu quả kinh doanh là cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Nó giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, còn giúp cho ban giám đốc, lãnh đạo công ty tìm thấy những nguyên nhân, khuyết điểm còn tồn tại để khắc phục được những nhược điểm của tình hình tài chính hiện tại của công ty mình nhằm đưa công ty phát triển. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền % 1.Sức sinh lời LNST của tài sản = (ROA) Tài sản bình quân 0,072 0,082 0,01 13,89 2.Sức sinh lời LNST của VCSH = (ROE) VCSH 0,101 0,137 0,036 35,6 3.Hệ số lợi nhuận LNST trên doanh thu = (ROS) Doanh thu 0,062 0,0496 0,0124 25 Bảng 7: Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh Xem xét các chỉ tiêu trên đây ta thấy: Chỉ tiêu (1) cho thấy năm 2007 nếu công ty đầu tư 1đồng tài sản bình quân vào kinh doanh thì sẽ đem lại 0,072 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2008 con số này là 0,082 tăng 0,01 đồng, tương ứng tăng 13,89%. Chỉ tiêu (2) cho biết năm 2007, nếu công ty đầu tư 1đồng vốn chủ sở hữu vào kinh doanh thì đem lại 0,101 đồng lợi nhuận sau thuế, và năm 2008 con số này là 0,137đồng, tăng 0,036đồng tương ứng là 35,6%. Chỉ tiêu (3) cho biết năm 2007 Công ty thu được một đồng doanh thu thì trong đó có 0,062 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2008 con số này là 0,0496 đồng, giảm 0,0124 đồng tương ứng 25%. Mặc dù lợi nhuận sau thuế năm 2008 tăng 1.059.190.404 đồng, tương ứng 27,3% nhưng so với tốc độ tăng của doanh thu là 59,3% thì đây là một điều đáng buồn trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Qua phân tích 3 chỉ tiêu trên, ta thấy: Sức sinh lời của tài sản và vốn chủ sở hữu đếu tăng trong năm 2008. Tỷ lệ tăng của việc đầu tư tài sản là không lớn nhưng cũng chứng tỏ Công ty đang có đà đi lên. Đặc biệt, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng nhiều, điều này cho thấy việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong kinh doanh là khá hợp lý.Tuy nhiên, Công ty cần xem xét lại các khoản chi phí của mình để có tỷ lệ tương đối giữa tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu Công ty CP Chế tạo máy biến thế và vật liệu điện HN Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh 1.Sức sinh lời LNST của tài sản = (ROA) Tài sản bình quân 0,082 0,074 2.Sức sinh lời LNST của VCSH = (ROE) VCSH 0,137 0,108 3.Hệ số lợi nhuận LNST trên doanh thu = (ROS) Doanh thu 0,0496 0,013 (Số liệu: Báo cáo tài chính Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh năm 2008) Bảng 8: So sánh hiệu quả kinh doanh giữa hai công ty cùng ngành Để đánh giá đúng đắn hơn hiệu quả kinh doanh của Công ty, ta tiến hành so sánh, phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty so với một Công ty cùng ngành sản xuất là Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh. Nhìn vào Bảng 8 ta thấy, cả 3 chỉ tiêu Sức sinh lời của tài sản-ROA, Sức sinh lời của VCSH-ROE, Hệ số lợi nhuận trên doanh thu của Công ty đều cao hơn Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh. Điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Công ty so với các Công ty cùng ngành là tốt, không chỉ tăng dần trong kỳ mà còn vượt trội hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động SXKD của Công ty. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản Đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng tài sản Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền % 1.Số vòng quay DTT = của tài sản TSBQ 1,1577 1,6635 0,5058 43,7 2.Sức sinh lời LNST của tài sản = (ROA) TSBQ 0,072 0,082 0,01 13,89 3.Sức hao phí TSBQ của TS so = với DTT DTT 0,864 0,601 -0,263 30,44 4.Hệ số doanh thu Doanh thu trên tài sản = (SOA) TSBQ 1,158 1,663 0,505 43,6 Bảng 9: Đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng tài sản Chỉ tiêu (1) cho biết: năm 2007, tài sản bình quân của công ty quay được 1,1577 vòng và tăng lên 1,6635 vòng trong năm 2008, tăng 0,5058 vòng tương ứng 43,7%. Điều này chứng tỏ hiệu qua sử dụng tài sản của công ty tăng rõ rệt, công ty đang khai thác tốt hiệu quả năng lực làm việc của tài sản. Chỉ tiêu (2) cho biết: Nếu công ty đầu tư một đồng tài sản bình quân thì năm 2007 thu được 0,072 đồng LNST, năm 2008 thu được 0,082 đồng , tăng 0,01 đồng tương ứng 13,89%.Ta sẽ phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu ROA. Ta có: Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Doanh thu ROA = = x Tài sản bình quân Doanh thu Tài sản bình quân ROA = ROS x SOA Theo phương pháp Số chênh lệch, ảnh hưởng của Hệ số lợi nhuận trên doanh thu – ROS(Bảng 7) giảm làm cho Sức sinh lời của tài sản – ROA giảm một lượng là: ROA = (0,0496 – 0,062) x 1,158 = - 0,01436 Ảnh hưởng của nhân tố Hệ số doanh thu trên tài sản bình quân– SOA đến Sức sinh lời của tài sản – ROA là : ROA = 0,0496 x (1,663-1,158) = 0,025 Như vậy, trong hai nhân tố ảnh hưởng đến ROA thì nhân tố Hệ số doanh thu trên tài sản bình quân – SOA là nhân tố trực tiếp làm ROA tăng lên trong kỳ, nhân tố này làm ROA tăng 0,025 đồng. Tuy nhiên, nhân tố Hệ số lợi nhuân trên doanh thu ROS làm ROA giảm 0,01436 đồng, do vậy trong kỳ, nhân tố ROA chỉ tăng 0,01 đồng. Chỉ tiêu (3) cho biết: Để có một đồng doanh thu thuần năm 2007 công ty phải đầu tư 0,864 đồng và năm 2008 công ty phải đầu tư 0,601 đồng tài sản ngắn hạn để có được 1đồng doanh thu thuần. Từ ba chỉ tiêu trên, ta thấy: Công ty đang sử dụng tài sản ngày một hiệu quả hơn, các tài sản mới được đầu tư đều bắt đầu phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả cho công ty. Để đánh giá được đúng đắn hiệu quả sử dụng tài sản của công ty, ta tiến hành so sánh hiệu quả sử dụng tài sản của công ty với một công ty cùng ngành là Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh. Chỉ tiêu Công ty CP Chế tạo máy biến thế và vật liệu điện HN Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh 1.Số vòng quay DTT = của tài sản TSBQ 1,6635 1,4677 2.Sức sinh lời LNST của tài sản = (ROA) TSBQ 0,082 0,0202 3.Sức hao phí TSBQ của TS so = với DTT DTT 0,601 0,681 (Số liệu: Báo cáo tài chính Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh năm 2008) Bảng 10: So sánh hiệu quả sử dụng tài sản giữa hai công ty cùng ngành So với Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh thì các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty đều vượt trội hơn. Đặc biệt là sức sinh lời cảu tài sản cao hơn rõ rệt, gấp 4 lần Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh. Để hiểu rõ hơn về hiệu quả sử dụng tài sản, chúng ta sẽ đi sâu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn Tài sản dài hạn của công ty chủ yếu liên quan đến sản xuất máy công nghiệp. Do vậy, hiệu quả sản xuất của công ty phụ thuộc trực tiếp vào hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị và hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tốt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Giá trị % 1.Số vòng quay DTT = của TSDH TSDH 4,42 5,49 1,07 24,2 2.Suất hao phí TSDH bình quân của TSDH = so với DTT DTT 0,226 0,162 -0,064 28,3 3.Suất hao phí TSDH bình quân của TSDH = so với LNST LNST 3,63 3,26 -0,37 10,2 4.Sức sinh lợi LNST = của TSDH TSDH 0,275 0,273 -0,002 0,7 5.Hệ số tự VCSH = tài trợ TSDH 2,72 1,99 -0,73 26,8 6.Suất sinh lợi LNST = của VCSH VCSH 0,101 0,136 0,035 34,6 Bảng 11: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn Chỉ tiêu (1) cho biết năm 2007 TSDH của công ty quay được 4,42 vòng và 5,49 vòng trong năm 2008, tăng 1,07 vòng tương ứng 24,2%. Chỉ tiêu (2) cho biết để có 1 đồng doanh thu thuần năm 2007 công ty đầu tư 0,226 đồng tài sản dài hạn thì năm 2008 công ty chỉ phải bỏ ra 0,162, giảm 0,064 đồng tương ứng 28,3%. Chỉ tiêu (3) cho biết năm 2007 để có một đồng LNST, công ty phải bỏ ra 3,63 đồng TSDH bình quân, năm 2008 công ty phải bỏ ra 3,26 đồng giảm 0,37 đồng tương ứng 10,2%. Chỉ tiêu (4) cho thấy: Nếu công ty bỏ ra một đồng TSDH thì năm 2007 thu được 0,275 đồng LNST, năm 2008 con số này là 0,273 giảm 0,002 đồng tương ứng 0,7%. Chúng ta phân tích chỉ tiêu “sức sinh lợi của TSDH”. LNST VCSH LNST Sức sinh lợi của TSDH = = x TSDH TSDH VCSH = HS tự tài trợ x Suất sinh lời của VCSH Ta thấy sức sinh lợi của tài sản phụ thuộc vào 2 nguyên nhân là hệ số tự tài trợ và suất sinh lợi của VCSH. Cụ thể: Hệ số tự tài trợ giảm cho Sức sinh lợi của TSDH giảm một lượng là: Sức sinh lợi của TSDH = (1,99 – 2,72) x 0,101 = - 0,072 Suất sinh lợi của VCSH tăng làm cho Sức sinh lợi của TSDH tăng thêm một lượng là : Sức sinh lợi của TSDH = (0,136 – 0,101) x 1,99 = 0,07 Mặc dù Suất sinh lợi của VCSH tăng, và làm cho Sức sinh lợi của TSDH tăng 0,07 đồng nhưng do Hệ số tự tài trợ giảm nhiều, nên mức tăng của Sức sinh lợi của VCSH không đủ bù đắp lại phần giảm của Hệ số tự tài trợ gây ra cho Sức sinh lợi của TSDH là 0,072 đồng. Do vậy, Sức sinh lợi của tài sản dài hạn giảm 0,002 đồng. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu (1) cho biết: Năm 2007 TSNH quay được 1,504 vòng, năm 2008 quay được 2,25 vòng, tăng 0,746 vòng tương ứng 49,6%. Chỉ tiêu (2) cho biết 1đồng tài sản ngắn hạn năm 2007 được tài trợ bằng 0,893 đồng tài sản ngắn hạn. Và năm 2008 con số này là 0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31206.doc
Tài liệu liên quan