Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính và gải pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty Trường Lộc Phát

MỤC LỤC

 

Danh sách các bảng sử dụng

Danh sách các biểu đđồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh

 

Lời mở đầu 01

1. Lý do chọn đề tài 01

2. Mục tiêu nghiên cứu 01

3. Nội dung nghiên cứu 01

4. Phương pháp nghiên cứu 02

5. Cấu trúc đề tài 02

Chương 1: Cơ sở lí luận chung về phân tích tài chính

1.1. Khái niệm và mục tiêu của quản trị tài chính 03

1.1.1. Khái niệm quản trị tài chính 03

1.1.2. Mục tiêu của quản trị tài chính 03

1.2. Khái niệm và ý nghĩa phân tích tài chính 03

1.2.1. Khái niệm 03

1.2.2.Ý nghĩa phân tích tài chính 03

1.3. Vai trò và mục đích của phân tích tài chính 04

1.3.1. Vai trò phân tích tài chính 04

1.3.2. Mục đích của phân tích tài chính 04

1.4. Tài liệu và phương pháp phân tích tài chính 05

1.4.1. Tài liệu phân tích 05

1.4.1.1. Bảng cân đối kế toán 05

1.4.1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 05

1.4.1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 05

1.4.2. Phương pháp phân tích tài chính 05

1.4.2.1. Phương pháp so sánh 05

1.4.2.2. Phương pháp chi tiết phân tổ 06

1.4.2.3. Phương pháp loại trừ 06

1.4.2.4. Phương pháp bảng cân đối 06

 

1.5. Nội dung và chỉ tiêu phân phân tích tài chính 06

 

1.5.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua bảng cân đối

kế toán 06

1.5.2. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp 07

1.5.2.1. Phân tích kết cấu tài sản 07

1.5.2.2. Phân tích nguồn vốn 08

1.5.3. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 09

1.5.4. Phân tích các tỷ số tài chính 10

1.5.4.1. Các tỷ số thanh toán 10

1.5.4.2. Các tỷ số về cơ cấu tài chính 10

1.5.4.3. Các tỷ số về hoạt động của doanh nghiệp 11

1.5.4.4. Các tỷ số doanh lợi 11

1.5.5. Hiệu quả sử dụng vốn 11

1.5.5.1. Hiệu quả sử dụng tổng số vốn 11

1.5.5.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố dịnh 12

Chương 2: Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH TM-DV-XD Trường Lộc

Phát

2.1 . Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp 13

2.2. Nhiệm vụ và chức năng 13

2.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý doanh nghiệp 14

2.4. Đối thủ cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ 16

2.5. Quy trình sản xuất và cung ứng sản phẩm 17

2.6. Định hướng phát triển trước mắt và lâu dài của DN 18

2.7. Kết quả hoạt động kinh doanh 19

Chương 3: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH TM-DV-XD Trường Lộc Phát

Bảng cân đối kế toán năm 2009 20

3.1. Tình hình tài chính doanh nghiệp 23

3.2. Tình hình tài sản 24

3.2.1. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 24

3.2.1.1. Vốn bằng tiền 24

3.2.1.2. Các khoản phải thu 24

3.2.1.3. Hàng tồn kho 25

3.2.2. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 25

3.2.2.1. Chỉ tiêu tỷ suất đầu tư 25

3.2.2 2. Tài sản cố định 25

3.2.2.3. Tài sản dài hạn khác 26

3.3. Tình hình nguồn vốn 26

3.3.1. Nợ phải trả 26

3.3.1.1. Nguồn vốn tín dụng 26

3.3.1.2. Các khoản vốn đi chiếm dụng 26

3.3.2. Nguồn vốn chủ sở hữu 27

3.4. Tình hình và khả năng thanh toán 27 3.4.1. Các khoản phải thu 27

3.4.2. Các khoản nợ phải trả 28

3.4.2.1. Tỷ số nợ phải trả 28

3.4.2.2. Cơ cấu nợ 28

3.4.2.3. Các tỷ số phản ánh mức độ đảm bảo nợ 29

3.4.3. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 29

3.4.3.1. Vốn luân chuyển 29

3.4.3.2. Khả năng thanh toán hiện hành 29

3.4.3.3. Khả năng thanh toán nhanh 30

3.4.3.4. Khả năng thanh toán bằng tiền 30

3.4.4. Tính toán số vòng quay 30

3.4.4.1. Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày bình quân của

một vòng quay 31

3.4.4.2. Số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu bình quân

31

3.4.4.3. Số vòng quay của nguyên vật liệu 31

3.4.5. Khả năng thanh toán nợ dài hạn 32

3.5. Hiệu quả sử dụng vốn 32

3.5.1. Hiệu quả sử dụng tổng số vốn 32

3.5.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định 33

3.6. Thuận lợi và khó khăn

3.6.1. Thuận lợi 33

3.6.2. Khó khăn 34

Chương 4: Kiến nghị và giải pháp

4.1. Chi phí phát sinh bất thường 36

4.2. Giải quyết và đặt dự trữ hàng tồn 36

4.3. Vốn dự phòng 37

4.4. Mở rộng thị trường tiêu thụ 37

4.5. Giải quyết vấn đề nhân sự và thành lập các phòng ban 37

4.6. Chuyển đổi hình thức hoạt động công ty sang cổ phần 39

Phần kết luận 41

Tài liệu tham khảo

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1862 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính và gải pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty Trường Lộc Phát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNHCHUNG VỀ ÂN TÀ I 1.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị tài chính 1.1.1. Khái niệm về quản trị tài chính Quản trị tài chính là các hoạt động liên quan đến đầu tư, tài trợ quản lí tài sản doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra. 1.1.2. Mục tiêu của quản trị tài chính Mục tiêu chính của quản trị tài chính là tạo ra tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu bao gồm : - Tối đđa hóa lợi nhuận: + Lợi nhuận sau thuế (EAT: earnings after tax) + Lợi nhuận trước thuế (EBT: earnings before tax) + Lợi nhuận trước thuế & lãi vay/ lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh (EBIT: earnings before interest & tax) - Tối đa hóa lợi nhuận/mỗi cổ phiếu (EPS: earings per share) - Tối đđa hóa giá trị thị trường của doanh nghiệp 1.2. Khái niệm và ý nghĩa phân tích tài chính 1.2.1. Khái niệm phân tích tài chính Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu và so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành và quá khứ. Tình hình tài chính của đơn vị với những chỉ tiêu trung bình của nghành, thông qua đó các nhà phân tích có thể thấyđđược thực trạng tài chính hiện tại và những dự đoán cho tương lai. 1.2.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính - Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đđó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Phân tích tình hình tài chính là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho ra quyếtđđịnh đúng đắn trong tổ chức quản lý, nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá vàđđiều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh. - Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ công tác quản lý của cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn… 1.3. Vai trò và mục đích của phân tích tài chính 1.3.1. Vai trò của tài chính đối với doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ kinh tế gắn liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tại doanh nghiệp để phục vụ cho hoạtđđộng sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Vì vậy, việc phân tích tình hình tài chính cho phép các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn khả năng, sức mạnh cũng như hạn chế của doanh nghiệp. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng với chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Phân tích tình hình tài chính còn là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạtđđộng kinh doanh, là cơ sở đưa ra quyết định đúngđđắn trong tổ chức quản lý nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá vàđđiều hành hoạt động kinh doanhđđểđđạt các mục tiêu kinh doanh. Chính vì tầm quan trọng trên mà các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. 1.3.2. Mục đích của phân tích tài chính Phân tích tình hình tài chính là giúp nhà phân tích đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời, tiềm năng, hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh giá những triển vọng cũng như những rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra quyết định cho thích hợp. 1.4. Tài liệu và phương pháp phân tích tài chính 1.4.1. Tài liệu phân tích Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ là những bộ phận chủ yếu được sử dụng khi phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 1.4.1.1. Bảng cân đối kế toán Bảng cânđđối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp dưới hình thức tiền tệ, vào một thời điểm xác định (thời điểm lập báo cáo tài chính). 1.4.1.2. Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ, chi tiết theo hoạt động, tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác và tình hình về thuế giá trị gia tăng. 1.4.1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh đầy đủ các dòng thu và chi tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp trong một niên độ kế toán. Nó cung cấp thông tin về những dòng tiền vào, ra của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn gọi là báo cáo ngân lưu, được tổng hợp bởi ba dòng ngân lưu, từ ba hoạt động của doanh nghiệp (hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính) 1.4.2. Phương pháp phân tích 1.4.2.1. Phương pháp so sánh (phương pháp chủ yếu được dùng khi phân tích tình hình tài chính) Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét sự biến động của chỉ tiêu (hoặc nhân tố) giữa thực hiện so với kế hoạch đề ra, hoặc giữa thực hiện năm này so với năm trước, hoặc giữa kế hoạch năm tới so với năm nay… 1.4.2.2. Phương pháp chi tiết phân tổ - Chi tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu (chi tiết theo nội dung) : phương pháp này thường đđi đôi với phương pháp tổng hợp (P = ∑Pi) - Chi tiết theo thời gian (năm, quý, tháng, tuần): tùy theo yêu cầu công việc, dự án, quyết định đầu tư phát triển, cổ phần hóa doanh nghiệp… sẽ phân tích theo thời gian cụ thể. - Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh (theo phân xưởng, tổ đội, hay trong sản xuất và ngoài sản xuất) 1.4.2.3. Phương pháp loại trừ (phân tích nhân tố): - Phân tích nhân tố thuận: phân tích chỉ tiêu tổng hợp trước, phân tích các nhân tố hợp thành sau. - Phân tích nhân tố nghịch: phân tích từng nhân tố của chỉ tiêu tổng hợp rồi phân tích các chỉ tiêu tổng hợp. 1.4.2.4. Phương pháp bảng cân đối Quan hệ cân đối thu-chi, cân đối nguồn vốn-tài sản, cân đối giữa nhu cầu sử dụng vốn và khả năng cung ứng vốn, nhập-xuất vật tư, cung ứng và sử dụng vật tư với các khoảng thời gian tương ứng như kỳ gốc-kỳ phân tích, đầu kỳ-cuối kỳ. Phương pháp này giúp ta nhận biết đâu là nhân tố làm tăng, giảm nguồn. Ngoài ra còn có những phương pháp phân tích khác như: bảng tính, đồ thị, toán kinh tế, tương quan, xác xuất… chọn phương pháp nào để phân tích là tùy phụ thuộc vào hoàn cảnh, các nhân tố liên quan, thông tin thu thập, loại hình hoạt động doanh nghiệp, điều kiện phân tích… Nguồn: Lưu Thanh Tâm (2005) 1.5. Nội dung và chỉ tiêu phân tích tài chính 1.5.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán : - Bảng cân đối kế toán là một báo cáo kế toán chủ yếu phản ảnh tổng quát tình hình tài liệu hiện có và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo. Qua bảng cân đối kế toán ta sẽ thấy được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, kết cấu của tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản cũng như kết cấu của nguồn vốn. Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính của doanh nghiệp vào một thời điểm nhất định. - Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Điều đó cho phép chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự đoánđđược khả năng phát triển hay chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó doanh nghiệp có những giải pháp hữu hiệu để quản lý. 1.5.2. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp Quá trình kinh doanh diễn ra thuận lợi hay không, có hiệu quả hay không được biểu hiện qua việc phân bổ và sử dụng vốn phải hợp lý, phân bổ hợp lý sẽ dễ dàng cho việc sử dụng cũng như mang lại hiệu quả cao, cũng chính vì thế nhận xét khái quát về quan hệ kết cấu và biến động kết cấu trên bảng cân đối kế toán sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá kết cấu tài chính hiện hành có biến động phù hợp với hoạt động doanh nghiệp hay không. 1.5.2.1. Phân tích kết cấu tài sản - Phân tích kết cấu tài sản là việc so sánh tổng hợp số vốn cuối kỳ với đầu năm ngoài ra ta còn phải xem xét từng khoản vốn (tài sản) của doanh nghiệp chiếm trong tổng số để thấy được mức độ dảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích kết cấu tài sản ta sẽ phải lập bảng phân tích tình hình phân bổ vốn. Trên bảng phân tích này ta lấy từng khoản vốn (tài sản) chia cho tổng số tài sản sẽ biết được tỉ trọng của từng khoản vốn chiếm trong tổng số là cao hay thấp. Tuỳ theo từng loại hình kinh doanh mà ta xem xét. Nếu là doanh nghiệp sản xuất phải có lượng dự trữ về nguyên liệu đầy đủ với nhu cầu sản xuất, nếu là doanh nghiệp thương mại phải có lượng hàng hóa đủ để cung cấp cho nhu cầu bán ra kỳ tới... - Đối với khoản nợ phải thu tỷ trọng càng cao thể hiện doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều, hiệu quả sử dụng vốn thấp... - Khi phân tích kết cấu tài sản ta cần chú ý đến tỉ suất đầu tư. Tỉ suất đầu tư nói lên kết cấu tài sản, là tỉ lệ giữa trị giá tài sản cố định và đầu tư dài hạn so với tổng tài sản. Tỉ suất đầu tư cũng là chỉ tiêu thể hiện sự khác nhau của bảng cân đối kế toán giữa các doanh nghiệp khác nhau về đặc điểm, nghành nghề kinh doanh. Tỷ suất đầu tư tổng quát = Tài sản cố định + Đầu tư dài hạn *100% Tổng tài sản Tỉ suất này càng cao cho thấy năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài. 1.5.2.2. Phân tích kết cấu nguồn vốn - Ngoài việc phân tích tình hình phân bổ vốn, các chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng và các nhà đầu tư, các đối tượng quan tâm khác cần phân tích kết cấu nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu. - Cũng như phân tích kết cấu tài sản, ta cũng lập bảng phân tích kết cấu nguồn vốn để xem xét tỷ trọng từng khoản, nguồn vốn chiếm trong tổng số là cao hay thấp. - Phân tích kết cấu nguồn vốn là so sánh tổng nguồn vốn và từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu năm. Đối chiếu giữa cuối kỳ và đầu năm của từng loại nguồn vốn qua đó đánh giá xu hướng thay đổi nguồn vốn. - Trong phân tích kết cấu nguồn vốn ta cũng đặc biệt chú ý đến tỷ suất tự tài trợ (còn gọi là tỷ suất vốn chủ sở hữu). Chỉ số này sẽ cho thấy mức độ tự chủ của doanh nghiệp về vốn, là tỉ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn. Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu *100% Tổng nguồn vốn Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu *100% Tổng tài sản Tỷ suất này càng cao càng thể hiện khả năng tự chủ cao về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp tốt. Qua phân tích kết cấu nguồn vốn ngoài việc phản ánh tỷ lệ vốn theo từng đối tượng góp vốn, còn có ý nghĩa phản ánh tỷ lệ rủi ro mà chủ nợ phải chịu nếu doanh nghiệp thất bại. Tuy nhiên, việc phân tích trên mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá khái quát, để kết luận chính xác cần phải đi sâu phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu liên quan đến tình hình tài chính. 1.5.3. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Để tiến hành phân tích các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta phải nghiên cứu từng khoản mục để theo dõi sự biến động của nó. Các khoản mục chủ yếu gồm: - Doanh thu: đó là thu nhập mà doanh nghiệp nhận được qua hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh thu thuần là doanh thu trừ các khoản giảm trừ. Đây là một trong những chỉ tiêu có ý nghĩa nhất đối với tình trạng của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. - Giá vốn hàng bán: Đây là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị mua hàng hóa, giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ đã bán. Giá trị là yếu tố lớn quyết định khả năng cạnh tranh và mức kết quả của doanh nhgiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp có vấn đề đối với giá vốn hàng bán, thì ta phải theo dõi và phân tích từng cấu phần của nó: nhân công trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp, năng lượng… - Lãi gộp: Là doanh thu trừ giá vốn hàng bán. Chỉ tiêu này tiến triển phụ thuộc vào cách biến đổi của các thành phần của nó. Nếu phân tích rõ những chỉ tiêu trên, doanh nghiệp sẽ hiểu được mức độ và sự biến động của chỉ tiêu này. - Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. - Chi phí quản lý kinh doanh: là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chánh và quản lý đều hành chung của toàn doanh nghiệp. - Chi phí tài chính: đối với những chưa có hoạt động tài chính hoặc có nhưng yếu, thì có thể xem chi phí tài chính là lãi vay. - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Chỉ tiêu tổng hợp này là kết quả của tất cả các chỉ tiêu trên. Khi phân tích kỹ các chỉ tiêu trên ta hiểu được sự tiến triển của chỉ tiêu này và rút ra được những kinh nghiệm nhằm tối đa hóa lợi nhuận. - Tổng lợi nhuận trước và sau thuế: Là chỉ tiêu tổng hợp, tóm tắt bảng báo cáo kết quả kinh doanh. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp. Vì lợi nhuận là mục đích của các doanh nghiệp trong kinh tế thị trường, nên chỉ tiêu này được dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, của ban lãnh đạo. 1.5.4. Phân tích các tỷ số tài chính Hầu hết các tỷ số tài chính đều có những cái tên mô tả cho người sử dụng nhận biết được làm thế nào để tính toán các tỉ số đó hoặc làm thế nào để hiểu được lượng giá trị của nó. Các loại tỷ số tài gồm 4 loại chủ yếu: 1.5.4.1. Các tỷ số về thanh toán: Phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tỷ số thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền = Tiền Nợ ngắn hạn 1.5.4.2. Các tỷ số về cơ cấu tài chính: Phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lời hay phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số nợ = Nợ Phải trả Tổng nguồn vốn Tỷ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Lãi vay 1.5.4.3. Các tỷ số về hoạt động: Phản ánh tình hình sử dụng tài sản, hay phản ánh công tác tổ chức điều hành và hoạt động của doanh nghiệp. Số vòng quay tồn kho = Doanh thu thuần Hàng tồn kho bình quân Hệ số quay vòng các khoản phải thu = Doanh thu thuần Khoản phải thu bình quân Kỳ thu tiền bình quân = Khoản phải thu * 360 (ngày) Doanh thu bán chịu Hiệu suất sử dụng vốn = Doanh thu thuần Tổng nguồn vốn bình quân Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân Hiệu suất sử dụng vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân 1.5.4.4. Các tỷ số về doanh lợi: Phản ánh hiệu quả sử dụng tài nguyên của doanh nghiệp, hay phản ánh hiệu năng quản trị của doanh nghiệp. - Hệ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao. Tuy nhiên, hệ số quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, tập trung quá nhiều vào vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn hoặc các khoản phải thu... có thể không hiệu quả. Doanh lợi tài sản = Lợi nhuận thuần *100% Tổng tài sản Doanh lợi vốn tự có = Lợi nhuận thuần *100% Vốn chủ sở hữu bình quân Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng = Lợi nhuận sau thuế *100% Tổng nguồn vốn bình quân Nguồn: Lưu Thanh Tâm (2005) 1.5.5. Hiệu quả sử dụng vốn 1.5.5.1. Hiệu quả sử dụng tổng số vốn Doanh thu Số vòng quay toàn bộ vốn = Tổng vốn bình quân Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong kỳ quay được bao nhiêu 1.5.5.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố dịnh Doanh thu Số vòng quay vốn cố định = Vốn cố định bình quân Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp, có nghĩa là cứ đầu tư trung bình một đồng vào vốn cố định thì tạo ra bao nhiêu đồng thanh toán. Lợi nhuận Tỷ lệ sinh lời của vốn cố định = Vốn cố định bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định bình quân tạo ra mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Tóm tắt chương Quản trị tài chính là các hoạt động liên quan đến đầu tư, tài trợ, quản lý tài sản doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra. Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành và quá khứ, qua đó các nhà phân tích có thể thấy được thực trạng tài chính hiện tại và dự đoán cho tương lai. Bảng cânđđối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp dưới hình thức tiền tệ, vào một thời điểm xác định (thời điểm lập báo cáo tài chính). Từ số liệu của bảng kế toán cho phép nhà phân tích sử dụng các phương pháp phân tích nhằm nắm rõ tình hình tài chính hiện tại và dự đoán cho tương lai. Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp phổ biến nhất được sử dụng khi phân tích tình hình tài chính, phương pháp này chính là xem xét sự biến động của chỉ tiêu (hoặc nhân tố) giữa thực hiện so với kế hoạch đề ra, hoặc giữa thực hiện năm này so với năm trước, hoặc giữa kế hoạch năm tới so với năm nay… Ngoài các phương pháp và chỉ tiêu phân tích, doanh nghiệp còn phân tích yếu tố hiệu quả sử dụng vốn. Yếu tố này sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy rõ đồng vốn sử dụng đem lại lợi nhuận như thế nào và hiệu quả thanh toán ra sao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong I.doc
  • doc1TRANG BIA.doc
  • doc2TRANG PHU BIA.doc
  • doc2trang phu TRANG BIA.doc
  • doc3loi cam doan.doc
  • doc4LỜI CẢM ƠN.doc
  • doc5nhan xet GVHD.doc
  • doc6muc luc.doc
  • doc7danh sach bang bieu.doc
  • doc8danh sach so do.doc
  • doc9PHẦN MỞ ĐẦU.doc
  • docchuong II.doc
  • docchuong III.doc
  • docchuong iv.doc
  • docTHE END Tài liệu tham khảo.doc
Tài liệu liên quan